You are on page 1of 13

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 13: Biểu diễn ren

Câu 1. Ren dùng đề làm gì?


A. Kẹp chặt B. Truyền chuyển động C. Kẹp chặt hoặc truyền chuyển động D. Lắp đặt
Giải thích: Ren dùng để:
+ Dùng kẹp chặt: bulong, đai ốc, vít, …
+ Dùng truyền chuyển động: trục vít, vitme.
Câu 2. Có mấy loại ren?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3. Em hãy cho biết, có loại ren nào sau đây?
A. Ren ngoài B. Ren trong C. Ren ngoài và ren trong D. Ren đầu cuối
Giải thích: Có 2 loại ren:
+ Ren ngoài
+ Ren trong
Câu 4. Tên gọi khác của ren ngoài là gì?
A. Ren trục B. Ren lỗ C. Ren trục và ren lỗ D. Ren dây
Câu 5. Tên gọi khác của ren trong là gì?
A. Ren trục B. Ren lỗ C. Ren trục và ren lỗ D. Ren dây
Giải thích:
+ Ren ngoài: ren trục
+ Ren trong: ren lỗ
Câu 6. Đường kính lớn nhất của ren:
A. Là đường kính đỉnh của ren ngoài.
B. Là đường kính đỉnh của ren trong.
C. Là đường kính chân của ren ngoài.
D. Là đường kính đỉnh của ren ngoài hoặc là đường kính chân của ren trong.
Câu 7. Đường kính nhỏ nhất của ren:
A. Là đường kính chân của ren ngoài
B. Là đường kính đỉnh của ren ngoài
C. Là đường kính chân của ren trong
D. Là đường kính chân của ren ngoài hoặc là đường kính đỉnh của ren trong.
Giải thích: Đường kính đỉnh của ren ngoài, đường kính chân của ren trong là đường kính lớn nhất của ren.
Câu 8. Kí hiệu của đường kính lớn nhất của ren là:
A. d B. d1 C. p D. q
Câu 9. Kí hiệu của đường kính nhỏ nhất của ren là:
A. d B. d1 C. p D. q
Câu 10. Kí hiệu của bước ren là:
A. d B. d1 C. p D. q
Giải thích:
+ d: đường kính lớn nhất của ren
+ d1: đường kính nhỏ nhất của ren
+ p: bước ren
Câu 13. Bước ren:
A. Là đường kính đỉnh của ren ngoài. B. Là đường kính chân của ren ngoài.
C. Là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau. D. Là đường kính đỉnh của ren trong.
Giải thích:
+ Đường kính lớn nhất của ren: Là đường kính đỉnh của ren ngoài
+ Đường kính nhỏ nhất của ren: Là đường kính chân của ren ngoài
+ Bước ren: Là khoảng cách theo chiều trục giữa hai đỉnh ren kề nhau.
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 14: Bản vẽ chi tiết
Câu 1. Bản vẽ chi tiết thể hiện:
A. Hình dạng chi tiết. B. Kích thước chi tiết.
C. Vật liệu chế tạo. D. Hình dạng, kích thước và vật liệu chế tạo chi tiết.
Câu 2. Công dụng của bản vẽ chi tiết:
A. Dùng cho việc chế tạo chi tiết. B. Dùng cho việc kiểm tra chi tiết.
C. Dùng cho việc chế tạo và kiểm tra chi tiết. D. Dùng cho việc lắp ráp chi tiết
Giải thích: Bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước, vật liệu chế tạo, các yêu cầu kĩ thuật cho việc chế tạo và
kiểm tra một chi tiết.
Câu 3. Lập bản vẽ chi tiết gồm mấy bước?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4. Bước 1 của quy trình lập bản vẽ chi tiết là:
A. Bố trí các hình biểu diễn B. Vẽ mờ C. Tô đậm D. Hoàn thiện bản vẽ
Câu 5. Bước 2 của quy trình lập bản vẽ chi tiết là:
A. Bố trí các hình biểu diễn B. Vẽ mờ C. Tô đậm D. Hoàn thiện bản vẽ
Giải thích: Lập bản vẽ chi tiết gồm 4 bước:
+ Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn
+ Bước 2: Vẽ mờ
+ Bước 3: Tô đậm
+ Bước 4: Hoàn thiện bản vẽ
Câu 6. Bước 3 của quy trình lập bản vẽ chi tiết là:
A. Bố trí các hình biểu diễn B. Vẽ mờ C. Tô đậm D. Hoàn thiện bản vẽ
Câu 7. Bước 4 của quy trình lập bản vẽ chi tiết là:
A. Bố trí các hình biểu diễn B. Vẽ mờ C. Tô đậm D. Hoàn thiện bản vẽ
Giải thích: Lập bản vẽ chi tiết gồm 4 bước:
+ Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn
+ Bước 2: Vẽ mờ
+ Bước 3: Tô đậm
+ Bước 4: Hoàn thiện bản vẽ
Câu 8. Đọc bản vẽ chi tiết để làm gì?
A. Hình dung được hình dạng chi tiết.
B. Hình dung kết cấu chi tiết.
C. Biết được yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.
D. Biết được hình dạng, kết cấu và các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.
Giải thích: Đọc bản vẽ chi tiết nhằm hình dung được hình dạng, kết cấu của chi tiết cũng như các yêu cầu kĩ thuật
phục vụ cho việc chế tạo, kiểm tra chi tiết.
Câu 9. Quy trình đọc bản vẽ chi tiết gồm mấy bước?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10. Bước 1 của quy trình đọc bản vẽ chi tiết là:
A. Đọc khung tên B. Đọc các hình biểu diễn C. Đọc kích thước D. Đọc các yêu cầu kĩ thuật
Câu 11. Bước 2 của quy trình đọc bản vẽ chi tiết là:
A. Đọc khung tên B. Đọc các hình biểu diễn C. Đọc kích thước D. Đọc các yêu cầu kĩ thuật
Câu 12. Bước 3 của quy trình đọc bản vẽ chi tiết là:
A. Đọc khung tên B. Đọc các hình biểu diễn C. Đọc kích thước D. Đọc các yêu cầu kĩ thuật
Câu 13. Bước 4 của quy trình đọc bản vẽ chi tiết là:
A. Đọc khung tên B. Đọc các hình biểu diễn C. Đọc kích thước D. Đọc các yêu cầu kĩ thuật
Đáp án đúng: D
Giải thích: Quy trình đọc bản vẽ chi tiết gồm 4 bước:
+ Bước 1: Đọc khung tên
+ Bước 2: Đọc các hình biểu diễn
+ Bước 3: Đọc kích thước
+ Bước 4: Đọc các yêu cầu kĩ thuật
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 15: Bản vẽ lắp
Câu 1. Bản vẽ lắp thể hiện:
A. Thể hiện hình dạng chi tiết.
B. Thể hiện vị trí quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết.
C. Thể hiện hình dạng và vị trí quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết.
D. Thể hiện hình dạng và kết cấu của chi tiết.
Câu 2. Công dụng của bản vẽ lắp:
A. Dùng để lắp ráp chi tiết. B. Dùng để kiểm tra chi tiết.
C. Dùng để lắp ráp và kiểm tra chi tiết. D. dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết.
Giải thích: Bản vẽ lắp thể hiện hình dạng, vị trí quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết dùng để lắp ráp và kiểm tra sản
phẩm.
Câu 3. Bản vẽ lắp thể hiện mấy nội dung?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Đáp án đúng: D
Giải thích: Một bản vẽ lắp gồm 4 nội dung:
+ Hình biểu diễn của bộ phận lắp
+ Kích thước
+ Bảng kê
+ Khung tên
Câu 4. Quy trình đọc bản vẽ lắp gồm mấy bước?
A. 1 B. 3 C. 5 D. 7
Câu 5. Bước 1 của quy trình đọc bản vẽ lắp là:
A. Đọc nội dung khung tên, bảng kê B. Phân tích hình biểu diễn
C. Đọc các kích thước D. Phân tích chi tiết
Đáp án đúng: A
Giải thích: Quy trình đọc bản vẽ lắp gồm 5 bước:
+ Bước 1: Đọc nội dung khung tên, bảng kê
+ Bước 2: Phân tích hình biểu diễn
+ Bước 3: Đọc các kích thước
+ Bước 4: Phân tích chi tiết
+ Bước 5: Tổng hợp
Giải thích: Quy trình đọc bản vẽ lắp gồm 5 bước:
+ Bước 1: Đọc nội dung khung tên, bảng kê
+ Bước 2: Phân tích hình biểu diễn
+ Bước 3: Đọc các kích thước
+ Bước 4: Phân tích chi tiết
+ Bước 5: Tổng hợp
Câu 10. Mục đích của việc phân tích hình biểu diễn là:
A. Biết được tên gọi các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt … để hình dung ra hình dạng, kết cấu bộ phận lắp

B. Biết các kích thước lắp ghép của các chi tiết quan trọng trên bản vẽ lắp
C. Biết được hình dạng của từng chi tiết và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết với nhau
D. Để hiểu rõ toàn bộ bộ phận lắp
Câu 11. Mục đích của việc đọc các kích thước trên bản vẽ lắp là:
A. Biết được tên gọi các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt … để hình dung ra hình dạng, kết cấu bộ phận lắp
B. Biết các kích thước lắp ghép của các chi tiết quan trọng trên bản vẽ lắp
C. Biết được hình dạng của từng chi tiết và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết với nhau
D. Để hiểu rõ toàn bộ bộ phận lắp
Câu 12. Mục đích của việc phân tích chi tiết là:
A. Biết được tên gọi các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt … để hình dung ra hình dạng, kết cấu bộ phận lắp
B. Biết các kích thước lắp ghép của các chi tiết quan trọng trên bản vẽ lắp
C. Biết được hình dạng của từng chi tiết và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết với nhau
D. Để hiểu rõ toàn bộ bộ phận lắp
Giải thích:
+ Phân tích hình biểu diễn: Biết được tên gọi các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt … để hình dung ra hình dạng, kết cấu bộ
phận lắp
+ Đọc các kích thước: Biết các kích thước lắp ghép của các chi tiết quan trọng trên bản vẽ lắp
+ Phân tích chi tiết: Biết được hình dạng của từng chi tiết và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết với nhau
+ Tổng hợp: Để hiểu rõ toàn bộ bộ phận lắp

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 16: Bản vẽ xây dựng


Câu 1. Bản vẽ nào sau đây là bản vẽ xây dựng?
A. Bản vẽ nhà ở B. Bản vẽ khu công nghiệp C. Bản vẽ cầu đường D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án đúng: D
Giải thích: Bản vẽ xây dựng là bản vẽ về các công trình xây dựng như: nhà ở, khu công nghiệp, sân bay, cầu đường,

Câu 2. Bản vẽ nhà thể hiện:
A. Cấu tạo ngôi nhà B. Hình dáng ngôi nhà C. Kích thước ngôi nhà D. Cả 3 đáp án trên Đáp án đúng: D
Giải thích: Bản vẽ nhà là bản vẽ thể hiện cấu tạo, hình dạng, kích thước của ngôi nhà.
Câu 3. Trong hồ sơ của bản vẽ nhà thường có mấy loại bản vẽ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4. Trong hồ sơ của bản vẽ nhà thường có loại bản vẽ nào sau đây?
A. Bản vẽ mặt bằng tổng thể B. Bản vẽ các hình chiếu
C. Bản vẽ chi tiết kết cấu ngôi nhà D. Cả 3 đáp án trên
Giải thích: Trong hồ sơ của bản vẽ nhà thường có 3 loại bản vẽ:
+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể
+ Bản vẽ các hình chiếu
+ Bản vẽ chi tiết kết cấu ngôi nhà
Câu 5. Trình tự đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể gồm mấy bước?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Giải thích: Trình tự đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể gồm 3 bước:
+ Bước 1: Kích thước
+ Bước 2: Vị trí
+ Bước 3: Các công trình xung quanh
Câu 7. Ngôi nhà có mấy bản vẽ hình chiếu?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 8. Ngôi nhà có bản vẽ hình chiếu nào sau đây?
A. Bản vẽ mặt đứng B. Bản vẽ mặt cắt C. Bản vẽ mặt bằng D. Cả 3 đáp án trên
Giải thích: Ngôi nhà có 3 bản vẽ hình chiếu:
+ Bản vẽ mặt đứng
+ Bản vẽ mặt cắt
+ Bản vẽ mặt bằng
Câu 9. Thế nào là mặt đứng?
A. Là hình chiếu đứng biểu diễn mặt ngoài của ngôi nhà.
B. Là hình biểu diễn ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng chiếu
cạnh.
C. Là hình cắt bằng của các tầng với mặt phẳng cắt nằm ngang cách sàn khoảng 1,5m.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10. Thế nào là mặt cắt?
A. Là hình chiếu đứng biểu diễn mặt ngoài của ngôi nhà.
B. Là hình biểu diễn ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng chiếu
cạnh.
C. Là hình cắt bằng của các tầng với mặt phẳng cắt nằm ngang cách sàn khoảng 1,5m.
D. Là hình chiếu cạnh biểu diễn mặt ngoài ngôi nhà.
Câu 11. Thế nào là mặt bằng?
A. Là hình chiếu đứng biểu diễn mặt ngoài của ngôi nhà.
B. Là hình biểu diễn ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng chiếu
cạnh.
C. Là hình cắt bằng của các tầng với mặt phẳng cắt nằm ngang cách sàn khoảng 1,5m.
D. Là hình chiếu cạnh biểu diễn mặt ngoài ngôi nhà.
Giải thích:
+ Mặt đứng: Là hình chiếu đứng biểu diễn mặt ngoài của ngôi nhà.
+ Mặt cắt: Là hình biểu diễn ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng
chiếu cạnh.
+ Mặt bằng: Là hình cắt bằng của các tầng với mặt phẳng cắt nằm ngang cách sàn khoảng 1,5m.
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 17: Vẽ kĩ thuật với sự hỗ trợ của máy tính
Câu 1. Hệ thống CAD gồm mấy phần?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Giải thích: Hệ thống CAD gồm hai phần:
Câu 2. Hệ thống CAD có bộ phận nào sau đây?
A. Phần cứng B. Phần mềm C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Giải thích: Hệ thống CAD gồm hai phần:
+ Phần cứng
+ Phần mềm
Câu 3. Khởi động phần mềm CAD gồm mấy bước?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4. Khởi động phần mềm CAD có bước nào sau đây?
A. Nháy kép chuột vào biểu tượng phần mềm AutoCAD ngoài màn hình.
B. Nháy chuột vào biểu tượng New, mở cửa sổ, chọn file.
C. Nháy kép chuột vào biểu tượng phần mềm AutoCAD ngoài màn hình và nháy chuột vào biểu tượng New, mở cửa
sổ, chọn file.
D. Nháy kép chuột vào biểu tượng phần mềm AutoCAD ngoài màn hình và sau đó chọn file.
Câu 5. Bước 1 của khởi động phần mềm là:
A. Nháy kép chuột vào biểu tượng phần mềm AutoCAD ngoài màn hình.
B. Nháy chuột vào biểu tượng New, mở cửa sổ, chọn file.
C. Nháy kép chuột vào biểu tượng phần mềm AutoCAD ngoài màn hình và nháy chuột vào biểu tượng New, mở cửa
sổ, chọn file.
D. Nháy kép chuột vào biểu tượng phần mềm AutoCAD ngoài màn hình và sau đó chọn file.
Câu 6. Bước 2 của khởi động phần mềm là:
A. Nháy kép chuột vào biểu tượng phần mềm AutoCAD ngoài màn hình.
B. Nháy chuột vào biểu tượng New, mở cửa sổ, chọn file.
C. Nháy kép chuột vào biểu tượng phần mềm AutoCAD ngoài màn hình và nháy chuột vào biểu tượng New, mở cửa
sổ, chọn file.
D. Nháy kép chuột vào biểu tượng phần mềm AutoCAD ngoài màn hình và sau đó chọn file.
Giải thích: Khởi động phần mềm CAD gồm 2 bước:
+ Bước 1: Nháy kép chuột vào biểu tượng phần mềm AutoCAD ngoài màn hình
+ Bước 2: Nháy chuột vào biểu tượng New, mở cửa sổ, chọn file.
Câu 7. Lệnh Line:
A. Vẽ đoạn thẳng B. Vẽ đường tròn C. Vẽ cung tròn D. Vẽ e lip
Câu 8. Lệnh Circle:
A. Vẽ đoạn thẳng B. Vẽ đường tròn C. Vẽ cung tròn D. Vẽ e lip
Giải thích:
+ lệnh Line: vẽ đường thẳng
+ lệnh Circle: vẽ đường tròn
Câu 9. Lệnh Erase:
A. Xóa đối tượng B. Cắt đối tượng C. Tạo các đối
tượng song song D. Dán đối tượng
Câu 10. Lệnh Trim:
A. Xóa đối tượng B. Cắt đối tượng C. Tạo các đối tượng song song D. Dán đối tượng Giải thích:
+ Lệnh Erase: Xóa đối tượng
+ Lệnh Trim: Cắt đối tượng
+ Lệnh Offset: Tạo các đối tượng song song
Câu 12. Vẽ hình chiếu đứng bằng phần mềm CAD gồm mấy bước?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 13. Bước 1 của quy trình vẽ hình chiếu đứng bằng phần mềm CAD là:
A. Vẽ hình chữ nhật bao ngoài. B. Vẽ đường trục đối xứng.
C. Vẽ nét đứt thể hiện lỗ trụ. D. Vẽ hình tròn bao ngoài.
Câu 14. Bước 2 của quy trình vẽ hình chiếu đứng bằng phần mềm CAD là:
A. Vẽ hình chữ nhật bao ngoài. B. Vẽ đường trục đối xứng.
C. Vẽ nét đứt thể hiện lỗ trụ. D. Vẽ hình tròn bao ngoài.
Câu 15. Bước 3 của quy trình vẽ hình chiếu đứng bằng phần mềm CAD là:
A. Vẽ hình chữ nhật bao ngoài. B. Vẽ đường trục đối xứng.
C. Vẽ nét đứt thể hiện lỗ trụ. D. Vẽ hình tròn bao ngoài.
Giải thích: Vẽ hình chiếu đứng bằng phần mềm CAD gồm 3 bước:
+ Bước 1: Vẽ hình chữ nhật bao ngoài
+ Bước 2: Vẽ đường trục đối xứng
+ Bước 3: Vẽ nét đứt thể hiện lỗ trụ
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 19: Vai trò, ý nghĩa và các nguyên tắc của hoạt động thiết kế kĩ thuật

Câu 1. Thiết kế kĩ thuật gồm mấy nguyên tắc?


A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2. Thiết kế kĩ thuật có nguyên tắc nào sau đây?
A. Nguyên tắc tối ưu. B. Nguyên tắc phát triển bền vững.
C. Nguyên tắc tối ưu và nguyên tắc phát triển bền vững. D. Nguyên tắc đơn giản hóa.
Giải thích: Thiết kế kĩ thuật gồm 2 nguyên tắc:
+ Nguyên tắc tối ưu
+ Nguyên tắc phát triển bền vững
Câu 3. Trong thiết kế kĩ thuật, có mấy nguyên tắc tối ưu?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4. Trong thiết kế kĩ thuật, nguyên tắc nào sau đây thuộc nguyên tắc tối ưu?
A. Nguyên tắc đơn giản hóa. B. Nguyên tắc giải pháp tối ưu.
C. Nguyên tắc tối thiểu tài chính. D. Nguyên tắc đơn giản hóa, giải pháp tối ưu vafg tối thiểu tài chính.
Giải thích: Trong thiết kế kĩ thuật, có 3 nguyên tắc tối ưu:
+ Nguyên tắc đơn giản hóa
+ Nguyên tắc giải pháp tối ưu
+ Nguyên tắc tối thiểu tài chính
Câu 5. Có mấy nguyên tắc phát triển bền vững?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 6. Đâu là nguyên tắc phát triển bền vững?
A. Tiết kiệm tài nguyên B. Tối thiểu tài chính
C. Bảo vệ môi trường D. Tiết kiệm tài chính, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Giải thích: Có 3 nguyên tắc phát triển bền vững:
+ Tiết kiệm tài nguyên
+ Tối thiểu tài chính
+ Bảo vệ môi trường
Câu 7. Nguyên tắc tối ưu của thiết kế kĩ thuật:
A. Là tìm một giải pháp thiết kế tốt nhất thỏa mãn các ràng buộc đã cho.
B. Là sự phát triển thỏa mãn được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai.
C. Là tìm một giải pháp thiết kế tốt nhất thỏa mãn các ràng buộc đã cho và là sự phát triển thỏa mãn được nhu cầu của
thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai.
D. Không một giải pháp thiết kế tốt nhất thỏa mãn các ràng buộc đã cho và là sự phát triển thỏa mãn được nhu cầu của
thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai.
Câu 8. Nguyên tắc phát triển bền vững của thiết kế kĩ thuật:
A. Là tìm một giải pháp thiết kế tốt nhất thỏa mãn các ràng buộc đã cho.
B. Là sự phát triển thỏa mãn được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai.
C. Là tìm một giải pháp thiết kế tốt nhất thỏa mãn các ràng buộc đã cho và là sự phát triển thỏa mãn được nhu cầu của
thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai.
D. Không một giải pháp thiết kế tốt nhất thỏa mãn các ràng buộc đã cho và là sự phát triển thỏa mãn được nhu cầu của
thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai.
Giải thích:
+ Nguyên tắc tối ưu : Là tìm một giải pháp thiết kế tốt nhất thỏa mãn các ràng buộc đã cho.
+ Nguyên tắc phát triển bền vững: Là sự phát triển thỏa mãn được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại
đến các thế hệ tương lai
Câu 13. Sản phẩm thân thiện với môi trường cần đáp ứng tiêu chí nào sau đây?
A. Sản phẩm tạo ra từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc vật liệu tái chế.
B. Sản phẩm giảm tác động đến môi trường và sức khỏe con người trong quá trình sử dụng.
C. Sản phẩm sau một thời gian sử dụng có thể tái chế hoặc dễ tiêu hủy.
D. Sản phẩm tạo ra từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc vật liệu tái chế, giảm tác động đến môi trường và sức
khỏe con người trong quá trình sử dụng và sau một thời gian sử dụng có thể tái chế hoặc dễ tiêu hủy.
Giải thích: Sản phẩm thân thiện với môi trường cần đáp ứng tiêu chí sau đây:
+ Sản phẩm tạo ra từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc vật liệu tái chế
+ Sản phẩm giảm tác động đến môi trường và sức khỏe con người trong quá trình sử dụng
+ Sản phẩm sau một thời gian sử dụng có thể tái chế hoặc dễ tiêu hủy
Câu 14. Tiêu chí đánh giá công nghệ thân thiện với môi trường là:
A. Sử dụng nhiên liệu sạch trong quá trình hoạt động sản xuất.
B. Giảm chất thải ra môi trường
C. Sử dụng nhiên liệu sạch trong quá trình hoạt động sản xuất và giảm chất thải ra môi trường.
D. Sử dụng nhiên liệu độc trong quá trình hoạt động sản xuất và không giảm chất thải ra môi trường.
Giải thích: Tiêu chí đánh giá công nghệ thân thiện với môi trường là:
+ Sử dụng nhiên liệu sạch trong quá trình hoạt động sản xuất
+ Giảm chất thải ra môi trường
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 20: Quy trình thiết kế kĩ thuật

Câu 1. Quy trình thiết kế kĩ thuật gồm mấy bước?


A. 1 B. 3 C. 5 D7
Câu 2. Bước 1 của quy trình thiết kế kĩ thuật là:
A. Xác định yêu cầu sản phẩm B. Tìm hiểu thông tin, đề xuất lựa chọn
C. Thiết kế sản phẩm D. Kiểm tra, đánh giá
Giải thích: Quy trình thiết kế kĩ thuật gồm 5 bước:
+ Bước 1: Xác định yêu cầu sản phẩm
+ Bước 2: Tìm hiểu thông tin, đề xuất lựa chọn
+ Bước 3: Thiết kế sản phẩm
+ Bước 4: Kiểm tra, đánh giá
+ Bước 5: Lập hồ sơ kĩ thuật
Câu 7. Có mấy phương tiện kĩ thuật hỗ trợ thiết kế?
A. 1 B. 3 C. 5 D. 7
Giải thích: Có 5 phương tiện kĩ thuật hỗ trợ thiết kế:
+ Máy tính
+ Phần mềm chuyên dụng, phần mềm văn phòng
+ Máy in
+ Máy gia công
+ Máy ảnh, điện thoại
Câu 8. Máy tính là phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật trong trường hợp nào?
A. Khi tính toán, thiết kế, kiểm tra, xây dựng bản vẽ, soạn thảo hồ sơ kĩ thuật
B. Khi tính toán, thiết kế, mô phỏng, soạn thảo văn bản
C. Khi in hồ sơ kĩ thuật gồm thuyết minh và bản vẽ
D. Sử dụng trong chế tạo mẫu, chế tạo mô hình
Câu 11. Máy gia công là phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật trong trường hợp nào?
A. Khi tính toán, thiết kế, kiểm tra, xây dựng bản vẽ, soạn thảo hồ sơ kĩ thuật
B. Khi tính toán, thiết kế, mô phỏng, soạn thảo văn bản
C. Khi in hồ sơ kĩ thuật gồm thuyết minh và bản vẽ
D. Sử dụng trong chế tạo mẫu, chế tạo mô hình
Giải thích:
+ Máy tính: Khi tính toán, thiết kế, kiểm tra, xây dựng bản vẽ, soạn thảo hồ sơ kĩ thuật
+ Phần mềm chuyên dụng, phần mềm văn phòng: Khi tính toán, thiết kế, mô phỏng, soạn thảo văn bản
+ Máy in: Khi in hồ sơ kĩ thuật gồm thuyết minh và bản vẽ
+ Máy gia công: Sử dụng trong chế tạo mẫu, chế tạo mô hình
Câu 12. Có mấy phương pháp thực hiện khi thiết kế kĩ thuật?
A. 1 B. 3 C. 5 D7
Giải thích: Có 7 phương pháp thực hiện khi thiết kế kĩ thuật:
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp thăm dò, điều tra
+ Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp
+ Phương pháp tính toán, thiết kế
+ Phương pháp đánh giá
+ Phương pháp xây dựng bản vẽ và soạn thảo văn bản
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 21: Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thiết kế kĩ thuật

Câu 1. Có mấy yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thiết kế?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến quá trình thiết kế kĩ thuật?
A. Yếu tố về sản phẩm B. Yếu tố về nguồn lực
C. Yếu tố sản phẩm và nguồn lực D. Yếu tố về sản phẩm và nhân lực
Giải thích: Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thiết kế:
+ Yếu tố về sản phẩm
+ Yếu tố về nguồn lực
Câu 3. Yếu tố về sản phẩm phải thỏa mãn mấy yêu cầu?
A. 2 B. 4 C. 6 D8
Câu 4. Yêu cầu đầu tiên về sản phẩm thiết kế là gì?
A. Thẩm mĩ B. Nhân trắc C. An toàn D. Vòng đời sản phẩm
Câu 5. Yêu cầu thứ hai về sản phẩm thiết kế là gì?
A. Thẩm mĩ B. Nhân trắc C. An toàn D. Vòng đời sản phẩm
Giải thích: Yếu tố về sản phẩm phải thỏa mãn 6 yêu cầu:
1. Thẩm mĩ 2. Nhân trắc 3. An toàn 4. Vòng đời sản phẩm 5. Năng lượng 6. Phát triển bền vững
Câu 10. Yếu tố nhân trắc ảnh hưởng đến:
A. Tính toán kích thước B. Lựa chọn kiểu dáng
C. Màu sắc D. Tính toán kích thước, lựa chọn kiểu dáng và màu sắc.
Giải thích: Yếu tố nhân trắc ảnh hưởng đến việc tính toán kích thước, lựa chọn kiểu dáng, màu sắc, … của sản
phẩm.
Câu 11. Sản phẩm của thiết kế cần đảm bảo:
A. Xu hướng B. Sở thích
C. Phong tục tập quán D. Xu hướng, sở thích và phong tục tập quán
Giải thích: Sản phẩm thiết kế phải đảm bảo xu hướng, sở thích, phong tục tập quán, … của người sử dụng.
Câu 12. Nhân trắc là gì:
A. Là số đo của cơ thể B. Là đặc điểm tâm sinh lí
C. Là hành vi D. Là số đo của cơ thể, đặc điểm tâm sinh lí và hành vi
Giải thích: Nhân trắc được hiểu là số đo cơ thể, đặc điểm tâm sinh lí và hành vi
của con người, … Khi thiết kế phải đảm bảo sản phẩm phù hợp, thuận tiện với con người.
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 22: Một số nghề nghiệp liên quan tới thiết kế

Câu 1. Đặc điểm chung của người làm nghề thiết kế là gì?
A. Biết kế thừa B. Biết sáng tạo C. Biết kế thừa và sáng tạo D. Đổi mới
Câu 2. Những người làm nghề thiết kế có mấy điểm chung?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Giải thích: Điểm chung của tất cả những người làm nghề thiết kế là phải biết kế thừa và sáng tạo.
Câu 3. Tố chất của người làm nghề thiết kế là gì?
A. Biết kế thừa ưu điểm
B. Biết khắc phục những hạn chế
C. Thiết kế ra những sản phẩm mới
D. Biết kế thừa ưu điểm, khắc phục những hạn chế và thiết kế ra sản phẩm mới.
Giải thích: Biết kế thừa những ưu điểm, khắc phục những hạn chế và thiết kế ra những sản phẩm mới là những tố chất
không thể thiếu của người làm công việc thiết kế.
Câu 4. Người làm nghề thiết kế cần mấy tố chất?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Giải thích: Người làm nghề thiết kế cần có 3 tố chất:
+ Biết kế thừa ưu điểm
+ Biết khắc phục những hạn chế
+ Thiết kế ra những sản phẩm mới
Câu 5. Nghề nghiệ trong lĩnh vực cơ khí:
A. Gắn liền công việc thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị, công trình, hệ thống kĩ thuật.
B. Thiết kế, thi công, sửa chữa các công trình công nghiệp và dân dụng.
C. Thiết kế các nhà máy điện, hệ thống điện – điện tử, hệ thống tiêu thụ điện, máy điện, thiết bị điện – điện tử, hệ
thống điều khiển của các hệ thống kĩ thuật.
D. Tích hợp từ các ngành cơ khí, điện – điện tử, điều khiển và công nghệ thông tin để phát triển các sản phẩm công
nghệ cao, hệ thống tự động, hệ thống thông minh.
Câu 6. Nghề nghiệ trong lĩnh vực xây dựng:
A. Gắn liền công việc thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị, công trình, hệ thống kĩ thuật.
B. Thiết kế, thi công, sửa chữa các công trình công nghiệp và dân dụng.
C. Thiết kế các nhà máy điện, hệ thống điện – điện tử, hệ thống tiêu thụ điện, máy điện, thiết bị điện – điện tử, hệ
thống điều khiển của các hệ thống kĩ thuật.
D. Tích hợp từ các ngành cơ khí, điện – điện tử, điều khiển và công nghệ thông tin để phát triển các sản phẩm công
nghệ cao, hệ thống tự động, hệ thống thông minh.
Giải thích:
+ Nghề nghiệ trong lĩnh vực cơ khí: Gắn liền công việc thiết kế, chế tạo, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị,
công trình, hệ thống kĩ thuật.
+ Nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng: Thiết kế, thi công, sửa chữa các công trình công nghiệp và dân dụng
+ Nghề nghiệp trong lĩnh vực điện – điện tử: Thiết kế các nhà máy điện, hệ thống điện – điện tử, hệ thống tiêu thụ điện,
máy điện, thiết bị điện – điện tử, hệ thống điều khiển của các hệ thống kĩ thuật
+ Nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ điện tử: Tích hợp từ các ngành cơ khí, điện – điện tử, điều khiển và công nghệ thông
tin để phát triển các sản phẩm công nghệ cao, hệ thống tự động, hệ thống thông minh

You might also like