You are on page 1of 4

GỢI Ý ÔN TẬP KTCKII_HOÁ 10

PHẢN ỨNG OXI HOÁ- KHỬ


Câu 1. Số oxi hóa của S trong phân tử SO2 là: +4
Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng/sai ?
-Số oxi hóa của đơn chất bằng không.
-Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng không.
-Kim loại kiềm (nhóm IA) luôn có số oxi hóa +1 trong hợp chất.
-Số oxi hóa của oxygen trong tất cả hợp chất bằng -2.
Câu 3. Trong phản ứng oxi hóa khử, chất oxi hóa là chất:
nhận electron.
Câu 4. Dấu hiệu để ta nhận biết một phản ứng oxi hóa khử là:
Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng/sai ?
-Luôn xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
- Luôn có sự thay đổi số oxi hóa của tất cả các nguyên tố hóa học.
-Trong phản ứng có xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất.
-Có sự tăng và giảm số oxi hóa của một hay một số nguyên tố hóa học.
Câu 6. Xác định phản ứng oxi hóa – khử
NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3 Na + H2O → NaOH + H2
KClO3 → KCl + O2 Ca + HCl → CaCl2 + H2
Câu 7. Cho phản ứng : Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Trong phản ứng trên, 1 mol Fe đã nhường bao nhiêu mol electron
2 mol e
Câu 8. Cho phản ứng C2H4 + O2 → CO2 + H2O
Tổng hệ số sau khi cân bằng ( số nguyên, tối giản) của tất cả các chất là 8.
Câu 9. Cho các phản ứng:
(a) 2Fe + 3Cl 2 → 2FeCl3 (b) 2H 2 S + SO 2 → 3 S + 2H 2O
(c) HCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3 (d) 2FeCl3 + Fe → 3FeCl 2
Số phản ứng oxi hóa - khử là
Câu 10. Xét phản ứng: MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O
Xác định vai trò các chất trong phản ứng (chọn ý đúng/sai)
- HCl đóng vai trò chất khử trong phản ứng.
- Cl2 là chất oxi hóa.
- MnO2 đóng vai trò chất oxi hóa trong phản ứng.
- Nguyên tử Mn có số oxi hóa +4 trong hợp chất MnO2
Câu 11. Cho các phản ứng sau:
(1) Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4
(2) Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 10HCl + 2HBrO3
(3) Cl2 + H2 → 2HCl
(4) Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO
(5) 3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O
(6) Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Xác định phản ứng Chlorine chỉ có tính oxi hoá
Câu 12. Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng/ sai
(a) Chất khử là chất có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
(b) Trong phản ứng oxi hóa khử, có sự tăng và giảm số oxi hóa của một hay một số nguyên tố hóa học.
(c) Trong phản ứng oxi hóa khử luôn chỉ có một chất oxi hóa và một chất khử.
(d) Số oxi hóa của các nguyên tố phi kim luôn là số âm.
(e) Trong ion, tổng số oxi hóa luôn bằng 0.
NANG LUONG HOA HOC
Câu 13. Người ta xác định được một phản ứng hóa học có rH0298 > 0. Đây là phản ứng
Thu nhiệt

1
Câu 14. Cho phản ứng sau: H2(g) + Cl2(k) →2HCl ∆𝑟 H𝑜298 = -184,6 kJ. Phản ứng trên là thu nhiệt hay
tỏa nhiệt?
Toả nhiệt
Câu 15. Phát biểu nào sau đây về phản ứng là đúng/ sai?
- Phản ứng tỏa nhiệt có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.
- Phản ứng tỏa nhiệt luôn là phản ứng đốt cháy.
- Phản ứng thu nhiệt luôn làm cho môi trường xung quanh lạnh đi.
- Nhiệt tạo thành chuẩn của đơn chất luôn lớn hơn 0.
𝑡0
Câu 16. Cho phản ứng: N2 (g) + O2 (g) → 2NO (g) Δr H0298 = 180 kJ.
Phản ứng trên là thu nhiệt hay tỏa nhiệt?
thu nhiệt -Phản ứng xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường
Câu 17. Kí hiệu của nhiệt tạo thành chuẩn là
 f Ho298
Câu 18. Đơn vị của biến thiên enthalpy của phản ứng Δr H0298 ( hay nhiệt phản ứng ) là?
kJ.
Câu 19. Cho các phát biểu sau, phát biêu nào đúng/ sai?
(1) Nhiệt tạo thành chuẩn của các đơn chất bền đều bằng 0.
(2)  r Ho298 đại diện cho tổng năng lượng trao đổi trong phản ứng nên giá trị này có thể dương hoặc âm.
(3)  f Ho298 càng âm thì chất đó càng dễ phân hủy.
(4) Phản ứng nhiệt phân CaCO3 là phản ứng thu nhiệt.
(5) Phản ứng tỏa nhiệt xảy ra kém thuận lợi hơn phản ứng thu nhiệt.
Câu 20. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thu nhiệt/ tỏa nhiệt
1. Quá trình đốt cháy ethanol.
2. Phản ứng phân hủy postassium chlorate.
3. Phản ứng của hydrochloric acid với sodium hydroxide.
4. Quá trình hô hấp ở thực vật.
o
Câu 21. Khi biết các giá trị ∆f H298 của tất cả các chất đầu và sản phẩm thì có thể tính được biến thiên
o
enthalpy của một phản ứng hóa học ∆r H298 theo công thức tổng quát là:
o o o
∆r H298 = ∑ ∆f H298 (sp) − ∑ ∆f H298 (cđ).
Câu 22. Phản ứng nào sau đây là tỏa nhiệt/ thu nhiệt?
(a) 3Fe(s) + 4H2O(l) → Fe3O4(s) + 4H2(g)  f H o298 = +26,32 kJ
(b) N2(g) + O2(g) → 2NO(g) H o298 = +179,20 kJ
(c) Na(s) + 2H2O(l) → NaOH(aq) + H2(g)  f H o298 = ‒ 367,50 kJ
(d) ZnSO4(s) → ZnO(s) + SO3(g)  f H o298 = + 235,21 kJ
(e) 2ZnS(s) + 3O2(g) → 2ZnO(s) + 2SO2(g)  r H o298 = ‒285,66 kJ
Câu 23. Trong CH2Cl2 có những loại liên kết nào?
2 liên kết C-H và 2 liên kết C-Cl
𝑡𝑜
Câu 24. Cho phản ứng: CaCO3 (s) → CaO(s) + CO2(g). Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng.
Biết
Chất CaCO3 (s) CaO(s) CO2(g)
Nhiệt tạo thành (kJ/mol) -1206,9 -635,1 -393,5
178,3 kJ.
PHƯƠNG TRÌNH TỐC ĐỘ
Câu 25. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng
nào dưới đây?
Tốc độ phản ứng.
Câu 26. Tốc độ phản ứng là:
độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.

2
Câu 27. Kí hiệu và đơn vị của tốc độ phản ứng là
kí hiệu là ν, đơn vị là (đơn vị nồng độ) / đơn vị thời gian
Câu 28. Hằng số tốc độ phản ứng k phụ thuộc yếu tố nào sau đây:
Bản chất chất phản ứng và nhiệt độ.
Câu 29. Cho phản ứng: X → Y. Tại thời điểm t1 nồng độ của chất X bằng C1, tại thời điểm t2 (với t2  t1)
nồng độ của chất X bằng C2. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên được tính theo
C −C
biểu thức nào sau đây ? v= 1 2
t 2 − t1
Câu 30. Cho phản ứng: A2 + B2 → 2AB
Biết nồng độ của chất A và chất B lần lượt là 0,2M và 0,3M. Hằng số tốc độ phản ứng là 0,8. Tốc độ phản
ứng tại thời điểm ban đầu là? KQ: 0,048.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG


Câu 31. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố …………………….
1. nồng độ, áp suất
2. nhiệt độ
3. chất xúc tác, diện tích bề mặt
Câu 32. Khi áp suất tăng làm cho tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có chất nào tham gia?
Chất khí
Câu 33. Hiện tượng nào dưới đây thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng?
- Thanh củi được chẻ nhỏ hơn thì sẽ cháy nhanh hơn;
- Quạt gió vào bếp than để thanh cháy nhanh hơn;
- Các enzyme làm thúc đẩy các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
- Thức ăn lâu bị ôi thiu hơn khi để trong tủ lạnh;
Câu 34. Khi cho cùng một lượng dung dịch sulfuric acid vào hai cốc đựng cùng một thể tích dung dịch
Na2S2O3 với nồng độ khác nhau, ở cốc đựng dung dịch Na2S2O3 có nồng độ lớn hơn thấy kết tủa xuất
hiện trước. Điều đó chứng tỏ ở cùng điều kiện về nhiệt độ, tốc độ phản ứng:
Tỉ lệ thuận với nồng độ của chất phản ứng.
Câu 35. Kết luận nào sau đây đúng- sai?
- Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng;
- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng;
- Đối với tất cả các phản ứng, tốc độ phản ứng tăng khi áp suất tăng; s
- Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
Câu 36. Chất làm tăng tốc độ phản ứng hóa học, nhưng vẫn được bảo toàn về chất và lượng khi kết thúc
phản ứng là
chất xúc tác
Câu 37. Tốc độ của phản ứng tăng bao nhiêu lần nếu tăng nhiệt độ từ 200oC đến 240oC, biết rằng khi
tăng 10oC thì tốc độ phản ứng tăng 3 lần. KQ: 81
Câu 38. Thí nghiệm cho 7 gam kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 3M ở nhiệt độ thường. Tác
động nào sau đây làm tốc độ của phản ứng thay đổi tăng, giảm hay không thay đổi
- Thay 7 gam kẽm hạt bằng 7 gam kẽm bột.
- Tiến hành ở 40°C.-
- Dùng dung dịch H2SO4 3M gấp đôi.
- Làm lạnh hỗn hợp.

TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ HÓA HỌC CÁC ĐƠN CHẤT VIIA


Câu 39. Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là
ns2np5
Câu 40. Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen là cộng hóa trị không phân cực.
Câu 41. Cho 4 đơn chất F2 ; Cl2 ; Br2 ; I2. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là:
F2 .
Câu 42. Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là :
iodine.
Câu 43. Các đơn chất halogen không phản ứng với O2.
Câu 44. Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất halogen là tính oxi hóa mạnh.
Câu 45. Muối của halogen nào có nhiều nhất trong nước biển với nồng độ 3%? NaCl
3
Câu 46. Halogen X với polyvinylpirrotidon kết hợp với nhau tạo thành một loại thuốc được dùng để
khử khuẩn và sát khuẩn các vết thương, sát khuẩn da, lau rửa các dụng cụ y tế trước khi tiệt khuẩn ...
Halogen X được nhắc ở trên là nguyên tố nào?
Iodine.
HYDROGEN HALIDE
Câu 47. Hydrogen halide có nhiệt độ sôi thấp nhất là HCl
Câu 48. Hydrohalic acid nào sau đây là acid yếu, ăn mòn được thủy tinh?
HF.
Câu 49. Trong các phản ứng oxi hóa - khử, ion halide chỉ thể hiện tính chất nào sau đây?
Tính khử
Câu 50. Tại sao hydrogen fluoride có nhiệt độ sôi bất thường so với các hydrogen halide khác?
Do giữa các phân tử hydrogen fluoride còn tạo liên kết hydrogen với nhau.
Câu 51. Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với khí Cl2 đều thu được cùng một muối là
Fe Zn Cu Ag
Câu 52. Để nhận biết ion halide trong dung dịch người ta dùng thuốc thử là dung dịch AgNO3
Câu 53. Dãy hydrohalic acid xếp theo chiều tính acid tăng dần là
HF, HCl, HBr, HI.
Câu 54. Chất nào không tác dụng với dung dịch hydrochloric acid trong các chất sau? Cu
Câu 55. Cho phản ứng: 𝐹𝑒 + 𝐻𝐶𝑙 → .…………. Sản phẩm muối có tên là
iron (II)chloride.
Câu 56. Điều nào sau đây đúng- sai khi nói về hợp chất của halogen?
- Liên kết trong phân tử hydrogen halide (HX) là liên kết cộng hóa trị phân cực.
- Nhỏ từng giọt dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF thấy xuất hiện kết tủa có màu trắng.
- Để điều chế HCl người ta có thể cho tinh thể NaCl tác dụng với H2SO4 đậm đặc đun nóng.
- Trong hợp chất (trừ Fluorine), các halogen còn lại đều có thể có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7.
Câu 57. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau
1- Na + Cl2
2- F2 + H2O
3- KMnO4 + HClđặc
4- Cl2 + NaOH (đk thường)
5- Br2 + NaI
6- CuO + HBr
7- NaOH + HCl
8- KBr + H2SO4 đặc
9- AgNO3 + HCl
10- Fe + HCl
Câu 58. Cho phản ứng : Na2S2O3 + H2SO4 → Na2SO4 + S + SO2 + H2O .
Nồng độ ban đầu của H2SO4 là 0,1 M. Sau 3 phút 20 giây, nồng độ của H2SO4 còn lại là 0,08M. Tính tốc
độ trung bình của phản ứng theo H2SO4 ?
Câu 59. Cho phản ứng: 2CO (g) + O2 (g) → 2CO2 (g)
Nồng độ tại thời điêm t của CO là 0,5M, O2 là 0,8M. Tính tốc độ tức thời của phản ứng tại thời thời điêm
t, biết k =3.
Câu 60. Cho phản ứng : A + B → C + D.
Hệ số nhiệt phản ứng γ = 2. Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ từ 40 0C lên 600C
Câu 61. Trung hòa 100 ml HCl 1M bằng 200 ml dung dịch NaOH aM.
a. Viết phương trình phản ứng. b. Tính giá trị của a
Câu 62. Đun nóng 5,6 gam Fe trong bình chứa khí Chlorine (dư). Sau phản ứng hoàn toàn thu được m
gam FeCl3. (Fe=56, Cl=35,5, H=1)
a. Viết phương trình phản ứng. b. Tính giá trị m

You might also like