You are on page 1of 46

CÂU HỎI THỰC TIỄN

BÀI 1. THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ


Câu 1. Fluorine và hợp chất của nó được sử dụng làm chất chống
sâu răng, chất cách điện, chất làm lạnh, vật liệu chống dính,...
Nguyên tử fluorine chứa 9 electron và có số khối là 19. Tổng số
hạt proton, electron và neutron trong nguyên tử fluorine là:
A. 19. B. 28. C. 30. D. 32.
Câu 2. Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến
nhiều nhất của carbon, dạng còn lại đó là than chì. Kim cương có
độ cứng cao và khả năng quang học cực tốt và chúng được ứng
dụng trong các ngành công nghiệp và đặc biệt những viên kim
cương chất lượng tốt nhất được sử dụng trong ngành kim hoàn với
giá trị kinh tế rất cao. Nguyên tử của nguyên tố carbon có số hiệu
nguyên tử là 6 và số khối là 12. Tổng số hạt proton, electron và
neutron trong nguyên tử carbon là:
A. 38. B. 28. C. 18. D. 8.
Câu 3. Nước cất (H2O) là nước tinh khiết, nguyên chất, được điều chế
bằng cách chưng cất và thường được sử dụng trong y tế như pha chế
thuốc tiêm, thuốc uống, biệt dược, rửa dụng cụ y tế, rửa vết thương,...
Tổng số electron, proton và neutron trong một phân tử H 2O. (Biết trong
phân tử này, nguyên tử H chỉ được tạo nên từ 1 proton và 1 electron,
nguyên tử O có 8 proton và 8 neutron)
A. 21. B. 25 C. 26. D. 28.
Câu 4. Beryllium là một nguyên tố hóa trị II có độc tính, Beryllium
có màu xám như thép, cứng, nhẹ và giòn, và là kim loại kiềm thổ,
được sử dụng chủ yếu như chất làm cứng trong các hợp kim. Hạt
nhân của nguyên tử Beryllium có 4 proton và có số khối bằng 9. Số
neutron và electron của nguyên tử Beryllium là:
A. 5n, 4e. B. 4n, 5e. C. 5n, 9e. D. 9e, 5n.
Câu 5. Các hợp chất của nguyên tố X được sử dụng như là vật liệu chịu lửa trong các lò
sản xuất sắt, thép, kim loại màu, thủy tinh và xi măng. Oxide của X và hợp chất khác
cũng được sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp hóa chất và xây dựng. Nguyên tử X
có tổng số hạt là 36. Số hạt không mang điện bằng một nữa hiệu số giữa tổng số hạt với
số hạt mang điện tích âm. Số neutron và electron của nguyên tử X là:
A. 11n, 12e. B. 12n, 11e. C. 12n, 12e. D. 13e, 13n.
Câu 6. Hợp kim chứa nguyên tố X nhẹ và bền, dùng chế tạo vỏ
máy bay, tên lửa. Nguyên tố X còn được sử dụng trong xây dựng,
ngành điện và đồ gia dụng. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số
hạt (proton, electron, neutron) là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều
hơn tổng số hạt không mang điện là 12. Số khối của nguyên tử X là
A. 22. B. 27 C.32. D. 34.
Câu 7. Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi trong đời sống: đúc
tiền, làm đồ trang sức, làm răng giả,... Muối iodide của X được sử
dụng nhằm tụ mây tạo ra mưa nhân tạo. Tổng số hạt cơ bản trong
nguyên tử nguyên tố X là 155, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 33 hạt. Số khối của nguyên tử X là:
A. 108. B. 107. C. 65. D. 55.
Câu 8. X là nguyên tố hoá học có trong thành phần của chất có
tác dụng oxi hoá và sát khuẩn cực mạnh, thường được sử dụng
với mục đích khử trùng và tẩy trắng trong lĩnh vực thuỷ sản, dệt
nhuộm, xử li nước cấp, nước thải, nước bể bơi. Nguyên tử X có
tổng số các loại hạt bằng 52, trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Số khối của nguyên tử X
là:
A. 31. B. 32. C. 35. D. 40.
Câu 9. Helium là một khí hiếm đã sử dụng rộng rãi trong nhiều
ngành công nghiệp như hàng không, hàng không vũ trụ, điện tử,
điện hạt nhân và chăm sóc sức khỏe. Nguyên tử Helium có số
khối bằng 4 và 2 neutron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của
nguyên tử Helium là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10. Nitrogen giúp bảo quản tinh trùng, phôi, máu và tế bào gốc.
Biết nguyên tử nitrogen có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện
chiếm 33,33%. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử Nitrogen
là:
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 11. Để đo kích thước của hạt nhân, nguyên tử...hay các hệ vi mô khác, người ta
không dùng các đơn vị đo phổ biến đối với các hệ vĩ mô như cm, m, km... mà thường
dùng đơn vị đo nanomet (nm) hay angstron (Å). Cách đổi đơn vị đúng là:
A. 1nm = 10–10m. B. 1 Å =10–9m. C. 1nm =10–7cm. D. 1 Å =10nm.
Câu 12. Các đám mây gây hiện tượng sấm sét tạo nên bởi những hạt nước nhỏ li ti mang
điện tích. Một phép đo thực nghiệm cho thấy, một giọt nước có đường kính 50, mang một
lượng điện tích âm là -3,33.10-17 C. Hãy cho biết điện tích âm của giọt nước trên tương
đương với điện tích của bao nhiêu electron?

BÀI 2: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC


Câu 1. Kim cương là một trong những dạng tồn tại của
nguyên tố carbon trong tự nhiên. Nguyên tố này có hai đồng
vị bền với số khối lần lượt là 12 và 13. Kí hiệu nguyên tử
của hai đồng vị này là
A. 6 và 6 B. 12 và 13
12 C 13 C 6 C 6 C

C. 126C và 136C D. 126C và 136C


Câu 2. Đồng (Copper) là vật dụng dễ dát mỏng và uốn
lượn, có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Vì thế đồng
được sử dụng rất nhiều trong sản xuất các nguyên liệu.
Các đồ dùng từ đồng như: dây điện, que hàn đồng, tay
cầm và các đồ dùng nội thất trong nhà, các tượng đúc,
nam châm điện từ, các động cơ máy móc, và còn rất
nhiều nữa. Nguyên tố này có hai đồng vị bền với số khối lần lượt là 63 và 65. Kí hiệu
nguyên tử của hai đồng vị này là
A. 63 65
29 C u và 29 C u B. 29 65
63 C u và 29 C u

C. 63 29
29 C u và 65 C u D. 29 29
63 C u và 65 C u

Câu 3. Trong thể dục thể thao, có một so vận


động viên sử dụng các loại chất kích thích trong
thi đấu, gọi là doping, dẫn đến thành tích đạt
được của họ không thật so với năng lực vốn có. Một trong các loại doping thường gặp
nhất là testosterone tổng hợp.
Tỉ lệ giữa hai đồng vị 126C (98,98%) và 136C (1,11%) và
là không đổi đối với testosterone tự nhiên trong cơ thể.
Trong khi testosterone tổng hợp (tức doping) có phần
trăm số lượng đồng vị ít hơn testosterone tự nhiên. Đây
chính là mấu chốt của xét nghiệm CIR (Carbon Isotope
Ratio – Tỉ lệ đồng vị carbon) một xét nghiệm với mục
đích xác định xem vận động viên có sử dụng doping hay không.
Giả sử phân tích CIR của một vận động viên thu được kết quả phần trăm đồng vị 126C là x
và 136C là y. Từ tỉ lệ đó, người ta tính được nguyên tử khối trung bình của nguyên tố carbon
trong mẫu phân tích có giá trị là 12,0098. Giá trị của x, y là:
A. x = 0,98%; y = 99,02% B. x = 90,2%; y = 9,8%
C. x = 99,02%; y = 0,98% D. x = 9,8%; y = 90,2%
Câu 4. Boron là nguyên tố có nhiều tác dụng đối với cơ
thể người như: làm lành vết thương, điều hoà nội tiết sinh
dục, chống viêm khớp,... Do ngọn lửa cháy có màu lục
đặc biệt nên boron vô định hình được dùng làm pháo hoa.
Boron có hai đồng vị là 10B và 11B, nguyên tử khối trung
bình là 10,81. Thành phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị
của boron là:
A. 80% và 20%. B. 20% và 80% C. 10,8% và 89,2%. D. 89,2% và 10,8%.
Câu 5. Chlorine là một nguyên tố có trong nhựa Polivinyl
chloride (PVC), đây là một loại nhựa nhiệt dẻo được tạo
thành từ phản ứng trùng hợp Vinyl chloride (CH 2=CHCl).
PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, khá trơ về mặt
hóa học, dùng làm ống dẫn nước, vật liệu cách điện, gạch
lát sàn trong xây dựng,... Nguyên tử khối trung bình của Chlorine là 35,5. Điều này cho
17 17
biết về sự phong phú tương đối của hai đồng vị 35 C l và 37 Cl có trong tự nhiên của
Chlorine. Thành phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị của Chlorine là:
A. 27,3% và 72,7%. B. 72,7% và 27,3% C. 25% và 75%. D. 75% và 25%.
Câu 6. Nhà máy điện hạt nhân hay nhà máy điện nguyên tử là một hệ thống thiết bị điều
khiển kiểm soát phản ứng hạt nhân dây truyền ở trạng thái dừng nhằm sản sinh ra năng
lượng dưới dạng nhiệt năng, sau đó năng lượng nhiệt này
được các chất thải nhiệt trong lò (nước, nước nặng, khí,
kim loại lỏng...) truyền tới thiết bị sinh điện năng như
turbin để sản xuất điện năng.
Người ta dùng Uranium làm nguyên liệu trong nhà máy
điện hạt nhân. Biết rằng hạt nhân nguyên tử Uranium có 92 proton
và 146 neutron. Ký hiệu nguyên tử Uranium là:
A. . B. .
238 92
92 U 146 U

C. 146
92 U .
92
D. 238 U.
Câu 7. Khí oxygen (O2) trong điều kiện bình thường,
là loại dưỡng khí dùng để hít thở và duy trì sự sống
của con người .... Bất cứ sự sống nào cũng cần đến
khí oxygen. Một lượng khí oxygen được con người
hít vào đi qua phổi vào máu, từ đó oxygen được tìm
co bóp đưa đi đến khắp các tế bào trên cơ thể, nuôi
dưỡng và giúp các bộ phận khác hoạt động ổn định.
Khi nhiễm virus SARS-CoV-2, virus sẽ tấn công vào
các phế nang, làm phế nang phù nề khiến dịch tiết tăng. Khi bệnh tình chuyển biến nặng,
chỉ số oxygen trong máu giảm, việc hỗ trợ oxygen cho bệnh nhân là vô cùng quan trọng.
Biết rằng hạt nhân nguyên tử oxygen có 8 proton và 8 neutron. Ký hiệu nguyên tử
oxygen là:
A. 88O . B. 168O . C. 168O . D. 16
16 O .

Câu 8. Nitrogen là một chất khí chiếm số lượng lớn


không chỉ ở trái đất mà còn được tìm thấy nhiều thứ 7
toàn bộ Dải Ngân hà và cả hệ Mặt Trời. Nói riêng về
Trái đất, nó chiếm khoảng 78% toàn bộ bầu khí quyển.
Trong cơ thể con người, nitrogen chiếm khoảng 3%
trọng lượng cơ thể của con người chúng ta và nitrogen
cũng được xem là nguyên tố có thành phần phong phú nhất chỉ sau oxygen, carbon và
hydrogen. Biết rằng hạt nhân nguyên tử nitrogen có 7 proton và 7 neutron. Ký hiệu
nguyên tử nitrogen là:
A. 77 N . B. 147 N . C. 147 N . D. 217 N .
Câu 9. Phổ khối, hay phổ khối lượng (MS: Mass Spectrum) chủ yếu được sử dụng để xác
định phân tử khối, nguyên tử khối của các chất và hàm lượng các đồng vị bền của một
nguyên tố. Phổ khối của neon được biểu diễn như ở Hình 3.5.
Trục tung biểu thị hàm lượng phần trăm về số
nguyên tử của từng đồng vị, trục hoành biểu thị tỉ
số của nguyên tử khối (m) của mỗi đồng vị với
điện tích của các ion đồng vị tương ứng (điện tích
z của các ion đồng vị neon đều bằng +1).
a. Neon có bao nhiêu đồng vị bền?
b. Tính nguyên tử khối trung bình của Neon.
Câu 10. Silicon là nguyên tố được sử dụng để chế
tạo vật liệu bán dẫn, có vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Trong tự nhiên,
nguyên tố này có 3 đồng vị với số khối lần lượt là 28, 29, 30. Viết kí hiệu nguyên tử cho
mỗi đồng vị của silicon. Biết nguyên tố silicon có số hiệu nguyên tử là 14.

BÀI 3. CẤU TẠO LỚP VỎ ELECTRON NGUYÊN TỬ


Câu 1. Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể quay quanh theo những
quỹ đạo xác định. Hãy cho biết mô hình nguyên tử của nhà khoa học nào được gọi là mô
hình hành tinh nguyên tử, tương tự như hệ Mặt Trời?
A. Mô hình nguyên tử Thomson.
B. Mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr.
C. Mô hình nguyên tử Chadwick.
D. Mô hình nguyên tử Newton.
Câu 2. Lithium là một nguyên tố có nhiều công dụng, được sử dụng trong chế tạo máy
bay và trong một số loại pin nhất định. Pin Lithium-Ion
(pin Li-Ion) đang ngày càng phổ biến, nó cung cấp năng
lượng cho cuộc sống của hàng triệu người mỗi ngày thông
qua các thiết bị như máy tính xách tay, điện thoại di động,
xe Hybrid, xe điện,... nhờ trọng lượng nhẹ, cùng cấp năng
lượng cao và khả năng sạc lại. Dựa vào cấu hình electron
nguyên tử hãy dự đoán lithium là
A. Kim loại B. Phi kim C. Khí hiếm D. Cả A và B
Câu 3. Sulfur được dùng nhiều trong công nghiệp với các ứng dụng khác nhau. Sulfur có
dẫn xuất chính là sulfuric acid (H2SO4), được đánh giá là một trong những nguyên tố
quan trọng nhất được dùng như nguyên liệu công nghiệp
và được xem là quan trọng bậc nhất với mọi lĩnh vực
của kinh tế thế giới. Ngoài ra, sulfur được sử dụng trong
ắc quy, bột giặt, lưu hoá cao su, thuốc diệt nấm và dùng
trong sản xuất phân bón phosphate. Với bản chất dễ
cháy, nó còn được dùng trong các loại diêm, thuốc súng
và pháo hoa. Sulfur nóng chảy còn được dùng để tạo các lớp khảm trang trí trong sản
phẩm đồ gỗ. Dựa vào cấu hình electron nguyên tử hãy dự đoán Sulfur là:
A. Kim loại B. Phi kim C. Khí hiếm D. Cả A và B
Câu 4. Trong công nghiệp hàn kim loại, Argon được sử dụng
như là môi trường khí trơ, phục vụ hàn kim loại khí trơ và hàn
vonfram khí trơ. Nguyên tử Argon có số khối bằng 40 và 22
neutron. Dựa vào cấu hình electron nguyên tử hãy dự đoán
Argon là:
A. Kim loại B. Phi kim C. Khí hiếm D. Cả A và B
Câu 5. Natri (Sodium) là tên một nguyên tố hóa học hóa
trị một trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Na và
số hiệu nguyên tử bằng 11. Nhiều hợp chất của natri
được sử dụng rộng rãi như Sodium hydroxide để làm xà
phòng và sodium chloride dùng làm chất tan băng và là
một chất dinh dưỡng (muối ăn). Natri là một nguyên tố
thiết yếu cho tất cả động vật và một số thực vật. Cấu
hình electron của nguyên tử Sodium là:
A. 1s22s22p4. B. 1s22s22p5. C. 1s22s22p6. D. 1s22s22p63s1.
Câu 6. X được dùng làm chất bản dẫn trong kĩ thuật vô tuyến
điện, chế tạo pin Mặt Trời. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp
electron. Lớp ngoài cùng có 4 electron. Cấu hình electron của
nguyên tử X là:
A. 1s22s22p5. B. 1s22s22p6. C. 1s22s22p63s23p2. D. 1s22s22p63s1.
Câu 7. Calcium là nguyên tố rất thiết yếu cho sự sống. Mức calcium trong các loài động
vật có vú được kiểm soát chặt. Trong cơ thể thì có đến
98% calcium nằm ở xương và răng. 2% còn lại là các ion nằm trong máu để thực hiện các
chức năng thần kinh cơ và đông máu. Calcium trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký
hiệu Ca và số hiệu nguyên tử bằng 20. Cấu hình electron của nguyên tử Calcium là:
A. 1s22s22p6 s23p64s2. B. 1s22s22p6 s23p64s1.
C. 1s22s22p63s23p2. D. 1s22s22p63s1.
Câu 8. Aluminium có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Kim loại này được các thương
hiệu tại Việt Nam dùng để tạo thành vỏ máy bay do độ bền chắc
và mỏng nhẹ của nó. Aluminium cũng được dùg để sản xuất các
thiết bị và dụng cụ sinh hoạt như nồi, chảo, các đường dây tải
điện, các loại cửa,… Cấu hình electron của nguyên tử
Aluminium (Z = 13) theo ô orbital là:
A. ↑↓ ↑ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑ ↑

B. ↑↓ ↑ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑ ↑ ↑

C. ↑↓ ↑ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑ ↑

D. ↑↓ ↑ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑

Câu 9. Nguyên tố X được dùng để chế tạo hợp kim nhẹ, bền, dùng trong nhiều lĩnh vực:
hàng không, ô tô, xây dựng, hàng tiêu dùng, … Nguyên tố Y ở dạng YO 43-, đóng vai trò
quan trọng trong các phân tử sinh học như DNA và RNA. Các tế bào sống sử dụng
YO43- để vận chuyển năng lượng. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron kết
thúc ở phân lớp 3p1. Nguyên tử nguyên tố Y có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp
3p3. Viết cấu hình electron nguyên tử của X và Y. Tính số electron trong các nguyên tử X
và Y. Nguyên tố X và Y có tính kim loại hay phi kim?
Câu 10. NaCl – còn gọi là “Muối ăn” gia vị không thể thiếu của bếp và cũng là một chất
không thể thiếu của cơ thể con người. Khi nghiên cứu cấu tạo hóa học của nó, các Nhà
khoa học phát hiện: Cấu hình electron của ion được thiết lập bằng cách thêm hoặc bớt
electron, bắt đầu từ phân lớp ngoài cùng của cấu hình electron nguyên tử tương ứng.
a. Viết cấu hình electron của Na+ và Cl-.
b. Nguyên tử Cl nhận 1 electron để trở thành ion Cl-, electron này xếp vào AO thuộc
phân lớp nào của Cl? AO đó là AO trống, chứa 1 hay 2 electron?

BÀI 7. QUY TẮC OCTET


Câu 1. Nêu quy tắc bát tử? Quy tắc bát tử giúp giải thích điều gì?

BÀI 8. HYDROGEN HALIDE VÀ MỘT SỐ PHẢN ỨNG


Câu 1. Trước đây, các hợp chất CFC được sử dụng cho các hệ thống làm lạnh. Tuy nhiên
hiện nay, người ta sản xuất hydrochlorofluorocarbon (HCFC) thay thế CFC. Nguyên
nhân là do:
A. sản xuất hợp chất CFC rất tốn kém.
B. hiệu quả sử dụng của HCFC cao hơn CFC trong các hệ thống làm lạnh.
C. CFC dễ gây ngộ độc khi sản xuất.
D. CFC làm phá hủy tầng ozone khi xâm nhập vào khí quyển.
Câu 2. Một lượng đáng kể hydrogen fluorine được dùng trong sản xuất chất X. Biết X
đóng vai trò “chất chảy” trong quá trình sản xuất nhôm (aluminium) từ aluminium oxide.
Chất X là
A. sulfur dioxide. B. chromium trioxide.
C. cryolite. D. carbon monoxide.
Câu 3. Dung dịch chất nào sau đây được dùng để trung hòa môi trường base, hoặc thủy
phân các chất trong quá trình sản xuất, tẩy rửa gỉ sắt (thành phần chính là các iron oxide)
bám trên bề mặt của các loại thép?
A. H2SO4. B. HCl. C. NaOH. D. NaCl.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi sử dụng thực phẩm có lượng acid hoặc kiềm cao, ăn uống và sinh hoạt không
điều độ, cuộc sống căng thẳng, … sẽ làm thay đổi nồng độ HCl trong dạ dày (bao tử) gây
bệnh “đau dạ dày”.
B. Hydrofluoric acid có độc tính cao và tính ăn mòn rất mạnh.
C. Các hydrogen halide khó tan trong nước.
D. Nhiệt độ sôi tăng từ HCl đến HI, đó là do khối lượng phân tử và tương tác van der
Waals giữa các phân tử tăng dần.
Câu 5. Dung dịch acid nào sau đây không thể chứa trong bình thuỷ tinh?
A. H2SO4 loãng B. HCl loãng
C. HF loãng D. H2SO4 đặc nóng
Câu 6. Trong công nghiệp, hỗn hợp nào được dùng để để điện phân nóng chảy sản xuất
fluorine?
A. KF.3HCl B. KF.KI C. KF.3HF D. KCl.3HF
Câu 7. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế khí hidro clorua bằng cách
A. Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng
B. Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 đặc, đun nóng
C. Cho NaCl tinh thể tác dụng với H2SO4 loãng, đun nóng
D. Cho NaCl tinh thể tác dụng với HNO3 loãng, đun nóng
Câu 8. Tại sao hydrogen fluoride có nhiệt độ sôi bất thường so với các hydrogen halide
khác?
A. Do nguyên tử nguyên tố fluorine có độ âm điện lớn.
B. Do giữa các phân tử hydrogen fluoride còn có tương tác van der Waals.
C. Do giữa các phân tử hydrogen fluoride còn tạo liên kết hydrogen với nhau.
D. Do giữa các phân tử hydrogen fluoride còn tạo liên kết cho – nhận với nhau.
Câu 9. Từ một tấn muối ăn có chứa 10,5% tạp chất, người ta điều chế được 1250 lít dung
dịch HCl 37% (D = 1,19 g/ml) bằng cách cho lượng muối ăn trên tác dụng với sulfuric
acid đậm đặc và đun nóng. Tính hiệu suất của quá trình điều chế trên.
Câu 10. Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các ung dịch đựng trong các lọ mất
nhãn như sau: NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2 SO4 , KOH
Câu 11. Muối ăn bị lẫn tạp chất là Na2SO4, MgCl2, CaCl2 và CaSO4. Hãy trình bày
phương pháp hóa học để loại bỏ các tạp chất, thu được NaCl tinh khiết. Viết phương trình
hóa học của các phản ứng.

BÀI 9. LIÊN KẾT ION


Thí nghiệm nuôi tinh thể alum sau đây dùng chung cho các câu hỏi từ 29 – 33.
Giai đoạn 1:
1. Đun ấm (khoảng 50°C) khoảng 50 mL nước trong cốc thủy tinh
2. Hòa tan muối alum vào để thu được dung dịch bão hòa ở nhiệt độ đó
3. Rót dung dịch còn nóng vào một đĩa nông
4. Để nguội dung dịch đến nhiệt độ phòng
5. Sau khoảng 1 ngày, những tinh thể nhỏ xuất hiện
6. Dùng kính lúp để chọn lấy 1 tinh thể đẹp và trong suốt làm tinh thể mầm
7. Cần thận gắn tinh thể mầm vào đầu dây mềm (bằng keo hoặc buộc)
8. Dùng kính lúp kiểm tra xem tinh thể mầm có dích chắc vào dây treo không?
Giai đoạn 2:
1. Dùng cốc sạch, lấy một lượng hóa chất gấp đôi lượng có thể tan được trong một thể
tích nước (ví dụ: 30g alum hòa tan được trong 100 mL nước ở nhiệt độ phòng, thì lấy 60g
alum cho vào 100 mL nước).
2. Khuấy dung dịch cho đến khi lượng chất tan tối đa.
3. Đun nóng dần dần dung dịch, tiếp tục khuấy trong lúc đun cho đến khi chất tan hoàn
toàn thì dừng đun.
4. Để nguội dung dịch đến nhiệt độ phòng
5. Cẩn thận nhúng tinh thể mầm vào dung dịch. Đậy cốc bằng 1 miếng bìa.
6. Đặt cả cốc vào hộp xốp để ổn định nhiệt độ kết tinh.
7. Theo dõi quá trình kết tinh, khi tốc độ kết tinh chậm lại thì cần bổ sung thêm muối.
8. Lấy tinh thể ra khỏi cốc, phun 1 ít nước để rửa tinh thể. Chú ý không chạm tay vào tinh
thể.
9. Chuẩn bị lại 1 cốc dung dịch như bước 1 – 4.
10. Lặp lại bước 5 - 8. Khi tinh thể to lên, thì có thể phải thay dung dịch mới hàng ngày.

Câu 1. Mục đích của giai đoạn 1 trong thí nghiệm là gì?
A. Tạo tinh thể mầm. B. Nuôi tinh thể lớn
C. Tạo dung dịch bão hòa. D. Tạo dung dịch quá bão hòa.
Câu 2. Trong thí nghiệm trên, sau bước thứ 4 của giai đoạn 2, thu được dung dịch có tính
chất như thế nào?
A. Bão hòa. B. Đẳng trương.
C. Quá bão hòa. D. Nhược trương.
Câu 3. Đâu không phải là mục đích đậy cốc bằng miếng bìa ở bước thứ 5 giai đoạn 2?
A. Tránh cho dung môi bay hơi nhanh.
B. Tránh bụi ảnh hưởng đến quá trình kết tinh.
C. Ổn định nhiệt độ trong cốc.
D. Tránh ánh sáng chiếu vào cốc.
Câu 4. Tại sao không được chạm tay vào bề mặt tinh thể ở bước thứ 8 giai đoạn 2?
A. Tay chạm vào tinh thể sẽ làm mờ bề mặt khiến tinh thể thành phẩm không trong
suốt.
B. Vi khuẩn trên tay sẽ cản trở quá trình kết tinh.
C. Mồ hôi tay sẽ phản ứng với tinh thể.
D. Tinh thể mới tạo ra còn mềm, chạm tay vào sẽ thay đổi hình dạng tinh thể.
Câu 5. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu thay đổi lượng Alum ở bước 1 giai đoạn 2 thành 45g?
A. Lượng Alum ít quá, không thể kết tinh được.
B. Quá trình kết tinh diễn ra bình thường.
C. Giảm lượng Alum sẽ khiến quá trình kết tinh chậm hơn, muốn tinh thể đạt kích
thước to phải thực hiện kết tinh, thay dung dịch mới nhiều lần.
D. Lượng Alum ít, quá trình kết tinh diễn ra không đều, khiến tinh thể thành phẩm
hình dáng không cân đối.
Câu 6. Cho các nhận định sau đây:
(1) Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện từ các điện tích trái dấu.
(2) Hợp chất ion thường tan tốt trong nước.
(3) Hợp chất ion thường dẫn điện tốt ở trạng thái nóng chảy.
(4) Hợp chất ion thường dẫn điện tốt khi ở dạng dung dịch.
(5) Liên kết ion có cặp electron dùng chung.
Số nhận định đúng là?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 7. Giải thích tại sao Naphthalene và Iodine lại dễ dàng thăng hoa nhưng không dẫn
điện, trái lại NaCl rất khó thăng hoa nhưng lại dẫn điện khi nóng chảy?
BÀI 10. LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
Câu 1. Giải thích vì sao N2 lại là một khí trơ ở nhiệt độ thường.
BÀI 11. LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS
Câu 1. Các nhà hóa học đã nghiên cứu và kết luận rằng nếu
không có liên kết hydrogen thì nước sẽ sôi ở -80oC. Như vậy,
trong điều kiện thường, nước sẽ tồn tại ở thể khí (hơi nước).
Khi đó, trên Trái Đất sẽ chẳng có các đại dương, sông, hồ,…
và cũng không bao giờ có mưa. Mọi sự sống sẽ không tồn tại.
Trái Đất sẽ là một hành tinh chết nếu không có sự hiện của
liên kết hydrogen. Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước
được tạo thành như thế nào? Ảnh hưởng của liên kết
hydrogen với tính chất vật lí của nước ra sao?
Câu 2. Tại sao nhện nước có thể di chuyển trên mặt nước?

Câu 3. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của chất phụ thuộc chính vào yếu tố nào?
A. Hai yếu tố: khối lượng phân tử và liên kết giữa các phân tử.
B. Hai yếu tố: số lượng nguyên tử trong phân tử và liên kết giữa các phân tử.
C. Chỉ phụ thuộc vào khối lượng phân tử.
D. Chỉ phụ thuộc vào liên kết giữa các phân tử.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Liên kết hydrogen có bản chất tĩnh điện.
B. Ở nhiệt độ thấp, hydrogen fluoride (HF) tồn tại ở thể rắn dưới dạng polimer
(HF)n nhờ liên kết hydrogen.
C. HF có tính acid mạnh hơn nhiều so với HCl.
D. Độ dài liên kết là khoảng cách giữa hai hạt nhân của hai nguyên tử tham gia liên
kết.
Câu 5. Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals làm
A. tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.
B. giảm nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.
C. tăng nhiệt độ nóng chảy và giảm nhiệt độ sôi của các chất.
D. giảm nhiệt độ nóng chảy và tăng nhiệt độ sôi của các chất.
Câu 6. Cho các phát biểu sau:
(a) Quá trình chưng cất rượu, C2H5OH bay trước H₂O mặc dù khối lượng phân tử
C2H5OH lớn hơn khác nhiều khối lượng phân tử H₂O.
(b) Khối lượng phân tử càng lớn thì nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi càng thấp.
(c) Nhờ liên kết hydrogen, các phân tử nước có thể tập hợp với nhau, ngay cả ở thể hơi,
thành một cụm phân tử.
(d) Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các chất, nhưng
ở mức độ ảnh hưởng mạnh hơn so với liên kết hydrogen.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 7. Điều gì đã khiến H₂O có nhiệt độ sôi cao hơn H2S? Giải thích.
Câu 8. So sánh nhiệt độ sôi và khả năng hòa tan trong nước giữa NH3 và CH4. Giải thích.
Câu 9. Giải thích vì sao một phân tử nước có thể tạo được liên kết hydrogen tối đa với
bốn phân tử nước khác
Câu 10. Vì sao nên tránh ướp lạnh các lon bia, nước giải khát,… trong ngăn đá của tủ
lạnh?

BÀI 12. PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ VÀ ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG
Câu 1. Loại phản ứng hóa học sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa -khử ?
A.Phản ứng hóa hợp.
B. Phản ứng phân hủy.
C.Phản ứng thế.
D.Phản ứng trung hòa.
Câu 2. Loại phản ứng hóa học nào sau đây luôn luôn không phải là phản ứng oxi hóa –
khử ?
A.Phản ứng hóa hợp.
B. Phản ứng phân hủy.
C.Phản ứng thế.
D.Phản ứng trao đổi.
Câu 3. Trong phản ứng quang hợp:
6CO2 + 6H2O ánh→sáng C6H10O6 + 6O2 + CO2 đóng vai trò là chất gì?

Hình. Mô tả về quá trình quang hợp ở cây.


A.Chất oxi hóa.
B. Chất khử.
C.Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
D.Vừa là chất oxi hóa vừa là môi trường.

BÀI 13. ENTHALPY TẠO THÀNH VÀ BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN
ỨNG HOÁ HỌC
Câu 1. Vì sao khi nung vôi, người ta phải xếp đá vôi lẫn với than trong lò?
A. Vì phản ứng nung vôi là phản ứng tỏa nhiệt.
B. Vì phải ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt, cần nhiệt từ quá trình đốt cháy than.
C. Để rút ngắn thời gian nung vôi.
D. Vì than hấp thu bớt lượng nhiệt tỏa ra của phản ứng nung vôi.
Câu 2. Cho hình ảnh bên:
Viết phương trình hóa học xảy ra của phản ứng và nêu
nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ của phản ứng đó?
Câu 3. Các quá trình sau thu hay tỏa nhiệt. Giải thích ngắn gọn.
a. Đốt 1 ngọn nến.
b. Nước đóng băng.
c. Hòa tan muối vào cốc nước thấy cốc nước mát hơn.
d. Luộc một quả trứng.
Câu 4. Các quá trình sau thuộc phản ứng thu nhiết hay tỏa nhiệt? Giải thích
a. hòa tan ít bột giặt trong tay với một ít nước, thấy tay ấm.
b. thực phẩm đóng hộp tự sôi.
c. muối kết tinh từ nước biển ở các ruộng muối.
d. giọt nước động lại trên lá cây vào ban đêm.
e. đổ mồ hôi sau khi chạy bộ.
Câu 5. Trong các quá trình sao quá trình nào là quá trình thu nhiệt:
A. Vôi sống tác dụng với nước
B. Đốt than đá.
C. Đốt cháy cồn.
D. Nung đá vôi.
Câu 6. Đâu là phản ứng thu nhiệt trong các ví dụ sau?
A. Nước ngưng tụ. B. Nước đóng băng.
C. Muối kết tinh D. Hòa tan bột giặt vào nước.
Câu 7. Đâu là phản ứng tỏa nhiệt trong các ví dụ sau?
A. Nước bay hơi B. Nước đóng băng.
C. Quá trình quang hợp. D. Phản ứng thủy phân.
Câu 8. Cho các quá trình sau:
(1) Quá trình hô hấp của thực vật. (2) Cồn cháy trong không khí.
(3) Quá trình quang hợp của thực vật. (4) Hấp chín bánh bao.
Quá trình nào là quá trình tỏa nhiệt?
A. (1) và (3). B. (2) và (3). C. (1) và (2). D. (3) và (4).
Câu 9. Cho các phát biểu sau:
(1) Hầu hết các phản ứng thu nhiệt và tỏa nhiệt đều cần thiết khơi mào (đun hoặc đốt
nóng …).
(2) Khi đốt cháy tờ giấy hay đốt lò than, ta cần thực hiện giai đoạn khơi mào như đun
hoặc đốt nóng.
(3) Một số phản ứng thu nhiệt diễn ra bằng cách lấy nhiệt từ môi trường bên ngoài, nên
làm cho nhiệt độ của môi trường xung quanh giảm đi.
(4) Sau giai đoạn khơi mào, phản ứng tỏa nhiệt cần phải tiếp tục đun hoặc đốt nóng.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10. Phản ứng nào trong các phản ứng dưới đây là phản ứng thu nhiệt?
A. Vôi sống tác dụng với nước: CaO + H2O ⟶ Ca(OH)2
B. Đốt cháy than: C + O2 CO2
C. Đốt cháy cồn: C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
D. Nung đá vôi: CaCO3 CaO + CO2
Câu 11. Hãy làm cho nhà em sạch bong với hỗn hợp baking soda (NaHCO 3) và giấm
(CH3COOH). Hỗn hợp này tạo ra một lượng lớn bọt. Phương trình nhiệt hóa học của
phản ứng:
NaHCO3(s) + CH3COOH(aq) → CH3COONa(aq) + CO2(g) + H2O(l) ∆ f Ho298= 94,30 kJ
Phản ứng trên là tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Vì sao? Tìm những ứng dụng khác của phản ứng
trên.
Câu 12. Ở nhiệt độ thường, hiđro hầu như không có phản ứng với oxi. Muốn có phản
ứng xảy ra ta phải đốt nóng đến khoảng 550 0C. Dựa vào điều nói trên, một học sinh đã
cho rằng phản ứng giữa hiđro và oxi là phản ứng thu nhiệt. Kết luận như vậy là đúng hay
sai? Vì sao?

BÀI 14. TÍNH BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Câu 1. Sự hô hấp cung cấp oxygen cho các phản ứng oxi hóa chất béo, chất đường, tinh
bột,… trong cơ thể con người. Đó là các phản ứng giải phóng hay hấp thụ năng lượng?
Năng lượng kèm theo các phản ứng này dùng để làm gì?
Câu 2. Một số phản ứng khi xảy ra sẽ làm nóng môi trường xung quanh, một số khác lại
làm lạnh môi trường xung quanh. Em hãy cho biết sự khác biệt cơ bản giữa hai loại phản
ứng này.
Câu 3. Kể tên một số phản ứng tỏa nhiệt và thu nhiệt xảy ra trong tự nhiên.
Câu 4. Phản ứng vôi tôi toả ra nhiệt lượng rất lớn, có thể làm sôi nước. Hãy nêu các biện
pháp để đảm bảo an toàn khi thực hiện quá trình tôi vôi.
Câu 5: Những quá trình nào sau đây là tỏa nhiệt:
A. Cracking alkane, hô hấp, quang hợp.
B. Phản ứng nhiệt nhôm, phản ứng oxi hóa, băng tan.
C. Phản ứng oxi hóa, phản ứng trung hoà, phản ứng nhiệt nhôm.
D. Nước lỏng bay hơi, phản ứng oxi hóa, phản ứng nhiệt nhôm.
Câu 6: Cho dữ liệu sau:
(a) Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng tỏa nhiệt.
(b) Quang hợp là phản ứng tỏa nhiệt.
(c) Hô hấp là phản ứng thu nhiệt.
(d) Phản ứng trung hòa là phản ứng tỏa nhiệt.
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 7: Ở điều kiện chuẩn, cần phải đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam CH 4(g) để cung
cấp nhiệt cho phản ứng tạo 1 mol CaO bằng cách nung CaCO 3. Giả thiết hiệu suất các
quá trình đều là 100%.
A. 3,2 gam B. 2,3 gam C. 2,0 gam D. 3,0 gam
Câu 8: Cặp phản ứng nào sau đây gồm 1 phản ứng thu nhiệt và 1 phản ứng tỏa nhiệt?
A. Quang hợp và hô hấp.
B. Cracking alkane và băng tan.
C. Hô hấp và phản ứng oxi hóa.
D. Phản ứng trung hòa và phản ứng nhiệt nhôm.
Câu 9: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thu nhiệt?
A. Nung NH4Cl tạo ra HCl và NH3.
B. Cồn cháy trong không khí.
C. Quang hợp.
D. Sự phân hạch hạt nhân.
Câu 10: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng tỏa nhiệt?
A. Hòa tan H2SO4 đặc trong nước.
B. Hòa tan NH4Cl trong nước.
C. Cracking alkane.
D. Nước lỏng bay hơi.
Câu 11. Có bao nhiêu phản ứng dưới đây cần phải cung cấp năng lượng trong quá trình
phản ứng: phản ứng tạo gỉ kim loại, phản ứng quang hợp, phản ứng nhiệt phân, phản ứng
đốt cháy.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 12. Cho các phản ứng sau đây:
(a) Nung NH4Cl tạo ra HCl và NH3.
(b) Cồn cháy trong không khí.
(c) Phản ứng thủy phân collagen thành gelatin (là một loại protein dễ tiêu hóa) diễn ra khi
hầm xương động vật.
Chọn kết luận đúng nhất.
A. (a) thu nhiệt, (b) tỏa nhiệt, (c) thu nhiệt.
B. (a) tỏa nhiệt, (b) thu nhiệt, (c) thu nhiệt.
C. (a) thu nhiệt, (b) tỏa nhiệt, (c) tỏa nhiệt.
D. (a) tỏa nhiệt, (b) tỏa nhiệt, (c) thu nhiệt.
Câu 13. Vì sao enthalpy tạo thành của một đơn chất bền lại bằng 0?
Câu 14. Cho các phản ứng sau:
(1) Phản ứng nung vôi: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g)
(2) Phản ứng than cháy trong không khí: C(s) + O2(g) → CO2(g)
Trong hai phản ứng trên, phản ứng nào là tỏa nhiệt, phản ứng nào là thu nhiệt?
Câu 15. Trong công nghiệp, người ta sản xuất NH3 từ H2 và N2. Để thu nhiều NH3 thì nên
thực hiện phản ứng ở nhiệt độ như thế nào? Giải thích.

BÀI 15. PHƯƠNG TRÌNH TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG


Câu 1. Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang),
yếu tố nào đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng ?
A. Nhiệt độ, áp suất. B. diện tích tiếp xúc.
C. Nồng độ. D. xúc tác.
Câu 2. Quan sát hình trong phần Khởi động, nhận xét về mức độ nhanh hay chậm của
phản ứng hóa học xảy ra trong đám cháy lá cây khô và thân tàu biển bị oxi hóa trong điều
kiện tự nhiên.
Câu 3. Trong tự nhiên và cuộc sống, có nhiều phản ứng hóa học xảy ra với tốc độ khác
nhau phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng, tìm các ví dụ minh họa.
Câu 4. Ý nghĩa của tốc độ phản ứng hoá học trong thực tiễn?

BÀI 16. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
Câu 1. Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang),
yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Nhiệt độ, áp suất. B. Tăng diện tích. C. Nồng độ. D. Xúc tác.
Câu 2. Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. đốt trong lò kín. B. xếp củi chặt khít.
C. thổi hơi nước. D. thổi không khí khô.
Câu 3. Khi đốt than trong lò, đậy nắp lò sẽ giữ than cháy được lâu hơn.
Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng trong ví dụ trên là
A. nhiệt độ. B. nồng độ.
C. chất xúc tác. D. diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 4. Hiện tượng nào dưới đây thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng?
A. Thanh củi được chẻ nhỏ hơn thì sẽ cháy nhanh hơn.
B. Quạt gió vào bếp than để thanh cháy nhanh hơn.
C. Thức ăn lâu bị ôi thiu hơn khi để trong tủ lạnh.
D. Các enzyme làm thúc đẩy các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
Câu 5. Cho hiện tượng sau. Tàn đóm đỏ bùng lên khi cho vào bình oxygen nguyên chất.
Hiện tượng trên thể hiện ảnh hưởng của yếu tố nào đến tốc độ phản ứng?
A. Nồng độ. B. Nhiệt độ.
C. Diện tích bề mặt tiếp xúc. D. Chất xúc tác.
Câu 6. Người ta vận dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong trường hợp sau.
Nung hỗn hợp bột đá vôi, đất sét và thạch cao ở nhiệt độ cao để sản xuất clinker trong
công nghiệp sản xuất xi măng.
A. Nồng độ. B. Nhiệt độ. C. Áp suất. D. Chất xúc
tác.
Câu 7. Tủ lạnh để bảo quản thức ăn là ứng dụng cho yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng
nào?
A. Nhiệt độ. B. Nồng độ.
C. Chất xúc tác. D. Diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 8. Yếu tố nào đã được áp dụng để làm thay đổi tốc độ của các phản ứng trong Hình
19.7?

Câu 9. Giải thích được tại sao nhiều phản ứng hoá học trong công nghiệp cần tiến
hành ở nhiệt độ cao và sử dụng chất xúc tác.

BÀI 17. TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ HOÁ HỌC NHÓM VIIA


Câu 1. Trong công nghiệp, người ta sử dụng phản ứng giữa
chlorine với dung dịch nào sau đây để tạo ra nước Javel có
tính oxi hóa mạnh phục vụ cho mục đích sát khuẩn, vệ sinh
gia dụng?
A. NaBr. B. NaOH.
C. KOH. D. MgCl2.
Câu 2. Thép để lâu ngày trong không khí (đặc biệt là không khí ẩm) thường bị gỉ sét (có
thành phần chính là iron oxide). Dung dịch nào sau đây phù hợp để tẩy rửa gỉ sét?
A. Dung dịch nước chlorine.
B. Dung dịch hydrochloric acid.
C. Dung dịch hydrofluoric acid.
D. Dung dịch cồn iodine.
Câu 3. Ý nào sau đây nói về ứng dụng của fluorine (F2)?
A. Làm sạch và khử trùng nước sinh hoạt.
B. Sản xuất Cryolite và Teflon.
C. Chế tạo chất tráng lên phim ảnh.
D. Làm chất sát trùng vết thương.
Câu 4. Ý nào sau đây nói về ứng dụng của bromine (Br2)?
A. Làm sạch và khử trùng nước sinh hoạt.
B. Sản xuất Cryolite và Teflon.
C. Chế tạo chất tráng lên phim ảnh.
D. Làm chất sát trùng vết thương.
Câu 5. Ý nào sau đây nói về ứng dụng của iodine (I2)?
A. Làm sạch và khử trùng nước sinh hoạt.
B. Sản xuất Cryolite và Teflon.
C. Chế tạo chất tráng lên phim ảnh.
D. Làm chất sát trùng vết thương.
Câu 6. Nước biển có chứa một lượng nhỏ muối sodium bromide và potassium bromide.
Trong việc sản xuất bromide từ các bromide có trong tự nhiên, để thu được 1 tấn bromide
phải dùng hết 0,6 tấn chlorine. Hỏi việc tiêu hao chlorine như vậy vượt bao nhiêu phần
trăm so với lượng cần dùng theo lý thuyết?
A. 15,21% B. 25,31% C. 35,21% D. 32,51%
Câu 7. Cho các hình ảnh sau, đâu là hình ảnh liên quan đến ứng dụng của chlorine?
(1)

(2)

(3)

(4)
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4).

Câu 8. Chlorine B (C6H5ClNNaO2S) là chất thường được sử dụng để sát khuẩn trên các
bề mặt, vật dụng hoặc dùng để khử trùng, sát khuẩn, xử lý nước sinh hoạt. Ở nồng độ
cao, chloramine B có tác dụng diệt nấm mốc, vi khuẩn, virus gây bệnh cho người.
Chloramine B có dạng viên nén (mỗi viên có khối lượng 0,3 – 2,0 gam) và dạng bột.
Chloramine B 25% (250mg chlorine hoạt tính trong một viên nén như hình bên) được
dùng phổ biến, vì tiện dụng khi pha chế và bảo quản.

a. Nồng độ chloramine B khi hòa tan vào nước đạt 0,001% có tác dụng sát khuẩn dùng
trong xử lí nước sinh hoạt. Cần dùng bao nhiêu viên nén chloramine B 25% (loại viên 1
gam) để xử lí bình chứa 200 lít nước?
A. 2 viên. B. 1 viên. C. 4 viên. D. 0,5 viên.
b. Chloramine B nồng độ 2% dùng để xịt trên các bề mặt vật dụng nhằm sát khuẩn, virus
gây bệnh. Để pha chế dung dịch này, sử dụng chloramine B 25% dạng bột, vật cần bao
nhiêu gam bột chloramine B 25% pha với 1 lít nước để dung dịch sát khuẩn 2%.
A. 10g. B. 100g. C. 250g. D. 20g.
Câu 9. Trong đèn halogen, bao quanh dây tóc làm bằng wolfram là các khí hiếm như
krypton, xenon và một lượng nhỏ halogen như bromine hoặc iodine giúp tăng tuổi thọ và
duy trì độ trong suốt của vỏ bóng đèn. Đèn halogen được sử dụng trong các máy sưởi, lò
nướng, bếp halogen hồng ngoại,… do đặc điểm tỏa nhiều nhiệt.
Nhu cầu về nước sạch là thiết yếu và cấp bách của con người, nước sạch được dùng trong
sinh hoạt, ăn uống và sản xuất. Cách xử lý nước phổ biến hiện nay là sử dụng nước
chlorine hoặc các chất có chứa chlorine để khử trùng nước.
Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào? Halogen có những tính chất và ứng dụng
trong lĩnh vực nào? Hãy giải thích vì sao các halogen không tồn tại tự do trong thiên
nhiên?
Câu 10. Hòa tan 15 gam muối NaI vào nước được 200 gam dung dịch X. Lấy 100 gam
dung dịch X tác dụng vừa đủ với khí Chlorine, thu được m gam muối NaCl. Tính giá trị
của m?

Câu 11. Có thể phân biệt muối iodine và muối thường ngay trong nhà bếp cách định tính
như sau:
Bước 1: Cho khoảng 200 gam muối vào đĩa màu trắng.
Bước 2: Vắt khoảng ½ quả chanh vào muối và cho khoảng 20 ml hồ tinh bột vào, trộn
đều.
Bước 3: Quan sát hiện tượng.
Nước cốt chanh có chứa acid hữu cơ. Khi cho chanh vào muối iodine thì đơn chất iodine
(I2) được tạo thành.
a. Ở bước 1 và bước 2, tại sao phải sử dụng lượng đủ nhiều muối, chanh và hồ tinh bột?
b. Ở bước 3, hiện tượng thu được đối với muối iodine khác gì so với muối thường? Tại
sao nên làm phép kiểm tra trên đĩa có màu trắng?
Câu 12. Một trong những ứng dụng của chlorine trong đời sống là khử trùng nước sinh
hoạt tại các nhà máy xử lí và cấp nước. Trong quá trình khử trùng, người ta phải cho một
lượng chlorine dư vào nước sinh hoạt. Lượng chlorine dư trong nước sinh hoạt còn có tác
dụng ngăn ngừa sự tái nhiễm của vi khuẩn trong quá trình phân phối trong đường ống
dẫn nước và trữ nước tại nhà.
Theo qui chuẩn kĩ thuật quốc gia (QCVN 01 – 1: 2018/BYT), hàm lượng chlorine tự do
đối với nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt từ 0,2 – 1mgL -1. Nếu hàm lượng
chlorine nhỏ hơn 0,2 – 1 mgL-1 thì không tiêu diệt hết vi khuẩn và không xử lí được hết
chất hữu cơ. Ngược lại, lượng chlorine trong nước lớn hơn 1,0 mgL-1 sẽ gây dị ứng.
Carbon trong than hoạt tính sẽ tương tác trực tiếp với chlorine, giúp loại bỏ chlorine và
các hợp chất chlorine bằng cơ chế hấp thụ bề mặt. Khi chiếu tia cực tím với cường độ cao
vào nước cũng làm giảm lượng chlorine. Các máy lọc nước RO (reverse osmosis: thẩm
thấu ngược) cũng có thể giúp loại bỏ lượng chlorine trong nước một cách hiệu quả.
Hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
a. Dấu hiệu nào cho thấy chlorine có trong nước sinh hoạt?
b. Vì sao người ta cần cho chlorine đến dư vào nước sinh hoạt?
c. Cho biết một số phương pháp có thể loại bỏ khí chlorine dư trong nước sinh hoạt?

HƯỚNG DẪN GIẢI


BÀI 1. THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
Câu 1.
Z=e=p=9
A = Z + N ⇒ N = A – Z = 19 – 9 = 10
Z + P + E = 9 + 9 + 10 = 28
⇒ Đáp án B.
Câu 2.
Z=e=p=6
A = Z + N ⇒ N = A – Z = 12 – 6 = 6
Z + P + E = 6 + 6 + 6 = 18
⇒ Đáp án C.
Câu 3.
Nguyên tử H: p = e = Z = 1; N = A – Z = 0
Nguyên tử O có p = e = Z = 8; N = 8
Phân tử H2O có e = 2 + 8 = 10; p = 2 + 8 = 10; n = 0 + 8 = 8.
Z + P + E = 10 + 10 + 8 = 28
⇒ Đáp án D.
Câu 4.
Z=e=p=4
A=Z+N⇒N=A–Z=9–4=5
⇒ Đáp án A.
Câu 5.
Tổng các hạt cơ bản của X: p + e + n = 36 hay 2Z + N = 36 (1)
Ta có: p = e = Z
Số hạt không mang điện bằng một nữa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện tích
1
âm ⇒ N= (36 – Z) (2)
2
Giải hệ (1) và (2), ta được: Z = 12 và N = 12
⇒ Đáp án D.
Câu 6.
Tổng các hạt cơ bản của X: p + e + n = 40 hay 2Z + N = 40 (1)
Hạt mang điện là p + e và không mang điện là n nên 2Z – N = 12 (2)
Giải hệ (1) và (2), ta được: Z = 13 và N = 14
A = Z + N = 13 + 14 = 27
⇒ Đáp án B.
Câu 7.
Tổng các hạt cơ bản của X: p + e + n = 155 hay 2Z + N = 155 (1)
Hạt mang điện là p + e và không mang điện là n nên 2Z – N = 33 (2)
Giải hệ (1) và (2), ta được: Z = 47 và N = 61
A = Z+ N = 47 + 61 = 108
⇒ Đáp án A.
Câu 8.
Tổng các hạt cơ bản của X: p + e + n = 52 hay 2Z + N = 52 (1)
Hạt mang điện là p + e và không mang điện là n nên 2Z – N = 16 (2)
Giải hệ (1) và (2), ta được: Z = 17 và N = 18
A = Z+ N = 17 + 18 = 35
⇒ Đáp án C.
Câu 9.
A=Z+N⇒Z=A–N=4–2=2
⇒ Đáp án B.
Câu 10.
Tổng các hạt cơ bản của X: p + e + n = 52 hay 2Z + N = 21 (1)
Số hạt không mang điện chiếm 33,33% ⇒ N = 33,33% x 21 = 7 (2)
21−7
Giải hệ (1) và (2), ta được: p = e = Z = =7
2
⇒ Đáp án D.
Câu 11.
A. sai vì 1nm = 10–9m. B. sai vì 1 Å =10–10m. D. sai vì 1 Å =10–1nm.
⇒ Đáp án C.
Câu 12.
1e có điện tích = -1 x 1,602 x 10-19C = -1,602 x 10-19C
Điện tích âm của giọt nước trên tương đương với điện tích số electron là:
−17
Điệntích giọt nước −3 ,33. 10
= =208
Điện tích electron −1,602.10−19

BÀI 2: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC


Câu 1.
C và 13C ⇒ Đáp án A.
6 6
12

Câu 2.
29 29
63 C u và 65C u ⇒ Đáp án D.
Câu 3.
Ta có: x + y = 100%
12. x +13. y
= 12,0098
100
x = 99,02%; y = 0,98%
⇒ Đáp án C.
Câu 4.
10. x 1 +11. x 2 (100−x ¿¿ 1)
A B= ⇒10 , 8=10. x 1+ 11. ¿ ⇒ x 1=20 %⇒ x 2=80 %
100 100
⇒ Đáp án B.
Câu 5.
35. x 1 +37. x 2 (100−x¿ ¿1)
ACl = ⇒35 , 5=35. x 1+37. ¿ ⇒ x 1=75 % ⇒ x 2=25 %
100 100
⇒ Đáp án D.
Câu 6.
Z = e = p = 92
A = Z + N = 92 + 146 = 238
92
Ký hiu nguyên t Uranium: 238 U.
⇒ Đáp án D.
Câu 7.
Z=e=p=8
A = Z + N = 8 + 8 = 16
8
Ký hiu nguyên t Oxygen: 16 O ..
⇒ Đáp án B.
Câu 8.
Z=e=p=7
A = Z + N = 7 + 7 = 14
7
Ký hiu nguyên t nitrogen: 14 N ..
⇒ Đáp án C.
Câu 9.
a. Neon có 3 đồng vị bền:
+ Đồng vị 20Ne chiếm 90,9%
+ Đồng vị 21Ne chiếm 0,3%
+ Đồng vị 22Ne chiếm 8,8%
b. Công thức tính nguyên tử khối trung bình:
90 , 9.20+0 , 3.21+8 , 8.22
A Ne= =20 , 18
100
Vậy nguyên tử khối trung bình của Neon là 20,18
Câu 10.
- Số khối = 28: 1428 Si
- Số khối = 29: 1429 Si
- Số khối = 30: 1430 Si

BÀI 3. CẤU TẠO LỚP VỎ ELECTRON NGUYÊN TỬ


Câu 1.
Mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr  Đáp án B.
Câu 2.
Dựa vào cấu hình electron của Li, Z = 3 → Cấu hình electron của Li là 1s2 2s1 nhận thấy
Li có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Từ đó có thể dự đoán Li là nguyên tố kim loại.
 Đáp án A.
Câu 3.
Dựa vào cấu hình electron của Sulfur, Z = 16 → Cấu hình electron của Sulfur là
1s22s22p63s23p4 nhận thấy Sulfur có 6 electron ở lớp ngoài cùng. Từ đó có thể dự đoán
Sulfur là nguyên tố phi kim.
 Đáp án C.
Câu 4.
A = Z + N → Z = A – N = 40 – 22 =18
→ Cấu hình electron của Argon là 1s22s22p63s23p6 nhận thấy Argon có 8 electron ở lớp
ngoài cùng. Từ đó có thể dự đoán Argon là nguyên tố khí hiếm
 Đáp án C.
Câu 5.
Z = 11 → Cấu hình electron của X là 1s2 2s2 2p6 3s1
 Đáp án D.
Câu 6.
Z = 2 + 8 + 4 = 14 → Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p2
 Đáp án C.
Câu 7.
Z = 20 → Cấu hình electron của X là 1s22s22p6 s23p64s2
 Đáp án A.
Câu 8.
Cấu hình electron của Aluminium (Z = 13): 1s22s22p63s23p1
↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑

 Đáp án D.
Câu 9.
- Nguyên tử nguyên tố X có e cuối cùng điền vào phân lớp 3p1
→ X có cấu hình e: 1s22s22p63s23p1 → X có 13 e và X là nguyên tố kim loại (vì có 3 e lớp
ngoài cùng 3s23p1)
- Nguyên tử nguyên tố Y có e cuối cùng điền vào phân lớp 3p3
→ Y có cấu hình e: 1s22s22p63s23p3 → Y có 15 e và Y là nguyên tố phi kim (vì có 5 e lớp
ngoài cùng 3s23p3 ).

BÀI 7. QUY TẮC OCTET


Câu 1.
- Quy tắc bát tử: Nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên
tử khác để đạt được cấu hình electron vững bền của khí hiếm với 8 electron (hoặc 2 đối
với heli) ở lớp ngoài cùng.
- Quy tắc bát tử giúp giải thích một cách định tính sự hình thành các loại liên kết trong
phân tử, đặc biệt là cách viết công thức cấu tạo trong các hợp chất thông thường.
Tuy nhiên, có một số trường hợp, quy tắc bát tử không giải thích được.

BÀI 8. HYDROGEN HALIDE VÀ MỘT SỐ PHẢN ỨNG


Câu 1.
Chọn D: CFC làm phá hủy tầng ozone khi xâm nhập vào khí quyển.
Do tác động phá hủy tầng ozone của CFC nên đầu thế kỉ XXI, các hợp chất CFC đã bị
cấm sản xuất. Gần đây, từ hydrogen fluoride, người ta sản xuất hydrochlorofluorocarbon
(HCFC) thay thế CFC.
Câu 2.
Chọn C: Một lượng đáng kể hydrogen fluorine được dùng trong sản xuất cryolite (thành
phần chính là Na3AlF6) đóng vai trò “chất chảy” trong quá trình sản xuất nhôm
(aluminium) từ aluminium oxide.
Câu 3.
Chọn B: Dung dịch nước của hydrogen chlorine là hydrochloric acid (HCl) được dùng
để trung hòa môi trường base, hoặc thủy phân các chất trong quá trình sản xuất, tẩy rửa gỉ
sắt (thành phần chính là các iron oxide) bám trên bề mặt của các loại thép.
Câu 4.
Chọn C: Các hydrogen halide dễ tan trong nước vì phân tử phân cực.
Câu 5.
Chọn C: HF loãng
Dung dịch HF có khả năng ăn mòn thủy tinh vô cơ (có thành phần gần đúng là
Na2O.CaO.6SiO2) do có xảy ra phản ứng:
SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
Câu 6.
Chọn C: Trong công nghiệp, hỗn hợp gồm KF.3HF được dùng để điện phân nóng chảy
sản xuất fluorine.
Câu 7.
Chọn A: Cho Nacl tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, đun nóng.
Câu 8.
Chọn C: Nhiệt độ sôi tăng từ hydrogen chloride (HCl) đến hydrogen iodide (HI).
Riêng hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi bất thường so với các hydrogen halide
khác. Điều này được giải thích chủ yếu là do giữa các phân tử hydrogen fluoride còn tạo
liên kết hydrogen với nhau.
… F – H … F – H … →→[HF]n (với giá trị trung bình của n từ 5 đến 6).
Vì tồn tại dưới dạng [HF]n nên hydrogen flouride khó bay hơi hơn các hydrogen halide
còn lại.
Câu 9.
Lượng NaCl nguyên chất:
1000 kg × 89,5% = 895 kg
Lượng HCl thu được theo lí thuyết:
2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl
58,5 36,5 g
895 x = 558,42 kg
Lượng HCl thu được theo thực tế:
1250 lít × 1,19kg/lít × 37% = 550,375 kg
Hiệu suất của quá trình điều chế:
H% = 550,375/558,42 × 100% = 98,55%
Câu 10.
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:
Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử. Ta chia thành 3 nhóm hóa chất sau:
Nhóm I: Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh: KOH
Nhóm II: Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ: HCl, H2 SO4 .
Nhóm III: Dung dịch không đổi màu quỳ tím: NaI, NaCl, NaBr
Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm (III)
- Mẫu thử tạo kết tủa trắng là NaCl
AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3
- Mẫu thử tạo kết tủa vàng nhạt là NaBr
AgNO3 + NaBr → AgBr↓+ NaNO3
- Mẫu thử tọa kết tủa vàng đậm là NaI
AgNO3 + NaI → AgI↓+ NaNO3
Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm (II)
- Mẫu thử nào kết tủa trắng là HCl
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
- Còn lại là H2SO4
Câu 11.
Hỗn hợp ban đầu gồm: NaCl, Na2SO4, MgCl2, CaCl2, CaSO4.
- Cho hỗn hợp trên qua dung dịch BaCl 2 dư, lọc kết tủa thu được dung dịch còn lại gồm:
NaCl, MgCl2, CaCl2, BaCl2 (1)
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl
CaSO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + CaCl2
- Tiếp tục cho vào dung dịch còn lại (1) dung dịch Na 2CO3 dư. Lọc kết tủa thu được dung
dịch gồm: NaCl, Na2CO3.
MgCl2 + Na2CO3 → MgCO3↓ + 2NaCl
CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl
- Cho tiếp dung dịch HCl dư qua dung dịch còn lại, ta được được hỗn hợp gồm NaCl,
HCl.
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
- Đem đun nóng hỗn hợp vừa thu được (HCl sẽ bay hơi) còn lại là NaCl tinh khiết.

BÀI 9. LIÊN KẾT ION


Câu 1.
Mục đích của giai đoạn này là tạo tinh thể mầm  Đáp án A.
Câu 2.
Sau bước 4 của giai đoạn 2 sẽ tạo được dung dịch quá bão hòa, sau khi nguội cộng thêm
sự xuất hiện của tinh thể mầm sẽ bắt đầu kết tinh tạo tinh thể  Đáp án C.
Câu 3.
Đậy cố bằng bìa là để tránh dung môi bay nhanh quá làm tinh thể không đẹp, tránh bụi
bay vào cốc và ổn định nhiệt độ kết tinh trong cốc  Đáp án D.
Câu 4.
Khi chạm tay vào bề mặt tinh thể sẽ làm bề mặt tinh thể mờ, và khi tiếp tục kết tinh thêm
thì lớp mờ vẫn còn ở bên trong tinh thể, khi đó tinh thể thành phẩm sẽ không trong suốt
 Đáp án A.
Câu 5.
Nếu thay đổi lượng Alum thì nồng độ giảm, sẽ kết tinh ít hơn, chậm hơn và có thể mất
nhiều lần kết tinh hơn. Tuy nhiên ưu điểm là kết tinh chậm sẽ cho ra thành phẩm đẹp hơn
 Đáp án C.
Câu 6.
Các ý đúng là (1), (2), (3), (4).
Ý (5) sai do liên kết ion không hình thành do cặp electron dùng chung mà là hình thành
do lực hút tĩnh điện của các điện tích trái dấu  Đáp án C.
Câu 7.
Phân tử Naphthalene và Iodine có cấu trúc bền vững bởi các liên kết cộng hóa trị kém
phân cực, đồng thời liên kết liên phân tử cũng kém bền vững (không ở dạng mạng tinh
thể) nên khi đun nóng dễ dàng tách ra khỏi nhau, dẫn đến làm tăng nhanh khoảng cách
giữa các phân tử (thăng hoa).
Ngược lại, phân tử NaCl có cấu trúc bền vững theo kiểu mạng tinh thể tạo bởi các liên kết
ion (khó thăng hoa), khi nóng chảy có thể phân ly thành các ion dương và âm dẫn đến có
khả năng dẫn điện.

BÀI 10. LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ


Câu 1.
Mỗi nguyên tử Nitơ góp ba 3 electron tạo liên kết ba liên kết này rất bền khó bị phá vỡ ở
điều kiện thường nên ở nhiệt độ thường nitơ trơ về mặt hóa học.

BÀI 11. LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS
Câu 1.
Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa
nguyên tử H (đã liên kết với nguyên tử O có độ âm điện lớn) của phân tử nước này với
một nguyên tử O (còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết) của phân tử nước
khác.
Câu 2.
Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước trên bề mặt nước và giữa các phân tử nước trên
bề mặt với lớp nước bên dưới tạo ra sức căng bề mặt cho nước. Chân của con nhện nước
gồm các chất kị nước, phân tử các chất này đẩy nước khiến cho chân của nhện nước
không bị nước bao bọc và tụt xuống dưới nước. Vì vậy chúng có thể di chuyển trên bề
mặt nước mà không làm vỡ bề mặt nước.
Câu 3.
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của chất phụ thuộc chính vào hai yếu tố: khối lượng
phân tử và liên kết giữa các phân tử  Đáp án A.
Câu 4.
Tính acid của một chất càng mạnh nếu chất đó càng dễ phân li thành ion H+.
Giữa các phân tử HF hay giữa phân tử HF và H₂O có liên kết hydrogen, các liên kết này
sẽ làm cho nguyên tử H bị giữ chặt hơn, khó tách ion H+ hơn so với HCl.
→HF có tính acid yếu hơn rất nhiều so với HCl  Đáp án C.
Câu 5.
Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ
sôi của các chất  Đáp án A.
Câu 6.
Phát biểu đúng: (a), (c).
Phát biểu (b) không đúng, vì: Khối lượng phân tử càng lớn thì nhiệt độ nóng chảy, nhiệt
độ sôi càng cao.
Phát biểu (d) không đúng, vì: Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và
nhiệt độ sôi các chất, nhưng ở mức độ ảnh hưởng yếu hơn so với liên kết hydrogen.
 Đáp án C.
Câu 7.
H₂O có liên kết hydrogen liên phân tử còn H 2S không có nên H₂O có nhiệt độ sôi cao
hơn H2S.

Câu 8.
Công thức Lewis của NH3:
Công thức Lewis của CH4:

- Nhiệt độ sôi: Nguyên tử N có độ âm điện lớn làm cho liên kết N-H phân cực mạnh,
trong phân tử NH3 nguyên tử N còn cặp electron chưa liên kết nên có thể tạo liên kết
hydrogen giữa các phân tử NH3 với nhau. Mặt khác, C có độ âm điện nhỏ nên liên kết C-
H phân cực yếu, nguyên tử C không còn cặp electron chưa liên kết nên không có khả
năng tạo liên kết hydrogen giữa các phân tử CH 4 với nhau. Điều này khiến cho nhiệt độ
sôi của NH3 cao hơn của CH4.

- Khả năng hòa tan trong nước: Giải thích tương tự như nhiệt độ sôi. Phân tử NH 3 có thể
tạo liên kết hydrogen với nước còn CH 4 thì không. Do đó NH3 tan tốt trong nước hơn
CH4.

Câu 9.

Phân tử nước có hai nguyên tử H liên kết với nguyên tử O (có độ âm điện lớn) nên mỗi
nguyên tử H trong phân tử nước này có thể tạo liên kết hydrogen với nguyên tử O trong
phân tử nước khác.
Bên cạnh đó, nguyên tử O còn 2 cặp electron chưa liên kết nên có thể tạo 2 liên kết
hydrogen với nguyên tử H trong 2 phân tử nước khác.
Như vậy một phân tử nước có thể tạo được liên kết hydrogen tối đa với bốn phân tử
nước khác.
Câu 10.
Nên tránh ướp lạnh các lon bia, nước giải khát, … trong ngăn đá của tủ lạnh vì:
Khi cho vào ngăn đá tủ lạnh, nước chuyển từ trạng thái lỏng thành trạng thái rắn. Ở
trạng thái rắn nước có cấu trúc tinh thể phân tử với bốn phân tử H ₂O phân bố ở bốn đỉnh
của một tứ diện đều, bên trong là cấu trúc rỗng.
⇒ Nước ở trạng thái rắn có thể tích lớn hơn khi ở trạng thái lỏng.
⇒ Có thể làm biến dạng các lon bia, nước giải khát dẫn đến nổ.

BÀI 12. PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ VÀ ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG
Câu 1.
Đáp án C
Câu 2.
Đáp án D
Câu 3.
Đáp án A

BÀI 13. ENTHALPY TẠO THÀNH VÀ BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN
ỨNG HOÁ HỌC
Câu 1.
Khi nung vôi, người ta phải xếp đá vôi lẫn với than trong lò. Vì phản ứng nung vôi là
phản ứng thu nhiệt, cần nhiệt từ quá trình đốt cháy than, nếu dừng cung cấp nhiệt thì phản
ứng nung vôi sẽ không tiếp diễn  Đáp án B.
Câu 2.
Phản ứng nhiệt nhôm:
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
Phản ứng tỏa nhiệt rất lớn (trên 2500oC).
Câu 3.
a. Phản ứng tỏa nhiệt vì ngọn nến (parafin) bị đốt cháy đã giải phóng năng lượng, cung
cấp cho việc phát sáng và tỏa nhiệt.
b. Phản ứng tỏa nhiệt vì nước hạ nhiệt (hay giải phóng nhiệt) để tạo khối băng.
c. Phản ứng thu nhiệt vì muối hấp thụ nhiệt từ nước để hòa tan, nước giảm nhiệt độ và
cốc nước trở nên mát hơn.
d. Phản ứng thu nhiệt vì trứng hấp thụ nhiệt khiến các phân tử protein kết dính vào nhau
và làm chín trứng.
Câu 4.
a. Khi hòa tan bột giặt trong tay với một ít nước, ta sẽ có cảm giác ấm. Đó là do bột giặt
giải phóng nhiệt khi hòa tan, tạo phản ứng giúp loại bỏ nhanh các vết bẩn trên quần áo.
Đây là phản ứng tỏa nhiệt.
b. Các gói tạo nhiệt có thành phàn vôi sống hoặc bột magnesium trộn với sắt và muối ăn.
Khi gói tiếp xúc với nước, có phản ứng hóa học xảy ra, giải phòng nhiệt và làm chín thức
ăn. Đây là phản ứng tỏa nhiệt.
c. Nước biển dưới ánh nắng mặt trời sẽ hấp thụ nhiệt và bay hơi, tạo thành muối biển kết
tinh. Đây là phản ứng thu nhiệt.
d. Ban đêm, hơi nước trong không khí hạ nhiệt (giải phóng nhiệt) để ngưng tự, tạo thành
các giọt đọng lại trên lá cây. Đây là phản ứng thu nhiệt.
e. Chạy bộ làm nhiệt độ cơ thể tăng, Khi đổ mồ hôi, một phần nước hấp thụ nhiệt và bay
hơi. Sự bay hơi của mồ hôi giúp làm mát cơ thể và duy trì thân nhiệt ổn định, Đây là phản
ứng thu nhiệt.
Câu 5.
Đáp án đúng D.
Câu 6.
Đáp án đúng D.
Câu 7.
Đáp án đúng D.
Câu 8.
Đáp án đúng B.
Câu 9.
Phát biểu đúng: (2), (3), (4).
Phát biểu (1) không đúng, vì:
+ Hầu hết các phản ứng thu nhiệt cần thiết khơi mào (đun hoặc đốt nóng …)
+ Phản ứng tỏa nhiệt có thể có, có thể không cần khơi mào, tùy phản ứng cụ thể.
 Đáp án C.
Câu 10.
Vôi sống tác dụng với nước: CaO + H 2O ⟶ Ca(OH)2 phản ứng xảy ra ở điều kiện thường
và làm nhiệt độ môi trường xung quanh nóng lên ⇒ Phản ứng tỏa nhiệt.
Đốt cháy than: C + O2 CO2 và đốt cháy cồn: C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
cần cung cấp nhiệt độ ban đầu sau đó phản ứng tự cháy và tỏa nhiệt. ⇒ Phản ứng tỏa
nhiệt.
Nung đá vôi: CaCO3 CaO + CO2 phản ứng cần cung cấp nhiệt độ trong toàn bộ
quá trình, nếu ngừng cung cấp nhiệt phản ứng không xảy ra. ⇒ Phản ứng thu nhiệt.
 Đáp án D.
Câu 11.
Ta có: ∆ f Ho298 = 94,30 kJ > 0
→ Phản ứng thu nhiệt
- Ứng dụng khác của phản ứng baking soda với giấm:
+ Baking soda và giấm ngoài việc được sử dụng trong nấu ăn còn được dùng nhiều
trong vệ sinh nhà cửa như: Khử mùi hôi, tẩy trắng quần áo, tẩy trắng nồi chảo, vệ sinh
máy giặt …
+ Kết hợp baking soda với giấm ăn để hiệu quả tẩy rửa cao hơn. Baking soda có khả
năng làm sạch, khử mùi và làm mềm các mảng bám, còn giấm ăn cũng tác dụng loại bỏ
mùi hôi và các vết bẩn cứng đầu khác.
Câu 12.
Kết luận như vậy là sai. Để phản ứng giữa hiđro và oxi bắt đầu cần có nhiệt độ cao
(5500C) nhưng khi phản ứng xảy ra thì tỏa nhiệt, không cần cung cấp năng lượng nữa

BÀI 14. TÍNH BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Câu 1.
Sự hô hấp cung cấp oxygen cho các phản ứng oxi hóa chất béo, chất đường, tinh bột,…
trong cơ thể con người. Đó là các phản ứng giải phóng năng lượng. Năng lượng kèm theo
các phản ứng này dùng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
Câu 2.
Một số phản ứng khi xảy ra sẽ làm nóng môi trường xung quanh tức là phản ứng xảy ra
kèm theo giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt ⇒ Phản ứng tỏa nhiệt.
Một số phản ứng khi xảy ra sẽ làm lạnh môi trường xung quanh tức là phản ứng hấp thu
năng lượng dưới dạng nhiệt từ môi trường xung quanh. ⇒ Phản ứng thu nhiệt
Câu 3.
Phản ứng tỏa nhiệt: đốt cháy nhiên liệu, phản ứng tạo gỉ sắt,…
Phản ứng thu nhiệt: nung vôi, nung clinker xi măng,…
Câu 4.
Tránh xa hố đang tôi vôi.
Làm rào chắn, biển báo để cảnh báo những người xung quanh.
Câu 5.
Đáp án đúng .
Câu 6.
Đáp án đúng .
Câu 7.
Để thu được 1 mol CaO cần phải cung cấp 178,29 kJ nhiệt lượng.
Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH4 sẽ giải phóng một nhiệt lượng là 890,36 kJ.
Vậy cần đốt cháy 178,29/890,36 mol CH4 sẽ giải phóng một nhiệt lượng là 178,29 kJ.
Khối lượng CH4 cần lấy là (89,145/890,36).16 = 1,6 g. Chọn A.
Câu 8.
Đáp án đúng A .
Câu 9.
Đáp án đúng C.
Câu 10.
Đáp án đúng A.
Câu 11.
Đáp án đúng B.
Câu 12.
Đáp án đúng A.
Câu 13.
Enthalpy tạo thành chuẩn (hay nhiệt tạo thành chuẩn) của một chất là lượng nhiệt kèm
theo của phản ứng tạo thành một mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền nhất trong điều
kiện chuẩn.
Đơn chất bền nên không có sự biến đổi, enthalpy tạo thành bằng 0.
Câu 14.
Phản ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt
CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) ∆ rHo298 = 178,29 kJ
Để thu được 1 mol CaO(s), cần cung cấp 178,29 kJ nhiệt lượng để chuyển 1 mol
CaCO3(s) thành CaO(s)
Phản ứng than cháy trong không khí là phản ứng tỏa nhiệt
C(s) + O2(g) → CO2(g) ∆ rHo298 = -393,5 kJ
Đốt cháy 1 mol C trong không khí tỏa ra 393,5 kJ nhiệt lượng.
Câu 15.
Nhiệt độ để phản ứng xảy ra là từ 450-500oC, nếu hạ quá mức thì phản ứng sẽ không xảy
ra, vì vậy hạ đến mức gần bằng hoặc bằng để phản ứng xảy ra theo chiều thuận khi đó
chúng ta sẽ thu được nhiều khí NH3 hơn.

BÀI 15. PHƯƠNG TRÌNH TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG


Câu 1.
Chọn C: Dùng không khí nén thổi vào lò cao là làm tăng nồng độ khí để đốt cháy than
cốc (trong sản xuất gang) để làm tăng tốc độ phản ứng.
Câu 2.
- Trong đám cháy của lá cây khô: Phản ứng hóa học xảy ra nhanh. Các lá cây nhanh
chóng bị cháy và chuyển thành tro
- Thân tàu biển bị oxi hóa trong điều kiện tự nhiên: Phản ứng hóa học xảy ra chậm. Vỏ
tàu biển làm bằng thép mất thời gian rất lâu mới bị gỉ (bị oxi hóa).
Câu 3.
- Que đóm còn tàn đỏ bùng cháy khi cho vào bình oxygen: Khi cho que đóm còn tàn đỏ
vào bình oxygen thì que đóm bùng cháy, để ở ngoài thì k hiện tượng là do nồng độ
oxygen trong bình khí oxygen cao hơn
- Cho nhiều men vào bánh mì thì bánh mì lên men nhanh hơn: Khi làm bánh mì, nếu cho
nhiều men vào bột thì quá trình lên men diễn ra nhanh hơn
- Làm sữa chua: Khi làm sữa chua, nếu cho nhiều sữa chua thì quá trình lên men diễn ra
nhanh hơn.
Câu 4.
- Người ta thường dùng chất xúc tác để sản xuất ra nhiều amoniac, thực hiện những phản
ứng ở áp suất cao và tăng nhiệt độ.
- Ở áp suất thường thì thực phẩm lâu chín hơn khi nấu ở nồi áp suất.
- Muốn than dễ cháy thì cần có lỗ tròn để tăng diện tích tiếp xúc với oxi.

BÀI 16: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC.
Câu 1. Chọn A. Nhiệt độ, áp suất.
Câu 2. Chọn D. thổi không khí khô
Câu 3. Chọn B. nồng độ;
Câu 4. Chọn C.Thức ăn lâu bị ôi thiu hơn khi để trong tủ lạnh;
Câu 5. Chọn A. Nồng độ;
Câu 6. Chọn B. Nhiệt độ;
Câu 7.
Zn (s) + 2HCl (aq) ⟶ ZnCl2 (aq) + H2 (g)
Cùng 1 lượng Zn thì Zn dạng bột sẽ có diện tích tiếp xúc bề mặt lớn hơn nên tốc độ phản
ứng sẽ nhanh hơn.
Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng càng nhanh, do đó ở nhiệt độ 40°C tốc độ phản
ứng cao hơn ở 30°C.
Vậy thí nghiệm a gam Zn (bột) + dd HCl 0,2M ở 40°C sẽ có tốc độ phản ứng lớn nhất.
Câu 8.
Yếu tố được áp dụng để làm thay đổi tốc độ của các phản ứng trong Hình 19.7 là:
a. Đèn xì oxygen – acetylene: nồng độ (tăng oxygen).
b. Tủ lạnh bảo quản thức ăn: nhiệt độ.
c. Bình dưa muối: chất xúc tác.
Câu 9.
Trong công nghiệp, tổng hợp với số lượng lớn các chất hóa học từ những nguồn nguyên
liệu dồi dào. Tuy nhiên, có những chất tham gia cần năng lượng lớn để phá vỡ liên kết
mới tham gia phản ứng được hoặc có những phản ứng phản ứng xảy ra chậm.
⇒ Có nhiều phản ứng trong công nghiệp cần tiến hành ở nhiệt độ cao và sử dụng chất xúc
tác.

BÀI 17. TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ HOÁ HỌC NHÓM VIIA


Câu 1.
Chọn B. Trong công nghiệp, người ta sử dụng phản ứng giữa chlorine với dung dịch
sodium hydroxide lạnh (khoảng 15oC) để tạo ra nước Javel có tính oxi hóa mạnh phục vụ
cho mục đích sát khuẩn, vệ sinh gia dụng.
Cl2 + 2NaOH →→NaCl + NaClO + H2O.
Câu 2.
Chọn B. Dung dịch hydrochloric acid.
Câu 3.
Chọn B. Sản xuất Cryolite và Teflon.
Câu 4.
Chọn C. Chế tạo chất tráng lên phim ảnh.
Câu 5.
Chọn D. Làm chất sát trùng vết thương.
Câu 6.
Chọn C. 35,21%
Gọi công thức muối bromua là: MBr (M: là Na và K).
2MBr + Cl2  2MCl + Br2
Theo lt: 71 tấn  160 tấn
x tấn  1 tấn
1.71
⇒x= = 0,44375 tấn. Mà lượng Cl2 thực tế đã dùng là 0,6 tấn.
160
⇒ mCl (tiêu hao) = 0,6 – 0,44375 = 0,15625 tấn
2

0,15625
⇒ %mCl (tiêu hao) = .100 = 35,21%
2
0,44375
Câu 7.
Chọn C. (1), (3), (4).
(1) Được sử dụng trong sản xuất các chất dẻo ma sát thấp như teflon phủ trên bề mặt chảo
chống dính.
(3) Một số muối fluoride khác được thêm vào thuốc đánh răng, tạo men răng.
(4) Sodium fluoride sử dụng như một loại thuốc trừ sâu, chống gián.
Hình (2) liên quan đến ứng dụng của Bromine.
Câu 8.
a. Chọn A. 2 viên.
Ở điều kiện thường: 200 lít nước nặng 200kg
Khối lượng chloramine B là:
200 x 0,001% = 0,002kg = 2g
Vậy cần 2 viên nén chloramine loại 1 gam 1 viên.
b. Chọn D. 20g.
1 lít nước nặng 1kg = 1000g
Khối lượng bột chloramine cần dùng là:
1000 x 2% = 20g
Câu 1.
- Nhóm halogen gồm những nguyên tố nhóm VIIA: fluorine (F), chlorine (Cl), bromine
(Br), iodine (I), astatine (At), tennessine (Ts).
- Tính chất: tác dụng với kim loại, hydrogen, dung dịch kiềm, muối halide.
- Ứng dụng:
+ Fluorine: chảo chống dính, kem đánh răng.
+ Chlorine: sát khuẩn, khử trùng.
+ Bromine: thuốc an thần, tráng phim ảnh.
+ Iodine: chống bướu cổ, chất xúc tác, dược phẩm, thuốc nhuộm.
- Halogen là những chất oxi hóa mạnh, dễ dàng tác dụng với các chất khác trong tự
nhiên: tác dụng với nước, hydrogen,… tạo thành hợp chất.
⇒ Trong tự nhiên, các halogen chỉ tồn tại ở dạng hợp chất mà không tồn tại ở dạng đơn
chất.
Câu 9.
15
nNaI = = 0,1 (mol) ⇒ Trong 200 gam dung dịch X có 0,1 mol NaI.
23+127
Theo đề: Lấy 100 gam dung dịch X.
0 ,1.100
⇒ nNaI/ ddX = = 0,05 (mol)
200
Phương trình phản ứng:
2NaI + Cl2  2NaCl + I2
0,05 mol  0,05 mol
⇒ mNaCl = 0,05.58,8 = 2,925 gam.
Câu 10.
a. Lượng iodine trong muối rất ít, để nhìn thấy được màu sắc ta phải sử dụng lượng đủ
nhiều muối; đồng thời chanh và hồ tinh bột được dùng dư để phản ứng mau chóng cho
kết quả.
b. Iodine (I2) tạo thành hóa xanh khi gặp hồ tinh bột. Do đó, ở đĩa muối iodine sẽ xuất
hiện màu xanh (khá nhạt nhưng đủ để quan sát thấy), trong đó ở đĩa muối thường không
có hiện tượng gì.
Nên dùng đĩa màu trắng vì: Đĩa màu trắng có cùng màu với muối, do đó ta dễ dàng quan
sát rõ hiện tượng.
Câu 11.
a. Chlorine có mùi xốc, nên khi sử dụng nước sinh hoạt có chlorine, chúng ta sẽ ngửi
thấy mùi của nước chlorine.
b. Trong quá trình khử trùng, người ta phải cho một lượng chlorine dư vào nước sinh
hoạt. Lượng chlorine dư trong nước sinh hoạt còn có tác dụng ngăn ngừa sự tái nhiễm
của vi khuẩn trong quá trình phân phối trong đường ống dẫn nước và trữ nước tại nhà.
c. Một số phương pháp để loại bỏ khí chlorine dư trong nước sinh hoạt:
- Sử dụng máy lọc nước than hoạt tính.
- Phơi chậu nước ra ngoài ánh nắng mặt trời ⇒ Tia cực tím với cường độ cao và nhiệt độ
cao của mặt trời hấp thụ vào nước làm chlorine bay hơi làm giảm nồng độ Chlorine trong
nước.
- Sử dụng máy lọc nước RO (thẩm thấu ngược) cũng có thể giúp loại bỏ lượng chlorine
trong nước.

You might also like