You are on page 1of 13

Câu hỏi ôn tập

Chương 4: KIM LOẠI VÀ HỢP KIM MÀU

CƠ BẢN

Câu 1: Nhôm nguyên chất (Al) thường được sử dụng cho đối tượng nào:
a. Cần có khả năng chống ăn mòn cao
b. Cần dễ gia công tạo hình
c. Cần có tính dẫn điện và dẫn nhiệt cao
d. Cần có giá thành thấp
Câu 2: Các đặc tính nào sau đây là đặc tính cơ bản của nhôm nguyên chất (Al):
a. Là kim loại không có chuyển biến thù hình.
b. Có tính chống ăn mòn cao
c. Tính dẫn nhiệt và dẫn điện cao
d. Có tính chống ăn mòn cao, tính dẫn nhiệt và dẫn điện cao
Câu 3: Đuya-ra là tên gọi hợp kim nhôm hệ:
a. Al - Mg b. Al - Cu
c. Al - Cu - Mg d. Al - Zn - Mg
Câu 4: Theo giản đồ trạng thái của nhôm và nguyên tố hợp kim, có thể chia hợp kim nhôm
thành:
a. Hợp kim nhôm biến dạng
b. Hợp kim nhôm đúc
c. Hợp kim nhôm thiêu kết
d. Hợp kim nhôm biến dạng và hợp kim nhôm đúc
Câu 5: Hợp kim nhôm biến dạng có ưu điểm là:
a. Dễ đúc b. Có độ cứng cao
c. Dễ biến dạng d. Có độ bền thấp
Câu 6: Những tính chất đặc trưng nhất đối với đồng nguyên chất (Cu):
a. Có độ bền cao, tính công nghệ tốt
b. Có độ bền cao, chống ăn mòn tốt
c. Rất dễ biến dạng, dẫn điện và dẫn nhiệt rất tốt
d. Dễ hàn và dễ tạo hình
Câu 7: Khối lượng riêng của đồng nguyên chất (Cu) so với kẽm nguyên chất (Zn) và chì nguyên
chất (Pb) thì:
a. Cao hơn kẽm và thấp hơn chì b. Cao hơn chì và thấp hơn kẽm
c. Bằng kẽm và thấp hơn chì d. Bằng chi và thấp hơn kẽm
Câu 8: Đồng nguyên chất (Cu) là kim loại:
a. Có chuyển biến thù hình.
b. Có kiểu mạng lập phương diện tâm
c. Không có chuyển biến thù hình và có kiểu mạng lập phương thể tâm
d. Không có chuyển biến thù hình và có kiểu mạng lập phương diện tâm
Câu 9: Tên gọi chung của các hợp kim hệ Cu - Zn là gì:
1
a. Brông b. Latông
c. Đồng đỏ d. Đồng bạch
Câu 10: Tên gọi chung các hợp kim của đồng với các nguyên tố khác (trừ hệ Cu-Zn) là gì:
a. Brông b. Latông
c. Đồng đỏ d. Đồng bạch
Câu 11: Nói chung, hàm lượng kẽm (Zn) trong hợp kim Latông thông dụng không quá:
a. 15% b. 25%
c. 35% d. 45%
Câu 12: Các yêu cầu đối với hợp kim làm ổ trượt là:
a. Có hệ số ma sát nhỏ với bề mặt trục
b. Có tính công nghệ tốt
c. Không làm mòn cổ trục
d. Tính công nghệ và hệ số ma sát nhỏ
Câu 13. Ký hiệu LCuZn30
a. Là đồng thau b. Là đồng thanh
c. Là thép hợp kim d. Là hợp kim kẽm

NÂNG CAO

Câu 14. Công dụng của BCuSn10:


a. Đúc tượng, nồi, xoong b. Làm ổ trượt
c. Bánh vít d. Đồ trang trí
Câu 15: Hợp kim nhôm có ưu điểm gì nổi bật nhất so với các hợp kim khác:
a. Có độ bền cao b. Có độ bền riêng cao
c. Có khả năng chống ăn mòn cao d. Có độ dẻo cao
Câu 16: Vì sao nhôm và hợp kim nhôm có khả năng chống ăn mòn tốt trong môi trường khô:
a. Vì nhôm khó tương tác với Oxy.
b. Vì Oxy khó khuếch tán vào trong nhôm
c. Vì Oxyt nhôm có tính bảo vệ tốt
d. Do tạo ra lớp Al2O3 sít chặt trên bề mặt
Câu 17: Lĩnh vực chủ yếu sử dụng Titan (Ti) là:
a. Hàng không và công nghiệp hóa chất
b. Công nghiệp điện tử và máy tính
c. Công nghiệp ôtô
d. Công nghiệp xây dựng
Câu 18: Lĩnh vực ứng dụng chủ yếu của Kẽm (Zn) là:
a. Bảo vệ chống ăn mòn
b. Công nghiệp cơ khí
c. Công nghiệp ôtô
d. Công nghiệp xây dựng
Câu 19: Các hợp kim babit thông dụng để chế tạo ổ trượt có thành phần chủ yếu là:
a. Sn b. Pb c. Sn hoặc Pb d. Zn
Câu 20: Các đặc trưng của cơ bản của Magie (Mg) là:
a. Có độ bền cao, tính công nghệ tốt
b. Nhẹ, khử oxy mạnh và chống ăn mòn tốt
2
c. Rất dễ biến dạng, dẫn điện và dẫn nhiệt rất tốt
d. Dễ hàn và dễ tạo hình
Câu 21: Tính ưu việt nào đáng quan tâm nhất của Brông so với Latông:
a. Độ bền b. Độ cứng
c. Chống ăn mòn nước biển d. Chống mài mòn
Câu 22: Babit là hợp kim để chế tạo:
a. Ổ lăn b. Ổ trượt
c. Ổ bi d. Ổ đũa
Câu 23. Chọn vật liệu làm ổ trượt?
a. BCuSn10 b. AlCu4,5Mg1,5Mn0,5
c. AlSi12Đ d. LCuZn30
Câu 24: Trong ngành ôtô, để chế tạo pittông dùng cho động cơ xăng thường được sử dụng
vật liệu:
a. Hợp kim nhôm đúc
b. Hợp kim nhôm biến dạng
c. Hợp kim nhôm thiêu kết
d. Hợp kim nhôm thiêu kết và hợp kim nhôm đúc
Câu 25: Trong chế tạo cơ khí, để gia công chi tiết máy thường dùng:
a. Nhôm nguyên chất (Al) b. Nhôm có độ sạch cao
c. Các hợp kim của nhôm d. Nhôm có độ sạch trung bình
Câu 26: Trong ngành hàng không, hợp kim nhôm nào thường được sử dụng:
a. Hợp kim nhôm đúc
b. Hợp kim nhôm biến dạng
c. Hợp kim nhôm thiêu kết
d. Hợp kim nhôm thiêu kết và hợp kim nhôm đúc
Câu 27: Đồng vàng là hợp kim đồng:
a. Đồng thanh có hàm lượng kẽm (Zn) nhiều
b. Đồng thau có hàm lượng kẽm (Zn) nhiều
c. Đồng có hàm lượng kẽm (Zn) và thiết (Sn) nhiều
d. Đồng có lẫn vàng (Au)
Câu 28: Kim loại nào thường được sử dụng để mạ làm tăng thêm vẻ đẹp và chống ăn mòn
của các sản phẩm cơ khí:
a. Kẽm (Zn) b. Đồng (Cu)
c. Chì (Pb) d. Magiê (Mg)
Câu 29: Kim loại có khả năng chịu được nhiệt độ cao, dùng nhiều trong công nghệ làm dụng
cụ cắt, trong kỹ thuật điện:
a. Crôm (Cr) b. Đồng (Cu)
c. Bạc (Ag) d. Vônfram (W)

Chương 5: VẬT LIỆU PHI KIM LOẠI


A. VẬT LIỆU VÔ CƠ

CƠ BẢN

Câu 1: Vật liệu vô cơ được tạo thành từ các hợp chất hóa học của các nguyên tố:
3
a. Kim loại với kim loại b. Phi kim với phi kim
c. Kim loại và phi kim d. b và c đúng
Câu 2: Nhóm vật liệu nào dưới đây là nhóm vật liệu vô cơ:
a. PVC và POM b. Thủy tinh và Plastic
c. Vật liệu chịu lữa và gốm d. Xi măng và Polyme
Câu 3: Liên kết trong vật liệu vô cơ là kiểu liên kết:
a. Kim loại b. Kết hợp Ion và đồng hóa trị
c. Vander Waals d. a và c đúng
Câu 4: Đặc trưng cơ bản của vật liệu vô cơ là:
a. Nhiệt độ nóng chảy cao b. Mật độ cao.
c. Cứng và giòn d. a, b và c đúng
Câu 5: Theo đặc điểm kết hợp, vật liệu vô cơ được chia làm:
a. Gốm và vật liệu chịu lửa b. Xi măng và bê tông.
c. Thủy tinh và gốm thủy tinh d. a, b và c đúng

NÂNG CAO

Câu 6: Vật liệu vô cơ có thể tồn tại ở trạng thái nào dưới đây:
a. Tinh thể b. Vô định hình
c. Vừa tinh thể vừa vô định hình d. a, b và c đúng
Câu 7: So với gốm Silicat thì gốm Oxyt có tính chất nổi bật nào sau đây:
a. Bền nhiệt và bền cơ học b. Cách điện và bền hóa học cao.
c. Các tính chất điện và từ đặc biệt d. a và c đúng
Câu 8: Vật liệu vô cơ có độ bền cơ học:
a. Tốt hơn kim loại b. Kém hơn kim loại
c. Đặc trưng độ bền là tính dẻo d. Độ bền giống như các chất hữu cơ
Câu 9: Tính chất vật liệu vô cơ:
a. Dễ bị biến dạng dẻo
b. Khả năng chịu nhiệt không cao
c. Độ bền nén cao hơn nhiều lần so với bền kéo
d. Có độ cứng không cao, dễ bị xốp
Câu 10: vật liệu vô cơ có các tính chất đặc trưng:
a. Bền hóa học, bền nhiệt cao, cách nhiệt tốt
b. Khả năng chịu nhiệt không cao
c. Độ bền nén kém hơn nhiều lần so với bền kéo
d. a và c đúng
Câu 11: Bêtông là loại vật liệu vô cơ:
a. Hai pha b. Đa pha
c. Được kết dính ở nhiệt độ cao d. Chịu lực va đập lớn
Câu 12. Vật liệu vô cơ được tạo thành từ các hợp chất hóa học của các nguyên tố:
a. Kim loại với kim loại b. Phi kim với phi kim
c. Kim loại và phi kim d. b và c đúng
Câu 13. Nhóm vật liệu nào dưới đây là nhóm vật liệu vô cơ
a. PVC và POM; b. Thủy tinh và plastic
c. Vật liệu chịu lửa và gốm d. Xi măng và polyme
4
Câu 14. Vật liệu vô cơ có tính chất nào sau đây
a. Nhiệt độ nóng chảy cao; b. Mật độ cao
c. Cứng và giòn; d. a, b và c đúng
Câu 15. Gốm và vật liệu chịu lửa là nhóm vật liệu vô cơ
a. Vô cơ một pha và đa tinh thể kết dính ở nhiệt độ thấp;
b. Vô cơ đa pha và đa tinh thể kết dính ở nhiệt độ cao
c. Vô cơ có cấu trúc vô định hình;
d. a, b và c đúng
Câu 16. Xi măng và bê tông là nhóm vật liệu vô cơ
a. Vô cơ đa pha và đa tinh thể kết dính ở nhiệt độ thấp;
b. Vô cơ đa pha và đa tinh thể kết dính ở nhiệt độ cao
c. Vô cơ có cấu trúc vô định hình;
d. a, b và c đúng
Câu 17. Thủy tinh và gốm thủy tinh
a. Vô cơ đa pha và đa tinh thể kết dính ở nhiệt độ thấp;
b. Vô cơ đa pha và đa tinh thể kết dính ở nhiệt độ cao
c. Vô cơ có cấu trúc vô định hình;
d. a, b và c đúng

B: VẬT LIỆU HỮU CƠ

CƠ BẢN
Câu 18: Polyme là vật liệu:
a. Có số phân tử nhiều, tùy theo tổ chức có các mắc xích khác nhau
b. Cao phân tử, gồm nhiều mắc xích cơ bản có tổ chức giống nhau
c. Có độ bền cao nhưng dễ bị giòn
d. Tăng tính giảm khi đốt nóng
Câu 19: Chất dẻo nhiệt rắn là loại chất dẻo:
a. Có cấu trúc mạch nhánh
b. Có cấu trúc mạch thẳng
c. Có độ bền, cứng và nhiệt độ làm việc cao
d. Tăng tính dẻo khi đốt nóng
Câu 20: Nhựa PVC là loại:
a. Nhựa nhiệt rắn b. Nhựa nhiệt dẻo
c. Nhựa có độ cứng và chịu nhiệt cao d. Nhựa làm chai và lọ
Câu 21: Để cải thiện cơ tính cho cao su, người ta thường tiến hành:
a. Lưu hóa cao su b. Lão hóa cao su
c. Tăng tính giãn nở nhiệt cho cao su d. Làm cứng cao su
Câu 22: Để phân loại Polyme theo cấu trúc thì người ta căn cứ vào:
a. Nguồn gốc hình thành b. Tính chịu nhiệt
c. Dạng mạch d. a, b và c đều đúng
Câu 23. Vật liệu polyme so với kim loại có:
a. Độ bền thấp hơn;
b. Độ dẻo cao hơn
c. Có cấu trúc vô định hình bền chặt hơn
5
d. a, b đúng
Câu 24. Vật liệu polyme có nguyên tố thành phần chủ yếu là:
a. Cácbon và magiê b. Hydrô và silic
c. Các bon và hydrô d. a, b và c đúng

NÂNG CAO

Câu 25. Cơ tính của vật liệu polyme phù thuộc rất nhiều vào:
a. Áp suất; b. Nhiệt độ
c. Có cấu trúc mạch d. a, b và c đúng
Câu 26: Tính chất cơ nhiệt của Polyme nhạy với các yếu tố nào sau đây:
a. Nhiệt độ b. Tốc độ biến dạng
c. Bản chất hóa học của môi trường d. a, b và c đúng
Câu 27: Các yếu tố làm thuận lợi cho quá trình phá hủy giòn trong vật liệu Polyme là:
a. Nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao b. Tốc độ biến dạng lớn và chiều dày lớn
c. Nhiệt độ thấp và các vết nứt có sẳn d. b và c đúng
Câu 28: Để nâng cao tính chất cơ, lý và hóa cho Polyme, người ta dùng các chất nào sau đây:
a. Chất độn và chất hóa dẻo b. Thủy tinh và Cacbon
c. Chất ổn định và chất chống cháy d. a và c đúng
Câu 29: Phân loại vật liệu hữu cơ theo:
a. Theo nguồn gốc hình thanh b. Theo cấu trúc mạch
c. Theo tính chất nhiệt d. Tất cả đều đúng
Câu 30: Đặc điểm vật liệu hữu cơ (polyme):
a. Có cấu trúc dạng mạch
b. Có độ bền cao hơn kim loại
c. Môđun đàn hồi cao hơn kim loại
d. Độ dẻo thấp hơn kim loại
Câu 31: vật liệu hữu cơ (polyme) có:
a. Tính dẫn nhiệt cao b. Khối lượng riêng nhỏ
c. Tính dẫn điện cao d. Độ dẻo thấp hơn kim loại
Câu 32: Chọn câu phát biểu sai:
a. Sơn Chịu được nhiệt độ cao
b. Sơn làm tăng vẻ đẹp cho sản phẩm
c. Sơn dùng để bảo vệ trách sự xâm thực của môi trường
d. Sơn là hỗn hợp nhiều chất: chất tạo màng, bột màu, dung môi
Câu 33: Chọn câu phát biểu sai khi sử dụng dầu, mỡ:
a. Không ăn mòn kim loại, không đóng cặn.
b. Mỗi lớp dầu trong máy phải có một chiều dày đủ.
c. Không bị khô vì ánh sáng mặt trời.
d. Không có khả năng làm mát các chi tiết máy
Câu 34. Vật liệu polyme (hữu cơ) tự nhiên gồm:
a. Sơn b. Keo dán
c. Gỗ, cao su d. a, b và c đúng
Câu 35. Vật liệu polyme (hữu cơ) nhân tạo gồm:
a. Sơn b. Keo dán
6
c. Gỗ, cao su d. a và b đúng
Câu 36. Vật liệu polyme (hữu cơ) có chất dẻo nhiệt dẻo gồm:
a. Sơn, cao su b. PVC, PE
c. Vật liệu chống dính d. a và b đúng
Câu 37. Vật liệu polyme (hữu cơ) có chất dẻo nhiệt rắn gồm:
a. Sơn, keo dán, silicon b. PVC, PE
c. Vỏ bọc dây cách điện d. a, b và c đúng
Câu 38. Theo các hình ảnh (hình 38) thể hiện các vật, vật nào có vật liệu là vô cơ:
a. Hình a b. Hình b c. Hình c d. Hình d

Hình 38 Các dạng vật liệu dùng trong công nghiệp

Chương 6: VẬT LIỆU BỘT VÀ VẬT LIỆU COMPOZIT

CƠ BẢN

Câu 1: Vật liệu bột được chế tạo từ:


a. Kim loại và chất hữu cơ b. Kim loại và hợp kim
c. Hợp kim và vật liệu vô cơ d. a, b và c đều đúng
Câu 2: Ưu điểm của vật liệu bột:
a. Hiệu suất sử dụng nguyên liệu cao
b. Thành phần tổ chức được khống chế dễ dàng
c. Có độ cứng cao
d. a, b và c đều đúng
Câu 3: Hợp kim cứng từ vật liệu bột được chia làm các nhóm:
a. Nhóm một cácbít b. . Nhóm hai cácbít
c. Nhóm ba cácbít d. a, b và c đều đúng
Câu 4: Vật liệu Compozit là loại:
a. Vật liệu kết hợp b. Vật liệu tổng hợp
c. Vật liệu vô cơ d. Vật liệu kim loại
Câu 5: Các pha của vật liệu Compozit có đặc trưng:
a. Hòa tan vào nhau có hạn b. Hòa tan vô hạn
c. Không hòa tan vào nhau d. Tạo hỗn hợp cơ học
Câu 6: Pha liên tục trong toàn khối vật liệu Compozit là pha:
a. Nền b. Rắn
c. Cốt d. Pha trung gian
Câu 7: Độ bền của Compozit chịu ảnh hưởng rất lớn từ:
7
a. Độ bền của pha cốt b. Kiểu liên kết của pha cốt – nền
c. Độ bền của pha nền d. Độ bền liên kết pha cốt – nền
Câu 8: Theo bản chất của nền thì vật liệu Compozit được chia thành mấy loại:
a. 1 b. 2
c. 3 d. 4

NÂNG CAO

Câu 9: Qui trình công nghệ gia công chi tiết từ vật liệu bột:
a. Tạo bột, phối liệu tạo hình, thiêu kết
b. Tạo bột, thiêu kết, phối liệu tạo hình
c. Thiêu kết, tạo bột, phối liệu tạo hình
d. Tất cả đều đúng
Câu 10: Vật liệu bột dùng để làm:
a. Vật liệu làm đĩa cắt
b. Vật liệu mài như bột mài nghiền, đá mài, giấy nhám
c. Bạc trượt tự bôi trơn bên trong có chứa nhiều lỗ xốp
d. Tất cả đều đúng
Câu 11: Pha nền của Compozit hạt mịn thường là:
a. Kim loại và hợp kim b. Vật liệu gổ
c. Vật liệu hữu cơ d. Vật liệu thông minh
Câu 12: Bêtông là loại compozit:
a. Hạt thô nền kim loại b. Hạt thô nền Polyme
c. Hạt mịn nền kim loại d. Hạt thô nền gốm
Câu 13: Yêu cầu của pha nền và cốt trong Compozit cốt sợi là:
a. Nền dẻo, sợi bền và khối lượng riêng nhỏ
b. Nền kim loại, sợi cứng và khối lượng riêng lớn
c. Nền dẻo, sợi bền và khối lượng riêng lớn
d. Nền polyme, sợi cứng và khối lượng riêng nhỏ
Câu 14: Cơ tính của Compozit cốt sợi phụ thuộc chủ yếu vào:
a. Chất lượng của sợi và khối lượng riêng nhỏ
b. Chất lượng của nền và khối lượng riêng lớn
c. Sự định hướng của sợi so với chiều ứng suất đặt vào
d. Sự phân tán của nền và sợi
Câu 15: Vật liệu Compozit là loại vật liệu kết hợp, ngoài ra còn có nhóm vật liệu bán dẫn, siêu
dẫn được kết hợp từ:
a. Hữu cơ (polyme) và ceramic (vô cơ) b. Kim loại, hữu cơ và ceramic
c. Kim loại và ceramic (vô cơ) d. kim loại và hữu cơ
Câu 16: Vật liệu Compozit là loại vật liệu kết hợp, ngoài ra còn có nhóm vật liệu silicon được
kết hợp từ:
a. Hữu cơ (polyme) và ceramic (vô cơ) b. Kim loại, hữu cơ và ceramic
c. Kim loại và ceramic (vô cơ) d. kim loại và hữu cơ
Câu 17: Vật liệu Compozit là loại vật liệu kết hợp, ngoài ra còn có nhóm vật liệu polyme dẫn
điện được kết hợp từ:
a. Hữu cơ (polyme) và ceramic (vô cơ) b. Kim loại, hữu cơ và ceramic
8
c. Kim loại và ceramic (vô cơ) d. kim loại và hữu cơ
Câu 18: Vật liệu Compozit là loại vật liệu kết hợp tính chất giữa:
a. 1pha b. đa pha
c. 2 pha d. 3pha
Câu 19: Theo đặc điểm cấu trúc của cốt có thể phân chia compozit:
a. Compozit cốt hạt b. Compozit cốt sợi
c. Compozit cấu trúc d. cả a, b và c
Câu 20: Theo đặc điểm cấu trúc của Compozit cốt hạt chia làm các nhóm nhỏ:
a. Cốt hạt thô –hạt mịn b. Cốt hạt liên tục – gián đoạn
c. Cốt hạt tròn –hạt đa giác d. Cốt hạt nhám –hạt nhẵn
Câu 21: Theo đặc điểm cấu trúc của Compozit cốt sợi chia làm các nhóm nhỏ:
a. Cốt sợi thô – sợi mịn b. Cốt sợi liên tục – sợi gián đoạn
c. Cốt sợi tròn – sợi đa giác d. Cốt sợi nhám – sợi nhẵn
Câu 22: Pha nền của Compozit là pha liên tục, đóng vai trò chủ yếu:
a. Liên kết các phần tử cốt thành một khối
b. Tạo khả năng để tiến hành gia công compozit
c. Che phủ, bảo vệ cốt
d. Cả a, b, c
Câu 23: Hợp kim cứng (WC, TiC…) được liên kết nền là Coban làm chất dính kết, là loại
compozit cốt hạt:
a. Cốt hạt thô b. Cốt hạt hạt mịn
c. Cốt hạt liên tục d. Cốt hạt gián đoạn
Câu 24: Vật liệu làm nền được sử dụng phổ biến cho compozit cốt sợi với đủ các chủ loại
thường là:
a. Kim loại b. Vô cơ
c. Polyme d. Cả a,b và c
Câu 25: Hợp kim cứng chế tạo từ vật liệu bột được ký hiệu:
a. BK8 b. T15K6
c. TT7K12 d. a,b và c đều đúng

Chương 7: NHIỆT LUYỆN THÉP

CƠ BẢN

Câu 1: Đối với hợp kim Fe - C, tổ chức Mactenxit là:


a. Dung dịch rắn quá bão hòa của C trong Fe
b. Dung dịch rắn bão hòa của C trong Fe
c. Dung dịch rắn quá bão hòa của C trong Fe
d. Dung dịch rắn bão hòa của C trong Fe
Câu 2: Đặc điểm quan trọng nhất của chuyển biến Austenit - Mactensit là :
a. Khuếch tán và xảy ra khi nguội liên tục
b. Khuếch tán và xảy ra khi nguội đẳng nhiệt
c. Không khuếch tán và chỉ xảy ra khi nguội đẳng nhiệt
d. Không khuếch tán và chỉ xảy ra khi nguội liên tục
Câu 3: Ủ là phương pháp nhiệt luyện:
9
a. Làm ổn định tổ chức
b. Đạt tổ chức cân bằng có độ cứng thấp nhất
c. Khử bỏ ứng suất bên trong
d. Làm nhỏ hạt
Câu 4: Đặc trưng của công nghệ ủ là:
a. Làm nguội chậm cùng lò
b. Làm nguội chậm để đạt tổ chức cân bằng
c. Giữ nhiệt lâu
d. Nhiệt độ nung cao
Câu 5: Sau khi biến dạng dẻo, thép được nung nóng tới 200 ÷ 3000C có tác dụng :
a. Giảm ứng suất bên trong b. Khử hoàn toàn ứng suất bên trong
c. Giảm độ cứng d. Khôi phục hoàn toàn tính dẻo
Câu 6: Nhiệt độ nung và điều kiện làm nguội khi thường hóa thép cacbon là:
a. Nung cao hơn Ac1, nguội ngoài không khí
b. Nung cao hơn Ac3 hoặc Accm, nguội ngoài không khí
c. Nung cao hơn Ac3 hoặc Accm, nguội cùng lò
d. Nung thấp hơn Ac3 hoặc Accm, nguội cùng lò
Câu 7: Mục đích của thường hóa là:
a. Nâng cao độ cứng và độ bền
b. Đạt độ cứng thích hợp, làm nhỏ Xêmentit
c. Nâng cao độ bền và tính chống mài mòn
d. Chủ yếu là khử ứng suất
Câu 8: Đặc trưng của công nghệ tôi thép là: sau khi nung thép tới trạng thái Austenit thì làm
nguội:
a. Thật nhanh, càng nhanh càng tốt b. Vừa trong nước
c. Chậm trong dầu d. Nhanh thích hợp tùy loại thép
Câu 9: Một cách tổng quát, môi trường tôi thích hợp cho thép cacbon là:
a. Nước b. Nước lạnh c. Dầu nguội d. Dầu nóng
Câu 10: Một cách tổng quát, môi trường tôi thích hợp cho thép hợp kim là:
a. Muối nóng chảy b. Nước nguội
c. Dầu nóng d. Không khí
Câu 11: Ram thép nhằm mục đích:
a. Khử ứng suất và làm mềm thép
b. Nâng cao độ cứng và tính chống mài mòn
c. Khử ứng suất và biến đổi tổ chức có độ cứng thích hợp
d. Nâng cao độ bền và tính đàn hồi
Câu 12: Đối với thép kết cấu, có hàm lượng Cacbon trung bình để cơ tính tổng hợp cao cần:
a. Tôi + ram thấp b. Thấm cacbon
c. Tôi + ram cao d. Tôi + ram cao + tôi bề mặt
Câu 13: Theo nhiệt độ, người ta chia phương pháp ram thép thành mấy loại:
a. 1 b. 2 c. 3 d. 4
Câu 14: Theo yêu cầu nào dưới đây thì ram thép ở nhiệt độ thấp (150 ÷ 2500C)
a. Độ cứng là chủ yếu b. Độ bền là chủ yếu
c. Vừa cứng, vừa dẻo d. Vừa bền, vừa dẻo

10
Câu 15: Đặc tính nổi bật của thép khi ram ở nhiệt độ trung bình (350 ÷ 4500C) là :
a. Độ bền cao b. Tính đàn hồi cao.
c. Độ cứng cao d. Độ cứng và độ bền cao
Câu 16: Đặc tính nổi bật của thép khi ram cao (hơn 5000C) là:
a. Độ cứng và tính đàn hồi cao b. Độ cứng và độ dẻo cao
c. Độ bền kết hợp với độ dẻo cao d. Dễ gia công biến dạng

NÂNG CAO

Câu 17: Nhiệt độ nung và điều kiện làm nguội khi ủ hoàn toàn cho thép trước cùng tích là:
a. Nung cao hơn Ac3, nguội cùng lò
b. Nung cao hơn Ac3, nguội ngoài không khí
c. Nung cao hơn Ac1, nguội cùng lò
d. Nung cao hơn Ac1, nguội ngoài không khí
Câu 18: Khi ram thép, quy luật thay đổi cơ bản cơ tính theo nhiệt độ như sau:
a. Độ cứng giảm, độ bền tăng, độ dẻo tăng
b. Độ cứng tăng, độ bền tăng, độ dẻo giảm
c. Độ cứng giảm, độ bền giảm, độ dẻo tăng
d. Độ cứng tăng, độ bền giảm, độ dẻo tăng
Câu 19: Tính (độ) thấm tôi của thép phụ thuộc chủ yếu vào:
a. Thành phần Cacbon b. Thành phần hợp kim
c. Độ sạch tạp chất Photpho và Lưu huỳn h d. Mức độ triệt để khử Ôxy
Câu 20: Tính (độ) thấm tôi là khả năng:
a. Đạt độ cứng cao khi tôi b. Đạt được lớp Mactenxit dày khi tôi
c. Dễ đạt được tổ chức Mactenxit khi tôi d. Dễ thấm cacbon
Câu 21: Thép có độ thấm tôi cao là thép:
a. Dễ đạt độ cứng cao khi tôi
b. Dễ đạt độ cứng cao, đồng đều trên tiết diện lớn
c. Khi tôi không cần làm nguội nhanh cũng đạt độ cứng cao
d. Dễ thấm Cacbon
Câu 22: Áp dụng nung nóng trong chân không khi tôi là để:
a. Khử khí, nâng cao chất lượng thép cho thành phẩm
b. Thành phẩm đạt độ bóng cao, độ cứng cao
c. Thành phẩm đạt độ cứng cao mà không bị giòn
d. Giảm biến dạng cong vênh cho thành phẩm
Câu 23: Nhiệt độ nung và điều kiện làm nguội khi tôi thép là:
a. Nung cao hơn nhiệt độ tới hạn, nguội nhanh hơn tốc độ tới hạn
b. Nung cao hơn nhiệt độ tới hạn, nguội rất nhanh
c. Nung đến nhiệt độ tới hạn, nguội với tốc độ tới hạn
d. Nung đến nhiệt độ tới hạn, nguội rất nhanh
Câu 24: Hiện tượng thoát Cacbon khi nung nóng, trong quá trình tôi thép sẽ làm cho thép:
a. Trở nên giòn b. Không đạt được độ cứng cao nhất
c. Giảm độ bóng bề mặt d. Khó gia công cắt
Câu 25: Ủ khuếch tán nhằm mục đích gì
a. Tạo graphit cầu trong thép
11
b. Tạo tổ chức peclit hạt trong thép dụng cụ cacbon
c. Làm đồng đều thành phần cho thép hợp kim
d. Làm nhỏ hạt cho thép trước cùng tích
Câu 26: Khi nguội chậm thì Austenit trong thép cacbon chuyển thành:
a. Peclit b. Bainit c. Mactensit d. Mactensit ram
Câu 27: Thấm cacbon là phương pháp có hiệu quả để nâng cao khả năng làm việc của:
a. Bánh răng b. Nhíp, lò xo c. Ổ lăn d. Dao cắt
Câu 28: Nhiệt luyện thép là quá trình làm thay đổi tính chất của kim loại bằng cách:
a. Làm nguội theo tốc độ qui định
b. Nung nóng thép tới nhiệt độ nhất định
c. Giữ ở nhiệt độ cần nung một thời gian
d. Cả 3 giai đoạn trên
Câu 29: Ủ và thường hoá đều nhằm mục đích:
a. Làm tăng khả năng chịu lực
b. Làm giảm độ dẻo dai
c. Giảm độ cứng để dễ gia công cắt gọt
d. Làm tăng tuổi thọ của vật liệu
Câu 30: Để làm giảm ứng suất bên trong cho các lò xo sau khi uốn nguội thường phải qua:
a. Ủ ở nhiệt độ thấp (ủ thấp) b. Ủ đẳng nhiệt
c. Ủ không hoàn toàn d. Ủ khuyếch tán
Câu 31: Hiện tượng nứt, cong, vênh sản phẩm sau khi tôi do:
a. Làm nguội nhanh, ứng suất nhiệt bé
b. Làm nguội nhanh, ứng suất nhiệt lớn
c. Làm nguội nhanh, thời gian giữ nhiệt quá lâu
d. Làm nguội trong một môi trường, ứng suất nhiệt lớn
Câu 32: Để nâng cao cơ tính và tuổi thọ của thép sau khi tôi cần phải:
a. Ủ lại ở nhiệt độ thấp
b. Thường hoá thép ở nhiệt độ trung bình
c. Ram thép ở nhiệt độ nhỏ hơn 7000c
d. Ram thép ở nhiệt độ lớn hơn 7000c
Câu 33: Hiện tượng ôxy hoá và thoát cacbon xảy ra cho thép có 0,3% C do:
a. Các bon trong thép bị giảm xuống nhỏ hơn 0,3%
b. Do làm nguội trong thời gian quá nhanh
c. Do nung trong thời gian quá lâu
d. Các bon trong thép bị giảm xuống quá nhanh
Câu 34: Độ cứng bề mặt sau khi nhiệt luyện không đạt yêu cầu do:
a. Độ cứng cao khi ủ do tốc độ làm nguội lớn
b. Độ cứng thấp khi tôi do nhiệt độ nung thấp
c. Độ cứng cao khi thường hoá do tốc độ làm nguội lớn
d. Các trường hợp trên đều đúng
Câu 35: Mục đích của ủ thép là:
a. Làm đồng đều thành phần khi chi tiết bị thiên tích
b. Giảm hoặc khử ứng suất bên trong chi tiết
c. Làm nhỏ hạt thép
d. a, b và c đều đúng
12
Câu 36: Phương pháp nhiệt luyện nào sau đây được xem là phương pháp nhiệt luyện sơ bộ:
a. Ủ và thường hóa b. Ram c. tôi d. Ủ kết tinh lại
Câu 37: Thép các bon sau khi tôi, không thể dùng ngay vì:
a. Quá cứng b. Quá giòn.
c. Không đàn hồi d. Độ bền thấp
Câu 38: Ram là nguyên công:
a. Bắt buộc sau khi tôi b. Không bắt buộc
c. Tùy thuộc tổ chức nhận được d. Tùy thuộc cơ tính yêu cầu
Câu 39: Nhiệt luyện thép nhằm:
a. Biến đổi cơ tính và cải thiện tính công nghệ
b. Thay đổi điện trở của vật liệu
c. Tăng độ cứng của thép
d. Chống giòn cho vật liệu
Câu 40: Đặc điểm nào sau đây là yếu tố của quá trình nhiệt luyện:
a. Nhiệt độ nung nóng b. Thời gian giữ nhiệt
c. Tốc độ làm nguội d. a, b và c đúng
Câu 41. Môi trường tôi mạnh là môi trường
a. Có tác động hóa học mạnh
b. Có tốc độ nguội cao
c. Làm cho thép có độ cứng cao
d. Có nhiệt dung cao
Câu 42. Phương pháp tôi nào ít gây ra ứng suất nhiệt?
a. Tôi trong một môi trường b Tôi phân cấp
c. Tôi đẳng nhiệt d. Tôi trong hai môi trường
Câu 43. Mục đích của ủ thấp là:
a. Khử ứng suất b. Tăng độ dẻo
c. Làm nhỏ hạt d. Giảm độ cứng
Câu 44. Ram thấp áp dụng cho các chi tiết:
a. Cần độ cứng cao như dao cắt, khuôn dập nguội
b. Cần cơ tính tổng hợp cao như bánh răng, trục
c Cần khử ứng suất bên trong
d Cần đàn hồi như lò xo, nhíp
Câu 45. Mục đích của ủ đẳng nhiệt là:
a. Khử ứng suất b. Giảm độ cứng c. Tăng độ dẻo d. Làm nhỏ hạt
Câu 46. Nung nóng và làm nguội từng phần khi tôi cao tần áp dụng cho các chi tiết nào?
a. Chi tiết có bề mặt nhỏ b. Trục dài, băng máy với bề mặt lớn
c Bánh răng lớn, cổ trục khuỷu d. Chi tiết có hình dạng đơn giản
Câu 47. Để đảm bảo cơ tính của lõi, trước khi tôi cảm ứng, cần phải áp dụng phương pháp
nhiệt luyện nào?
a Tôi và ram cao b. Ủ
c. Thường hóa rồi tôi d. Tôi và ram trung bình
Câu 48. Thép làm bánh răng, sau khi tôi phải …
a. Ram thấp b. Ram cao
c. Ram trung bình d. Thường hóa

13

You might also like