You are on page 1of 2

THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU NĂNG LƯỢNG VÀ ỨNG DỤNG

BÀI THÍ NGHIỆM: PIN ĐIỆN HÓA


LỚP VL2021

Đầu buổi Thí Nghiệm:

- Giảng viên chia nhóm TN


- Mỗi Nhóm bầu Nhóm Trưởng
***Sinh viên bắt buộc tham gia buổi Thí Nghiệm

1. Nội dung thí nghiệm:


Chế tạo 6 loại pin điện hóa sau:

Điện cực Điện cực Điện cực Dung dịch Dung dịch
Zn Al Cu muối NaCl axit HCl
Pin 1 x x x
Pin 2 x x x
Pin 3 x x x
Pin 4 x x x

Với mẫu pin như sau:

****Với lần lượt nồng độ NaCl thay đổi từ 1- 6 %. Giả sử lượng nước cất sử dụng là
200 ml, hãy xác định khối lượng muối NaCl sử dụng khi nồng độ dd muối thay đổi từ
1-6%.
****Với lần lượt nồng độ dung dịch axit HCl thay đổi từ 0.05 – 1.1 M. Giả sử lượng
nước cất sử dụng là 200 ml, hãy xác định thể tích dd axit HCl 37% cần pha, biết khối
lượng riêng của dd axit HCl 37% là 1,19 g/cm3
2. Thực hành

2.1 Liệt kê dụng cụ, vật tư, hóa chất thí nghiệm.
2.2 Tính toán lượng hóa chất sử dụng.
2.3 Trình bày các bước Thí nghiệm chế tạo pin (vẽ sơ đồ quy trình và thuyết minh
quy trình)
2.4 Viết phản ứng điện hóa xảy ra ở mỗi pin
2.5 Vẽ sơ đồ 1 pin
2.6 Vẽ sơ đồ mắc nối tiếp 4 pin và trình bày ý tưởng sử dụng vật liệu (vật liệu tái chế)
để thiết kế hệ pin.

3. Báo cáo thí nghiệm:


3.1 Lý thuyết:
- Thế nào là năng lượng tái tạo? Phân loại các nguồn năng lượng tái tạo? Tình
hình sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo hiện nay như thế nào?
- Thế nào là pin điện hóa? Trình bày vai trò của điện cực và chất điện ly trong
pin điện hóa.
- Nhận xét phát biểu sau: ‘Pin điện hóa là nguồn năng lượng tái tạo”. Phát biểu
này đúng hay sai? Tại sao?

3.2 Kết quả thực nghiệm


- Liệt kê dụng cụ, vật tư, hóa chất thí nghiệm.
- Tính toán lượng hóa chất sử dụng.
- Trình bày các bước Thí nghiệm chế tạo pin (vẽ sơ đồ quy trình và thuyết minh quy
trình)
- Viết phản ứng điện hóa xảy ra ở mỗi pin
- Vẽ sơ đồ 1 pin
- Vẽ sơ đồ mắc nối tiếp 4 pin và trình bày ý tưởng sử dụng vật liệu (vật liệu tái chế)
để thiết kế hệ pin.

3.3 Trả lời câu hỏi:


1. Xác định cực anot, cực catot, chất điện ly ở mỗi pin.
2. Tại sao Cu là cực dương, Zn là cực âm trong pin.
3. Khi gắn đèn LED 3V vào hệ nối tiếp các pin muối thì đèn LED phát sáng, sau
một thời gian, trong dung dịch điện ly của pin xuất hiện vẩn đục. Vẩn đục đó là
gì? Tại sao chất vẩn đục đó sinh ra?
4. Trên cơ sở lý thuyết, hãy dự đoán sự khác nhau về độ lớn hiệu điện thế của các
cặp pin sau, pin 1 và pin 3, pin 2 và pin 4: trong mỗi cặp pin, pin nào có hiệu
điện thế lớn hơn? Giải thích?
5. Trong các pin trên, có thể thay điện cực Cu bằng Fe được không? Tại sao? Khi
đó pin có thay đổi tính chất gì không?

****Thời gian nộp báo cáo:


Báo cáo in ra theo dạng file word, cỡ chữ 12.
- Nộp báo cáo Thí Nghiệm trên Bkel
Tên file: L0x_Nhóm x_MSSV_ Họ và tên (Nhóm Trưởng)
- Thời gian nộp: 1 tuần sau buổi Thí Nghiệm

You might also like