You are on page 1of 57

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.

HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

HÓA ĐẠI CƯƠNG

Chương 1: Cấu tạo nguyên tử


và hệ thống tuần hoàn các
nguyên tố hóa học

GV: Nguyễn Văn Quý

Học kỳ 1, năm học 2023-2024


1
NỘI DUNG CHƯƠNG 1

Phần 1 Khái niệm về nguyên tử

Cấu tạo nguyên tử theo cơ học


Phần 2
lượng tử

Phần 3 Định luật tuần hoàn và hệ thống tuần


hoàn các nguyên tố hóa học

2
PHẦN 1. KHÁI NIỆM VỀ NGUYÊN TỬ

1.1.

Nguyên tử và các hạt cơ bản

1.2.

Thuyết cấu tạo nguyên tử Bohr

3
1.1. Nguyên tử và các hạt cơ bản

o Nguyên tử được tạo thành


từ những tiểu phân nhỏ
hơn: electron và hạt nhân.
o Trong nguyên tử, các
electron (e) chuyển động
xung quanh hạt nhân tạo
nên lớp vỏ electron.
o Hạt nhân được cấu tạo từ
 Electron mang điện tích âm. các hạt proton (p) và
 Proton mang điện tích dương. neutron (n).
 Neutron không mang điện
4 Wikipedia
1.1. Nguyên tử và các hạt cơ bản

- Khối lương : 1,672.10 -27 Kg


(hay 1,007 đvC)
- Điện tích: +1,6.10-19 C

- Khối lương : 1,674.10 -27 Kg


(hay 1,008 đvC)
- Điện tích: 0 C

- Khối lương : 9,1.10 -31 Kg


(hay 0,000549 đvC)
- Điện tích: -1,6.10-19 C

o Nguyên tử trung hòa về điện.

o Khối lượng nguyên tử được quyết định bởi số proton và neutron.


5
1.1. Nguyên tử và các hạt cơ bản

o Khối lượng nguyên tử (KLNT) = Khối lượng hạt nhân (KLHN) +


Khối lượng electron
(vì khối lượng electron << KLHN  KLNT ≈ KLHN)
o Khối lượng hạt nhân = Khối lượng neutron + khối lượng proton
o Số khối: A = N + Z

• A: số khối, được xác định bằng tổng số


proton (Z) và số neutron (N).
• Z: số proton có trong hạt nhân nguyên tử
(cũng là số hiệu nguyên tử)

o Một nguyên tử được đặc trưng bởi số khối A và số proton Z.


6
1.1. Nguyên tử và các hạt cơ bản

 Ký hiệu nguyên tố hóa học

o Z: số hiệu nguyên tử (số proton)


A
Z X o A: số khối, được xác định bằng tổng số
proton và số neutron.
o X: kí hiệu nguyên tố

7
1.1. Nguyên tử và các hạt cơ bản

 Ký hiệu nguyên tố hóa học

6 proton + 6 neutron = 12 (C12)

8
1.1. Nguyên tử và các hạt cơ bản

 Hiện tượng đồng vị hóa học (isotope)

o Các nguyên tử của cùng một nguyên tố có cùng số Z nhưng khác nhau về
số N (nên khác nhau về số A), được gọi là đồng vị hóa học.
o Trong tự nhiên, các nguyên tố tồn tại ở nhiều dạng đồng vị khác nhau.

6 protons 7 protons
8 neutrons 7 neutrons

9
1.1. Nguyên tử và các hạt cơ bản

 Hiện tượng đồng vị hóa học (isotope)

10
1.1. Nguyên tử và các hạt cơ bản

 Hiện tượng đồng vị hóa học (isotope)

o Nguyên tử khối trung bình?

. %+ . %
=
%+ %

Ví dụ: Đồng (Cu) là hỗn hợp của 2


đồng vị bền 63Cu chiếm 72.5% và
65Cu chiếm 27.5% tổng số nguyên
tử của nguyên tố đồng trong tự
nhiên. Tính nguyên tử khối trung
bình của đồng.
11
1.2. Thuyết cấu tạo nguyên tử Bohr

 Thuyết cấu tạo nguyên tử Dalton (1803)


o Mọi vật chất được cấu tạo từ những hạt (phần tử) không thể
phân chia, được gọi là nguyên tử. Trong quá trình biến đổi
hóa học, nguyên tử không bị phân chia, không được sinh ra
hoặc mất đi, chúng chỉ thay đổi cách tập hợp (có thể kết hợp,
phân tách, hoặc tái sắp xếp lại).
o Các nguyên tử của cùng một nguyên tố giống nhau về khối
lượng và những tính chất khác, nhưng nguyên tử của nguyên
J. Dalton (1766-1844)
tố này khác với nguyên tử của nguyên tố khác.
o Các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau kết hợp với nhau
theo tỷ lệ đơn giản để tạo ra các hợp chất.
Xem nguyên tử là
quả cầu rắn

12
1.2. Thuyết cấu tạo nguyên tử Bohr

 Thuyết cấu tạo nguyên tử Thomson (1904-1905)

o Nội dung của thuyết: Nguyên tử gồm các điện tích dương phân bố đồng đều
trong toàn bộ thể tích nguyên tử và những electron chuyển động giữa điện
tích dương đó.

J.J. Thomson (1856-1940)

13
1.2. Thuyết cấu tạo nguyên tử Bohr

 Thuyết cấu tạo nguyên tử Rutherford (1911)

o Nội dung của thuyết: Nguyên tử gồm hạt nhân tích điện dương tập trung
phần lớn khối lượng nguyên tử và các electron tích điện âm quay xung
quanh hạt nhân.

14
1.2. Thuyết cấu tạo nguyên tử Bohr

 Thuyết cấu tạo nguyên tử Bohr (1913)


o Electron quay xung quanh hạt nhân không
phải trên những quỹ đạo bất kì mà trên những
quỹ đạo tròn đồng tâm có bán kính xác định
gọi là những quỹ đạo dừng (hay quỹ đạo cho
phép). Trong nguyên tử hydro, electron trên
mỗi quỹ đạo dừng có một giá trị moment góc
N. Bohr (1885-1962) không đổi (m.v.rn = nh/2π).
o Ở mỗi quỹ đạo dừng, electron có năng lượng
trạng thái dừng, gồm 2 thành phần: động
năng chuyển động và thế năng tương tác
tĩnh điện với hạt nhân.
rn = n2.ro (ro = 5,3.10-11 m, bán kính Bohr)
15
1.2. Thuyết cấu tạo nguyên tử Bohr

 Thuyết cấu tạo nguyên tử Bohr (1913)

= − = = /λ
Ek và Ec: năng lượng ở trạng thái kích thích và cơ bản

= = , .
E = Eđ + Et
= .

Eđ = mev2/2 −
= =
( )
Eđ và Et (hay V): động năng chuyển động
và thế năng tương tác tĩnh điện

o Tại mỗi trạng thái dừng, electron sở hữu mức


năng lượng (En): En= .  1 
hay En   RH  2 
n 
RH : Rydberg const. (= −2.179.10-18 (quy đổi J),
hay −13.6 (quy đổi eV))
16
1.2. Thuyết cấu tạo nguyên tử Bohr

 Thuyết cấu tạo nguyên tử Bohr (1913)


o Nguyên tử hấp thu hoặc phát xạ
photon khi electron chuyển từ quỹ đạo
dừng này sang quỹ đạo dừng khác. Sự
dịch chuyển quỹ đạo dừng (hay trạng
thái năng lượng) gọi là “bước nhảy
lượng tử”. Năng lượng của photo bằng
hiệu năng lượng giữa 2 trạng thái dừng
(∆E):  1 1 
E  RH  2  2 
n 
 i nf 
 Giải thích được quang phổ vạch nguyên tử (n nguyên, bức xạ gián đoạn).

 Tính toán bán kính các quỹ đạo có thể có, vận tốc và năng lượng electron.

17
PHẦN 2. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ THEO CƠ HỌC LƯỢNG TỬ

2.1.
Các luận điểm cơ sở về sự chuyển động của hạt vi mô

2.2.
Các số lượng tử và ý nghĩa

2.3.
Trạng thái của electron trong nguyên tử nhiều electron và cấu
hình electron của nguyên tử

18
2.1. Các luận điểm cơ sở về sự chuyển động của hạt vi mô

 Lưỡng tính sóng-hạt của electron


o Các hạt vi mô (như photon, electron) có cả tính chất hạt và tính chất sóng,
nghĩa là chúng thể hiện đồng thời như những hạt và sóng.

 Đối với electron, photon


o Tính chất sóng: o Tính chất hạt:

electron electron tồn tại đặc trưng bởi


r và lan truyền sự rời rạc về
(2πr = nλ)
dưới dạng sóng. mặt năng lượng.
Nucleus

λν = = ℎ = ℎ /λ

(h : hằng số Planck (6.62607004×10-34 m2kg/s),


: tần số, c : vận tốc ánh sáng (3×108 m/s)) λ = ℎ/

 Đối với hạt bất kì λ = ℎ/ V

19
2.1. Các luận điểm cơ sở về sự chuyển động của hạt vi mô

 Nguyên lý bất định Heisenberg (1927)

o Không thể đồng thời xác định chính xác cả vị trí và tốc độ của hạt vi mô
(như electron).

h : hằng số Plank (6,626.10-34 J.s)


 h m : khối lượng electron (9,1.10-31 kg)
x.v  
m 2m ∆x : Độ bất định về vị trí
∆v : Độ bất định về tốc độ

Đối với hạt vi mô, khi biết chính xác tốc độ chuyển động, chúng ta không
thể nói đến đường đi chính xác của nó, mà chỉ nói đến xác suất có mặt
của nó ở chỗ nào đó trong không gian.

20
2.1. Các luận điểm cơ sở về sự chuyển động của hạt vi mô

 Đám mây electron & Orbital nguyên tử

o Electron phân bố xung quanh hạt nhân theo


dạng các đám mây điện tử (màu xanh).
o Electron có thể xuất hiện tại bất kì vị trí nào
trong đám mây điện tử tại cùng một thời
điểm.
o Tại mỗi điểm trong đám mây, electron có
xác suất có mặt là khác nhau.
Khoảng cách từ hạt nhân

 Orbital nguyên tử là vùng không gian gần hạt nhân, trong đó xác suất
có mặt electron khoảng 90% và có hình dạng được xác định bởi bề
mặt tạo thành từ các điểm có mật độ xác suất có mặt bằng nhau.

21
2.1. Các luận điểm cơ sở về sự chuyển động của hạt vi mô

 Phương trình sóng Schrödinger (1926)

o Hàm sóng ψ: chứa thông tin về vị trí và năng lượng của electron. Khi đó,
bài toán tìm các đặc tính của electron được quy về bài toán tìm hàm sóng ψ.
o Hàm sóng ψ là nghiệm phương trình vi phân có dạng:

o Trong không gian 3 chiều với hệ tọa độ x,y,z:

m : khối lượng hạt vi mô; h : hằng số Planck; E : năng lượng toàn phần của hạt vi mô; V
: thế năng của hạt vi mô; ψ : hàm sóng đối với các biến x, y, z mô tả sự chuyển động
của hạt vi mô ở điểm có tọa độ x, y, z

22
2.1. Các luận điểm cơ sở về sự chuyển động của hạt vi mô

 Phương trình sóng Schrödinger (1926)

 Phương trình sóng Schrödinger đối với nguyên tử Hydro:

o ψ chứa thông tin về sự phân bố của


electron xung quanh hạt nhân.
o Đám mây electron của electron duy
nhất trong nguyên tử H có dạng khối
cầu, bán kính r = 0,53 Ao (là ro).

23
2.2. Các số lượng tử và ý nghĩa

o Hàm sóng ψ của electron luôn luôn chứa 3 thông số không thứ nguyên
và là những số nguyên, chúng được gọi là những số lượng tử.

Số lượng tử

Số lượng tử Số lượng tử Số lượng tử Số lượng tử


chính (n) orbital (l) từ (ml) spin (ms)

 Đặc trưng cho trạng thái của một electron

 Xác định một electron cụ thể

24
2.2. Các số lượng tử và ý nghĩa

 Số lượng tử chính n và mức năng lượng

o Số lượng tử chính n xác định trạng thái năng


lượng của electron trong nguyên tử.

o Số lượng tử chính có những giá trị nguyên


Orbital 1s
dương từ 1 đến .
o Đặc trưng cho bán kính quỹ đạo của electron
được tính từ hạt nhân đến bề mặt ngoài của AO.
o Trạng thái năng lượng của electron được xác
định bằng giá trị nhất định của n được gọi là
mức năng lượng.
Orbital 2s

25
2.2. Các số lượng tử và ý nghĩa

 Số lượng tử chính n và mức năng lượng

 Những electron được đặc trưng bằng cùng


một số lượng tử chính n, nghĩa là cùng mức
năng lượng họp thành lớp lượng tử hay lớp
electron.

Số lượng tử chính (n) 1 2 3 4 5 6 …

Ký hiệu lớp electron K L M N O P …

 Số lượng tử chính n xác định kích thước đám


mây electron.

17Cl: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5

21Sc: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2

26
2.2. Các số lượng tử và ý nghĩa

 Số lượng tử orbital l và hinh dạng đám mây electron


o Điều kiện lượng tử hóa: đám mây electron không thể có hình dạng bất kì
o Hình dạng của đám mây electron được xác định hoàn toàn bằng số
lượng tử orbital l.
n=1→l=?
n=2→l=?
n=3→l=?
n=4→l=?
o Số lượng tử orbital (số lượng tử phụ, hay góc) có thể có các giá trị sau:

l = 0, 1, 2, 3,…, (n -1)

Xác định 2 số lượng tử của electron đầu tiên và


electron cuối cùng trong nguyên tử P (Z = 15).

27
2.2. Các số lượng tử và ý nghĩa

 Số lượng tử orbital l và hinh dạng đám mây electron


o Ta gọi trạng thái năng lượng của electron được đặc trưng bằng số lượng
tử orbital l là phân mức năng lượng.

Số lượng tử orbital l 0 1 2 3 Mức độ năng lượng:


Ký hiệu phân lớp electron s p d f s<p<d<f

o Trạng thái của electron trong nguyên tử tương ứng với những giá trị xác
định của n và l: 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 3d, 4f,…

 Phân lớp electron

Các giá trị n và l cho biết  Phân mức năng lượng

 Hình dạng đám mây electron

28
2.2. Các số lượng tử và ý nghĩa

 Số lượng tử orbital l và hinh dạng đám mây electron


o Số lượng tử orbital l xác định hình dạng đám mây electron

Phân lớp p
(l = 1)

Phân lớp s
(l = 0) 1. Xác định số lượng tử chính và
orbital của electron cuối cùng của S
(Z=16).

Phân lớp d 2. Nguyên tử X có electron cuối cùng

(l = 2) mang bộ 2 số lượng tử n = 3 và l = 0.
Xác định điện tích hạt nhân của X.

29
2.2. Các số lượng tử và ý nghĩa

 Số lượng tử từ ml và các orbital nguyên tử


o Số lượng tử từ ml xác định sự định hướng khác nhau trong không gian của các
đám mây electron.
o Số lượng tử từ ml có những giá trị nguyên dương và âm. Cứ mỗi giá trị của l thì
có (2l+1) giá trị ml, từ ‒ l đến +l. ml = ‒ l, …, ‒ 2, ‒ 1, 0, +1, +2, …, +l

Ví dụ:
l = 0 (orbital s) => ml = 1 (có 1 cách định hướng)
Orbital s
l = 1 (orbital p) => ml = 3 (có 3 cách định hướng)
l = 2 (orbital d) => ml = 5 (có 5 cách định hướng)

Orbital p Orbital d
30
2.2. Các số lượng tử và ý nghĩa

 Số lượng tử spin ms
o Số lượng tử spin ms xác định trạng thái chuyển động (tự quay xung quanh trục)
của electron.
o Số lượng tử từ spin chỉ có 2 giá trị: +1/2 và –1/2, ứng với chiều quay thuận và
ngược chiều kim đồng hồ.

1. Xác định bộ 4 số lượng tử của electron


cuối cùng trong S (Z = 16).

2. Electron cuối cùng của nguyên tử X

ms = +1/2 ms = – 1/2 mang bộ 4 số lượng tử n, l, ml, ms là 3,


1,0, -1/2. Tìm điện tích hạt nhân của X.

31
2.3. Trạng thái của electron trong nguyên tử nhiều electron
và cầu hình electron của nguyên tử
 Nguyên lý ngoại trừ Pauli:
o Không tồn tại 2 electron trong cùng một nguyên tử có cùng 4 số lượng tử
 Mỗi một electron có một trạng thái năng lượng khác nhau.
o Electron được điền vào orbital theo mức năng lượng từ thấp đến cao.

Nguyên tử hydro Nguyên tử nhiều electron

32
2.3. Trạng thái của electron trong nguyên tử nhiều electron
và cầu hình electron của nguyên tử
 Nguyên lý ngoại trừ Pauli:
o Mỗi orbital chỉ có thể chứa tối đa 2 electron có spin khác nhau.

 Biểu diễn orbital bằng ô


(ô lượng tử), electron bằng mũi tên. Electron
Electron
ghép đôi độc thân

Trong lớp M, các phân lớp p, d có tối đa bao nhiêu electron?

 Nguyên lý vững bền:


o Trạng thái bền vững nhất của electron trong nguyên tử là trạng thái ứng với
năng lượng nhỏ nhất.

 Các electron lần lượt sắp vào các orbital có 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s,
năng lượng từ thấp đến cao. 3d, 4p, 5s, 4d,…

33
2.3. Trạng thái của electron trong nguyên tử nhiều electron
và cầu hình electron của nguyên tử

 Quy tắc Hund:


o Trạng thái bền của nguyên tử tương ứng với sự sắp xếp electron sao cho
trong một phân lớp giá trị tuyệt đối của tổng spin electron phải cực đại

 Trong một phân lớp các electron sắp sao cho số electron độc thân là cực đại.

VD: 6C (1s22s22p2)

 Mỗi orbital chứa tối đa 2 electron có spin ngược nhau.

VD: 6C (1s22s22p2)

Viết cấu hình electron của các nguyên tử sau: 12Mg, 18Ar và 20Ca.

34
2.3. Trạng thái của electron trong nguyên tử nhiều electron
và cầu hình electron của nguyên tử

 Quy tắc Klechkovsky 1:


o Sự xắp xếp electron vào các orbital
nguyên tử theo chiều tăng điện tích hạt
nhân xảy ra theo thứ tự tăng dần giá trị
(n+l).
 Quy tắc Klechkovsky 2:
o Nếu (n+l) như nhau thì sắp xếp theo
(Chiều tăng dần
hướng tăng dần giá trị n. giá trị (n+l))

1. Electron thứ 19 của K (Z=19) sẽ sắp vào orbital 3d hay 4s?

2. Electron thứ 21 của Sc (Z=21) sẽ sắp vào orbital 3d, 4p hay


5s (ở đây n+l như nhau)?
35
2.3. Trạng thái của electron trong nguyên tử nhiều electron
và cầu hình electron của nguyên tử

 Cấu hình electron nguyên tử:


o Để biểu diễn cấu trúc electron trong
nguyên tử, người ta hay dùng cấu hình
electron nguyên tử.
o Cấu hình electron được biểu diễn bằng
tập hợp các ký hiệu trạng thái lượng tử
của nguyên tử có chứa electron, kèm
theo ký hiệu này có ghi số electron được
sắp xếp vào trạng thái đó dưới dạng số
mũ.

Viết cấu hình electron và xác định bộ 4 số lượng tử của electron


cuối cùng của: 20Ca, 21Sc và 26Fe.

36
PHẦN 3. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN VÀ HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC
NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

3.1. Định luật tuần hoàn

3.2. Bảng hệ thống tuần hoàn

3.3. Cấu trúc hệ thống tuần hoàn và cấu tạo


nguyên tử

3.4. Các quy luật biến đổi các tính chất của
nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn

37
3.1. Định luật tuần hoàn

 Định luật tuần hoàn

o Tính chất của các đơn chất


cũng như dạng và tính chất
của các hợp chất của những
nguyên tố hóa học phụ thuộc
vào điện tích hạt nhân
nguyên tử của nguyên tố.
o Điện tích hạt nhân nguyên tử
là đại lượng quyết định và
đặc trừng cho tính chất của
nguyên tố.

38
3.2. Bảng hệ thống tuần hoàn

39
3.2. Bảng hệ thống tuần hoàn

 Tính chất vật lý và hóa học của các nguyên tố phụ


thuộc vào cấu hình electron. Và cấu hình electron
lại phụ thuộc vào số lượng electron (hay điện tích
hạt nhân) của nguyên tử.
 Những nguyên tử có sự tương đồng về mặt cấu
hình electron sẽ có những tính chất tương tự
nhau.
 Bảng hệ thống tuần hoàn giúp dễ dàng dự đoán
tính chất của các nguyên tố (đôi khi không cần qua
thực nghiệm).

40
3.2. Bảng hệ thống tuần hoàn

 Hiểu biết thêm về bảng hệ thống tuần hoàn

JNR: Joint Institute for Nuclear Research, Dubna, Russia;


GSI: Institute for Heavy Ion Research, Damstadt, Germany
41 © NewScientist
3.2. Bảng hệ thống tuần hoàn

 NHÓM:

 Bố trí thành cột dọc và có STT từ I đến VIII.


 Mỗi nhóm chia thành phân nhóm chính
(phân nhóm A) và phân nhóm phụ (phân
nhóm B).
 Phân nhóm chính gồm những nguyên tố
điển hình của nhóm, bắt đầu từ những
nguyên tố chu kỳ 2.
 Phân nhóm phụ bắt đầu từ những nguyên tố
ở chu kỳ 4.
 Phân nhóm phụ nhóm IIIB có phân nhóm
phụ thứ cấp.

42
3.2. Bảng hệ thống tuần hoàn

 CHU KỲ:
 Bố trí theo hàng ngang có STT từ 1 đến 7.
 Chu kỳ 1 là chu kỳ đặc biệt.
 Các chu kỳ 2 và 3 là các chu kỳ nhỏ.
 Các chu kỳ 4 và 5 có 18 nguyên tố.
 Chu kỳ 6 có 32 nguyên tố.
 Chu kỳ 7 là chu kỳ còn được tiếp tục phát triển và bổ sung.

43
3.2. Bảng hệ thống tuần hoàn

 Họ nguyên tố s, p, d và f:
o Nguyên tố s: là những nguyên tố có electron ngoài cùng
sắp xếp vào orbital s.
o Nguyên tố p: là những nguyên tố có electron ngoài cùng
sắp xếp vào orbital p.
o Nguyên tố d: là những nguyên tố có electron sắp xếp
vào phân lớp d của lớp kế ngoài cùng, nghĩa là các
orbital (n−1)d. (VD: 4s2 3d10 4p6)
o Nguyên tố f: là những nguyên tố có electronelectron sắp
xếp vào phân lớp f ở lớp thứ 3 kể từ ngoài vào, nghĩa là
các orbital (n−2)f. (VD: 6s2 4f14 5d10 6p6)

Xác định họ của các nguyên tố sau: 11Na, 15P và 26Fe.

44
3.3. Cấu trúc hệ thống tuần hoàn và cấu tạo nguyên tử

 Chu kỳ: là dãy liên tục các nguyên tố, bắt đầu từ nguyên tố s, kết thúc bằng
nguyên tố p, và giữa những nguyên tố này có thể có các nguyên tố d và f.

 Số thứ tự chu kỳ bằng với số lớp electron (n) có trong nguyên tử

 Nhóm: gồm các nguyên tố có số electron ở lớp ngoài cùng (nguyên tố s và


p) hoặc của những phân lớp ngoài cùng (nguyên tố d) giống nhau và bằng
số thứ tự của nhóm.

 Số nhóm của nguyên tố bằng với tổng số electron lớp ngoài cùng (đối
với nguyên tố s và p). Riêng đối với nguyên tố d có một số ngoại lệ.

Nguyên tố Y: • Nếu (x+y) = 3 đến 7 thì nguyên tố Y thuộc nhóm (x+y) B


• Nếu (x+y) = 8 đến 10 thì nguyên tố Y thuộc nhóm VIII B
nsx (n-1)dy
• Nếu (x+y) > 10 thì nguyên tố Y thuộc nhóm (x+y−10) B

45
3.3. Cấu trúc hệ thống tuần hoàn và cấu tạo nguyên tử

 Phân nhóm : Gồm các nguyên tố có cấu trúc electron lớp ngoài cùng giống
nhau.

 Phân nhóm chính (A): các nguyên tố s và p.


 Phân nhóm phụ (B): các nguyên tố d và f.

 Ô : Số thứ tự của ô chính là điện tích hạt nhân (Z) hay số electron có trong
nguyên tử của nguyên tố.

46
3.3. Cấu trúc hệ thống tuần hoàn và cấu tạo nguyên tử

BÀI TẬP

1. Cho ion A3+ có 20 electron. Hãy viết cấu hình electron của A. Hãy cho biết vị
trí (nhóm, chu kỳ, ô) của A trong bảng hệ thống tuần hoàn (HTTH).
2. Nguyên tố B thuộc chu kỳ 5, nhóm IIA. Hãy viết cấu hình electron của B.
3. Cho nguyên tố X có Z=26. Hãy viết các cấu hình electron của X, X2+, X3+.
Giữa 2 ion đó, ion nào bền hơn?
4. Electron cuối cùng của nguyên tố Y có 4 số lượng tử (n, l, ml, ms) là (3, 2,
−2, +1/2). Hãy xác định vị trí (nhóm, chu kỳ, ô) của X trong bảng HTTH.
5. Nguyên tố M có 28 electron.
a. Hãy xác định số electron độc thân của M.
b. Hãy xác định 4 số lượng tử của electron cuối cùng của M.

47
3.4. Các quy luật biến đổi các tính chất của nguyên tố
trong bảng hệ thống tuần hoàn

a. Tính kim loại – phi kim

b. Bán kính nguyên tử – ion

c. Năng lượng ion hóa

d. Ái lực điện tử

e. Độ âm điện

f. Hóa trị & số oxy hóa

48
3.4. Các quy luật biến đổi các tính chất của nguyên tố
trong bảng hệ thống tuần hoàn

a. Tính kim loại – phi kim:


o Trong một chu kỳ theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các nguyên tố có
tính kim loại giảm dần. Do đó, tính khử giảm dần và tính oxy hóa tăng dần.

CHU KỲ

Tính kim loại GIẢM


NHÓM
Tính
kim o Trong một nhóm, đi từ trên xuống, tính kim loại

loại của nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần.

TĂNG Do đó, tính khử tăng dần và tính oxy hóa giảm
dần.

49
3.4. Các quy luật biến đổi các tính chất của nguyên tố
trong bảng hệ thống tuần hoàn

b. Bán kính nguyên tử – ion:


o Khoảng cách từ hạt nhân đến vị trí
cực đại xa nhất của orbital của
electron ngoài cùng.
 Trong một chu kỳ, BKNT giảm dần.
 Trong phân nhóm chính (A): BKNT
tăng dần

Nhóm Nhóm
IA VIIA

50
3.4. Các quy luật biến đổi các tính chất của nguyên tố
trong bảng hệ thống tuần hoàn
c. Năng lượng ion hóa (I):
o Năng lượng ion hóa (I): là năng lượng cần thiết để tách một electron ra khỏi
nguyên tử ở trạng thái khí (không bị kích thích).
Năng lượng (I) + X(k)  X+(k) + e-
o I là đại lượng đặc trưng cho khả năng nhường electron. I càng nhỏ thì tính kim
loại và khử càng mạnh.
o I phụ thuộc vào cấu trúc electron nguyên tử.
o Đối với nguyên tử nhiều electron: I1 < I2 < I3 < ... < In.
o Trong một chu kỳ, I1 tăng dần từ đầu đến cuối chu kỳ.
o Trong một phân nhóm chính: đi từ trên xuống thì năng lượng ion hóa giảm dần.

1. Các nguyên tố nhóm VIIIA có I lớn nhất, nhờ vào cấu hình bão hòa ns2np6.
2. Nguyên tố nhóm IIA (ns2) có I > nhóm IIIA (ns2np1), và nhóm VA (ns2np3) có
I > nhóm VIA (ns2np4).
51
3.4. Các quy luật biến đổi các tính chất của nguyên tố
trong bảng hệ thống tuần hoàn
Sự biến thiên năng lượng ion hóa thứ nhất theo số hiệu nguyên tử (Z)

Lưu ý: các cặp Be−B, N−O, Mg−Al, P−S,...


52
3.4. Các quy luật biến đổi các tính chất của nguyên tố
trong bảng hệ thống tuần hoàn
d. Ái lực electron (F):
o Ái lực electron là năng lượng thu vào để tách một electron ra khỏi một ion âm,
hoặc năng lượng phát ra khi một electron được kết hợp vào nguyên tử ở trạng
thái khí (không bị kích thích).
X- + Năng lượng  X + e- hoặc e- + X  X- + Năng lượng phát ra
o F là đại lượng đặc trưng cho khả năng nhận electron, cho tính phi kim.
o F có giá trị âm.
o F càng âm, nguyên tử càng dễ nhận electron, tính phi kim và oxy hóa càng
mạnh.
o Trong một chu kỳ, đi từ trái sang phải F tăng dần.
o Trong một nhóm, đi từ trên xuống F giảm dần.

 F nhỏ nhất: các nguyên tố nhóm


 F lớn nhất: các nguyên tố nhóm VIIA
IIA, VA, VIIIA
53
3.4. Các quy luật biến đổi các tính chất của nguyên tố
trong bảng hệ thống tuần hoàn
Sự biến thiên ái lực electron theo số hiệu nguyên tử (Z)

 Nguyên tố nhóm IIA có F thấp hơn nhóm IA; nhóm VA có F thấp hơn nhóm
IVA.
54
3.4. Các quy luật biến đổi các tính chất của nguyên tố
trong bảng hệ thống tuần hoàn
e. Độ âm điện (χ):
o Độ âm điện (χ) cho biết khả năng của nguyên tử một nguyên tố trong việc hút
electron về phía mình khi tạo liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác.
 Trong một chu kỳ, đi từ trái sang phải χ tăng dần.
 Trong một nhóm, đi từ trên xuống χ giảm dần.
 χ nhỏ nhất, các nguyên tố nhóm IA (kim loại kiềm).
 χ lớn nhất, các nguyên tố nhóm VIIA (halogen).

55
3.4. Các quy luật biến đổi các tính chất của nguyên tố
trong bảng hệ thống tuần hoàn
f. Hóa trị & số oxy hóa:
 Hóa trị của một nguyên tố được xác định
bằng số liên kết hóa học mà một nguyên tử
của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử.
 Quy ước: H hóa trị I; O hóa trị II.
 Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học,
tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này
bằng tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố
kia.
a b

Trong phân tử A B x y  a.x = b.y

a, b lần lượt là hóa trị của các nguyên tố A, B;


x, y lần lượt là chỉ số các nguyên tử của nguyên tố A, B.

56
3.4. Các quy luật biến đổi các tính chất của nguyên tố
trong bảng hệ thống tuần hoàn
f. Hóa trị & số oxy hóa:
 Số oxy hóa là điện tích dương hay âm của nguyên tố trong hợp chất được tính
với giả thiết hợp chất được tạo thành từ các ion.
o Số oxy hóa dương cao nhất: tăng dần theo chu kỳ, và bằng số thứ tự (STT)
nhóm. (thuộc phân nhóm chính và phụ, trừ IB, VIIIB và VIIIA)
o Số oxy hóa âm thấp nhất: giảm dần theo chu kỳ, và có trị số = 8 − STT
nhóm. (của các nguyên tố phi kim, từ nhóm IVA đến VIIA)

 Số oxy hóa của nguyên tử tự do = 0


 Số oxy hóa của ion nguyên tử = điện
tích của ion đó.

57

You might also like