You are on page 1of 5

NĂNG LƯỢNG XANH

1.2. Các tác động đến môi trường từ việc khai thác năng lượng

1.2.1. Các tác động đến môi trường từ việc khai thác nhiên liệu hóa thạch

Việc khai thác, xử lý và phân phối nhiên liệu hóa thạch gây ra các mối quan tâm
về môi trường.

Thứ nhất, thay đổi cảnh quan. Việc khai thác đòi hỏi diện tích rừng lớn phải
được giải tỏa để đất có thể được đào bởi các thợ mỏ. Bên cạnh việc làm sạch
khu vực khai thác, thảm thực vật ở các khu vực lân cận cũng cần phải được cắt
để xây dựng đường xá và các công trình dân cư cho công nhân mỏ.

Thứ hai, ô nhiễm nguồn nước. Hầu hết các hóa chất được thải vào các vùng
nước gần đó và gây ô nhiễm nguồn nước. Mặc dù các chất thải (đường ống)
được sử dụng để xử lý các hóa chất này vào trong các nguồn nước, luôn có khả
năng rò rỉ. Khi các hóa chất từ từ thấm qua các lớp đất, chúng tiếp cận với nước
ngầm và gây ô nhiễm nó. Việc giải phóng các hóa chất độc hại vào trong nước
rõ ràng là có hại cho hệ thực vật và động vật của các vùng nước. Bên cạnh ô
nhiễm, quá trình khai thác cần nước từ các nguồn nước lân cận, ảnh hưởng đến
nguồn nước ngẩm. Ví dụ, nước được sử dụng để rửa tạp chất từ than đá. Kết quả
là hàm lượng nước của sông hoặc hồ mà từ đó nước đang được sử dụng sẽ giảm
đi. Các sinh vật trong các khu vực nước này không có đủ nước để sinh tồn.
Thứ ba, mất đa dạng sinh học. Các khu rừng được khai thác cho mục đích khai
thác là nhà của một số lượng lớn các sinh vật. Việc xây dựng các điểm khai thác
làm mất đi môi trường sống của một số lượng lớn động vật. Những loài vật di
động như thú săn bắn, chim và những loài ăn thịt phải rời khỏi nơi khai mỏ.
Những loài di chuyển hạn chế như động vật không xương sống, nhiều loài bò
sát, gặm nhấm đào hang và những thú nhỏ có thể bị đe dọa trực tiếp. Nếu những
hố, ao, suối bị san lấp hoặc thoát nước thì cá, những động vật thủy sinh và ếch
nhái cũng bị hủy diệt. Thức ăn của vật ăn thịt cũng bị hạn chế do những động
vật ở cạn và ở nước đều bị hủy hoại. Những quần thể động vật bị di dời hoặc
hủy hoại sẽ bị thay thế bởi những quần thể từ những vùng phân bổ lân cận.
Nhưng những loài quý hiếm có thể bị tuyệt chủng.

Thứ tư, phá bỏ lớp thực bì. Những hoạt động làm đường chuyên chở than, tổn
trữ đất mặt, di chuyển chất thải và chuyên chở đất và than làm tăng lượng bụi
xung quanh vùng khai mỏ. Bụi làm giảm chất lượng không khí tại ngay khu khai
mỏ, tổn hại thực vật, và sức khỏe của công nhân mỏ cũng như vùng lân cận.
Hàng trăm ha đất dành cho khai mỏ bị bỏ hoang chờ đến khi được trả lại dáng
cũ và cải tạo. Nếu khai mỏ được cấp phép thì cử dân phải di dời khỏi nơi này và
những hoạt động kinh tế như nông nghiệp, săn bắn, thu hái thực phẩm hoặc cây
thuốc đều phải ngừng.

Thứ năm, tác động lên động vật thủy sinh. Trầm tích tác động lên động vật thủy
sinh cũng thay đổi tùy theo loài và hàm lượng trầm tích. Hàm lượng trầm tích
cao có thể làm chết cá, lấp nơi sinh sản; giảm xâm nhập của ánh sáng vào nước;
bồi lấp ao hồ; theo nước suối loang ra một vùng nước sông rộng lớn và làm
giảm năng suất của những động vật thủy sinh làm thức ăn cho những loài khác.
Những thay đổi này cũng hủy hoại sinh cảnh một số loài có giá trị và có thể tạo
ra những sinh cảnh tốt cho những loài không mong đợi. Ô nhiễm trầm tích nặng
nề nhất có thể xảy ra trong khoảng từ 5 đến 25 năm sau khi khai mỏ. Ở những
nơi không có cây cối thì xói mòn còn có thể kéo dài đến 50 - 60 năm sau khi
khai mỏ. Nước mặt ở nơi này sẽ không dùng được cho nông nghiệp, sinh hoạt,
tắm rửa hoặc những hoạt động khác cho gia đình. Do đó, cần phải kiểm soát
nghiêm ngặt nước mặt thoát ra từ khu khai mỏ.

1.2.2. Các tác động đến môi trường từ nhà máy điện hạt nhân

Khác với nhiệt điện, điện hạt nhân hoàn toàn không phát sinh khí nhà kính. Vì
thế đây là hình thức sản xuất điện thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm
môi trường.
Nhiên liệu của nhà máy điện hạt nhân là Uranium. Tuy là nhiên liệu cháy,
nhưng vì năng lượng nguyên tử là năng lượng phát sinh do phản ứng phân hạch,
nên không cần oxy, chính vì thế mà hoàn toàn không thải ra các chất gây ô
nhiễm môi trường như các loại khí CO2, NOx, Sox.

Ta có thể so sánh giữa việc sử dụng các nhiên liệu cần thiết cho một nhà máy
điện hạt nhân có công suất 1000 MW vận hành trong suốt 1 năm là:
Nhiên liệu Khối lượng Phương tiện vận Số lượng
chuyển
Than đá 2.200.000 tấn Tàu trọng tải 200,000 11 tàu
tấn

Dầu 1.400.000 tấn Thùng chúa 200,000 7 thùng


tấn
Khí thiên nhiên 1.100.000 tấn Thùng chứa 200,000 5,5 thùng
tấn
Uran giàu 30 tấn Xe tải 10 tấn 3 xe
Như vậy, nhiên liệu cho nhà máy điện dễ vận chuyển, hạn chế ô nhiễm trong
quá trình vận chuyển và dễ dàng cất giữ.

Tuy nhiên, trong quá trình vận hành khi cơ chế làm mát bị hỏng do mất điện, lò
phản ứng có thể nóng lên rất nhiều và do áp suất hơi nước cao, nó sẽ nổ. Các
quốc gia có thể sử dụng chất thải hạt nhân để chế tạo vũ khí. Cuối cùng, chúng
ta có chất thải phóng xạ mà chúng ta không biết phải làm gì với chúng.

Lượng chất thải phóng xạ phát sinh trong nhà máy điện hạt nhân cũng rất ít.
Chúng ta hãy cùng thử so sánh với chất thải thông thường và chất thải công
nghiệp. Năm 1955, lượng chất thải bình quân của một người Nhật Bản trong
một 1 năm là 3,900 kg. Trong khi đó, lượng chất thải phóng xạ phát sinh từ toàn
bộ các nhà máy điện hạt nhân chưa đến 0,104 kg. Có nghĩa là chất thải từ nhà
máy điện hạt nhân tuy phải mất công xử lý phóng xạ, nhưng vì lượng ít, nên
quản lý cũng dễ dàng. Tính đến nay, có đến 90.000 tấn nhiên liệu đã qua sử
dụng ở Hoa Kỳ (tương đương một sân bóng đá sâu 20 mét). Mặc dù chúng ta
biết cách lưu trữ tạm thời đống chất thải này, chúng ta vẫn chưa có giải pháp lâu
dài.

2.1. Tổng quan về năng lượng xanh

Năng lượng xanh là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các nguồn năng
lượng được coi là thân thiện với môi trường và ít gây ô nhiễm, nó có tác động
tiêu cực đến môi trường ít hơn so với nguồn năng lượng hóa thạch hay năng
lượng hạt nhân.

Năng lượng xanh bao gồm các nguồn năng lượng có khả năng tái tạo,
không xả thải khí gây hiệu ứng nhà kính như: Năng lượng gió, năng lượng mặt
trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối, năng lượng thủy triều,… ngoài
ra còn rất nhiều loại năng lượng xanh khác chưa được đưa vào khai thác và sử
dụng. Thậm chí cả năng lượng hạt nhân cũng có thể được xem là một loại năng
lượng xanh vì trong trạng thái hoạt động (an toàn), nó sản sinh ra lượng chất thải
ra môi trường thấp hơn nhiều lần so với việc sử dụng than đá hoặc dầu mỏ, khí
đốt để tạo ra năng lượng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu của
đề, nhóm chỉ tập trung nghiên cứu những dạng năng lượng mà theo nhóm là phù
hợp với điều kiện khí hậu, tự nhiên cũng như thổ nhưỡng của Việt Nam
https://tietkiemnangluong.evn.com.vn/d6/news/The-nao-la-nang-luong-xanh-
124-143-3935.aspx

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A1c_%C4%91%E1%BB%99ng_m
%C3%B4i_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_trong_khai_th%C3%A1c_m
%E1%BB%8F#:~:text=T%C3%A1c%20%C4%91%E1%BB%99ng%20m
%C3%B4i%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20c%E1%BB%A7a,ch%E1%BB
%97%20ch%E1%BB%A9a%20ch%E1%BA%A5t%20th%E1%BA%A3i%20m
%E1%BB%8F.

https://amthuccuoituan.net/details/khai-thac-anh-huong-den-moi-truong-nhu-
the-nao.html

http://hoatieuvietnam.com.vn/en/node/9#:~:text=Nhi%C3%AAn%20li
%E1%BB%87u%20c%E1%BB%A7a%20nh%C3%A0%20m%C3%A1y,%2C
%20NO%20x%2C%20SO%20x.

https://climatescience.org/vi/advanced-energy-nuclear

You might also like