You are on page 1of 7

ÔN TẬP BÀI 1

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của hóa học?
A. Thành phần, cấu trúc của chất. B. Tính chất và sự biến đổi của chất.
C. Ứng dụng của chất. D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đơn chất và hợp chất giống nhau.
B. Đơn chất là những chất cấu tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
C. Hợp chất là những chất tạo nên chỉ duy nhất với hai nguyên tố hóa học.
D. Có duy nhất một loại hợp chất.
Câu 3: Cho các công thức hoá học của một số chất sau : Br2, AlCl3, Zn, S, MgO, H2. Trong đó:
A. Có 3 đơn chất, 3 hợp chất. B. Có 2 đơn chất, 4 hợp chất.
C. Có 4 đơn chất, 2 hợp chất. D. Có 1 đơn chất, 5 hợp chất.
Câu 4: Cho các chất sau đây: O2, H2, P2O5, O3, CH4, CH3COOH, Ca, Cl2. Chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất?
A. Hợp chất: CH4, P2O5, CH3COOH; Đơn chất: O2, Ca; H2, Cl2 .
B. Hợp chất: CH4, P2O5, CH3COOH; Đơn chất: H2, Cl2.
C. Hợp chất: CH4, Ca; Đơn chất: H2.
D. Hợp chất: P2O5; Đơn chất: O2 ; Cl2.
Câu 5: Hiện tượng vật lí là
A. Hiện tượng chất bến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
B. Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
C. Hòa tan nước muối.
D. Đốt cháy KMnO4
Câu 6: Hiện tượng hóa học là
A. Hiện tượng chất bến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
B. Hiện tượng chất bến đổi có tạo ra chất khác.
C. 4Na + O2 → 2Na2O
D. Cho đường hòa tan với nước muối.
Câu 7: Cho các hiện tượng sau:
a. Hiện tượng thủy triều b. Băng tan
c. Nến cháy bị nóng chảy d. Nước chảy đá mòn
e. Đốt cháy sulfur sinh ra khí sulfur dioxide.
Hiện tượng vật lí là
A. a, b, c. B. a,b. C. c, d, e. D. Tất cả đáp án trên.
Câu 8: Giải thích hiện tượng để thức ăn lâu ngày bị thiu
A. Hiện tượng vật lí vì nhiệt độ.
B. Thức ăn đổi màu.
C. Có mùi hôi.
D. Hiện tượng hóa học vì bị các vi khuẩn hoạt sinh gây thối rữa.
Câu 9: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng vật lí là:
A. Đường cháy thành than. B. Cơm bị ôi thiu.
C. Sữa chua lên men. D. Nước hóa đá dưới 0 oC.
Câu 10: Hiên tượng hóa học
A. Cơm bị ôi thiu B. Rửa rau bằng nước lạnh
C. Cầu vồng xuất hiện sau mưa D. Quá trình quang hợp
Câu 11: Trong các hiện tượng sau, hiện tương hóa học là:
A. Than nghiền thành bột than. B. Củi cháy thành than.
C. Cô cạn nước muối thu được muối ăn. D. Hóa lỏng không khí để tách lấy khí oxygen.

Gv : Lâm Thành Thới 1


Câu 12: Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đây em có thể dự đoán được đó là hiện tượng hóa học, hiện tượng vật
lí:
A. Chất mới sinh ra. B. Tốc độ phản ứng. C. Nhiệt độ phản ứng. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13: Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá...) bằng cách nào sau đây?
A. Dùng fomon và nước đá. B. Dùng phân đạm và nước đá.
C. Dùng nước đá và nước đá khô. D. Dùng nước đá khô và fomon
Câu 14: Cho các hiện tượng sau:
a. Dưa muối lên men b. Đốt cháy Hydrogen trong không khí
c. Hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên d. Mưa axit
e. Vào mùa hè băng ở 2 cực tan chảy
Hiện tượng hóa học gồm:
A. a, b, c, d B. a, b, d. C. e. D. Tất cả đáp án
Câu 15: Khi trời lạnh ta thấy mỡ bị đóng thành ván. Đun nóng các ván mỡ tan chảy. Nếu đun quá lửa sẽ có 1 phần hóa
hơi và một phần cháy đen. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi trời lạnh mỡ đóng thành ván là hiện tượng vật lí.
B. Đun nóng mỡ bị cháy đen là hiện tượng vật lí.
C. Mỡ tan chảy khi đun nóng là hiện tượng hóa học.
D. Không có hiện tượng xảy ra.
Câu 16: Để sát trùng cho các món ăn cần rau sống (salad, nộm, gỏi, rau trộn...) em có thể ngâm trong dung dịch NaCl
loãng từ 10-15 phút. Khả năng diệt trùng của NaCl là do
A. dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Na+ độc.
B. dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Cl- độc.
C. dung dịch NaCl có tính oxi hóa mạnh nên diệt khuẩn.
D. vi khuẩn chết vì bị mất nước do thẩm thấu.
Câu 17: Ở các vùng đất nhiễm phèn, người ta thường bón vôi cho đất để làm
A. cho đất tơi xốp hơn. B. tăng pH của đất.
C. tăng khoáng chất cho đất. D. giảm pH của đất.
Câu 18: Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng 2,0 – 3,0. Những người bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng thì lượng
acid hydrochloric acid tiết ra quá nhiều do đó dịch vị dạ dày có pH < 2. Để chữa bệnh này, người bệnh phải uống thuốc
muối trước bữa ăn. Thuốc muối là chất nào dưới đây?
A. NaHCO3 B. Na2CO3 C. NH4NO3 D. (NH4)2CO3
Câu 19: Phích nước nóng lâu ngày thường có một lớp cặn đục bám vào phía trong ruột phích. Để làm sạch có thể dùng:
A. dung dịch cồn đun nóng. B. dung dịch giấm đun nóng.
C. dung dịch nước muối đun nóng. D. dung dịch nước nho đun nóng.
Câu 20: Chọn câu trả lời đúng nhất. Để sát trùng lên da khi bị thương có thể dùng:
A. Cồn iốt B. Cồn clo C. dung dịch clo D. H2SO4 đặc.
ĐỀ 1
Câu 1. Nguyên tử X có mô hình cấu tạo như hình 1.20. Số hiệu nguyên tử của X là

Hình 1.20. Mô hình cấu tạo nguyên tử X


A. 1. B. 3. C. 4. D. 7.
Câu 2. Tại sao các nguyên tử không mang điện?

Gv : Lâm Thành Thới 2


A. Vì nguyên tử không chứa các hạt mang điện.
B. Vì nguyên tử có số proton và số electron bằng nhau.
C. Vì nguyên tử có nhiều neutron hơn proton.
D. Vì nguyên tử có chứa hạt neutron không mang điện.
Câu 3. Trong nguyên tử X tổng số các hạt cơ bản (e, p, n) là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện
là 25. Nguyên tử X là
80 79 56 65
A. 35 Br. B. 35 Br . C. 26 Fe . D. 30 Zn.

Câu 4. Dãy nào dưới đây gồm các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học?
14
A. 6 X, 147Y . B. 19
9 X, 2010Y . C. 28
14 X, 2914Y . D. 40
18 X, 4019Y .
Câu 5. Cho hình vẽ mô phỏng các nguyên tử với 8n, 9n là số hạt neutron có trong hạt nhân mỗi nguyên tử.

8n 8n 9n

1 2 3
Hình 1.37. Mô hình cấu tạo
nguyên tử
Nhận xét nào sau đây sai?
A. 1 và 2 là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
B. 1 và 3 là các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
C. 1 và 2 là nguyên tử của hai nguyên tố hóa học khác nhau.
D. 1 và 3 có cùng số proton trong hạt nhân.
Câu 6. Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa
A. 1 electron. B. 2 electron. C. 3 electron. D. 4 electron.

Câu 7. Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các phân lớp electron đã bão hòa?
A. s1, p3, d7, f12. B. s2, p6, d10, f14.
C. s2, d5, d9, f13. D. s2, p4, d10, f10.
Câu 8. Trong tự nhiên, nguyên tố Copper có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của Copper là
63,54. Thành phần % số nguyên tử của đồng vị 65Cu là
A. 27%. B. 50%. C. 54%. D. 73%.
Câu 9. Chọn phát biểu đúng khi nói về các orbital trong một phân lớp electron?
A. Có cùng sự định hướng không gian.
B. Có cùng mức năng lượng.
C. Khác nhau về mức năng lượng.
D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.
Câu 10. Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3s. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng
có electron ở mức năng lượng 3s và có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là
3. Nguyên tố X, Y lần lượt là
A. kim loại và phi kim. B. phi kim và kim loại.

Gv : Lâm Thành Thới 3


C. kim loại và khí hiếm. D. khí hiếm và kim loại.
ĐỀ 2
Câu 1. Trong nguyên tử, hạt không mang điện có tên gọi là
A. electron. B. proton và electron. C. neutron. D. proton.
Câu 2. Có bao nhiêu proton trong nguyên tử trung hòa được biểu diễn ở hình 1.?

Hình 1.29. Mô hình cấu tạo của nguyên tử.


A. 14 B. 9 C. 7 D.2.
Câu 3. Trong tự nhiên Magnesium có 3 đồng vị bền 24Mg chiếm 78,99%, 25Mg chiếm 10,00% và 26Mg. Nguyên tử
khối trung bình của Magnesium là
A. 24,00. B. 24,11. C. 24,32. D. 24,89.
Câu 4. Nguyên tử nào trong hình vẽ dưới đây có số e lớp ngoài cùng là 5?

1 2 3 4
A. 1 và 2. B. 1 và 3. C. 3 và 4. D. 1 và 4.
Câu 5. Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 7 electron. Số đơn vị điện tích
hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là?
A. 7. B. 9 C. 15 D. 17.
Câu 6. Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:
X. 1s2 2s2 2p6 3s2; Y. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1;
Z. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3; T. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8 4s2.
Dãy cấu hình electron của các nguyên tử nguyên tố kim loại là
A. X, Y, Z. B. X, Y, T. C. Y, Z, T. D. X, Z, T.
Câu 7. Cấu hình electron nào sau đây không đúng?
A. 1s22s22p5. B. 1s22s22p63s2.
C. 1s22s22p63s23p5. D. 1s22s22p63s23p34s2.
Câu 8. Cấu hình electron của Cu (Z = 29) là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2.
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10.
Câu 9. Nguyên tử M có cấu hình electron 1s22s22p4. Cấu hình electron theo ô orbital là
A.

B.

Gv : Lâm Thành Thới 4


C.

D.
Câu 10. Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử kim loại nào sau đây có electron độc thân ở orbital s?
(Cho số hiệu nguyên tử của Cr = 24, Ni = 28, Co = 27, Fe = 26)
A. Chromium B. Nickel C. Cobalt D. Iron
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Nguyên tử chứa những hạt mang điện là
A. proton và α. B. proton và neutron.
C. proton và electron. D. electron và neutron.
Câu 2. Nguyên tử sodium (Na) có điện tích hạt nhân là +11. Số proton và số electron trong nguyên tử này lần lượt là
A. 11 và 11. B. 11 và 12. C. 11 và 22. D. 11 và 23.
Câu 3. Fluorine và hợp chất của nó được sử dụng làm chất chống sâu răng, chất cách điện, chất làm lạnh, vật liệu
chống dính,… Nguyên tử fluorine chứa 9 hạt electron và 10 hạt neutron. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong
nguyên tử fluorine là
A. 19. B. 28. C. 30. D. 32.
Câu 4. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng
A. số khối. B. số neutron. C. số proton. D. số neutron và số proton.
Câu 5. Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có
A. cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron.
B. cùng số neutron nhưng khác nhau về số proton.
C. cùng tổng số proton và neutron nhưng khác nhau về số electron.
D. cùng số electron nhưng khác nhau về tổng số proton và neutron.
Câu 6. Cho những nguyên tử của các nguyên tố sau:

Những nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nhau?


A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 1, 2 và 3 D. Cả 1, 2, 3, 4
Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Những phân tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau.
B. Những ion có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt electron là đồng vi của nhau.
C. Những chất có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau.
D. Những nguyên tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hat neutron là đồng vị của nhau.
Câu 8. Kí hiệu của orbital chỉ chứa 1 electron là:

A. . B. . C. . D. .
Câu 9. Lớp e thứ 3 có tên là
A. K. B. L. C. M. D. N.
Gv : Lâm Thành Thới 5
Câu 10. Cấu hình electron nào sau đây viết sai?
A. 1s22s22p5. B. 1s22s22p63s23p64s1.
C. 1s22s22p63s23p64s24p5. D. 1s22s22p63s23p63d34s2.

Câu 11. Cho biết cấu hình electron của X: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 của Y là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1. Nhận xét nào sau đây là
đúng?
A. X và Y đều là các kim loại. B. X và Y đều là các phi kim.
C. X và Y đều là các khí hiếm. D. X là phi kim, Y là kim loại.
Câu 12. Dãy nào gồm các phân lớp e đã bão hoà?
A. s1, p3, d5, f7. B. s1, p3, d5, f12. C. s2, p6, d10, f12. D. s2, p6, d10, f14.
Câu 13. Nguyên tử A có e ở phân lớp 3d chỉ bằng một nửa phân lớp 4s. Cấu hình electron của nguyên tử A là
A. [Ar]3d14s2. B. [Ar]3d44s2. C. [Ne]3d14s2. D. [Ar]3d34s.
Câu 14. Có các nhận xét sau đây:
1/ Orbital nguyên tử là vùng không gian xung quanh hạt nhân, ở đó xác xuất tìm thấy electron là lớn nhất
(trên 90%).
2/ Mỗi orbital nguyên tử có tối đa 2e cùng chiều.
3/ Trong mỗi phân lớp e chưa bão hoà, các e được phân bố vào các orbital nguyên tử sao cho số e độc than
cùng chiều là lớn nhất.
4/ Electron luôn luôn ở trạng thái chuyển động xung quanh hạt nhân không theo 1 quỹ đạo nhất định.
5/ Electron hoá trị là những e ở lớp ngoài cùng.
6/ Trong nguyên tử các electron lần lượt chiếm các phân mức năng lượng là 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p …
Những nhận xét đúng là:
A. 1, 4, 5. B. 2, 3, 6. C. 1, 3, 4. D. 2, 4, 6.
Câu 15. Một nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp p là 11. Nguyên tố X là nguyên tố
A. s. B. p. C. d. D. f.
Câu 16. Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron lớp ngoài cùng là 6. Cho biết X
thuộc về nguyên tố hoá học nào sau đây?
A. Oxygen (Z = 8). B. Sulfur (Z = 16). C. Florine (Z = 9). D. Chlorine (Z = 17).
Câu 17. Nguyên tử của nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số e ở hai phân lớp ngoài cùng hai
nguyên tử này là 3. Vậy số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là:
A. 1 và 2. B. 5 và 6. C. 7 và 8. D. 7 và 9
Câu 17. Nguyên tử của nguyên tố Cr (Z = 24) có số electron độc thân là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 17. Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số các loại hạt bằng 115. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 25 hạt. Kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
80 90 45 115
A. 35 X. B. 35 X. C. 35 X. D. 35 X.
Câu 18. Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 82 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện là 22 hạt. Số khối của nguyên tử đó là
A. 57. B. 56. C. 55. D. 65.
79 81
Câu 18. Trong tự nhiên, Bromine có 2 đồng vị bền là 35 Br chiếm 50,69% số nguyên tử và 35 Br chiếm 49,31% số
nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của Br là
A. 79,990. B. 80,000. C. 79,986. D. 79,689.
12
Câu 19. Nguyên tố carbon có 2 đồng vị bền: 6 C chiếm 98,89% và 136 C chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình
của nguyên tố carbon là
A. 12,500. B. 12,011. C. 12,022. D. 12,055.

Gv : Lâm Thành Thới 6


Câu 20. Nguyên tử carbon có hai đồng vị bền: 12
6 C chiếm 98,89 % và 13
6 C chiếm 1,11 %. Nguyên tử khối
trung bình của carbon là:
A. 12,50. B. 12,02. C. 12,01. D. 12,06.
Câu 21: Trong tự nhiên, nguyên tố Cu có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của Cu là
63,54. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị 63Cu là
A. 27%. B. 50%. C. 54%. D. 73%.
Câu 22. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X là 6,93. Trong tự nhiên, X có hai đồng vị là 37 X và 36 X .
Thành phần phần trăm số nguyên tử của 36 X là
A. 93%. B. 7 %. C. 50 %. D. 0,925%.

Gv : Lâm Thành Thới 7

You might also like