You are on page 1of 15

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HK II .

NĂM HỌC 2022 -2023


MÔN: CÔNG NGHỆ 10

I. TRẮC NGHIỆM

Bài 13. BIỂU DIỄN QUY ƯỚC REN


Câu 1. Có mấy loại ren?
A. 1.      B. 2. C. 3.     D. 4.
Câu 2. Em hãy cho biết có các loại ren nào?
A. Ren ngoài.
B. Ren trong.
C. Ren mép.
D. Ren ngoài, ren trong.
Câu 3. Ren ngoài có tên gọi khác là gì?
A. Ren trục.
B. Ren lỗ.
C. Ren thẳng.
D. Ren nghiêng.
Câu 4. Ren trong có tên gọi khác là gì?
A. Ren trục.
B. Ren lỗ.
C. Ren thẳng.
D. Ren nghiêng.
Câu 5. Đối với ren nhìn thấy, đường đỉnh ren vẽ bằng nét gì?
A. Nét liền đậm.
B. Nét liền mảnh.
C. Nét đứt mảnh.
D. Nét gạch chấm mảnh.
Câu 6. Đối với ren nhìn thấy, đường giới hạn ren vẽ bằng nét gì?
A. Nét liền đậm.
B. Nét liền mảnh.
C. Nét đứt mảnh .
D. Nét gạch chấm mảnh.
Câu 7. Đối với ren nhìn thấy, đường chân ren vẽ bằng nét gì?
A. Nét liền đậm.
B. Nét liền mảnh.
C. Nét đứt mảnh.
D. Nét gạch chấm mảnh.
Câu 8. Khi biểu diễn ren trên mặt phẳng vuông góc với trục ren, vòng tròn biểu diễn đỉnh
ren vẽ bằng nét gì?
A. Nét liền đậm.
B. Nét liền mảnh.
C. Nét đứt mảnh.
D. Nét gạch chấm mảnh.
Câu 9. Khi biểu diễn ren trên mặt phẳng vuông góc với trục ren, đường chân ren của ren
nhìn thấy được vẽ khoảng bao nhiêu phần của vòng tròn?
A. 3/4.
B. 1/2.
C. 1/4.
D. 2/3.
Câu 10. Kí hiệu của ren hệ mét là
A. M.
B. G.
C. Tr.
D. TT.
+ Ren hệ mét: M+ Ren Ống trụ: G+ Ren thang: Tr
Câu 11 . Khi biểu diễn ren trên mặt phẳng vuông góc với trục ren, đường chân ren của ren
nhìn thấy được vẽ như thế nào?
A. Vẽ hở bằng nét liền mảnh.
B. Vẽ hở bằng nét liền đậm.
C. Vẽ kín bằng nét chấm gạch.
D. Vẽ kín bằng nét đứt mảnh.

Câu 12. Đâu là hình dạng ren vuông?

B.

D.

Câu 13. Trong kí hiệu ren thì ghi những gì?


A. Kí hiệu hình dạng ren, kích thước đường kính của ren, bước của ren, hướng xoắn
đối với ren trái.
B. Kí hiệu hình dạng ren, kích thước đường kính của ren, bước của ren, hướng xoắn đối với
ren phải.
C. Kí hiệu hình dạng ren, kích thước bán kính ren, số vòng xoắn đối với ren trên.
D. Kí hiệu hình dạng ren, kích thước bán kính ren, số vòng xoắn đối với ren dưới.
Câu 14. Số 1 trong hình là gì?

A. Đỉnh ren.

B. Chân ren.

C. Giới hạn ren.

D. Vòng chân ren.

Câu 15.  Tìm câu không liên quan về việc ghi kí hiệu: M10 x 1?

A. M: kí hiệu ren hệ mét.


B. 10: đường kính d của ren, đơn vị milimet.
C. 10: bán kính r của ren, đơn vị milimet.

D. 1: bước ren p (mm)

Câu 16: “M 24 x 4”, Bước ren trong của loại ren trong kí hiệu?
A. 96mm. B. 4mm. C. 24mm. D. 0.4mm.
Câu 17: “Sq 30 x 2 LH”, Đây là kí hiệu của loại ren nào?
A. Ren vuông. B. Ren thang. C. Ren hệ mét. D. Ren ống trụ.
Câu 18: Ren dùng để làm gì?
A. Ghép nối các chi tiết máy với nhau.
B. Dùng để truyền chuyển động.
C. Tạo nên phương thức kết nối bán dẫn.
D. Ghép nối các chi tiết máy với nhau hoặc dùng truyền lực.
Câu 19: Bước ren kí hiệu là
A. m. B. p. C. d1. D. d.
Câu 20: Đường kính lớn nhất của ren kí hiệu là
A. m. B. p. C. d1. D. d.
Câu 21: Đường kính bé nhất của ren kí hiệu là
A. m. B. p. C. d1. D. d.
Câu 22: Đường kính lớn nhất của ren là
A. đường kính đỉnh của ren ngoài.
B. đường kính chân của ren ngoài.
C. đường kính đỉnh của ren trong.
D. khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau.
Câu 23: Đường kính lớn nhất của ren là
A. đường kính chân của ren trong.
B. đường kính chân của ren ngoài.
C. đường kính đỉnh của ren trong.
D. khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau.
Câu 24: Đường kính nhỏ nhất của ren là
A. đường kính chân của ren trong.
B. đường kính chân của ren ngoài.
C. đường kính đỉnh của ren ngoài.
D. khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau.
Câu 25: Đường kính nhỏ nhất của ren là
A. đường kính chân của ren trong.
B. đường kính đỉnh của ren trong.
C. đường kính đỉnh của ren ngoài.
D. khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau.
Câu 26: Bước ren là
A. khoảng cách theo chiều trục giữa hai chân ren kề nhau.
B. khoảng cách theo chiều trục của phần ren trên sản phẩm.
C. khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren.
D. khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau.
Câu 27: Chọn cặp hình biểu diễn đúng ren trục?
A. b-d B. a-e. C. b-e. D. c-g.

BÀI 14: BẢN VẼ CHI TIẾT

Câu 1: Trình tự các bước để lập bản vẽ chi tiết như sau
A. Vẽ mờ – Hoàn thiện bản vẽ – Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Tô đậm.
B. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Vẽ mờ – Hoàn thiện bản vẽ – Tô đậm.
C. Vẽ mờ – Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Hoàn thiện bản vẽ – Tô đậm.
D. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Vẽ mờ – Tô đậm – Hoàn thiện bản vẽ.
Câu 2: Công dụng của bản vẽ chi tiết là
A. thiết kế và chế tạo chi tiết.B. chế tạo và kiểm tra chi tiết.
C. thiết kế và kiểm tra chi tiết.D. lắp ráp các chi tiết.
Câu 3: Nội dung của bản vẽ chi tiết là
A. thể hiện hình dạng, kích thước, vật liệu chế tạo và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
B. thể hiện hình dạng, kích thước và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết.
C. thể hiện hình dạng, kích thước và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
D. thể hiện hình dạng, vật liệu chế tạo và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết.
Câu 4: Quy trình đọc bản vẽ chi tiết gồm mấy bước?
A. 5.      B. 6. C. 3.     D. 4.
Câu 5: Trên bản vẽ chi tiết không thể hiện nội dung nào?
A. Yêu cầu kĩ thuật.      B. Kích thước.
C. Bảng kê.      D. Khung tên.
Câu 6: Trên bản vẽ chi tiết, các yêu cầu kĩ thuật cho biết yêu cầu về
A. gia công chi tiết máy.
B. cách xử lí bề mặt của chi tiết máysau khi gia công.
C. gia công và xử lí bề mặt của chi tiết máysau khi gia công.
D. cách tháo lắp chi tiết của sản phẩm.
Câu 7: Trên bản vẽ chi tiết, đọc hình biểu diễn để biết nội dung gì?
A. Hình dạng , kết cấu của chi tiết máy.
B. Kích thước các bộ phận của chi tiết máy.
C. Các kí hiệu về độ nhám bề mặt, dung sai, các chỉ dẫn về gia công, xử lí bề mặt.
D. Vật liệu chế tạo chi tiết.
Câu 8: Trên bản vẽ chi tiết, khung tên thể hiện nội dung gì?
A. Thể hiện hình dạng và tên chi tiết máy.
B. Thể hiện tên gọi, tỉ lệ, số lượng và vật liệu các bộ phận của chi tiết máy.
C. Thể hiện các kí hiệu về độ nhám bề mặt, dung sai, các chỉ dẫn về gia công, xử lí bề mặt.
D. Thể hiện tên gọi, tỉ lệ, vật liệu chế tạo chi tiết.
Câu 9: Lập bản vẽ chi tiết gồm mấy bước?
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 10: Cho hình vẽ bên, hãy cho biết đây là bước nào
trong lập bản vẽ chi tiết?
A. Bố trí các hình biểu diễn. B. Vẽ mờ.
C. Tô đậm. D. Hoàn thiện bản vẽ.
Câu 11: Kích thước ghi 56 ± 0,1
cho biết gì?
A. Kích thước danh nghĩa là 56; kích thước sau khi gia công
nằm trong phạm vi từ 55 đến 57.
B. Kích thước danh nghĩa là 56; kích thước sau khi gia công nằm
trong phạm vi từ 55,9 đến 56,1.
C. Kích thước giới hạn lớn nhất bằng 57; kích thước giới hạn
nhỏ nhất bằng 55 và dung sai bằng 2.
D. Kích thước danh nghĩa là 56 và dung sai bằng 0.1.
Câu 12: Đâu không phải một yêu cầu kĩ thuật thường thấy?
A. Làm tù cạnh. B. Mạ kẽm. C. Tôi cứng. D. Phá vỡ cấu trúc.
Câu 13: Quan sát hình vẽ dưới đây. Hãy cho biết hình cắt được thể hiện trên hình chiếu
nào?
A. Hình chiếu cạnh . B. Hình chiếu đứng.
C. Hình chiếu bằng. D. Hình chiếu vuông góc.

BÀI 15: BẢN VẼ LẮP


Câu 1: Nội dung của bản vẽ lắp là
A. thể hiện hình dạng, kích thước và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
B. thể hiện hình dạng và vị trí quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết với nhau.
C. thể hiện yêu cầu kỹ thuật và vị trí quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết với nhau.
D. thể hiện vị trí quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết với nhau.
Câu 2: Công dụng của bản vẽ lắp là
A. lắp ráp các chi tiết. B. chế tạo và lắp ráp sản phẩm.
C. kiểm tra sản phẩm. D. lắp ráp và kiểm tra sản phẩm.
Câu 3: Quy trình đọc bản vẽ lắp gồm mấy bước?
A. 5.      B. 6. C. 7.     D. 4.
Câu 4: Đâu không phải là nội dung của bản vẽ lắp?
A. Yêu cầu kĩ thuật.      B. Kích thước.
C. Bảng kê.      D. Khung tên.
Câu 5: Trên bản vẽ lắp, hình biểu diễn
A. thể hiện hình dạng và vị trí quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết.
B. thể hiện kích thước chung và kích thước lắp ghép của các chi tiết.
C. thông tin tên các chi tiết, số lượng và vật liệu chế tạo.
D. các nội dung quản lí bản vẽ, quản lí sản phẩm.
Câu 6: Trên bản vẽ lắp, bảng kê cho biết
A. hình dạng và vị trí quan hệ lắp ghép giữa chi tiết.
B. kích thước chung và kích thước lắp giữa các chi tiết.
C. số thứ tự, tên gọi các chi tiết, số lượng và vật liệu chế tạo chi tiết.
D. tên gọi sản phẩm, tỉ lệ, cơ sở thiết kế.
Câu 7: Bước 1 của quy trình đọc bản vẽ lắp là
A. đọc nội dung khung tên, bảng kê. B. phân tích hình biểu diễn.
C. đọc các kích thước . D. phân tích chi tiết.
Câu 8: Bước 2 của quy trình đọc bản vẽ lắp là
A. đọc nội dung khung tên, bảng kê. B. phân tích hình biểu diễn.
C. đọc các kích thước . D. phân tích chi tiết.
Câu 9: Bước 3 của quy trình đọc bản vẽ lắp là
A. đọc nội dung khung tên, bảng kê. B. phân tích hình biểu diễn.
C. đọc các kích thước . D. phân tích chi tiết.
Câu 10: Bước 4 của quy trình đọc bản vẽ lắp là
A. đọc nội dung khung tên, bảng kê. B. phân tích hình biểu diễn.
C. đọc các kích thước . D. phân tích chi tiết.
Câu 11. Trình tự đọc bản vẽ lắp là
A. khung tên, bảng kê - hình biểu diễn - kích thước - phân tích chi tiết - tổng
hợp.
B. khung tên, bảng kê - kích thước - hình biểu diễn - phân tích chi tiết - tổng hợp.
C. khung tên, bảng kê - hình biểu diễn - phân tích chi tiết - kích thước - tổng hợp.
D. hình biểu diễn - khung tên, bảng kê - phân tích chi tiết - kích thước - tổng hợp.
Câu 12:  Bản vẽ lắp có thêm nội dung nào mà bản vẽ chi tiết không có?
A. Hình biểu diễn. B. Kích thước. C. Bảng kê. D. Khung tên.
Câu 13: Mục đích của việc phân tích chi tiết là
A. biết được tên gọi các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt … để hình dung ra hình dạng, kết cấu
bộ phận lắp.
B. biết các kích thước lắp ghép của các chi tiết quan trọng trên bản vẽ lắp.
C. biết được hình dạng của từng chi tiết và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết với
nhau.
D. để hiểu rõ toàn bộ bộ phận lắp.
Câu 14. Mục đích của việc phân tích hình biểu diễn là
A. biết được tên gọi các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt … để hình dung ra hình dạng,
kết cấu bộ phận lắp.
B. biết các kích thước lắp ghép của các chi tiết quan trọng trên bản vẽ lắp.
C. biết được hình dạng của từng chi tiết và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết với nhau.
D. để hiểu rõ toàn bộ bộ phận lắp.
Câu 15. Bản vẽ lắp thể hiện mấy nội dung?
A. 1                            B. 2 C. 3                           D. 4
Câu 16: Cho hình vẽ bên, hãy cho biết thứ tự lắp bộ vòng đai?
A. 2-1-3-4. B. 2-3-4-1. C. 2-3-1-4. D. 1-2-3-4.

Câu 17: Cho hình vẽ bên, hãy cho biết thứ tự tháo bộ vòng đai?
A. 4-3-2-1. B. 4-1-3-2. C. 1-4-3-2. D. 3-4-2-1.

Câu 10: Nêu thứ tự lắp ghép các chi tiết được cho ở bản vẽ?

A. 1→2→3→4→5→6 B. 1→2→3→6→5→4C.
1→3→2→6→4→5 D. 1→2→3→6→4→5
BÀI 16: BẢN VẼ XÂY DỰNG

Câu 1: Bản vẽ mặt bằng tổng thể có kí hiệu chữ B và dấu mũi tên thể hiện hướng nào của
công trình?
A. Hướng Bắc của công trình. B. Hướng Nam của công trình.
C. Hướng Tây của công trình. D. Hướng Đông của công trình.
Câu 2: Trong bản vẽ mặt bằng tổng thể luôn có mũi tên chỉ hướng Bắc nhằm
A. Xác định vị trí công trình. B. Xác định hướng của công trình.
C. Xác định chiều dài công trình. D. Xác định độ cao công trình.
Câu 3: Bản vẽ nhà thể hiện
A. hình dạng, kích thước và cấu tạo của ngôi nhà.
B. hình dạng của một ngôi nh.
C. các yêu cầu kĩ thuật của ngôi nhà.
D. kích thước của một ngôi nhà.
Câu 4: Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào?
A. Mặt bằng, hình chiếu cạnh, mặt cắt. B. Hình chiếu đứng, hình cắt, mặt cắt.
C. Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, mặt cắt. D. Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt.
Câu 5 :Bản chất mặt bằng tổng thể của bản vẽ xây dựnglà
A. hình cắt bằng của ngôi nhà đước cắt bởi mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ.
B. hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thắng đứng.
C. hình cắt được tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.
D. hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng.
Câu 6: Bản chất mặt bằng trong bản vẽ nhà là
A. hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ (cách
sàn 1,5m).
B. hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thắng đứng.
C. hình cắt được tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.
D. hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng.
Câu 7: Bản chất mặt đứng trong bản vẽ nhà là
A. hình cắt bằng của ngôi nhà đước cắt bởi mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ.
B. hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thắng đứng.
C. hình cắt được tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.
D. hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng.
Câu 8: Mặt bằng tổng thể trong bản vẽ xây dựng thể hiện
A. Kích thước khu đất, vị trí, hướng các công trình với hệ thống đường sá, cây
xanh...hiện có hoặc dự định xây dựng.
B. vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, ..., cách bố trí thiết bị đồ đạc.
C. hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà.
D. kết cấu của các bộ phận của ngôi nhà, kích thước các tầng nhà theo chiều cao, cửa
sổ...
Câu 9: Mặt cắt của bản vẽ nhà thể hiện
A. Kích thước khu đất, vị trí, hướng các công trình với hệ thống đường sá, cây xanh...hiện
có hoặc dự định xây dựng.
B. vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, ..., cách bố trí thiết bị đồ đạc.
C. hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà.
D. kết cấu của các bộ phận của ngôi nhà, kích thước các tầng nhà theo chiều cao,
cửa sổ...
Câu 10: mặt bằng của bản vẽ nhà có vai trò thể hiện
A. vị trí các công trình với hệ thống đường sá, cây xanh...
B. vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, ...cách bố trí thiết bị đồ đạc.
C. hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà.
D. kết cấu của các bộ phận của ngôi nhà, kích thước các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ,…
Câu 11: Mặt đứng của bản vẽ nhà có vai trò thể hiện
A. vị trí các công trình với hệ thống đường sá, cây xanh...
B. vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, ...cách bố trí thiết bị đồ đạc.
C. hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà.
D. kết cấu của các bộ phận của ngôi nhà, kích thước các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ,…
Câu 12: Để thể hiện kết cấu của các bộ phận của ngôi nhà, kích thước các tầng nhà
theo chiều cao, cửa sổ,… người ta dùng bản vẽ gì?
A. Mặt đứng. B. Mặt bằng. C. Mặt cắt. D. Mặt bằng tổng thể.
Câu 13: Để định hướng các công trình, trên bản vẽ mặt bằng tổng thể thường vẽ mũi
tên chỉ hướng nào?
A. Hướng bắc của công trình. B. Hướng tây của công trình.
C. Hướng nam của công trình. D. Hướng đông của công trình.
Câu 14: Để thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, cửa sổ, cách bố trí
các phòng, các thiết bị ... trong ngôi nhà người ta thể hiện bằng
A. hình cắt. B. mặt đứng. C. mặt cắ.t D. mặt bằng.
Câu 15: Kí hiệu quy ước trong bản vẽ nhà, cửa đi đơn hai cánh là
A. B. C. D. .
. . .
Câu 16. Hình vẽ dưới đây là kí hiệu của cái gì?

A. Cửa đi đơn hai cánh. B. Cửa lùa một cánh.

C. Cửa đi đơn một cánh. D. Cửa kép một cánh.


Câu 17. Bản vẽ nhà có mấy hình biểu diễn chính?
A. 1.       B. 2. C. .3        D. 4.
Câu 18: Loại giường được sử dụng trong phòng ngủ ở ngôi nhà được thể hiện ở mặt
bằng?

A. giường đơn.B. giường đôi.C. giường sofa.D. giường xếp


Câu 19: Đâu là kí hiệu cửa đi đơn một cánh?

A. B.

C. D.

Câu 20: Đâu là kí hiệu của vật liệu là kim loại?

A B.

C. D.
Câu 21: Đây là kí hiệu của bộ phận nào trong ngôi nhà?

A. cửa đi. B. chậu rửa. C. cửa sổ. D. bồn cầu.


BÀI 17: VẼ KĨ THUẬT VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MÁY TÍNH

Câu 1. Hình vẽ dưới đây là nút lệnh gì?

A. Line B. Circle C. Arc D. Rectangle


Câu 2. Các phần mềm CAD được gọi là gì?
A. Các phầm mềm thiết kế với sự hỗ trợ của điện thoại.
B. Các phầm mềm thiết kế với sự hỗ trợ của máy tính.
C. Các phầm mềm thiết kế với sự hỗ trợ của Ipad.
D. Các phầm mềm thiết kế với sự hỗ trợ của máy tính bảng.
Câu 3. Chức năng bắt điểm tự động là gì?
A. Giúp người dùng quan sát được toàn cảnh bản vẽ.
B. Giúp cho việc vẽ được chính xác.
C. Giúp việc vẽ các đoạn thẳng đứng hay nằm ngang trở nên dễ dàng.
D. Phóng to, thu nhỏ bản vẽ.
Câu 4. Các phầm mềm CAD có thể phục vụ cho các ngành nghề nào?
A. Thiết kế đồ họa. B. Kĩ sư.
C. Giáo dục . D. Đa ngành nghề.
Câu 5.  Dòng lệnh trong giao diện của phần mềm AutoCAD là
A. hàng chữ nằm trên cùng.
B. nằm ngay bên dưới thực đơn.
C. vùng không gian lớn nhất ở trung tâm màn hình, ngay bên dưới thanh công cụ, hiển thị
nội dung của bản vẽ, hệ tọa độ, con trỏ.
D. nằm bên dưới vùng đồ họa. Đây là nơi để nhập lệnh, nhập dữ liệu.
Câu 6. Vùng đồ họa trong giao diện của phần mềm AutoCAD là
A. Hàng chữ nằm trên cùng.
B. Nằm ngay bên dưới thực đơn.
C. Vùng không gian lớn nhất ở trung tâm màn hình, ngay bên dưới thanh công cụ,
hiển thị nội dung của bản vẽ, hệ tọa độ, con trỏ.
D. nằm bên dưới vùng đồ họ. Đây là nơi để nhập lệnh, nhập dữ liệu.
Câu 7. Phần mềm CAD có mấy chức năng hỗ trợ?
A. 1          B. 2
C. 3          D. 4
Giải thích: Phần mềm CAD có 3 chức năng hỗ trợ:
1.Gird: Chức năng bật/ tắt lưới trên màn hình (F7)
2.Ortho: Chức năng bật/ tắt chế độ vẽ thẳng theo phương ngang, phương đứng (F8)
3. Pan: Di chuyển khung nhìn trên màn hình vẽ.
Câu 8. Trong AutoCAD, đâu là cách vẽ hình tròn?
A. Kích nút lệnh trên thanh công cụ hoặc nhập lệnh từ bàn phím: L ⏎, cho điểm đầu, cho
điểm tiếp theo (nhập khoảng cách),... Kết thúc lệnh bằng nhấn nút enter trên bàn phím.
B. Kích nút lệnh trên thanh công cụ hoặc nhập lệnh từ bàn phím: C ⏎, cho điểm tâm,
cho bán kính.

C. Kích nút lệnh trên thanh công cụ hoặc nhập lệnh từ bàn phím: Arc ⏎, cho điểm thứ nhất,
cho điểm thứ hai, cho điểm thứ ba.

D. Kích nút lệnh trên thanh công cụ hoặc nhập lệnh từ bàn phím: rec ⏎, cho điểm thứ nhất,
cho điểm thứ hai (góc đối diện).
Câu 9. Trong AutoCAD, đâu là cách vẽ đường thẳng?
A. Kích nút lệnh trên thanh công cụ hoặc nhập lệnh từ bàn phím: L ⏎, cho điểm đầu,
cho điểm tiếp theo (nhập khoảng cách),... Kết thúc lệnh bằng nhấn nút enter trên bàn
phím.
B. Kích nút lệnh trên thanh công cụ hoặc nhập lệnh từ bàn phím: C ⏎, cho điểm tâm, cho
bán kính.

C. Kích nút lệnh trên thanh công cụ hoặc nhập lệnh từ bàn phím: Arc ⏎, cho điểm thứ nhất,
cho điểm thứ hai, cho điểm thứ ba.

D. Kích nút lệnh trên thanh công cụ hoặc nhập lệnh từ bàn phím: rec ⏎, cho điểm thứ nhất,
cho điểm thứ hai (góc đối diện).
Câu 10. Lệnh Trim có tác dụng
A.Truy bắt đối tượng B. Xoá đối tượng
C. Cắt đối tượng D. Tạo đối tượng song song
Câu 11: “Chức năng bật/ tắt chế độ vẽ thẳng theo phương ngang, phương đứng” trên
giao diện AutoCad được điều khiển bằng cách nào?
A. Dùng phím “F8” trên bàn phím. B. Dùng chuột.
C. Dùng phiếm “Ctrl” trên bàn phím. D. Dùng câu lệnh.
Câu 12: “Chức năng bật/ tắt chế độ vẽ thẳng theo phương ngang, phương đứng” trên
giao diện AutoCad được điều khiển bằng phím tắt nào?
A. Dùng phím “F8” trên bàn phím. B. Dùng phím “F7” trên bàn phím. .
C. Dùng phiếm “Ctrl” trên bàn phím. D. Dùng phím “F2” trên bàn phím.
Câu 13: “Chức năng bật/ tắt lưới trên màn hình vẽ” trên giao diện AutoCad được
điều khiển bằng phím tắt nào?
A. Dùng phím “F8” trên bàn phím. B. Dùng phím “F7” trên bàn phím. .
C. Dùng phiếm “Ctrl” trên bàn phím. D. Dùng phím “F2” trên bàn phím.
Câu 14: Có thể dùng các lệnh 2D nào trong AutoCad để hoàn thành hình vẽ bên
dưới?
1. Line. 2. Circle. 3. Rectangle
A. 2,3 B. 1,2,3. C. 1,2 hoặc 2,3. D. 1,3.
Câu 15: Nút lệnh nào dùng để vẽ đường đường thẳng trong AutoCad?

A. B. C. D.

II. TỰ LUẬN
1. Đọc nội dung của một bản vẽ chi tiết
2. Đọc nội dung của một bản vẽ lắp.
3. Trình bày một số lệnh vẽ và lệnh hiệu chỉnh cơ bản trong AUTOCAD

You might also like