You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

HỌC PHẦN VẬT LIỆU ĐIỆN, ĐIỆN TỬ


I. Phần câu hỏi lý thuyết
Câu 1. Trình bày cấu tạo của kim loại và hợp kim?
Câu 2. Trình bày các tính chất của kim loại và hợp kim?
Câu 3.Thế nào là vật liệu dùng làm điện trở? Phân loại vật liệu dùng làm điện trở. (5)
Câu 4. Vật liệu dùng làm tiếp điểm cố định cần phải thỏa mãn những yêu cầu gì
Câu 5. Trình bày bản chất vật lý của sự phân cực điện môi?
Câu 6. Trình bày tính chất cơ lý hòa của vật liệu điện môi
Câu 7. Nêu tính chất vật lý, tính chất hóa học, sản xuất và phạm vi ứng dụng của silic?
Câu 8. Trình đặc điểm và ứng dụng của các loại vật liệu từ mềm trong từ trường thay đôi
có tần số cao?
Câu 9. Tổn hao điện môi là gì? Trình bày cách xác định tổn hao điện môi với điện áp
xoay chiều?
Câu 10. Trình bày các dạng tổn hao điện môi?
Câu 11. Trình bày đặc điểm và ứng dụng của chất Xec-nhet điện?
Câu 12. Phân cực điện môi là gì? Hãy nêu các đặc điểm bản chất khác nhau giữa sự phân
cực và sự dẫn điện trong điện môi.
II. Phần câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Vật liệu điện được chia thành các nhóm lớn như sau:
a) Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện
b) Vật liệu dẫn từ, vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện
c) Vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ
d) Cả a, b và c đều sai
Câu 2. Vật liệu cách điện được chia ra làm các loại:
a) Vật liệu cách điện thể khí
b) Vật liệu cách điện thể lỏng
c) Vật liệu cách điện thể rắn
d) Cả a, b và c đều đúng
Câu 3. Một loại vật liệu được dùng làm sơn dán trong công nghệ sản xuất micanit và
trong việc lắp ráp sửa chữa.
a) Sơn dầu bitum
b) Sơn cánh kiến
c) Sơn policlovinyl
d) Sơn polistirol
Câu 4. Một loại vật liệu sau khi bị đánh thủng, có khả năng cách điện được phục hồi trở
lại mặc dầu sau nhiều lần bị đánh thủng một phần bị cháy hoặc bị phân hủy về mặt hóa
học, loại vật liệu đó là:
a) Các hợp chất cách điện
b) Dầu mỏ cách điện
c) Sơn và các hợp chất cách điện
d) Điện môi sáp
Câu 5. Thủy tinh là những chất vô cơ:
a) Không định hình
b) Có định hình
c) Định hình luôn thay đổi
d) Không xác định được
Câu 6. Điện trở suất phụ thuộc vào các yếu tố:
a) Bản chất của vật liệu
b) Kích thước của vật liệu
c) Chiều dài của vật liệu
d) Cả a, b và c đều sai
Câu 7. Điện trở suất của vật liệu cách điện có giá trị:
a) Rất nhỏ
b) Rất lớn
c) Trung bình
d) Cả b, c đúng
Câu 8. Khi cần lựa chọn vật liệu cách điện người ta căn cứ vào:
a) Vật liệu cách điện thể rắn
b) Vật liệu cách điện thể khí
c) Kích thước của vật liệu
d) Độ bền nhiệt, độ cách điện
Câu 9. Một loại nhựa giòn có màu vàng hoặc nâu có tính chất cách điện như sau (ρ =
1014÷1015) Ωcm, Eđt = 10÷15kV/mm và có hằng số điện môi ε và tgδ phụ thuộc vào nhiệt
độ đó là:
a) Nhựa tổng hợp
b) Nhựa fenolfomandehyt
c) Nhựa silic hữu cơ
d) Nhựa thông
Câu 10. Vật liệu có thành phần gồm (60%Cu+40%Ni) có tên gọi là:
a) Constantan
b) Mai so
c) Ferro – Niken
d) Niken – Crom
Câu 11. Hợp kim có thành phần (74%Fe+25%Ni+1%Cr) có tên gọi là:
a) Constantan
b) Sắt – Niken – Crom
c) Ferro – Niken
d) Niken – Crom
Câu 12. Lực ấn tiếp điểm là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới điện trở tiếp xúc của tiếp
điểm, khi lực ấn tăng thì điện trở tiếp xúc sẽ:
a) Tăng
b) Không thay đổi
c) Giảm
d) Tăng rất nhiều
Câu 13. Đồng thanh là hợp kim của đồng với các nguyên tố
a) Á kim
b) Kim loại đen
c) Là đồng được chế tạo thành thanh
d) Với các nguyên tố kim loại khắc trừ kẽm
Câu 14. Điện dẫn suất có công thức tính như sau:

a)

b)

c)

d)
Câu 15. Sức bền của tiếp điểm bị ảnh hưởng bởi:
a) Bản chất bề mặt tiếp điểm, lực ấn tiếp điểm
b) Nhiệt độ, bản chất bề mặt, lực ấn tiếp điểm
c) Trạng thái về bề mặt khi tiếp xúc
d) Bản chất, trạng thái bề mặt, nhiệt độ và lực ấn tiếp điểm
Câu 16. Vật liệu được dùng làm các tiếp điểm điện cần phải thỏa mãn những điều kiện
sau:
a) Có sức bền cơ khí và độ rắn tốt
b) Có điện trở suất nhỏ, dẫn nhiệt và dẫn điện tôt
c) Có nhiệt độ nóng chảy và hóa hơi cao
d) Cả a, b và c đều đúng
Câu 17. Pecmaloi là họp kim của sắt với:
a) Niken
b) Mangan
c) Coban
d) Nhôm
Câu 18. Đặc điểm của vật liệu sắt từ cứng là:
a) Có độ dẫn từ thấp, có từ dư lớn
b) Độ dẫn từ lớn, tổn hao bé
c) Cả a và b đều đúng
d) Cả a và b đều sai
Câu 19. Đặc điểm của vật liệu sắt từ mềm là:
a) Có độ dẫn từ thấp, có từ dư lớn
b) Độ dẫn từ lớn, tổn hao bé
c) Cả a và b đều đúng
d) Cả a và b đều sai
Câu 20. Hợp kim có độ tử thẩm cao gồm các loại:
a) Permaloi, Alsifer
b) Permaloi, Alsifer, Alunico
c) Permaloi, Alsifer, Alunisi
d) Permaloi, Alsifer, Aluni
Câu 21. Tính điện trở của một dây dẫn bằng đồng có tiết diện 0,2cm 2, điện trở suất
1,75.10-8Ωmm2/m, chiều dài 100m.
a) 8,75.10-2 Ω
b) 8,75.10-4 Ω
c) 8,75.10-5 Ω
d) 8,75.10-6 Ω
Câu 22. Một dây dẫn bằng đồng có chiều dài 1km thì có điện trở là 8,7Ω, điện trở suất
1,75.10-8Ωmm2/m nếu ta đưa dây dẫn đó chập đôi lại thì điện trở của dây dẫn sau khi chập
lại có giá trị là:
a) 8,7Ω
b) 17,4Ω
c) 4,35Ω
d) 2,175Ω
III. Phần bài tập.
Bài 1. Một thanh cách điện hình trụ có đường kính d = 5mm và chiều dài l = 15mm, bằng
chất polytêtrafluoroêtylen, có điện trở suất khối ρ v = 1015Ωm và điện trở suất mặt ρs =
1016Ωm , hai đầu có bọc kim loại để làm điện cực. Đặt điện áp lên hai điện cực U = 1kV,
một chiều. Hãy tính dòng điện rò qua thanh cách điện và tính tổn hao công suất.
Bài 2. Một khối lập phương bằng ebônit, có cạnh a = 50mm, có điện trở suất khối ρ v =
5.103Ωm và điện trở suất mặt ρs = 1013Ωm trên hai mặt đối diện có bọc kim loại để làm
điện cực. Điện áp một chiều đặt lên hai điện cực U =2kV. Hãy xác định dòng điện rò và
tổn hao công suất.
Bài 3. Một vật liệu bán dẫn có năng lượng vùng cấm là 2,3ev. Hãy tính
a) Giải sóng ánh sáng mà VLBD này có thể hấp thụ được.
b)Giải sóng ánh sáng mà VLBD này có thể phát ra được.
Bài 4. Cho biết nhôm có tinh thể kiểu mạng lập phương diện tâm với hằng số tinh thể là a

=4,04 A0 .
b/Tính mật độ khối của tinh thể nhôm?
c/ Tính mật độ nguyên tử của tinh thể nhôm?
Bài 5. Một tụ điện phẳng cách điện bằng giấy, diện tích điện cực A = 100*100mm 2; cách

điện có các thông số sau đây: bề dày a = 1mm; ε = 8; p v = 1010Ωm; tgδ = 0,1. Hãy tính

tổn hao điện môi và tổn hao điện môi trung bình trên một đơn vị thể tích khi điện áp đặt
lên tụ là:
1) Điện áp một chiều U = 1kV;
2) Điện áp xoay chiều U = 1kV, tần số f = 50kz.
Biết hằng số điện ε0 = 8,854.10-12 (F/m)
Bài 6. Tụ sứ có điện cực phẳng hình vuông cạnh 100mm, bề dày 2mm ; =6; điện trở suất
 = 1016 m, tg = 2.10 –3
a. Hãy tính tổn hao khi đặt diện áp DC 1KV.
b. Hãy tính tổn hao khi đặt diện áp AC 1KV, Tần số 50 HZ
Biết hằng số điện ε0 = 8,854.10-12 (F/m)
Bài 7. Tính tổn hao trung bình trong 1 đơn vị thể tích của dầu biến thế khi đặt trong điện
trường E = 40 KV/cm ; f= 50 Hz ;  = 2,2 ; hệ số tổn hao tg = 0,017. Biết hằng số điện ε0
= 8,854.10-2 (F/m)

You might also like