You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


Tên học phần: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU

Mã đề thi : 183 Mã học phần : 083006 Số TC : 02


Họ và tên SV :................. Thời gian : 60’ Hệ : Đại học , Cao đẳng
Mã sinh viên :................. Trưởng BM : ThS. Lê Văn An
Chữ ký :

Trang 1/10 - Mã đề thi 183


Câu 1: Câu 37 Loại khuôn nào dưới đây thích hợp chế tạo vật đúc kịch thước lớn?
A. Khuôn cát B. Khuôn kim loại C. Khuôn vỏ mỏng D. Khuôn đúc áp lực
Trang 2/10 - Mã đề thi 183
Câu 2: Khi nung kim loại đã qua biến dạng nguội thì có mấy quá trình chuyển biến chính?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 3: Ứng suất tồn tại trong vùng mối hàn khi vật hàn đã nguội là:
A. Ứng suất nén. B. Ứng suất kéo. C. Ứng suất kéo - nén. D. Ứng suất chảy.
Câu 4: Trong phương pháp dập tấm tóp miệng (hình 9), giả sử đường kính phôi là d f = 57,12mm, hệ số dập
giãn cho phép một lần dập là k = 1,3. Nếu cần dập tóp miệng đến kích thước chi tiết d = 20mm thì số lần phải
dập n là:
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 5: Cho nhiệt độ nóng chảy của đồng nguyên chất là 1083 oC, hệ số kết tinh lại là 0,4. Nhiệt độ kết tinh lại
của đồng nguyên chất là bao nhiêu?
A. 542oC. B. 433oC. C. 269oC. D. 880oC.
Câu 6: Câu 50 Chọn khoảng nhiệt độ thích hợp để rót kim loại gang vào khuôn?
A. 1500÷16000C B. 12000÷15000C C. 10400÷11700C D. 7000÷7300C
Câu 7: Phương pháp đúc áp lực có đặc điểm :
A. Mật độ kim loại vật đúc cao. B. Vật đúc có độ bóng và độ chính xác không cao.
C. Năng suất thấp. D. Đúc được các vật rất lớn.
Câu 8: Trong phương pháp kéo, giả sử đường kính phôi là d f = 12mm, đường kính sản phẩm cần kéo là d sp =
0.2mm, hệ số kéo dài cho phép là K = 1,4. Số khuôn kéo cần thiết để kéo được sản phẩm này là bao nhiêu?
A. 12 B. 60 C. 43 D. 30
Mn Cr  M o  V Ni  Cu
Câu 9: Hàm lượng cácbon tương đương CE ( C    ) của thép 40Cr là:
6 5 15
A. 41. B. 0,5. C. 1,4. D. 0,6.
Câu 10: Vị trí nào trong không gian của mối hàn nào sau đây được gọi là hàn đứng ?
A. Góc nghiêng của tấm hàn so với mặt phẳng nằm ngang φ=30, que hàn ở trên, tấm hàn ở dưới.
B. Góc nghiêng của tấm hàn so với mặt phẳng nằm ngang φ=170, que hàn ở dưới, tấm hàn ở trên.
C. Góc nghiêng của tấm hàn so với mặt phẳng nằm ngang φ=100,mối hàn song song với mặt phẳng nằm
ngang.
Câu 11: Cho sơ đồ cán như hình 6. Biết D = 100; f = 0.2; h 1 = 30. Để hệ thống thỏa mãn điều kiện cán thì
kích thước tối đa của h0 trong trường hợp này là:
A. 31,94mm. B. 33,94mm. C. 35,94mm. D. 37,94mm.
Câu 12: Trong phương pháp đúc khuôn mẫu chảy, mẫu được lấy ra ngoài bằng cách:
A. Giống phương pháp thông thường.
B. Không cần lấy mẫu vì mẫu sẽ nóng chảy và thấm vào khuôn cát.
C. Nung chảy và rót ra ngoài qua hệ thống rót.
D. Không cần lấy mẫu vì mẫu tự cháy khi tiếp xúc với kim loại lỏng.
Câu 13: Câu 16 Lỗ thoát khí cho vật đúc được bố trí ở vị trí...........
A. Trọng tâm của vật đúc B. Thấp nhất của vật đúc
C. Cao nhất của vật đúc D. Tập trung nhiều vật liệu nhất của vật đúc
Câu 14: Cho mối hàn có hình dạng như hình 28 và K = 35mm, biết rằng mỗi lớp hàn có diện tích là 25 mm 2,
số lớp cần phải hàn trong trường hợp này là:
A. 50. B. 26. C. 51. D. 25.
Câu 15: Gia công áp lực là phương pháp lợi dụng…….của kim loại rồi dùng ngoại lực tác
dụng thông qua các dụng cụ, các thiết bị gia công làm biến dạng kim loại tạo ra các sản phẩm
có hình dáng, kích thước theo yêu cầu kỹ thuật. (Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống?).
A. tính đẳng hướng. B. tính dẻo. C. tính đồng nhất. D. tính đàn hồi.
Câu 16: Một trong các đặc điểm của công nghệ đúc là:
A. Thiết bị phức tạp, năng suất thấp, giá thành cao.
B. Trang thiết bị đơn giản, năng suất cao, giá thành hạ
C. Thiết bị trung bình, năng suất thấp, giá thành cao.
D. Trang thiết bị phức tạp, năng suất cao, giá thành cao.

Trang 3/10 - Mã đề thi 183


Câu 17: Các hiện tượng xảy ra khi biến dạng dẻo:
A. Sự tạo thành ứng suất dư. B. Sự đổi hướng của hạt.
C. Sự thay đổi hình dạng hạt. D. Cả ba câu trên đều đúng.
Câu 18: Cán nóng được dùng để cán
A. Cán thép mỏng B. Cán thép mỏng C. Cán thô D. Cán tinh
Câu 19: Những phát biểu nào sau đây đúng về ảnh hưởng của biến dạng dẻo đến lý tính và
hóa tính của kim loại?
A. Biến dạng dẻo tạo ra xô lệch mạng làm tăng tính dẫn điện của kim loại.
B. Biến dạng dẻo làm năng lượng tự do của kim loại tăng do đó hoạt tính hóa học tăng lên.
C. Biến dạng dẻo làm xô lệch mạng, xô lệch vùng tinh giới nên làm tăng tính dẫn nhiệt.
D. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 20: Phương pháp gia công áp lực nào sau đây là gia công nguội?
A. Ép kim loại. B. Dập cắt. C. Dập thể tích. D. Rèn tự do.
Câu 21: Trong thép có tính hàn tốt thì thông số đánh giá nứt nóng:
A. Thấp. B. Cao.
C. Bằng 1. D. Không ảnh hưởng tới tính hàn.
Câu 22: Vận dụng các định luật trong gia công áp lực, hãy tính xem kích thước d 1 trong hình 15 là bao nhiêu?
(chi tiết hình bên phải là kết quả gia công áp lực chi tiết hình bên trái). Biết rằng các kích thước d = 30mm; h =
30mm; x = 20mm.
A. 26,74mm. B. 36,74mm. C. 46,74mm. D. 16,74mm.
Câu 23: Khi nung nóng kim loại có mấy hiện tượng thường xảy ra ?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 24: Trong phương pháp hàn xỉ điện, xỉ đóng vai trò:
A. Như một điện trở sinh nhiệt cung cấp cho quá trình hàn.
B. Như một chất cách điện.
C. Không có vai trò gì.
D. Tạo ra kim loại mối hàn.
Câu 25: Đặc điểm nào không đúng đối với lớp thuốc bảo vệ khi hàn:
A. Bảo vệ kim loại mối hàn.
B. Chỉ bảo vệ khỏi sự ôxy hóa của môi trường bên ngoài.
C. Duy trì quá trình luyện kim khi hàn.
D. Tinh luyện kim loại mối hàn.
Câu 26: Cho sơ đồ cán như hình 6. Biết D = 200; f = 0.2; h 0 =30. Để hệ thống thỏa mãn điều kiện cán thì kích
thước tối thiểu của h1 trong trường hợp này là:
A. 22,12mm. B. 20,12mm. C. 24,12mm. D. 26,12mm.
Câu 27: Phương pháp hàn xỉ điện thường dùng để:
A. Hàn các chi tiết rất lớn, hàn đắp phục hồi.
B. Hàn các chi tiết rất nhỏ, không dùng các phương pháp khác được.
C. Hàn các chi tiết cần bảo vệ tối đa khỏi sự ôxy hóa.
D. Hàn các hợp kim màu.
Câu 28: Có mấy dạng khuyết tật chính khi ép chảy?
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 29: Doa bằng máy thực hiện được các dạng lỗ nào sau đây?
A. Lỗ kín B. Lỗ bậc C. Lỗ suốt D. Cả 3 loại trên
Câu 30: Ảnh hưởng của tổ chức kim loại đến tính dẻo của kim loại:
A. Tổ chức pha kim loại thuần túy là dung dịch rắn bao giờ cũng có tính dẻo cao tổ chức
kim loại là hỗn hợp cơ học trong đó có một pha là hợp chất hóa học.
B. Tổ chức kim loại càng nhiều pha, mạng tinh thể càng phức tạp thì tính dẻo của chúng
càng kém.
C. Cùng một loại dung dịch rắn, dung dịch rắn nào có mật độ khối càng cao thì càng dẻo.
Trang 4/10 - Mã đề thi 183
D. Cả ba câu trên đều đúng.
Câu 31: Tính lực dập khi cắt hình và đột lỗ phôi đồng tiền cổ có đường kính ngoài d = 20mm,
lỗ là hình tròn có đường kính d = 5mm ? Biết phôi dập tấm có bề dầy S= 1,5mm, hệ số vật
liệu k=1,2; ứng suất bền của vật liệu B= 600 N/mm2.
A. 67824 (N). B. 69125 (N). C. 65124 (N). D. 63125 (N).
Câu 32: Đặc điểm của gia công áp lực là vật liệu biến dạng ở trạng thái…..và chuyển được tổ
chức kim loại từ dạng……… Do đó độ bền của chi tiết được tăng lên nhiều lần. (Hãy điền từ
thích hợp vào chỗ trống?)
A. rắn; hạt sang thớ. B. nhão, xốp sang chặt.
C. dẻo; hạt sang thớ. D. rắn; thớ sang hạt.
Câu 33: Trong phương pháp ép kim loại, người ta có các thông số sau: lỗ sản phẩm hình tròn có kích thước d 1
= 15mm; tốc độ chuyển động của chày ép v 0 = 12,5mm/s; tốc độ chuyển động ra của sản phẩm v 1 = 25mm/s.
Kích thước của buồng ép hình tròn d0 trong trường hợp này là:
A. 21,0mm. B. 30,0mm. C. 30,21mm. D. 21,21mm.
Câu 34: Khi hàm lượng cácbon tương đương CE của thép tăng thì tính hàn của thép không tốt. Để nâng cao
tính hàn của các thép này người ta dùng nhiều biện pháp. Nếu ta dùng phương pháp nung nóng sơ bộ vật hàn
theo Seferian thì ta phải nung thép C60 lên nhiệt độ:
A. 600oC. B. 207oC. C. Không nung. D. 350oC.
Câu 35: Khi hàm lượng cácbon tương đương CE của thép tăng thì tính hàn của thép không tốt. Để nâng cao
tính hàn của các thép này người ta dùng nhiều biện pháp. Nếu ta dùng phương pháp nung nóng sơ bộ vật hàn
theo Seferian thì ta phải nung thép 15CrV lên nhiệt độ:
A. 1131oC. B. 192oC. C. Không nung. D. 421oC.
Câu 36: Trong phương pháp ép kim loại, người ta có các thông số sau: tiết diện buồng ép F 0 = 1550mm2; tốc
độ chuyển động của chày ép v0 = 25mm/s; tốc độ của sản phẩm chạy ra v 1 = 45mm/s. Tiết diện của lỗ sản
phẩm F1 trong trường hợp này là:
A. 1061,11mm2. B. 761,11mm2. C. 961,11mm2. D. 861,11mm2.
Câu 37: Trong những câu sau câu nào đúng về vùng 2 trong lỗ khuôn của khuôn kéo dây?
A. Vùng bôi trơn có hình nón góc 900. B. Vùng định kính là hình trụ, l = ½ d.
0
C. Vùng có góc 60 C. D. Vùng có góc nghiêng 2α, chiều dài l >d.
Câu 38: Nhược điểm của phương pháp đúc thép bằng lò chuyển là :
A. Cần có thiết bị nấu chảy gang. B. Thiết bị phức tạp.
C. Cần nguồn điện có công suất lớn. D. Năng suất không cao.
Câu 39: Nhược điểm cơ bản của công nghệ đúc là:
A. Độ nhẵn bề mặt kém, tổ chức kim loại đồng đều, tiết kiệm vật liệu.
B. Độ nhẵn bề mặt tốt, tổ chức kim loại không đồng đều, tiết kiệm vật liệu.
C. Độ nhẵn bề mặt kém, tổ chức kim loại không đồng đều, không tiết kiệm vật liệu.
D. Độ nhẵn bề mặt trung bình, tổ chức kim loại đồng đều, không tiết kiệm vật liệu.
Câu 40: Gia công áp lực dựa trên loại biến dạng nào sau đây?
A. Biến dạng nhiệt. B. Biến dạng phá hủy.
C. Biến dạng dẻo. D. Biến dạng đàn hồi.
Câu 41: Vật liệu nào sau đây có tính hàn tốt:
A. Hợp kim cứng. B. Thép cácbon thấp. C. Thép hợp kim. D. Hợp kim màu.
Câu 42: Khi hàn bằng máy hàn TIG, MIG người ta sử dụng loại khí nào để bảo vệ mối hàn?
A. Hydro, Axytylen B. Hydro, cacbonic C. Nêon, mêtan D. Acgon, Hêly
Câu 43: Khi nung nóng kim loại tính dẻo của kim loại tăng do:
A. Lực liên kết giữa các nguyên tử tăng lên.
B. Khi nung nóng kim loại có khả năng chuyển từ pha này sang pha khác có tính dẻo thấp
hơn.
C. Dao động nhiệt có thể đưa các nguyên tử từ trạng thái mất cân bằng về trạng thái cân
bằng.
Trang 5/10 - Mã đề thi 183
D. Cả ba câu trên đều sai.
Câu 44: Khi hàm lượng cácbon tương đương CE của thép tăng thì tính hàn của thép không tốt. Để nâng cao
tính hàn của các thép này người ta dùng nhiều biện pháp. Nếu ta dùng phương pháp nung nóng sơ bộ vật hàn
theo Seferian thì ta phải nung thép C15 lên nhiệt độ:
A. Không nung. B. 350oC. C. 150oC. D. 80oC.
Câu 45: Câu 51 Hiện tượng co xuất hiện trong quá trình đúc thường được chia làm mấy giai
đoạn
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 46: Cán nóng được dùng để cán
A. Cán tinh B. Cán thép hợp kim
C. Cán thép mỏng D. Cả ba câu trên đều đúng
Câu 47: Cho sơ đồ cán như hình 6. Biết D = 200; f = 0.3; h 1 =25. Để hệ thống thỏa mãn điều kiện cán thì kích
thước tối đa của h0 trong trường hợp này là:
A. 35,43mm. B. 31,43mm. C. 33,43mm. D. 37,43mm.
Câu 48: Phương pháp cắt kim loại bằng khí:
A. Cắt được các loại mạch cắt hở, kín và phức tạp.
B. Chỉ cắt được các mạch cắt hở.
C. Chỉ cắt được các mạch cắt kín.
D. Chỉ cắt đươc các kim loại có chiều dày nhỏ hơn 20mm.
Câu 49: Câu 28 Tính chất nào sau đây chỉ cơ tính của vật liệu?
A. Độ cứng HRC B. Nhiễm từ C. Độ phẳng D. Độ co
Câu 50: Người ta gia công tấm kim loại như hình 25. Biết a = 2000mm; b = 1500mm; d = 662mm (phần sử
dụng là hình chữ nhật bên ngoài). Hệ số sử dụng vật liệu  của tấm kim loại này là:
A. 88,5%. B. 83,5%. C. 73,5%. D. 93,5%.
Câu 51: Phương pháp nào cần lực ép nhỏ hơn:
A. Ép thuận. B. Không kết luận được.
C. Ép nghịch. D. Ép hỗn hợp.
Câu 52: Trong các vật liệu sau vật liệu nào được dùng làm giá đỡ khuôn kéo dây?
A. Thép cacbon thông thường. B. Gang cầu và gang dẻo.
C. Thép hợp kim cao. D. Thép không gỉ.
Câu 53: Câu 47 Hợp kim nào sau đây dùng để đúc áp lực thuận lợi nhất?
A. Gang xám B. Thép các bon thấp
C. Thép hợp kim D. Hợp kim nhôm
Câu 54: Cho sơ đồ cán như hình 6. Biết D = 100; f = 0,2; h 1 = 10. Để hệ thống thỏa mãn điều kiện cán thì
kích thước tối đa của h0 trong trường hợp này là:
A. 11,94mm. B. 13,94mm. C. 12,94mm. D. 10,94mm.
Câu 55: Đặc điểm nào có hại của vật liệu khi gia công nóng?
A. Tính dẻo cao. B. Dễ biến dạng. C. Có tổ chức thớ. D. Dễ bị ôxi hóa.
Câu 56: Khi gia công nóng nếu nhiệt độ ngừng biến dạng càng cao thì cơ tính và tổ chức của
kim loại như thế nào?
A. Cơ tính tăng, tổ chức không thay đổi kích thước hạt.
B. Cơ tính giảm, tổ chức không thay đổi kích thước hạt.
C. Cơ tính giảm,tổ chức bị thay đổi kích thước hạt.
D. Cơ tính tăng, tổ chức bị thay đổi kích thước hạt.
Câu 57: Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến khuyết tật nứt trong xảy ra trong quá trình
ép chảy?
A. Nhiệt độ, tốc độ, gốc khuôn. B. Góc khuôn,tỷ số ép, ma sát.
C. Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. D. Tốc độ, ma sát .
Câu 58: Nhiệt độ gia công của các mác thép C45, CD90 là khoảng bao nhiêu?
Trang 6/10 - Mã đề thi 183
A. tA1 1200, tA1 1200. B. tA3 1200, tA3 1200.

C. tA3 1200, tA1 1120. D. tA1 1200, tA3 1120.


Câu 59: Trong những phát biểu sau, phát biểu nào đúng về máy rèn dập thuộc nhóm 1:
A. Trong thời gian công tác vận tốc đầu nén tại thời điểm chạm vật có một giá trị nào đó,
VMax= 0.2 m/s và tct> 0.1s.
B. Các bộ phận công tác quay tròn theo một tốc độ xác định, mối quan hệ giữa vận tốc và
thời gian tùy thuộc vào kết cấu của từng máy.
C. Vận tốc đầu nén tại thời điểm chạm vật đạt giá trị cực đại rồi sau đó giảm dần về không,
Vmax =5 m/s, tct > 0.01s.
D. Trong thời gian công tác vận tốc đầu của đầu búa tại thời điểm chạm vật có giá trị cực
đại, sau đó giảm đột ngột về không, Vmax= 5 10 m/s, tct <0.01s.
Câu 60: Câu 42 Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến tính công nghệ đúc của vật liệu?
A. Độ thấm tôi B. Độ co C. Độ nhiễm từ D. Độ bền
Câu 61: Trong phát biểu sau phát biểu nào là đúng về ảnh hưởng của thành phần hóa học đến
tính dẻo của kim loại?
A. Nguyên tố hợp kim làm giảm tính dẻo của kim loại vì chúng không gây nên xô lệch
mạng.
B. Nguyên tố kim loại có thể làm tăng và có thể làm giảm tính dẻo của kim loại.
C. Các nguyên tố tạp chất có thể làm giảm tính dẻo của kim loại hoặc có thể làm tăng tính
dẻo của kim loại.
D. Cả ba câu trên đều đúng.
Câu 62: Cho mối hàn có hình dạng như hình 29 và K = 37mm, biết rằng mỗi lớp hàn có diện tích là 25mm 2,
số lớp cần phải hàn trong trường hợp này là:
A. 58. B. 28. C. 55. D. 27.
Câu 63: Những phát biểu nào sau đây đúng về quá trình thoát cacbon xảy ra khi nung nóng?
A. Hiện tượng thoát cacbon làm giảm kích thước của phôi thép.
B. Hiện tượng thoát cacbon xảy ra do môi trường chứa nhiều các khí CO, CH 4.
C. Làm cho độ bền và độ cứng của thép tăng lên.
D. Làm giảm độ bền mỏi của chi tiết.
Câu 64: Khi hàn hồ quang điện áp hồ quang thường nằm trong khoảng giá trị nào sau đây :
A. Uhq=15÷29V B. Uhq=60÷75V C. Uhq=30÷44V D. Uhq=45÷59V
Mn Cr  M o  V Ni  Cu
Câu 65: Hàm lượng cácbon tương đương CE ( C    ) của thép 30CrMnTi là:
6 5 15
A. 33. B. 2,3. C. 30,67. D. 0,67.
Câu 66: Để kéo một dây kim loại có đường kính ban đầu là d 0 = 10 mm, kéo thành dây có
đường kính dn= 0.1 mm (qua n lần kéo) ta biết : σb = 400 N/ mm2, áp lực của khuôn kéo lên
kim loại p = 100 N/mm2, hệ số ma sát f = 0.45, vùng biến dạng có góc nghiêng là 20 0. Tính
số lần kéo khuôn n
A. 12 B. 11 C. 8 D. 16
Câu 67: Câu 35 Chọn vật liệu có tính đúc tốt nhất?
A. CD90 B. GX15-32 C. BK9 D. GC40-03
Câu 68: Pha xỉ trong mối hàn nóng chảy chủ yếu là do muối Na 2SiO3 tác dụng với ô xýt sắt hoặc ô xýt
mangan tạo lên. Nó có tác dụng……
A. tránh rỗ khí cho mối hàn
B. bảo vệ mối hàn, không cho các khí khác vào.
C. không cho khí bên ngoài vào và giữ nhiệt cho mối hàn nguội chậm.
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Trang 7/10 - Mã đề thi 183
Câu 69: Cho mối hàn có hình dạng như hình 10 và H = 25mm, biết rằng chiều dài mối hàn là 10m, khối
lượng riêng của kim loại mối hàn là 7,8g/cm 3, giả sử mỗi que hàn có khối lượng 20g thì số que hàn cần dùng
là:
A. 3829 que. B. 383 que. C. 1915 que. D. 766 que.
Mn Cr  M o  V Ni  Cu
Câu 70: Hàm lượng cácbon tương đương CE ( C    ) của thép 40Cr2W5MoV
6 5 15
là:
A. 0,12. B. 1,2. C. 12. D. 2.
Câu 71: Câu 33 Khuôn đúc nào sau đây không cần lõi mà vẫn tạo lỗ trong vật?
A. Khuôn kim loại B. Khuôn đúc áp lực C. Khuôn đúc ly tâm D. Khuôn cát
Câu 72: Công thức tính lực cắt phôi để dập tấm bằng máy có 2 lưỡi cắt song song có thể viết:
A. P= k.B.S.C (N). B. P= k.B.S.B (N).
C. P= k.L.S.C (N). D. P= k.B.S.h.C (N).
Câu 73: Cho sơ đồ cán như hình 6. Biết D=100,f=0.4, h0=40, h1 =35. Điều kiện cán trong trường hợp này :
A. Không thỏa mãn. B. Thỏa mãn.
C. Không tính được. D. Không liên quan đến các thông số trên.
Câu 74: Đặc điểm nào là đúng trong phương pháp hàn:
A. Mối hàn có độ bền không cao. B. Hao tốn nhiều kim loại.
C. Có thể tạo được các kết cấu phức tạp. D. Thiết bị hàn phức tạp.
Câu 75: Khi hàn bằng máy hàn MAG người ta sử dụng loại khí nào để bảo vệ mối hàn?
A. Hydro, Axytylen B. Hydro, cacbonic C. Nêon, mêtan D. Acgon, Hêly
Câu 76: Trong ép chảy, có mấy phương pháp ép chảy?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 77: Bản vẽ đúc được vẽ trên cơ sở của bản vẽ chi tiết. Sao cho đảm bảo các yêu cầu :
A. về lượng dư gia công cơ
B. về lượng dư gia công cơ, độ dốc đúc, bán kính đúc
C. phải thể hiện được lõi, gối lõi và mặt phân khuôn (màu xanh)
D. Kết hợp cả B và C
Câu 78: Người ta gia công tấm kim loại như hình11. Biết a = 1000mm; b = 524mm; d = 500mm (phần sử
dụng là hai hình tròn). Hệ số sử dụng vật liệu của tấm kim loại này là:
A. 65%. B. 85%. C. 75%. D. 55%.
Câu 79: Hiện tượng quá nhiệt khi nung nóng để gia công áp lực sẽ:
A. Không có ảnh hưởng cụ thể. B. Ảnh hưởng xấu vì làm hạt to.
C. Làm chi tiết bị phá hủy. D. Ảnh hưởng tốt vì làm độ dẻo tăng lên.
Câu 80: Nguồn năng lượng để duy trì quá trình nấu luyện trong phương pháp đúc thép bằng lò hồ quang là :
A. Nhiệt lượng toả ra của nhiên liệu cháy. B. Năng lượng của khí cháy được thổi vào lò.
C. Nguồn điện. D. Năng lượng của bản thân thép lỏng.
Câu 81: Chọn phương pháp gia công để tăng đường kính ống thép φ200mm, L=500mm mà
không hao phí vật liệu?
A. Kéo. B. Tiện. C. Rèn khuôn. D. Rèn tự do.
Câu 82: Tính lực dập khi cắt hình và đột lỗ phôi đồng tiền cổ có đường kính ngoài d = 20mm,
lỗ là hình vuông có cạnh a = 5mm ? Biết phôi dập tấm có bề dầy S= 1,5mm, hệ số vật liệu
k=1,2; ứng suất bền của vật liệu B= 600 N/mm2.
A. P= 7539,2 (N). B. P= 71539,2 (N). C. P= 748140 (N). D. P= 39710 (N).
Câu 83: Nhược điểm của phương pháp đúc thép bằng lò hồ quang là :
A. Chất lượng không cao. B. Cần nguồn điện có công suất lớn.
C. Mức độ nguy hiểm cao. D. Năng suất không cao.
Câu 84: Công thức tính thời gian nung thép trong lò có thể viết:
A. Tlo  k . . .D D (giờ). B. Tlo   . .k .R R (giờ).
Trang 8/10 - Mã đề thi 183
C. Tlo  . . .D D (giờ). D. Tlo   . .k .D D (giờ).
Câu 85: Ảnh hưởng của trạng thái ứng suất chính đến tính dẻo của kim loại:
A. Khi ứng suất kéo càng ít và ứng suất nén càng nhiều thì tính dẻo của kim loại càng
giảm.
B. Trạng thái ứng suất kéo khối làm cho kim loại dẻo hơn trạng thái ứng suất mặt và
đường.
C. Trạng thái ứng suất nén khối làm kim loại có tính dẻo cao hơn ứng suất nén mặt và
đường.
D. cả ba câu trên đều đúng.
Câu 86: Trong các phát biểu sau phát biểu nào là đúng nhất?
A. Trong đa tinh thể biến dạng dẻo chỉ xảy ra ở nội bộ hạt.
B. Ở nhiệt độ thấp biến dạng dẻo của đa tinh thể chỉ xảy ra trong nội bộ hạt.
C. Trong đa tinh thể biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao chủ yếu xảy là do sự trượt và quay của
các hạt.
D. Cả b và c đều đúng.
Câu 87: Máy rèn nhóm 1 gồm những loại máy nào?
A. Máy dập trục khuỷu, máy rèn ngang.
B. Trục rèn, máy rèn liên tục…
C. Máy ép thủy lực, máy ép ma sát…
D. Máy búa hơi, máy búa lò xo, máy hơi nước…
Câu 88: Trong gia công áp lực chúng ta chỉ quan tâm đến biến dạng nào?
A. Biến dạng dẻo. B. Biến dạng đàn hồi .
C. Cả a và b đều đúng. D. Cả a và b đều sai.
Câu 89: Những phát biểu sau phát biểu nào đúng về tốc độ nung kim loại khi gia công?
A. Tốc độ nung giai đoạn nhiệt độ thấp phải nhanh.
B. Tốc độ nung ở giai đoạn nhiệt độ cao phải nhanh.
C. Tốc độ nung phụ thuộc vào hệ số dẫn nhiệt của vật nung không phụ thuộc vào cách sắp
xếp phôi.
D. Cả a,b và c đều sai.
Câu 90: Để đảm bảo điều kiện cán vào người ta thực hiên biện pháp nào
A. Tăng nhiệt độ ở đầu phôi B. Giảm tốc độ ban đầu của phôi
C. Giảm ma sát D. Thay đôi độ hở trục cán
Câu 91: Phương pháp hàn phải trong hàn khí là phương pháp:
A. Chuyển động que hàn từ trái sang phải. B. Chuyển động que hàn từ phải sang trái.
C. Dùng cho người thuận tay phải. D. Tạo vị trí mối hàn ở mặt phải sản phẩm.
Câu 92: Ảnh hưởng của trạng thái ứng suất chính đến tính dẻo của kim loại:
A. Khi ứng suất kéo càng ít và ứng suất nén càng nhiều thì tính dẻo của kim loại càng cao.
B. Trạng thái ứng suất kéo khối làm cho kim loại kém dẻo hơn trạng thái ứng suất mặt và
đường.
C. Cả hai câu trên đều sai.
D. Cả hai câu trên đều đúng.
Vo 2
Câu 93: Với tỷ lệ nào của β (β= ) trong hàn khí cho ngọn lửa Cácbon hóa ?
VC2 H 2
A. β <1,1 B. 1,2<β≤1,3 C. Β>1,3 D. 1,1≤β≤1,2
Câu 94: Cho nhiệt độ nóng chảy của nhôm nguyên chất là 660 oC, hệ số kết tinh lại là 0,4. Nhiệt độ kết tinh lại
của nhôm nguyên chất là bao nhiêu?
A. 330oC. B. 264oC. C. 100oC. D. 373oC.
Câu 95: Trong giai đoạn kết tinh lại lần 1 phát biểu nào sao đây là đúng?
Trang 9/10 - Mã đề thi 183
A. Động lực của giai đoạn này là phần năng lượng chưa được giải phóng hết ở giai đoạn
hồi phục.
B. Là quá trình sáp nhập các hạt nhỏ vào các hạt lớn.
C. Các hạt mới có năng lượng cao hơn thay thế hoàn toàn các hạt cũ.
D. Cả ba câu trên đều đúng.
Câu 96: Khi hàm lượng cácbon tương đương CE của thép tăng thì tính hàn của thép không tốt. Để nâng cao
tính hàn của các thép này người ta dùng nhiều biện pháp. Nếu ta dùng phương pháp nung nóng sơ bộ vật hàn
theo Seferian thì ta phải nung thép 38CrNi3MoV lên nhiệt độ:
A. 235oC. B. 1000oC. C. 338oC. D. 299oC.
Câu 97: Đặc điểm nào không đúng trong phương pháp hàn:
A. Có thể tạo được các kết cấu phức tạp.
B. Có thể hàn được các kim loại có tính chất khác nhau.
C. Thiết bị hàn phức tạp.
D. Tiết kiệm kim loại.
Câu 98: Tính dẻo của hỗn hợp làm khuôn là khả năng của hỗn hợp:
A. Giữ được độ bền ở nhiệt độ cao.
B. Biến dạng dẻo vĩnh cửu khi thôi chịu lực tác dụng.
C. Giảm thể tích khi chịu tác dụng của ngoại lực.
D. Chịu được tác dụng của ngoại lực mà không phá huỷ.
Câu 99: Trong những câu sau câu nào đúng về vùng 1 trong lỗ khuôn của khuôn kéo dây?
A. Vùng bôi trơn có hình nón góc 900. B. Vùng định kính là hình trụ, l = ½ d.
0
C. Vùng có góc 60 C. D. Vùng có góc nghiêng 2α, chiều dài l >d.
Câu 100: Đặc điểm nào sau đây là đúng trong phương pháp ép kim loại:
A. Chỉ ép được những vật có hình dạng đơn giản. B. Độ bóng và độ chính xác của sản phẩm cao.
C. Không hao phí kim loại. D. Năng suất thấp.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
- Cán bộ coi thi không được giải thích đề thi.
- Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu.
- Ghi số của đề thi vào bài làm, nộp kèm theo bài làm trước khi rời phòng thi

Trang 10/10 - Mã đề thi 183

You might also like