You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II MÔN TIN 10

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Kết quả của đoạn chương trình sau là:
x = 1024
print (type(x))
A. int B. float C. str D. bool
Câu 2. Cho x = 5, y = 3. Hãy cho biết biểu thức logic nào nhận giá trị TRUE?
A. 4*x=2*y B. (x%5==0) and (y%2==0)
C. (x>2*y) or (x+y >20) D. x+10 >= y+7
Câu 3. <Điều kiện> trong câu lệnh lặp với số lần không biết trước là:
A. Hàm toán học. B. Biểu thức logic.
C. Biểu thức quan hệ. D. Biểu thức tính toán.
Câu 4. Hàm range(x) sẽ tạo ra:
A. một dãy số từ 0 đến x-1 B. một dãy số từ 1 đến x
C. x số ngẫu nhiên D. một dãy số ngẫu nhiên x
Câu 5. Kết quả của đoạn chương trình sau:
for i in range(10):
if (i % 2 == 0):
print(i)
A. In ra màn hình các số chẵn từ 0 đến 9 B. In ra các số lẻ từ 0 đến 10
C. In ra các số từ 0 đến 10 D. In ra các số từ 0 đến 9
Câu 6. Trong những câu sau, những câu nào ĐÚNG?
Vị trí có thể viết hàm trong chương trình là:
1) Viết bên trong một hàm khác.
2) Viết ở đầu chương trình.
3) Viết ở cuối chương trình.
4) Viết trong chương trình chính, trước khi có lời gọi tới nó.
5) Viết sau lời gọi tới nó trong chương trình chính.
A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 4 D. 3, 4, 5
Câu 7. “Các lệnh mô tả hàm” phải viết:
A. Thẳng hàng với lệnh def. B. Ngay sau dấu hai chấm (:) và không xuống dòng.
C. Lùi vào theo quy định của Python. D. Viết thành khối và không được lùi vào.
Câu 8. Thư viện math cung cấp:
A. Thủ tục vào ra của chương trình.
B. Hỗ trợ việc tạo ra các lựa chọn ngẫu nhiên
C. Các hằng và hàm toán học.
D. Hỗ trợ trực tiếp các định dạng nén và lưu trữ dữ liệu
Câu 9. Khi sử dụng hàm có sẵn (trong một thư viện) ta cần:
A. Gọi hàm có sẵn thực hiện mà không cần xây dựng lại hàm đó.
B. Phải xây dựng lại hàm đó.
C. Phải khai báo hàm trước khi gọi.
D. Phải khai báo và xây dựng lại.
Câu 10. Để cho ra kết quả là độ dài của xâu ta sử dụng hàm nào sau đây?
A. lower(<tên xâu hoặc xâu ký tự cần kiểm tra>)
B. find(<tên xâu hoặc xâu ký tự cần kiểm tra>)
C. len(<tên xâu hoặc xâu ký tự cần kiểm tra>)
D. upper(<tên xâu hoặc xâu ký tự cần kiểm tra>)
Câu 11. Xâu kí tự trong Python là:
A. Một kí tự B. Một dãy các số C. Một dãy các kí tự D. Một giá trị bất kì.
Câu 12. Cách nào KHÔNG dùng để biểu diễn xâu kí tự?
1
A. Đặt xâu trong cặp dấu nháy đơn. B. Đặt xâu trong cặp dấu nháy kép.
C. Đặt xâu trong ba cặp dấu nháy kép. D. Ghi như bình thường không có gì đặc biệt.
Câu 13. Kết quả của doạn chương trình sau:
a = ‘THPT’
b = ‘Bạch Đằng’
print(a + b)
A. THPT Bạch Đằng B. THPTBạchĐằng
C. THPTBạch Đằng D. T H P T Bạch Đằng
Câu 14. Cho xâu a = ‘Độc lập – Tự do – Hạnh phúc’ Kết quả của lệnh a.find(‘Hạnh phúc’) là:
A. 18 B. 12 C. 26 D. 0
Câu 15. Kết quả của lệnh len(‘Tin học 10 Cánh diều’) là:
A. 16 B. 20 C. 14 D. 23
Câu 16. Vị trí của các phần tử trong danh sách (list) được xác định thông qua chỉ số. Phát biểu nào
sau đây về chỉ số của các phần tử trong list là ĐÚNG?
A. Chỉ số bắt đầu từ 0 theo chiều từ trái sang phải.
B. Chỉ số bắt đầu từ 0 theo chiều từ phải sang trái.
C. Chỉ số bắt đầu từ một giá trị nguyên do người lập trình quy định, theo chiều từ trái sang phải.
D. Chỉ số bắt đầu từ -1 theo chiều từ trái sang phải
Câu 17. Cho danh sách (list) a = [5, 10, 15, 20]. Phần tử a[1]=?
A. 5 B. 10 C. 15 D. 20
Câu 18. Các phần tử của danh sách a qua câu lệnh sau là:
a = [i for i in range(10, 15)]
A. 10, 15 B. 10, 11, 12, 13, 14, 15
C. 11, 12, 13, 14, 15 D. 10, 11, 12, 13, 14
Câu 19. Lệnh nào thêm phần tử có giá trị 15 vào cuối danh sách A?
A. A[len(A)] = 15 B. A[len(A)-1] = 15 C. A= A +15 D. A.append(15)
Câu 20. Ý nghĩa của hàm ds.pop(i) trong xử lí danh sách là gì?
A. Xóa phần tử đứng ở vị trí ds trong danh sách i và đưa ra phần tử này.
B. Xóa phần tử đứng ở vị trí i trong danh sách ds và đưa ra phần tử này.
C. Xóa phần tử đứng ở vị trí (i – 1) tong danh sách a và đưa ra phần tử này.
D. Xóa phần tử đứng ở vị trí (ds – 1) trong danh sách i và đưa ra phần tử này.
Câu 21. Lỗi ngoại lệ trong Python là lỗi gì?
A. Lỗi khi viết một câu lệnh sai cú pháp của ngôn ngữ lập trình
B. Lỗi khi không thể thực hiện một lệnh nào đó của chương trình
C. Lỗi khi truy cập một biến chưa được khai báo
D. Lỗi khi chương trình biên dịch sang tệp exe
Câu 22. Giải bài toán trên máy tính được tiến hành qua mấy bước?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 23. Bước tìm thuật toán giải bài toán và cách tổ chức dữ liệu là:
A. Lựa chọn cách tổ chức dữ liệu và sử dụng ngôn ngữ lập trình để điễn đạt đúng thuật toán.
B. Xác định những giá trị đã cho và mối quan hệ giữa chúng.
C. Tìm thuật toán dựa trên bước xác định bài toán, dựa trên mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho với
những giá trị cần tìm, đồng thời xác định cách tổ chức dữ liệu có thể sử dụng tương ứng với thuật toán đó.
D. Dùng các bộ dữ liệu khác nhau để kiểm thử và hiệu chỉnh chương trình.
Câu 24. Để trở thành một lập trình viên, em cần chuẩn bị những kiến thức, kĩ năng gì?
A. Biết cách tự học. B. Học tiếng Anh chuyên ngành.
C. Học và nâng cao kĩ thuật chuyên môn. D. Tất cả các kiến thức, kĩ năng trên.
Câu 25. Khẳng định nào sau đây là SAI?
A. Lập trình viên có cơ hội làm việc ở các vị trí trong các cấp chính quyền, cấp bộ ngành, chính phủ.

2
B. Các hệ thống ngân hàng, tài chính hay tư nhân đều phải sử dụng hệ thống phần mềm phức tạp, có tính
nghiệp vụ cao. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội lớn cho những người thiết kế và lập trình.
C. Thế giới công nghệ thay đổi từng giây, từng phút, từng giờ. Những kiến thức được học sẽ nhanh bị cũ,
vì vậy phải học tập không ngừng.
D. Những nghề thuộc nhóm thiết kế và lập trình chỉ có thể làm ở cơ quan tư nhân.
Câu 26: Khi gọi hàm f(1, 2, 3), khi định nghĩa hàm f có bao nhiêu tham số?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 27: Các tham số của f có kiểu dữ liệu gì nếu hàm f được gọi như sau: f( ‘5.0’)
A. str. B. float.
C. int. D. Không xác định.
Câu 28: Giá trị của m là bao nhiêu sau biết kết quả của s là 5:
def tinhSum(a, b):
return a + b
s = tinhSum(1, m)
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 29: Chương trình sau thông báo lỗi gì?
lst = [10, 20, 30, 40]
print(lst[6])
A. NameError. B. SyntaxError. C. ValueError. D. IndexError.
Câu 30: Chương trình sau thông báo lỗi gì?
n=5
for i in range(n): prin(t)
A. Type Error. B. NameError. C. SyntaxError. D. ValueError.
Câu 31: Cho chương trình:
n = int(input("Nhập n: "))
Sau đó khi chạy chương trình, nhập n như bên dưới:
Nhập n: a
Chương trình sau đó thông báo lỗi gì?

A. Type Error. B. NameError. C. SyntaxError. D. ValueError.


Câu 32: Hoàn thành phát biểu sau: “Có rất nhiều công cụ và phương pháp khác nhau để kiểm thử
chương trình. Các công cụ có mục đích … của chương trình và …, … các lỗi phát sinh trong tương
lai”
A. Tìm ra lỗi, phòng ngừa, ngăn chặn.
B. Tìm ra lỗi, phòng ngừa, xử lí.
C. Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lí lỗi.
D. Xử lí lỗi, phòng ngừa, ngăn chặn.
Câu 33: Phát biểu cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ để kiểm tra tính chẵn lẻ của a:
A. Nếu a chia hết cho 2 thì a là số chẵn, ngược lại a là số lẻ.
B. Nếu a không chia hết cho 2 thì a là số chẵn, ngược lại a là số lẻ.
C. Nếu a chia hết cho 3 thì a là số chẵn.
D. a chia hết cho 2, a là số chẵn, ngược lại a là số lẻ.
Câu 34: Thuật toán tối ưu là:
A. Sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ...
B. Sử dụng ít thời gian, nhiều bộ nhớ, ít phép toán...
C. Sử dụng nhiều thời gian, nhiều bộ nhớ, ít phép toán...
D. Sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ, ít phép toán...
Câu 35: Nhận biết khai báo đúng khi khai báo biến a kiểu nguyên.
A. a=3.6 B. a=’3’ C. a=9 D. a=”9”

3
Câu 36: Nhận biết tên đúng quy cách trong ngôn ngữ Python
A. #bai1 B. tong C. 1_tong D. tong 1
Câu 37: Cho biết kết quả sau khi thực hiện câu lệnh while:
i=1
While i<5:
print(‘A’)
i=i+1
A. A A A A A B. A A A C. A A A A D. A A
Câu 38: Phép ghép danh sách nào sau đây là đúng:
A. [22,33]+[44,55] = [22,33,44,55] B. [22,33]*[44,55] = [22,33,44,55]
C. [22-33]+[44-55] = [22-33-44-55] D. [22,33]-[44,55] = [22,33,44,55]
Câu 39: Cho xâu S=’abccd’. Lệnh S.find(‘c’) cho kết quả bao nhiêu?
A. 1 B. 0 C. 2 D. 3
Câu 40: Xâu kí tự được đặt trong cặp dấu:
A. Nháy đơn ‘ ’ hoặc nháy kép “ ” đều được
B. Ngoặc đơn ()
C. Ngoặc vuông []
D. Ngoặc nhọn {}

II. TỰ LUẬN
Câu 1. Tìm lỗi và sửa lỗi cho chương trình sau theo từng dòng:
(ghi theo thứ tự từng dòng, ví dụ: Dòng 1: sai lỗi gì…,sửa lại câu lệnh….)
1. Tong=2;
2. for i=1 in range(1,5):
3. tong=tong+i
4. prin(s)
Câu 2. Viết chương trình nhập vào từ bàn phím một danh sách các số nguyên, sau đó, thực hiện:
- Viết hàm (chương trình con) thay thế các phần tử âm bằng -1.
- Đưa ra màn hình danh sách nhận được bằng cách gọi hàm vừa viết.
Câu 3.
a) Hãy viết chương trình nhập vào một xâu gồm các kí tự chữ cái thường. Đưa ra vị trí đầu tiên xuất hiện
kí tự ‘a’ của xâu.
b) Hãy viết chương trình nhập vào một xâu gồm các từ. Các từ cách nhau bởi 1 dấu cách. Đếm số lượng
các từ của xâu.
c) Hãy viết chương trình nhập vào một dãy gồm n phần tử nguyên. Đếm số lượng số bằng 0 của dãy
d) Hãy viết chương trình nhập vào một dãy gồm n phần tử nguyên. Đếm số lượng số chia hết cho 2 và số
lượng số chia hết cho 3 của dãy.
..............................................................................................................................................................................

You might also like