You are on page 1of 3

I.

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


1. Kiến thức:
Chủ đề 1. Mạng máy tính và cộng đồng
− Trình bày sơ lược lịch sử phát triển máy tính
− Nêu được ví dụ cho thấy sự phát triển máy tính đã đem đến những thay đổi lớn lao cho xã
hội loài người.
Chủ đề 2. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
− Nêu được các đặc điểm của thông tin số: đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và nhiều,
được lưu trữ với lưu lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá nhân, có tính bản quyền, có độ
tin cậy rất khác nhau, có các công cụ tìm kiếm, chuyên đổi truyền và xử lý hiệu quả
− Trình bày được tầm quan trọng của việc biết khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy, nêu
được các ví dụ minh họa
Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
− Nhận biết và giải thích được một số biểu hiện vi phạm đạo đức và pháp luật, biểu hiện thiếu
văn hoá khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.
− Đảm bảo được các sản phẩm số do bản thân tạo ra thể hiện được đạo đức, tính văn hóa và
không vi phạm pháp luật.
Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
– Nêu được khái niệm hằng, biến, kiểu dữ liệu, biểu thức.
– Hiểu được chương trình là dãy các lệnh điều khiển máy tính thực hiện một thuật toán.
– Sử dụng được các khái niệm hằng, biến, kiểu dữ liệu, biểu thức ở các chương trình đơn giản
trong môi trường lập trình trực quan.
– Mô tả được kịch bản đơn giản dưới dạng thuật toán và tạo được một chương trình đơn giản. –
Thể hiện được cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp ở chương trình trong môi trường lập trình trực
quan.
4. Hình thức kiễm tra: Trên giấy trắc nghiệm kết hợp tự luận.
II. NỘI DUNG ÔN TẬP
II. 1. PHẦN LÝ THUYẾT Hãy chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Máy tính cơ học đầu tiên của loài người do nhà khoa học nào sáng chế ra?
A. Gottfried Leibniz. B. Blaise Pascal.
C. John von Neumann. D. Charlas Barbage.
Câu 2. Máy tính điện tử đã phát triển qua mấy thế hệ?
A. 3 thế hệ B. 4 thế hệ. C. 5 thế hệ. D. 6 thế hệ.
Câu 3: Sau Pascal, Gottfried Leibniz đã cải tiến và thêm vào phép tính gì để máy tính của
Pascal thực hiện cả bốn phép tính số học?
A. Phép chia và phép trừ C. Phép nhân và phép chia
B. Phép nhân và phép cộng D. Phép nhân và phép trừ
Câu 4. Em hãy chọn phương án ghép đúng.
Thông tin số được nhiều tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn,........
A. được bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau.
B. được bảo hộ quyền tác giả và không đáng tin cậy.
C. được truy cập tự do và có độ tin cậy khác nhau.
D. được bảo hộ quyền tác giả và rất đáng tin cậy.
Câu 5: Nguồn thông tin nào dưới đây em không nên lựa chọn?
A. Từ người ẩn danh trên Facebook C. Tập đoàn Điện lực Việt Nam
B. Cộng đồng Cơ điện lạnh Việt Nam D. Bộ Công Thương
Câu 6: Để tìm hiểu về một đội bóng đá ở châu Âu, nguồn thông tin nào sau đây đáng tin cậy
nhất?
A. Nguồn tin từ câu lạc bộ người hâm mộ đội bóng đó. C. Nguồn tin từ Liên đoàn bóng đá châu Âu.
B. Nguồn tin từ câu lạc bộ của đội bóng đối thủ. D. Nguồn tin từ diễn đàn bóng đá Việt Nam.
Câu 7: Loại thông tin nào dưới đây em không nên lựa chọn?
A. Thông tin có thời gian gần với thời gian em tìm kiếm thông tin
B. Thông tin đã được kiểm chứng
C. Nguồn thông tin không rõ ràng
D. Thông tin phù hợp với nội dung trình bày
Câu 8: Để tìm hiểu thông tin về năng lượng gió, nguồn thông tin nào dưới đây đáng tin
cậy nhất?
A. Nguồn thông tin từ trang web không rõ tên
B. Nguồn thông tin từ trang báo đăng từ rất lâu
C. Nguồn thông tin mới nhất từ chính phủ
D. Đáp án khác
Câu 9: Biểu thức là gì?
A. Là các lệnh viết bằng ngôn ngữ lập trình chỉ dẫn máy tính thực hiện các bước của thuật
toán.
B. Là một vùng trong bộ nhớ, được đặt tên và được dùng để lưu trữ dữ liệu khi thực hiện
chương trình.
C. Là đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
D. Là sự kết hợp của biến, hằng, dấu ngoặc, phép toán và các hàm để trả lại giá trị thuộc một
kiểu dữ liệu nhất định.
Câu 10: Tin học trong bảng sau là dữ liệu thuộc kiểu?

A. Số B. Kí tự C. Văn bản D. Hình ảnh


Câu 11: Trong bảng sau thì 3.141592 thuộc kiểu dữ liệu?

A. Số B. Kí tự C. Văn bản D. Hình ảnh


Câu 12: Trong các ngôn ngữ lập trình thì cái gì được phân loại thành kiểu logic?
A. Kí tự B. Văn bản C. Các điều kiện hay các phép so sánh D. Hình ảnh
Câu 13: Cấu trúc lặp nào sau đây không được cho trước trong các nhóm lệnh của Scratch?
A. Lặp một khối lệnh với số lần định trước.
B. Lặp một khối lệnh vô hạn lần.
C. Lặp với điều kiện được kiểm tra trước khi thực hiện khối lệnh.
D. Lặp với điều kiện được kiểm tra sau khi thực hiện khối lệnh.
Câu 14: Điều kiện của các lệnh trong chương trình là gì?
A. Các lệnh trong chương trình được thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới.
B. Các lệnh viết bằng ngôn ngữ lập trình chỉ dẫn máy tính thực hiện các bước của thuật toán.
C. Là bước thực hiện công việc đó.
D. Các bước của thuật toán được thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới.
Câu3:
1) Bắt đầu

2) Gán cho số bí mật một giá trị ngẫu nhiên trong khoảng từ 1 đến 100

3) Hỏi và nhận giá trị từ bàn phím, lưu vào biến trả lời.

4) Hiển thị số bí mật trong 2 giây

5) Hiển thị trả lời trong 2 giây.

6) Kết thúc.

Câu 4: Em hãy kể hai ví dụ về tin đồn (trong cuộc sống hoặc trên mạng)

Tin Dồn : cách tốt , nhanh và hiệu quả nhất để giải tỏa căng thẳng là hút thuốc lá điện tử

Chữa covid nhờ giun đất

You might also like