You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG CÔNG NGHỆ 8

Trắc nghiệm: Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Mối ghép nào sau đây thuộc mối ghép động :

A. Ren C. Then

B. Khớp quay D. Chốt

Câu 2:Khả năng vật liệu chịu các lực bên ngoài là tính chất nào sau
đây?

A. Tính chất hóa học B. Tính chất vật lý

C. Tính chất cơ học D. Tính chất công nghệ

Câu 3:Mặt chính diện còn gọi là mặt phẳng chiếu gì?

A.Cạnh B.Bằng

C.Đứng D. Mặtcắt

Câu 4:Hình chiếu đứng là hình chiếu có hướng chiếu từ?

A.Trái sang phải B.Trên xuống dưới

C.Phải sang trái D.Trước tới

Câu 5: Nếu đặt mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếu
cạnh, thì hình chiếu cạnh có hình dạng gì?

A.Hình chữ nhật B.Hình tam giác

C.Hình vuông D.Hình tròn

Câu 6 : “Bản vẽ nhà” được dùng trong lĩnh vực kĩ thuật nào?

A. Cơ khí B.Xây dựng

C. Quân sự D.Điện lực

Câu 7:Đối với ren nhìn thấy, để biểu diễn đường giới hạn ren, ta dùng
nét gì?

A. Nét liền đậm B. Nét liền mảnh

C. Nét đứt D. Vẽ vòng bằng nét liền mảnh


Câu 8:“Bản vẽ sơ đồ mạch điện” được dùng trong lĩnh vực kĩ thuật
nào?

A.Cơ khí B.Xây dựng

C.Quân sự D. Điện lực

Câu 9: Hình lăng trụ là hình có dạng …… ?

A.Khối đa diện B.Khối tròn xoay

C.Hình tròn D.Hình cắt

Câu 10: Đối với ren bị che khuất thì đường đỉnh ren, đường chân ren,
đường giới hạn ren được vẽ bằng nét gì?

A. Nét liền đậm B. Nét liền mảnh

C. Nét đứt D. Nét gạch gạch

Câu 11:Trong các phần tử sau đây, phần tử nào không phải là chi tiết
máy?

A. Mãnh vỡ máy B. Bu lông

C. Đai ốc D. Bánh răng.

Câu 12:Thành phần chủ yếu của kim loại đen là:

A.Sắt và cacbon B. Sắt và đồng

C.Sắt và nhôm D.Sắt và bạc

Câu 13: Ren trong là ren hình thành ở mặt....

A. Ngoài của chi tiết B. Trên của chi tiết

C. Trong của chi tiết D. Dưới của chi tiết

Câu 14:Đối với kim loại đen, nếu tỉ lệ cacbon trong vật liệu ≤ 2,14%
thì gọi là gì?

A. Gang B. Thép

C. Sắt D. Gang xám

Câu 15:Đối với ren nhìn thấy, để biểu diễn đường chân ren, ta dùng nét
gì ?
A. Nét liền đậm B. Nét liền mảnh

C. Nét đứt D. Vẽ ¾ vòng bằng nét liền mảnh

Câu 1:Mặt bằng là hình biểu diễn vị trí, kích thước:

A. Mặt bên ngôi nhà B. Cửa đi, cửa sổ, các tường,…

C. Mặt chính ngôi nhà D. Mái nhà

Câu 17:Trong các nhóm vật liệu sau đây, nhóm nào thuộc nhóm kim
loại đen?

A. Thép, gang xám, gang dẻo, cao su. B. Gang trắng, thép, chất dẻo
nhiệt

C. Gang xám, đồng, sắt, nhôm D. Gang trắng, gang xám, gang
dẻo thép.

Câu 18:Dụng cụ nào sau đây là dụng cụ đo và kiểm tra:

A. Mỏ lết B. Êtô

C. Cưa D. Thước lá

Câu 19:Trong các nhóm vật liệu sau đây, nhóm nào đều là kim loại
màu?

A.Đồng và hợp kim đồng, thép B.Đồng và hợp kim đồng, gan

C.Đồng, hợp kim đồng,gang D. Đồng, nhôm và hợp kim nhôm của
chúng.

Câu 20:Dụng cụ nào sau đây là dụng cụ tháo, lắp:

A. Mỏ lết B. Êtô

C. Cưa D. Ke vuông

Câu 21:Khả năng gia công của vật liệu như: tính đúc, tính hàn, tính rèn
là tính chất nào sau đây?

A. Tính chất hóa học B. Tính chất cơ học

C. Tính chất vật lí D. Tính chất công nghệ

Câu 22: Hình cắt là hình biểu diễn vật thể ở:

A. Trước mặt phẳng cắt B. Trong mặt phẳng cắt


C. Trên mặt phẳng cắt D. Sau mặt phẳng cắt

Câu 23:Hình chiếu bằng là hình chiếu có hướng chiếu từ?

A. Trái sang phải B. Trên xuống dưới

C.Phải sang trái D. Trước ra sau

Câu 24:Khối đa diện được bao bởi các hình..........?

A. Hình tròn B. Hình chữ nhật

C. Hình vuông D. Hình đa giác phẳng

Câu 25: Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng:

A. Bên ngoài vật thể B. Bên trong mặt phẳng cắt

C. Bên trong vật thể D. Bên ngoài vật thể cắt

Câu 26: Khi quay................một vòng quanh đường kính cố định ta


nhận được hình cầu:

A. Hình chữ nhật B. Hình vuông

C. Nữa hình tròn D. Hình tam giác

Câu 27: Phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được kẻ bằng nét gì?

A. Nét liền đậm B. Nét liền mảnh

C. Nét đứt D. Nét gạch gạch

Câu 28:Nội dung bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biểu diễn, các kích
thước, ………, khung tên để xác định chi tiết máy?

A. Tên vật liệu B. Yêu cầu kĩ thuật

C. Công dụng D. Tỉ lệ

Câu 29: Phép chiếu vuông góc dùng để vẽ:

A. Hìnhchiếucạnh B.Hìnhchiếubằng

C. Các hình chiếu vuông góc D.Hình chiếu đứng

Câu 30: Để tạo độ nhẵn phẳng trên bề mặt chi tiết khi gia công người
ta sử dụng dụng cụ gia công nào sau đây ?

A. Búa B. Cưa
C. Dũa D. Đục

Câu 31:Trong bản vẽ chi tiết, kí hiệu : dùng để biểu diễn gì?

A. Bán kính B. Đường kính

C. Đường kính chân ren D. Đường kính đỉnh ren

Câu 32: Dụng cụ nào sau đây là dụng cụ dùng để kẹp chặt:

A. Mỏ lết B. Êtô

C. Cưa D. Tua vít

Câu 33:Ren ngoài là ren hình thành ở mặt .....

A. Ngoài của chi tiết B. Trên của chi tiết

C. Trong của chi tiết D. Dưới của chi tiết

Câu 34: Khi quay................một vòng quanh một cạnh cố định ta nhận
được hình trụ:

A. Hình chữ nhật B. Hình vuông

C. Nữa hình tròn D. Hình tam giác

Câu 35:Nội dung bản vẽ lắp bao gồm: các hình biểu diễn, các kích
thước, ………, khung tên để xác định chi tiết máy?

A. Tên vật liệu B. Yêu cầu kĩ thuật

C. Công dụng D. Bảng kê

Câu 36:Khi quay................một vòng quanh đường kình cố định ta nhận


được hình nón:

A. Hình chữ nhật B. Hình vuông

C. Nữa hình tròn D. Hình tam giác vuông

Câu 37:Dụng cụ nàosa sau đây không thuộc nhóm dụng cụ tháo, lắp
và kẹp chặt ?

A. Ê tô B. Cờ lê

C. Êke D. Kìm

Câu 38:Hình chiếu cạnh là hình chiếu có hướng chiếu từ?


A.Trái sang phải (thật ra phải sang trái cũng đúng, nhưng vì hs
mới làm quen với bản vẽ kt nên để đơn giản, ngta quy định là phải sang
trái) B.Trênxuống dưới

C.Phải sang trái D.Trước ra sau

Câu 39: Mối ghép nào sau đây thuộc mối ghép cố định không tháo
được :

A. Ren B. Then.

C. Chốt. D. Đinh tán

Câu 40:Tính chịu axit và muối, tính chống ăn mòn là tính chất nào sau
đây?

A. Tính chất hóa học B. Tính chất cơ học

C. Tính chất vật lí D. Tính chất công nghệ


………Hết………

You might also like