You are on page 1of 24

Câu hỏi trắc nghiệm công nghệ 8 giữa kỳ 2

Năm học: 2021-2022

Câu 1: Vật liệu cơ khí được chia thành vật liệu cơ khí và vật liệu phi kim loại là căn cứ vào:

A. Nguồn gốc vật liệu

B. Cấu tạo vật liệu

C. Tính chất vật liệu

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 2: Vật liệu kim loại được chia làm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Đó là kim loại đen và kim loại màu.


Câu 3: Căn cứ vào đâu để phân loại kim loại đen?

A. Tỉ lệ cacbon

B. Các nguyên tố tham gia

C. Cả A và b đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Câu 4: Thép có tỉ lệ cacbon:

A. < 2,14%

B. ≤ 2,14%

C. > 2,14

D. ≥ 2,14%

Đáp án: B

Vì > 2,14% là gang.

Câu 5: Căn cứ vào cấu tạo và tính chất, gang được chia làm mấy loại?

A. 2

B. 3
C. 4

D. 5

Đáp án: B

Đó là gang xám, gang trắng và gang dẻo.

Câu 6: Căn cứ vào cấu tạo và tính chất, thép được chia làm mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Đó là thép cacbon và thép hợp kim.

Câu 7: Tính chất của kim loại màu là:

A. Dễ kéo dài

B. Dễ dát mỏng

C. Chống mài mòn cao


D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 8: Đâu không phải tính chất kim loại màu?

A. Khả năng chống ăn mòn thấp

B. Đa số có tính dẫn nhiệt

C. Dẫn điện tốt

D. Có tính chống mài mòn

Đáp án: A

Vì kim loại có tính chống ăn mòn cao.

Câu 9: Lí do vật liệu phi kim được sử dụng rộng rãi là:

A. Dễ gia công

B. Không bị oxy hóa

C. Ít mài mòn

D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D

Câu 10: Vật liệu cơ khí có mấy tính chất cơ bản?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: C

Đó là tính cơ học, vật lí, hóa học và công nghệ.

Câu 11: Dụng cụ cầm tay đơn giản trong cơ khí được chia làm mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Đó là dụng cụ đo và kiểm tra, dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt, dụng cụ gia công.
Câu 12: Có mấy dụng cụ đo và kiểm tra?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Đó là thước đo chiều dài, thước đo góc.

Câu 13: Công dụng của thước cặp là:

A. Đo đường kính trong

B. Đo đường kính ngoài

C. Đo chiều sâu lỗ

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 14: Có mấy loại thước đo góc thường dùng?

A. 2
B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Đó là eke, ke vuông và thước đo góc vạn năng.

Câu 15: Trong các dụng cụ sau, đâu là dụng cụ gia công:

A. Mỏ lết

B. Búa

C. Kìm

D. Ke vuông

Đáp án: B

Vì mỏ lết và kìm là công cụ tháo lắp và kẹp chặt, ke vuông là dụng cụ đo và kiểm tra.

Câu 16: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào không phải là dụng cụ gia công?

A. Cưa

B. Đục
C. Tua vít

D. Dũa

Đáp án: C

Vì tua vít là dụng cụ tháo lắp.

Câu 17: Công dụng của dụng cụ cơ khí nói chung là gì?

A. Xác định hình dáng

B. Xác định kích thước

C. Tạo ra sản phẩm cơ khí

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 18: Muốn xác định trị số thực của góc, ta dùng:

A. Êke

B. Ke vuông

C. Thước đo góc vạn năng

D. Thước cặp
Đáp án: C

Câu 19: Vật liệu chế tạo thước lá:

A. Là thép hợp kim dụng cụ

B. Ít co dãn

C. Không gỉ

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 20: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về thước lá?

A. Chiều dày: 0,9 – 1,5 mm

B. Chiều rộng: 10 – 25 mm

C. Chiều dài: 150 – 1000 cm

D. Các vạch cách nhau 1mm

Đáp án: C

Vì chiều dài : 150 – 1000 mm.


Câu 21: Cấu tạo cụm trục trước xe đạp gồm mấy phần tử?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: C

Đó là trục, đai ốc, vòng đệm, đai ốc hãm côn, côn

Câu 22: Đặc điểm chung của các phần tử hợp thành cụm trục trước xe đạp là:

A. Có cấu tạo hoàn chỉnh

B. Có chức năng nhất định

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Câu 23: Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy là:

A. Có cấu tạo hoàn chỉnh


B. Không thể tháo rời ra được hơn nữa

C. Đáp ấn khác

D. Cả A và B đều đúng

Đáp án: D

Câu 24: Trong các phần tử sau, phần tử nào không phải là chi tiết máy?

A. Mảnh vỡ máy

B. Bu lông

C. Đai ốc

D. Bánh răng

Đáp án: A

Vì chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được hơn nữa. mảnh vỡ máy không phải phần
tử có cấu tạo hoàn chỉnh.

Câu 25: Theo công dụng chi tiết máy được chia làm mấy loại?

A. 2

B. 3
C. 4

D. 5

Đáp án: A

Đó là chi tiết có công dụng chung và chi tiết có công dụng riêng.

Câu 26: Các chi tiết thường được ghép với nhau theo mấy kiểu?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Đó là ghép cố định và ghép động.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mối ghép động?

A. Các chi tiết có thể xoay

B. Các chi tiết có thể trượt

C. Các chi tiết không chuyển động tương đối với nhau
D. Các chi tiết có thể ăn khớp với nhau

Đáp án: C

Vì các chi tiết không chuyển động tương đối với nhau thuộc mối ghép cố định.

Câu 28: Mối ghép cố định chia làm mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Đó là mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.

Câu 29: Trong các mối ghép sau, mối ghép nào là mối ghép cố định?

A. Trục vít

B. Ổ trục

C. Chốt

D. Bản lề
Đáp án: C

Câu 30: Trong các chi tiết sau, chi tiết nào là chi tiết có công dụng riêng?

A. Bu lông

B. Kim máy khâu

C. Khung xe đạp

D. Trục khuỷu

Đáp án: A

Câu 31: Mối ghép cố định gồm mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Đó là mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.


Câu 32: Mối ghép không tháo được gồm mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Đó là mối ghép bằng đinh tán và mối ghép bằng hàn.

Câu 33: Đặc điểm mối ghép bằng đinh tán là:

A. Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn

B. Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao

C. Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 34: Ứng dụng mối ghép bằng đinh tán:

A. Ứng dụng trong kết cầu cầu


B. Ứng dụng trong giàn cần trục

C. Ứng dụng trong các dụng cụ sinh hoạt gia đình

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 35: Loài người biết sử dụng điện để sản xuất và phục vụ đời sống sau khi chế tạo được:Loài người
biết sử dụng điện để sản xuất và phục vụ đời sống sau khi chế tạo được:

A. Pin

B. Ac quy

C. Máy phát điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 36: Trong các nhà máy điện, năng lượng nào biến đổi thành điện năng?

A. Nhiệt năng

B. Thủy năng

C. Năng lượng nguyên tử


D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 37: Sơ đồ nhà máy thủy điện có:

A. Dòng nước

B. Tua bin nước

C. Máy phát điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 38: Ở nhà máy thủy điện, yếu tố nào làm quay bánh xe của tua bin nước?

A. Năng lượng của than

B. Năng lượng của dòng nước

C. Năng lượng nguyên tử của chất phóng xạ

D. Đáp án khác

Đáp án: B
Câu 39: Có mấy loại đường dây truyền tải?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Đó là đường dây truyền tải điện áp cao, đường dây truyền tải điện áp thấp.

Câu 40: Để đưa điện từ nhà máy đến các khu công nghiệp, người ta dùng:

A. Đường dây truyền tải điện áp cao

B. Đường dây truyền tải điện áp thấp

C. Đường dây truyền tải điện áp trung bình

D. Đáp án khác

Đáp án: A

Câu 41: Để đưa điện từ nhà máy điện đến các khu dân cư, người ta dùng:

A. Đường dây truyền tải điện áp cao


B. Đường dây truyền tải điện áp thấp

C. Đường dây truyền tải điện áp trung bình

D. Đáp án khác

Đáp án: B

Câu 42: Vai trò của điện năng là:

A. Giúp quá trình sản xuất được tự động hóa

B. Giúp cuộc sống của con người có đầy đủ tiện nghi

C. Giúp cuộc sống của con người văn minh, hiện đại hơn

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 43: Nhà máy điện hòa bình là:

A. Nhà máy nhiệt điện

B. Nhà máy thủy điện

C. Nhà máy điện nguyên tử

D. Đáp án khác
Đáp án: B

Câu 44: Đường dây truyền tải điện 500kV, 220kV thuộc:

A. Đường dây cao áp

B. Đường dây hạ áp

C. Đường dây trung áp

D. Đáp án khác

Đáp án: A

Câu 45: Các em đã học mấy nguyên nhân gây ra tai nạn điện?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Đó là do chạm trực tiếp vào vật mang điện, do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp,
do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất.
Câu 46: Tai nạn điện do chạm trực tiếp vào vật mang điện đó là:

A. Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc cách điện hoặc dây dẫn hở cách điện

B. Sử dụng đồng hồ điện bị rò rỉ điện ra vỏ

C. Sửa chữa điện không cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ, an toàn điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 47: Biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện là:

A. Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện

B. Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện

C. Nối đất các thiết bị, đồ dùng điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 48: Có mấy biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện mà em đã học?

A. 2

B. 3
C. 4

D. 5

Đáp án: C

Đó là cách điện dây dẫn, kiểm tra cách điện của đồ dùng điện, nối đất thiết bị và đồ dùng điện, không vi phạm khoảng
cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.

Câu 49: Trước khi sửa chữa điện, người ta phải cắt nguồn điện bằng cách:

A. Rút phích cắm điện

B. Rút nắp cầu chì

C. Cắt cầu dao

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 50: Các biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện là:

A. Trước khi sửa chữa phải cắt nguồn điện

B. Sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa

C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác

Đáp án: C

Câu 51: Hãy cho biết sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa
là như thế nào?

A. Sử dụng các vật lót cách điện

B. Sử dụng các dụng cụ lao động cách điện

C. Sử dụng các dụng cụ kiểm tra

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 52: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào không phải là dụng cụ an toàn điện?

A. Giầy cao su cách điện

B. Giá cách điện

C. Dụng cụ lao động không có chuôi cách điện

D. Thảm cao su cách điện

Đáp án: C
Vì dụng cụ lao động phải có chuôi cách điện.

Câu 53: Để phòng ngừa tai nạn điện cẩn:

A. Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sử dụng điện

B. Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sửa chữa điện

C. Giữ khoảng cách an toàn với đường dây điện cao áp và trạm biến áp

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 54: Đâu là hành động sai không được phép làm?

A. Không buộc trâu, bò vào cột điện cao áp

B. Không chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp

C. Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp

D. Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp

Đáp án: C

You might also like