You are on page 1of 7

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ 2

MÔN TIN HỌC 8 - CÁNH DIỀU - NĂM HỌC 2023-2024

Câu 1. Mô tả một thuật toán có các bước được thực hiện tuần tự là?
A. Một quá trình với các bước diễn ra cùng lúc, thực hiện xong bước này thì thực
hiện bước tiếp theo, cứ như thế cho đến bước cuối cùng.
B. Một quá trình với các bước lần lượt diễn ra, thực hiện các bước cùng một lúc,
cứ như thế cho đến bước cuối cùng.
C. Một quá trình với các bước lần lượt diễn ra, thực hiện xong bước này thì
thực hiện bước tiếp theo, cứ như thế cho đến bước cuối cùng .
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 2. Khi nào có thể sử dụng mô tả dưới dạng thuật toán?
A. Đặc điểm của máy tính.
B. Các sự việc xảy ra khi động đất.
C. Kịch bản điều khiển một nhân vật.
D. Đáp án khác.
Câu 3. Khi kịch bản điều khiển một nhân vật bị thay đổi thứ tự các bước trong thuật toán
thì?
A. Ta sẽ nhận được một kịch bản như cũ.
B. Ta sẽ nhận được một kịch bản gần giống cũ.
C. Ta sẽ nhận được một kịch bản khác.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 4. Mỗi chương trình máy tính là?
A. Một dãy các lệnh điều khiển máy tính thực hiện nhiều thuật toán.
B. Một dãy các lệnh điều khiển máy tính thực hiện hai thuật toán.
C. Một dãy các lệnh điều khiển máy tính thực hiện một thuật toán
D. Đáp án khác.
Câu 5. Em có thể thay đổi thứ tự như thế nào để tạo ra thuật toán nào khác dựa trên kịch
bản dưới đây?
Bước 1. Đặt nhân vật Mèo đứng bên trái căn phòng
Bước 2. Nhân vật Mèo kêu: “Grừ, Grừ… lạnh quá!”
Bước 3. Nhân vật Mèo kêu: “Lò sưởi ở đâu nhỉ?”
Bước 4. Nhân vật Mèo chạy một đoạn (10 bước)
Bước 5. Nhân vật Mèo kêu: “Không có cái nào!”
A. 5-4-3-2-1.
B. 4-5-3-2-1.
C. 1-3-4-5-2.
D. 3-4-2-5-1.
Câu 6. Em có thể tạo chương trình nào từ câu sau đây: Nhân vật Mèo nói: “Trời lạnh,
điều tồi tệ với cậu là gì” trong 2 giây?
A. Thêm nhân vật Hươu cao cổ vào sân khấu. Thêm khối "chờ trong ... giây" vào
script của Hươu cao cổ với thời gian là 1.5 giây.
B. Thêm nhân vật Mèo vào sân khấu. Thêm khối "nói trong ... giây" vào
script của Mèo với nội dung "Trời lạnh, điều tồi tệ với cậu là gì" và thời
gian là 2 giây.
C. Thêm khối "nói trong ... giây" vào script của Hươu cao cổ với nội dung "Là
uống trà nóng, Mèo ạ!" và thời gian là 2 giây.
D. Đáp án khác.
Câu 7. Em có thể tạo chương trình nào từ câu sau đây: Nhân vật Hươu cao cổ trả lời:
“Khi trà xuống được bụng mình thì nó nguội lạnh mất rồi!” trong 2 giây?
A. Thêm nhân vật Hươu cao cổ vào sân khấu. Thêm khối "chờ trong ... giây" vào
script của Hươu cao cổ với thời gian là 1.5 giây.
B. Thêm nhân vật Mèo vào sân khấu. Thêm khối "nói trong ... giây" vào script
của Mèo với nội dung "Trời lạnh, điều tồi tệ với cậu là gì" và thời gian là 2 giây.
C. Thêm khối "nói trong ... giây" vào script của Hươu cao cổ với nội dung "Là
uống trà nóng, Mèo ạ!" và thời gian là 2 giây.
D. Thêm khối "nói trong ... giây" vào script của Hươu cao cổ với nội dung
"Khi trà xuống được bụng mình thì nó nguội lạnh mất rồi!" và thời gian là 2
giây.
Câu 8. Biến là?
A. Một con số.
B. Một hằng số.
C. Tên một vùng bộ nhớ.
D. Cả ba đáp án trên đều sai.
Câu 9. Trong một chương trình Scratch, biến được tạo bằng lệnh ?
A. Make a Variable.
B. My variable.
C. Make a List.
D. Đáp án khác.
Câu 10. Hằng là:
A. Giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

B. Giá trị luôn thay đổi.


C. Giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình
D. Đáp án khác.
Câu 11. Logic là kiểu dữ liệu gồm?
A. Giá trị true.
B. Giá trị false.
C. Cả hai đáp án trên đều sai.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 12. Blank là dữ liệu thuộc kiểu?
A. Xâu kí tự.
B. Logic.
C. Kí tự.
D. Số.
Câu 13. 82 là dữ liệu kiểu?
A. Xâu kí tự.
B. Số thập phân.
C. Số nguyên.
D. Đáp án khác.
Câu 14. Biểu thức là?
A. Một toán hạng được kết nối với nhau bởi các phép toán.
B. Nhiều toán hạng được kết nối với nhau bởi các phép toán.
C. Cả hai đáp án trên đều sai.
D. Cả hai đáp án trên đều đúng.
Câu 15. Nhóm nào trong Scratch cung cấp những phép toán để tạo ra các biểu thức số?
A. Control.
B. Operators.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều sai.
Câu 16. Đâu là phép so sánh thuộc biểu thức logic?
A. Phép so sánh bằng.
B. Phép so sánh nhỏ hơn.
C. Phép so sánh lớn hơn.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 17. Với phép toán join thì?
A. Ta không thể kết nối các biểu thức xâu kí tự với nhau.
B. Ta có thể kết nối các biểu thức xâu kí tự với nhau.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều sai.
Câu 18. Đối với biểu thức logic, không thể tạo mới biểu thức bằng phép toán nào dưới
đây?
A. mod.
B. and.
C. or.
D. not.
Câu 19. Đối với biểu thức kiểu xâu kí tự, có thể tạo mới biểu thức bằng phép toán nào
dưới đây?
A. Cộng, trừ.
B. Nhân, chia.
C. mod.
D. join.
Câu 20. Trong quá trình thể hiện một thuật toán, khi phải dựa trên điều kiện cụ thể nào
đó để xác định bước thực hiện tiếp theo thì ta cần sử dụng?
A. Cấu trúc chặt chẽ.
B. Cấu trúc một nhánh.
C. Cấu trúc rẽ nhánh.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 21. Có mấy loại cấu trúc rẽ nhánh?
A. Một loại.
B. Hai loại.
C. Ba loại.
D. Bốn loại.
Câu 22. Điều kiện để rẽ nhánh luôn là?
A. Một biểu thức xâu kí tự.
B. Một biểu thức số.
C. Một biểu thức logic.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 23. Hình ảnh dưới đây là rẽ nhánh dạng?

A. Khuyết.
B. Kết hợp.
C. Đầy đủ.
D. Đáp án khác.
Câu 24. IF a>8 THEN b:=3 ELSE b:=5;
Khi a nhận giá trị là 0 thì b nhận giá trị nào?
A. 0.
B. 5.
C. 3.
D. 8.
Câu 25. Hình ảnh dưới đây là rẽ nhánh dạng?

A. Khuyết.
B. Đầy đủ.
C. Kết hợp.
D. Đáp án khác.
Câu 26. Có mấy loại cấu trúc lặp?
A. Cấu trúc lặp biết trước số lần lặp.
B. Cấu trúc lặp không biết trước số lần lặp.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều sai.
Câu 27. Điều kiện dừng lặp được thể hiện trong?
A. Next costume.
B. Repeat.
C. Repeat until.
D. Move steps.
Câu 28. Khi sử dụng khối lệnh forever, muốn dừng lặp thì phải dùng lệnh?
A. Repeat.
B. Stop this script.
C. Repeat until.
D. Move steps.
Câu 29. Vòng lặp với số lần không biết trước câu lệnh hay nhóm câu lệnh được thực hiện
khi:
A. <Điều kiện> sai.
B. <Điều kiện> lớn hơn 0.
C. <Điều kiện> bằng 0.
D. <Điều kiện> đúng.
Câu 30. Trong những nghề hoạt động sáng tạo thì?
A. Con người có thể sử dụng máy tính.
B. Con người có thể sử dụng thiết bị kĩ thuật số.
C. Con người có thể ứng dụng tin học trong nhiều công việc.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 31. Ngành nghề nào dưới đây có nhu cầu ứng dụng tin học cao?
A. Hành chính sự nghiệp.
B. Quản lý tài chính.
C. Khoa học kĩ thuật.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 32. Ứng dụng nào của tin học có thể tăng hiệu quả công việc của bác sĩ?
A. Tạo bản vẽ 3D để khách hàng có thể hình dung rõ về căn nhà định xây dựng
B. Nhận hình ảnh tức thì từ sân vận động được chụp bởi một đồng nghiệp khác
để biên tập thành một bài báo.
C. Tạo một báo cáo tài chính bằng phần mềm bảng tính.
D. Theo dõi sức khỏe, quá trình điều trị của bệnh nhân qua hồ sơ sức khỏe
điện tử.
Câu 33. Ứng dụng nào của tin học có thể tăng hiệu quả công việc của kế toán?
A. Tạo bản vẽ 3D để khách hàng có thể hình dung rõ về căn nhà định xây dựng.
B. Nhận hình ảnh tức thì từ sân vận động được chụp bởi một đồng nghiệp khác
để biên tập thành một bài báo.
C. Tạo một báo cáo tài chính bằng phần mềm bảng tính.
D. Theo dõi sức khỏe, quá trình điều trị của bệnh nhân qua hồ sơ sức khỏe điện
tử.
Câu 34. Ứng dụng nào của tin học có thể tăng hiệu quả công việc của kiến trúc sư?
A. Nhận hình ảnh tức thì từ sân vận động được chụp bởi một đồng nghiệp khác
để biên tập thành một bài báo.
B. Tạo một báo cáo tài chính bằng phần mềm bảng tính.
C. Tạo bản vẽ 3D để khách hàng có thể hình dung rõ về căn nhà định xây
dựng.
D. Theo dõi sức khỏe, quá trình điều trị của bệnh nhân qua hồ sơ sức khỏe điện
tử.
Câu 35. Các ngành nghề đào tạo nào hướng đến việc làm trong lĩnh vực tin học?
A. Kĩ thuật điện tử - viễn thông.
B. Máy tính và công nghệ thông tin.
C. Công nghệ kĩ thuật điện tử - viễn thông.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 36. Bất bình đẳng giới trong sử dụng máy tính và ứng dụng tin học có thể dẫn tới
hậu quả gì?
A. Phụ nữ và trẻ em gái không có cơ hội sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả
công việc và chất lượng cuộc sống
B. Phụ nữ và trẻ em gái không có cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực
công nghệ.
C. Phụ nữ và trẻ em gái không theo kịp sự phát triển của xã hội.
D. Cả 3 hậu quả trên.

You might also like