You are on page 1of 11

Trường THCS Chu Văn An ĐỀ CƯƠNG GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2023-2024

Môn: Tin học lớp 8

I. Phần trắc nghiệm


Câu 1.1. Hãy sắp xếp các thế hệ công cụ tính toán theo thứ tự thời gian:
a) Máy tính điện tử; b) Máy tính cơ học; c) Công cụ thủ công

A. a -> b ->c C. c -> b -> a


B. b ->c -> a D. c -> a ->b
Câu 1.2. Máy tính được Babbage thiết kế để làm gì?
A. Thực hiện phép cộng C. Thực hiện bốn phép tính số học
B. Thực hiện phép trừ D. Có thể tính toán ngoài bốn phép
tính số học.
Câu 1.3. Thành phần điện tử chính trong máy tính thế hệ thứ nhất là loại linh kiện
điện tử nào?
A. Đèn điện tử chân không C. Mạch tích hợp
B. Bóng bán dẫn D. Mạch tích hợp cỡ lớn
Câu 1.4. Thành phần điện tử chính trong máy tính thế hệ thứ hai là loại linh kiện
điện tử nào?
A. Đèn điện tử chân không C. Mạch tích hợp
B. Bóng bán dẫn D. Mạch tích hợp cỡ lớn
Câu 1.5. Thành phần điện tử chính trong máy tính thế hệ thứ ba là loại linh kiện
điện tử nào?
A. Đèn điện tử chân không C. Mạch tích hợp
B. Bóng bán dẫn D. Mạch tích hợp cỡ lớn
Câu 1.6: Những nhược điểm của máy tính thế hệ đầu tiên là gì? (Em có thể chọn
nhiều phương án.)
A. Chúng rất lớn. D. Chúng tạo ra rất nhiều nhiệt.
B. Chúng đắt tiền. E. Chúng thường gặp trục trặc.
C. Chúng tiêu hao rất nhiều điện
Câu 1.7: Thế hệ máy tính nào bắt đầu sử dụng bàn phím và màn hình?
A. Thế hệ đầu tiên. C. Thế hệ thứ ba.
B. Thế hệ thứ hai. D. Thế hệ thứ tư.
Câu 1.8: Hãy gọi tên các loại linh kiện điện tử trong Hình 1.1 và cho biết nó là
thành phần điện tử chính trong máy tính điện tử thế hệ thứ mấy.

a) Mạch tích hợp cỡ rất lớn (VLSI) còn được gọi là bộ vi xử lí là thành phần điện
tử chính trong máy tính điện tử thế hệ thứ tư. Các máy tính thế hệ này còn được
gọi là máy vi tính.

b) Mạch tích hợp (IC) là thành phần điện tử chính trong máy tính điện tử thế hệ thứ
ba.

c) Bóng bán dẫn là thành phần điện tử chính trong máy tính điện tử từ thế hệ thứ
hai.

d) Đèn điện tử chân không là thành phần điện tử chính trong máy tính điện tử thế
hệ đầu tiên.

Câu 1.9: Bộ nhớ bán dẫn được sử dụng ở thế hệ máy tính nào? Em hãy kể ví dụ về
một loại bộ nhớ sử dụng công nghệ bán dẫn.
Giải:
Bộ nhớ bán dẫn được sử dụng ở thế hệ máy tính thứ tư. Thẻ nhớ USB và ổ đĩa
cứng thể rắn (SSD) là những ví dụ về bộ nhớ sử dụng công nghệ bán dẫn.

Câu 1.10: Máy vi tính (microcomputer) là thuật ngữ được sử dụng để


chỉ máy tính thế hệ thứ mấy và tại sao chúng lại được gọi tên như thế?
Giải:
Máy vi tính là thuật ngữ được sử dụng để chỉ máy tính thế hệ thứ tư vì chúng sử
dụng bộ vi xử lí (microprocessor), một loại mạch tích hợp gồm rất nhiều linh kiện
bán dẫn.
Câu 2.1. Phát biểu “Thông tin số khó bị xoá bỏ hoàn toàn” có đúng không? Tại
sao?
A. Đúng! Vì sau khi xoá, tệp tin và thư mục vẫn còn được lưu trữ trong thùn rác.
B. Đúng! Vì không xác định được tất cả những nơi nó được sao chép và lưu trữ.
C. Sai! Vì các tệp và thư mục dễ dàng bị xoá khỏi nơi nó được lưu trữ.
D. Sai! Vì thông tin số không giống như một tờ giấy để xé đi hay đốt đi là được.
Câu 2.2. Chọn phương án nêu ba đặc điểm của thông tin số.
A. Sao chép chậm, khó lan truyền, khó xoá bỏ hoàn toàn.
B. Sao chép chậm, dễ lan truyền, dễ xoá bỏ hoàn toàn.
C. Sao chép nhanh, dễ làn truyền, khó xoá bỏ hoàn toàn.
D. Sao chép nhanh, khó lan truyền, dễ xoá bỏ hoàn toàn.
Câu 2.3. Thông tin số có thể được truy cập như thế nào?
A. Không thể truy cập từ xa dù được sự đồng ý của người quản lí.
B. Có thể truy cập từ xa mà không cần sự đồng ý của người quản lí.
C. Có thể truy cập từ xa nếu được sự đồng ý của người quản lí.
D. Không thể truy cập từ xa nên không cần sự đồng ý của người quản lí.
Câu 2.4. Trong môi trường kĩ thuật số, thông tin được thu thập và lưu trữ như thế
nào?
A. Tuy thu thập chậm nhưng lưu trữ với dung lượng lớn.
B. Thu thập nhanh nhưng chỉ lưu trữ với dung lượng nhỏ.
C. Thu thập chậm và được cân nhắc kĩ trước khi lưu trữ.
D. Thu thập nhanh và lưu trữ với dung lượng lớn.
Câu 2.5. Hành động nào sau đây dùng để đánh giá một bài báo trực tuyến có đáng
tin cậy hay không?
A. Chia sẻ bài báo trên mạng xã hội để nhận được phản hồi trước khi đọc nó.
B. Đọc và cố gắng chứng thực thông tin được tác giả trình bày trong bài báo.
C. Tin tưởng bài báo trình bày sự thật cho đến khi phát hiện thông tin sai lệch.
D. Mặc nhiên cho rằng bài báo thiên vị cho đến khi có chứng cứ củng cố.
Câu 2.6. Thông tin trong môi trường số đáng tin cậy ở mức độ nào?
A. Hoàn toàn đáng tin cậy bởi vì luôn có người chịu trách nhiệm đối với thông tin
cụ thể.
B. Chủ yếu là thông tin bịa đặt do mục đích của người tạo ra và lan truyền thông
tin.
C. Hầu hết là những tin đồn từ người này qua người khác, từ nơi này đến nơi khác.
D. Mức độ tin cậy rất khác nhau, từ những thông tin sai lệch đến thông tin đáng tin
cậy.
Câu 2.7. Hãy tưởng tượng rằng em thấy một thông báo trên mạng xã hội có nội
dung: “Vì lí do khẩn cấp, các trường phổ thông tạm nghỉ đến thứ Hai tuần sau. Vui
lòng chia sẻ ngay lập tức!”. Tin nhắn có vẻ nghiêm túc. EM sẽ hành động như nào?
A. Chia sẻ tin nhắn để thể hiện tinh thần hợp tác vì nó có yêu cầu: “Vui lòng chia
sẻ ngay lập tức!”
B. Chia sẻ tin nhắn vì nó có vẻ nghiêm túc và em muốn người khác biết về việc
tạm nghỉ học.
C. Không chia sẻ tin nhắn vì em không chắc đó là sự thật và việc lan truyền có thể
gây nhầm lẫn.
D. Đợi người khác chia sẻ tin nhắn trước, rồi em sẽ chia sẻ sau để không phải chịu
trách nhiệm.
Câu 2.8. Trong tình huống của câu 2.7, mặc dù tin nhắn có vẻ nghiêm túc, nhưng
em không chắc đó là sự thật. Em có thể hiểu thêm bằng cách nào?
A. Kiểm tra trang web của trường và nhờ cha mẹ gọi đến trường để xác nhận nội
dung thông báo.
B. Kiểm tra xem ai là người gửi thông báo và vai trò của người đó đối với các hoạt
động của trường là gì.
C. Quan sát kĩ, tìm chứng cứ từ những nguồn khác nhằm củng cố hoặc bác bỏ nội
dung thông báo,
D. Tất cả những cách trên.
Câu 3.1. Công cụ tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin môi trường số bao gồm
những gì?
A. Internet, trình duyệt, máy tìm kiếm và ứng dụng từ điển.
B. Phần mềm soạn thảo văn bản, bảng tin điện tử và phần mềm trình chiếu.
C. Phần mềm xử lí hình ảnh, âm thanh, video và ngôn ngữ tự nhiên.
D. Tất cả những công cụ trên.

Câu 3.2. Em nghe nói rằng bộ nhớ ngoài hay thiết bị lưu trữ ( data storage) đầu
tiên của máy tính là những tấm bìa đục lỗ (punched cards), vốn được sử dụng trong
máy dệt (loom). Em hãy cho biết cụm từ khóa sau đây giúp em tìm thấy thông tin
đáng tin cậy hơn cả về nội dung đó.
A. bộ nhớ máy dệt bìa đục lỗ. C. “punched cards” “data storage”.
B. “bộ nhớ” “máy dệt” “bìa đục lỗ”. D. “punched cards” “lịch sử bộ nhớ”.
Câu 3.3. Em hãy đưa ra một gợi ý khác cho cụm từ khóa để tìm kiếm thông tin
được nói tới trong Câu 3.2.
Giải:
Các từ khoá: lịch sử bộ nhớ máy tính, evolution of data storage devices, punched
cards data storage history
Câu 3.4. Từ nào sau đây xuất hiện nhiều nhất cùng với từ “tìm kiếm”, thuật ngữ
được sử dụng để nói về việc tra cứu thông tin trên Internet?
A. Trang web C. Báo cáo
B. Từ khoá D. Biểu mẫu

Câu 3.5. Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Bất cứ ai cũng có thể xuất bản thông tin trên Internet.
B. Bạn không bao giờ nên tin bất cứ điều gì bạn đọc trực tuyến.
C. Không cần phải kiểm tra lại thông tin từ các trang web tin tức
D. Chỉ có hai loại thông tin: hoàn toàn đáng tin cậy và hoàn toàn bịa đặt
Câu 3.6. Ví dụ nào sau đây nói về thông tin có độ tin cậy thấp? Tại sao?
A. Bảng xếp hạng doanh thu âm nhạc.
B. Bài bình luận về một CD âm nhạc.
C. Một bộ sưu tập các bản nhạc cũ.
D. Giá bán một CD âm nhạc thời xưa
Câu 3.7. Để tìm hiểu thông tin về một sự kiện đang được lan truyền trên các trang
mạng xã hội, trang thông tin nào dưới đây được xem là đáng tin cậy nhất?
A. Trang thông tin có địa chỉ kết thúc bằng .gov.vn
B. Trang thông tin có những gì giống như em suy nghĩ
C. Trang thông tin không thiên vị mà kể toàn bộ câu chuyện.
D. Trang thông tin có nội dung gây xúc động lòng người.
Các câu hỏi khác
Câu 1. Máy tính được Babbage thiết kế để làm gì?
A. Thực hiện phép cộng
B. Thực hiện phép trừ
C. Thực hiện bốn phép tính số học
D. Có thể tính toán ngoài bốn phép tính số học.
Câu 2. Thành phần điện tử chính trong máy tính thế hệ thứ nhất là loại linh kiện
điện tử nào?
A. Đèn điện tử chân không
B. Bóng bán dẫn
C. Mạch tích hợp
D. Mạch tích hợp cỡ rất lớn.
Câu 3. Thành phần điện tử chính trong máy tính thế hệ thứ hai là loại linh kiện
điện tử nào?
A. Đèn điện tử chân không
B. Bóng bán dẫn
C. Mạch tích hợp
D. Mạch tích hợ cỡ rất lớn,
Câu 4. Thành phần điện tử chính trong máy tính thế hệ thứ ba là loại linh kiện điện
tử nào?
A. Bóng bán dẫn
B. Đèn điện tử chân không
C. Mạch tích hợp
D. Bộ vi xử lí
Câu 5. Thế hiệ máy tính nào bắt đầu sử dụng bàn phím và màn hình?
A. Thế hệ đầu tiên
B. Thế hệ thứ hai
C. Thế hệ thứ ba
D. Thế hệ thứ tư.
Câu 6. Em hãy chọn phương án ghép đúng:
Thông tin số được nhiều tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn,
A. được truy cập tự do và có độ tin cậy khác nhau.
B. được bảo hộ quyền tác giả và không đáng tin cậy.
C. được bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau.
D. được bảo hộ quyền tác giả và rất đáng tin cậy.
Câu 7. Chọn đáp án sai. Việc xác định thông tin đáng tin cậy và biết khai thác các
nguồn thông tin đáng tin cậy rất quan trọng vì:
A. Thông tin đáng tin cậy giúp em đưa ra những quyết định đúng đắn.
B. Thông tin đồn thổi dễ dẫn đến kết luận đúng đắn.
C. Thông tin thiếu kiểm chứng dẫn em đến quyết định sai lầm.
D. Thông tin không trung thực, mang tính chất lừa dối
Câu 8. Ví dụ phát biểu: “Tôi tin rằng việc đó đã xảy ra”. Em chọn gợi ý nào sau
đây để giúp em xác định được thông tin đáng tin cậy hay không?
A. Xác định nguồn thông tin.
B. Phân biệt ý kiến và sự kiện.
C. Kiểm tra chứng cứ của kết luận.
D. Đánh giá tính thời sự của thông tin.
Câu 9. Để tìm hiểu về cách sử dụng một chiếc máy ảnh mới, nguồn thông tin nào
sau đây cần được tham khảo nhất?
A. Hướng dẫn của một người đã từng chụp ảnh.
B. Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
C. Hướng dẫn sử dụng của một người giỏi Tin học.
D. Câu trả lời trên một số diễn đàn về chụp ảnh.
Câu 10. Để tìm hiểu về một đội bóng đá ở Châu Phi, nguồn thông tin nào sau đây
đáng tin cậy nhất?
A. Nguồn tin từ câu lạc bộ người hâm mộ đội bóng đó.
B. Nguồn tin từ câu lạc bộ của đội bóng đối thủ.
C. Nguồn tin từ Liên đoàn bóng đá Châu Phi.
D. Nguồn tin từ diễn đàn Bóng đá Việt Nam.
Câu 11. Em hãy chọn phương án ghép đúng:
Thông tin số được nhiều tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn.
A. được truy cập tự do và có độ tin cậy khác nhau.
B. được bảo hộ quyền tác giả và không đáng tin cậy.
C. được bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau.
D. được bảo hộ quyền tác giả và rất đáng tin cậy.
Câu 12. Ví dụ phát biểu: “Tôi nghĩ đây là bộ phim hoạt hình hay nhất mọi thời
đại”. Em chọn gợi ý nào sau đây để giúp em xác định được thông tin đáng tin cậy
hay không?
A. Xác định nguồn thông tin.
B. Đánh giá tính thời sự của thông tin.
C. Kiểm tra chứng cứ của kết luận.
D. Phân biệt ý kiến và sự kiện.
Câu 13. Mức độ tin cậy của thông tin, phù hợp với các tiêu chí đánh giá như mục
đích, chứng cứ, thời gian và:
A. Nguồn gốc.
B. Giá tiền
C. Độ lan toả.
D. Số lượt xem
Câu 14. Em hãy điền vào ý còn thiếu ở dấu ba chấm. Khi thực hiện nhiệm vụ tìm
kiếm thông tin để tạo 1 bài trình chiếu em tiến hành: Hình thành ý tưởng và cấu
trúc bài trình chiếu, tìm kiếm và đánh giá thông tin, …
A. Xử lý
B. Trao đổi thông tin
C. Xử lý và trao đổi thông tin
D. Tìm kiếm và trao đổi thông tin.
Câu 15. Hành động nào sau đây không vi phạm đạo đức và pháp luật?
A. Đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng.
B. Cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc trò chuyện.
C. Tải một bài trình chiếu của người khác từ internet và sử dụng như là của mình
tạo ra.
D. Tặng đĩa nhạc có bản quyền em đã mua cho người khác.
Câu 16. Hành động nào dưới đây là không vi phạm đạo đức, pháp luật và văn hoá
khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.
A. Chia sẻ thông tin mua bán động vật hoang dã quý hiếm.
B. Quay và lan truyền video bạo lực học đường.
C. Sáng tác một bài thơ về lớp và gửi bạn bè cùng đọc.
D. Tham gia cá cược bóng đá qua internet.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1. Em hãy trình bày sơ lược lịch sử phát triển máy tính. Theo em, điều gì giúp
máy tính trở nên gọn nhẹ hơn, nhanh hơn, thông minh hơn? (2 điểm)
Giải:
Sự phát triển của công nghệ đèn điện tử chân không (vacuum tube) đã mở ra kỉ
nguyên của máy tính điện tử. Máy tính điện tử ra đời vào những năm 1940.

 Thế hệ thứ nhất: phát triển từ khoảng 1945 đến năm 1955. Năm 1945,
ENIAC - máy tính điện tử ra đời.
 Thế hệ thứ hai: phát triển từ khoảng 1955 đến năm 1965. Năm 1959, IBM
1620 là máy tính sử dụng bán dẫn được sản xuất và đưa ra thị trường; năm
1965, Minsk 22 được sản xuất.
 Thế hệ thứ ba: phát triển từ khoảng 1965 đến năm 1974. Năm 1970 IBM
370 ra mắt.
 Thế hệ thứ tư: phát triển từ khoảng 1974 đến năm 1989. Năm 1975 Altair
8800 được cho ra mắt.
 Thế hệ thứ năm: phát triển từ khoảng 1990 đến nay. Các siêu máy tính, máy
tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh, ... ra đời.
Càng về sau, các máy tính càng nhỏ, nhẹ, tiêu thụ ít điện năng, tốc độ, độ tin cậy
cao hơn, dung lượng bộ nhớ lớn hơn, thông minh hơn và giá thành hợp lí hơn nhờ
ứng dụng những tiến bộ công nghệ: đèn điện tử chân không, bóng bán dẫn, mạch
tích hợp, vi xử lí, vi xử lí mật độ tích hợp siêu cao.

Câu 2. Em hãy kể một ví dụ về tin đồn (trong cuộc sống hoặc trên mạng) và cho
biết:
a) Tin đồn đó xuất hiện từ sự việc nào? (1.0 điểm)
b) Tác hại của tin đồn đó là gì? (1.0 điểm)
Giải:
Tin đồn: Cách nhanh nhất để tự nhận biết mình KHÔNG mắc Covid-19 là nín thở
trong 10 giây trở nên mà không ho hay cảm thấy khó chịu.
a) Tin đồn xuất hiện vào năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng nổ.
b) Tác hại: Khiến nhiều người tin là thật và làm theo. Cách tốt nhất để xác định
xem có nhiễm Covid-19 hay không là xét nghiệm. Nếu làm theo tin đồn thì sợ lây
nhiễm cộng đồng sẽ xảy ra tràn lan.

Câu 3. Em có cảnh báo và lời khuyên gì với bạn trong mỗi tình huống dưới đây?
a) Bạn em quay video các bạn trong lớp có hành vi bạo lực và đăng lên mạng xã
hội. (0.5 điểm)
b) Một người bạn sử dụng ảnh em chụp để tham gia một cuộc thi ảnh chưa có sự
đồng ý của em. (0.5 điểm)
Giải:
a) Bạn em quay video các bạn trong lớp có hành vị bạo lực và đăng lên mạng xã
hội.

=> Khuyên bạn không nên quay và đăng video bạo lực đó lên mạng vì vi phạm
quyền riêng tư của mỗi con người và vi phạm tiểu chuẩn cộng đồng trên mạng

b) Một người bạn sử dụng ảnh em chụp để tham gia một cuộc thi ảnh nhưng chưa
có sự đồng ý của em.

=> Nói cho bạn ấy hiểu không nên dùng ảnh khi chưa có sự đồng ý của người khác
Câu 4. Nêu một vài hành động chưa đúng của em khi sử dụng công nghệ kĩ thuật
số mà em đã mắc phải. Nêu cách em sẽ phòng tránh hoặc từ bỏ vi phạm. (1 điểm)
Giải:
Hành động: bẻ khóa sử dụng phần mềm có bản quyền

 Tìm hiểu thông tin, trang bị cho minh những kiến thức cần thiết.
 Chỉ sử dụng những sản phẩm số khi có sự cho phép của tác giả hoặc có bản
quyền sử dụng.

Lưu ý: Đề cương này một hướng dẫn ôn tập, ngoài các câu hỏi trên đây các em
còn tìm hiểu kiến thức trong sách giáo khoa và sách bài tập. Đề thi không nhất
thiết chỉ có trong đề cương ôn tập. Chúc các em học tốt!

You might also like