You are on page 1of 2

ĐỀ THI THỬ HSG LỚP 10 12.2.

2024

Câu 1.
1. Cho bảng số liệu về nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của NH3 và PH3 như sau:

Chất NH3 PH3


Nhiệt độ sôi 0
-33,34 C -87,70C
Độ tan 89,9 g/100 ml ở 0 C
0
31,2 mg/100 ml (00C)
Hãy giải thích vì sao nhiệt độ sôi và độ tan của NH3 lớn hơn PH3.
2. Viết công thức Lewis của các anion CNO-, CON- và NCO-.
3. Dựa vào cấu tạo hãy so sánh độ dài liên kết B-F trong phân tử BF3 và trong ion BF4− .

Câu 2. Cho nguyên tố X, Y thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa hoc, ở trạng thái cơ bản tổng
số electron trên phân lớp s cuả X bằng 7, tổng số electron trên phân lớp d của X và Y bằng 16.
1. Cho m gam hỗn hợp gồm Y và oxit của X ( XO) vào 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A, 896 ml khí H2
(đktc) và 4,12 gam chất rắn không tan. Tính m.
2. Một loại muối sulfate của nguyên tố Y có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, trong y tế. Trong quá trình bảo quản muối
sulfate của nguyên tố Y bị oxi hóa một phần bởi oxygen không khí tạo ra hỗn hợp Z. Hòa tan hoàn toàn Z bằng dung dịch
loãng chứa 0,04 mol H2SO4, chia dung dịch sau phản ứng thành 2 phần bằng nhau.
Phần I phản ứng với dung dịch BaCl2 dư thu được 16,31 gam kết tủa.
Thêm từ từ dung dịch H2SO4 loãng dư vào phần II thu được dung dịch T, cho từ từ dung dịch KMnO4 0,1M vào
dung dịch T đến khi phản ứng vừa đủ cần dùng vừa đủ 100 ml. Tính khối lượng muối sulfate của Y ban đầu và % muối đã
bị oxi hóa.

Câu 3.
1.a. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron:
Mg + HNO3 (loãng) → Mg(NO3)2 + N2O + N2 + H2O (tỉ khối hơi của hỗn hợp khí N2O và N2 so với hydrogen bằng 17,2)

1.b. Cho biết phản ứng xảy ra trong thiết bị đo nồng độ cồn bằng khí thở (Breathalyzer) như sau:
𝐴𝑔+
C2H5OH + K2Cr2O7 + H2SO4 → CH3COOH + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
- Cân bằng phương trình phản ứng trên bằng phương pháp thích hợp.
- Một mẫu khí thở của người điều khiển xe máy tham gia giao thông có thể tích 26,25mL được thổi vào thiết bị
Breathalyzer có chứa 1mL K2Cr2O7 0,056 mg/mL (trong môi trường H2SO4 50% và nồng độ ion Ag+ 0.25mg/mL, ổn định).
Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hãy cho biết người đó có vi phạm luật giao thông hay không và nêu hình thức xử phạt
(nếu có).
Sử dụng bảng mức độ phạt đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn để trả lời câu hỏi trên.
Mức độ vi phạm nồng độ cồn Mức tiền phạt Hình phạt bổ sung
Chưa vượt quá 0,25 mg/1L khí thở. 2 triệu đồng đến 3 triệu Tước giấy phép lái xe từ 10-12
đồng. tháng.
Vượt quá 0,25 mg- 0,4/1L 4 triệu đồng đến 5 triệu Tước giấy phép lái xe từ 16-18
khí thở. đồng. tháng.
Vượt quá 0,4/1L 6 triệu đồng đến 8 triệu Tước giấy phép lái xe từ 22-24
khí thở. đồng. tháng.
(trích từ Nghị định 100/ 2019/ NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
2. a. Nhiệt độ sôi của nước ở vùng đồng bằng (độ cao gần mực nước biển), trên đỉnh núi Fansipan (cao 3143 m so với
mực nước biển) lần lượt là 1000C; 900C. Khi luộc chín một miếng thịt trong nước sôi ở vùng đồng bằng và trên đỉnh Fansipan
mất thời gian lần lượt là 3,2 phút; 3,8 phút. Đỉnh núi Phú Sĩ (Nhật Bản) có độ cao khoảng 3770 m thì nước sôi ở 800C, tính thời
gian để luộc chín miếng thịt có khối lượng tương đương tại đó.

2. b. Các quá trình sau đây tỏa nhiệt hay thu nhiệt, giải thích?
- Giọt sương đọng trên lá cây vào ban đêm.
- Đổ mồ hôi sau khi chạy bộ.

Câu 4. Các nhiên liệu được sử dụng phổ biến trong thực tế là xăng (C8H18); khí gas hóa lỏng (C3H8 và C4H10 có tỉ lệ thể
tích 40 : 60). Cho phương trình nhiệt hóa học của các phản ứng đốt cháy xăng, khí gas hóa lỏng như sau:
𝑡0
0
C3H8(l) + 5O2(g) → 3CO2(g) + 4H2O(l) ∆𝑟𝐻298 = - 2024 kJ
1
𝑡0
0
C4H10(l) + 6,5O2(g) → 4CO2(g) + 5H2O(l) ∆𝑟𝐻298 = - 2668 kJ

𝑡0
0
C8H18(l) + 12,5O2(g) → 8CO2(g) + 9H2O(l) ∆𝑟𝐻298 = - 5016 kJ
a. So sánh nhiệt lượng khi đốt cháy 5 lít xăng (biết D của C8H18 là 0,70 kg/L) và 5 lít khí gas hóa lỏng (biết D của
C3H8, C4H10 lần lượt là 0,50 kg/L, 0,57 kg/L ).
b. Để tránh ô nhiễm môi trường người ta nghiên cứu thay ô tô chạy bằng động cơ nhiên liệu khí hydrogen (H2) cho
ô tô chạy bằng động cơ xăng. Để chạy 100 km, ô tô chạy bằng động cơ xăng hết 8,5 lít xăng, hỏi ô tô chạy bằng động cơ
nhiên liệu khí hydrogen cần bao nhiêu lít khí (đkc).
0
Biết ∆𝑓𝐻298 (H2O) = - 241,8 kJ/mol, coi hiệu suất động cơ của hai loại ô tô là như nhau.

Câu 5.

5.1. Viết phương trình phản ứng xảy ra, giải thích ngắn gọn các trường hợp sau đây:

a. Hỗn hợp gồm CaF2 và dung dịch H2SO4 đặc có thể được dùng để chạm khắc trên bề mặt thủy tinh.

b. Trong phòng thí nghiệm có thể tìm thấy nước chlorine, bromine, iodine nhưng không có nước fluorine.

c. Dung dịch HBr đặc không màu, để một thời gian trong phòng thí nghiệm, dưới tác dụng của không khí, dung dịch chuyển
sang màu vàng cam.

d. Trong dịch vị dạ dày có chứa HCl nồng độ khoảng 104 – 103 (mol/lit) , khi nồng độ HCl lớn hơn 103 (mol/lit) sẽ gây ra
bệnh ợ chua, tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến viêm loét dạ dày. Bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân mắc bệnh ợ chua
uống thuốc nabica (chứa NaHCO3) để điều trị.

5.2. Hòa tan hoàn toàn 3,36 gam một muối carbonate của kim loại M trong m gam dung dịch HCl 10% thu được dung dịch
A chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 12,34%. Cô cạn dung dịch A thu được 7,40 gam một chất rắn X. Tính m và xác
định công thức của X.

5.3. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế halogen (X2) theo sơ đồ sau:

NaX (khan) + MnO2 + H2SO4 đặc  X2 + …………


0
t C

a. Viết phương trình phản ứng điều chế khí Cl2.

b. Sục từ từ khí Cl2 vào dung dịch KI, hãy cho biết màu sắc dung dịch biến đổi như thế nào? Giải thích.

c. Giải thích tại sao phải dùng NaX khan và H2SO4 đặc? Cho biết vai trò của MnO2 trong phản ứng trên.

d. Ngoài Cl2, ta có thể điều chế Br2 và I2 bằng cách trên, nhưng không điều chế được F2. Giải thích tại sao ?

5.4. Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe. Hoà tan a gam X trong dung dịch HCl 20% (vừa đủ) thì thu được dung dịch Y có tổng
nồng độ phần trăm các chất tan là 26,5716%. Nếu oxi hoá 2a gam X bằng khí chlorine dư thì thu được 35,25 gam muối. Xác
định giá trị a.

You might also like