You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2, NĂM HỌC 2022-2023

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Môn: TIN HỌC Lớp: 10


TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
PHƯỚC KIỂN (Đề có 40 câu)
ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: 485

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)


Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................

Câu 1: Danh sách A sẽ như thế nào sau các lệnh sau?

A. 2, 3, 4, 5, 6. B. 2, 3, 4, 5, 6, 4. C. 2, 3, 6, 4. D. 2, 5, 6, 4.
Câu 2: Tính tổng S = 1 + 2 + 3 + 4 +… + n + … cho đến khi S>10000. Điều kiện nào sau đây cho
vòng lặp while là đúng:
A. while S >= 10000. B. while S <= 10000.
C. while S < 10000. D. While S >10000.
Câu 3: Để khai báo một danh sách có giá trị ta dùng cú pháp sau
A. < tên danh sách > = [giá trị 1, giá trị 2,.., giá trị n].
B. < tên danh sách > = [0].
C. < tên danh sách > = 0.
D. < tên danh sách > ==[giá trị 1, giá trị 2,.., giá trị n].
Câu 4: Toán tử nào dùng để kiểm tra một giá trị có nằm trong danh sách không?
A. int. B. range. C. append. D. in.
Câu 5: Chương trình sau thực hiện công việc gì?

A. Tính tổng các phần tử trong A. B. Tính tổng các phần tử không âm trong A.
C. Tính tổng các phần tử dương trong A. D. Duyệt từng phần tử trong A.
Câu 6: Phương thức nào sau đây dùng để thêm phần tử vào list trong python?
A. add(). B. link(). C. abs(). D. append().
Câu 7: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau khi nói về câu lệnh insert trong python:
A. insert(index, value) sẽ chèn giá trị value vào danh sách tại vị trí index và đẩy các phần tử sang phải.
B. Phần tử có chỉ số k sẽ được thay thế bởi phần tử thêm vào.
C. Nếu chỉ số chèn < 0 thì chèn vào đầu danh sách.
D. Nếu chỉ số chèn > len(A) thì chèn vào cuối danh sách.
Câu 8: Đối tượng dưới đây thuộc kiểu dữ liệu nào?
A = [1, 2, ‘3’]
A. float. B. list. C. int. D. string.
Câu 9: Kết quả của chương trình sau:

A. 1 2 3 4. B. 1 2 3 4 5. C. 2 3 4. D. 2 3 4 5.
Trang 1/4 - Mã đề thi 485
Câu 10: Để khai báo một danh sách rỗng ta dùng cú pháp sau
A. < tên danh sách > ==[]. B. < tên danh sách > = [].
C. < tên danh sách > = 0. D. < tên danh sách > = [0].
Câu 11: Lệnh Range(10). Cho ra kết quả gì?
A. 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 B. 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10
C. 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 D. 9,8,7,6,5,4,3,2,1,0
Câu 12: Lệnh nào để duyệt từng phần tử của danh sách?
A. while kết hợp với lệnh range(). B. for.
C. while – for. D. for kết hợp với lệnh range().
Câu 13: Lệnh nào sau đây được dùng để tính độ dài của phần tử?
A. del(). B. remove() C. len(). D. append().
Câu 14: Giả sử A = [5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12]. Biểu thức sau trả về giá trị đúng hay sai?
(3+ 4 – 5 + 18 // 4) in A
A. Câu lệnh bị lỗi. B. False. C. True. D. Không xác định.
Câu 15: Vòng lặp while – kết thúc khi nào?
A. Khi một số điều kiện cho trước chưa thoả mãn.
B. Khi đủ số vòng lặp.
C. Khi tìm được output.
D. Khi một số điều kiện cho trước thoả mãn.
Câu 16: Dùng lệnh nào để có thể duyệt lần lượt các phần tử của danh sách?
A. Lệnh for kết hợp với vùng giá trị của lệnh range().
B. Lệnh len().
C. Lệnh for .... in.
D. Lệnh append().
Câu 17: Hãy cho biết kết quả đoạn chương trình dưới đây:

A. Trên màn hình xuất hiện 10 chữ a. B. Trên màn hình xuất hiện một số 10.
C. Chương trình bị lặp vô tận. D. Trên màn hình xuất hiện một số 11.
Câu 18: Kết quả khi thực hiện chương trình sau?

A. 1, 4, 2, 3, 5. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 4, 5.
Câu 19: Để truy cập đến phần tử đầu tiên trong danh sách a ta dùng lệnh gì?
A. a[] B. a.0. C. a[0]. D. a.[1].
Câu 20: Xác định số vòng lặp cho bài toán: tính tổng các số nguyên từ 0 đến 100?
A. 101 B. 100 C. 1 D. 99
Câu 21: Lệnh xoá một phần tử của một danh sách A có chỉ số i là:
A. A. del[i]. B. list.del(i). C. del A[i]. D. A. del(i).
Câu 22: Kết quả của đoạn chương trình sau:
x=2023
print((x%4==0 and x%100!=0) or x%400==0)
A. True B. 55 C. False D. 5
Câu 23: Kết quả của chương trình sau là gì?

Trang 2/4 - Mã đề thi 485


A. 6 B. 8 C. 7 D. 5
Câu 24: Kết quả của chương trình sau là gì?

A. 8, 6, 4, 2, 0. B. 6, 4, 2. C. 8, 6, 4, 2. D. 8, 6, 4.
Câu 25: Sau khi thực hiện các câu lệnh sau, list A như thế nào?

>>>A=[1, 2, 3, 4, 5]
>>>A. Remove(1)
>>>print(A)

A. [1, 3, 4, 5]. B. [1, 2, 4, 5]. C. [1, 2, 3, 4]. D. [2, 3, 4, 5].


Câu 26: Giả sử A = [‘a’, ‘b’, ‘c’, ‘d’, 2, 3, 4]. Các biểu thức sau trả về giá trị đúng hay sai?
4 in A
‘a’ in A
A. True, false. B. True, True. C. True, False. D. False, False.
Câu 27: Cho đoạn chương trình python sau:

Sau khi đoạn chương trình trên được thực hiện, giá trị của tổng bằng bao nhiêu:
A. 10 B. 12 C. 9 D. 11
Câu 28: Giá trị của hai biểu thức sau là True hay False?
5%3==1
35//5==6
A. False, True B. False, False C. True, True D. True, False
Câu 29: Kết quả của chương trình sau là gì?

A. 1 2 3 4 5 6 B. 2 3 4 5 6 5. C. 1 2 3 4 5 D. 1 2 3 4 5 6 5
Câu 30: Danh sách A sau lệnh 1 lệnh remove() và 2 lệnh append() có 8 phần tử. Hỏi ban đầu danh
sách A có bao nhiêu phần tử?
A. 7. B. 6. C. 4. D. 8.
Câu 31: Lệnh sau, chèn phần tử cần thêm vào vị trí thứ mấy trong danh sách A?

A. 3. B. 2 C. 1 D. 0
Câu 32: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào chưa chính xác?
A. Khối lệnh lặp while được thực hiện cho đến khi <điều kiện> = False.
B. For là lệnh lặp với số lần xác định trước.
C. Số lần lặp của lệnh lặp for luôn được xác định bởi vùng giá trị của lệnh range().
Trang 3/4 - Mã đề thi 485
D. While là lệnh lặp với số lần không biết trước.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Lệnh remove () có chức năng xoá một phần tử có giá trị cho trước.
B. Clear() có tác dụng xoá toàn bộ các danh sách.
C. Sau khi thực hiện lệnh clear(), danh sách gốc trở thành rỗng.
D. Lệnh remove() xoá tất cả các phần tử có giá trị cho trước trong list.
Câu 34: Trong câu lệnh lặp:

Khi kết thúc câu lệnh trên lệnh có bao nhiêu chữ “A” xuất hiện?
A. 1 lần B. 10 lần C. 5 lần D. 15 lần
Câu 35: Cho A = [‘xuan’, ‘hạ’, 1. 4, ‘đông’, ‘3’, 4.5, 7]. Đâu là giá trị của A[1]?
A. đông. B. hạ. C. 1.4. D. 3.
Câu 36: Lệnh nào sau đây xoá toàn bộ danh sách?
A. clear(). B. exit(). C. del(). D. remove().
Câu 37: Danh sách A trước và sau lệnh insert() là [1, 3, 5, 0] và [1,4 3, 5, 0]. Lệnh đã dùng là lệnh
gì?
A. insert(2, 4). B. insert(3, 4). C. insert(4, 3). D. insert(1, 4).
Câu 38: Cho khai báo mảng sau:
A = list(“3456789”)
Để in giá trị phần tử thứ 2 của mảng một chiều A ra màn hình ta viết:
A. print(A[1]). B. print(A[3]). C. print(A[2]). D. print(A[0]).
Câu 39: Hãy đưa ra kết quả trong đoạn lệnh sau:

A. 4 từ python. B. 5 từ python.
C. 3 từ python. D. Không có kết quả.
Câu 40: Trong câu lệnh lặp:

Khi kết thúc câu lệnh trên, câu lệnh print(j) cho kết quả?
A. 66 B. 60 C. 65 D. Không thực hiện.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 485

You might also like