You are on page 1of 13

TỰ LUẬN:

Câu 1:
- Điện năng là gì? Điện năng được sản xuất và truyền tải như thế nào? Điện năng từ nhà máy
đến khu công nghiệp và khu dân bằng đường điện?
- Nêu vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống?

Điện năng là năng lượng của dòng điện (Công của dòng điện). 
* Điện năng được sản xuất từ các nhà máy điện: nhiệt điện, thủy điện,điện nguyên tử,...truyền tải qua đường
dây tải điện đến nơi tiêu thụ.
* Điện năng có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống:
- Trong sản xuất:
+ Các nhà máy cơ khí: sản xuất tàu hỏa, ô tô, máy bay, ...

+ Nhà máy sản xuất thiết bị dạy học, sản xuất thiết bị y tế, sản xuất các thiết bị và dụng cụ thể thao, ...

+ Các nhà máy luyện kim, nhà máy hóa chất, ...

+ Nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng: Dệt, may, đồ dùng gia đình, ...

+ Dùng trong các trạm bơm nông nghiệp, nhà máy xay xát, nhà máy chế biến thức ăn gia súc. ...

+ Dùng trong các phòng thí nghiệm, phòng mổ, để chạy các máy ở bệnh viện,

- Trong đời sống:


+ Thắp sáng đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống.

+ Dùng để chạy máy bơm nước, quạt điện, máy giặt, tủ lạnh, ...

+ Dùng để nghe radio, xem ti vi, vào mạng internet. ...

Câu 2:
Vẽ sơ đồ tóm tắt quá trình sản xuất điện năng ở nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, điện nguyên tử?

TRẮC NGHIỆM:
BÀI 18 Vật liệu cơ khí
Câu 1. Vật liệu cơ khí được chia thành vật liệu cơ khí và vật liệu phi kim loại là căn cứ vào:
A. Nguồn gốc vật liệu B. Cấu tạo vật liệu C. Tính chất vật liệu D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Vật liệu kim loại được chia làm mấy loại?
A. 1 B. 2. C. 3. D. 4
Câu 3. Căn cứ vào đâu để phân loại kim loại đen?
A. Tỉ lệ cacbon B. Các nguyên tố tham gia C. Cả A và b đều đúng D. Đáp án khác
Câu 4. Thép có tỉ lệ cacbon:
A. < 2,14% B. ≤ 2,14% C. > 2,14 D. ≥ 2,14%
Câu 5. Căn cứ vào cấu tạo và tính chất, gang được chia làm mấy loại?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6. Căn cứ vào cấu tạo và tính chất, thép được chia làm mấy loại?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 7. Tính chất của kim loại màu là:
A. Dễ kéo dài B. Dễ dát mỏng C. Chống mài mòn cao D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Đâu không phải tính chất kim loại màu?
A. Khả năng chống ăn mòn thấp B. Đa số có tính dẫn nhiệt
C. Dẫn điện tốt D. Có tính chống mài mòn
Câu 9. Lí do vật liệu phi kim được sử dụng rộng rãi là:
A. Dễ gia công B. Không bị oxy hóa C. Ít mài mòn D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10. Vật liệu cơ khí có mấy tính chất cơ bản?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 11. Tính chất của kim loại màu?
A. Dễ kéo dài, dát mỏng, chống mài mòn cao, không dẫn điện, nhiệt.
B. Dễ kéo dài, dát mỏng, chống mài mòn cao, dẫn điện, nhiệt tốt.
C. Dễ gia công, không bị ôxo hoá, ít bị mài mòn.
D. Dễ gia công, không bị ôxo hoá, dẫn điện, nhiệt tốt.

Bài 24: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép.


Câu 1. Cấu tạo cụm trục trước xe đạp gồm mấy phần tử?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 2. Đặc điểm chung của các phần tử hợp thành cụm trục trước xe đạp là:
A. Có cấu tạo hoàn chỉnh B. Có chức năng nhất định C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác
Câu 3. Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy là:
A. Có cấu tạo hoàn chỉnh B. Không thể tháo rời ra được hơn nữa
C. Đáp án khác D. Cả A và B đều đúng
Câu 4. Trong các phần tử sau, phần tử nào không phải là chi tiết máy?
A. Mảnh vỡ máy B. Bu lông C. Đai ốc D. Bánh răng
Câu 5. Theo công dụng chi tiết máy được chia làm mấy loại?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6. Các chi tiết thường được ghép với nhau theo mấy kiểu?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mối ghép động?
A. Các chi tiết có thể xoay B. Các chi tiết có thể trượt
C. Các chi tiết không chuyển động tương đối với nhau D. Các chi tiết có thể ăn khớp với nhau
Câu 8. Mối ghép cố định chia làm mấy loại?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 9. Trong các mối ghép sau, mối ghép nào là mối ghép cố định?
A. Trục vít B. Ổ trục C. Chốt D. Bản lề
Câu 10. Trong các chi tiết sau, chi tiết nào là chi tiết không có công dụng riêng? 
A. Bu lông B. Kim máy khâu C. Khung xe đạp D. Trục khuỷu
Câu 11. Trong các chi tiết sau, chi tiết nào là chi tiết có công dụng chung?
A. Trục khuỷu B. Khung xe đạp C. Bu long D. Kim máy khâu
Câu 12. Chi tiết nào sau đây không thuộc nhóm chi tiết máy có công dụng chung
A. Đai ốc B. Lò xo C. Khung xe đạp D. Bulông
BÀI 25 : MỐI GHÉP CỐ ĐINGH, MỐI GHÉP KHÔNG THÁO ĐƯỢC.
Câu 1. Mối ghép cố định gồm mấy loại?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2. Mối ghép không tháo được gồm mấy loại?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3. Đặc điểm mối ghép bằng đinh tán là:
A. Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn B. Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao
C. Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Ứng dụng mối ghép bằng đinh tán:
A. Ứng dụng trong kết cầu cầu B. Ứng dụng trong giàn cần trục
C. Ứng dụng trong các dụng cụ sinh hoạt gia đình D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5. Theo trạng thái nung nóng kim loại chỗ tiếp xúc, có mấy kiểu hàn?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6. Ưu điểm của mối ghép bằng hàn là:
A. Hình thành trong thời gian ngắn B. Tiết kiệm vật liệu
C. Giảm giá thành D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7. Nhược điểm của mối ghép bằng hàn?
A. Dễ bị nứt B. Giòn C. Chịu lực kém D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Ứng dụng của mối ghép bằng hàn là:
A. Tạo khung xe đạp, không tạo được khung xe máy B. Ứng dụng trong công nghiệp điện tử
C. Tạo khung xe máy, không tạo được khung xe đạp D. Không dùng làm khung giàn
Câu 9. Phương pháp hàn nào gọi là hàn mềm?
A. Hàn thiếc B. Hàn áp lực C. Hàn nóng chảy D. Đáp án khác
Câu 10. Chọn phát biểu đúng:
A. Hàn thuộc mối ghép tháo được
B. Ghép ren thuộc mối ghép không tháo được
C. Mối ghép bằng đinh tán thuộc mối ghép tháo được
D. Mối ghép tháo được có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép
Câu 11. Ứng dụng của mối ghép bằng hàn là?
A. Tạo khung xe đạp, không tạo được khung xe máy B. Ứng dụng trong công nghiệp điện tử
C. Tạo khung xe máy, không tạo được khung xe đạp D. Không dùng làm khung giàn

BÀI 26 : MỐI GHÉP CỐ ĐINH, MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC.


Câu 1. Có mấy loại mối ghép bằng ren?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2. Cấu tạo mối ghép bu lông gồm mấy phần?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 3. Đặc điểm mối ghép bằng ren là:
A. Cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp. B. Mối ghép bu lông ghép chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp
C. Cả 3 đáp án trên D. Mối ghép vít cấy ghép chi tiết có chiều dày quá lớn
Câu 4. Cấu tạo mối ghép bằng then gồm mấy phần?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 5. Cấu tạo mối ghép bằng chốt gồm mấy phần?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 6. Tìm đáp án sai khi nói về đặc điểm của mối ghép bằng then và chốt?
A. Cấu tạo đơn giản B. Dễ tháo lắp C. Khả năng chịu lực tốt D. Dễ thay thế
Câu 7. Mối ghép vít cấy có chi tiết nào sau đây?
A. Đai ốc B. Vòng đệm C. Bu lông D. Vít cấy
Câu 8. Mối ghép tháo được có mấy loại?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 9. Mối ghép bằng then thường dùng:
A. Ghép trục với bánh răng B. Ghép trục với bánh đai C. Ghép trục với đĩa xích D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10. Chọn phát biểu đúng:
A. Mối ghép bằng then dùng để truyền chuyển động quay
B. Mối ghép bằng chốt dùng để lăn chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác

BÀI 27 : Mối ghép động.


Câu 1. Mối ghép động có:
A. Khớp tịnh tiến B. Khớp quay C. Khớp cầu D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Khớp tịnh tiến có:
A. Mối ghép pittông – xilanh B. Mối ghép sống trượt - rãnh trượt
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Câu 3. Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động:
A. Khác nhau B. Giống hệt nhau C. Gần giống nhau D. Đáp án khác
Câu 4. Đối với khớp tịnh tiến, để giảm ma sát, người ta sẽ:
A. Sử dụng vật liệu chịu mài mòn B. Làm nhẵn bóng các bề mặt
C. Bôi trơn bằng dầu, mỡ D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5. Cấu tạo khớp quay gồm mấy phần?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6. Cấu tạo vòng bi gồm mấy phần?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 7. Ở khớp quay, chi tiết có lỗ giảm ma sát bằng cách:
A. Lắp bạc lót B. Dùng vòng bi C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác
Câu 8. Ứng dụng khớp quay trong:
A. Bản lề cửa B. Xe đạp C. Quạt điện D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về khớp quay?
A. Mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn B. Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục
C. Chi tiết có mặt trụ ngoài là trục D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 10. Trong khớp quay:
A. Mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định B. Cả A và B đều đúng
C. Mỗi chi tiết có thể quay quanh nhiều trục cố định. D. Đáp án khác

BÀI 29 : Truyền chuyển động.


Câu 1. Các máy móc hay thiết bị do mấy bộ phận hợp thành?
A. 1 B. 2 C. Nhiều D. Đáp án khác
Câu 2. Trong các máy móc hay thiết bị, các bộ phận được đặt ở:
A. Cùng vị trí B. Các vị trí khác nhau C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Câu 3. Tại sao trong máy cần có các bộ phận truyền chuyển động?
A. Do các bộ phận của máy thường đặt xa nhau
B. Do các bộ phận của máy đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu
C. Do các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Nhiệm vụ của các bộ phận truyền chuyển động là:
A. Truyền tốc độ cho phù hợp với tốc độ của bộ phận trong máy
B. Biến đổi tốc độ phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án A hoặc B
Câu 5. Cấu tạo bộ truyền động đai có mấy bộ phận?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 6. Dây đai được làm bằng:
A. Da thuộc B. Vải dệt nhiều lớp
C. Vải đính với cao su D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7. Bộ truyền động đai được ứng dụng trong:
A. Máy khâu B. Máy khoan C. Máy tiện D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Cấu tạo bộ truyền động bánh răng gồm mấy bộ phận?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 9. Cấu tạo bộ truyền động xích gồm mấy bộ phận?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10. Bộ truyền động xích ứng dụng trong:
A. Xe đạp B. Xe máy C. Máy nâng chuyển D. Cả 3 đáp án trên
BÀI 30: Biến đổi chuyển động.
Câu 1. Các bộ phận trong máy có:
A. Duy nhất một dạng chuyển động B. Có 2 dạng chuyển động
C. Có nhiều dạng chuyển động khác nhau D. Đáp án khác
Câu 2. Trong máy khâu, muốn may được vải thì kim máy phải chuyển động:
A. Thẳng lên xuống B. Thẳng từ dưới lên theo một chiều
C. Thẳng từ trên xuống theo một chiều D. Tròn
Câu 3. Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần có
mấy cơ cấu biến đổi chuyển đông?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4. Cơ cấu tay quay - con trượt thuộc cơ cấu:
A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển
động quay
C. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc D. Biến chuyển dộng lắc thành chuyển động
quay
Câu 5. Cấu tạo cơ cấu tay quay - con trượt gồm mấy bộ phận?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6. Ứng dụng cơ cấu tay quay - con trượt dùng trong:
A. Máy khâu đạp chân B. Máy cưa gỗ C. Ô tô D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7. Cơ cấu tay quay - thanh lắc thuộc cơ cấu:
A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến B. Biến chuyển động quay thành chuyển
động lắc
C. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay D. Biến chuyển động lắc thành chuyển
động quay
Câu 8. Cấu tạo cơ cấu tay quay - thanh lắc gồm mấy bộ phận?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu : Ứng dụng của cơ cấu tay quay - thanh lắc trong:
A. Máy dệt B. Máy khâu đạp chân C. Xe tự đẩy D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11: Trong cơ cấu tay quay thanh lắc, khâu dẫn là cách gọi khác của?
A. Tay quay B. Thanh truyền C. Thanh lắc D. Giá đỡ

BÀI 32: Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
Câu 1. Loài người biết sử dụng điện để sản xuất và phục vụ đời sống sau khi chế tạo được:Loài
người biết sử dụng điện để sản xuất và phục vụ đời sống sau khi chế tạo được:
A. Pin B. Ac quy C. Máy phát điện D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Trong các nhà máy điện, năng lượng nào biến đổi thành điện năng?
A. Nhiệt năng B. Thủy năng C. Năng lượng nguyên tử D. Cả 3 đáp án
trên
Câu 3. Sơ đồ nhà máy thủy điện có:
A. Dòng nước B. Tua bin nước C. Máy phát điện D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Ở nhà máy thủy điện, yếu tố nào làm quay bánh xe của tua bin nước?
A. Năng lượng của than B. Năng lượng của dòng nước
C. Năng lượng nguyên tử của chất phóng xạ D. Đáp án khác
Câu 5. Có mấy loại đường dây truyền tải?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6. Để đưa điện từ nhà máy đến các khu công nghiệp, người ta dùng:
A. Đường dây truyền tải điện áp cao B. Đường dây truyền tải điện áp thấp
C. Đường dây truyền tải điện áp trung bình D. Đáp án khác
Câu 7. Để đưa điện từ nhà máy điện đến các khu dân cư, người ta dùng:
A. Đường dây truyền tải điện áp cao B. Đường dây truyền tải điện áp thấp
C. Đường dây truyền tải điện áp trung bình D. Đáp án khác
Câu 8. Vai trò của điện năng là:
A. Giúp cuộc sống của con người có đầy đủ tiện nghi B. Giúp quá trình sản xuất được tự
động hóa
C. Giúp cuộc sống của con người văn minh, hiện đại hơn D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9. Nhà máy điện hòa bình là:
A. Nhà máy nhiệt điện B. Nhà máy thủy điện C. Nhà máy điện nguyên tử D. Đáp án
khác
Câu 10. Đường dây truyền tải điện 500kV, 220kV thuộc:
A. Đường dây cao áp B. Đường dây hạ áp C. Đường dây trung áp D. Đáp án khác

BÀI 33 : An toàn điện.


Câu 1. Các em đã học mấy nguyên nhân gây ra tai nạn điện?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2. Tai nạn điện do chạm trực tiếp vào vật mang điện đó là:
A. Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc cách điện hoặc dây dẫn hở cách điện
B. Sử dụng đồng hồ điện bị rò rỉ điện ra vỏ
C. Sửa chữa điện không cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ, an toàn điện
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện là:
A. Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện B. Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện
C. Nối đất các thiết bị, đồ dùng điện D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Có mấy biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện mà em đã học?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 5. Trước khi sửa chữa điện, người ta phải cắt nguồn điện bằng cách:
A. Rút phích cắm điện B. Rút nắp cầu chì C. Cắt cầu dao D. Cả 3 đáp án
trên
Câu 6. Các biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện là:
A. Trước khi sửa chữa phải cắt nguồn điện
B. Sừ dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 7. Hãy cho biết sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi
sửa chữa là như thế nào?
A. Sử dụng các vật lót cách điện B. Sử dụng các dụng cụ lao động cách điện
C. Sử dụng các dụng cụ kiểm tra D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào không phải là dụng cụ an toàn điện?
A. Giầy cao su cách điện B. Giá cách điện
C. Dụng cụ lao động không có chuôi cách điện D. Thảm cao su cách điện
Câu 9. Để phòng ngừa tai nạn điện cẩn:
A. Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sử dụng điện
B. Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sửa chữa điện
C. Giữ khoảng cách an toàn với đường dây điện cao áp và trạm biến áp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10. Đâu là hành động sai không được phép làm:
A. Không buộc trâu, bò vào cột điện cao áp B. Không chơi đùa và trèo lên cột điện
cao áp
C. Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp D. Không xây nhà gần sát đường dây điện
cao áp

Bài 36 Vật liệu kỹ thuật điện.


Câu 1: Vật liệu kĩ thuật điện được phân làm mấy loại? 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2: Vật liệu dẫn điện có: 
A. Điện trở suất nhỏ B. Điện trở suất lớn C. Điện trở suất vừa D. Đáp án khác
Câu 3: Vật liệu có điện trở suất càng nhỏ: 
A. Dẫn điện càng tốt B. Dẫn điện càng kém C. Dẫn điện trung bình D. Đáp án khác
Câu 4: Vật liệu cách điện có: 
A. Điện trở suất nhỏ B. Điện trở suất lớn C. Điện trở suất vừa D. Đáp án khác
Câu 5: Khi đồ dùng điện làm việc, vật liệu cách điện sẽ bị già hóa do: 
A. Tác dụng của nhiệt độ B. Do chấn động C. Tác động lí hóa khác D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Ở nhiệt độ làm việc cho phép, tuổi thọ của vật liệu cách điện khoảng: 
A. Dưới 15 năm B. Trên 20 năm C. Từ 15 ÷ 20 năm D. Đáp án khác
Câu 7: Khi nhiệt độ làm việc tăng quá nhiệt độ cho phép từ 8 ÷ 10ᵒC, tuổi thọ của vật liệu cách điện
sẽ: 
A. Tăng gấp đôi B. Giảm một nửa C. Không thay đổi D. Đáp án khác
Câu 8: Thép kĩ thuật điện được dùng làm: 
A. Lõi dẫn từ của nam châm điện B. Lõi của máy biến áp
C. Lõi của máy phát điện D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9: Phần tử nào sau đây không dẫn điện? 
A. Chốt phích cắm điện B. Thân phích cắm điện C. Lõi dây điện D. Lỗ lấy điện
Câu 10: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào có đặc tính dẫn điện tốt? 
A. Vật liệu dẫn từ B. Vật liệu cách điện C. Vật liệu dẫn điện D. Đáp án khác
Câu 11. Tính chất của kim loại màu?
A. Dễ kéo dài, dát mỏng, chống mài mòn cao, không dẫn điện, nhiệt.
B. Dễ kéo dài, dát mỏng, chống mài mòn cao, dẫn điện, nhiệt tốt.
C. Dễ gia công, không bị ôxo hoá, ít bị mài mòn.
D. Dễ gia công, không bị ôxo hoá, dẫn điện, nhiệt tốt.
Bài 38 ĐÈN SỢI ĐỐT
Câu 1: Nhà bác học người Mĩ Thomas Edison đã phát minh ra đèn sợi đốt đầu tiên vào năm: 
A. 1789 B. 1879 C. 1978 D. 1939
Câu 2: Dựa vào nguyên lí làm việc, người ta phân đèn điện ra mấy loại? 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3: Cấu tạo đèn sợi đốt gồm mấy bộ phận? 
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 4: Điện năng biến đổi thành quang năng ở bộ phận nào của đèn sợi đốt? 
A. Đuôi đèn B. Bóng thủy tinh C. Sợi đốt D. Đáp án khác
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sợi đốt? 
A. Là dây kim loại có dạng lò xo xoắn B. Thường làm bằng vonfram
C. Là phần tử rất quan trọng của đèn D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Có mấy kiểu đuôi đèn? 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7: Trên đuôi đèn có mấy cực tiếp xúc? 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 8: Đặc điểm của đèn sợi đốt là: 
A. Đèn phát ra ánh sáng liên tục B. Hiệu suất phát quang thấp
C. Tuổi thọ thấp D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9: Công dụng của đèn sợi đốt là: 
A. Chiếu sáng phòng ngủ B. Chiếu sáng nhà tắm
C. Chiếu sáng bàn làm việc D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai? 
A. Khi đèn làm việc, sợi đốt bị đốt nóng ở nhiệt độ cao nên nhanh hỏng
B. Nếu sờ vào bóng đèn đang làm việc sẽ thấy nóng và có thể bị bỏng
C. Sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng giúp tiết kiệm điện năng
D. Tuổi thọ đèn sợi đốt chỉ khoảng 1000 giờ

Bài 39 ĐÈN HUỲNH QUANG


Câu 1: Đèn huỳnh quang thông dụng đó là: 
A. Đèn ống huỳnh quang B. Đèn compac huỳnh quang
C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác
Câu 2: Đèn ống huỳnh quang có mấy bộ phận chính? 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3: Ông thủy tinh có chiều dài: 
A. 0,6 m B. 1,5 m C. 2,4 m D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 4: Đèn ống huỳnh quang có mấy đặc điểm cơ bản? 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 5: Với dòng điện tần số 50Hz, đèn ống huỳnh quang có đặc điểm: 
A. Ánh sáng phát ra không liên tục B. Có hiệu ứng nhấp nháy
C. Gây cảm giác mỏi mắt D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Khi đèn ống huỳnh quang làm việc, điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang
năng chiếm: 
A. Dưới 20% B. Trên 25% C. Từ 20 ÷ 25% D. Đáp án khác
Câu 7: Để mồi phóng điện cho đèn ống huỳnh quang, người ta sử dụng: 
A. Chấn lưu điện cảm B. Tắc te
C. Chấn lưu điện cảm và tắc te D. Đáp án khác
Câu 8: Tuổi thọ của đèn ống huỳnh quang khoảng: 
A. 100 giờ B. 1000 giờ C. 8000 giờ D. 800 giờ
Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đèn huỳnh quang? 
A. Không cần chấn lưu B. Tiết kiệm điện năng
C. Tuổi thọ cao D. Ánh sáng không liên tục
Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đèn sợi đốt? 
A. Không cần chấn lưu B. Tiết kiệm điện năng
C. Tuổi thọ thấp D. Ánh sáng liên tục

Bài 41: Đồ dùng loại điện nhiệt-bàn là điện


Câu 1: Đâu là đồ dùng loại điện – nhiệt? 
A. Bàn là điện B. Nồi cơm điện C. ấm điện D. cả 3 đáp án trên
Câu 2: Điện trở của dây đốt nóng: 
A. Phụ thuộc điện trở suất của vật liệu dẫn điện làm dây đốt nóng
B. Tỉ lệ thuận với chiều dài dây đốt nóng
C. Tỉ lệ nghịch với tiết diện dây đốt nóng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Đơn vị điện trở có kí hiệu là: 
A. Ω B. A C. V D. Đáp án khác
Câu 4: Đơn vị điện trở là: 
A. Ampe B. Oát C. Ôm D. Vôn
Câu 5: Có mấy yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng? 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6: Yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng là: 
A. Cân bằng vật liệu dẫn điện có điện trở suất lớn B. Chịu được nhiệt độ cao
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Câu 7: Cấu tạo bàn là có mấy bộ phận chính? 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 8: Cấu tạo vỏ bàn là gồm mấy phần? 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 9: Số liệu kĩ thuật của bàn là có: 
A. Điện áp định mức C. Cả A và B đều đúng B. Công suất định mức D. Đáp án khác
Câu 10: Khi sử dụng bàn là cần lưu ý: 
A. Sử dụng đúng điện áp định mức
B. Khi đóng điện không úp mặt đế bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên quần áo
C. Đảm bảo an toàn về điện và nhiệt
D. Cả 3 đáp án trên

Bài 42- ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN NHIỆT- Nồi cơm điện


Câu 1: Bếp điện có mấy bộ phận chính? 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2: Có mấy loại bếp điện? 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3: Số liệu kĩ thuật của bếp điện là: 
A. Điện áp định mức B. Công suất định mức
C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác
Câu 4: Lưu ý khi sử dụng bếp điện là: 
A. Sử dụng đúng với điện áp định mức của bếp điện
B. Không để thức ăn, nước rơi vào dây đốt nóng, thường xuyên lau chùi bếp
C. Đảm bảo an toàn về điện và nhiệt
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Nồi cơm điện có mấy bộ phận chính? 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6: Vỏ nồi cơm điện có mấy lớp? 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 7: Dây đốt nóng có mấy loại? 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dây đốt nóng? 
A. Dây đốt nóng chính công suất lớn, dây đốt nóng phụ công suất nhỏ
B. Dây đốt nóng chính công suất nhỏ, dây đốt nóng phụ công suất lớn
C. Dây đốt nóng chính và dây đốt nóng phụ công suất như nhau
D. Đáp án khác
Câu 9: Số liệu kĩ thuật của nồi cơm điện là: 
A. Điện áp định mức B. Công suất định mức C. Dung tích soong D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai? 
A. Nồi cơm điện ngày càng được sử dụng nhiều
B. Cần sử dụng đúng với điện áp định mức của nồi cơm điện
C. Sử dụng nồi cơm điện không tiết kiệm điện năng bằng bếp điện
D. Cần bảo quản nồi cơm điện nơi khô ráo

Bài 44:Đồ dùng loại điện cơ - Quạt điện. Máy bơm nước.
Câu 1: Cấu tạo động cơ điện một pha gồm mấy bộ phận chính? 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Đó là stato và roto.
Câu 2: Cấu tạo stato có: 
A. Lõi thép B. Dây quấn C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Câu 3: Cấu tạo roto gồm mấy phần? 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4: Số liệu kĩ thuật của động cơ điện một pha có: 
A. Điện áp định mức B. Công suất định mức C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác
Câu 5: Ưu điểm của động cơ điện một pha là: 
A. Cấu tạo đơn giản B. Sử dụng dễ dàng C. Ít hỏng D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Khi sử dụng động cơ điện một pha cần lưu ý: 
A. Không để động cơ làm việc quá công suất định mức
B. Kiểm tra và tra dầu mỡ định kì
C. Động cơ mới mua hoặc lâu không sử dụng, trước khi dùng phải dùng bút thử điện kiểm tra điện có
rò ra vỏ không
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Cấu tạo quạt điện gồm mấy phần chính? 
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Câu 8: Có mấy loại quạt điện? 
A. 1 B. 2 C. 3 D. Nhiều loại
Câu 9: Cấu tạo máy bơm nước có: 
A. Động cơ điện B. Bơm C. Cả a và B đều đúng D. Đáp án khác
Câu 10: Phần bơm của máy bơm nước có mấy bộ phận chính? 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 11: Cấu tạo động cơ điện 1 pha gồm mấy bộ phận chính?
A.1. B.2 C.3 D.4
Câu 12: Cấu tạo Stato có:
A.Lõi thép B.Dây quấn C.Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai.
Câu 13. Cấu tạo Roto gồm mấy phần?
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 14. Số liệu kĩ thuật của động cơ điện một pha có:
A. Điện áp định mức. B. Công suất định mức. C. Cả A và B đều đúng. D.Đáp án khác.
Câu 15. Ưu điểm của động cơ điện một pha là:
A. Cấu tạo đơn giản. B. Sử dụng dễ dàng. C. Ít hỏng D. Cả 3 đáp án trên.
Bài 46: Máy biến áp 1 pha
Câu 1: Chức năng của máy biến áp một pha? 
A. Biến đổi dòng điện C. Biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều một pha
B. Biến đổi điện áp D. Biến đổi điện áp của dòng điện một chiều
Câu 2: Cấu tạo máy biến áp một pha gồm mấy bộ phận chính? 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3: Lõi thép được làm bằng lá thép kĩ thuật điện có chiều dày: 
A. Dưới 0,35 mm B. Trên 0,5 mm C. Từ 0,35 ÷ 0,5 mm D. Trên 0,35 mm
Câu 4: Máy biến áp một pha có mấy loại dây quấn? 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Dây quấn sơ cấp và thứ cấp lấy điện áp vào
B. Dây quấn sơ cấp và thứ cấp đưa điện áp ra
D. Dây quấn thứ cấp lấy điện áp vào, dây quấn sơ cấp đưa điện áp ra
Câu 6: Số liệu kĩ thuật của máy biến áp một pha là: 
A. Công suất định mức B. Điện áp định mức C. Dòng điện định mức D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Chọn phát biểu đúng: 
A. Tỉ số giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp bằng tỉ số giữa số vòng dây của chúng
B. Tỉ số giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp lớn hơn tỉ số giữa số vòng dây của chúng
C. Tỉ số giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp nhỏ hơn tỉ số giữa số vòng dây của chúng
D. Đáp án khác
Câu 8: Ưu điểm của máy biến áp một pha là: 
A. Cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng  B. Ít hỏng C. Giúp tăng hoặc giảm điện áp D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9: Lưu ý khi sử dụng máy biến áp một pha là: 
A. Điện áp đưa vào máy biến áp không được lớn hơn điện áp định mức
B. Không để máy biến áp làm việc quá công suất định mức
C. Đặt máy biến áp ở nơi sạch sẽ, khô ráo
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Cấu tạo máy biến áp một pha ngoài 2 bộ phận chính còn có: 
A. Vỏ máy B. Núm điều chỉnh C. Đèn tín hiệu D. Cả 3 đáp án trên

Bài 48: Sử dụng hợp lí điện năng


Câu 1: Giờ cao điểm dùng điện là: 
A. Từ 0h đến 18h B. Từ 18h đến 22h C. Từ 22h đến 24h D. Từ 12h đến 18h
Câu 2: Trong ngày có những giờ tiêu thụ điện năng nhiều gọi là: 
A. Giờ “điểm” B. Giờ “thấp điểm” C. Giờ “cao điểm” D. Đáp án khác
Câu 3: Đặc điểm của giờ cao điểm là: 
A. Điện năng tiêu thụ lớn trong khi khả năng cung cấp điện của các nhà máy điện không đáp ứng đủ
B. Điện áp mạng điện bị giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của đồ dùng điện
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 4: Sử dụng hợp lí điện năng gồm mấy cách? 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 5: Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm bằng cách: 
A. Cắt điện bình nước nóng B. Không là quần áo
C. Cắt điện một số đèn không cần thiết D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Sử dụng lãng phí điện năng là: 
A. Tan học không tắt đèn phòng học B. Bật đèn phòng tắm suốt đêm
C. Khi ra khỏi nhà không tắt điện phòng D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Sử dụng hợp lí điện năng gồm: 
A. Giảm bớt dùng điện trong giờ cao điểm B. Không sử dụng lãng phí điện năng
C Sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao là tiết kiệm điện năng. D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8: Để chiếu sáng trong nhà, công sở, người ta nên dùng: 
A. Đèn huỳnh quang B. Đèn sợi đốt C. Cả A và B đều đúng D. Đáp án khác
Câu 9: Để chiếu sáng, đèn huỳnh quang tiêu thụ điện năng như thế nào so với đèn sợi đốt: 
A. Như nhau B. Ít hơn 4 đến 5 lần C. Nhiều hơn 4 đến 5 lần D. Đáp án khác
Câu 10: Hiện nay, cảm biến hiện diện được sử dụng ở: 
A. Các tòa nhà B. Khu thương mại C. Hành lang D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12. Hiện nay cảm biến dùng để điều khiển các thiết bị điện được lắp đặt?
A. Mọi nơi. C. Khu thương mại, hành lang.
B. Chỉ ở nhà ở. D. Các toà nhà, khu thương mại, hành lang.

You might also like