You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ I CÔNG NGHỆ 10

I. TRẮC NGHIỆM
BÀI 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
Câu 1: Khái niệm về khoa học:
A. Là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự
nhiên, xã hội và tư duy.
B. Là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc,
thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
C. Là các giải pháp để ứng dụng các phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt trong
công nghiệp.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 2: Công nghệ nào sau đây không thuộc lĩnh vực kĩ thuật?
A. Công nghệ cơ khí B. Công nghệ xây dựng
C. Công nghệ điện D. Công nghệ sinh học
Câu 3: Quan hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ thể hiện ở đặc điểm nào? Chọn câu
sai.
A. Khoa học là cơ sở của kĩ thuật.
B. Dựa trên công nghệ hiện có, kĩ thuật tạo ra công nghệ mới.
C. Khoa học là cơ sở để phát triển công nghệ.
D. Kĩ thuật là cơ sở của khoa học.
Câu 4: Khái niệm về kĩ thuật:
A. Là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự
nhiên, xã hội và tư duy.
B. Là việc ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy
móc, thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
C. Là các giải pháp để ứng dụng các phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt trong
công nghiệp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Khái niệm về công nghệ:
A. Là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự
nhiên, xã hội và tư duy.
B. Là các giải pháp để ứng dụng các phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt trong
công nghiệp
C. Là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc,
thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Phát biểu nào sau đây thể hiện mối quan hệ công nghệ với con người?
A. Công nghệ phát triển giúp con người khai thác nhưng cũng làm cạn kiệt tài nguyên.
B. Công nghệ tác động đến cách nghĩ, lối sống của con người nhưng cũng làm con người bị lệ
thuộc vào công nghệ.
C. Công nghệ làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của con người.
D. Công nghệ ảnh hưởng đến khoa học, giúp cho quá trình khám phá tự nhiên tốt hơn.
BÀI 2: HỆ THỐNG KĨ THUẬT
Câu 1: Bộ phận đầu vào của hệ thống kĩ thuật cảnh báo báo cháy gồm những gì?
A. Đầu báo khói, đầu báo nhiệt, nút ấn báo cháy.
B. Tủ trung tâm báo cháy.
C. Chuông báo cháy, còi kết hợp đèn chớp, đèn báo vị trí.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 2: Hệ thống kĩ thuật:
A. Là hệ thống bao gồm các phần tử đầu vào, đầu ra và bộ phận xử lí trung tâm tách biệt với
nhau.
B. Là hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự
nhiên, xã hội, tư duy.
C. Là hệ thống bao gồm các phần tử đầu vào, đầu ra và bộ phận xử lí có liên hệ với nhau để
thực hiện nhiệm vụ cụ thể.
D. Gồm lĩnh vực lĩnh vực Vật lí, Hóa học, Sinh học, Thiên văn học và Khoa học Trái Đất.
Câu 3: Hệ thống kĩ thuật có loại nào sau đây?
A. Mạch kín và mạch hở B. Mạch kín C. Mạch hở D. Đáp án khác
Câu 4: Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật có mấy phần chính?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 5: Đầu vào của bàn là là gì?
A. Chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng B. Điện năng
C. Nhiệt năng D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Đầu ra của hệ thống kĩ thuật có:
A. Vật liệu B. Năng lượng C. Thông tin đã xử lí D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Hệ thống kĩ thuật được chia làm mấy loại?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 8: Đầu ra của máy tăng âm là:
A. Micro B. Bộ khuếch đại C. Loa D. Tất cả các đáp án trên
Câu 9: Đầu vào của hệ thống kĩ thuật có:
A. Vật liệu B. Năng lượng C. Thông tin cần xử lí D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Bộ phận xử lí của bàn là là gì?
A. Điện năng B. Nhiệt năng
C. Cơ năng D. Chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng
Câu 11: Cấu trúc hệ thống kĩ thuật mạch kín và mạch hở khác nhau ở điểm nào?
A. Tín hiệu phản hồi B. Đầu vào
C. Đầu ra D. Bộ phận xử lí
Câu 12: Bộ phận xử lí của máy tăng âm là:
A. Bộ khuếch đại B. Micro C. Loa D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13: Bộ phân xử lỉ của máy xay sinh tố:
A. Chuyển đổi cơ năng thành cơ năng. B. Chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng.
C. Chuyển đổi điện năng thành điện năng. D. Chuyển đổi điện năng thành cơ năng.
BÀI 3: CÔNG NGHỆ PHỔ BIẾN
Câu 1: Công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí gồm mấy loại?
A. 5 B. 3 C. 2 D. 7
Câu 2: Bản chất của công nghệ đúc là:
A. Bóc đi lớp vật liệu thừa trên phôi, tạo ra chi tiết có hình dạng và kích thước chính xác theo
yêu cầu.
B. Kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn, sau khi nguội và kết tinh sẽ tạo
thành vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.
C. Sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm cho nó biến dạng thành
sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
D. Tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại bằng cách nung nóng chảy kim loại ở
vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối
Câu 3: Bản chất của công nghệ gia công cắt gọt là:
A. Kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn, sau khi nguội và kết tinh sẽ tạo
thành vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.
B. Bóc đi lớp vật liệu thừa trên phôi, tạo ra chi tiết có hình dạng và kích thước chính xác theo
yêu cầu.
C. Sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm cho nó biến dạng thành
sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
D. Tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại bằng cách nung nóng chảy kim loại ở
vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối
Câu 4: Bản chất của công nghệ gia công áp lực là:
A. Kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn, sau khi nguội và kết tinh sẽ tạo
thành vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.
B. Bóc đi lớp vật liệu thừa trên phôi, tạo ra chi tiết có hình dạng và kích thước chính xác theo
yêu cầu.
C. Sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm cho nó biến dạng thành
sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
D. Tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại bằng cách nung nóng chảy kim loại ở
vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối
Câu 5: Bản chất của công nghệ hàn là:
A. Tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại bằng cách nung nóng chảy kim loại ở
vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối
B. Sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm cho nó biến dạng thành
sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
C. Bóc đi lớp vật liệu thừa trên phôi, tạo ra chi tiết có hình dạng và kích thước chính xác theo
yêu cầu.
D. Kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn, sau khi nguội và kết tinh sẽ tạo
thành vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.
Câu 6: Hãy xác định ngành công nghệ nào được dùng để tạo mối liên kết cố định giữa các
chi tiết kim loại, bằng cách nung nóng chảy kim loại ở vùng tiếp xúc?
A. Công nghệ gia công áp lực B. Công nghệ hàn
C. Công nghệ gia công cắt gọt D. Công nghệ đúc
Câu 7: Ngành công nghệ nào không thuộc lĩnh vực luyện kim?
A. Công nghệ hàn B. Công nghệ luyện kim
C. Công nghệ sản xuất điện năng D. Công nghệ đúc
Câu 8: Xác định: Nhược điểm của công nghệ nào gây ô nhiễm môi trường vì thái ra nhiều
khi carbonic (CO2), bụi, tiếng ồn?
A. Công nghệ hàn B. Công nghệ gia công cắt gọt
C. Công nghệ đúc D. Công nghệ luyện kim
Câu 9: Rèn có thể chia thành mấy hình thức?
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 10: Sản phẩm nào sau đây biến điện năng thành cơ năng?
A. Máy phát điện. B. Nồi cơm điện.
C. Máy quạt. D. Đèn huỳnh quang.
Câu 11: Lí do đèn LED được sử dụng rộng rãi là gì?
A. Hiệu quả chiếu sáng cao, tiết kiệm điện năng. B. Tiêu thụ điện năng nhiều.
C. Giá thành rẻ. D. Công suất lớn.
Câu 12: Nhược điểm của công nghệ đúc là
A. sản phẩm dễ bị biến dạng nhiệt.
B. sản phẩm bị rỗ khí, bị nứt.
C. vật liệu không đa dạng.
D. sản phẩm có hình dạng , kết cấu phức tạp.

BÀI 4: MỘT SỐ CÔNG NGHỆ MỚI


Câu 1: Công nghệ nano là:
A. Công nghệ sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển mô hình thiết kế
đến phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết, sau đó sử dụng máy điều
khiển số CNC.
B. Công nghệ phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếp chồng lên nhau
C. Công nghệ sản xuát năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục,
vô hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường.
D. Công nghệ phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano
Câu 2: Công nghệ kết nối, thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau giữa các máy tính, máy móc,
thiết bị kĩ thuật số và cả con người thông qua môi trường internet. Đó là công nghệ gì?
A. Công nghệ Internet vạn vật B. Công nghệ trí tuệ nhân tạo
C. Công nghệ Robot thông minh D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Công nghệ CAD/CAM/CNC là:
A. Công nghệ phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano
B. Công nghệ phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếp chồng lên nhau
C. Công nghệ sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển mô hình thiết kế
đến phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết, sau đó sử dụng máy điều
khiển số CNC.
D. Công nghệ sản xuát năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục,
vô hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường.
Câu 4: Công nghệ in 3D là:
A. Công nghệ phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếp chồng lên nhau
B. Công nghệ phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano
C. Công nghệ sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển mô hình thiết kế
đến phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết, sau đó sử dụng máy điều
khiển số CNC.
D. Công nghệ sản xuất năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục,
vô hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường.
Câu 5: Truyền thông không dây gồm mấy loại?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6: Công nghệ mô phỏng các hoạt động trí tuệ của con người bằng máy móc, đặc biệt là
các hệ thống máy tính. Đó là công nghệ gì?
A. Công nghệ Internet vạn vật B. Công nghệ trí tuệ nhân tạo
C. Công nghệ Robot thông minh D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Công nghệ Robot có bộ não sử dụng trí tuệ nhân tạo được cải thiện về khả năng nhận
thức, ra quyết định và thực thi nhiệm vụ theo cách toàn diện hơn so với robot truyền thống.
Đó là công nghệ gì?
A. Công nghệ Robot thông minh B. Công nghệ trí tuệ nhân tạo
C. Công nghệ Internet vạn vật D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8: Công dụng được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống như: lĩnh vực thiết kế thời trang,
lĩnh vực y học, lĩnh vực cơ khí, thực phẩm, xây dựng, đồ mỹ thuật là hướng ứng dụng của
công nghệ nào?
A. Công nghệ nano B. Công nghệ in 3D
C. Công nghệ CAD/CAM/CNC D. Công nghệ trí tuệ nhân tạo
Câu 9: Công nghệ CAD/ CAM - CNC được ứng dụng ở đâu ?
A. Lập trình B. sản xuất cơ khí C. May mặc D. Đáp án khác
Câu 10: Ưu điểm của công nghệ năng lượng tái tạo là gì ?
A. Ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực B. Giảm ô nhiễm, tiết kiệm chi phí sinh hoạt
C. Nguồn năng lượng tạo ra là rất lớn D. Tất cả các đáp án trên
BÀI 6: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
Câu 1: Lịch sử loài người đã trải qua mấy cuộc cách mạng công nghệp?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2: Thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là gì?
A. Máy hơi nước của James Watt B. Máy dệt vải của linh mục Edmund
C. Luyện thép của Henry Cort D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Đặc trưng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là:
A. Năng lượng điện và sản xuất hàng loạt B. Công nghệ thông tin và tự động hóa
C. Động cơ hơi nước và cơ giới hóa D. Công nghệ số và trí tuệ nhân tạo
Câu 4: Đặc trưng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là:
A. Năng lượng điện và sản xuất hàng loạt B. Động cơ hơi nước và cơ giới hóa
C. Công nghệ thông tin và tự động hóa D. Công nghệ số và trí tuệ nhân tạo
Câu 5: Đặc trưng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là:
A. Động cơ hơi nước và cơ giới hóa B. Công nghệ thông tin và tự động hóa
C. Năng lượng điện và sản xuất hàng loạt D. Công nghệ số và trí tuệ nhân tạo
Câu 6: Đặc trưng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là:
A. Công nghệ thông tin và tự động hóa B. Công nghệ số và trí tuệ nhân tạo
C. Động cơ hơi nước và cơ giới hóa D. Năng lượng điện và sản xuất hàng loạt
Câu 7: Phát minh về luyện thép là của ai?
A. James Watt B. Edmund Cartwight C. Henry Cort D. Robert Fulton
Câu 8: Thành tựu đạt được của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thúc đẩy sự
phát triển của ngành công nghiệp nào?
A. Ngành xây dựng B. Ngành điện tử
C. Ngành công nghiệp hóa chất D. Ngành dệt may
Câu 9: Đèn sợi đốt phát minh vào năm nào?
A. 1875 B. 1880 C. 1887 D. đáp án khác
II. Tự luận
Bài 2. Hệ thống kĩ thuật
Cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật.
Bài 5. Đánh giá công nghệ
- Tiêu chí đánh giá công nghệ.
- Tiêu chí đánh giá sản phẩm công nghệ.

You might also like