You are on page 1of 28

THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.

703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
Nội dung
CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC................................................................................. 1
A. Quy tắc octet (bát tử) ...................................................................................................... 1
B. LIÊN KẾT ION ............................................................................................................... 2
C. LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ ........................................................................................ 4
D. LIÊN KẾT HYGROGEN VÀ LỰC TƯƠNG TÁC VAN DER WALLS .................. 9
PHẦN II: CÁC DẠNG BÀI TẬP ..................................................................................... 11
▪ Dạng 1. Xác định xu hướng của các nguyên tử khi tham gia liên kết. ........................... 11
▪ Dạng 2. Giải thích sự hình thành liên kết ion ................................................................. 13
▪ Dạng 3. Viết công thức Lewis trong phân tử hoặc ion đa nguyên tử. ............................. 14
▪ Dạng 4. Phân loại liên kết theo độ âm điện ..................................................................... 16
▪ Dạng 5. Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals .................................................. 17
BÀI TẬP TỰ LUẬN .......................................................................................................... 19
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TỰ LUẬN ......... Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ............................................................................................... 22
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆMLỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định.

CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC


PHẦN I: LÝ THUYẾT
A. Quy tắc octet (bát tử)
Do Lewis nhà Hóa học, Vật lý người Mỹ đưa ra
Nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có khuynh hướng liên kết (nhường, nhận hoặc góp chung
electron) với các nguyên tử khác để đạt được cấu hình electron bền vững của các khí hiếm với 8
electron (hoặc 2 đối với heli) ở lớp ngoài cùng.
Ví dụ 1: Nguyên tử chlorine (17Cl) có cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 => Cl có 7e lớp ngoài
cùng, so với khí hiếm Ar cùng chu kì thì còn thiếu 1e => Cl nhận thêm 1e (dễ hơn là cho đi 7e):

=> Tồng quát: các nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng dễ nhận thêm 3, 2, 1 electron
để tạo thành ion âm tương ứng với 8e lớp ngoài cùng giống các khí hiếm. Trong cùng 1 chu kì,
nguyên tử halogen có 7e lớp ngoài cùng dễ nhận thêm e hơn nên có tính phi kim mạnh hơn.
Ví dụ 2: Nguyên tử sodium (Na) có cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s1 => Để có cấu hình electron bền
vững của khí hiếm Ne (8e lớp ngoài cùng) thì nguyên tử Na nhường đi 1 electron (dễ hơn là nhận
thêm 7e)

LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC -1


THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN

=> Các nguyên tử kim loại có xu hướng nhường đi 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng tạo thành ion
dương tương ứng có 8e lớp ngoài cùng giống khí hiếm. Trong cùng 1 chu kì, các nguyên tử kim
loại kiềm dễ nhường e hơn nên tính kim loại mạnh nhất.
Chú ý: Ngoài các dễ nhường electron và nhận electron tạo liên kết ion, quy tắc octet có thể đạt
được bằng cách góp chung electron.
Ví dụ 3: Phân tử H2 được hình thành từ 2 nguyên tử H, mỗi nguyên tử góp 1e để dùng chung:

B. LIÊN KẾT ION


I. Sự hình thành ion
1. Khái niệm ion
Nguyên tử trung hòa về điện (số p = số e) nên sau khi trao đổi e thì nó trở thành hạt mang điện
tích gọi là ion => Ion là phần tử mang điện tích được tạo ra từ ngtử hoặc nhóm ngtử.
2. Ion dương – Cation
Ngtử cho electron (e-) thì trở thành ion dương – cation: M → Mn+ + ne (n = 1, 2, 3)
Để có cấu hình e của ion thì phải viết cấu hình e của ngtử trước sau đó bớt e bắt đầu từ lớp ngoài
cùng.
Các nguyên tố kim loại dễ cho e ở lớp NC để đạt cấu hình của hình e bền của khí hiếm:
M → Mn+ + ne (n = 1, 2, 3)
VD:
11Na (1s 2s 2p 3s ) → Na (1s 2s 2p ) + 1e
2 2 6 1 + 2 2 6

12Mg (1s 2s 2p 3s ) → Mg (1s 2s 2p ) + 2e


2 2 6 2 2+ 2 2 6

13Al (1s 2s 2p 3s 3p ) → Al (1s 2s 2p ) + 3e


2 2 6 2 1 3+ 2 2 6

Nguyên tử kim loại cho e để tạo cation. Tên của cation: gọi theo tên của kim loại
Na+: cation (ion) sodium; Mg2+: cation (ion) magnesium; Fe2+: cation iron (II)
Đặc biệt: NH4+: cation amonium.
3. Ion âm – Anion
Ngtử phi kim có 5, 6, 7e lớp NC => Dễ nhận e để đạt cấu hình giống khí hiếm → ion âm
(anion):
X + ne → Xn- (x = 1, 2, 3).
Tên của ion âm thường gọi theo tên của gốc acid tương ứng: đuôi ide
O2-: anion oxide; Cl-: anion chloride; S2-: anion sunfide; Br-: anion bromide;
4. Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử

LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC -2


THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
Ion đơn ngtử: chỉ chứa 1 ngtử. VD: Na+, K+, Ba2+, Fe2+, Fe3+; O2-, Cl-, S2-…
Ion đa ngtử: chứa nhiều ngtử: VD: NH4+ (anion amonium), SO42- (anion sunfate); SO32-
(anion sunfite); NO3- (anion nitrate), PO43- (anion phosphate)…
II. SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT ION
1. Khái niệm
Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái
dấu trong phân tử (hay tinh thể).
2. Sự hình thành một số phân tử (tinh thể)
VD1: Sự hình thành tinh thể sodium chloride (NaCl)
Cách 1:
11Na + 17Cl ⎯⎯ → Na+ + Cl- ⎯⎯ → NaCl
[Ne] 3s1 [Ne] 3s2 3p5 [Ne] [Ar]

Cách 2:

VD2: Sự hình thành tinh thể CaCl2


17Cl + 20Ca + 17Cl ⎯⎯
→ Cl- + Ca2+ + Cl- ⎯⎯
→ CaCl2
2 5 2 2 5
[Ne] 3s 3p [Ar] 4s [Ne] 3s 3p [Ar] [Ar] [Ar]
1e 1e
Cách 2:

3. Chú ý
Liên kết ion thường hình thành giữa kim loại điển hình (nhóm IA, IIA, Al) và phi kim điển hình
(nhóm VIIA: F, Cl, Br, I; nhóm VI: O, S; 1 số ở nhóm VA: N, P). Các hợp chất tạo nên từ các ion
được gọi là những hợp chất ion.

III. TINH THỂ ION


1. Cấu trúc của tinh thể ion
Các ion được sắp xếp theo một trật tự nhất định trong không gian theo kiểu mạng lưới, trong đó
ở các nút của mạng lưới là những ion dương và ion âm được sắp xếp luân phiên, liên kết chặt chẽ
với nhau do sự cân bằng giữa lực hút (các ion trái dấu hút nhau) và lực đẩy (các ion cùng dấu đẩy
nhau), tạo thành mạng tinh thể ion.
Ví dụ: xét tinh thể muối ăn

LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC -3


THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN

Trong tinh thể NaCl, mỗi ion Na+ được bao quanh bởi 6 ion Cl- gần nhất và mỗi ion Cl- cũng
được bao quanh bởi 6 ion Na+ gần nhất.
Trong tinh thể ion, số ion cùng dấu bao quanh một ion trái dấu phụ thuộc vào kiểu mạng lưới
tinh thể, số điện tích và kích thước của ion.
Do lực hút giữa các cation và anion không có tính bão hòa và tính định hướng nên chúng có xu
hướng hút lẫn nhau, tạo ra mạng lưới các ion trong không gian ba chiều.
=> Các tinh thể có hình dạng không gian xác định (lục phương, lập phương…)
2. Ðộ bền và tính chất của hợp chất ion
a) Trong tinh thể ion, giữa các ion có lực hút tĩnh điện rất mạnh nên các hợp chất ion thuờng là
chất rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi ở điều kiện thuờng.
Ví dụ: Nhiệt độ nóng chảy của MgO là 28000C.
b) Do lực hút tĩnh điện rất mạnh giữa các ion nên các tinh thể ion khá rắn chắc, nhưng khá giòn.
Ví dụ: Tinh thể muối ăn ở dạng rắn, cứng, nhung khi tác dụng một lực mạnh thì bị vỡ vụn.
c) Các hợp chất ion thuờng tan nhiều trong nước. Khi tan trong nước, các ion bị tách khỏi mạng
lưới tinh thể, chuyển động khá tự do và là tác nhân dẫn điện.
Ở trạng thái rắn, các ion không di chuyển tự do được nên hợp chất ion không dẫn điện. Tuy
nhiên, ở trạng thái nóng chảy, các ion có thể chuyển động khá tự do nên hợp chất ion dẫn điện.
-------------------------------------------------------
C. LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
Khi hai nguyên tử phi kim kết hợp với nhau tạo thành phân tử, chúng sẽ góp một hoặc nhiều
electron để tạo thành các cặp electron dùng chung. Các cặp electron dùng chung được tính cho cả hai
nguyên tử trong phân tử nên mỗi nguyên tử đều đạt được cấu hình bền vững theo quy tắc octet. Cặp
electron dùng chung tạo ra liên kết cộng hoá trị giữa hai nguyên tử.
=> Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai ngtử bằng một hay nhiều cặp electron
dùng chung.
Cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử có thể được tạo thành theo hai kiểu khác nhau:
- Mỗi nguyên tử góp một hay nhiều electron để tạo thành các cặp electron dùng chung:
Ví dụ: A• + •B → A • B hoặc A – B (liên kết A – B là liên kết cộng hoá trị).
- Cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp, liên kết giữa hai nguyên
tử là liên kết cộng hoá trị kiểu cho – nhận.
Ví dụ: Khi cặp electron dùng chung chỉ do nguyên tử B đóng góp, nguyên tử B là nguyên tử cho
electron, nguyên tử A là nguyên tử nhận electron.
Kí hiệu B → A.
I. Sự hình thành đơn chất. Liên kết cộng hóa trị không cực
1. Sự hình thành phân tử có liên kết đơn
a) Sự hình thành phân tử hydrogen (H2)
LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC -4
THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
1H: 1s1 => so với 2He thì còn thiếu 1e => Mỗi ngtử H sẽ góp 1e để dùng chung:
H + H H H Hay H H
CT e CTCT
=> Xung quanh mỗi ngtử H có 2e giống khí hiếm He, 2 ngtử H lk với nhau bằng 1 liên kết đơn
b) Sự hình thành phân tử chlorine (Cl2)
2 5
17Cl: [Ne] 3s 3p => So với khí hiếm Ar thì còn thiếu 1e => Mỗi ngtử Cl góp 1e dùng chung:
=> Xung quanh mỗi ngtử Cl có 8e giống khí hiếm, 2 ngtử Cl lk với nhau bằng lk đơn.

c) Sự hình thành phân tử hydrogen chloride (HCl)

d) Phân tử hợp chất có liên kết cho – nhận


Trong phân tử NH3, lớp ngoài cùng của nguyên tử nitrogen có 5 electron, trong đó có cặp electron
chưa liên kết. Ion H+ có orbital trống, không có electron. Khi phân tử NH3 kết hợp với ion H+,
nguyên tử nitrogen đóng góp cặp electron chưa liên kết để tạo liên kết với ion H+ tạo thành NH4+.
Khi đó, liên kết cho – nhận được hình thành, trong phân tử NH3, nguyên tử nitrogen là nguyên tử
cho, ion H+ là nguyên tử nhận. Trong ion NH4+, bốn liên kết N–H hoàn toàn tương đương nhau.

2. Sự hình thành phân tử có liên kết đôi


a) Phân tử oxygen
Mỗi nguyên tử oxygen có 6 electron hoá trị, hai nguyên tử oxygen liên kết với nhau bằng cách mỗi
nguyên tử đóng góp 2 electron, tạo thành 2 cặp electron dùng chung. Trong phân tử O2, mỗi nguyên
tử oxygen đều có 8 electron, thoả mãn quy tắc octet.

Giữa hai nguyên tử oxygen có hai cập electron dùng chung (biểu diễn bằng hai gạch nối),
đó là liên kết đôi.
b) Phân tử carbon dioxide
LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC -5
THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
Nguyên tử carbon có 4 electron hoá trị, nguyên tử oxygen có 6 electron hoá trị. Hai nguyên tử
oxygen liên kết một nguyên tử carbon bằng cách mỗi nguyên tử oxygen đóng góp 2 electron và
nguyên tử carbon đóng góp 4 electron tạo thành bốn cặp electron dùng chung. Khi đó, trong phân
tử CO2, mỗi nguyên tử đều có 8 electron, thoả mãn quy tắc octet.

3. Sự hình thành phân tử có liên kết ba


Sự hình thành phân tử nitrogen (N2)
7N: 1s 2s 2p => lớp NC của N có 5e => so với Ne thì nó còn thiếu 3e => Mỗi ntử N sẽ góp 3e để
2 2 3

dùng chung:
N + N N N
CT e
=> Xung quanh mỗi ngtử N có 8e giống khí hiếm, 2 ngtử lk vs nhau bằng lk ba. Lk ba bền vững,
khó bị phá vỡ => N2 khá trơ ở đk thường, khó tham gia vào các pư hóa học => nitrogen tồn tại và
chiếm gần 80% thể tích không khí.
Chú ý: Để hình thành liên kết cộng hóa trị thì số e góp chung của mỗi ntử phi kim = 8 – số e lớp
ngoài cùng
4. Khái niệm
Liên kết trong H2, Cl2, HCl, O2, CO2, N2 được gọi là liên kết cộng hóa trị
=> K/n: liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp
electron chung.
a/ Nếu 2 nguyên tử có độ âm điện bằng nhau (hoặc chênh lệch ko nhiều) thì cặp e chung ko bị lệch
về phía nguyên tử nào => Gọi là liên kết cộng hóa trị không cực (không có cực, không phân cực).
VD: H2, Cl2, O2, N2…
b/ Nếu cặp e chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn => Liên kết cộng hóa trị có
cực (phân cực).
VD: HCl có cặp e chung lệch về phía nguyên tử Cl.
VD: CO2: nguyên tử O có độ âm điện lớn hơn => Cặp e chung bị lệch về phía 2 nguyên tử O có độ
âm điện lớn hơn C => Liên kết trong CO2 là liên kết cộng hóa trị có cực.
Phân tử CO2 có cấu tạo thẳng (cấu tạo đối xứng) => Độ phân cực bị triệt tiêu => CO2 là phân tử
không cực => Tan ít trong dung môi phân cực (H2O).
3. Sự hình thành phân tử SO2 – liên kết cho nhận
8O: 1s 2s 2p => Ntử O có 6e lớp NC => còn thiếu 2e để giống KH => Góp 2e để dùng chung
2 2 4

16S: [Ne] 3s 3p => Ntử có 6e lớp NC, còn thiếu 2e để giống KH => góp 2e để dùng chung với 1
2 4

ntử O
1 nguyên tử O còn lại thiếu 2e => Được ngtử S cho vay => S là ngtử cho, O là ngtử nhận
=> Lk gọi là lk cho – nhận

. .. .. .. .
O + S + O O S O Hay . O = S .. . ; O = S
O O
CT e CT Lewis CTCT
LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC -6
THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
(mũi tên hướng từ nguyên tử cho là S sang nguyên tử nhận là O).

II. ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC


Xét hợp chất AxBy, hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố X =  XA - XB (X: độ âm điện)
Hiệu độ âm điện Đặc điểm liên kết Loại liên kết
0 ≤ X < 0,4 Liên kết không bị phân cực Cộng hóa trị không cực
0,4 ≤ X < 1,7 Liên kết bị phân cực Cộng hóa trị có cực
X ≥ 1,7 Liên kết bị phân cực mạnh Ion
VD1: phân tử NaCl
Hiệu độ âm điện của Cl và Na là: 3,16 – 0,93 = 2,23 > 1,7 => Lk giữa Na và Cl là liên kết ion
VD2: phân tử HCl
Hiệu độ âm điện của Cl và H là: 3,16 – 2,20 = 0,96 (> 0,4; < 1,7) => lk giữa H và Cl là liên kết
cộng hoá trị có cực.
VD3: phân tử CO2
Hiệu độ âm điện của O và C: 3,44 – 2,55 = 0,89 => liên kết giữa C và O là liên kết cộng hoá trị
phân cực. Tuy nhiên, do phân tử CO2 có cấu tạo thẳng nên độ phân cực của hai liên kết đôi (C=O)
triệt tiêu nhau, dẫn đến toàn bộ phân tử không bị phân cực.
III. MÔ TẢ LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ BẰNG SỰ XEN PHỦ CÁC ORBITAN NGUYÊN
TỬ
1. Sự xen phủ các orbital nguyên tử tạo liên kết  (sigma)
- Sự xen phủ s – s
Phân tử H2 tạo thành từ 2 nguyên tử H (1s1). Khi 2 nguyên tử H tiến lại gần nhau, hạt nhân của
nguyên tử này hút đám mây electron của nguyên tử kia, hai orbital nguyên tử xen phủ vào nhau
một phần. Vùng xen phủ có mật độ điện tích âm lớn, làm tăng lực hút của mỗi hạt nhân với vùng này
và làm cân bằng lực đẩy giữa hai hạt nhân, để hai nguyên tử liên kết với nhau.

(xen phủ s – s tạo liên kết )


Trong phân tử H2, khoảng cách giữa tâm của hai hạt nhân nguyên tử H (độ dài liên kết H–H) là 74
pm, ngắn hơn tồng bán kính của hai nguyên tử H (106 pm). Phân tử H2 bền hơn và có năng lượng
thấp hơn tồng năng lượng của hai nguyên tử H riêng rẽ.
- Sự xen phủ s – p
Phân tử HF tạo thành khi orbital 1s của nguyên tử H (1s1) xen phủ với orbital 2p của nguyên tử
F (2s22p5) theo trục liên kết, tạo liên kết cộng hoá trị giữa H và F, vùng xen phủ càng lớn thì liên
kết càng bền.

(xen phủ s – s tạo liên kết )


LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC -7
THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
- Sự xen phủ p – p.
Phân tử Cl2 tạo thành khi hai orbital 3p của hai nguyên tử Cl (3s2 3p5) xen phủ theo trục liên kết của
hai nguyên tử Cl.

2. Sự xen phủ các orbital nguyên tử tạo liên kết  (pi)


Sự xen phủ, trong đó trục của các orbital tham gia liên kết song song với nhau và vuông góc với
đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết, được gọi là xen phủ bên. Sự xen phủ bên tạo ra liên kết
 (pi)

Liên kết đôi gồm một liên kết  và một liên kết .
Liên kết ba gồm một liên kết  và hai liên kết .
IV. Năng lượng liên kết cộng hóa trị
Năng lượng liên kết (Eb)là năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hoá học trong phân tử ở thể
khí thành các nguyên tử ở thể khí. Năng lượng liên kết thường có đơn vị là kJ/mol.
Ví dụ: HCl (g) → H(g) + Cl (g)
Ðể phá vỡ liên kết trong 1 mol H–Cl thành các nguyên tử H và Cl (ở thể khí) cần năng lượng là
432 kJ => Eb = 432 kJ/mol

Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền của liên kết. Năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết

LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC -8


THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
càng bền và phân tử càng khó bị phân huỷ.
D. LIÊN KẾT HYGROGEN VÀ LỰC TƯƠNG TÁC VAN DER WALLS
Các tính chất vật lí của các chất có liên kết cộng hoá trị được quyết định bởi lực tương tác giữa các
phân tử, hình dạng của phân tử và mức độ phân cực của liên kết cộng hoá trị trong phân tử.
VD1: Keo dán là một ví dụ về việc sử dụng lực tương tác giữa các phân tử để gắn các vật với nhau.
VD2: Bong bóng xà phòng thể hiện tương tác giữa các phân tử nước và các phân tử xà phòng tạo
thành màng mỏng, giữ được không khí bên trong để bay lên.
Lực tương tác giữa các phân tử yếu hơn rất nhiều so với lực liên kết ion, liên kết cộng hoá trị hay
liên kết kim loại. Một số tương tác điển hình giữa các phân tử là liên kết hydrogen và tương tác van
der Waals (Van đơ Van).
I. LIÊN KẾT HYGROGEN
Các phân tử HF, H2O, NH3 có chứa nguyên tử H (độ âm điện là 2,2) và các nguyên tử phi kim có
độ âm điện lớn (F = 3,98; O = 3,44; N = 3,04) => Sự chênh lệch độ âm điện lớn làm cho các liên
kết phân cực, cặp electron dùng chung trong liên kết cộng hoá trị bị hút lệch về phía các nguyên tử
F, O, N, tạo thành khu vực có điện tích âm (–).
Nguyên tử hydrogen trong các phân tử HF, H2O, NH3 rất linh động, có điện tích dương (+) đủ
lớn để hút cặp electron hoá trị chưa liên kết trên nguyên tử F, O hoặc N (của phân tử khác) có độ
âm điện lớn tạo thành liên kết hydrogen.
Liên kết hydrogen thuờng được biểu diễn bằng dấu ba chấm (...) giữa các nguyên tử.
VD: biểu diễn liên kết hydrogen giữa 2 phân tử NH3:

Ðiều kiện cần và đủ để tạo thành liên kết hydrogen:


- Phân tử phải có hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn như F, O, N,...
- Nguyên tử F, O, N,... liên kết với hydrogen phải có ít nhất một cặp electron hoá trị chưa liên kết.
Một số kiểu tạo thành liên kết hydrogen:
a) Liên kết giữa các phân tử cùng loại

b) Liên kết giữa các phân tử khác loại

2. Ảnh hưởng của liên kết hydrogen tới tính chất vật lý
- Các chất có liên kết hydrogen thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
- Các chất tạo được liên kết hydrogen với nước thường dễ tan trong nước.
VD1: Liên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của nước.

LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC -9


THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN

VD2: Liên kết hydrogen ảnh hưởng đến tính chất của nước đá, làm cho nước đá có thể tích lớn
hơn nước lỏng.
Nguyên tử O có 2 cặp electron chưa liên kết nên có thể tạo 2 liên kết hydrogen với 2 nguyên tử H
của các phân tử nước khác, 2 nguyên tử H của phân tử nước đủ điều kiện để tạo liên kết hydrogen với
2 nguyên tử O của các phân tử nước khác. Như vậy, một phân tử nước có thể tạo ra 4 liên kết hydrogen
với các phân tử nước khác xung quanh tạo thành cấu trúc tứ diện:

Mạng tinh thể nước đá có vô số cấu trúc như vậy. Cấu trúc này khá “rỗng” nên nước đá nhẹ hơn nước
lỏng và có thể nổi một phần trên bề mật nước lỏng.
VD3: Do có liên kết hydrogen mà nước dễ dàng dâng lên trong mao quản của rễ cây để vận chuyển
lên thân và lá cây.
VD4: Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C, các cấu trúc tứ diện trong nước đá bị phá vỡ một phần và
các phân tử nước được sắp xếp lại gần nhau hơn, làm cho khối lượng riêng của nước tăng dần. Khi
nhiệt độ tiếp tục tăng lên, khoảng cách giữa các phân tử nước tăng, làm khối lượng riêng của nước
giảm. Các phân tử nước đóng vai trò điều hoà nhiệt độ trên Trái Ðất.
Liên kết hydrogen còn tạo nên cấu trúc xoắn của các protein, carbohydrate và nucleic acid, đảm
bảo chức năng đặc biệt của chúng đối với cơ thể sống.

II. TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS


1. Khái niệm tương tác Van der Waals
Cùng là phân tử không phân cực, ở nhiệt độ phòng, fluorine, chlorine là những chất khí còn bromine
là chất lỏng => giữa các phân tử bromine tồn tại một tương tác yếu => đó gọi là tương tác van der
Waals.
Các khí hiếm như neon, argon,… tồn tại dưới dạng các nguyên tử độc lập. Tuy nhiên ở nhiệt độ
thấp, khí hiếm có thể hoá lỏng. Như vậy, ở nhiệt độ thấp, giữa các nguyên tử khí hiếm tồn tại một
tương tác yếu để giữ các nguyên tử khí hiếm lại với nhau trong trạng thái lỏng. Tương tác đó cũng
là tương tác van der Waals.
Tương tác van der Waals là tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử hay
phân tử.
2. Sự hình thành tương tác van der Waals

LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC - 10


THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
Tương tác van der Waals thể hiện rõ ở các chất cộng hoá trị phân cực do chúng có cấu tạo lưỡng
cực, một đầu mang một phần điện tích âm và một đầu mang một phần điện tích dương.
Các nguyên tử khí hiếm hoặc các chất cộng hoá trị không phân cực, do đám mây electron luôn
chuyển động nên cũng có thể tạo ra một lưỡng cực tạm thời

Lực hút giữa một đầu mang một phần điện tích âm (–) của luỡng cực trong phân tử này và một
đầu mang một phần điện tích duơng (+) của luỡng cực trong phân tử khác tạo thành tuơng tác van
der Waals.
3. Ảnh hưởng của tương tác van der Waals đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất
Ví dụ 1: Trong dãy halogen, tuơng tác van der Waals tăng theo sự tăng của số electron (và proton)
trong phân tử, làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất.

Ví dụ 2: Pentane là hydrocarbon no có công thức C5H12. Ðồng phân mạch không phân nhánh
pentane có nhiệt độ sôi (360C) cao hơn so với đồng phân mạch nhánh neopentane (9,50C) do diện
tích tiếp xúc giữa các phân tử pentane lớn hơn nhiều so với neopentane.

--------------------------------------------------------------------------------
PHẦN II: CÁC DẠNG BÀI TẬP
▪ Dạng 1. Xác định xu hướng của các nguyên tử khi tham gia liên kết.
Phương pháp: vận dụng quy tắc octet. Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có
xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt được cấu hình bền vững như của khí hiếm với
8 electron ở lớp ngoài cùng (hoặc 2 electron ở lớp ngoài cùng như của helium).
Các phi kim với 5, 6, hoặc 7 electron ở lớp ngoài cùng có xu hướng nhận thêm 3, 2, 1 electron để đạt
8 electron ở lớp ngoài cùng. Số đơn vị điện tích của ion âm (anion) bằng số electron mà nguyên tử đã
nhận.
Các kim loại có 1 ,2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng có xu hướng nhường 1, 2 hoặc 3 electron này
LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC - 11
THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
để đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng. Số đơn vị điện tích của ion dương (cation) bằng số electron mà
nguyên tử đã nhường.
• BÀI TẬP MINH HỌA
Câu 1: Nguyên tử chlorine (Cl: Z = 17) có xu hướng nhận hay nhường bao nhiêu electron?
Hướng dẫn giải
Cấu hình electron của Cl:  Ne  3s2 3p5 , có 7 electron ở lớp vỏ ngoài cùng có xu hướng nhận thêm 1
electron để đạt được 8 electron ở lớp ngoài cùng như khí hiếm Ar.

Câu 2: Nguyên tử sodium (Na: Z = 11) có xu hướng nhận hay nhường bao nhiêu electron?
Hướng dẫn giải
Cấu hình electron của Na:  Ne  3s1 , có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng có xu hướng nhường đi 1
electron để đạt được lớp vỏ có 8 electron ở lớp ngoài cùng như của khí hiếm Ne.

Câu 3. Nguyên tử nitrogen và nguyên tử magnesium có xu hướng nhận hay nhường lần lượt bao
nhiêu electron để đạt cấu hình electron bền vững?
Hướng dẫn giải
Cấu hình electron của N (Z = 7): 1s2 2s2 2p3 , có 5 electron ở lớp vỏ ngoài cùng có xu hướng nhận
thêm 3 electron để đạt được lớp vỏ có 8 electron ở lớp ngoài cùng như của khí hiếm Ne.

Cấu hình electron của Mg (Z = 12): 1s2 2s2 2p6 3s2 , có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng có xu hướng
nhường đi 2 electron để đạt được lớp vỏ có 8 electron ở lớp ngoài cùng như của khí hiếm Ne.

LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC - 12


THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN

▪ Dạng 2. Giải thích sự hình thành liên kết ion


Phương pháp:
+ Giai đoạn 1: Hình thành các ion trái dấu từ các quá trình kim loại nhường electron tạo cation và
phi kim nhận electron tạo anion theo quy tắc octet.
+ Giai đoạn 2: Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion. Các ion trái dấu
kết hợp với nhau theo tỉ lệ sao cho tồng điện tích của các ion trong hợp chất phải bằng không.
• BÀI TẬP MINH HỌA
Câu 1: Giải thích sự hình thành liên kết ion trong phân tử sodium chloride (NaCl)
Hướng dẫn giải
Giai đoạn 1:
Na ⎯⎯ → Na+ + 1e
CH e: [Ne]3s1 [Ne]
Cl + 1e ⎯⎯ → Cl–
CH e: [Ne]3s23p5 [Ar]
Giai đoạn 2: Cation Na+ và anion Cl- hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo liên kết ion
Na+ + Cl– ⎯⎯ → NaCl
Phương trình phân tử: 2Na + Cl2 → 2NaCl
Câu 2: Giải thích sự hình thành liên kết ion trong phân tử magnesium oxide (MgO)
Hướng dẫn giải
Mg → Mg2+ + 2e
Cấu hình electron [Ne]3s2 [Ne]
O + 2e → O2−
Cấu hình electron [He]2s22p4 [Ne]
Cation Mg và anion O hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo liên kết ion
2+ 2-

Mg2+ + O2− → MgO


Phương trình phân tử: 2Mg + O2 → 2MgO
Câu 3: Giải thích sự hình thành liên kết ion trong phân tử potassium oxide (K2O)
Hướng dẫn giải
K → K+ + 1e
Cấu hình electron [Ar]4s1 [Ar]
O + 2e → O2−
Cấu hình electron [He]2s22p4 [Ne]
Cation K và anion O hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo liên kết ion
+ 2-

2K + + O2− → K2O
LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC - 13
THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
Phương trình phân tử: 4K + O2 ⎯⎯
→ 2K2O
Câu 4: Sodium fluoride (NaF) là thành phần hoạt chất phổ biến nhất trong kem đánh răng để ngăn
ngừa sâu răng, hình thành men răng. Giải thích sự hình thành liên kết ion trong phân tử sodium
fluoride.
Hướng dẫn giải
Na → Na+ + 1e
Cấu hình electron [Ne]3s1 [Ne]
F + 1e → F−
Cấu hình electron [He]2s22p5 [He]2s22p6
Cation Na+ và anion F- hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo liên kết ion
Na+ + F − → NaF
Phương trình phân tử: 2Na + F2 ⎯⎯
→ 2NaF
▪ Dạng 3. Viết công thức Lewis trong phân tử hoặc ion đa nguyên tử.
Ngoài cách nhường và nhận electron để hình thành hợp chất ion, quy tắc octet có thể đạt được bằng
cách góp chung electron. Electron chung là electron được coi như thuộc về đồng thời hai nguyên tử
tham gia liên kết.
Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron chung giữa hai
nguyên tử.
Công thức cấu tạo theo Lewis (công thức Lewis) được thiết lập dựa trên công thức electron, trong đó
các cặp electron dùng chung được thay bằng các liên kết.
• BÀI TẬP MINH HỌA
Câu 1: Hãy biểu diễn sự hình thành các cặp electron chung cho phân tử HCl. Từ đó, viết công thức
Lewis của phân tử này.
Hướng dẫn giải
Cấu hình electron: (H): 1s1; (Cl): [Ne]3s23p5
Để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử H và Cl cùng góp 1 electron để tạo một
cặp electron chung cho hai nguyên tử.
Công thức electron Công thức cấu tạo theo Lewis

Giữa hai nguyên tử H và Cl chỉ có một cặp electron dùng chung được biểu diễn bằng một nối đơn ( )
và được gọi là liên kết đơn.
Câu 2: Hãy biểu diễn sự hình thành các cặp electron chung cho phân tử NH3. Từ đó, viết công thức
Lewis của phân tử này.
Hướng dẫn giải
Cấu hình electron: (H): 1s1; (N): [He]2s22p3
Để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử H cần thêm 1 electron, mỗi nguyên tử N
cần thêm 3 electron. Vì vậy 3 nguyên tử H và 1 nguyên tử N cùng góp 3 electron để tạo thành 3 cặp
electron dùng chung.
Công thức electron Công thức cấu tạo theo Lewis

LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC - 14


THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN

Giữa hai nguyên tử H và N chỉ có một cặp electron dùng chung được biểu diễn bằng một nối đơn ( )
và được gọi là liên kết đơn.
Câu 3: Hãy biểu diễn sự hình thành các cặp electron chung cho phân tử CO2. Từ đó, viết công thức
Lewis của phân tử này.
Hướng dẫn giải
Cấu hình electron: (C): 1s22s22p2; (O): 1s22s22p4
Để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất, 2 nguyên tử O và 1 nguyên tử C cùng góp 4 electron để tạo
thành 4 cặp electron chung.
Công thức electron Công thức cấu tạo theo Lewis

Giữa hai nguyên tử C và O có hai cặp electron chung được biểu diễn bằng một nối đôi (=) và được
gọi là liên kết đôi.
Câu 4: Hãy biểu diễn sự hình thành các cặp electron chung cho phân tử N2. Từ đó, viết công thức
Lewis của phân tử này.
Hướng dẫn giải
Cấu hình electron: (N): [He]2s22p3. Để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất mỗi nguyên tử N cùng
góp chung 3 electron để tạo thành 3 cặp electron chung.
Công thức electron Công thức cấu tạo theo Lewis

Giữa hai nguyên tử N có ba cặp electron chung được biểu diễn bằng một nối ba (  ) và được gọi là
liên kết ba.
Câu 5: Vì sao phân tử NH3 có khả năng kết hợp với cation H+, viết công thức Lewis của ion này.
Hướng dẫn giải
Công thức cấu tạo theo Lewis của phân tử NH3:

Trên nguyên tử N còn một cặp electron chưa tham gia liên kết, ion H + có obital trống nên phân tử
NH3 kết hợp với ion H+, nguyên tử nitrogen đóng góp cặp electron để tạo liên kết với H + tạo ion
NH +4 . Trong liên kết này cặp electron do một nguyên tử N bỏ ra nên được gọi là liên kết cho – nhận
(→).

Câu 6: Cho các phương trình phản ứng sau:


H2 (g) ⎯⎯
→ 2H(g) E b = 432 kJ mol −1 (1)
N2 (g) ⎯⎯
→ 2N(g) E b = 945 kJ mol −1 (2)
Giải thích vì sao năng lượng liên kết trong khí nitrogen (N2) lớn hơn hydrogen (H2).
Hướng dẫn giải
LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC - 15
THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
 Cấu hình electron: nguyên tử hydrogen (H): 1s1
Để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử H cùng góp 1 electron để tạo một cặp
electron chung cho hai nguyên tử.
Công thức electron Công thức cấu tạo theo Lewis

Giữa hai nguyên tử H chỉ có một cặp electron dùng chung được biểu diễn bằng một nối đơn (–) và
được gọi là liên kết đơn.
 Cấu hình electron nguyên tử nitrogen (N): [He]2s22p3
Để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử N cùng góp chung 3 electron để tạo thành
3 cặp electron chung.
Công thức electron Công thức cấu tạo theo Lewis

Giữa hai nguyên tử N có ba cặp electron chung được biểu diễn bằng một nối ba (  ) và được gọi là
liên kết ba.
Vì có liên kết ba bền vững hơn rất nhiều so với liên kết đơn nên năng lượng liên kết trong khí
nitrogen (N2) lớn hơn hydrogen (H2).
▪ Dạng 4. Phân loại liên kết theo độ âm điện
Phương pháp: Dựa vào hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết để dự đoán một liên kết
được hình thành giữa hai nguyên tử thuộc loại liên kết nào (liên kết ion, liên kết cộng hóa trị có cực,
liên kết công hóa trị không cực)
Quy tắc phân loại liên kết theo độ âm điện
Hiệu độ âm điện Loại liên kết
0     0,4 Liên kết cộng hóa trị không cực

0,4     1,7 Liên kết cộng hóa trị có cực

1,7    Liên kết ion

• BÀI TẬP MINH HỌA


Câu 1: Hãy nêu bản chất của liên kết trong các phân tử sau: CaO, HBr, N2. Cho độ âm điện của: Ca
(1,00); O (3,44); H (2,2); Br (2,96); N (3,04)
Hướng dẫn giải
CaO 3,44 – 1,00 = 2,44 liên kết ion.
HBr 2,96 – 2,20 = 0,76 liên kết cộng hóa trị phân cực.
N2 3,04 – 3,04 = 0 liên kết cộng hóa trị không cực.
Câu 2: Dựa vào hiệu số độ âm điện, so sánh độ phân cực của các phân tử sau : Na2O, NH3, H2S,
H2O. Cho độ âm điện: Na (0,93); H (2,2); N (3,04); O (3,44); S (2,58)
Hướng dẫn giải
Hợp chất Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử Giá trị hiệu độ âm điện
Na2O O và Na : 3,44 – 0,93 2,51
NH3 N và H : 3,04 – 2,2 0,84
H2 S S và H : 2,58 – 2,2 0,38

LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC - 16


THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
H2 O O và H : 3,44 – 2,2 1,24
Giá trị hiệu độ âm điện tăng dần như sau : 0,38 < 0,84 < 1,24 < 2,51  Độ phân cực của các phân
tử xếp theo thứ tự tăng dần : H2S < NH3 < H2O < Na2O
▪ Dạng 5. Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals
Phương pháp:
 Liên kết hydrogen hình thành khi nguyên tử H liên kết cộng hóa trị với một nguyên tử có độ âm
điện lớn nên nguyên tử hidro mang δ + (X-H với X là F, O, N) tương tác tĩnh điện yếu với nguyên tử
Y có độ âm điện lớn và còn cặp electron tự do (Y là F, O, N).
X δ- ⎯
⎯ H δ+ . . . Y δ-
- Liên kết hydrogen là một liên kết yếu, biểu diễn bằng dấu 3 chấm “ . . . “
- Độ mạnh của liên kết hydrogen phụ thuộc vào độ phân cực của liên kết H-X và mật độ electron
(hoặc độ âm điện) của nguyên tử Y.
+ Liên kết X-H càng phân cực thì liên kết hydrogen càng bền vững.
+ Nguyên tử Y có mật độ electron (hoặc độ âm điện) càng lớn thì liên kết hydrogen càng bền
vững.
Liên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tăng sức căng bề mặt, độ tan.
 Tương tác van der Waals là tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực được hình thành giữa các
phân tử hay nguyên tử.
Tương tác van der Waals phụ thuộc vào hai yếu tố chính:
+ Số lượng electron (số proton) trong nguyên tử.
+ Điểm tiếp xúc giữa các phân tử.
Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất và giải thích trạng
thái tồn tại của các chất.
 Độ mạnh (độ bền) theo thứ tự: liên kết ion > liên kết cộng hóa trị > liên kết hydrogen > tương tác
van der Waals.
BÀI TẬP MINH HỌA
Câu 1: Vẽ sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen giữa
a) Hai phân tử hydrogen fluoride (HF). b) Hai phân tử ammonia (NH3).
Hướng dẫn giải
a) Nguyên tử H trong phân tử HF rất linh động, có điện tích dương (  + ) đủ lớn để hút cặp electron
hóa trị chưa liên kết trên nguyên tử F có độ âm điện lớn tạo liên kết hydrogen.
− +
. . . H−F . . . H−F . . .

b) Liên kết hydrogen giữa hai phân tử NH3


H H
+
 −

. . .H − N . . . H − N . . .

H H
Câu 2: Vẽ sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen giữa
a) Hai phân tử H2O. b) Phân tử hydrogen fluoride (HF) và phân tử nước.
Hướng dẫn giải
a) Liên kết hydrogen giữa hai phân tử H2O
LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC - 17
THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
O H ... O H
H H

b) Nguyên tử H trong phân tử HF và H2O rất linh động, có điện tích dương (  + ) đủ lớn để hút cặp
electron hóa trị chưa liên kết trên nguyên tử F và O có độ âm điện lớn tạo liên kết hydrogen.
2− + − 2−
. . . H−O . . . H−F . . . H−O . . .

H H
Câu 3: Giải thích vì sao H2O có phân tử khối (18) nhỏ hơn H2S (34) nhưng nhiệt độ nóng chảy và
nhiệt độ sôi của H2O lại cao hơn phân tử H2S?
Bảng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của H2O và H2S tại áp suất 1 bar
Chất Khối lượng phân tử Nhiệt độ nóng chảy Nhiệt độ sôi
(0C) (0C)
H2 O 18 0 100
H2 S 34 -82,3 -60,3
Hướng dẫn giải
Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của một chất phụ thuộc chính vào hai yếu tố: Khối lượng phân tử
và liên kết giữa các phân tử.
Khối lượng phân tử càng lớn nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi càng cao.
Liên kết giữa các phân tử càng mạnh thì nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi càng cao.
Mặc dù phân tử H2O có khối lượng phân tử nhỏ hơn phân tử H2S nhưng liên kết giữa các phân tử
H2O lại mạnh hơn nhờ có liên kết hydrogen nên nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của H2O cao hơn H2S.

   

 

Liên kết hydrogen giữa các phân tử H2O


Câu 4: Hãy giải thích sự tăng dần nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các khí hiếm?
Cho bảng sau về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các khí hiếm
Halogen He Ne Ar Xe Kr Rn
Nhiệt độ sôi ( C)
0
-269 -246 -186 -152 -108 -62
Nhiệt độ nóng chảy ( C) -272 -247 -189 -157 -119 -71
0

Hướng dẫn giải


Đi từ He đến Rn số lượng electron trong nguyên tử tăng dần làm cho tương tác van der Waals
tăng dần do đó nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng dần.
Câu 5: Hãy giải thích vì sao butane có nhiệt sộ sôi (-0,50C) cao hơn so với isobutan (-11,70C)?
Hướng dẫn giải
Do diện tích tiếp xúc giữa các phân tử butan lớn hơn nhiều so với isobutan làm cho tương tác van
der Waals tăng nên nhiệt độ sôi của butan cao hơn so với isobutan.

LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC - 18


THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
CH3 Điểm tiếp xúc CH3
CH2 CH3

CH3 CH2 CH CH
CH2 CH3
CH3 CH3 CH3 CH3
CH3 CH2
butan isobutan
Câu 6: Hãy giải thích vì sao ở điều kiện thưởng Br2 ở trạng thái lỏng, còn Cl2 ở trạng thái khí?
Hướng dẫn giải
Do số lượng electron trong phân tử Br2 nhiều hơn phân tử Cl2 nên tương tác van der Waals trong
phân tử Br2 mạnh hơn trong phân tử Cl2 vì vậy Br2 tồn tại trạng thái lỏng ở nhiệt độ thường, còn
Cl2 ở trạng thái khí.

BÀI TẬP TỰ LUẬN


Câu 1: Hoàn thành các sơ đồ tạo thành ion sau
a) K → K+ + ? b) Ca → Ca2+ + ? c) Br + ? ⎯⎯ → Br - d) S + ? ⎯⎯ → S2-
Câu 2: Viết cấu hình electron của các ion: Na+, Mg2+, Al3+, F-, O2-. Các ion trên có cấu hình electron
giống khí hiếm nào?
Câu 3: Phân đạm cung cấp nitrogen cho cây dưới dạng nitrate ion ( NO3- ) và ammonium ion (NH4+).
Có bao nhiêu phân tử hợp chất ion được tạo ra từ các ion: NH+4 ; NO3- ; Cl- ; SO2-4 ?
Câu 4: Cho các ion sau : K+, Ca2+, Al3+, Cl-, O2-. Hãy viết công thức phân tử các hợp chất được tạo
nên từ các ion trên.
Câu 5: Cho các phát biểu sau về tính chất của hợp chất ion:
(a) Trong hợp chất ion liên kết được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái
dấu.
(b) Hợp chất ion được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình.
(c) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
(d) Thường tồn tại ở trang thái khí ở điều kiện thường.
(e) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
(f) Thường tồn tại ở trang thái rắn ở điều kiện thường.
Có bao nhiêu tính chất là đúng trong hợp chất ion?
Câu 6: Giải thích sự hình thành liên kết ion trong các phân tử
a) KCl b) Na2O c) MgCl2 d) CaO
Câu 7: Nêu cấu trúc tinh thể sodium chloride (NaCl), vì sao muối ăn có nhiệt độ nóng chảy cao?
Câu 8: Hoàn thành những thông tin còn thiếu trong bảng sau.
Công thức hợp chất ion Cation Anion
CaCl2 ? ?
? Na+ O2-
KF ? ?
Câu 9: Quặng boxide là một loại quặng có nguồn gốc từ đá núi lửa có màu hồng, nâu được hình
thành từ quá trình phong hóa các đá giàu nhôm hoặc tích tụ từ các quặng có trước bởi quá trình xói
mòn. Quặng boxide phân bổ chủ yếu trong vành đai xung quanh xích đạo đặc biệt trong môi trường

LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC - 19


THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
nhiệt đới. Công thức của quặng boxide là Al2O3.2H2O. Hãy trình bày sự hình thành liên kết ion
trong phân tử aluminium oxide (Al2O3).
Câu 10: Zinc oxide (ZnO) được dùng nhiều trong các sản phẩm makeup, kem chống nắng vật lý,
trong hầu hết các loại thuốc điều trị các bệnh về da liễu. Hãy trình bày sự hình thành liên kết ion
trong phân tử zinc oxide.
Câu 11: Hãy biểu diễn sự hình thành các cặp electron chung cho phân tử O2. Từ đó, viết công thức
Lewis của phân tử này.
Câu 12: Hãy biểu diễn sự hình thành các cặp electron chung cho phân tử Cl2, CH4. Từ đó, viết công
thức Lewis của các phân tử này.
Câu 13: Hãy biểu diễn sự hình thành các cặp electron chung cho phân tử C2H4, C2H2. Từ đó, viết công
thức Lewis của các phân tử này.
Câu 14: Hãy biểu diễn sự hình thành các cặp electron chung cho phân tử H2S. Từ đó, viết công thức
Lewis của phân tử này.
Câu 15: Dựa theo độ âm điện, hãy cho biết loại liên kết trong các phân tử: Na2O, H2O, CH4, NaCl.
Cho bảng giá trị độ âm điện
Nguyên tố Na S H C Cl O
Độ âm điện 0,93 2,58 2,20 2,55 3,16 3,44
Câu 16: Sắp xếp các chất sau theo chiều tăng dần độ phân cực của liên kết: HCl, HF, HBr, HI. Biết
độ âm điện các nguyên tố được cho ở bảng sau :
Nguyên tố H F Cl Br I
Độ âm điện 2,20 3,98 3,16 2,96 2,66
Câu 17: Vẽ sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen giữa hai phân tử H2O.
Câu 18: Giải thích vì sao nước đá nhẹ và nổi trên mặt nước?
Câu 19: Cho bảng sau về nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của NH3 và PH3
Chất NH3 PH3
Nhiệt độ sôi -33,34 C 0
-87,70C
Độ tan 89,9 g/100 ml ở 00C 31,2 mg/100 ml (170C)
Giải thích vì sao nhiệt độ sôi và độ tan của NH3 lớn hơn PH3
Câu 20: Cho bảng nhiệt độ sôi của ethanol và dimethyl ether.
Chất Khối lượng phân tử Nhiệt độ sôi
ethanol 46 78,30C
dimethyl ether 46 -230C
Hãy giải thích vì sao hai chất có khối lượng phân tử bằng nhau nhưng nhiệt độ sôi lại khác xa nhau.
Câu 21: Giải thích vì sao nhện nước có thể di chuyển trên mặt nước?
Câu 22: Cho bảng sau về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các halogen
Halogen F2 Cl2 Br2 I2
Trạng thái ở 250C Khí Khí Lỏng Rắn
Nhiệt độ sôi ( C)
0
-188,1 -34,1 59,2 185,5
Nhiệt độ nóng chảy -219,6 -101,0 -7,3 113,6
0
( C)
Hãy giải thích sự tăng dần nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các halogen.

LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC - 20


THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
Câu 23: Giải thích vì sao có thể thu được ethanol (C2H5OH) bằng phương pháp chưng cất?
Câu 24: Cho đồ thị biểu diễn nhiệt độ sôi của halides

+50
Nhiệt độ sôi/0C

-50

-100

HF HCl HBr HI
Hãy giải thích xu hướng nhiệt độ sôi của các halides.
Câu 25: Giải thích vì sao propanol (CH3CH2CH2OH) tan trong nước nhưng propan (CH3CH2CH3)
thì không?
Câu 26: Giải thích vì sao nhiệt độ sôi của butan (360C) cao hơn so với neopentan (9,50C)?
Câu 27: Giải thích vì sao H2O có nhiệt độ sôi (1000C) cao hơn phân tử NH3 (-33,340C)?
Câu 28: Giải thích vì sao thằn lằn có thể bò trên trần nhà?
Câu 28: Chân của thằn lằn có thể tạo tương tác van der Waals với bề mặt mà nó tiếp xúc, do đó
thằn lằn có thể bò trên trần nhà nhà, tường.
Câu 29. Cho hợp chất X tạo bởi 3 ion của hai nguyên tố đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng
là 3p6. Xác định công thức của X.
Câu 30. Viết sơ đồ hình thành liên kết và PTHH tạo thành các hợp chất sau: KCl, AlF 3, Na2S,
MgBr2.
Câu 31. Hai nguyên tử A, B có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3sx; 3p5
a) Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của A, B biết phân lớp 3s của hai nguyên tử hơn kém
nhau 1 electron.
b) Cho biết số electron độc thân của A, B. Giả thích sự tạo thành liên kết trong phân tử AB.
Câu 32. Một hợp chất được cấu tạo từ ion M2+ và ion X-. Một phân tử MX2 có tổng số hạt p, n, e
là 186 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt. Số khối của ion
M2+ lớn hơn số khối của ion X- là 21. Tổng số hạt trong M2+ nhiều hơn ion X- là 27.
a) Hãy xác định số hiệu nguyên tử và số khối của M và X. Cho biết M và X là những nguyên tố
nào?
b) Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho MX2 lần lượt tác dụng với Zn, Cl2, dung
dịch NaOH và dung dịch AgNO3.
Câu 33: Hãy viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của các phân tử sau,
cho nhận xét số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong phân tử:
a) H2, N2, O2, Cl2. b) CH4, NH3, H2O , HF, C2H6.
c) CO2, SO2, C2H4, C2H2. d) C2H5OH, CH3COOH.
LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC - 21
THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
e) CO, NO, NO2, SO3, HNO3. g) BH3, PCl5, SF6.
h) C3H8, C2H7N, C3H8O, C4H10, C4H8
Câu 34. Viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo các chất sau và xác định
phân tử nào có: Liên kết đơn? Liên kết cho nhận? Liên kết đôi? Liên kết ba? Liên kết σ? Liên kết
π?
a) HNO3, H2SO4, H2CO3, H3PO4, HCN. b) HClO, HClO2, HClO3, HClO4.
Câu 35. Viết CTCT rồi tính số liên kết , liên kết  trong các chất sau: CH4, C3H8, C2H4, C2H2,
CH3COOH, HCN, C4H8, C3H4.
Câu 36. Dựa vào hiệu độ âm điện hãy nêu bản chất liên kết trong các phân tử và ion sau: N2, AgCl,
HBr, NH3, H2O, HCl, NH4Cl, CO2.
Câu 37. Dựa vào độ âm điện, hãy sắp xếp theo chiều tăng độ phân cực của liên kết giữa 2 nguyên
tử trong phân tử các chất sau: CaO, MgO, CH4, AlN, N2, NaBr, BCl3, AlCl3. Phân tử chất nào có
chứa liên kết ion? liên kết cộng hóa trị không cực, có cực? (Cho độ âm điện của O=3,44; Cl=3,16;
Br=2,96; Na=0,93; Mg=1,31; Ca=1,00; C=2,55; H=2,20; Al=1,61; N=3,04; B=2,00).
Câu 38. Dựa vào độ âm điện, hãy sắp xếp theo chiều tăng độ phân cực của liên kết giữa 2 nguyên
tử trong phân tử các chất sau: Na2O, CaBr2, AlCl3, BCl3, CH4, Cl2O7, N2. Phân tử chất nào có chứa
liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực? Cho độ âm điện: O=3,44;
Cl=3,16; Br=2,96; Na=0,93; Ca=1,00; C=2,55; H=2,20; Al=1,61; N=3,04; B=2,04.
-------------------------------------------------------------------------------
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nguyên tử nào sau đây khi hình thành ion có khuynh hướng nhường 1 electron?
A. Mg. B. K. C. Al. D. Fe.
Câu 2: Khi hình thành anion nguyên tử oxigen có xu hướng
A. nhường 1 electron. B. nhận 2 electron. C. nhận 1 electron. D. nhường 2 electron.
Câu 3: Hợp chất nào sau đây có liên kết ion?
A. H2O. B. CH4. C. KBr. D. Cl2.
Câu 4: Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. Cl2. B. NaCl. C. H2O. D. HF.
Câu 5: Hợp chất nào sau đây không tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?
A. H2O. B. HF. C. C2H5OH. D. H2S.
Câu 6: Liên kết hydrogen xuất hiện giữa những phân tử cùng loại nào sau đây?
A. C2H6. B. CH3OH. C. CO2. D. H2S.
Câu 7: Số lượng electron, neutron và proton trong bốn hạt T, X, Y và Z được thể hiện trong bảng
số liệu sau:
Hạt electron neutron proton
T 9 10 9
X 10 14 12
Y 16 16 16
Z 18 18 16
Cho biết hạt nào là ion âm?
A. T. B. Y. C. X. D. Z.

LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC - 22


THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
Câu 8: Cho bảng số liệu sau về tên và công thức của các ion:
Tên ion Công thức ion
Calcium Ca2+
nitrate NO3-
phosphate PO3-4
Công thức của calcium nitrate là
A. Ca2NO3. B. CaNO3. C. Ca(NO3)2. D. Ca3NO3.
Câu 9: Bảng sau cung cấp một số thông tin về các nguyên tố sodium và sulfur
Nguyên tố sodium (Na) sulfur (S)
Số hiệu nguyên tử 11 16
Sodium sulfide là một hợp chất ion. Phản ứng tạo thành sodium sulfide nào sau đây là đúng?
0 0
t t
A. Na + S ⎯⎯ → NaS B. 3Na + S ⎯⎯ → Na3S.
0 0
t t
C. 2Na + S ⎯⎯ → Na2S. D. Na + 2S ⎯⎯ → NaS2.
Câu 10: Sodium chloride là một hợp chất có thể tan trong nước lạnh và có nhiệt độ nóng chảy cao
(8010C). Liên kết trong phân tử sodium chloride là gì?
A. liên kết công hóa trị. B. liên kết hydrogen C. liên kết ion. D. liên kết cho nhận.
Câu 11: Cấu trúc của kim cương được biểu diễn ở hình dưới, số lượng liên kết cộng hóa trị tối đa
được hình thành bởi một nguyên tử carbon trong tinh thể kim cương là:

A. 2 B. 4 C. 6 D. 3
Câu 12: Khí nitrogen (N2) rất bền, ở nhiệt độ thường N2 khá trơ về mặt hóa học nên trong một số
trường hợp đặc biệt, khí nitrogen được dung để bơm lốp (vỏ) xe thay cho không khí có thể oxi hóa
cao su theo thời gian. Vì sao nitrogen lại có đặc tính này?
A. phân tử N2 có liên kết ba bền vững, năng lượng liên kết lớn.
B. phân tử N2 có liên kết đơn bền vững, năng lượng liên kết nhỏ.
C. phân tử N2 có liên kết ba bền vững, năng lượng liên kết nhỏ.
D. phân tử N2 có liên kết đơn bền vững, năng lượng liên kết lớn.
Câu 13: Phân tử nào sau đây có liên kết hydrogen
A. H2S. B. CH4. C. H2O. D. CO2.
Câu 14: Trong phân tử, các electron chuyển động không ngừng, khi các electron tập trung về một
phía sẽ hình thành nên
A. một ion dương. B. một ion âm.
C. một lưỡng cực tạm thời. D. một lưỡng cực vĩnh viễn.
Câu 15: Khí hiếm nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. Ne. B. Xe. C. Ar. D. Kr.
Câu 16: Vì sao HF có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với HCl, HBr, HI.
LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC - 23
THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
A. HF có phân tử khối lớn nhất. B. HF có liên kết hydrogen.
C. HF có tương tác van der Waals lớn nhất. D. HF là hợp chất phân cực nhất.
Câu 17: Các liên kết bằng dấu chấm (…) có vai trò quan trọng trong việc làm bền chuỗi xoắn
DNA. Đó là loại liên kết gì?

A. liên kết cộng hóa trị có cực. B. liên kết ion.


C. liên kết cộng hóa trị không cực. D. liên kết hydrogen.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. tương tác van der Waals mạnh hơn liên kết hydrogen.
B. liên kết hydrogen mạnh hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
C. sự chuyển động không ngừng của các electron tạo nên các lưỡng cực vĩnh cửu.
D. liên kết hydrogen giữa các phân tử H2O mạnh hơn liên kết hydrogen giữa các phân tử C2H5OH.
Câu 19: Trong dung dịch ethanol (C2H5OH) có bao nhiêu loại liên kết hydrogen được tạo thành?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 20: Dãy các chất nào sau đây trong phân tử đều có liên kết ion?
A. O2, Cl2, HCl, F2. B. K2O, NaCl, CaCl2, MgO.
C. HCl, H2S, N2O, NaCl. D. CaO, HNO3, H2SO4, HCl.
Câu 21. Cation X2+ có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p6, cấu hình electron của nguyên tử X là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
Câu 22. Nguyên tử M có cấu hình electron là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2, cation M3+ có cấu hình
electron là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 3d3 4s2 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p63d4
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.
Câu 23. Nguyên tử X có hình electron là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4, anion X2- có cấu hình electron là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2 B. 1s2 2s2 2p6 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
Câu 24. Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là:
A. K+, Cl-, Ar. B. Na+, F-, Ne. C. Na+, Cl-, Ar. D. Li+, F-, Ne.
Câu 25. Liên kết ion thường được hình thành giữa:
A. kim loại với kim loại. B. phi kim với hiđrô.
C. kim loại điển hình với phi kim điển hình. D. phi kim với phi kim.
Câu 26. Trong Ion NH4+ có
A. 11 electron và 11 proton. B. 10 hạt electron và 11 proton.
C. 11 hạt electron và 10 proton. D. 11 hạt electron và 12 proton.
2-
Câu 27. Trong Ion SO4 có:
A. Số proton là 48, số electron là 50. B. Số proton là 48, số electron là 48.
C. Số proton là 50, số electron là 50. D. Số proton là 96, số electron là 98.
Câu 28. Dãy nào gồm toàn các ion đa nguyên tử?

LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC - 24


THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
A. Na+, Mg2+, F- B. NH4+, SO42-, Cl-
C. NH4+, SO42-, CO32-, NO3- D. SO42-, CO32-, Mg2+, Al3+
Câu 29. Biết các nguyên tố dưới đây đều tạo hợp chất chloride. Dãy các nguyên tố chỉ tạo hợp chất
ion với chlorine là
A. Calcium, sodium, potassium. B. Potassium, copper, phosphorus.
C. Phosphorus, sunfur, aluminum. D. Magie, carbon, sunfur.
Câu 30. Cho các nguyên tử 11A, 13B, 8D. Công thức của hợp chất tạo thành giữa A với D; B với D
lần lượt là:
A. A2D và BD. B. A2D và B3D2. C. AD2 và B2D3. D. A2D và B2D3.
Câu 31. Tính chất nào dưới đây là tính chất của hợp chất ion:
A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao.
C. Hợp chất ion dễ hoá lỏng.
D. Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định.
Câu 32. Nhận định nào không đúng khi nói về hợp chất ion?
A. Hợp chất ion thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.
B. Hợp chất ion thường tồn tại ở dạng tinh thể và có tính bền vững.
C. Hợp chất ion khi nóng chảy và khi tan trong nước thì chúng có khả năng dẫn điện.
D. Hợp chất ion tan tốt trong dung môi hữu cơ không phân cực như ete, benzen.
Câu 33. Trong tinh thể muối ăn,
A. các ion Na+ và Cl- góp chung cặp e hình thành liên kết.
B. các ngtử Na và Cl góp chung cặp e hình thành liên kết.
C. các ngtử Na và ngtử Cl hút nhau bằng lực hút tĩnh điện.
D. các ion Na+ và Cl- hút nhau bằng lực hút tĩnh điện.
Câu 34. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên
tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại
liên kết.
A. cho nhận. B. kim loại. C. cộng hoá trị. D. ion.
Câu 35. Ion X2+ có cấu hình electron là: 1s22s22p6. Ion Y- có cấu hình electron là
1s22s22p63s23p6. Trong hợp chất tạo bởi giữa ion X2+ và Y- tổng số electron là:
A. 28 B. 38 C. 46 D. đáp án khác.
Câu 36. Nguyên tử X có cấu hình electron: 1s 2s 2p 3s , nguyên tử Y có cấu hình electron:
2 2 6 1

1s22s22p63s23p5. Hợp chất ion giữa X và Y có công thức là:


A. X7Y. B. X7Y2. C. XY. D. X5Y.
Câu 37. Z là nguyên tố mà nguyên tử có 20p, Y là nguyên tố mà nguyên tử có 9p. Công thức của
hợp chất tạo thành giữa 2 nguyên tố là:
A. Z2Y. B. ZY2. C. ZY. D. Z2Y3.
Câu 38. Cho 2 nguyên tố: X (Z=20); Y (Z=16). Công thức hợp chất tạo thành giữa X và Y là:
A. X2Y. B. XY. C. XY2. D. X2Y2.
Câu 39. Chất nào sau đây chứa liên kết ion?
A. N2. B. CH4. C. KCl. D. NH3.
Câu 40. Nguyên tử nguyên tố X và Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng lần lượt là 3s 23p1 và
LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC - 25
THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
2s22p4 thì hợp chất tạo bởi X và Y có công thức là:
A. X2Y3. B. X3Y2. C. X2Y. D. XY3.
Câu 41. Tổng số proton trong 2 anion XY2 và XY3 lần lượt là 23 và 31. Cho ZN = 7, ZO = 8, ZS =
- -

16, ZCl = 17, ZBr = 35. Các nguyên tố X, Y lần lượt là:
A. Cl và O. B. Br và O. C. N và O. D. S và O.
Câu 42 (B07): Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng
số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một
mức oxi hóa duy nhất. Công thức XY là
A. AlN. B. MgO. C. LiF. D. NaF.
Câu 43: Cho các muối: NH4Br (I), NaNO3 (II), NaCl (III). Muối có cả hai loại liên kết ion và liên
kết CHT là
A. (I) B. (II) C. (I), (II) D. (III).
Câu 44: Trong các hợp chất sau: H2O, K2S, NH3, MgCl2, Na2O, CH4. Các chất có liên kết ion là:
A. H2O, K2S, NH3, MgCl2. B. K2S, MgCl2, Na2O, CH4.
C. H2O, NH3, Na2O, CH4. D. K2S, MgCl2, Na2O.
Câu 45. Các chất trong phân tử có liên kết Ion là:
A. KHS, Na2S, NaCl, HNO3. B. Na2SO4, K2S, KHS, NH4Cl.
C. Na2SO4, KHS, H2S, SO2 D. H2O, K2S, Na2SO3, NaHS
Câu 46. Cho các nguyên tố Na, F, K, O. Có bao nhiêu hợp chất ion được hình thành khi cho các
nguyên tố liên kết với nhau từng đôi một?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 47. Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử
A. bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung
B. bởi cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử kim loại
C. bởi cặp electron dùng cung giữa một nguyên tử kim loại điển hình với một nguyên tử phi kim
điển hình
D. do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
Câu 48. Chọn định nghĩa đúng nhất về liên kết cộng hóa trị
Liên kết cộng hóa trị là liên kết
A. được hình thành do sự dùng chung electron của hai nguyên tử khác nhau.
B. trong đó cặp electron dùng chung bị lệch về phía 1 nguyên tử.
C. giữa các phi kim với nhau.
D. được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.
Câu 49. Nhận định nào đúng?
A. Trong hợp chất cộng hóa trị, cặp electron chung luôn lệch về phía một nguyên tử.
B. Liên kết cộng hóa trị có cực được hình thành giữa các nguyên tử giống nhau.
C. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử càng lớn thì độ phân cực càng mạnh.
D. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử càng lớn thì độ phân cực càng nhỏ.
Câu 50. Liên kết cho nhận là
A. là 1 dạng đặc biệt của liên kết ion.
B. liên kết của 2 phi kim có độ âm điện khác nhau.
C. liên kết mà 1 nguyên tử nhường hẳn e cho nguyên tử khác.
LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC - 26
THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
D. liên kết mà cặp e dùng chung chỉ do 1 nguyên tử đóng góp.
Câu 51. Cặp nguyên tử nào dưới đây tạo hợp chất cộng hoá trị?
A. H và He. B. Na và F. C. Li và F. D. H và Cl.
Câu 52. Có bao nhiêu cặp electron không liên kết trong phân tử HF?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 53. Có bao nhiêu cặp electron không liên kết trong phân tử H2O?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 54. Có bao nhiêu cặp electron không liên kết trong phân tử NH3?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 55. Trong phân tử CS2, số đôi electron chưa tham gia liên kết là:
A. 1 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 56 (C10): Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết
A. ion. B. cộng hoá trị phân cực. C. hydrogen. D. cộng hoá trị không phân cực.
Câu 57 (A13): Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết
A. hydrogen. B. cộng hóa trị không cực. C. cộng hóa trị có cực. D. ion.
Câu 58. Trong các phân tử: CO2, CH4, HNO3, NaCl, phân tử có liên kết cho nhận là
A. CO2. B. CH4. C. HNO3. D. NaCl.
Câu 59. Cho các phân tử: HCl, Cl2, K2O, N2, NH3, NaCl, CO2. Số phân tử có liên kết cộng hoá trị
không phân cực và phân cực lần lượt là:
A. 2 và 3. B. 2 và 2. C. 3 và 2. D. kết quả khác.
Câu 60: Trong các nhóm chất sau đây, nhóm nào là những hợp chất cộng hóa trị:
A. NaCl, H2O, HCl B. KCl, AgNO3, NaOH
C. H2O, Cl2, SO2 D. CO2, H2SO4, MgCl2
Câu 61. Các chất trong dãy nào sau đây chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực?
A. HCl, KCl, HNO3, NO. B. NH3, KHSO4, SO2, SO3.
C. N2, H2S, H2SO4, CO2. D. SO2, SO3, H3PO4, NO2
Câu 62: Cho các chất sau: NaOH, Na2O, NaCl, Cl2, SO2, KNO3. Chất có liên kết cho nhận là:
A. NaOH, Na2O. B. NaOH, SO2. C. NaCl, SO2, KNO3. D. SO2, KNO3.
Câu 63. Trong các chất sau đây, chất nào có liên kết cộng hoá trị?
1. H2S 2. SO2 3. NaCl 4. CaO
5. NH3 6. HBr 7. H2SO4 8. CO2 9. K2S
A. 1, 2, 3, 4, 8, 9 B. 1, 4, 5, 7, 8, 9. C. 1, 2, 5, 6, 7, 8 D. 3, 5, 6, 7, 8, 9
Câu 64. Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực?
A. N2, O2, Cl2, H2. B. N2, Cl2, H2, HCl. C. N2, HI, Cl2, CH4. D. Cl2, SO2, N2, F2
Câu 65 (B10). Các chất mà phân tử không phân cực là:
A. HBr, CO2, CH4. B. Cl2, CO2, C2H2. C. NH3, Br2, C2H4. D. HCl, C2H2, Br2.
Câu 66 (C09): Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là:
A. O2, H2O, NH3. B. H2O, HF, H2S. C. HCl, O3, H2S. D. HF, Cl2, H2O.
Câu 67: Trong các phân tử sau: C2H2, C2H4, O3, N2, CO2, NH3, CH4, Số phân tử có liên kết đôi và
liên kết ba lần lượt là:
A. 2 và 2 B. 3 và 2 C. 3 và 1 D. 2 và 1
Câu 68: Số liên kết CHT trong phân tử C2H4 là:
LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC - 27
THẦY TRẦN ĐĂNG KHÁNH – THPT Chuyên KHTN ĐT: 0986.711.703
Địa điểm học: Ngõ 119 Hồ Đắc Di Facebook: Trần Đăng Khánh KHTN
A. 1 B. 2 C. 4 D. 6
Câu 69: Trong phân tử C2H4, số liên kết σ là:
A. 1 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 70: Trong phân tử C2H4, số liên kết π là:
A. 1 B. 2 C. 4 D. 6
Câu 71. Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết σ?
A. Cl2, N2, H2O. B. H2S, Br2, CH4. C. CO2, Cl2, NH3. D. PH3, CH4 , SiO2.
Câu 72. Dãy gồm các chất trong phân tử đều có liên kết π?
A. Cl2, CO2, H2O. B. CH4, N2, CO2. C. C2H2, CO2, N2. D. HCl, C2H4, C2H2.
Câu 73 (B13): Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20);
Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. NaF. B. CO2. C. CH4. D. H2O.
Câu 74 (A08): Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là:
A. NH4Cl. B. NH3. C. HCl. D. H2O.
Câu 75 (C11): Mức độ phân cực của liên kết hóa học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự
giảm dần từ trái sang phải là:
A. HI, HCl, HBr. B. HCl, HBr, HI. C. HI, HBr, HCl. D. HBr, HI, HCl.

LUYỆN THI CHUYÊN, THI ĐẠI HỌC - 28

You might also like