You are on page 1of 13

Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu

Họ và tên: ……………………………..………. Lớp: ……………

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HKII


CÔNG NGHỆ 11 ( 2022- 2023)
Câu 1. Tính chất cơ học vật liệu bao gồm các tính chất
A. độ bền, độ cứng, độ dẻo. B. tính nóng chảy, tính giản nở, tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
C. tính chịu ăn mòn, chịu axít, chịu nhiệt. D. tính đúc, tính rèn, tính hàn, tính cắt gọt
Câu 2. Bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực là làm biến dạng kim
loại ở trạng thái nào sau đây?
A. Trạng thái dẻo. B. Trạng thái nóng.
C. Trạng thái rắn. D. Trạng thái lỏng.
Câu 3. Đâu là cách sắp xếp đúng theo thứ tự tăng dần của đơn vị đo độ cứng?
A. HV→ HB→ HRC B. HRC→ HB → HV
C. HB → HRC→ HV D. HV→ HRC→ HB
Câu 4. HRC dùng ở vật liệu có độ cứng
A. Cao B. Thấp C. Trung bình D. Rất cao
Câu 5. HV dùng ở vật liệu có độ cứng
A. Cao B. Thấp C. Trung bình D. Rất cao
Câu 6. Nhưa nhiệt cứng dùng để chế tạo
A. Dụng cụ cắt gọt B. đá mài C. Nắp cầu dao điện D. Cánh tay robot
Câu 7. Nhưa nhiệt dẻo dùng để chế tạo
A. Dụng cụ cắt gọt B. Bánh răng cho các thiết bị sợi kéo
C. Nắp cầu dao điện D. Cánh tay robot
Câu 8. Tính chất công nghệ vật liệu bao gồm các tính chất
A. Độ bền, độ cứng, độ dẻo, độ dai và va đập. B. Tính nóng chảy, tính giản nở, tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
C. Tính chịu ăn mòn, chịu axít, chịu nhiệt. D. Tính đúc, tính rèn, tính hàn, tính cắt gọt.
Câu 9. Nhiệt độ nóng chảy của sắt là :
A. 327 0C B. 1539 0C C. 6570C D. 1085 0C
Câu 10. Nhiệt độ nóng chảy của nhôm là :
A. 327 0C B. 1539 0C C. 6570C D. 1085 0C
Câu 11. Để chế tạo dao cắt thì dùng vật liệu có độ cứng
A. HB B. HRC C. HV D. 180-240 HB
Câu 12. Epoxi là
A. vật liệu compozit B.vật liệu vô cơ C. nhựa nhiệt dẻo D. nhựa nhiệt cứng
Câu 13. Poliamit là
A. vật liệu compozit B.vật liệu vô cơ

C. nhựa nhiệt dẻo D. nhựa nhiệt cứng

Câu 14. Thép có tỉ lệ cacbon:


A. < 2,14% B. ≤ 2,14% C. > 2,14 D. ≥ 2,14%
Câu 15. Có mấy phương pháp chế tạo phôi?

A. 1 B. 2 C.3 D. 4

Câu 16. Quá trình đúc là :


A. rót kim loại lỏng vào khuôn và chờ cho kim loại này kết tinh để thu được phôi theo yêu cầu.
B. dùng ngoại lực tác dụng thông qua các dụng cụ thích hợp làm cho vật liệu bị biến dạng dẻo.
C. nối các chi tiết bằng cách nun nóng chổ nối đến trạng thái nóng chảy, sau khi kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.
D. gọt kim loại đến khi có hình dạng như mong muốn
Câu 17. Hãy sắp xếp theo trình tự các bước chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát.

1. Tiến hành làm khuôn, 2. Nấu chảy và rót gang lỏng vào khuôn, 3. Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn, 4.
Chuẩn bị vật liệu nấu
A. 1, 2, 3, 4 B. 4, 2, 3, 1 C. 3, 1, 4, 2 D. 4, 3, 1, 2
Câu 18. Câu nào sau đây sai: Đúc có ưu điểm:
A. chính xác cao B. đúc tất cả các kim loại và hợp kim
C. đúc vật từ nhỏ tới lớn D. dễ tạo rổ khí
Câu 19. Có mấy pp gia công bằng áp lực ?
A. 1 B. 2 C.3 D. 4
Câu 20. Để tạo ra phôi bằng gang thì người ta thường sử dụng phương pháp gia công gì?.

A. Rèn tự do B. Đúc. C. Gia công cắt gọt D. Gia công áp lực

Câu 21. Phương pháp chế tạo phôi nào dễ cơ khí hóa và tự động hóa, tạo phôi có độ chính xác cao về
hình dạng và kích thước?

A. Dập thể tích B. Rèn tự do C. Đúc trong khuôn cát D. Hàn

Câu 22. Chuông đồng nặng 36 tấn, cao 5,5m, đường kính 3,7m đặt tại chùa Bái Đính ( Ninh Bình) được
coi là chuông chùa lớn nhất Việt Nam. Theo em đây là sản phẩm của quá trình

A. gia công bằng áp lực B. hàn C.cắt gọt kim loại D. đúc

Câu 23. Câu nào sau đây chưa đúng

A. Thép 45 có độ cứng nằm trong khoảng 40 đến 45 HRC

B. Độ bền là khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng ngoại lực thông qua các
đầu thử có độ cứng cao.

C. Đúc là rót kim loại lỏng vào khuôn, sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội người ta nhận được vật đúc có
hình dạng và kích thước của lòng khuôn.

D. Vật liệu làm khuôn cát là hỗn hợp của cát ( 70% đến 80%), chất kết dính ( là đất sét chiếm khoảng 10%
đến 20%), còn lại là nước.
Câu 24. Hàn là phương pháp nối các chi tiết kim loại với nhau bằng cách:

A. nung nóng chi tiết đến trạng thái chảy B. nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy

C. làm nóng để chỗ nối biến dạng dẻo D. làm nóng để chi tiết biến dạng dẻo

Câu 25. Ưu điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn:

A. mối hàn kém bền B. mối hàn hở

C. dễ cong vênh D. tiết kiệm kim loại

Câu 26 Chọn câu đúng nhất: Hàn hồ quang tay:


A. sử dụng que hàn rời B. không sử dụng que hàn

C. sử dụng khí D. sử dụng điện


Câu 27. Thế nào là gia công kim loại bằng cắt gọt?

A. là phương pháp gia công có phoi.

B. là phương pháp gia công không có phoi.

C. là lấy đi một phần dư của phoi dưới dạng phôi để thu được chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

D. là lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi để thu được chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu
cầu.

Câu 28 . Phoi là gì ?
A. Phần vật liệu dư ra trên bề mặt của sản phẩm.
B. Phần vật liệu còn lại khi gia công cắt gọt kim loại và tạo ra thành phẩm.
C. Phần vật liệu bị lấy đi khi gia công cắt gọt kim loại.
D. Phần vật liệu hao hụt trong quá trình gia công.
Câu 29. Câu nào sau đây chưa đúng:

A. Phôi là vật liệu ban đầu dùng trong gia công.


B. Phoi là vật liệu dư thừa trong quá trình gia công.

C. Gia công kim loại bằng cắt gọt phương pháp gia công phổ biến nhất trong ngành chế tạo cơ khí, tạo ra được
các chi tiết máy có độ chính xác cao.

D. Gia công kim loại bằng cắt gọt lấy đi một phần kim loại của phoi dưới dạng phôi nhờ các dụng cụ cắt để
được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.

Câu 30. Khi gia công trên máy tiện nếu chuyển động tiến dao S ng sẽ thực hiện được công việc nào sau
đây?

A. Gia công được mặt trụ tròn xoay B. Gia công được bề mặt ren
C. Gia công được bề mặt côn D. Cắt đứt phôi thành 2 phần

Câu 31.. Chuyển động tiến dao phối hợp để gia công :

A. các mặt côn và mặt định hình. B. các bề mặt đầu

C. trụ D. các loại ren

Câu 32.Trong quá trình tiện, dao tiện sẽ chuyển động:


A.Quay tròn. B.Tiến dao ngang.
C.Tiến dao dọc và tiến dao ngang D.Tiến dao dọc.
Câu 33. Tổ hợp của các máy tự động và các thiết bị tự động được sắp xếp theo trật tự xác định gọi là

A.rôbốt tự động B. dây chuyền tự động

C.băng chuyền tự động D. người máy tự động

Câu 34. Thiết bị có thể hoàn thành một nhiệm vụ nào đó theo chương trình định trước mà không có sự
tham gia trực tiếp của con người gọi là gì?

A. rôbốt tự động B. người máy tự động

C. máy tự động D. băng chuyền tự động

Câu 35 . Nhược điểm của máy tự động cứng là:

A. khó thay đổi chương trình hoạt động B. giá thành sản phẩm thấp

C. chất lượng sản phẩm tốt D. có thể thay đổi chương trình hoạt động.

Câu 36. Ưu điểm của máy tự động mềm là:

A. khó thay đổi chương trình hoạt động B. giá thành cao

C. chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu D. có thể thay đổi chương trình hoạt động.

Câu 37. Chọn phát biểu đúng: Phát triển bền vững là cách phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế
hệ :

A. tương lai, không ảnh hưởng đến nhu cầu hiện tại.

B. tương lai nhưng ảnh hưởng đến nhu cầu hiện tại.

C. hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai.

D. hiện tại nhưng ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai.

Câu 38. Máy tự động được chia làm mấy loại?


A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 39. Máy tiện CNC là:
A. máy tự động B. máy tự động cứng
C. máy tự động mềm D. người máy công nghiệp
Câu 40. Chuyển động tiến dao được chia làm mấy loại?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 41. Câu nào sau đây đúng?

A. Mâm cặp có chức năng gá lắp các công tắc điều khiển, hộp tốc độ, bộ phận điều chỉnh các chế độ làm việc
của máy tiện

B. Đài gá dao có chức năng lắp động cơ điện khi tiện.

C. Bàn dao dọc trên có chức năng tịnh tiến dao dọc trục chính khi tiện.

D. Bàn dao ngang có chức năng tịnh tiến dao theo chiều dài chi tiết, để tiện mặt đầu của phôi

Câu 42. Câu nào sai: Công dụng của rô bốt là:

A. dùng trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp

B. thay thế con người làm việc ở môi trường nguy hiểm

C. thay thế con người làm việc ở môi trường độc hại

D. tư vấn tâm lí chuyên sâu cho con người

Câu 43: ĐCĐT cấu tạo gồm


A. ba cơ cấu, bốn hệ thống B. hai cơ cấu, ba hệ thống
C. ba cơ cấu, ba hệ thống D. hai cơ cấu, bốn hệ thống
Câu 44 : Phân loại ĐCĐT theo số hành trình của pittông trong 1 chu trình làm việc có mấy loại ?
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 45 : Phân loại ĐCĐT theo nhiên liệu thì có …loại ?
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 46. Điểm chết trên( ĐCT) là điểm mà
A. pittong gần tâm trục khuỷu
B. pittong ở trung tâm của trục khuỷu và đổi chiều chuyển động
C. pittong gần tâm trục khuỷu và đang đổi chiều chuyển động
D. pittong xa tâm trục khuỷu và đang đổi chiều chuyển động
Câu 47. Điểm chết dưới của pittông là vị trí mà tại đó pittông :
A. đổi chiều chuyển động.
B. đổi chiều chuyển động và ở trung tâm của trục khuỷu .
C. đổi chiều chuyển động và ở gần tâm trục khuỷu nhất.
D. đổi chiều chuyển động và ở xa tâm trục khuỷu nhất.
Câu 48.Khi Pittong ở ĐCT kết hợp với nắp máy tạo thành thể tích
A. toàn phần B. công tác
C. buồng cháy D. không gian làm việc ĐCcủa động cơ
Câu 49.Tỉ số nén ε là :
A. Vtp / Vct B. Vbc / Vtp C. Vtp / Vbc D. Vct / Vbc
Câu 50. ĐC 4kỳ, kỳ Nổ thì pittong đi từ
A. điểm chết trên xuống B. điểm chết trên lên
C. điểm chết dưới xuống D. điểm chết dưới lên
Câu 51. ĐC điezen 4 kỳ, cuối kỳ nén xảy ra hiện tượng
A. phun nhiên liệu B. phun hòa khí C. đánh lửa D. không có hiện tượng gì .
Câu 52. Đối với động cơ điêgien 4 kỳ thì nhiên liệu được nạp vào dưới dạng nào?
A. Nạp dạng hoà khí ở cuối kì nén. B. Phun tơi vào đường nạp trong suốt kì nạp.
C. Nạp dạng hoà khí trong suốt kì nạp. D. Phun tơi vào buồng cháy cuối kì nén.
Câu 53.Chuyển động tịnh tiến của piston được chuyển thành chuyển động quay tròn của trục khuỷu
ở kỳ nào của chu trình?
A. Kỳ nổ. B. Kỳ nén. C. Kỳ thải. D. Kỳ hút.
Câu 54.Trong một chu trình làm việc của động cơ điêzen 4 kì. Ở cuối kì nạp trong xilanh chứa gì?
A. Không khí B. Dầu điêgien. C. Xăng D. Hoà khí (dầu Diêgien và không khí)
Câu 55: Công thức mối quan hệ giữa hành trình píttông (S) với bán kính quay của trục khuỷu ( R):
A. S= R B. S= 1.5R C.S= 2R D. S= 2.5R
Câu 56: Công thức liên hệ giữa Vtp , Vbc , Vct là :
A. Vtp = Vct – Vbc . B. Vct = Vbc + Vtp . C. Vbc = Vct – Vtp . D. Vtp = Vbc + Vct .
Câu 57: Chu trình làm việc của ĐCĐT lần lượt xảy ra các quá trình nào?
A. Nạp – nén – nổ – xả. B. Nạp – nổ – xả - nén.
C. Nạp – nổ – nén – xả. D. Nổ – nạp – nén – xả.
Câu 58: Câu nào sai khi nói về kỳ cháy- dãn nở trong động cơ điezen 4 kỳ?
A. Kỳ cháy dãn nở còn gọi là kì sinh công
B. Pitong đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới
C. Năng lượng truyền từ pittong sang trục khuỷu
D. Xupap nạp đóng, xupap thải mở
Câu 59: Kết luận nào dưới đây là sai: khi động cơ xăng bốn kỳ thực hiện được một chu trình thì:
A. Piston trở về vị trí ban đầu sau một lần đi và về. B.Trục khuỷu quay được 2 vòng.
C.Bugi bật tia lửa điện một lần. D. Động cơ đã thực hiện việc nạp - thải khí một lần
Câu 60. Trong ĐC xăng 4 kì thì kì nào Bugi bật tia lửa điện ?
A. Cuối kì nén. B. Kì nạp. C. Kì cháy- dãn nỡ. D. Kì nén.
Câu 61: Hai xupap của ĐCĐT đều mở là khoảng thời gian của :
A. Cuối kỳ thải - đầu kỳ hút . B. Cuối kỳ hút - đầu kỳ nén.
C. Cuối kỳ nén - đầu kỳ nổ. D.Cuối kỳ nổ - đầu kỳ thải.
Câu 62: Các xupap của ĐCĐT bốn kỳ hoạt động ở các kỳ:
A. Nạp và thải khí. B. Nổ và nén khí.
C. Nạp và nén khí. D.Nổ và thải khí.
Câu 63: Nhiên liệu được đưa vào xilanh của động cơ xăng là vào:
A. Kỳ hút. B. Kỳ nén. C. Cuối kỳ nén. D. Kỳ thải.
Câu 64.Khi ĐC xăng làm việc, không khí được hút vào xilanh ở kì nạp là nhờ :
A. quá trình phun xăng. B. pittông kéo xuống C. pittông hút vào. D Sự chênh lệch áp suất
Câu 65: Câu nào sai:Điểm chết là điểm mà tại đó:
A. piston ở gần tâm trục khuỷu. B. piston ở xa tâm trục khuỷu.
C piston đổi chiều chuyển động. D. có nhiệt độ cao nhất.
Câu 66: Nhiên liệu được đưa vào xilanh của động cơ Điezen là vào:
A. Kỳ hút. B. Kỳ nén. C. Cuối kỳ nén. D. Kỳ thải.
Câu 67: Trong 1 chu trình làm việc của động cơ 4 kì, pittông lên xuống tổng cộng:
A. 1 lần B. 2 lần C.3 lần D. 4 lần
Câu 68: Thể tích - áp suất trong xilanh ở kỳ NÉN của ĐCĐT 4 kỳ:
A.Áp suất giảm - thể tích giảm. B. Áp suất giảm - thể tích tăng.
C. Áp suất tăng - thể tích giảm. D. Áp suất tăng - thể tích tăng.
( Em tự suy luận cho trường hợp NẠP, CHÁY DÃN –NỞ, THẢI)
Ví dụ: Thể tích - áp suất trong xilanh ở kỳ THẢI của ĐCĐT 4 kỳ:
A.Áp suất giảm - thể tích giảm. B. Áp suất giảm - thể tích tăng.
C. Áp suất tăng - thể tích giảm. D. Áp suất tăng - thể tích tăng.
Câu 69: Ở động cơ xăng, trong kỳ hút nhiên liệu nạp vào xilanh là:
A. không khí. B. hổn hợp xăng.
C. hòa khí (không khí hòa với xăng). D. đizen.
Câu 70: Trong động cơ 4 kỳ, kỳ nào cả hai xupap đều đóng?
A. Nén. B. Thải.
C. Nén và nạp. D. Nén và cháy- dãn nở.
Câu 71: Một chu trình làm việc của động cơ xăng 2 kỳ, trục khuỷu quay một góc:
A. 90độ B. 180độ C. 360độ D. 720độ
Câu 72: Một chu trình làm việc của động diezen 4 kỳ, trục khuỷu quay mấy vòng:
A. 1 B. 2 . C. 4 . D. 6 .
Câu 73: Ở động cơ 4 kỳ, động cơ làm việc xong một chu trình thì trục khuỷu quay:
A. 90 độ B. 180độ C. 360độ D. 720độ
Câu 74: Để nạp đầy khí mới và thải sạch khí cháy ra ngoài thì cc xupap (nạp v thải) phải . . . .
A. Mở muộn và đóng muộn. B. Mở sớm và đóng muộn.
C. Mở sớm và đóng sớm. D. Mở muộn và đóng sớm.
Câu 75: Ở động cơ 4 kì, Pít-tông chuyển động 2 hành trình thì trục khủyu sẻ quay được:
A. 180 độ B. 360 độ C. 90 độ D. 720 độ
Câu 76: Ở ĐCĐT 2 kỳ, người ta phân biệt hai kỳ này bằng cách nào sau đây:
A. Mỗi thì ứng với một lần nạp khí vào xilanh.
B. Mỗi thì ứng với một lần đi lên hoặc một lần đi xuống của piston.
C. Mỗi thì ứng với một lần bật tia lửa điện ở bugi hoặc phun NL ở vòi phun.
D. Không có cách nào được nêu là đúng.
Câu 77.Chọn phương án đúng nhất:
A. Tỷ số nén của động cơ diezel phải cao hơn tỷ số nén của động cơ xăng vì nhiên liệu muốn tự cháy được
phải có áp suất và nhiệt độ cao.
B.Tỷ số nén của động cơ diezel cao hơn tỷ số nén của động cơ xăng vì động cơ diezel có độ bền cao hơn.
C.Tỷ số nén của động cơ diezel cao hơn tỷ số nén của động cơ xăng vì hiệu suất của động cơ diezel cao
hơn hiệu suất của động cơ xăng.
D. Tỷ số nén của động cơ diezel phải cao hơn tỷ số nén của động cơ xăng vì động cơ diezel không cần bugi
bật tia lửa điện.
Câu 78. Chọn phương án đúng nhất:
A. Ở kỳ cháy pittông của động cơ 4 kỳ đi từ điểm chết trên đến điểm chết dưới thông qua thanh truyền làm
quay trục khuỷu sinh công.
B. Khi trục khuỷu quay được nửa vòng pittông của động cơ 4 kỳ đi được hai hành trình.
C.Khi trục khuỷu quay được một vòng pittông của động cơ 4 kỳ đi được bốn hành trình trong đó có một
lần sinh công.
D. Khi trục khuỷu quay được một vòng động cơ 4 kỳ sinh công 2 lần.
Câu 79.Khi động cơ hoạt động, để thắng các kỳ cản (nghĩa là khi piston muốn đổi hướng chuyển
động giữa các điểm chết) thì phải nhờ vào
A.năng lượng được lấy ở bánh đà. B. năng lượng được lấy ở trục khuỷu.
C. năng lượng được lấy ở thanh truyền. D. năng lượng được lấy ở pittông.
Câu 80. Sự hình thành hoà khí ở động cơ điêzen ở:
A. trong XiLanh. B. đầu kì nạp.
C. ngoài XiLanh. D. đầu kì cháy dãn nở.
Câu 81. Piston nhận lực từ trục khuỷu trong các quá trình nào sau đây ?
A. Kì nén, kỳ nổ, kỳ thải. B. Kì nổ, kì nén, kì nạp.
C. Kì thải, kì nạp, kì nén. D. Kì nạp, kì nổ, kì thải.
Câu 82: Thanh truyền gồm có 3 chi tiết:
A.Đỉnh- đầu- thân B. Đầu nhỏ- thân- đầu to
C. Đầu- thân- đuôi D. Đầu- cổ- thân
Câu 83. Đối trọng của trục khuỷu có tác dụng là:
A. Tạo sự cân bằng cho trục khuỷu. B. Tạo quán tính. C.Giảm ma sát. D. Tạo momen lớn.
Câu 84.Xec-măng ở pittong có nhiệm vụ:
A. tăng tính bền cho pittong B. tăng độ thẩm mỹ
C. giúp pittong trượt mượt hơn D. bao kín buồng cháy
Câu 85. Tỉ số truyền giữa trục khuỷu và trục cam trong động cơ điêzen 4 kì là:
A. 3:1. B. 1:1 C. 1:2. D. 2:1.
Câu 86. Nhờ chi tiết nào trong cơ cấu phân phối khí mà các xupap đóng kín được các cửa khí ở
ĐCĐT 4 kỳ?
A.Lò xo xupap. B. Đũa đẩy. C. Gối cam. D. Cò mổ.
Câu 87. Động cơ 4 kỳ có cơ cấu phân phối khí kiểu:
A. Dùng xupap. B.Kiểu van trượt và cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo.
C. Dùng xupap treo. D.Kiểu van trượt.
Câu 88. Xupap là chi tiết của cơ cấu hay hệ thống nào?
A.cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. B. cơ cấu phân phối khí.
C. hệ thống khởi động. D. hệ thống nhiên liệu.
Câu 89.Khi xupap mở ở ĐCĐT 4 kỳ thì lò xo xupap ở trạng thái?
A. dãn. B. nén. C. không biến dạng. D. không liên quan nhau.
Câu 90. Chi tiết nào tác động vào con đội làm xupap mở?
A. Trục khuỷu. B. đũa đẩy. C. cò mổ. D. vấu cam.
Câu 91.Động cơ 2 kỳ có cơ cấu phân phối khí kiểu:
A.Kiểu van trượt và cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo B. Dùng xupap.
C. Kiểu van trượt. D. Dùng xupap treo.
Câu 92.Trong động cơ 4 kì ở cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo thì số vòng quay của trục cam
bằng:
A. Bằng ¼ số vòng quay của trục khuỷu. B.½ số vòng quay của trục khuỷu.
C. Bằng số vòng quay của trục khuỷu. D. Bằng 2 lần số vòng quay của trục khuỷu.
Câu 93. Hệ thống làm mát được chia làm mấy loại?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 94. Hệ thống làm mát bằng không khí có chi tiết đặc trưng nào?

A. Trục khuỷu B. Vòi phun C. Cánh tản nhiệt D. Bugi

Câu 95. Bộ phận nào sau đây không thuộc hệ thống làm mát?

A. Quạt gió B. Puli và đai truyền C. Áo nước D. Bầu lọc dầu

Câu 96. Khi nhiệt độ nước trong áo nước dưới giới hạn định trước, van hằng nhiệt sẽ:

A. Đóng cả 2 cửa B. Mở cửa thông với đường nước nối tắt về bơm

C. Mở cửa thông với đường nước vào két làm mát D. Mở cả 2 cửa

Câu 97. Trong hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức, khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá
nhiệt độ giới hạn thì:

A. Van hằng nhiệt mở đường nước về trước bơm B. Van hằng nhiệt đóng cả 2 đường

C. Van hằng nhiệt mở đường nước về két D. Van hằng nhiệt mở cả 2 đường

Câu 98.Trong hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận nào được xem là quan trọng nhất?

A. Các chi tiết làm mát B. Két làm mát C. Van hằng nhiệt D. Cánh tản nhiệt

Câu 99. Ở cacte, người ta không dùng áo nước hoặc cánh tản nhiệt là vì
A. khi hoạt động, bộ phận này không bị nóng quá mức B. sợ nước làm hỏng bộ phận này
C. tiết kiệm chi phí sản xuất D. bộ phận này tự làm mát được khi hoạt động
Câu 100. Xe máy thường dùng hệ thống làm mát nào sau đây ?
A. Làm mát bằng nước bằng phương pháp đối lưu
B. Làm mát bằng dầu.
C. Làm mát bằng không khí.
D. Làm mát bằng nước bằng phương pháp cưỡng bức.
Câu 101.Trong hệ thống làm mát, nếu nhiệt độ xấp xỉ giới hạn đã định:
A. Van hằng nhiệt sẽ mở cả hai đường số 5 và đường tắt số 8
B. Van hằng nhiệt sẽ mở đường số 5 và đóng đường tắt số 8
C. Van hằng nhiệt sẽ đóng đường số 5 và mở đường tắt số 8
D. Van hằng nhiệt sẽ đóng cả hai đường số 5 và đường tắt số 8
Câu 102.Vùng nào trong ĐC cần làm mát nhất?
A. Vùng bao quanh buồng cháy B. Vùng bao quanh cácte
C. Vùng bao quanh đường xả khí thải D. Vùng bao quanh đường nạp
Câu 103. Van hằng nhiệt trong hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức có tác dụng: giữ
cho nhiệt độ của nước trong .... luôn ở khoảng nhiệt độ cho phép.
A. Áo nước động cơ. B. Két nước. C. Bơm nước. D.thùng dầu
Câu 104. Khi động cơ làm việc thường bị nóng lên do nguồn nhiệt từ:
A. Ma sát và từ buồng cháy. B. Ma sát.
C. Ma sát và môi trường. D. Môi trường.
Câu 105. Đưa nhớt đi tắt đến mạch dầu chính khi nhớt còn nguội là nhờ tác dụng của:
A. Van khống chế. B. Van an toàn. C. Két làm mát. D. Bầu lọc nhớt.
Câu 106.Nếu nhiệt độ dầu bôi trơn trong động cơ vượt mức cho phép thì dầu sẽ được đưa đến … để
làm mát.
A. Két dầu. B. Cácte. C.Bơm nhớt. D. Mạch dầu chính.
Câu 107. Bộ phận nào có tác dụng ổn định áp suất của dầu bôi trơn:
A. Van trượt. B. Van an toàn bơm dầu. C. Van hằng nhiệt. D. Van khống chế.
Câu 108. Lượng nhiên liệu diesel phun vào xilanh được điều chỉnh nhờ vào:
A. Vòi phun. B. Bơm chuyển nhiên liệu.
C. Bơm cao áp. D. Buồng phao.
Câu 109. Chọn câu sai.Những chi tiết thuộc về hệ thống bôi trơn cưỡng bức là:
A. Két làm mát dầu, đường dầu chính, lưới lọc dầu.
B. Cácte, bơm dầu, két làm mát dầu, đường dầu chính.
C. Đồng hồ báo áp suất dầu, van nhiệt, van an toàn.
D. Cácte, bơm dầu, Bầu lọc dầu, cánh quạt.
Câu 110. Theo phương pháp bôi trơn, hệ thống bôi trơn được phân làm mấy loại ?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 111.Trong hệ thống bôi trơn, nếu áp suất dầu vượt giá trị cho phép:
A. Van hằng nhiệt sẽ mở để dầu chảy ngược về trước bơm
B. Van an toàn sẽ mở để dầu được chảy qua két làm mát
C. Van hằng nhiệt , van an toàn đều đóng hoàn toàn
D. Van an toàn mở để dầu chảy ngược về trước bơm
Câu 112. Bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức:
A. Caste chứa dầu B. Bầu lọc dầu C. Bơm dầu D. két làm mát
Câu 113. Hệ thống bôi trơn được khảo sát trong SGK là:
A. bôi trơn cưỡng bức. B. bôi trơn bằng vung té.
C.bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu. D.bôi trơn trực tiếp.

Câu 114. Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng có nhiệm vụ:

A. Cung cấp xăng vào xilanh động cơ B. Cung cấp không khí vào xilanh động cơ

C. Cung cấp hòa khí vào xilanh động cơ D. Cung cấp hòa khí sạch vào xilanh động cơ

Câu 115. Theo cấu tạo bộ phận tạo thành hòa khí, hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong
động cơ xăng chia làm mấy loại?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 116. Sơ đồ khối hệ thống phun xăng không có khối nào sau đây?

A. Các cảm biến B. Bộ điều khiển phun C. Bộ điều chỉnh áp suất D. Bộ chế hòa khí

Câu 117. Theo hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí, hòa khí được hình thành ở đâu?

A. Xi lanh B. Bơm xăng C. Bộ chế hòa khí D. Bơm xăng và bộ chế hòa khí

Câu 118. Lượng nhiên liệu diesel phun vào xilanh được điều chỉnh nhờ vào:
A. Bơm chuyển nhiên liệu. B. Các chi tiết được nêu. C. Vòi phun D. Bơm cao áp.
Câu 119. Nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu trong động cơ điêzen là:

A. Cung cấp nhiên liệu vào xilanh B. Cung cấp không khí vào xilanh

C. Cung cấp nhiên liệu và không khí vào xilanh D. Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh

Câu 120. Khối nào sau đây không thuộc sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu ở động cơ điêzen?

A. Bơm chuyển nhiên liệu B. Bơm cao áp C. Bầu lọc tinh D. Thùng xăng

Câu 121. Trong hệ thống nhiên liệu ở động cơ điêzen, đường hồi nhiên liệu từ bơm cao áp về thùng
nhiên liệu là do?

A. Áp suất nhiên liệu ở vòi phun quá cao B. Áp suất nhiên liệu ở bơm cao áp quá cao

C. Nhiên liệu bị rò rỉ ở bơm cao áp D. Giảm áp suất trên đường ống

Câu 122. Trong hệ thống nhiên liệu ở động cơ điêzen, ,bộ phận nào sau đây có nhiệm vụ loại bỏ các
tạp chất ra khỏi nhiên liệu như cặn bẩn, nước,…?

A. Nút xả nước B. Bầu lọc nhiên liệu C. Ống thoát khí D. Bơm chuyển nhiên liệu

Câu 123. Hệ thống đánh lửa được phân chi tiết thành mấy loại:
A. 3 loại B. 5 loại C. 4 lọai D. 2 loại
Câu 124. Tạo ra tia lửa điện cao áp để châm cháy hòa khí (hỗn hợp xăng và không khí) trong xilanh
động cơ xăng đúng thời điểm là nhiệm vụ của:
A. Hệ thống bôi trơn B. Hệ thống khởi động
C. Hệ thống đánh lửa D. Hệ thống làm mát
Câu 125. Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa?

A. Tạo tia lửa điện cao áp

B. Tạo tia lửa điện hạ áp

C. Tạo tia lửa điện cao áp để châm cháy hòa khí trong xilanh động cơ đúng thời điểm

D. Tạo tia lửa điện cao áp để châm cháy xăng

Câu 126. Hệ thống nào được sử dụng phổ biến?


A. Hệ thống đánh lửa thường có tiếp điểm B. Hệ thống đánh lửa thường không tiếp điểm

C. Hệ thống đánh lửa điện tử có tiếp điểm D. Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm

Câu 127. Sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí gồm mấy khối?
A. 2 B. 4 C. 6 D. 8
Câu 128. Sơ đồ khối hệ thống phun xăng gồm mấy khối?
A. 4 B. 6 C. 8 D. 10
Câu 129. Nhiệm vụ của hệ thống khởi động:

A. Làm quay trục khuỷu

B. Làm quay trục khuỷu của động cơ đến khi động cơ ngừng làm việc

C. Làm quay bánh đà

D. Làm quay trục khuỷu của động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ tự nổ máy được

Câu 130. Hệ thống khởi động bằng động cơ điện dùng loại động cơ nào?

A. Động cơ điện một chiều, công suất lớn B. Động cơ điện xoay chiều, công suất nhỏ

C. Động cơ điện xoay chiều, công suất lớn D. Động cơ điện một chiều, công suất nhỏ và trung bình

Câu 131. Chi tiết nào không thuộc hệ thống khởi động?

A. Động cơ điện B. Lõi thép C. Thanh kéo D. Bugi

Câu 132. Chi tiết nào thuộc hệ thống khởi động?

A. Bugi B. Quạt gió C. Khớp truyền động D. Pit-tông

Câu 133. Loại máy nào dưới đây được khởi động bằng động cơ điện?

A. máy cày B. xe máy C. máy xúc D. máy ủi

Câu 134. Động cơ đốt trong dùng làm nguồn động lực cho phương tiện di chuyển:

A. Trong phạm vi hẹp B. Với khoảng cách nhỏ

C. Trong phạm vi rộng và khoảng cách lớn D. Trong phạm vi hẹp và khoảng cách nhỏ

Câu 135. Đâu là sơ đồ ứng dụng động cơ đốt trong?

A. Động cơ đốt trong → hệ thống truyền lực → máy công tác

B. Động cơ đốt trong → máy công tác → hệ thống truyền lực

C. Hệ thống truyền lực → động cơ đốt trong → máy công tác

D. Hệ thống truyền lực → máy công tác → động cơ đốt trong


Câu 136. Có mấy nguyên tắc về ứng dụng động cơ đốt trong?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 137. Trong ứng dụng động cơ đốt trong, nguyên tắc về công suất:

A. NĐC = (NCT . NTT) + K B. NĐC = (NCT + NTT) . K

C. NCT = (NĐC + NTT) . K D. NTT = (NĐC + NCT) . K

Câu 138. Giá trị của hệ số dự trữ trong công thức tính công suất động cơ là:

A. K > 1,5 B. K < 1,05 C. K > 1,05 D. K = 1,05 ÷ 1,5

Câu 139. Bộ phận trung gian nối động cơ đốt trong với máy công tác được gọi là gì ?

A. Hộp số B. Khớp nối C. Bộ truyền bằng đai D. Hệ thống truyền lực

Câu 140. Động cơ đốt trong trên ô tô được bố trí ở?

A. Đầu xe B. Đuôi xe C. Giữa xe D. Có thể bố trí ở đầu xe, đuôi xe hoặc giữa xe

Câu 141. Động cơ đốt trong trên ô tô , động cơ đốt trong đặt ở trước buồng lái thì:

A. Lái xe chịu ảnh hưởng của tiếng ồn động cơ B. Lái xe chịu ảnh hưởng của nhiệt thải động cơ

C. Tầm quan sát mặt đường bị hạn chế D. Khó khăn cho việc sửa chữa, bảo dưỡng

Câu 142. Động cơ đốt trong bố trí ở đuôi ô tô:

A. Thường áp dụng cho xe du lịch, xe khách B. Hạn chế tầm nhìn lái xe

C. Lái xe chịu ảnh hưởng của tiếng ồn D. Dễ làm mát động cơ

Câu 143. Động cơ đốt trong trên ô tô ,theo số cầu chủ động người ta chia hệ thống truyền lực trên ô
tô làm mấy loại?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

……………………………………………….HẾT……………………………………………………

You might also like