You are on page 1of 94

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP VÀ NƯỚC THẢI


1.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP VÀ NƯỚC THẢI
1.1.1. Đặc điểm nguồn nước cấp
1.1.1.1. Đặc điểm nguồn nước mặt
- Nước sông: Chất lượng nước sông ở Việt Nam thay đổi theo mùa và
theo vùng địa lý. Do dòng chảy bào mòn bề mặt khu vực tạo lên các chất trôi
theo dòng chảy gồm cát, bùn, phù sa...
Nước sông có hàm luợng cặn cao vào mùa mưa. Tổng lượng cặn do các sông
đổ ra biển trung bình hằng năm khoảng 200 – 250 triệu tấn, trong đó 90% được
tạo ra vào mùa lũ. Vào mùa lũ, độ đục cao, hàm lượng cặn lớn và thay đổi theo
từng thời kỳ. Độ đục cao nhất xuất hiện trong tất cả các tháng của mùa lũ. Các
tháng mùa cạn, khi các sông có vận tốc dòng chảy nhỏ nhất thì nước có độ đục
nhỏ nhất, đôi khi độ đục gần đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt và ăn uống theo tiêu
chuẩn cấp nước cho các đô thị.
Thành phần chính của nước sông:
+ Khoáng chất: Hàm lượng khoáng chất của các sông ở Việt Nam còn thấp
(200 – 500 mg/l).
+ Độ pH: Nước ở các sông chính có độ kiềm trung tính (7 – 8).
+ Độ cứng: Nước thuộc nước mềm, độ cứng thấp hoặc không có.
+ Thành phần các ion: Chủ yếu là các ion Ca2+, Mg2+, K+, SO42-, Cl-, HCO3-
- Nước hồ: Nước hồ tương đối tĩnh và có hàm lượng cặn nhỏ hơn nước
sông vì đã được lắng tự nhiên và khá ổn định. Tuy nhiên, hàm lượng cặn cũng
dao động theo mùa, mùa mưa có hàm lượng cặn lớn, mùa khô hàm lượng cặn
nhỏ, có hồ độ trong gần đảm bảo tiêu chuẩn độ trong của nước sinh hoạt và ăn
uống. Sự dao động về chất lượng nước thường xảy ra ở các vùng ven bờ và phụ
thuộc vào địa hình của vùng ven bờ. Vùng xa bờ và giữa hồ có chất lượng nước
ổn định hơn.
Nước hồ có độ màu cao do rong, rêu, tảo. Hàm lượng chất hữu cơ trong hồ
thường cao do xác động thực vật ở quanh hồ gây nên.
Nhìn chung, chất lượng nước hồ tốt, dây chuyền công nghệ xử lý nước có thể
đơn giản hơn công nghệ xử lý nước sông, lượng hoá chất dùng để keo tụ ít, do
vậy giá thành xử lý nuớc hồ thường rẻ hơn nước sông.
1.1.1.2. Đặc điểm nguồn nước ngầm
Nước ngầm tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt của đất đá, được tạo
thành trong giai đoạn trầm tích đất đá hoặc do sự thẩm thấu, thấm của nguồn
nước mặt, nước mưa… nước ngầm có thể tồn tại cách mặt đất vài mét, vài
chục mét, hay hàng trăm mét so với mặt đất.

1
Đối với các hệ thống cấp nước cộng đồng thì nguồn nước ngầm luôn luôn là
nguồn nước được ưa thích. Bởi vì, các nguồn nước mặt thường hay bị ô nhiễm
và lưu lượng khai thác phải phụ thuộc vào sự biến động theo mùa. Nguồn nước
ngầm ít chịu ảnh hưởng bởi các tác động của con người. Chất lượng nước ngầm
thường tốt hơn chất lượng nước mặt nhiều. Trong nước ngầm hầu như không có
các hạt keo hay các hạt lơ lửng, vi sinh, vi trùng gây bệnh thấp.
Các nguồn nước ngầm hầu như không chứa rong tảo, một trong những
nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Thành phần đáng quan tâm trong nước
ngầm là các tạp chất hoà tan do ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, thời tiết, nắng
mưa, các quá trình phong hoá và sinh hoá trong khu vực. Ở những vùng có điều
kiện phong hoá tốt, có nhiều chất bẩn và lượng mưa lớn thì chất lượng nước
ngầm dễ bị ô nhiễm bởi các chất khoáng hoà tan, các chất hữu cơ, mùn lâu ngày
theo nước mưa thấm vào đất.
Ngoài ra, nước ngầm cũng có thể bị nhiễm bẩn do tác động của con người.
Các chất thải của con người và động vật, các chất thải sinh hoạt, chất thải hoá
học, và việc sử dụng phân bón hoá học… tất cả những loại chất thải đó theo thời
gian nó sẽ ngấm vào nguồn nước, tích tụ dần và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Đã có không ít nguồn nước ngầm do tác động của con người đã bị ô nhiễm bởi
các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ, các vi khuẩn gây bệnh, nhất là các hoá chất
độc hại như các kim loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu và không loại trừ cả các
chất phóng xạ.
Bảng 1.1: Một số đặc điểm khác nhau giữa nước ngầm và nước mặt

Thông số Nước ngầm Nước bề mặt


Nhiệt độ Tương đối ổn định Thay đổi theo mùa
Rất thấp, hầu như Thường cao và thay
Chất rắn lơ lửng
không có đổi theo mùa
ít thay đổi, cao hơn so Thay đổi tùy thuộc chất
Chất khoáng hòa tan
với nước mặt. lượng đất, lượng mưa
Rất thấp, chỉ khi có
Hàm lượng Fe2+, Mn2+ Thường xuyên có trong
nước ở sát dưới đáy hồ
Khí CO2 hoà tan Có nồng độ cao Rất thấp hoặc bằng 0

Khí O2 hoà tan Thường không tồn tại Gần như bão hoà

Có khi nguồn nước bị


Khí NH3 Thường có
nhiễm bẩn
Khí H2S Thường có Không có

2
Thông số Nước ngầm Nước bề mặt
Thường có ở nồng độ Có ở nồng độ trung
SiO2
cao bình
Có ở nồng độ cao, do bị
-
NO3 nhiễm bởi phân bón Thường rất thấp
hóa học
Chủ yếu là các vi trùng Nhiều loại vi trùng,
Vi sinh vật
do sắt gây ra virut gây bệnh và tảo

1.1.2. Các thông số đánh giá chất lượng nước cấp


1.1.2.1. Thông số vật lý
- Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và
sinh hóa xảy ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung
quanh, vào thời gian trong ngày, vào mùa trong năm… Nhiệt độ cần được xác
định tại chỗ (tại nơi lấy mẫu).
- Màu sắc: Nước nguyên chất không có màu. Màu sắc gây nên bởi các tạp
chất trong nước (thường là do chất hữu cơ (chất mùn hữu cơ – acid humic), một
số ion vô cơ (sắt…), một số loài thủy sinh vật… Màu sắc mang tính chất cảm
quan và gây nên ấn tượng tâm lý cho người sử dụng.
Độ màu thường được so sánh với dung dịch chuẩn trong ống Nessler,
thường dùng là dung dịch K2PtCl6 + CaCl2 (1 mg K2PtCl6 tương đương với 1
đơn vị chuẩn màu). Độ màu của mẫu nước nghiên cứu được so sánh với dãy
dung dịch chuẩn bằng phương pháp trắc quang.
- Độ đục: Độ đục gây nên bởi các hạt rắn lơ lửng trong nước. Các chất lơ
lửng trong nước có thể có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ hoặc các vi sinh vật, thủy
sinh vật có kích thước thông thường từ 0,1 – 10 m. Độ đục làm giảm khả năng
truyền sáng của nước, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp.1 đơn vị độ đục là sự
cản quang gây ra bởi 1 mg SiO2 hòa trong 1 lít nước cất. Độ đục được đo bằng
máy đo độ đục (đục kế – Turbidimeter). Đơn vị đo độ đục theo các máy do Mỹ
sản xuất là NTU (Nephelometric Turbidity Unit).
Theo tiêu chuẩn Việt Nam, độ đục được xác định bằng chiều sâu lớp nước
thấy được (gọi là độ trong) mà ở độ sâu đó người ta vẫn đọc được hàng chữ tiêu
chuẩn. Độ đục càng thấp chiều sâu của lớp nước còn thấy được càng lớn. Nước
được gọi là trong khi mức độ nhìn sâu lớn hơn 1m (hay độ đục nhỏ hơn 10
NTU). Theo Quy chuẩn Việt Nam về nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT, độ
đục của nước sinh hoạt không vượt quá 5 NTU.
- Tổng hàm lượng các chất rắn (TS): Các chất rắn trong nước có thể là
những chất tan hoặc không tan. Các chất này bao gồm cả những chất vô cơ
lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS: Total Solids) là lượng
3
khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước trên
nồi cách thủy rồi sấy khô ở 105 oC cho tới khi khối lượng không đổi (đơn vị
tính bằng mg/l).
- Tổng hàm lượng các chất lơ lửng (TSS): Các chất rắn lơ lửng (các chất
huyền phù) là những chất rắn không tan trong nước. Hàm lượng các chất lơ lửng
(SS: Suspended Solids) là lượng khô của phần chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi
thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở 105 oC cho tới khi
khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l.
- Tổng hàm lượng các chất hòa tan (TDS): Các chất rắn hòa tan là những
chất tan được trong nước, bao gồm cả chất vô cơ lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng
các chất hòa tan DS (Dissolved Solids) là lượng khô của phần dung dịch qua lọc
khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc có giấy lọc sợi thủy tinh rồi sấy khô ở 105 oC
cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l.
1.1.2.2. Thông số hóa học
- Độ pH: pH chỉ có định nghĩa về mặt toán học: pH = -log[H +]. pH là một
chỉ tiêu cần được xác định để đánh giá chất lượng nguồn nước. Sự thay đổi pH
dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân
bằng carbonat…), các quá trình sinh học trong nước. Giá trị pH của nguồn nước
góp phần quyết định phương pháp xử lý nước. pH được xác định bằng máy đo
pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ.
- Độ cứng của nước: Độ cứng của nước gây nên bởi các ion đa hóa trị có mặt
trong nước. Chúng phản ứng với một số anion tạo thành kết tủa. Các ion hóa trị
1 không gây nên độ cứng của nước. Trên thực tế vì các ion Ca 2+ và Mg2+ chiếm
hàm lượng chủ yếu trong các ion đa hóa trị nên độ cứng của nước xem như là
tổng hàm lượng của các ion Ca2+ và Mg2+ .
Đơn vị đo độ cứng được dùng khác nhau ở nhiều nước.
1o cứng Đức 1 dH = 10 mg CaO/l
1o cứng Anh 1eH = 10 mg CaCO3/0,7l
1o cứng Pháp 1 fH = 10 mg CaCO3/l
1o cứng Mỹ 1 aH = 1 mg CaCO3 /l
Một đơn vị khác cũng hay được dùng để đánh giá độ cứng là ppm (Parts Per
Million). 1 dH = 17 ppm.
Phân loại nước theo độ cứng:
+ Độ cứng carbonat (thường được ký hiệu CH: Carbonate Hardness): là độ
cứng gây ra bởi hàm lượng Ca2+ và Mg2+ tồn tại dưới dạng HCO3-. Độ cứng
carbonat còn được gọi là độ cứng tạm thời vì sẽ mất đi khi bị đun sôi.
+ Độ cứng phi carbonat (thường được ký hiệu là NCH: Non-Carbonate
Hardness) là độ cứng gây ra bởi hàm lượng Ca 2+ và Mg2+ liên kết với các anion

4
khác HCO3- như SO42-, Cl-… Độ cứng phi carbonat còn được gọi là độ cứng
thường trực hay độ cứng vĩnh cửu.
- Hàm lượng oxy hòa tan: Oxy hòa tan trong nước (DO: Dissolved
Oxygen) không tác dụng với nước về mặt hóa học. Hàm lượng DO trong nước
phụ thuộc nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa học của nguồn
nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật… Hàm lượng oxy hòa tan là một chỉ số
đánh giá “tình trạng sức khỏe” của nguồn nước. Mọi nguồn nước đều có khả
năng tự làm sạch nếu như nguồn nước đó còn đủ một lượng DO nhất định. Khi
DO xuống đến khoảng 4 – 5 mg/l, số sinh vật có thể sống được trong nước giảm
mạnh. Nếu hàm lượng DO quá thấp, thậm chí không còn, nước sẽ có mùi và trở
nên đen do trong nước lúc này diễn ra chủ yếu là các quá trình phân hủy yếm
khí, các sinh vật không thể sống được trong nước này nữa.
Hàm lượng DO trong nước tuân theo định luật Henry, có nghĩa là nói
chung độ tan giảm theo nhiệt độ. Ở nhiệt độ bình thường, độ hòa tan tới hạn của
oxy trong nước vào khoảng 8 mg O2/l.
- Nhu cầu oxi hóa học (COD: Chemical Oxygen Demand) là lượng oxy
cần thiết (cung cấp bởi các chất hóa học) để oxi hóa các chất hữu cơ trong nước.
Chất oxi hóa thường dùng là KMnO4 hoặc K2Cr2O7 và khi tính toán được quy
đổi về lượng oxy tương ứng (1mg KMnO4 ứng với 0,253 mgO2).
Các chất hữu cơ trong nước có hoạt tính hóa học khác nhau. Khi bị oxit
hóa không phải tất cả các chất hữu cơ đều chuyển hóa thành nước và CO 2 nên
giá trị COD thu được khi xác định bằng phương pháp KMnO 4 hoặc K2Cr2O7
thường nhỏ hơn giá trị COD lý thuyết nếu tính toán từ các phản ứng hóa học
đầy đủ. Mặt khác, trong nước cũng có thể tồn tại một số chất vô cơ có tính khử
(như S2-, NO2-, Fe2+ …) cũng có thể phản ứng được với KMnO4 hoặc K2Cr2O7
làm sai lạc kết quả xác định COD.
Như vậy, COD giúp phần nào đánh giá được lượng chất hữu cơ trong
nước có thể bị oxi hóa bằng các chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm
của nước). Việc xác định COD có ưu điểm là cho kết quả nhanh (chỉ sau
khoảng 2 giờ nếu dùng phương pháp bicromat hoặc 10 phút nếu dùng phương
pháp permanganat).
- Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD: Biochemical Oxygen Demand) là lượng
oxy cần thiết để vi sinh vật có trong nước phân hủy các chất hữu cơ. Tương tự
như COD, BOD cũng là một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của
nước (đơn vị tính cũng là mgO 2/l). Trong môi trường nước, khi quá trình oxit
hóa sinh học xảy ra thì các vi khuẩn sử dụng oxy hòa tan để oxit hóa các chất
hữu cơ và chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vô cơ bền như CO 2, CO32-,
SO42-, PO43- và cả NO3-.
- Sắt: Sắt chỉ tồn tại dạng hòa tan trong nước ngầm dưới dạng muối Fe 2+
của HCO3-, SO42-, Cl-… còn trong nước bề mặt, Fe 2+ nhanh chóng bị oxit hóa
thành Fe3+ và bị kết tủa dưới dạng Fe(OH)3.

5
2Fe(HCO3)2 + 0,5 O2 + H2O --> 2Fe(OH)3 + 4CO2
Nước thiên nhiên thường chứa hàm lượng Sắt lên đến 30 mg/l. Với hàm
lượng Sắt lớn hơn 0,5 mg/l nước có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo khi
giặt… Các cặn kết tủa của Sắt có thể gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước. Trong
quá trình xử lý nước, Sắt được loại bằng phương pháp thông khí và keo tụ.
- Các hợp chất Clorur: Clo tồn tại trong nước dưới dạng Cl-. Nói chung ở
mức nồng độ cho phép thì các hợp chất Clo không gây độc hại, nhưng với hàm
lượng lớn hơn 250 mg/l làm cho nước có vị mặn. Nước có nhiều Cl - có tính xâm
thực ximăng.
- Các hợp chất Sulfat: Ion SO42- có trong nước do khoáng chất hoặc có
nguồn gốc hữu cơ. Với hàm lượng lớn hơn 250 mg/l gây tổn hại cho sức khỏe
con người. Ở điều kiện yếm khí, SO 42- phản ứng với chất hữu cơ tạo thành khí
H2S có độc tính cao.
- Chất hoạt động bề mặt: xà phòng, chất tẩy rửa, chất tạo bọt... Đây là
những chất khó phân hủy sinh học thường tích tụ trong nước và gây hại cho
người sử dụng. Ngoài ra, các chất này còn tạo một lớp màng phủ bề mặt các vực
nước, ngăn cản sự hòa tan O2 vào nước và làm chậm các quá trình tự làm sạch
nguồn nước.
1.1.2.3. Thông số vi sinh vật
Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và các
loài thủy vi sinh khác. Tùy theo tính chất, các loại vi sinh trong nước có thể vô
hại hoặc có hại. Nhóm có hại bao gồm các loại vi trùng gây bệnh, các loài rong
rêu, tảo… Nhóm này cần phải loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng.
Các vi trùng gây bệnh như lỵ, thương hàn, dịch tả… thường khó xác định
chủng loại. Trong thực tế hóa nước thường xác định chỉ số vi trùng đặc trưng.
Trong chất thải của người và động vật luôn có loại vi khuẩn E.Coli sinh sống và
phát triển. Sự có mặt của E.Coli trong nước chứng tỏ chứng tỏ nguồn nước đã bị
ô nhiễm bởi phân rác, chất thải của người và động vật và như vậy cũng có khả
năng tồn tại các loại vi trùng gây bệnh khác. Số lượng E.Coli nhiều hay ít tùy
thuộc mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Đặc tính của khuẩn E.Coli là khả
năng tồn tại cao hơn các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh khác nên nếu sau khi
xử lý nước, nếu trong nước không còn phát hiện thấy E.Coli thì điều đó chứng tỏ
các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt hết. Mặt khác, việc xác định số
lượng E.Coli thường đơn giản và nhanh chóng nên loại vi khuẩn này thường
được chọn làm vi khuẩn đặc trưng trong việc xác định mức độ nhiễm bẩn do vi
trùng gây bệnh trong nước.
Người ta phân biệt trị số E.Coli và chỉ số E.Coli. Trị số E.Coli là đơn vị thể
tích nước có chứa 1 vi khuẩn E.Coli. Chỉ số E.Coli là số lượng vi khuẩn E.Coli
có trong 1 lít nước. Tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt ở các nước tiên tiến quy
định trị số E.Coli không nhỏ hơn 100 ml, nghĩa là cho phép chỉ có 1 vi khuẩn
E.Coli trong 100 ml nước (chỉ số E.Coli tương ứng là 10).

6
1.1.3. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về nước cấp
Nguồn nước cấp có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như:
ăn uống, sinh hoạt, sản xuất… Mỗi mục đích sử dụng có yêu cầu về chất lượng
nước khác nhau, nước cấp cho ăn uống có chất lượng cao hơn so với các nguồn
nước cấp cho sinh hoạt hay cho sản xuất.
Hiện nay, ở Việt Nam đã ban hành một số Quy chuẩn kỹ thuật về chất
lượng nước cấp như:
- QCVN 01:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và
được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số 04/2009/TT - BYT ngày 17
tháng 6 năm 2009. Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng
đối với nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở để chế biến thực phẩm.
- QCVN 02:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn
và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT - BYT
ngày 17 tháng 6 năm 2009. Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu
chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không
sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở
chế biến thực phẩm.
Đối với nguồn nước được sử dụng làm nguồn nước đầu vào cho các quá
trình xử nước cấp (nước thô) cũng có các Quy chuẩn kỹ thuật liên quan.
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt.
Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt, áp
dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ cho
việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp.
- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước
ngầm. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước
ngầm, áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước ngầm, làm
căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp.
1.2. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI
1.2.1. Nguồn phát sinh, thành phần, tích chất nước thải
1.2.1.1. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh họat là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục
đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rữa, vệ sinh cá nhân… chúng
thường được thải ra từ các các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và
các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư phụ
thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước.
Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
- Nước thải nhiễm bẫn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các
chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu
cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngòai ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và

7
vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao
gồm các hợp chất như protein (40 – 50%); hydrat cacbon (40 - 50%) gồm tinh
bột, đường và xenlulo; và các chất béo (5 -10%). Nồng độ chất hữu cơ trong
nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150 – 450%mg/l theo trọng lượng
khô. Có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Ở những khu dân
cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý
thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Bảng 1.2. Thành phần nước thải sinh hoạt phân tích theo các phương
pháp của APHA (Phương pháp tiêu chuẩn phân tích nước thải của Mỹ)

Mức độ ô nhiễm
Các chất (mg/l)
Nặng Trung bình Thấp
Tổng chất rắn 1000 500 200
Chất rắn hòa tan 700 350 120
Chất rắn không hòa tan 300 150 8
Tổng chất rắn lơ lửng 600 350 120
Chất rắn lắng 12 8 4
BOD5 300 200 100
DO 0 0 0
Tổng nitơ 85 50 25
Nitơ hữucơ 35 20 10
Nitơ ammoniac 50 30 15

NO2 - 0,1 0,05 0


NO3- 0,4 0,2 0,1
Clorua 175 100 15
Độ kiềm 200 100 50
Chất béo 40 20 0

Tổng photpho - 8 -
Nước thải sinh hoạt có thành phần với các giá trị điển hình như sau:
COD=500 mg/l, BOD5=250 mg/l, SS=220 mg/l, Photpho=8 mg/l, Nitơ NH 3 và
nitơ hữu cơ=40 mg/l, pH=6.8, TS= 720mg/l.

8
Như vậy, Nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao,
đôi khi vượt cả yêu cầu cho quá trình xử lý sinh học. Thông thường các quá
trình xử lý sinh học cần các chất dinh dưỡng theo tỷ lệ sau: BOD5:N:P = 100:5:1
Một tính chất đặc trưng nữa của nước thải sinh hoạt là không phải tất cả
các chất hữu cơ đều có thể bị phân hủy bởi các vi sinh vật và khoảng 20-40%
BOD thoát ra khỏi các quá trình xử lý sinh học cùng với bùn.
Nước thải sinh hoạt

Nước 50-70% Chất rắn 30 – 50%

Các chất hữu cơ Các chất vô cơ


%

65% 25% 10 % Cát Muối Kim loại


Protêin Cacbon Các chất béo
Bảng 1.3. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Nồng độ (mg/l)
Các chỉ tiêu hydrat
Nhẹ Trung bình Nặng
Chất rắn lơ lửng 100 220 350
BOD5 110 250 400
COD 250 500 1000
Tổng Cacbon hữu cơ 80 160 210
Tổng Nitơ 20 40 85
(Nguồn: Lâm Minh Triết – Xử lý nước thải đô thị và khu công nghiệp)
Chất hữu cơ: rau, quả, thực vật, giấy, carbon, xác bã động thực vật…
Chất vô cơ: cát đất sét, muối khoáng, quặng…
Vi sinh vật, hydrat cacbon, cát, chất béo, dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt,
các hợp chất nitơ, photpho, clorua, sunfat…
Axit bay hơi: chiến 50% tổng lượng axit. Nồng độ trung bình: 8,5 - 20,1
mg/l. Chủ yếu là: axit formic, acetic…
Axit không bay hơi: trên 12 loại axit như axit glutaric, xitric, benzoic,
phenil-lactic. C= 0,1 - 1 mg/l 2/3 lượng acid béo bậc cao là: axit palmitic,
stearic, oleic.
Protein và axit amin : 20 loại acid amin chiếm 50% N trong nước thải.
9
Hydrat carbon: đường glucozơ, sucrozơ, lactozơ, pentozơ.
1.2.1.2. Nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất)
Là loại nước thải sau quá trình sản xuất, phụ thuộc loại hình công nghiệp.
Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau, phụ
thuộc vào loại hình công nghiệp và chế độ công nghệ lựa chọn.
Trong công nghiệp, nước được sử dụng như là 1 loại nguyên liệu thô hay
phương tiện sản xuất (nước cho các quá trình) và phục vụ cho các mục đích
truyền nhiệt. Nước cấp cho sản xuất có thể lấy mạng cấp nước sinh hoạt chung
hoặc lấy trực tiếp từ nguồn nước ngầm hay nước mặt nếu xí nghiệp có hệ thống
xử lý riêng. Nhu cầu về cấp nước và lưu lượng nước thải trong sản xuất phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Lưu lượng nước thải của các xí nghiệp công nghiệp
được xác định chủ yếu bởi đặc tính sản phẩm được sản xuất.
Ngoài ra, trình độ công nghệ sản xuất và năng suất của xí nghiệp cũng có
ý nghĩa quan trọng. Lưu lượng tính cho 1 đơn vị sản phẩm có thể rất khác nhau.
Lưu lượng nước thải sản xuất lại dao động rất lớn. Bởi vậy số liệu trên thường
không ổn định và ở nhiều xí nghiệp lại có khả năng tiết kiệm lượng nước cấp do
sử dụng hệ thống tuần hoàn trong sản xuất.
Thành phần nước thải sản xuất rất đa dạng, thậm chí ngay trong 1 ngành
công nghiệp, số liệu cũng có thể thay đổi đáng kể do mức độ hoàn thiện của
công nghệ sản xuất hoặc điều kiện môi trường.
Căn cứ vào thành phần và khối lượng nước thải mà lựa chọn công nghệ và
các kỹ thuật xử lý. Sau đây là 1 số số liệu về thành phần nước thải của 1 số
ngành công nghiệp
Bảng 1.4. Đặc trưng nước thải của một số ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp
Chỉ tiêu Chế biến Sản xuất Dệt sợi Sản xuất
sữa thịt hộp tổng hợp hóa chất
BOD5 (mg/l) 1000 1400 1500 430
COD(mg/l) 1900 2100 3300 540
Tổng chất rắn(mg/l) 1600 3300 8000 53000
Chất rắn lơ lửng(mg/l) 300 1000 2000 1200
Nitơ(mg/l) 50 150 0 250
photpho(mg/l) 12 16 5 400
(Nguồn: Lâm Minh Triết – Xử lý nước thải đô thị và khu công nghiệp)
Nói chung, nước thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm có hàm lượng
Nitơ và Photpho đủ cho quá trình xử lý sinh học, trong khi đó hàm lượng các
10
chất dinh dưỡng này trong nước thải của các ngành sản xuất khác lại quá thấp so
với nhu cầu phát triển của vi sinh vật. Ngoài ra, nước thải ở các nhà máy hóa
chất thường chứa 1 số chất độc cần được xử lý sơ bộ để khử các độc tố trước khi
thải vào hệ thống nước thải khu vực.
Có hai loại nước thải công nghiệp:
- Nước thải công nghiệp quy ước sạch: là loại nước thải sau khi sử dụng
để làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà.
- Loại nước thải công nghiệp nhiễm bẫn đặc trưng của công nghiệp đó và
cần xử lý cục bộ trước khi xả vào mạng lưới thóat nước chung hoặc vào nguồn
nước tùy theo mức độ xử lý.
1.2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về nước thải
Hiện nay, hệ thống văn bản về môi trường nói chung và các tiêu chuẩn xả
thải nói riêng ở Việt Nam đã hoàn thiện, tạo cơ sở cho công tác bảo vệ môi
trường hiệu quả hơn. Để hạn chế những tác động tiêu cực của nước thải đến môi
trường sinh thái và con người thì cơ quan nhà nước về môi trường đã ban hành
nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải. Các tiêu chuẩn, quy
chuẩn này đưa ra những giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm được phép
tồn tại trong môi trường hoặc trong chất thải.
Có thể nêu ra một số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải như:
QCVN 11:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
công nghiệp chế biến thủy sản.
QCVN 13:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
công nghiệp dệt may.
QCVN 14 : 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
sinh hoạt.
QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
công nghiệp.
1.2.3. Xác định mức độ xử lý nước
Khi thải bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải không phải làm cho chúng
bằng không mà phải đến mức độ cho phép xả vào nguồn (Tiêu chuẩn xả thải).
Công trình xử lý tốt hay không dựa vào 2 yếu tố:
- Hiệu quả xử lý.
- Niên hạn sử dụng.
Có 2 cách xác định mức độ xử lý:
- Xác định mức độ xử lý theo SS
- Xác định mức độ xử lý theo BOD
1.2.3.1. Theo SS
11
Hàm lượng chất lơ lửng cho phép trong nước thải xả vào nguồn được xác
định như sau:

Trong đó:
- C2: Hàm lượng chất lơ lửng cho phép trong nước thải xả vào nguồn
- p: Hàm lượng chất lơ lửng tăng cho phép trong nước nguồn sau xáo trộn
(g/m ) (TC SS)
3

- Q: Lưu lượng nước nguồn (m3/h)


- q: Lưu lượng nước thải (m3/h)
- Cng: Hàm lượng chất lơ lững trong nước nguồn (g/m3)
- γ: Hệ số phụ thuộc đặc tính thủy lực

1.2.3.2. Theo BOD


BOD của nước thải cho phép thải vào nguồn:

Với: - t: Thời gian xáo trộn =1h


- Lth: BOD tới hạn của hổn hợp nước thải và nguồn
- Lng: BOD nguồn
- k1, k’1: Hằng số tốc độ tiêu thụ oxy của nước thải và nước nguồn
- k1: Theo bảng phụ thuộc nhiệt độ
Nhiệt độ , 0C 10 15 20 25 30
K1 0.063 0.08 0.1 0.126 0.158
- k’1 : Theo bảng sau:
Giá trị k’1, với nhiệt độ nước nguồn
Đặc tính nguồn nước
100C 150C 200C 250C
Nguồn nước không có dòng - 0.11 0.15 -
chảy hoặc chảy chậm
Nguồn nước có tốc độ dòng 0.17 0.185 0.02 0.215

12
Giá trị k’1, với nhiệt độ nước nguồn
Đặc tính nguồn nước
100C 150C 200C 250C
chảy < 0.5 m/s
Nguồn nước với dòng chảy 0.425 0.46 0.05 0.54
mạnh
Nguồn nước nhỏ với dòng chảy 0.684 0.74 0.08 0.865
mạnh

Suy ra: Mức độ cần thiết xử lý nước thải:

1.3. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC


Dây chuyền công nghệ xử lý nước là tổ hợp các công trình đơn vị, trong
đó nước được xử lý theo thứ tự từ công trình đầu đến công trình cuối cùng của
công nghệ. Việc lựa chọn dây chuyền công nghệ là một bài toán kinh tế - kỹ
thuật phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Thành phần tính chất nguồn nước: là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất
cần xét đến khi lựa chọn một công nghệ xử lý nước. Nước thải cần được
lấy mẫu, phân tích thành phần và mức độ ô nhiễm của các chất trong
nước. Từ đó, xác định các phương pháp và công nghệ xử lý phù hợp cho
nguồn nước đó.
- Mức độ làm sạch nước: Mức độ làm sạch nước là cơ sở để xác định mức
độ xử lý nước. Dựa vào các tiêu chuẩn xả thải liên quan sẽ xá định được
mức độ xử lý cần thiết, từ đó lựa chọn các phương pháp, công nghệ phù
hợp để xử lý nguồn nước. Với các nguồn nước cấp cho sinh hoạt thường
có yêu cầu mức độ làm sạch cao, nên yêu cầu các công nghệ xử lý hoàn
chỉnh, hiệu quả xử lý cao. Ngược lại, với các nguồn tiếp nhận không cấp
cho sinh hoạt thì yêu cầu mức độ xử lý thấp nên có thể lựa chọn các công
nghệ đơn giản hơn.
- Kinh phí đầu tư: Kinh phí đầu tư đóng vai trò quan trọng để lựa chọn một
công nghệ xử lý. Với các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn họ có thể lựa
chọn các công nghệ hiện đại, xử lý đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, với
những doanh nghiệp có vốn đầu tư ít, họ sẽ lựa chọn những công nghệ
đơn giản, sẵn có trong nước để xử lý nước thải vừa phù hợp với điều kiện
tài chính vừa đáp ứng được yêu cầu về môi trường.
- Các yếu tố: điều kiện tự nhiên, năng lượng, diện tích khu vực xây dựng
trạm, công suất… cũng cần xem xét khi lựa chọn công nghệ.

13
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP VÀ NƯỚC THẢI
2.1. PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC
2.1.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp cơ học
Phương pháp xử lý cơ học thường là giai đoạn đầu tiên trong dây chuyền
công nghệ xử lý nước (giai đoạn tiền xử lý) có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất
không hòa tan chứa trong nước có thể gây tắc nghẽn đường ống, làm hư hỏng
máy bơm và làm giảm hiệu quả xử lý cho các giai đoạn xử lý sau, cụ thể như:
- Loại bỏ hoặc cắt nhỏ những vật nổi lơ lửng có kích thước lớn trong nước
như mảnh gỗ, nhựa, gạch, giẻ lau, vỏ hoa quả…
- Loại bỏ cặn nặng như cát, sỏi, mảnh thủy tinh, mảnh kim loại…
- Loại bỏ phần lớn dầu mỡ và các chất nổi.
Các công trình sử dụng trong giai đoạn tiền xử lý gồm: song chắn rác, bể
lắng cát, bể điều hòa, bể lọc, bể vớt dầu mỡ,…
2.1.2. Các công trình cơ học trong xử lý nước
2.1.2.1. Song chắn rác
Song chắn rác là công trình đầu tiên trong môt hệ thống xử lí nước thải.
Nó có nhiệm vụ chắn giữ lại những thành phần cặn có kích thước lớn hay những
thành phần có dạng sợi: cành cây, giẻ rách, đá sỏi,… nhằm bảo vệ bơm, van
đường ống và các thành phần khác trong hệ thống.
Đối với song chắn rác, ta có thể phân biệt:
- Theo khe hở của song chắn có 3 kích cỡ: loại thô lớn (30 - 200 mm),
loại trung bình (16 - 30 mm), loại nhỏ (dưới 16 mm ).
- Theo cấu tạo của song chắn: loại cố định và loại di động.
- Theo phương cách lấy rác: loại thủ công và loại cơ giới.
Song chắn rác có nhiều loại phụ thuộc vào khe hở của các thanh chắn, vào
vị trí hay vào phương pháp lấy rác cóchắn
Loại thể được
rác minh hoạ bằng hình sau:

Thô Mịn Lưới quay

SCR cố định Cố định

SCR di động Di động

Trống quay

Sơ đồ 2.1. Phân loại song chắn rác


14
2.1.2.2. Bể lắng cát
Bể lắng cát thường dùng để chắn những hạt cặn lớn có chứa trong nước
thải mà chủ yếu là cát. Trên trạm xử lý nước thải việc lắng cát lại trong các bể
lắng gây khó khăn cho công tác lấy cặn. Ngoài ra trong cặn có cát thì có thể làm
cho các ống dẫn bùn của các bể lắng không hoạt động được, máy bơm nhanh
hỏng. Đối với bể Metanten và bể lắng hai vỏ thì cát là một chất thừa. Do đó việc
xây dựng các bể lắng cát trên các trạm xử lý khi nước thải lớn hơn 100 m 3/ngày
đêm là cần thiết
Theo đặc tính chuyển động của nước, bể lắng cát phân biệt thành: bể lắng
cát ngang nước chảy thẳng, chảy vòng, bể lắng cát đứng nước dâng từ dưới lên,
bể lắng cát nước chảy xoắn ốc (tiếp tuyến và thoáng gió).
Bể lắng cát ngang nước chảy thẳng thường có hố thu cát ở đầu bể. Cát
được cào vào hố thu bằng cào sắt và được lấy ra bằng bơm phun tia, máy bơm
cát hoặc bằng phương tiện guồng, gầu xúc… lấy cát ra khỏi bể lắng có thể bằng
thủ công (nếu lượng cát W < 0,5 m3/ ngày đêm) và bằng cơ giới (nếu lượng cát
W > 0,5 m3/ ngày đêm)
Các hạt cát và những hạt nhỏ không hòa tan có trong nước thải khi đi qua
bể lắng cát sẽ rơi xuống đáy dưới tác dụng của lực hấp dẫn bằng tốc độ tương
ứng với độ, lớn và trọng lượng riêng của nó.
Tốc độ chuyển động của dòng chảy càng lớn thì tốc độ rơi của các hạt
càng lớn, đồng thời độ rối thành phần đứng càng mạnh và các hạt nhỏ cuốn heo
dòng chảy càng nhiều. Ngược lại, tốc độ dòng chảy càng bé thì các cặn nhỏ rơi
xuống đáy tạo thành cặn lắng càng nhiều. Như vậy, bể lắng cát làm việc có hiệu
xuất với khoảng giới hạn tốc độ dòng chảy nhất định. Đối với bể lắng cát ngang
thì Vmax = 0,3 m/s (với lưu lượng tối đa) Vmin = 0,15 m/s (với lưu lượng tối thiểu)
và thời gian nước lưu lại từ 30 đến 60 giây
Tốc độ dòng giảm dần tới giới hạn 0,15 m/s thì những liên kết hữu cơ bắt
đầu rơi lắng. Để tránh hiện tượng đó cần làm ổn định dòng chảy.
Tốc độ 0,3 m/s là tốc độ trung bình tính cho toàn bộ tiết diện ướt. Thực tế
thì ở một số vùng tốc độ tăng lên gây hiện tượng cuốn cát theo, ở một số vùng
khác tốc độ lại giảm xuống gây nên hiện tượng cặn lắng. Do đó, biện pháp làm
điều hòa ổn định dòng chảy trong bể là cần thiết.
Ngay cả khi đảm bảo tốc độ giới hạn thì cặn lắng trong bể lắng cát với
mức độ nào đó vẫn còn chứa các liên kết hữu cơ, vì các chất hữu cơ thường dính
chặt với các hạt cát và khi cát rơi xuống thì chúng cũng bị cuốn theo. Bể lắng cát
thường ít được sử dụng vì khối lượng xây dựng lớn.
Bể lắng cát tiếp tuyến có mặt bằng hình tròn. Máng dẫn nước vào làm tiếp
tuyến với bể. Ở trong bể các hạt cát chịu ảnh hưởng của 2 lực: đó là trọng lực và
lực ly tâm. Do vậy mà khả năng tách cát khỏi nước thải tốt hơn.
Bể lắng cát làm thoáng là bước phát triển của bể lắng cát tiếp tuyến. Nó
được xây dựng với hình thù bể chưa kéo dài. Nhờ thổi không khí mà dòng chảy
15
nước thải trong bể vừa quay lại vừa tịnh tiến tạo nên chuyển động xoắn ốc. Hiệu
xuất xử lý của loại bể này rất cao nhưng kỹ thuật xây dựng đòi hỏi cao hơn các
loại bể lắng cát khác
Bảng 2.1. Đặc tính và hiệu quả xử lí của từng loại bể lắng cát
Bể lắng cát ngang Bể lắng cát đứng Bể lắng tiếp tuyến Bể lắng cát sục khí
Nước chảy theo Dòng nước chảy Dòng nước chảy Dòng nước
mặt cắt ngang của từ dưới lên trên theo phương tiếp chuyển động quay
bể tuyến của bể trong bể nhờ sục
khí

Hiệu quả xử lý Hiệu quả xử lý Hiệu quả xử lý Hiệu quả xử lý cao


không cao không cao được cải thiện
Thường được sử Không chiếm Chiều sâu công tác Nhờ có hệ thống
dụng nhưng chiếm nhiều diện tích nhỏ, tải trọng bề sục khí nên cát
nhiều diện tích nhưng khối mặt cao và tốn chi lắng sạch hơn các
xây dựng lượng xây dựng phí cho công tác bể khác, xả cát
lớn vận hành bằng bơm phun tia

Trong công trình này có một công trình phụ là sân phơi cát. Do cát lấy ra
khỏi nước thải có chứa nhiều nước nên cần sân phơi để tách nước giảm thể tích
cho cát, nước thu được cho lại vào đầu bể lắng cát. Cát thu được đem đổ bỏ.

2.1.2.3. Bể tuyển nổi


Bể tuyển nổi là một thiết bị dùng để tách và loại bỏ các chất rắn lơ lửng từ
chất lỏng dựa trên những thay đổi trong độ tan của khí áp khác nhau. Không khí
được hòa tan dưới áp lực trong một chất lỏng sạch và bơm trực tiếp vào bể tuyển
nổi. Sau khi vào bể tuyển nổi, áp suất không khí được tạo ra và kết hợp với chất
lỏng, mà sẽ trở thành siêu bão hòa với các bong bóng khí có kích thước
Micronmet. Các bong bóng không khí li ti sản xuất một lực hấp dẫn cụ thể bám
dính vào các phần tử rắn lơ lửng trong nước và nâng các hạt lơ lửng nổi lên bề
mặt chất lỏng, tạo thành một lớp bùn nổi được loại bỏ bởi dàn cào ván bùn mặt.
Chất rắn nặng lắng xuống đáy hồ và cũng được cào gom lại và hút ra ngoài bằng
bơm hút bùn để đưa về khu xử lý bùn xử lý.
Bể tuyển nổi dùng phương pháp gắn các hạt chất thải khí. Tất cả các bong
bóng bám dính các chất rắn là rất mong manh và bất ổn trong các đơn vị nổi
phải được giữ ở mức tối thiểu để ngăn chặn sự suy giảm về hiệu suất hoạt động.
Nước thải của một số xí nghiệp ăn uống, chế biến bơ sữa, các lò mổ, xí
nghiệp ép dầu... thường có lẫn dầu mỡ. Các chất này thường nhẹ hơn nước và
nổi lên trên mặt nước. Nước thải sau xử lí không có lẫn dầu mỡ mới được phép

16
cho chảy vào các thủy vực. Hơn nữa, nước thải có lẫn dầu mỡ khi vào xử lí sinh
học sẽ làm bít các lỗ hổng ở vật liệu lọc, ở phin lọc sinh học và còn làm hỏng
cấu trúc bùn hoạt tính trong Aerotank...
Ngoài cách làm các gạt đơn giản bằng các tấm sợi quét trên mặt nước,
người ta chế tạo ra các thiết bị tách dầu, mỡ đặt trước dây chuyền công nghệ xử
lí nước thải.

Hình 2.1. Thiết bị tách dầu, mỡ lớp mỏng


1. Cửa dẫn nước ra; 2. Ống gom dầu, mỡ; 3. Vách ngăn; 4. Tấm chất dẻo;

5. Lớp dầu; 6. Ống dẫn nước thải vào; 7. Bộ phận lắng 8. Bùn cặn

2.1.2.4. Bể lắng
Lắng là phương pháp đơn giản nhất để tách các chất bẩn không hòa tan ra
khỏi nước thải. Dựa vào chức năng và vị trí có thể chia bể lắng thành các loại:
− Bể lắng đợt 1: Được đặt trước công trình xử lý sinh học, dùng để tách
các chất rắn, chất bẩn lơ lửng không hòa tan.
− Bể lắng đợt 2: Được đặt sau công trình xử lý sinh học dùng để lắng các
cặn vi sinh, bùn làm trong nước trước khi thải ra nguồn tiếp nhận
Căn cứ vào chiều dòng chảy của nước trong bể, bể lắng cũng được chia
thành các loại giống như bể lắng cát ở trên: bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng
tiếp tuyến (bể lắng radian).
a. Cơ sơ lý thuyết lắng
Lắng là quá trình tách khỏi nước cặn lơ lửng hoặc bông cặn hình thành
trong giai đoạn keo tụ tạo bông hoặc các cặn bùn sau quá trình xử lý sinh học
Trong công nghệ xử lý nước thải quá trình lắng được ứng dụng:
- Lắng cát, sạn, mảnh kim loại, thuỷ tinh, xương, hạt sét... ở bể lắng cát.

17
- Loại bỏ chất lơ lửng ở bể lắng đợt 1.
- Lắng bùn hoạt tính hoặc màng vi sinh vật ở bể lắng đợt 2.
Hai đại lượng quan trọng trong việc thiết kế bể lắng chính là tốc độ lắng và
tốc độ chảy tràn. Để thiết kế một bể lắng lý tưởng, đầu tiên người ta xác định tốc độ
lắng của hạt cần được loại và khi đó đặt tốc độ chảy tràn nhỏ hơn tốc độ lắng.
Tính chất lắng của các hạt có thể chia thàng 3 dạng như sau:
Lắng dạng I: lắng các hạt rời rạc. Quá trình lắng được đặc trưng bởi các
hạt lắng một cách rời rạc và ở tốc độ lắng không đổi. Các hạt lắng một cách
riêng lẻ không có khả năng keo tụ, không dính bám vào nhau suốt quá trình
lắng. Để có thể xác định tốc độ lắng ở dạng này có thể ứng dụng định luật cổ
điển của Newton và Stoke trên hạt cặn. Tốc độ lắng ở dạng này hoàn toàn có thể
tính toán được.
Lắng dạng II: lắng bông cặn. Quá trình lắng được đặc trưng bởi các
hạt( bông cặn) kết dính với nhau trong suốt quá trình lắng. Do quá trình bông
cặn xảy ra trên các bông cặn tăng dần kích thước và tốc độ lắng tăng. Không có
một công thức toán học thích hợp nào để biểu thị giá trị này. Vì vậy, để có các
thông số thiết kế về bể lắng dạng này, người ta thí nghiệm xác định tốc độ chảy
tràn và thời gian lắng ở hiệu quả khử bông cặn cho trước từ cột lắng thí nghiệm,
từ đó nhân với hệ số quy mô để có tốc độ chảy tràn và thời gian lắng thiết kế.
Lắng dạng III: lắng cản trở. Quá trình lắng được đặt trưng bởi các hạt cặn
có nồng độ cao (> 1000mg/l). Các hạt cặn có khuynh hướng duy trì vị trí không
đổi với các vị trí khác, khi đó cả khối hạt như là một thể thống nhất lắng xuống
với vận tốc không đổi. Lắng dạng này thường thấy ở bể nén bùn.
b. Các loại bể lắng
- Bể lắng hình tròn
Trong bể lắng hình tròn, nước chuyển động theo hướng bán kính. Tuỳ theo
cách chảy của dòng nước vào và ra mà ta có các dạng bể lắng tròn khác nhau.
+ Bể lắng tròn phân phối nước vào bằng buồng phân phối trung tâm

Hình 2.2. Cấu tạo bể lắng đứng

18
+ Bể lắng tròn phân phối vào bằng máng quanh chu vi bể và thu nước ra bằng
máng ở trung tâm

Hình 2.3. Cấu tạo bể lắng đứng


+ Bể lắng tròn phân phối nước vào và thu nước ra bằng máng đặt vòng quanh
theo chu vi bể.

Hình 2.4. Cấu tạo bể lắng đứng

- Bể lắng ngang (Hình chữ nhật)


Nước thải đi vào vùng phân phối nước ở đầu bể lắng, qua vách phân phối,
nước chuyển động đều nước vào vùng lắng, thường cấu tạo dạng máng có lỗ.

19
Hình 2.5. Cấu tạo bể lắng ngang
Với:
- h1: chiều sâu làm việc.
- h2: chiều cao lớp chứa cặn.
- h3: chiều cao lớp nước trung hoà (=0,4m).
- h4: chiều cao thành bể cao hơn mực nước (0,25-0,4m).
Hxd = h1 + h2 + h3 + h4
- i = 0,01-0,001.
- Độ dốc hố thu không nhỏ hơn 45o
- Bể lắng đợt 1 có chiều cao áp lực xả cặn >=1,5m.
- Tấm chắn cao hơn mặt nước 0,15-0,2m và sâu hơn so với mức
nước <=0,25m. Đặt cách máng phân phối (0,25-0,5m).
c. Cách tính toán chung bể lắng 1
- Các thông số tính toán bể lắng 1
Bảng 2.2. Các thông số tính toán bể lắng 1
Giá trị thông số
Tên thông số Đơn vị đo
Khoảng dao động Tiêu biểu

Nước thải trực tiếp vào lắng 1

1/ Thời gian lưu nước h 1.5 – 2.5 2

2/ Tải trọng bề mặt

- h trung bình m3/m2.ngày 31-50 40

20
- h cao điểm m3/m2.ngày 81-122 89

3/ Tải trong máng thu m3/m dài. ngày 124-490 248

Nước thải + bùn hoạt tính  Lắng 1

1/ Thời gian lưu nước h 1.5 – 2.5 2

2/ Tải trọng bề mặt

- h trung bình m3/m2.ngày 25 - 32 28

- h cao điểm m3/m2.ngày 48 - 69 61

3/ Tải trong máng thu m3/m dài. ngày 124-490 250

- Thông số thiết kế bể lắng 1

Bảng 2.3. Các thông số thiết kế bể lắng 1


Thông số Đơn vị đo Giá trị

Bể lắng ngang

+ Sâu m 3 – 4.8

+ Dài m 15 – 90(25 - 40)

+ Rộng m 3 – 25 (5 - 10)

+ Tốc độ máy gạt cặn m/phút 0.6 – 1.2

Bể lắng tròn

+ Sâu m 3 – 4.8

+ Đường kính m 3 – 60(12 – 45)

+ Độ dốc đáy m/ m dài 1/10 – 1/13

+ Tốc độ gạt cặn vòng/ phút 0.02 – 0.05

Vận tốc tối đa trong vùng lắng


21
Với:
- VH : vận tốc giới hạn trong buồng lắng.
- K = 0,05 (BL1): hệ số phụ thuộc tính chất cặn
- ρ: trọng lượng hạt: 1,2-1,6 (chọn ρ = 1,25).
- g: gia tốc trọng trường.
- d: đường kính tương đương của hạt (10-4 m).
- f: hệ số ma sát (phụ thuộc vào Re) 0,02-0,03 (lấy f = 0,025).
Hiệu quả khử SS, BOD5 ở bể lắng 1 được tính theo công thức sau:

Với:
- t: thời gian lưu.
- a, b: hằng số thực nghiệm
+ BOD5: a = 0,018 (h), b = 0,02
+ SS: a = 0,075 (h), b = 0,014
2.1.2.5. Bể lọc
a. Cơ sở lý thuyết của biện pháp lọc
Quá trình lọc nước là quá trình cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một
chiều dày nhất định đủ để giữ lại trên bề mặt hoặc giữa các khe hở của lớp vật
liệu lọc các hạt cặn và vi trùng có trong nước. Trong dây chuyền xử lý nước ăn
uống sinh hoạt, lọc là giai đoạn cuối cùng để làm trong triệt để nước. Sau một
thời gian làm việc, các hạt cặn làm cho lớp vật liệu lọc bị bám bẩn, làm tốc độ
lọc giảm dần. Để khôi phục lại khả năng làm việc của bể lọc, phải thổi rửa bể
lọc bằng nước hoặc khí.
Quá trình lọc nước được đặc trưng bởi 2 đại lượng là tốc độ lọc và chu kỳ
lọc. Tốc độ lọc tính bằng m/h là đại lượng biểu thị số lượng nước (m 3) lọc qua
1m2 diện tích của lớp vật liệu lọc trong thời gian 1 giờ. Chu kỳ lọc là khoảng
cách giữa 2 lần rửa lọc.
Khi lọc nước có chứa các hạt cặn bẩn qua lớp vật liệu lọc có thể xảy ra
các quá trình sau:
- Cặn bẩn chứa trong nước lắng đọng thành màng mỏng trên bề mặt của
lớp vật liệu lọc.
- Cặn bẩn chứa trong nước lắng đọng trong các lỗ rỗng của lớp vật liệu lọc
22
- Một phần cặn lắng đọng trên bề mặt tạo thành màng lọc, một phần thì
lắng đọng trong các lỗ rỗng của lớp vật liệu lọc.
Phân loại bể lọc:
- Theo đặc điểm vật liệu lọc được chia ra:
+ Vật liệu lọc dạng hạt: hạt cát, thạch cát, thạch anh nghiền, than antraxit,
đá hoa macnetit (Fe3O4)... được ứng dụng rộng rãi và phổ biến nhất.
+ Lưới lọc: lớp lọc có lưới có mắt lưới đủ bé để giữ lại các cặn bẩn trong
nước. Dùng làm sạch sơ bộ hoặc để lọc ra khỏi nước phù du, rong...
+ Màng lọc: lớp lọc là vải bong, sợi thuỷ tinh, sợi nilông, màng nhựa xốp.
Màng lọc dùng trong bể cấp nước lưu động.
- Tuỳ theo tốc độ lọc, bể lọc có hạt vật liệu lọc hạt chia ra:
+ Bể lọc chậm: Với tốc độ lọc 0,1- 0,5m/h
+ Bể lọc nhanh: Với tốc độ lọc 2 - 15 m/h
+ Bể lọc cực nhanh: Với tốc độ lọc > 25m/h
- Theo độ lớn của hạt vật liệu lọc chia ra:
+ Bể lọc hạt bé(ở bể lọc chậm) kích thước hạt của lớp trên cùng d <
0,4mm
+ Bể lọc hạt trung bình: kích thước hạt d = 0,4 - 0,8mm
+ Bể lọc hạt cỡ lớn: kích thước hạt của lớp trên cùng d >0,8mm dùng để
lọc sơ bộ.
Yêu cầu đối với lớp vật liệu lọc:
- Đảm bảo thành phần hạt theo yêu cầu phân loại.
- Đảm bảo mức đồng nhất về kích thước hạt.
- Đảm bảo độ bền cơ học: là chỉ tiêu chất lượng quan trọng vì nếu vật liệu
lọc có độ bền cơ học không đạt yêu cầu khi rửa lọc, các hạt nằm trong tình
trạng hỗn loạn, va chạm vào nhau sẽ bị bào mòn và vỡ vụn, làm rút ngắn thời
gian của chu kỳ lọc và chất lượng nước lọc xấu đi.
- Đảm bảo độ bền hoá học đối với nước lọc: là chỉ tiêu quan trọng, đảm
bảo cho nước lọc không bị nhiễm bẩn bởi các chất có hại cho sức khoẻ con
người hoặc có hại cho quy trình công nghệ của sản phẩm nào đó khi dùng nước.
- Rẻ, thuận tiện trong khai thác, vận chuyển: lựa chọn các loại vật liệu lọc
phổ biến trên thị trường hoặc sẵn có tại địa phương sẽ tiết kiệm được chi phí đầu
tư, khi thay thế dễ dàng hơn.

b. Các loại bể lọc


23
* Bể lọc chậm
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Nước từ máng phân phối đi vào bể qua lớp cát lọc với vận tốc rất
nhỏ(0,1÷ 0,5m/h). Lớp cát lọc thường là cát thạch anh. Cát lọc được đổ trên lớp
sỏi đỡ, dưới lớp sỏi đỡ là hệ thống thu nước đã lọc sang bể chứa nước sạch.
+ Lớp nước trên mặt cát lọc lấy bằng 1,5m. Khi bể lọc có mái che, khoảng
cách từ mặt cát lọc đến mái phải đảm bảo việc rửa và thay thế cát lọc.
+ Trong các bể lọc chậm có diện tích 10-15 m 2 phải thu nước trong bằng
máng đặt chìm dưới đáy bể. Trong bể lọc có diện tích lớn hơn phải có hệ thống
thu bằng ống đục lỗ, bằng gạch hoặc ống bêtông có khe hở, ống bêtông rỗng...
+ Bể lọc chậm có thể xây bằng gạch hoặc bêtông cốt thép có dạng hình
chữ nhật hoặc vuông. Chiều rộng mỗi ngăn của bể không được lớn hơn 6m và
bề dài không lớn hơn 60m. Số bể lọc chậm không ít hơn 2. Đáy bể có độ dốc 5%
về phía van xả đáy. Khi có nhiều bể phải có hệ thống máng phân phối để đảm
bảo phân phối nước đều vào mỗi bể.
Bảng 2.4. Các loại vật liệu lọc và chiều dày lớp vật liệu lọc
Số Tên lớp vật liệu lọc Cỡ hạt của vật liệu Chiều dày lớp vật
TT và lớp đỡ lọc (mm) liệu lọc (mm)

1 Cát 0,3-1 500


2 Cát 1-2 50
3 Sỏi hoặc đá dăm 2-5 50
4 Sỏi hoặc đá dăm 5-10 50
5 Sỏi hoặc đá dăm 10-20 50
6 Sỏi hoặc đá dăm 20-40 100
Tổng cộng: 800
- Ưu điểm:
+ Khi cho nước qua bể lọc với vận tốc nhỏ (0,1 - 0,3m/h), trên bề mặt cát
dần dần hình thành màng lọc. Nhờ màng lọc hiệu quả xử lý cao, 95 - 99% cặn
bẩn và vi trùng có trong nước bị giữ lại trên màng lọc.
+ Xử lý nước không dùng phèn do đó không đòi hỏi sử dụng nhiều máy
móc, thiết bị phức tạp.
+ Quản lý, vận hành đơn giản.
- Nhược điểm:
+ Diện tích lớn do tốc độ lọc chậm.
+ Khó tự động hoá và cơ giới hoá, phải quản lý bằng thủ công nặng nhọc.
- Rửa bể lọc chậm:
24
Có thể rửa bằng thủ công hoặc bán cơ giới.
+ Rửa bằng thủ công: Ngăn không cho nước vào bể, để cho nước lọc rút
xuống dưới mặt cát lọc khoảng 20cm, dùng xẻng xúc 1 lớp cát trên bề mặt dày
2- 3m, đem đi rửa, phơi khô. Sau khoảng 10 - 15 lần rửa, chiều dầy lớp cát lọc
còn lại khoảng 0,6 - 0,7m thì xúc toàn bộ số cát còn lại đem đi rửa và thay cát
sạch vào đúng bằng chiều dày thiết kế.
+ Rửa bằng bán cơ giới: ngừng làm việc bể lọc (không cho nước trong
chảy ra). Cho nước vào bể chảy ngang bề mặt nước (cường độ 1÷2l/s.m 2), dùng
dụng cụ vào khuấy. Cặn theo đường nước cuốn vào máng thu ở cuối bể.
- Quản lý vận hành:
Trước khi cho bể vào làm việc, phải đưa nước vào bể qua ống thu nước ở
dưới và dâng dần lên nhằm dồn hết không khí ra khỏi lớp cát lọc. Khi mực nước
dâng lên trên mặt cát lọc từ 20 - 30cm thì ngừng lại và mở van cho nước nguồn
vào bể đến ngang cao độ thiết kế. Mở van điều chỉnh tốc độ lọc và điều chỉnh
cho bể lọc làm việc đúng tốc độ tính toán. Trong quá trình làm việc, tổn thất qua
bể lọc tăng dần lên, hàng ngày phải điều chỉnh van thu nước 1 lần để đảm bảo
tốc độ lọc ổn định. Khi tổn thất áp lực đạt đến trị số giới hạn 1 - 2 thì ngừng vận
hành rửa bể.
- Tính toán bể lọc chậm:
+ Diện tích bể lọc chậm

Trong đó:
Q: lưu lượng nước xử lý (m3/h)
V: tốc độ lọc (m/h), phụ thuộc hàm lượng cặn lấy theo bảng 2.5.
Bảng 2.5. Tốc độ lọc trong bể lọc chậm
Tốc độ lọc (m/h)
Hàm lượng cặn trong
nước nguồn đưa vào bể
(mg/l) Khi làm việc bình Khi bể làm việc tăng
thường, V cường, Vtc

≤ 25 0,3 - 0,4 0,4 - 0,5


>25 0,2 - 0,3 0,3 - 0,4
Khi xử lý nước ngầm 0,5 0,6

+ Số bể lọc: Sơ bộ chọn bể theo công thức:


25
Trong đó:
N: số bể lọc
Vtc: tốc độ lọc tăng cường - tốc độ làm việc của bể khi có 1 bể
ngừng làm việc để rửa hoặc sửa chữa
+ Chiều cao toàn phần của bể:
H = ht + hđ + hc + hn + hp (m )
Trong đó:
ht : chiều dày lớp sàn đáy thu nước lọc từ 0,3 - 0,5m
hđ : chiều dày lớp sỏi đỡ (m)
hc : chiều dày lớp cát (m)
hn : chiều cao lớp nước (0,8 - 1,8)m, thường lấy 1,5m
hp : chiều cao dự phòng (m), 0,3 - 0,5 m
+ Cường độ rửa lọc:

Trong đó:
qo : lượng nước lọc qua 1m2 bể trong 1 giờ (m3/m2.h)
Σn: tổng số ngăn tập trung nước để rửa
Cường độ rửa tính toán phải nằm trong giới hạn 1-2 l/s.m2
+ Dung tích nước cho 1 lần rửa 1 ngăn lọc

Trong đó:
tr : thời gian rửa 1 ngăn lọc (giây) . tr = 10 - 20 phút
fn : diện tích 1 ngăn cần rửa

b: chiều rộng 1 bể (m)


l : chiều dài bể (m)
n : số ngăn trong 1 bể
* Bể lọc nhanh trọng lực (bể lọc nhanh phổ thông)
26
- Cấu tạo và nguyên tắc làm việc:
Nguyên tắc làm việc của bể lọc nhanh: Nước qua bể lọc chuyển động theo
chiều từ trên xuống, qua lớp vật liệu lọc, sỏi đỡ vào hệ thống thu nước trong và
được đưa về bể chứa nước sạch. Cơ chế của quá trình lọc: do hạt vật liệu lọc lớn
nên khe hở giữa các hạt vật liệu lọc lớn do đó các hạt cặn được giữ lại trong
lòng vật liệu lọc theo cơ chế lọc nhanh. Sức cản thuỷ lực tăng dần dẫn đến công
suất của bể giảm, lúc này phải tiến hành rửa bể lọc.

Hình 2.6. Bể lọc nhanh trọng lực


1. Lớp cát lọc 2. Lớp sỏi đỡ 3. Giá đỡ vật liệu lọc
4. Ống thu nước lọc 5. Máng thu nước rửa lọc 6. Van xả nước rửa lọc
- Tính toán bể lọc nhanh
+ Diện tích các bể lọc của trạm xử lý:

Trong đó:
Q : công suất trạm xử lý (m3/ngày đêm)
T : thời gian làm việc của trạm trong 1 ngày đêm (giờ)
a : số lần rửa bể lọc trong 1 ngày đêm ở chế độ làm việc bình thường
w : cường độ rửa lọc (l/s.m2)
t1 : thời gian rửa lọc (giờ)
t2 : thời gian ngừng bể lọc để rửa (kể cả xả nước lọc đầu), t2 = 0,35giờ
Vbt : tốc độ lọc tính toán ở chế độ làm việc bình thường (m/h), lấy theo
bảng sau:

27
Bảng 2.6. Tốc độ lọc ở chế độ làm việc bình thường và tăng cường
Tốc độ lọc
Đặc trưng của lớp vật liệu lọc
VL(m/h)
Chiều dày Ở chế Ở chế
Đường Đường Đường
Kiểu Hệ số của lớp vật độ độ
kính nhỏ kính lớn kính
bể lọc không liệu học bình tăng
nhất, nhất, tương
đồng (mm) thường cường
dmin dmax đương,
nhất K Vbt Vtc
(mm) (mm) dtd(mm)
(m/h) (m/h)
Bể Cát thạch
lọc
0,5 1,25 0,7÷0,8 2÷2,2 anh 5,5÷6 6÷7,5
nhanh
700÷800
1 lớp
vật 0,7 1,6 0,8÷1,0 1,8÷2,0 1200÷1300 7,0÷8 8-10
liệu
lọc 0,8 2,0 1,0÷1,2 1,5÷1,7 1800÷2000 8÷10 10-12
Bể Cát thạch
lọc 0,5
1,25 0,7÷0,8 2÷2,2 anh 8÷10 10÷12
nhanh
700÷800
có 2
lớp
vật Ăngtraxit
0,8 1,8 1-1,2 2÷2,2 8÷10 10÷12
liệu 400-500
lọc

Xác định số lượng bể lọc và diện tích 1 bể lọc phải căn cứ vào quy mô sản
xuất, điều kiện cung cấp thiết bị, điều kiện xây dựng và quản lý. Số lượng bể
phải không được nhỏ hơn 2, diện tích 1 bể lọc không quá 100m2.
+ Số lượng bể có thể xác định theo công thức thực nghiệm

+ Diện tích 1 bể lọc

28
+ Tốc độ lọc tính toán theo chế độ làm việc tăng cường xác định theo
công thức sau:

Trong đó:
N1 : số bể lọc ngừng làm việc
Vtc : tốc độ lọc tăng cường (m/h).
Trị số Vtc phải nhỏ hơn hoặc bằng trị số V tc cho phép theo bảng 2.6.
Nếu vượt quá chỉ số cho phép thì phải giảm Vbt cho thích hợp.
+ Chiều cao bể lọc nhanh
H = Hđ + Hv + Hn + Hbv (m)
Trong đó:
Hv : chiều dày lớp vật liệu lọc chọn theo bảng 2.7
Hn : chiều cao lớp nước trên lớp vật liệu học, Hn = 1,5 - 2,0m
Hbv : chiều cao từ mặt nước đến mặt bể lọc, Hbv ≥ 0,3m
Hđ : chiều dày lớp đỡ (chiều cao từ đáy bể lọc cho đến mặt trên của lớp
vật liệu đỡ) tình theo bảng sau:
Bảng 2.7. Chiều cao lớp đỡ
Cỡ hạt lớp đỡ Chiều dày các lớp đỡ (mm)
Mặt trên lớp này cao bằng mặt trên của
40÷20 ống phân phối nhưng phải cao hơn lỗ
phân phối ít nhất là 100mm
20÷10 100÷150
10÷5 100÷150
5÷2 50÷100
+ Tính toán hệ thống phân phối nước rửa lọc bằng hệ thống phân phối trở lực lớn:
Hệ thống phân phối trở lực lớn gồm giàn ống phân phối có ống chính và
các ống nhánh đấu với nhau theo dạng hình xương cá. Giàn ống phân phối được
đặt trong lớp sỏi ở sát đáy bể. Diện tích tiết diện ngang của ống chính phân phối
phải lấy cố định cho cả chiêu dày. Tốc độ nước chảy trong ống dẫn nước rửa
đến bể lọc không quá 2m/s. Tốc độ nước chảy ở đầu ống phân phối chính 1 -
1,2m/s và ở đầu các ống nhánh là 1,8 - 2,0m/s. Các ống nhánh được khoan 2
hàng lỗ so le ở nửa bên dưới có hướng tạo thành 45 o so với phương đứng.
Đường kính lỗ 10 - 12mm. Tổng diện tích các lỗ cần lấy bằng (30 - 35)% diện

29
tích tiết diện ngang của ống chính. Khoảng cách giữa các trục của ống nhánh:
250 - 300mm. Khoảng cách giữa các tim lỗ: 200 - 300mm

Hình 2.7. Giàn ống phân phối nước rửa lọc


Từ đường kính dlỗ = 10-12mm, xác định được

Từ tốc độ nước chảy trong ống phân phối chính và lưu lượng tính toán →
xác định được tiết diện của ống chính

Trong đó: f : diện tích 1 bể lọc (m2)


W : cường độ rửa lọc (l/s.m2)
Qr : lượng nước cần thiết để rửa lọc

Trong trường hợp rửa bằng gió và nước kết hợp, giàn ống phân phối gió
có cấu tạo tương tự giàn ống phân phối nước, thường đặt trong lớp sỏi đỡ ở phía
trên giàn phân phối nước. Giàn ống phân phối gió đặt cách bề mặt trên của lớp
sỏi đỡ 100mm. Tốc độ khí trong ống chính, ống nhánh lấy bằng 15 - 20m/s. Lỗ
phân phối có đường kính (2 ÷ 5)mm. Tổng diện tích các lỗ bằng 0,35 ÷ 0,4 diện

30
tích tiết diện ngang của ống chính. Khoảng cách giữa các lỗ 180 - 250mm.
Khoảng cách giữa các ống nhánh 250 - 300mm.
+ Tính toán hệ thống phân phối gió rửa
Lưu lượng gió yêu cầu:

Trong đó: + Wgió : cường độ gió rửa (l/s.m2)


+ f : diện tích bể lọc (m2).
Từ Qgió xác định đường kính ống chính, ống nhánh, đường kính và số lỗ
gió, khoảng cách giữa các lỗ gió tương tự hệ thống phân phối nước rửa lọc.
+ Máng thu nước rửa lọc:
Máng thu nước rửa lọc sử dụng để thu nước sau khi đã rửa lọc. Để thu
nước đều các máng thu được đặt song song nhau và song song với thành bể,
khoảng cách giữa 2 máng kề nhau tính từ tim máng không được lớn hơn 2,2m.
Mép trên của máng phải cùng một độ cao và tuyệt đối nằm ngang. Đáy máng
thu có độ dốc 0,01 về phía máng tập trung. Máng thu nước rửa có thể bằng thép,
chất dẻo, gỗ, bêtông cốt thép.

Hình 2.8. Cấu tạo máng thu nước rửa lọc


Khi dùng biện pháp rửa lọc bằng gió nước kết hợp cần gắn thêm các tấm
chắn bảo vệ vào mép máng hay phễu thu để ngăn chặn việc cuốn trôi cát lọc vào
máng thu.

Hình 2.9. Cấu tạo máng thu nước rửa lọc bằng gió nước kết hợp

31
Chiều rộng của máng

Trong đó: a : tỷ số giữa chiều cao của phần chữ nhật với nửa chiều
rộng máng a = 1,5
K : hệ số kể đến hình dạng của máng
* Máng có tiết diện đáy hình tam giác K = 2,1
* Máng có tiết diện đáy nửa vòng tròn K = 2,0
qm : lưu lượng nước rửa tháo qua máng (m3/s), tính theo
công thức qm = W .d.l (l/s)
W : cường độ rửa lọc (l/s.m2)
d : khoảng cách giữa các tâm máng (m)
l : chiều dài của máng (m)
Hoặc:

n : số máng
qr : lượng nước rửa một bể (l/s); qr = W.Fbể (l/s)
Các máng thu được đổ về máng tập trung nước ở đầu bể hoặc chính giữa bể.

Hình 2.10. Máng thu nước rửa lọc


a/ Máng tập trung ở đầu bể b/ Máng tập trung nằm ở giữa bể
* Bể lọc tiếp xúc
Bể lọc tiếp xúc sử dụng trong dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt có
dùng chất phản ứng đối với nguồn nước có hàm lượng cặn đến 150mg/l với
32
công suất bất kỳ hoặc khử sắt trong nước ngầm cho trạm xử lý có công suất đến
10.000m3/ngày. Khi dùng bể lọc tiếp xúc, dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt
sẽ không cần bể phản ứng và bể lắng. Còn dây chuyền khử Sắt không cần lắng
tiếp xúc.

Hình 2.11. Bể lọc tiếp xúc


1- Ống dẫn nước cần lọc 2- Ống dẫn nước rửa
3- Cát lọc 4- Máng thu nước lọc hoặc rửa
5- Ống dẫn nước sạch 6- Ống dẫn nước rửa và xả đáy

Trong bể lọc tiếp xúc, quá trình lọc xảy ra theo chiều từ dưới lên. Nước đã
pha phèn theo ống dẫn nước vào bể qua hệ thống phân phối nước lọc, qua lớp
cát lọc rồi tràn vào máng thu nước và theo đường ống dẫn nước sạch sang bể
chứa. Chất bẩn giữ lại trong khe rỗng và bám trên bề mặt hạt vật liệu lọc. Sau 1
thời gian làm việc, lớp vật liệu lọc bẩn, trở lực tăng lên, đến 1 lúc nào đó lớp vật
liệu lọc hết khả năng làm việc, khi đó phải tiến hành rửa vật liệu lọc.
Khi rửa bể lọc tiếp xúc, nước rửa theo đường ống dẫn nước rửa (nếu rửa
nước thuần tuý) và gió theo đường ống dẫn gió (nếu rửa bằng gió nước kết hợp)
vào hệ thống phân phối thổi tung lớp cát lọc, mang cặn bẩn tràn vào máng thu
nước rửa và chảy vào mương thoát nước.
Như vậy, khi lọc và khi rửa nước đều đi ngược chiều từ dưới lên trên.
Máng thu nước lọc đồng thời cũng là máng thu nước rửa lọc. Vì nước lọc lấy ra
ở phía trên, nên mặt bể phải đậy kín bằng nắp đậy để tránh nhiễm bẩn, nhiễm
trùng nước trở lại. Trên nóc bể phải bố trí cửa có nắp đậy để lên xuống thau rửa
hoặc sửa chữa và phải có ống thông hơi cho bể.
Vật liệu lọc phải là cát thạch anh hoặc sỏi hoặc các loại vật liệu khác đáp
ứng được yêu cầu sử dụng và không bị lơ lửng trong quá trình lọc nước.
33
Đặc điểm của vật liệu lọc:
+ Cỡ hạt: d = 0,7÷20mm
+ Đường kính tương đương: Dtđ = 0,9÷1,4mm
+ Hệ số không đồng nhất: K = 2,5
+ Chiều dày cát lọc: L = 2÷2,3m
- Tốc độ lọc lấy theo bảng 2.8
Bảng 2.8. Số bể lọc và tốc độ lọc
Số bể lọc tiếp xúc 3 4 5 ≥6

Tốc độ lọc tính toán (m/h) 4 4.5 4.8 5

Thời gian 1 chu kỳ lọc ứng với tốc độ lọc tính toán không nhỏ hơn 8giờ.
Khi sửa chữa 1 bể lọc, những bể còn lại làm việc ở chế độ tăng cường với tốc độ
lọc không quá 6m/h, thời gian 1 chu kỳ làm việc không nhỏ hơn 6giờ.
Hệ thống phân phối nước rửa lọc dùng hệ thống phân phối trở lực lớn có
hoặc không có lớp sỏi đỡ. Nước rửa bể lọc tiếp xúc có thể dùng nước sạch hoặc
chưa sạch. Rửa nước chưa sạch phải đảm bảo độ đục không quá 10mg/l; chỉ số
Coli không quá 1000 con/lít và có khử trùng.
- Rửa nước thuần tuý: cường độ rửa nước W = 13 - 15l/s.m 2, thời gian rửa
lọc từ 7-8 phút.
- Rửa nước gió phối hợp: thổi không khí với cường độ 18-20 l/s.m 2 trong
thời gian 1÷2 phút. Sau đó rửa phối hợp không khí và nước với cường độ nước
2÷3 l/s.m2 trong 6÷7 phút. Cuối cùng rửa bằng nước với cường độ 6÷7 l/s.m 2
trong thời gian 4÷6 phút.
Khi rửa lọc phối hợp bằng không khí và nước thì chiều cao lớp sỏi đỡ
được lấy như sau:
d = 5÷10mm → dày 150 - 200mm
d = 2÷5mm → dày 300 - 400mm
Tỷ số giữa diện tích lỗ của hệ thống phân phối và diện tích bể lọc lấy
bằng 0,2% khi có lớp sỏi đỡ và bằng 0,25 ÷ 0,27% khi không có lớp sỏi đỡ.
Để đảm bảo thu nước đều trên toàn bộ diện tích bể, mép máng thu phải có
khe tràn tam giác cao 40÷60mm; khoảng cách giữa các tim khe tràn không lớn
hơn 100-150mm. Mép dưới của ống dẫn nước ra khỏi bể lọc phải cao hơn mực
nước trong máng tập trung ≥ 0,3m.
Tính toán diện tích bể lọc tiếp xúc tương tự bể lọc nhanh trọng lực và có
tính đến thời gian xả nước lọc đầu.
- Ưu điểm: Khả năng chứa cặn cao, chu kỳ làm việc kéo dài. Đơn giản
hoá dây chuyền công nghệ xử lý nước.
34
- Nhược điểm: Tốc độ lọc bị hạn chế nên diện tích bể lọc lớn. Hệ thống
phân phối hay bị tắc, nhất là trong trường hợp trong nước chứa nhiều vi sinh vật
hay phù du rong tảo.
* Bể lọc áp lực
Bể lọc áp lực là một loại bể lọc nhanh kín, thường được chế tạo bằng thép
có dạng hình trụ đứng (cho công suất nhỏ) và hình trụ ngang (cho công suất
lớn). Bể lọc áp lực được sử dụng trong dây chuyền xử lý nước mặt có dùng chất
phản ứng khi hàm lượng cặn của nước nguồn đến 50mg/l, độ màu đến 80o với
công suất trạm xử lý đến 3000m3/ngày, hay dùng trong dây chuyền khử sắt khi
dùng ezéctơ thu khí với công suất nhỏ hơn 500m 3/ngày và dùng máy nén khí
cho công suất bất kỳ. Do bể làm việc dưới áp lực, nên nước cần xử lý được đưa
trực tiếp từ trạm bơm cấp I vào bể, rồi đưa trực tiếp vào mạng lưới không cần
trạm bơm cấp II. Bể lọc áp lực có thể chế tạo sẵn trong xưởng. Khi không có
điều kiện chế tạo sẵn có thể dùng thép tấm hàn, ống thép... để chế tạo bể.
Bảng 2.9. Các chỉ tiêu của bể lọc áp lực với áp lực công tác đến 6 atm

Đơn Đường kính ngoài của bể (mm)


Các chỉ tiêu
vị
1030 1525 2000 2500 3040
Chiều cao xây dựng mm 2340 2980 3300 3600 3800
Đường kính ống dẫn nước
mm 80 80 80 100 100
vào
Đường kính ống dẫn nước
mm 80 100 150 200 200
rửa
Đường kính ống dẫn mới lọc
mm 80 80 80 100 100
và xả khô bể
Trọng lượng kim loại (không
kg 1120 1770 3250 4830 7050
kể phụ tùng)
Trọng lượng kể cả vật liệu
Tấn 3,7 8,7 20 26 39
chất trong bể
Chiều cao vật liệu lọc mm 1200 1200 1200 1200 1200
Các bộ phận và thiết bị của bể lọc áp lực về cơ bản cũng giống bể lọc
nhanh phổ thông. Nguyên tắc làm việc của bể cũng tương tự. Nước được đưa
vào bể qua 1 phễu bố trí ở đỉnh bể, qua lớp cát lọc, lớp đỡ vào hệ thống thu nước
trong, đi vào đáy bể và phát vào mạng lưới. Khi rửa bể, nước từ đường ống áp
lực chảy ngược từ dưới lên trên qua lớp cát lọc và vào phễu thu, chảy theo ống
thoát nước rửa xuống mương thoát nước dưới sàn nhà.

35
Hình 2.12. Cấu tạo bể lọc áp lực
1- Vỏ bể 2- Cát lọc 3- Sàn chụp lọc 4- Phễu đưa nước vào bể
5- Ống dẫn nước vào bể 6- Ống dẫn nước đã lọc 7- Ống dẫn nước rửa lọc
8- Ống xả nước rửa lọc 9- Ống gió rửa lọc 10- Van xả khí
11- Van xả kiệt 12- Lỗ thăm
Ngoài ra, bể lọc áp lực còn được trang bị ống xả khí nối với đỉnh bể, van
xả khí đặt ở nóc bể để thoát khí đọng ở nóc bể. Bố trí các áp lực kế trên ống
nước vào và ra khỏi bể để kiểm tra tổn thất áp lực qua bể. Bể chế tạo có tai để dể
dàng cẩu, lắp và có nắp đậy với bulông xiết chặt để có thể tháo mở khi thau rửa
cát lọc hoặc sửa chữa. Hình 2.13 giới thiệu sơ đồ nguyên tắc làm việc của bể lọc
áp lực.

Hình 2.13. Sơ đồ nguyên tắc làm việc của bể lọc áp lực


1- Ống nước vào bể ; 2- Ống nước đã lọc ; 3- Ống nước rửa bể
4- Ống tháo nước rửa ; 5- Ống xả nước lọc đầu ; 6- Mương thoát nước
36
Tính toán bể lọc áp lực cũng tương tự như bể lọc nhanh phổ thông. Các
thông số tính toán của bể lọc áp lực có thể lấy theo bảng dưới.
Bảng 2.10. Các chỉ tiêu về vật liệu lọc và tốc độ lọc của bể lọc áp lực
Tốc độ lọc
Đặc điểm lớp vật liệu lọc
(m/h)
Loại bể
lọc dmin
dmax Bình Tăng
(mm d td (mm) K L (mm)
mm) thường cường
)
Lọc 1 lớp 0,5 1,2 0,7÷0,75 2,0÷2,2 700÷800 10 15
0,7 1,5 0,9÷1,0 1,8÷2,0 1200÷1300 15 20
Lọc 2 lớp:
- Cát 0,5 1,2 0,7÷0,75 2 400÷500 15 20
-Than ống 0,8 1,8 1,1÷1,2 2 400÷500
ăngtraxít
* Bể lọc hai chiều
Bể lọc 2 chiều hay còn gọi là bể lọc AKX vì do một số nhà khoa học
thuộc việc hàn lâm các công trình công cộng Liên Xô (cũ) khởi thảo (viết tắt
là AKX). Trong bể lọc nhanh phổ thông hay các loại bể lọc 1 chiều, khi bể
làm việc chỉ có lớp cát phía trên bị bẩn, còn lớp cát phía dưới hầu như không
dùng đến. Trong bể lọc 2 chiều, nước lọc đi vào bể theo cả 2 chiều: từ trên
xuống và từ dưới lên. Nước đã lọc sạch được thu vào ống rút nước trong ở
giữa lớp cát lọc.
Cấu tạo bể lọc nhanh 2 chiều được giới thiệu trên hình 2.14

Hình 2.14. Bể lọc nhanh 2 chiều


→ Chu trình lọc Chu trình rửa lọc
1: Hệ thống phân phối nước rửa và nước cần lọc 2: Hệ thống thu nước lọc
37
3: Máng phân phối cần lọc và thu nước rửa. 4: Lớp cát. 5: Lớp sỏi đỡ
Khi lọc: nước đi theo đường ống chính vào bể được chia làm hai phần.
Một phần nước sẽ đi vào máng phân phối, tràn vào lớp cát lọc ở phía trên.
Một phần nước sẽ đi vào hệ thống phân phối ở phía dưới rồi đi qua lớp cát lọc
lên và cả 2 phần nước này sẽ được đưa vào ống rút nước trong ở giữa bể và
được dẫn sang bể chứa. Nước lọc đi vào bể phần lớn là từ dưới lên qua lớp
vật liệu lọc cỡ lớn hơn, do đó độ bẩn đều hơn trong toàn chiều dày lớp vật
liệu lọc ở dưới. Mức tăng độ bẩn và tăng độ tổn thất áp lực chậm hơn, nên
chu kì của bể được kéo dài.
2.2. PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ
2.2.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp hóa – lý
Cơ sở của phương pháp hóa lý là các phản ứng hóa học, các quá trình hóa
lý diễn ra giữa chất bẩn có trong nước với hóa chất cho thêm vào. Qua các quá
trình này sẽ giảm tính độc hại hoặc loại bỏ các chất ô nhiễm ra khỏi nguồn nước
trước khi sử dụng hoặc thải ra môi trường.
Các phương pháp hóa – lý như: trung hòa, keo tụ - tạo bông, khử trùng,
hấp thụ, tuyển nổi, trao đổi ion… được sử dụng phổ biến trong xử lý nước.
2.2.2. Các công trình hóa - lý trong xử lý nước
2.2.2.1. Bể trung hòa
Nước thải sản xuất của nhiều ngành công nghiệp có thể chứa axit hoặc
kiềm. Để ngăn ngừa hiện tượng xâm thực và để tránh cho quá trình sinh hóa ở
các công trình làm sạch và nguồn nước không bị phá hoại, ta cần phải trung hòa
nước thải. Trung hòa còn nhằm mục đích tách loại một số ion kim loại nặng ra
khỏi nước thải. Mặt khác muốn nước thải được xử lý tốt bằng phương pháp sinh
học phải tiến hành trung hòa và điều chỉnh pH về 6.6 -7.6
Trung hòa bằng cách dùng các dung dịch axit hoặc muối axit, các dung
dịch kiềm hoặc oxit kiềm để trung hòa dịch nước thải.
Một số hóa chất dùng để trung hòa: CaCO 3, CaO, Ca(OH)2, MgO,
Mg(OH)2, (CaO)0.6(MgO)0.4, (Ca(OH)2)0.6(Mg(OH)2)0.4, NaOH, Na2CO3,
H2SO4, HCl, HNO3…
Ngoài ra, có thể tận dụng nước thải có tính axit trung hòa nước thải có
tính kiềm hoặc ngược lại. Ví dụ như trong dây chuyền công nghệ sản xuất xi mạ,
do có 2 công đoạn: làm sạch bề mặt nguyên liệu cần mạ (đây là công đoạn tạo ra
nước thải có tính kiềm mạnh) và công đoạn tẩy rỉ kim loại (công đoạn này lại
tạo ra nước thải có tính acid mạnh). Ta có thể tận dụng 2 loại nước thải này để
trung hòa lẫn nhau.
a. Trung hoà bằng trộn nước thải chứa axit và nước thải chứa kiềm.
Phương pháp này cho xử lý nước thải chứa axit hoặc chứa kiềm trong khu
công nghiệp được tập trung lai để xử lý vì chế độ thải của các nhà máy không

38
giống nhau. Nước thải chứa axit thường được thải một cách điều hoà ngày đêm
và có nồng độ nhất định. Nước thải chứa kiềm lại thải theo chu kỳ, một hoặc hai
lần trong một ca tuỳ thuộc vào chế độ công nghệ.
b. Trung hoà bằng cách cho thêm hoá chất vào nứơc thải.
Phương pháp này dùng để trung hoà nước thải có chứa axit. Người ta
phân biệt ba loại nước thải có chứa axit như sau:
- Nước thải chứa axit yếu (H2CO3, CH3COOH).
- Nước thải chứa axit mạnh (HCl, HNO 3), các muối canxi của chúng dễ
tan trong nước.
- Nước thải chứa axit mạnh (H 2SO4, H2CO3) các muối canxi của chúng
khó tan trong nước.
c. Trung hoà nước thải chứa axit bằng cách lọc qua lớp vật liệu lọc.
Đối với nước thải chứa HCl, HNO3 và cả nước thải H2SO4 với hàm lượng
dưới 5 mg/l và không chứa muối kim loại nặng có thể dùng phương pháp lọc
qua lớp vật liệu lọc là đá vôi magiezit, đá hoa cương, đôlômit...
2.2.2.2. Bể keo tụ - tạo bông
a. Cơ sở lý thuyết của biện pháp keo tụ
Cặn bẩn trong nước thiên nhiên thường là hạt cát, sét, bùn, sinh vật phù du,
sản phẩm phân hủy của các chất hữu cơ... Các hạt cặn lớn có khả năng tự lắng
trong nước, còn cặn bé ở trạng thái lơ lửng. Trong kỹ thuật xử lý nước bằng các
biện pháp xử lý cơ học như lắng tĩnh, lọc chỉ có thể loại bỏ những hạt có kích
thước lớn hơn 10-4mm, còn những hạt cặn có d < 10 -4mm phải áp dụng xử lý
bằng phương pháp lý hóa.
Đặc điểm cơ bản của hạt cặn bé là do kích thước vô cùng nhỏ nên có bề
mặt tiếp xúc rất lớn trên một đơn vị thể tích, các hạt cặn này dễ dàng hấp thụ,
kết bám với các chất xung quanh hoặc lẫn nhau để tạo ra bông cặn to hơn. Mặt
khác các hạt cặn đều mang điện tích và chúng có khả năng liên kết với nhau
hoặc đẩy nhau bằng lực điện từ. Tuy nhiên, trong môi trường nước, do các loại
lực tương tác giữa các hạt cặn bé hơn lực đẩy do chuyển động nhiệt Brown nên
các hạt cặn luôn luôn tồn tại ở trạng thái lơ lửng.
Bằng việc phá vỡ trạng thái cân bằng động tự nhiên của môi trường nước,
sẽ tạo các điều kiện thuận lợi để các hạt cặn kết dính với nhau thành các hạt cặn
lớn hơn và dễ xử lý hơn. Trong công nghệ xử lý nước là cho thêm vào nước các
hóa chất làm nhân tố keo tụ các hạt cặn lơ lửng.
Quá trình keo tụ được thực hiện bằng cách tạo ra trong nước một hệ keo
mới tích điện ngược dấu với hệ keo cặn bẩn trong nước thiên nhiên và các hạt
keo tích điện trái dấu sẽ trung hòa lẫn nhau. Chất keo tụ thường sử dụng là phèn
nhôm, phèn sắt, đưa vào nước dưới dạng hòa tan, sau phản ứng thủy phân chúng

39
tạo ra hệ keo mới mang điện tích dương có khả năng trung hòa với các loại keo
mang điện tích âm.
Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42- (1)
FeCl3 → Fe3+ + 3Cl- (2)
Al3++ 3H2O → Al(OH)3 + 3H+ (3)
Fe3++ 3H2O → Fe(OH)3 + 3H+ (4)
Các ion kim loại mang điện tích dương một mặt tham gia vào quá trình trao
đổi với các cation nằm trong lớp điện tích kép của hạt cặn mang điện tích âm,
làm giảm thế điện động ξ, giúp các hạt keo dễ liên kết lại với nhau bằng lực hút
phân tử tạo ra các bông cặn.
Mặt khác các ion kim loại tự do lại kết hợp với nước bằng phản ứng thủy
phân, các phân tử Nhôm hydroxit và Sắt hydroxit là các hạt keo mang điện
tích dương, có khả năng kết hợp với các hạt keo tự nhiên mang điện tích âm
tạo thành các bông cặn. Đồng thời các phân tử Al(OH) 3 và Fe(OH) 3 kết hợp
với các anion có trong nước và kết hợp với nhau tạo ra bông cặn có hoạt tính
bề mặt cao. Các bông cặn này khi lắng sẽ hấp thụ cuốn theo các hạt keo, cặn
bẩn, các hợp chất hữu cơ, các chất mùi vị... tồn tại ở trạng thái hòa tan hoặc
lơ lửng trong nước.

Hình 2.15. Hiện tượng keo tụ


b. Thiết bị keo tụ
Các loại phèn sử dụng trong quá trình keo tụ thường ở thể rắn chứa tạp
chất và chậm tan, để tăng hiệu quả keo tụ cần tiến hành pha chế thành dạng dung
dịch phèn cho tiện sử dụng. Các thiết bị, công trình trong quá trình keo tụ như:
thiết bị hòa trộn, thiết bị tiêu thụ, thiết bị định lượng, bể phản ứng. Ngoài các
công trình và thiết bị trên còn có: kho chứa hóa chất, thiết bị vận chuyển hóa
chất, cân hóa chất và ống dẫn hóa chất…

40
Phèn Nước

Bể hòa trộn Thùng tiêu Thiết bị


phèn thụ định lượng

Công trình tiếp theo Bể phản Bể


ứng trộn

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ công nghệ quá trình keo tụ nước


* Bể hòa trộn phèn
Bể hòa trộn phèn có nhiệm vụ hòa tan phèn cục và lắng cặn bẩn. Để hòa
tan phèn và trộn đều trong bể có thể dùng khí nén, máy khuấy hoặc bơm tuần
hoàn. Đối với trạm công xuất nhỏ có thể dùng biện pháp khuấy thủ công.

Hình 2.16. Hòa phèn, chuẩn bị dung dịch phèn công tác bằng khí nén
I. Bể hòa trộn phèn II. Bể dung dịch phèn công tác bể tiêu thụ
41
1. Sàn bê tông đục lỗ 2. Giàn ống phân phối khí nén.

Trên hình 2.16 giới thiệu bể hòa trộn phèn khuấy bằng cách sục khí
nén. Bể này thường được sử dụng ở những trạm xử lý có công suất lớn (lớn
hơn 20.000 m 3/ngày đêm). Bể hòa trộn kiểu này có thể xây bằng gạch hoặc
bê tông cốt thép, sàn đỡ phèn gồm các thanh đặt cách nhau từ 10 – 15mm và
cách đáy 0,5 – 0,6m. Bên dưới sàn đỡ đặt hệ thống phân phối khí nén, ống
dân khí phải làm bằng vật liệu chịu được môi trường axit, có thể bằng nhựa
hoặc thép chống ăn mòn. Vận tốc không khí trong ống lấy bằng 10 – 15m/s.
Bể hòa trộn phèn phải được thiết kế với tường đáy nghiêng một góc
45- 50o so với mặt phẳng nằm ngang. Mặt trong bể phải được bảo vệ bằng
lớp vật liệu chịu axit để chống tác dụng ăn mòn của dung dịch phèn như: ốp
gạch men chống axit hoặc phủ một lớp xi măng chịu axit.

Hình 2.17. Cấu tạo bể hòa trộn phèn sục khí nén

1. Ống dẫn khí vào Vòi nước 2. Sàn đỡ phèn


3 và 4. Ống phân phối khí 5. Ống dẫn sang bể định lượng
6. Ống xả cặn 7. Van nước vào
Đối với trạm xử lý công suất từ 5000 – 20000 m 3/ngày có thể hòa trộn
phèn trong bể bằng máy khuấy hoặc bơm tuần hoàn. Trong trường hợp này bể
hòa trộn phèn có thể là thùng nhựa hoặc bể xây gạch. Bộ phận khuấy gồm: động
cơ điện, cách khuấy và giá đỡ. Số cách khuấy không nhỏ hơn 2, chiều dài cánh
khuấy tình từ trục quay bằng 0,4 – 0,5 chiều rộng của bể. Diện tích bản khuấy
lấy bằng 0,1 – 0,2m2/m3 dung tích bể, vận tốc khuấy lấy từ 20 - 30 vòng/phút.
42
Hình 2.18. Cấu tạo bể hòa trộn phèn bằng cách khuấy
Đối với trạm xử lý công suất nhỏ, có thể hòa trộn phèn bằng phương pháp
thủ công. Thiết bị thường dùng là các thùng chứa với khuấy trộn bằng tay. Dung
dịch phèn được đưa sang bể tiêu thụ bằng ống tự chảy hoặc bằng bơm.
* Bể tiêu thụ
Bể tiêu thụ có nhiệm vụ pha hoãng dung dịch phèn từ bể hòa trộn sang
đến nồng độ thích hợp. Để hòa trộn đều dung dịch phèn trong bể tiêu thụ có thể
dùng không khí nén để sục hoặc máy khuấy. Đáy bể tiêu thụ phải có độ dốc
không nhỏ hơn 0,005 về phía ống xả, ống phải có đường kính từ 100mm. Ống
dẫn dung dịch phèn phải đặt cách đáy 100 – 200mm. Mặt trong bể tiêu thụ cũng
phải được bảo vệ bằng lớp vật liệu chịu được axit.
Các công trình chuẩn bị dung dịch phèn cần bố trí ở nơi thuận tiện cho
việc vận chuyển, pha trộn phèn và vệ sinh. Thông thường chúng được bố trí gần
bể trộn.
* Bể phản ứng
Hiệu quả quá trình keo tụ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Với mỗi nguồn
nước cụ thể sau khi đã xác định liều lượng và loại phèn sử dụng thì hiệu quả keo
tụ chỉ phụ thuộc vào cường độ khuấy trộn G và thời gian hoàn thành phản ứng
tạo bông cặn T. Việc lựa chon loại bể phản ứng phù hợp sẽ ảnh hưởng đến thời
gian hoàn thành phản ứng tạo bông cặn.
Nguyên lý: Sử dụng năng lượng của dòng nước, kết hợp với các giải pháp
về cấu tạo, để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc và kết dính
giữa các hạt keo và cặn bẩn trong nước.
Theo cơ chế cấu tạo và vận hành, bể phản ứng được chia thành:
- Bể phản ứng xoáy:
+ Bể phản ứng xoáy hình trụ.
+ Bể phản ứng xoáy hình côn (phễu).

43
- Bể phản ứng vách ngăn.
- Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng.
- Bể phản ứng xoáy hình trụ.
Bể phản ứng xoáy hình trụ thường đặt trong bể lắng đứng, áp dụng cho
các nhà máy nước có công suất nhỏ. Bể gồm một ống hình trụ đặt ở tâm bể đi
vào phần trên của bể lắng đứng. Nước từ bể trộn được dẫn bằng ống rồi qua 2
vòi phun cố định đi vào phần trên của bể. Hai vòi đặt đối xứng qua tâm bể, với
hướng phun ngược nhau và chiều phun nằm trên phương tiếp tuyến với chu vi
bể. Do tốc độ vòi phun lớn, nước chảy quanh thành bể tạo thành chuyển động
xoáy từ trên xuống. Các lớp nước ở bán kính quay khác nhau có tốc độ chuyển
động khác nhau, tạo điều kiện tốt cho các hạt cặn, keo va chạm kết dính với
nhau tạo thành bông cặn.
- Bể phản ứng xoáy hình côn (phễu).
Nước đi vào ở đáy bể và dâng dần lên mặt bể. Trong quá trình đi lên do
tiết kiệm dòng chảy tăng dần nên tốc độ nước giảm dần. Do ảnh hưởng quán
tính, tốc độ của dòng nước phân bố không đều trên cùng mặt phẳng nằm ngang
ở tâm bể, tốc độ càng lớn hơn và dòng chảy ở tâm có xu hướng phân tán dần ra
phía thành bể. Ngược lại, do ma sát các dòng chảy phía ngoài lại bị các dòng
bên trong kéo lên. Sự chuyển động thuận nghịch tạo ra các dòng xoáy nước nhỏ
phân bố đều trong bể làm tăng hiệu quả khuấy.
Các bông cặn được tạo ra có kích thước tăng dần theo chiều nước chảy,
đồng thời tốc độ giảm dần sẽ không phá vỡ, bông cặn lớn đó. Nước với bông
cặn đã hình thành được thu trên mặt bể và đưa sang bể lắng.
+ Ưu điểm: Hiệu quả cao, tổn thất áp lực và dung tích bể nhỏ.
+ Nhược điểm: Khó tính toán bộ phận thu nước bề mặt vì phải đảm bảo 2
yêu cầu là thu nước đều và không phá vỡ bông cặn. Hình dáng cấu tạo đặc biệt
nên khó xây dựng bằng bê tông cốt thép. Thực tế bể phản ứng xoáy hình côn áp
dụng cho nhà máy có công suất nhỏ.
- Bể phản ứng có vách ngăn
Bể phản ứng có vách ngăn thường kết hợp với bể lắng ngang. Dùng vách
ngăn để tạo sự thay đổi liên tục của dòng nước tạo ra hiệu quả khuấy trộn làm
cho các hạt cặn vận chuyển lệch nhau sẽ va chạm và kết dính với nhau tạo bông
cặn. Bể có cấu tạo hình chữ nhật, trong bể có các vách ngăn hướng dòng nước
chuyển động ziczắc theo phương ngang hoặc đứng.
Số vách ngăn tính theo 2 chỉ tiêu:
+ Dung tích bể: phụ thuộc thời gian nước lưu lại bể cần thiết (t = 20 phút
khi xử lý nước đục, t = 30 - 35 phút khi xử lý nước có màu và độ đục thấp)
+ Tốc độ chuyển động của dòng nước giữa hai vách ngăn: Tốc độ chuyển

44
động của dòng nước giảm dần từ 0,3m/s ở đầu bể xuống 0,1m/s ở cuối bể. Hiệu
quả phản ứng có thể điều chỉnh theo chất lượng nước nguồn bằng cách giảm
chiều dài dòng chảy (giảm thời gian phản ứng) khi các cửa đi nước ra ở các
ngăn khác nhau.
Bể phản ứng có vách ngăn thường có từ 8 - 10 chỗ ngoặt đổi chiều dòng
nước. Khoảng cách giữa các vách ngăn không nhỏ hơn 0,7m đối với bể có vách
ngăn ngang và có thể nhỏ hơn 0,7m đối với bể có vách ngăn đứng.
Chiều sâu trung bình của bể: Hb= 2 ÷ 3m
Độ dốc đáy bể: i = 0,02 ÷ 0,03 để xả cặn.
Tổn thất áp lực trong bể tính theo công thức: H = 0,15 .v2.m (m)
Trong đó:
+ v: tốc độ nước chảy trong hành lang giữa các vách ngăn (m/s)
+ m: số chỗ ngoặt

Hình 2.19. Bể phản ứng có vách ngăn ngang


1. Mương dẫn nước 2. Mương xả cặn 3. Cửa đưa nước vào
4. Cửa đưa nước ra 5. Van xả cặn 6. Vách ngăn hướng dòng
- Ưu điểm: Đơn giản trong xây dựng và quản lý vận hành.

45
- Nhược điểm: Khối lượng xây dựng lớn do có nhiều vách ngăn và có đủ
chiểu cao thỏa mãn tổn thất áp lực trong toàn bể.
- Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng
Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng thường đặt ngay trong phần đầu của bể
lắng ngang. Bể có chiều rộng bằng chiều rộng của bể lắng ngang. Bể thường
được chia thành nhiều ngăn dọc. Nước vào bể qua các ống phân phối đều đặt
dọc theo đáy bể. Đáy bể có tiết diện hình phễu với các vách ngăn ngang nhằm
mục đích giảm dần tốc độ dâng lên của dòng nước, đồng thời phân bố đều dòng
đi lên trên toàn bộ bề mặt bể, giữ cho lớp cặn được ổn định. Khi qua hết phần
đáy nước được khuấy trộn sơ bộ và bông cặn nhỏ đã hình thành, nước và bông
cặn nhỏ tiếp tục đi lên hấp thu các hạt cặn nhỏ và lớn dần lên. Trong lượng bông
cặn lớn dần làm cho tốc độ đi lên của nó giảm dần, trong khi tốc độ dòng nước
không đổi. Sự lệch pha đó giúp cho các hạt cặn nhỏ trong dòng nước va chạm và
kết dính với bông cặn. Lên đến bề mặt bể các bông cặn sẽ bị cuốn đi theo dòng
chảy ngang sang bể lắng.

Hình 2.20. Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng


1- Ống đưa nước vào 2- Vách ngăn hướng dòng 3- Bể lắng
- Hệ thống phân phối nước vào bể có thể dùng máng có lỗ (lỗ của máng
hướng ngang) hoặc ống có lỗ (thường dùng ống nhựa khoan lỗ, lỗ xuôi xuống
tạo với phương thẳng đứng 1 góc 450).
- Khoảng cách giữa trục máng và ống không lớn hơn 3m (thường 2m).
- Tốc độ nước chảy ở đầu máng hoặc ống phân phối V = 0,5 ÷ 0,6m.
- Tổng diện tích lỗ bằng 30 ÷ 40% diện tích tiết diện của máng hoặc ống
phân phối.
- Đường kính lỗ d ≥ 25mm
- Tốc độ trung bình của dòng nước đi lên qua lớp cặn lơ lửng (V 1) phụ
thuộc hàm lượng cặn của nước nguồn.
+ Nước có độ đục thấp: Co < 20mg/l → V1 = 0,9mm/s
Co = 20 ÷ 50mg/l → V1 = 1,2m/s
+ Nước có độ đục trung bình: Co = 50 - 250mg/l → V1 = 1,6mm/s
46
+ Nước có độ đục lớn Co = 250 - 2500mg/l → V1 = 2,2mm/s
- Nước từ bể phản ứng sang bể lắng phải chảy qua tường tràn ngăn cách
giữa 2 bể, tốc độ tràn V2 ≤ 0,05m/s.
- Tốc độ nước chảy giữa tường tràn và vách ngăn lửng V3 ≤ 0,03m/s
- Chiều cao lớp cặn lơ lửng ≥ 3m
- Thời gian lưu nước trong bể t ≥ 20 phút
- Ưu điểm: + Hiệu quả cao
+ Cấu tạo đơn giản
+ Không cần máy móc cơ khí
+ Không tốn chiều cao xây dựng
- Nhược điểm: Khởi động chậm, thường lớp cặn lơ lửng được hình thành
và làm việc có hiệu quả chỉ sau 3 ÷ 4 giờ làm việc.
d. Thiết bị định lượng phèn
Thiết bị định lượng phèn có nhiệm vụ điều chỉnh tự động lượng phèn cần
thiết đưa vào nước xử lý theo yêu cầu. Thiết bị định lượng phèn có thể đặt bên
trong hoặc ngay sau bể tiêu thụ.
Theo chức năng sử dụng, thiết bị định lượng phèn được chia làm 2 loại:
thiết bị định lượng phèn không đổi và thiết bị định lượng phèn thay đổi.
- Định lượng phèn không đổi: dùng để đưa một lượng phèn không đổi vào
nước xử lý, thường dùng cho các trạm công suất nhỏ, hàm lượng SS không đổi.
- Định lượng phèn thay đổi: được chia làm 2 loại.
+ Định lượng phèn không đổi theo lưu lượng nước xử lý, tức là lượng
phèn cho vào nước xử lý tự động thay đổi theo lưu lượng nước xử lý.
+ Định lượng phèn không đổi theo tính chất của nước, tức là lượng phèn
cho vào nước xử lý tự động thay đổi theo chất lượng nước xử lý.
b. Hóa chất keo tụ
Để thực hiện quá trình keo tụ, người ta cho vào nước các chất phản ứng
thích hợp như: phèn Nhôm Al2(SO4)3, phèn Sắt loại FeSO4 hoặc FeCl3, các loại
phèn này được đưa vào nước dưới dạng dung dịch hòa tan.
* Phèn Nhôm
Khi cho phèn Nhôm vào nước, chúng phân ly thành các ion Al3+, sau đó
các ion này bị thủy phân thành Al(OH)3 theo phản ứng sau:
Al3+ + 3H2O = Al(OH)3 + 3H+
Độ pH của nước ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thuỷ phân:
+ pH < 4.5 : không xảy ra quá trình thuỷ phân.

47
+ pH = 5.5 – 7.5 : đạt tốt nhất.
+ pH > 7.5 : hiệu quả keo tụ không tốt.
Nhiệt độ của nước thích hợp vào khoảng 20 - 40oC, tốt nhất 35 - 40oC.
Ngoài ra các yếu tố ảnh hưởng khác như: thành phần Ion, chất hữu cơ, liều
lượng phèn…
* Phèn Sắt: gồm Sắt (II) và Sắt (III):
- Phèn Fe (II) : khi cho phèn Sắt (II) vào nước thì Fe(II) sẽ bị thuỷ phân
thành Fe(OH)2.
Fe2+ + 2H2O = Fe(OH)2 + 2H+
Nếu trong nước có O2 sẽ tạo thành Fe(OH)3
+ pH thích hợp là 8 – 9 => có kết hợp với vôi thì keo tụ tốt hơn.
+ Phèn FeSO4 kỹ thuật chứa 47 - 53% FeSO4.
- Phèn Fe (III): tương tự như phèn Sắt(II), khi cho phèn Sắt(III) vào
nước thì Fe(III) sẽ bị thuỷ phân thành Fe(OH)3.
Fe3+ + 3H2O = Fe(OH)3 + 3H+
+ Phản ứng xảy ra khi pH > 3.5
+ Hình thành lắng nhanh khi pH =5.5 - 6.5
* So sánh phèn Sắt và phèn Nhôm:
+ Độ hoà tan Fe(OH)3 < Al(OH)3
+ Tỉ trọng Fe(OH)3 = 1.5 Al(OH)3
+ Trọng lượng đối với Fe(OH)3 = 2.4; Al(OH)3 =3.6
+ Keo sắt vẫn lắng khi nước có ít huyền phù.
+ Lượng phèn FeCl3 dùng = 1/3 –1/2 phèn Nhôm
+ Phèn Sắt ăn mòn đường ống.
* Tính lượng phèn sử dụng
Để đảm bảo chất lượng nước sau xử lý thì việc tính toán chính xác lượng
phèn sử dụng cho quá trình keo tụ là cần thiết. Lượng phèn sử dụng có thể tính
toán theo Tiêu chuẩn TCXD 33 – 2006/BXD.
- Khi xử lý nước đục, lượng phèn được lấy theo bảng sau:
Bảng 2.11. Liều lượng phèn dùng để xử lý nước đục
Hàm lượng cặn Liều lượng phèn không nước
Ghi chú
(mg/l) dùng để xử lý nước đục (mg/l)
≤ 100 25 – 35
Trị số nhỏ dùng
101 – 200 30 – 40 cho nước có
48
Hàm lượng cặn Liều lượng phèn không nước
Ghi chú
(mg/l) dùng để xử lý nước đục (mg/l)
201 – 400 35 – 45 nhiều cặn lớn
401 – 600 45 – 50
601 – 800 50 – 60
801 – 1000 60 – 70
1001 – 1500 70 – 80
(Nguồn: Tiêu chuẩn xây dựng 33/2006/BXD)
- Khi xử lý nước có màu lượng phèn nhôm tính theo công thức :

Trong đó: M là độ màu của nước nguồn (Co –pt)


- Trong trường hợp xử lý nguồn nước thô vừa đục vừa có màu thì lượng
phèn được tính theo 2 cách trên rồi chọn giá trị lớn nhất.
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ
- pH: Nồng độ Al(OH)3 và Fe(OH)3 trong nước sau quá trình thủy phân
các chất keo tụ là yếu tố quyết định quá trình keo tụ. Từ phản ứng (3) và (4)
phản ứng thủy phân giải phóng H+, pH của nước giảm làm giảm tốc độ phản ứng
thủy phân do đó phải khử H+ để điều chỉnh pH. Ion H+ thường được khử bằng độ
kiềm tự nhiên của nước, khi độ kiềm tự nhiên không đủ để trung hòa H + ta phải
pha thêm vôi hoặc sôđa vào nước để kiềm hóa.
Phèn nhôm có hiệu quả keo tụ cao nhất ở pH = 5,5 – 7,5; Phèn sắt pH=
3,5 - 6,5 và 8 – 9.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng, chuyển động nhiệt của các hạt keo tăng lên làm
tăng tần số va chạm và kết quả kết dính tăng. Do đó, nhiệt độ nước tăng làm
lượng phèn cần keo tụ giảm, thời gian và cường độ khuấy trộn giảm.
- Hàm lượng và tính chất của cặn: Hàm lượng cặn tăng thì lượng phèn
cần thiết cũng tăng. Hiệu quả keo tụ phụ thuộc vào tính chất cặn tự nhiên như
kích thước, diện tích, mức độ phân tán...
2.2.2.3. Bể hấp thụ
Phương pháp này được dùng để loại bỏ hết các chất bẩn hoà tan vào nước
mà phương pháp xử lý sinh học và các phương pháp khác không loại bỏ được
với hàm lượng rất nhỏ. Thông thường đây là các hợp chất hoà tan có độc tính
cao hoặc các chất có mùi vị và màu khó chịu.
Các chất hấp thụ thướng dùng là: than hoạt tính, đất sét hoặc silicagel, keo
nhôm, một số chất tổng hợp hoặc chất thải trong sản xuất như xỉ mạ sắt,…

49
Trong số này, than hoạt tính được dùng phổ biến nhất. Các chất hữu cơ
kim loại nặng và các chất màu dễ bị than hấp thụ. Lượng chất hấp thụ này tuỳ
thuộc vào khả năng hấp thụ của từng chất và hàm lượng chất bẩn trong nước
thải. Các chất hữu cơ có thể bị hấp thụ: phenol, allcyllbenzen, sunfonicacid,
thuốc nhuộm, các hợp chất thơm. Sử dụng phương pháp hấp thụ có thể hấp thụ
đến 58 – 95% các chất hữu cơ và màu.
Ngoài ra, để loại kim loại năng, các chất hữu cơ, vô cơ độc hại người ta
còn dùng than bùn để hấp thụ và nuôi bèo tẩy trên mặt hồ.
2.2.2.4. Bể khử trùng
Khử trùng nước là khâu bắt buộc cuối cùng trong quá trình xử lý nước ăn
uống sinh hoạt. Trong nước thiên nhiên chứa rất nhiều vi sinh vật và vi trùng.
Sau các quá trình xử lý cơ học, nhất là sau khi qua bể lọc, phần lớn các vi trùng
đã bị giữ lại. Song để tiêu diệt hoàn toàn các vi trùng gây bệnh, cần phải tiến
hành khử trùng nước.
Về nguyên lý các quá trình khử trùng có thể thực hiện bằng phương pháp
vật lý hoặc phương pháp hóa học.
a. Phương pháp vật lý
- Phương pháp nhiệt: khi đun sôi nước ở 100oC đa số các vi sinh vật bị
tiêu diệt. Tuy nhiên, có một số vi sinh vật khi nhiệt độ cao liền chuyển sang
dạng bào tử với lớp bảo vệ vững chắc. Để tiêu diệt nhóm vi khuẩn này cần đun
sôi nước đến 120oC. Phương pháp nhiệt tuy đơn giản nhưng tốn năng lượng và
thiết bị nên thường áp dụng ở quy mô nhỏ.
- Phương pháp UV: tia UV (tia cực tím) có khả năng tiêu diệt hầu hết các
vi sinh vật. Trong kỹ thuật, khi lưu lượng nước cần khử trùng nhỏ, có thể sử
dụng các thiết bị khử trùng bằng tia UV. Cơ cấu chính của thiết bị là các đèn
bức xạ, tia tử ngoại đặt trong dòng chảy của nước. Hiệu quả của phương pháp
này chỉ đạt được hoàn toàn khi trong nước không có chất hữu cơ và cặn lơ lửng.
- Phương pháp siêu âm: Dòng siêu âm với cường độ từ 2w/cm 2 trở đi
trong khoảng thời gian trên 5 phút có khả năng tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật
trong nước.
- Phương pháp lọc: Đại bộ phận vi sinh vật trong nước có kích thước từ
1-2micromet. Nếu đem lọc nước qua lớp lọc có kích thước khe rỗng nhỏ hơn 1
micromet có thể loại trừ được đa số vi khuẩn. Lớp lọc thường dùng các tấm
sành, sứ, xốp với khe rỗng cực nhỏ. Dùng phương pháp này nước phải có hàm
lượng cặn nhỏ hơn 2 mg/l.
Khử trùng bằng phương pháp vật lý có ưu điểm cơ bản không làm thay
đổi tính chất lý hóa của nước không gây nên các hậu quả phụ. Tuy nhiên, do
hiệu suất thấp nên thường chỉ áp dụng ở quy mô nhỏ với các điều kiện kinh tế
kỹ thuật cho phép.

50
b. Phương pháp hóa học
Cở sở của phương pháp hóa học là sử dụng các chất oxy hóa mạnh để oxy
hóa men của tế bào vi sinh và tiêu diệt chúng. Các hóa chất thường dùng là Clo,
các hợp chất của Clo, Brôm, Iốt, Ozôn, Kalipemanganat.
* Khử trùng bằng Clo và các hợp chất của Clo
Clo là một chất oxy hóa mạnh ở bất cứ dạng nào dù là nguyên chất hay
hợp chất khi tác dụng với nước đều tạo ra phân tử axit hypoclorit có tác dụng
khử trùng nước mặt. Tốc độ của quá trình khử trùng tăng khi nồng độ của chất
khử trùng và nhiệt độ trong nước tăng, đồng thời phụ thuộc vào dạng không
phân ly của chất khử trùng vì quá trình khuếch tán trong vỏ tế bào xảy ra nhanh
hơn trong quá trình phân ly. Tốc độ khử trùng bị chậm rất nhiều khi trong nước
có các chất hữu cơ, cặn lơ lửng và các chất khử khác. Khi cho Clo vào nước xảy
ra các phản ứng sau:
Cl2 + H2O = HOCl + HCl
Hoặc ở dạng phương trình phân ly:
Cl2 + H2O = 2H+ + OCl- + Cl-
Khi sử dụng Clorua vôi làm chất sát trùng phản ứng sẽ là:
Ca(OCl)2 + H2O = CaO + 2HOCl
2HOCl = 2H+ + 2OCl-
Khi pH tăng, nồng độ HOCl giảm làm cho hiệu quả khử trùng cũng giảm
đi tương ứng. Để quá trình khử trùng nước bằng Clo có hiệu quả cao nhất nên
tiến hành khi nước có độ pH thấp, trước khi xử lý ổn định nước. Khi trong nước
có muối amoni, amoniac hay các hợp chất hữu cơ có chứa nhóm amoni thì axit
hypoclorit tham gia vào phản ứng với chúng tạo thành monocloramin và
đicloramin:
HClO + NH3 = NH2Cl + H2O
HClO + NH2Cl = NHCl2 + H2O
HOCl + NHCl2 = NCl3 + H2O
Đồng thời khả năng diệt trùng bị giảm đi. Khả năng diệt trùng của
monocloramin thấp hơn của đicloramin 2 đến 3 lần.
Để đảm bảo cho quá trình khử trùng đạt hiệu quả tốt, sau khi khử trùng
cần giữ lại trong nước một lượng Clo dư thích hợp. Với các hệ thống cấp nước
sinh hoạt lượng Clo dư thường từ 0,2 - 0,3mg/l để chống sự tái nhiễm bẩn trong
mạng lưới đường ống phân phối hoặc nơi tiêu thụ.
* Khử trùng nước bằng Iốt
Iốt là chất oxy hóa mạnh và thường được dùng để khử trùng nước ở các
bể bơi. Là chất khó hòa tan nên Iốt được dùng ở dạng dung dịch bão hòa. Độ
hòa tan của Iốt phụ thuộc vào nhiệt độ nước. Ở 0 oC độ hòa tan của Iốt là
51
100mg/l, ở 20oC là 300mg/l. Khi độ pH của nước nhỏ hơn 7 liều lượng Iốt sử
dụng lấy từ 0,3 - 1mg/l. Nếu sử dụng liều lượng cao hơn 1,2mg/l sẽ làm cho
nước có mùi Iốt.
* Khử trùng nước bằng ion các kim loại nặng
Với nồng độ rất nhỏ của ion kim loại nặng có thể tiêu diệt được các loại
sinh vật và rêu tảo sống trong nước. Diệt trùng bằng ion kim loại nặng đòi hỏi
thời gian tiếp xúc lớn. Tuy nhiên, không thể nâng cao nồng độ kim loại nặng để
giảm thời gian diệt trùng vì khi đó sẽ tồn tại lượng dư kim loại nặng ảnh hưởng
đến sức khỏe của người sử dụng.
Ion Bạc có thể tiêu diệt phần lớn vi trùng có trong nước. Với hàm lượng 2
– 10 ion g/l đã có tác dụng diệt trùng. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này
là nếu trong nước có độ màu cao, có chất hữu cơ, có nhiều loại muối… thì ion
Bạc không phát huy được khả năng diệt trùng.
* Khử trùng nước bằng Ozôn
Hiện nay, khử trùng nước bằng Ozôn đang phát triển mạnh trên thế giới.
Khi cho Ozôn vào nước, nó phá hủy không chỉ các men và cả vi sinh chất của tế
bào. Với vi khuẩn bào tử, Ozôn có tác dụng mạnh hơn Clo 300 - 800 lần. Đồng
thời, Ozôn còn oxy hóa các hợp chất hữu cơ gây ra màu, mùi vị của nước. Tuy
nhiên, Ozôn rất độc đối với con người. Trong nước nó phân hủy rất nhanh thành
oxy phân tử và nguyên tử. Tốc độ phân hủy tăng nhanh khi nồng độ muối, pH và
nhiệt độ muối tăng.
Ozôn được sản xuất tại các nhà máy nước bằng các thiết bị đặc biệt, hoạt
động theo nguyên lý phóng điện qua không khí. Trạm Ôzôn bao gồm thiết bị
điều chế Ôzôn, và thiết bị khuấy trộn Ôzôn với nước. Không khí cần lấy ở vùng
không bị nhiễm bẩn và cần đặt thiết bị hút không khí cao hơn mái nhà 4 m.
Trong hệ thống xử lý không khí phải có thiết bị lọc bụi, thiết bị hấp phụ bằng
Silicagen hoặc keo nhôm để sấy khô không khí và các thiết bị khác để tái sinh
các chất hấp phụ. Hệ thống xử lý không khí cần phải vận hành tự động. Thiết bị
điều chế Ôzôn cần đặt trong phòng riêng hoặc trong khối công trình xử lý. Việc
điều chế Ôzôn phải thực hiện cách xa những chỗ có độ ẩm không khí cao, (tháp
làm lạnh, giếng phun và các bể chứa nước hở) trên 200m.
Liều lượng Ôzôn cần thiết để khử trùng nước ngầm lấy bằng 0,75 - 1
mg/l; đối với nước mặt 1 - 3 mg/l. Sự hoà tan hỗn hợp Ôzôn không khí với nước
phải thực hiện bằng máy khuấy trong cột ống, hoặc bằng cách làm sủi bọt trong
bể chứa và trong bể trộn Ejectơ. Khi khử trùng nước bằng Ôzôn, nồng độ Ôzôn
dư trong nước sau ngăn trộn cần phải bằng 0,1 - 0,3 mg/l.
Lượng không khí tính toán trung bình để điều chế 1 kg Ôzôn ở điều kiện
áp suất bình thường và nhiệt độ 20C bằng 70 - 80 m3.

52
2.3. PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC
2.3.1. Cơ sở lý thuyết
Cơ sở để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là quá trình chuyển
hóa vật chất, quá trình tạo cặn lắng và quá trình tự làm sạch nguồn nước của các
vi sinh vật dị dưỡng và tự dưỡng có trong tự nhiên nhờ khả năng dồng hóa được
rất nhiều nguồn cơ chất khác nhau có trong nước thải.
Trong nuồn nước luôn xảy ra quá trình Amon hóa chất hữu cơ chứa Nitơ
bởi vi khuẩn Amon hóa. Nhờ các men ngoại bào của các vi khuẩn thối như loài
Pseudomonadales, Eubateriales… mà Protein bị phân hủy thành các hợp chất
đơn giản hơn là các Polipeptit, Oligopeptit. Các chất này hoặc tiếp tục được
phân hủy thành các Axit amin nhờ men Peptidaza ngoại bào hoặc được tế tào
hấp thụ sau đó sẽ được phân hủy tiếp trong tế bào thành các Axit amin. Các Axit
amin một phần được vi sinh vật sử dụng để tổng hợp Protein – xây dựng tế bào
mới, một phần phân giải tiếp theo những con đường khác để tạo thành NH 3 và
nhiều sản phẩm trung gian khác.
2.3.1.1. Quá trình sinh học hiếu khí
Các quá trình hiếu khí có thể xảy ra trong điều kiện tự nhiên hay trong các
điều kiện xử lý nhân tạo. Trong điều kiện xử lý nhân tạo người ta tạo ra các điều
kiện tối ưu cho quá trình oxy hóa sinh hóa nên quá trình xử lý có tốc độ cao và
hiệu suất cao hơn. Quá trình chuyển hóa vật chất:
+ Qúa trình oxy hóa chất hữu cơ:(đáp ứng nhu cầu năng lượng của tế bào)
CxHyOzN + O2 Vi sinh vật CO2 + NH3 + H2O + Q (1)
+ Qúa trình tổng hợp tế bào:(tổng hợp xây dựng tế bào)
CxHyOz + NH3 + O2 Vi sinh vật C5H7NO2 + CO2 + H2O + Q (2)
(C5H7NO2: Công thức theo tỷ lệ trung bình các nguyên tố chính trong tế bào vi
sinh vật).
+ Quá trình oxy hóa nội bào (tự oxy hóa): nếu tiếp tục tiến hành quá trình
oxy hóa thì khi không đủ chất dinh dưỡng, Quá trình chuyển hóa các chất của tế
bào bắt đầu xảy ra qúa trình tự oxy hóa:
C5H7NO2 + O2 Vi sinh vật CO2 + NH3 +H2O + Q (3)
Trong quá trình oxy hóa sinh hóa hiếu khí, các chất hữu cơ chứa N, S, P
cũng được chuyển thành NO3- , SO42- , PO43- , CO2, H2O.
O2 + Vi sinh vật
NH3 + O2 Vi sinh vật HNO2 HNO3 (4)
(1), (2), (3) và (4): lượng oxy tiêu tốn gần gấp 2 lần lượng oxy cho 2 phản ứng
đầu. Khi môi trường cạn nguồn C hữu cơ, các loại vi khuẩn nitơrít hóa
(nitrosomonas) và nitơrat hóa (nitrobater) thực hiện quá trình nitơrat hóa theo 2
giai đoạn:
55NH4+ + 76O2 + 5CO2 nitrosomonasC5H7NO2 + 54NO2- + 52H2O + 109 H+

53
400 NO2- + 19 O2 + NH3 + 2 H2O + 5CO2 nitrobater C5H7NO2 + 400 NO3-
2.3.1.2. Quá trình sinh học kỵ khí

Trong điều kiện không có oxy, các chất hữu cơ có thể bị phân hủy nhờ vi
sinh vật và sản phẩm cuối cùng là CH4, CO2. Quá trình chuyển hóa chất hữu cơ
nhờ vi khuẩn kỵ khí chủ yếu diễn ra theo nguyên lý lên men qua các bước sau:
Bước 1: Thủy phân các chất hữu cơ phức tạp và các chất béo thành các
chất hữu cơ đơn giản hơn như monosacarit, amino axit hoặc các muối khác. Đây
là nguồn dinh dưỡng và năng lượng cho vi khuẩn hoạt động.
Bước 2: Các nhóm vi khuẩn kỵ khí thực hiện quá trình lên men axit,
chuyển hóa các chất hữu cơ đơn giản thành các loại axit hữu cơ thông thường
như axit axetic, glixerin, axetat,...
CH3CH2COOH + 2H2O  CH3COOH + CO2 + 3H2
Axit prifionic
CH3CH2CH2COOH + 2H2O 2 CH3COOH + 2H2
Axit butinic.
Bước 3: Các nhóm vi khuẩn kỵ khí bắt buộc lên men kiềm (chủ yếu là
các loại vi khuẩn lên men metan như methanosarcina và methanothrix) đã
chuyển hóa axit axetic và hydro thành CH4, CO2.
2.3.2. Các công trình sinh học trong xử lý nước
2.3.2.1. Công trình xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên
a. Cánh đồng tưới công cộng và bãi lọc
Trong nước thải sinh hoạt chứa một hàm lượng N, P, K khá đáng kể (Tỷ
lệ các nguyên tố dinh dưỡng trong nước thải thường là N:P:K = 5:1:2). Như vậy,
nước thải là một nguồn phân bón tốt có lượng N thích hợp với sự phát triển của
thực vật.
Để sử dụng nước thải làm phân bón, đồng thời giải quyết xử lý nước thải
theo điều kiện tự nhiên người ta dùng cánh đồng tưới công cộng và cánh đồng
lọc. Nguyên tắc hoạt động: Việc xử lý nước thải bằng cánh đồng tưới, cánh đồng
lọc dựa trên khả năng giữ các cặn nước ở trên mặt đất, nước thấm qua đất như đi
qua lọc, nhờ có oxy trong các lỗ hỏng và mao quản của lớp đất mặt, các vi sinh
vật hiếu khí hoạt động phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn. Càng sâu xuống,
lượng oxy càng ít và quá trình oxy hóa các chất hữu cơ càng giảm xuống dần.
Cuối cùng đến độ sâu ở đó chỉ xảy ra quá trình khử nitrat. Đã xác định được
quá trình oxy hóa nước thải chỉ xảy ra ở lớp đất mặt sâu tới 1.5m. Vì vậy các
cánh đồng tưới và bãi lọc thường được xây dựng ở những nơi có mực nước
nguồn thấp hơn 1.5m so với mặt đất.
Nguyên tắc xây dựng: Cánh đồng tưới và bãi lọc là những mảnh đất được
san phẳng hoặc tạo dốc không đáng kể và được ngăn cách tạo thành các ô bằng
54
các bờ đất. Nước thải phân bố vào các ô bằng hệ thống mạng lưới phân phối
gồm: mương chính, máng phân phối và hệ thống tưới trong các ô. Nếu khu đất
chỉ dùng xử lý nước thải, hoặc chứa nước thải khi cần thiết gọi là bãi lọc.
Cánh đồng tưới, bãi lọc thường được xây dựng ở những nơi có độ dốc tự
nhiên, cách xa khu dân cư về cuối hướng gió. Xây dựng ở những nơi đất cát, á
cát, cũng có thể ở nơi đất á sét, nhưng với tiêu chuẩn tưới không cao và đảm bảo
đất có thể thấm kịp.
Diện tích mỗi ô không nhỏ hơn 3 ha, đối với những cánh đồng công cộng
diện tích trung bình các ô lấy từ 5 đến 8 ha, chiều dài của ô nên lấy khoảng 300-
1500 m, chiều rộng lấy căn cứ vào địa hình. Mực nước ngầm và các biện pháp
tưới không vượt quá 10 -200 m.
Cánh đồng tưới công cộng và cánh động lọc thường xây dựng với i~0,02
Khoảng cách vệ sinh phụ thuộc vào công suất:
- Đối với bãi lọc:
+ l=300m; Q=200 - 5000 m3/ng.đ
+ l=500m; Q=5000 - 50000 m3/ng.đ
+ l=1000m; Q>50000 m3/ng.đ
- Đối với cánh đồng tưới
+ l=200m; Q=200 - 5000 m3/ng.đ
+ l=400m; Q=5000 - 50000 m3/ng.đ
+ l=1000m; Q>50000 m3/ng.đ
Mạng lưới tưới bao gồm:
+ Mương chính
+ Mương phân phối
+ Hệ thống mạng lưới tưới trong các ô
+ Hệ thống tiêu nước( không thấm đất): Chiều sâu ống tiêu: 1,2 - 2m.
+ Cánh đồng tưới: Diện tích STB = 5 - 8 ha
b. Cánh đồng tưới nông nghiệp:
Từ lâu người ta cũng đã nghĩ đến việc sử dụng nước thải như nguồn phân
bón để tưới lên các cánh đồng nông nghiệp ở những vùng ngoại ô.
Theo chế độ nước tưới người ta chia thành 2 loại:
- Thu nhận nước thải quanh năm
- Thu nước thải theo mùa

55
Khi thu hoạch, gieo hạt hoặc về mùa mưa người ta lại giữ trữ nước thải
trong các đầm hồ (hồ nuôi cá, hồ sinh học, hồ điều hòa,…) hoặc xả ra cánh đồng
cỏ, cánh đồng trồng cây ưa nước hay vào vùng dự trữ.
Chọn loại cánh đồng nào là tùy thuộc vào đặc điểm thoát nước của vùng
và loại cây trồng hiện có Trước khi đưa vào cánh đồng , nước thải phải được xử
lý sơ bộ qua song chắn rác, bể lắng cát hoặc bể lắng. Tiêu chuẩn tưới lấy thấp
hơn cánh đồng công cộng và có ý kiến chuyên gia nông nghiệp.
2.3.2.2. Hồ sinh học
Cấu tạo: Hồ sinh vật là các ao hồ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo,
còn gọi là hồ oxy hóa, hồ ổn định nước thải,… Trong hồ sinh vật diễn ra quá
trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ nhờ các loài vi khuẩn, tảo và các loại
thủy sinh vật khác.
Nguyên tắc hoạt động: Vi sinh vật sử dụng oxy sinh ra từ rêu tảo trong
quá trình quang hợp cũng như oxy hóa từ không khí để oxy hóa các chất hữu
cơ, rong tảo lại tiêu thụ CO 2, photphat và nitrat amon sinh ra từ sự phân hủy,
oxy hóa các chất hữu cơ bởi vi sinh vật. Để hồ hoạt động bình thường cần
phải giữ giá trị pH và nhiệt độ tối ưu. Nhiệt độ không được thấp hơn 6 0C.
Theo quá trình sinh hóa, người ta chia hồ sinh vật ra các loại: hồ hiếu khí, hồ
kỵ khí và hồ tùy nghi.
- Hồ sinh học dùng xử lý nước thải bằng sinh học chủ yếu dựa vào quá
trình làm sạch của hồ.
- Ngoài việc xử lý nước thải còn có nhiệm vụ:
+ Nuôi trồng thuỷ sản.
+ Nguồn nước để tưới cho cây trồng.
+ Điều hoà dòng chảy.
- Có các loại sau đây:
+ Hồ hiếu khí.
+ Hồ kỵ khí.
+ Hồ kỵ hiếu khí
a. Hồ hiếu khí: Oxy hoá các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật hiếu khí.
* Hồ làm thoáng tự nhiên: cấp oxy chủ yếu do khuyếch tán không khí qua mặt
nước và quang hợp của các thực vật.
- Chiều sâu của hồ: 30 - 50 cm.
- Tải trọng BOD: 250 - 300 kg/ha.ngày.
- Thời gian lưu nước: 3 - 12 ngày.
- Diện tích hồ lớn.
* Hồ làm thoáng nhân tạo: cấp oxy bằng khí nén, máy khuấy, …
56
- Chiều sâu: h = 2 - 4.5 m.
- Tải trọng BOD: 400 kg/ha.ngày.
- Thời gian lưu: 1 - 3 ngày.
- Tuy nhiên hoạt động như hồ kỵ hiếu khí.
b. Hồ kỵ khí
* Đặc điểm
- Dùng để lắng và phân huỷ cặn lắng bằng phương pháp sinh học tự nhiên
dựa trên sự phân giải của vi sinh vật kỵ khí.
- Chuyên dùng xử lý nước thải công nghiệp nhiễm bẩn.
- Khoảng cách vệ sinh: 1.5 - 2 km.
- Chiều sâu: h = 2.4 - 3.6.m
* Tính toán: chủ yếu là theo kinh nghiệm
- Skỵ khí = (10-20%) Skỵ hiếu khí
- Thời gian lưu: Mùa hè: 1.5 ngày; Mùa đông: > 5 ngày
- Hiệu suất (% BOD): Mùa hè: 65-80% ; Mùa đông: 45-65%
c. Hồ kỵ hiếu khí: thường gặp
- Trong hồ xảy ra 2 quá trình song song
+ Oxy hoá hiếu khí.
+ Phân hủy metan cặn lắng.
- Có 3 lớp:
+ Hiếu khí
+ Trung gian
+ Kỵ khí
- Nguồn oxy cấp chủ yếu là do quá trình quang hợp rong tảo.
- Quá trình kỵ khí ở đáy phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Chiều sâu của hồ kỵ hiếu khí: 0.9-1.5 m.
2.3.2.2. Công trình xử lý nước thải trong điều kiện nhân tạo
a. Bể Aerotank
* Đặc điểm cấu tạo
Trong quá trình bùn hoạt tính, các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan
chuyển hóa thành bông bùn sinh học, quần thể vi sinh vật hiếu khí có khả năng
lắng dưới tác dụng của trọng lực. Nước chảy liên tục vào bể aerôten, trong đó
khí được đưa vào cùng xáo trộn với bùn hoạt tính cung cấp ôxy cho vi sinh vật
phân hủy chất hữu cơ. Dưới điều kiện như thế, vi sinh vật sinh trưởng tăng sinh
57
khối và kết thành bông bùn. Hỗn hợp bùn và nước thải chảy đến bể lắng đợt 2 và
tại đây bùn hoạt tính lắng xuống đáy. Một lượng lớn bùn hoạt tính (25 – 75%
lưu lượng) tuần hoàn về bể aerotank để giữ ổn định mật độ vi khuẩn, tạo điều
kiện phân hủy nhanh chất hữu cơ. Lượng sinh khối dư mỗi ngày cùng với lượng
bùn tươi từ bể lắng 1 được dẫn tiếp tục đến công trình xử lý bùn.
Để thiết kế và vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí một cách hiệu
quả cần phải hiểu rõ vai trò quan trọng của quần thể vi sinh vật. Các vi sinh vật
này sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để
chuyển hóa thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị ôxy hóa hoàn toàn
thành CO2, H2O, NO3-, SO42-… Yêu cầu chung khi vận hành hệ thống bùn hoạt
tính hiếu khí là nước thải đưa vào hệ thống cần có hàm lượng SS không vượt
quá 150 mg/L, hàm lượng sản phẩm dầu mỏ không quá 25 mg/L, pH từ 6,5 –
8,5 và nhiệt độ từ 6 – 37 oC. Một số dạng bể ứng dụng quá trình bùn hoạt tính lơ
lửng như : Bể Aerotank thông thường, bể Aerotank xáo trộn hoàn chỉnh, mương
ôxy hóa, bể hoạt động gián đoạn…
- Bể Aerôten thông thường

Hình 2.21. Bể Aerotank thông thường


Thiết kế và vận hành đơn giản, hiệu suất xử lý 80 – 95%
Áp dụng cho các loại nước thải có mức độ ô nhiễm nhẹ
- Bể Aerotank xáo trộn hoàn toàn
Đòi hỏi chọn hình dạng bể, trang thiết bị sục khí thích hợp. Thiết bị sục
khí cơ khí (motour và cánh khuấy) hoặc thiết bị khuyếch tán khí thường được sử
dụng, lắp đặt ở nhiều vị trí với khoảng cách đều trong toàn bộ bề mặt bể.
Thường có diện tích rộng nên mức độ pha loãng đầu vào rất cao, không
xảy ra tình trạng quá tải cục bộ, phù hợp cho những loại nước thải có lượng bùn
cao và khó lắng.

58
Hình 2.22. Bể aerotank khuấy trộn hoàn toàn
- Bể Aerotank cao tải
Hạn chế lượng bùn dư sinh ra, khi đó tốc độ sinh trưởng thấp, sản
lượng bùn thấp và chất lượng nước ra cao hơn. Thời gian lưu bùn cao hơn so
với các bể khác (20 – 30 ngày). Hàm lượng bùn thích hợp trong khoảng 3.000
– 6.000 mg/L.
* Nguyên lý làm việc của bể Aerotank
Lý thuyết xử lý nước thải trong bể Aerotank được nêu ra năm 1887 do
nhà khoa học người Anh Dudin, nhưng mãi tới năm 1914 mới được áp dụng
trong thực tế. Bể Aerotank là công trình làm bằng bê tông, bê tông cốt thép…
với mặt bằng thông dụng là hình chữ nhật. Hỗn hợp bùn và nước thải cho chảy
qua suốt chiều dài của bể.
Bùn hoạt tính là loại bùn xốp chưa nhiều vi sinh có khả năng ôxy hoá và
khoáng hoá các chất hữu cơ chứa trong nước thải.
Để giữ cho bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng và để đảm bảo ôxy dùng cho
quá trình ôxy hoá các chất hữu cơ thì phải luôn luôn đảm bảo việc thoáng gió.
Số lượng bùn tuần hoàn và số lượng không khí cần cấp lấy phụ thuộc vào độ ẩm
và mức độ yêu cầu xử lý nước thải. Thời gian nước lưu trong bể Aerotank không
lâu quá 12 giờ (thường là 4-8 giờ).
Nước thải với bùn hoạt tính tuần hoàn sau khi qua bể Aerotank cho quá bể
lắng đợt II. Ở đây bùn lắng một phần đưa trở lại bể Aerotank, phần khác đưa tới
bể nén bùn.
Do kết quả của việc sinh sôi nảy nở các vi sinh vật cũng như việc tách các
chất bẩn ra khỏi nước thải mà số lượng bùn hoạt tính ngày một gia tăng. Số
lượng bùn thừa chẳng những không giúp ích cho việc xử lý nước thải, ngược lại,

59
nếu không lấy đi thì còn làm một trở ngại lớn. Độ ẩm của bùn hoạt tính khoảng
98 - 99%, trước khi đưa lên bể metan cần làm giảm thể tích.
Thực chất của quá trình xử lý nước thải ở bể Aerotank không khác quá
trình xử lý ở các công trình xử lý sinh học khác.
Quá trình ôxy hoá xảy ra qua 3 giai đoạn:
Ở giai đoạn một tốc độ ôxy hoá xác định bằng tốc độ tiêu thụ ôxy.
Ở giai đoạn hai, bùn hoạt tính khôi phục khả năng ôxy hoá, đồng thời ôxy
hoá tiếp những chất hữu cơ chậm ôxy hoá. Ở giai đoạn này tốc độ cũng xác định
bởi tốc độ tiêu thụ ôxy, nhưng nhỏ hơn nhiều so với ở giai đoạn một.
Quan sát trên số liệu quản lý các bể Aerotank cho thấy rằng trong giai
đoạn một tốc độ ôxy hoá rất cao, sau đó giảm dần. Tốc độ ở giai đoạn một
nhanh gấp 3 lần tốc độ ở giai đoạn hai.
Sau một thời gian khá dài tốc độ ôxy hoá cầm chừng (hầu như không thay
đổi) lại tăng lên - Đây là giai đoạn nito hoá các muối amôn.
Sơ đồ xử lý trên bể Aerotank, ngoài các công trình chính ra còn có các
công trình khác như: trạm bơm không khí, bơm bùn hoạt tính, bể lắng đợt hai,
bể nén bùn và đường ống dẫn bùn, dẫn không khí v.v…
Bể Aerotank có thể sử dụng để xử lý sinh hoá nước thải với lưu lượng Q ≥
7000 m3/ngày đêm và những nơi đầy đủ năng lượng điện.
* Phân loại bể Aerotank
Phân loại theo nguyên lý làm việc:
- Bể Aerotank thông thường. Thời gian làm thoáng t 1 thường áp dụng để
xử lý sinh hoá nước thải với công suất lớn. Loại này có thể phân biệt thành:
+ Bể Aerotank xử lý sinh hoá không hoàn toàn. BOD 20 của nước thải đã
xử lý đạt 60-80 mg/l, tương ứng với thời gian làm thoáng t a vào khoảng 2 giờ.
Trong bể này chỉ ôxy hoá những chất hữu cơ dễ ôxy hoá, một phần chất không
hoà tan và keo cũng được hấp thụ. Loại này cần có ngăn phục hồi bùn hoạt tính.
+ Bể Aerotank xử lý sinh hoá hoàn toàn BOD20 của nước thải đã đượ xử
lý đạt 15-20 mg/l, thời gian làm thoáng t1 = ta + Tb - 4-8h và không quá 12h.
Trong thời gian tb, các chất hữu cơ khó bị ôxy hoá sẽ được ôxy hoá và bùn
hoạt tính được tái sinh.
- Bể Aerotank sức chứa cao. Để xử lý nước thải có nồng độ nhiễm bẩn
cao BOD20 > 500 mg/l. Tải trọng trên bùn (sức chứa) vào khoảng 400-1000
mg/gr bùn khô không tro tính trong ngày đêm, thời gian làm thoáng tương ứng
bằng t2.
Bể Aeroten loại này thường áp dựng để xử lý nước thải công nghiệp thực
phẩm (sữa, thịt…).

60
Bể Aeroten ôxy hoá hoàn toàn còn được gọi là bể Aeroten kéo dài thời
gian làm thoáng t3 = t1 + t4. Trong đó, t1 là thời gian ổn định hiếu khí cặn lắng.
Phân biệt theo phương pháp làm thoáng
Phân biệt theo phương pháp làm thoáng có loại: Aeroten làm thoáng bằng
bơm khí nén, Aeroten làm thoáng bằng máy khuấy cơ học, Aeroten làm thoáng
kết hợp. Ngoài ra, cũng cần kể đến loại Aeroten làm thoáng áp lực thấp, tức là
không dùng bơm khí nén mà dùng quạt gió.
* Tính toán thiết kế
Tính toán bể Aerotanks bao gồm việc xác định kích thước, tính toán hệ
thống làm thoáng và số lượng bùn hoạt tính dư… Có nhiều phương pháp tính
toán, sau đây sẽ giới thiệu phương pháp tổng quát để tính toán bể Aerotanks.
- Thể tích bể

Trong đó: So: chất nền trong nước thải.


X: nồng độ bùn sau khi hoà trộn.
S: nồng độ còn lại sau khi ra khỏi bể (nồng độ chất nền).
θc: tuổi bùn (thời gian lưu bùn).
Q: lưu lượng nước thải
Kd: hệ số phân huỷ nội bào
Y: hệ số năng suất sử dụng chất nền cực đại (mg/mg).
- Thời gian lưu nước

- Tốc độ tăng trưởng của bùn:

- Lượng bùn hoạt tính sinh ra trong ngày:


Px = Yb.Q.(So - S) (kg/ngày)
- Tổng lượng cặn lưu lượng sinh ra (tổng bùn dư):

- Lượng cặn dư hằng ngày xả ra:


61
Pxả = Px1 – Pra
(Pra = Q.SSra.10-3)
SSra: Lượng chất rắn lơ lửng theo Tiêu chuẩn xả thải
- Tỷ lệ khối lượng chất nền và khối lượng bùn hoạt tính F/M:

- Lượng oxy cần thiết:

Trong đó:
No: tổng nitơ ban đầu (sau khi bổ sung dinh dưỡng)
N: tổng nitơ ra (5-6 mg/l)
- Lượng oxy thực tế:

Trong đó:
Cs: oxy bão hoà trong nước (9,08 mg/l).
C: lượng oxy cần duy trì trong bể (2-3 mg/l)
α: 0,6 - 0,94.
OCTB = OCt/24 (kg/h)
OCt max = 1,5.OCt TB
OCt min = 0,8.OCt TB
- Tính lượng không khí cần thiết:

Trong đó: OU: công suất hoà tan thiết bị: OU = Ou.h
Ou: phụ thuộc hệ thống phân phối khí (g O2/m3.m)
h: độ ngập nước (< hbể)
b. Bể lọc sinh học (bể Biophin)
* Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Bể Biophin là một công trình xử lý sinh học nước thải trong điều kiện
nhân tạo nhờ các vi sinh hiếu khí. Quá trình xử lý diễn ra khi cho nước thải tưới
lên bề mặt của bể và thấm qua lớp vật liệu lọc. Ở bề mặt của hạt vật liệu lọc và ở
các khe hở giữa chúng các cặn bẩn được giữ lại và tạo thành màng - gọi là màng
vi sinh. Lượng ôxy cần thiết để ôxy hoá các chất bẩn hữu cơ thâm nhập vào bể
62
cùng với nước thải khi ta tưới, hoặc qua khe hở thành bể, hoặc qua hệ thống tiêu
nước từ đáy đi lên. Vi sinh hấp thụ chất hữu cơ và nhờ có ôxy mà quá trình ôxy
hoá được thực hiện.
Những màng vi sinh đã “chết” sẽ cùng với nước thải ra khỏi bể và được
giữ lại bể lắng đợt II.

Hình 2.23. Cấu tạo bể lọc sinh học


* Phân loại bể Biophin
- Theo mức độ xử lý: Biophin xử lý hoàn toàn và không hoàn toàn.
Biôphin cao tải có thể xử lý hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, còn Biôphin nhỏ
giọt dùng để xử lý hoàn toàn.
- Theo biện pháp làm thoáng, Biophin làm thoáng tự nhiên và Biophin
làm thoáng nhân tạo. Trong trường hợp làm thoáng nhân tạo thì bể Biophin
thường gọi là aerophin.
- Theo chế độ làm việc: Biophin làm việc liên tục và Biophin làm việc
gián đoạn có tuần hoàn và không tuần hoàn. Nếu nồng độ nhiễm bẩn của nước
thải lên bể Biophin không cao lắm và với khối lượng đủ để có thể tự làm sạch
thì việc tuần hoàn là không cần thiết. Trong trường hợp ngược lại thì tuỳ theo
nồng độ của nước thải mà nên hoặc bắt buộc phải tuần hoàn.
- Theo khả năng chuyển tải: Biôphin cao tải và Biôphin nhỏ giọt (Biôphin
thông thường).
- Theo đặc điểm cấu tạo của vật liệu lọc: Biôphin chất liệu khối và
Biôphin chất liệu bản.
Biôphin chất liệu khối có thể phân biệt:
+ Biôphin nhỏ giọt có kích thước vật liệu lọc 40-60mm, và chiều cao
công tác 1-2m

63
+ Biôphin cao tải : có kích thước các hạt vật liệu lọc từ 60 - 80mm và chiều
cao công tác 2-4m.
- Biôphin có chiều cao lớn (tháp lọc) có kích thước vật liệu lọc 60-80mm,
chiều cao công tác 8-16m.
Biôphin chất liệu bản có thể phân biệt:
- Biôphin với chất liệu lọc dạng rắn: Vòng ống hay những cấu tạo khá.
Vật liệu có thể là sành, chất dẻo hay kim loại. Tuỳ thuộc vào loại vật liệu mà
khối lượng lấy trong khoảng 100-600 kg/m3, độ rỗng 70-90%, chiều cao làm
việc 1-6m.
- Biôphin với vật liệu rắn ở dạng đan lưới hay khối đặc được ghép từ các
tấm hay các bản phẳng. Các khối đặc có thể làm bằng chất dẻo và cũng có thể là
fibroximăng. Khối lượng chất dẻo 40 - 100 kg/m3, độ rỗng 90 - 97%, chiều cao
2-16m. Khối lượng fibroximăng 200 - 250 kg/m3, độ rỗng 80 - 90%, chiều cao
làm việc 2 - 6m.
- Biôphin vật liệu mềm và rulô (cuộn) làm từ lưới thép, màng chất dẻo
hay vải tổng hợp được cố định trên khung hay dưới dạng cuộn. Khối lượng 5 -
60 kg/m3, độ rỗng 94 - 99%, chiều cao cấp phối 3 - 8m.
Đối với Biôphin chất liệu bản cũng cần kể đến loại đĩa quay sinh học - là
bể chứa đầy nước có đáy hình lõm. Dọc theo bờ ở chỗ cao hơn mực nước một ít
có đặt trục gắn các đĩa bằng chất dẻo, ximăng amiăng hay kim loại với đường
kính 0,6 - 0,3m. Khoảng cách giữa các đĩa 10 - 20mm, tốc độ quay của trục đĩa
1 - 40 vòng/phút
Biôphin chất liệu mềm và ru lô thường chỉ sử dụng khi lưu lượng nước
thải đến 10.000 m3/ngày đêm, còn Biôphin chất liệu rắn ở dạng khối q < 50.000
m3/ngày đêm, đĩa quay sinh học q < 500 m3/ngày đêm.
* Tính toán thiết kế
Tính toán bể Biophin nhỏ giọt thường dựa vào công suất oxy hóa tức là
lượng oxy, biểu thị bằng gram BOD. Công suất oxy hóa của bể Biophin phụ
thuộc vào nhiệt độ nước thải, không khí, mức độ nhiễm bẩn, vật liệu lọc,
phương pháp làm thoáng… Khi tính toán cần căn cứ vào nhiệt độ trung bình
năm của không khí để lấy công suất oxy hóa như sau:
Nhiệt độ trung bình năm Công suất Oxy hóa(CO)
của không khí ( g/m3.ngày đêm)
6 < tkk < 10oC CO = 250
tkk > 10oC CO = 300
- V: thể tích vật liệu lọc

64
Trong đó:
So: Hàm lượng BOD ban đầu trong nước thải (mg/l).
S: Hàm lượng BOD trong nước thải sau xử lý sinh học(mg/l).
- W: tải trọng BOD của bể lọc (kg/ngày)
W = Q (So – S) (S: 14 - 15 mg/l)
- Diện tích bể lọc:

- Đường kính bể lọc

- Lượng khí cấp:

Trong đó: - f: lượng BOD20 nước thải


- 21: tỷ lệ oxy không khí
- Tải trọng:

Co = P.H.KT/η (g BOD5 / m2.ngày)


Trong đó:
H: chiều cao vật liệu lọc
P: độ rỗng lớp vật liệu (%).
KT: hằng số nhiệt độ (oC). KT = K20.1,047 T – 20 = 0,2.1,047 T – 20
η: phụ thuộc BOD5 đầu ra.
S (mg/l) 10 15 20 25 30 35 40 45

η 3.3 2.6 2.25 2 1.75 1.6 1.45 1.3

c. Bể UASB ( Upflow Anaerobic Sludge Blanket)


* Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Nước thải sau khi xử lý sơ bộ được đưa trực tiếp vào phía dưới đáy bể và
được phân phối đồng đều, sau đó chảy ngược lên xuyên qua lớp bùn sinh học
dạng hạt nhỏ (bông bùn) và các chất hữu cơ bị phân hủy.
65
Các bọt khí mêtan và NH3, H2S nổi lên trên và được thu bằng các chụp
thu khí để dẫn ra khỏi bể. Nước thải tiếp theo đó chuyển đến vùng lắng của bể
phân tách 2 pha lỏng và rắn. Sau đó ra khỏi bể, bùn hoạt tính thì hoàn lưu lại
vùng lớp bông bùn. Sự tạo thành bùn hạt và duy trì được nó rất quan trọng khi
vận hành UASB.
Thường cho thêm vào bể 150 mg/l Ca2+ để đẩy mạnh sự tạo thành hạt bùn và
5 ¸ 10 mg/l Fe2+ để giảm bớt sự tạo thành các sợi bùn nhỏ. Để duy trì lớp bông bùn
ở trạng thái lơ lửng, tốc độ dòng chảy thường lấy khoảng 0,6 ¸ 0,9 m/h.

Hình 2.24. Sơ đồ cấu tạo bể UASB


* Tính toán thiết kế
- Hiệu quả làm sạch:

- Lượng S khử 1 ngày


G = Q (Sv – Sr).10-3 (kg/ngày)
- Tải trọng COD cả bể: phụ thuộc các nguồn thải (4-18 kg COD/m3.ngày)
- Dung tích xử lý yếm khí cần thiết

- Tốc độ nước đi lên (v = 0,6 - 0,9m/h)


- Diện tích bể cần thiết

66
- Chiều cao phần xử lý

- Chiều cao H = H1 + H2 + H3 (m)


Với: H1: chiều cao phần xử lý
H2: chiều cao vùng lắng : H2 = (1,2-2m)
H3: chiều cao dự trữ : H3 = (0,3-0,5m)
- Thời gian lưu nước

d. Bể bùn hoạt tính từng mẻ SBR (Sequencing Batch Reactor)


Bể bùn hoạt tính từng mẻ SBR là công trình xử lý nước thải bằng phương
pháp sinh học dựa trên nguyên lý bùn hoạt tính – bể Aerotank nhưng các giai
đoạn hoạt động xảy ra trong cùng một bể (không có bể lắng 2 sau Aerotank).
Bể SBR hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn với 5 giai đoạn bao gồm: 
Làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ. Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa
kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học. Quy trình
thay đổi luân phiên trong bể SBR không làm mất khả năng khử BOD trong
khoảng 90 – 92%. Ví dụ, phân huỷ yếm khí, quá trình tiếp xúc yếm khí, lọc yếm
khí, lọc tiếp xúc, lọc sinh học nhỏ giọt, tiếp xúc sinh học dạng đĩa, bể bùn hoạt
tính cổ truyền và hồ sinh học hiếu khí chỉ có thể khử được BOD khoảng 50 –
80%. Vì vậy, việc thay đổi luân phiên được theo sau giai đoạn khác như hệ
thống truyền khí hay hệ thống oxy hoà tan.
Chu kỳ hoạt động của bể với 5 giai đoạn được tiến hành như sau:
- Giai đoạn làm đầy: Nước thải được bơm vào bể xử lý trong khoảng từ
1- 3 giờ. Trong bể phản ứng hoạt động theo mẻ nối tiếp nhau, tùy thuộc theo
mục tiêu xử lý, hàm lượng BOD đầu vào mà quá trình làm đầy có thể thay đổi
linh hoạt: Làm đầy - tĩnh, làm đầy- hòa trộn, làm đầy- sục khí.
- Giai đoạn phản ứng: Tiến hành sục khí cho bể xử lý để tạo phản ứng
sinh hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính hay làm thoáng bề mặt để cấp oxy vào
nước và khuấy trộn đều hỗn hợp. Thời gian làm thoáng phụ thuộc vào chất
lượng nước thải, thường khoảng 2 giờ. Trong giai đoạn phản ứng, quá trình
Nitrat hóa có thể thực hiện, chuyển Nitơ từ dạng N-NH 3 sang N- NO2- và nhanh
chóng chuyển sang dạng N - NO3-
NH4 + 3O2 = 2NO2- + 4H+ + H2O
2NO2- + O2 = 2NO3-
67
Ngưng sục khí và thực hiện khuấy trộn bằng máy khuấy chìm để thực
hiện quá trình khử Nitrat, chuyển hóa Nitrat thành Nitơ tự do.
NO3- → NO2- → NO →N2O →N2
- Giai đoạn lắng: Trong giai đoạn này, quá trình khuấy trộn và sục khí sẽ
được ngưng nhằm tạo điều kiện cho bùn hoạt tính được lắng trong điều kiện
tĩnh. Kích thước bông bùn sau giai đoạn hai sẽ lớn hơn nếu điều kiện vận hành
được duy trì (nồng độ oxi hòa tan, chất dinh dưỡng, nguồn carbon, pH…). Điều
này sẽ giúp cho bùn sẽ dễ lắng hơn và bùn sau khi lắng sẽ tạo thành một tầng
bùn dưới đáy bể SBR. Giai đoạn lắng là rất quan trọng trong suốt chu kì xử lý
của SBR vì nếu bùn không thể lắng tốt, hàm lượng cặn lơ lửng chứa trong nước
xả ra ngoài sẽ cao và điều này sẽ đóng góp vào việc giảm hiệu quả xử lý COD
tổng. Thời gian lắng trong và cô đặc bùn thường kết thúc sớm hơn 2 giờ.
- Giai đoạn xả cạn: Trong giai đoạn này, thiết bị chiết nước (decanter)
được sử dụng nhằm xả nước ra khỏi bể. Khi quá trình lắng hoàn thành, tín hiệu
này sẽ kích hoạt cho decanter thu và xả nước ra khỏi bể. Decanter có thể được
thiết kế theo dạng phao nổi hoặc dạng cố định: (1) Dạng phao nổi được thiết kế
với các lỗ thu nước hơi thấp hơn mực nước nhằm vừa thu nước và hạn chế việc
cuốn theo cặn lơ lửng. Dạng thiết kế này tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình vận
hành khi thiết bị có thể lên xuống tùy theo độ dao động mực nước trong bể; (2)
Dạng cố định được thiết kế với cao độ nhằm thu lượng nước bằng với lượng
nước bơm vào trong giai đoạn làm đầy. Đây là cách thiết kế tốt nhất nhằm tránh
việc cuốn theo bùn lắng vào trong nước xả. Bên cạnh đó, khi áp dụng cách thiết
kế này thì nước thải sau xử lý không hình thành bọt hoặc bùn nổi trên bề mặt vì
việc cuốn theo các tạp chất này vào trong nước thu sẽ làm cho COD sau xử lý có
thể không đạt. 
- Giai đoạn ngưng:  Giai đoạn này được tiến hành giữa giai đoạn xả cạn
và làm đầy. Thời gian của giai đoạn này được lựa chọn tùy theo lưu lượng thiết
kế hoặc cách vận hành của nhà máy. Thông thường, bùn hoạt tính dư trong bể sẽ
được xả bỏ trong giai đoạn này. 
Ưu - nhược điểm của bể SBR:
- Ưu điểm:
+ Không cần bể lắng và tuần hoàn bùn.
+ Trong pha làm đầy bể SBR đóng vai trò như bể cân bằng, vì vậy bể
SBR có thể chịu dựng được tải trọng cao và sốc tải.
+ Có thể hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn sợi thông qua việc điều
chỉnh tỉ số F/M và thời gian thổi khí trong quá trình làm đầy.
+ Ít tốn diện tích đất xây dựng do các quá trình cân bằng cơ chất, xử lý
sinh học và lắng được thực hiện trong cùng một bể.

68
+ Dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng thiết bị (các thiết bị ít) mà không cần phải
tháo nước cạn bể. Chỉ tháo nước khi bảo trì các thiết bị như: cánh khuấy, motor,
máy thổi khí, hệ thống thổi khí.
+ Hệ thống có thể điều khiển hoàn toàn tự động
+ TSS đầu ra thấp, hiệu quả khử photpho, nitrat hóa và khử nitrat hóa cao.
+ Ít tốn diện tích do không có bể lắng 2 và quá trình tuần hoàn bùn.
- Nhược điểm:
+  Nếu như quá trình lắng bùn xảy ra sự cố thì sẽ dẫn đến bùn bị trôi theo
ống đầu ra.
+  Khi xả tốc độ dòng chảy rất lớn sẽ làm ảnh hưởng đến các hệ thống xử
lý phía sau.
+ Có thể xảy ra quá trình khử nitrat trong pha lắng nếu như thời gian lưu
bùn dài. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng bùn nổi do bị khí nitơ đẩy lên. Hiện
tượng này càng nghiêm trọng vào những ngày nhiệt độ cao.
e. Mương Oxy hóa
* Đặc điểm cấu tạo:
- Mương Oxy hóa là dạng cải tiến của bể Aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh
làm việc trong chế độ làm thoáng kéo dài với dung dịch bùn hoạt tính lơ lửng
trong nước thải chuyển động tuần hoàn liên tục trong mương.
- Mương Oxy hóa có thể xây bằng bê tông cốt thép hoặc bằng mương
thành đất, mặt trong ốp đá, láng xi măng hoặc nhựa đường. Nếu mương không
làm bằng bê tông cốt thép thì tại chỗ đặt các thiết bị làm thoáng cũng phải xây
bằng bê tong cốt thép để đảm bảo độ bền và độ ổn định.
Nước vào Nước ra

Hình 2.25 : Sơ đồ cấu tạo mương oxy hóa


- Chiều sâu H của mương tùy thuộc vào công suất bơm của thiết bị làm
thoáng để đảm bảo trộn đều bọt khí và tạo vận tốc tuần hoàn chảy dọc mương V
≥ 0,25 – 0,3 m/s, có thể chọn H = 1 – 4m.
- Chiều rộng trung bình của mương thường là từ 2 – 6m.
69
- Ở những nơi không có đủ chiều dài, bố trí mương theo hình zic zắc, tại
khu vực hai đầu của mương khi dòng nước đổi chiều, tốc độ nước chảy nhanh ở
phía ngoài, chậm ở phía trong làm cho bùn lắng lại, điều này làm giảm hiệu quả
xử lý. Do đó, phải xây các tường hướng dòng tại hai đầu mương để tăng tốc độ
nước ở phía trong.
* Ưu – nhược điểm
Mương Oxy hóa có hiêu quả xử lý BOD 5 , Nitơ, photpho cao, quản lý đơn
giản, ít bị ảnh hưởng bởi sự dao động lớn về chất lượng và lưu lượng của nước
thải. Mặt khác, mương Oxy hóa đòi hỏi diện tích xây dựng lớn nên chỉ thích hợp
những nơi có đất rộng.

70
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP VÀ NƯỚC THẢI
3.1. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP
3.1.1. Công nghệ xử lý nước mặt
Do tính chất nguồn nước mặt nhiễm nhiều tạp chất hữu cơ từ nhiều thành
phần, tạo nên độ đục không ổn định, hàm lượng cặn lơ lửng cao và chứa nhiều
vi sinh vật có hại. Vì vậy, công nghệ xử lý nước mặt cần chú trọng giai đoạn tiền
xử lý: phản ứng + lắng ngay từ đầu quy trình, nhằm phá hủy các liên kết hóa
học, tách các hạt cặn. Sau đó, giai đoạn khử trùng là bắt buộc trước khi cung cấp
nước cho sinh hoạt.
Để xử lý nước mặt cấp cho sinh hoạt có thể áp dụng theo công nghệ sau:
Nguồn nước
Bể điều Bể phản Bể lắng
hòa ứng

Sục khí phèn


Bể lọc

Clo Bể khử
Bể chứa nước sau xử lý trùng
Mạng lưới cấp nước

Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt

3.1.2. Công nghệ xử lý nước ngầm


Nước ngầm được khai thác từ tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước
ngầm phụ thuộc vào thành phần khoáng hóa và cấu trúc địa tầng mà nước thấm
qua. Do vậy, nước chảy qua các địa tầng chứa cát và granit thường có tính axit
và chứa ít chất khoáng. Khi nước ngầm chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước
thường có độ cứng và độ kiềm hydrocacbonat khá cao hoặc có thể chứa Fe và
Mn. Ngoài ra đặc trưng chung của nước ngầm là:
- Độ đục thấp.
- Nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn định.
- Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như: CO2, H2S…
- Chứa nhiều khoáng chất hòa tan như: Sắt, Mangan, Canxi, Magie, Flo.
- Không có hiện diện của vi sinh vật.
71
Để xử lý nước ngầm cấp cho sinh hoạt có thể áp dụng theo quy trình công
nghệ sau:
Nước ngầm
Giàn mưa Bể lắng Bể lọc
tiếp xúc

Bể chứa nước sau xử lý


Mạng lưới cấp nước
Chất khử trùng

Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm

3.1.3. Một số công nghệ khác trong xử lý nước cấp.


3.1.3.1. Công nghệ xử lý Sắt bằng phương pháp làm thoáng (oxy hóa Sắt)
a. Làm thoáng đơn giản bề mặt lọc
Nước cần khử sắt được làm thoáng bằng dàn phun mưa ngay trên bề mặt
lọc. Chiều cao giàn phun thường lấy cao khoảng 0,7m, lỗ phun có đường kính từ
5-7mm, lưu lượng tưới vào khoảng 10 m3/m2.h. Lượng ôxy hoà tan trong nước
sau khi làm thoáng ở nhiệt độ 250C lấy bằng 40% lượng ôxy hoà tan bão hoà (ở
250C lượng ôxy bão hoà bằng 8,1 mg/l).

Hình 3.3. Sơ đồ làm thoáng bằng giàn ống khoan lỗ và bằng máng tràn
b. Làm thoáng bằng giàn mưa tự nhiên

Nước cần làm thoáng được tưới lên giàn làm thoáng một bặc hay nhiều
bặc với các sàn rải xỉ hoặc tre gỗ. Lưu lượng tưới và chiều cao tháp cũng lấy

72
như trường hợp trên. Lượng ôxy hoà tan sau làm thoáng bằng 55% lượng ôxy
hoà tan bão hoà. Hàm lượng CO2 sau làm thoáng giảm 50%.

1. Ống dẫn nước vào

2. Dàn mưa

3. Ngăn thu nước

4. Ống dẫn nước vào bể tiếp xúc

5. Máng thu nước

6. Ống trung tâm

7. Vùng chứa cặn

Hình 3.4. Giàn mưa kết hợp bể lắng tiếp xúc


c. Làm thoáng cưỡng bức
Cũng có thể dùng tháp làm thoáng cưỡng bức với lưu lượng tưới từ 30
đến 40 m3/h. Lượng không khí tiếp xúc lấy từ 4 đến 6 m 3 cho 1m3 nước. Lượng
ôxy hoà tan sau làm thoáng bằng 70% hàm lượng ôxy hoà tan bão hoà. Hàm
lượng CO2 sau làm thoáng giảm 75%.

Hình 3.5. Làm thoáng cưỡng bức

73
3.1.3.2. Công nghệ xử lý độ cứng trong nước
a. Phương pháp nhiệt
Khi đun nước, khí CO2 tự do bốc hơi, làm phá vỡ sự cân bằng của hợp
chất CO2, dẫn đến sự phân li của các bicácbônát và các chất khó tan như CaCO 3.
Mg(OH)2 sẽ lắng đọng. Đun nước lên đến 100 oC, có thể khử toàn bộ độ cứng
cácbônát và 1 phần nhỏ độ cứng không cácbônát. Có thể biểu diễn sự làm mềm
nước bằng phương pháp nhiệt theo các phương trình phân li sau:
Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + CO2 ↑ + H2O
Mg(HCO3)2 → MgCO3 ↓ + CO2 ↑ + H2O
Sau đó MgCO3 + H2O → Mg(OH)2 ↓ + CO2 ↑
Phương pháp nhiệt chỉ áp dụng cho các hệ thống cấp nước nồi hơi, vì tận
dụng được lượng nhiệt thừa của nồi hơi.
b. Phương pháp hóa học
Cơ sở của phương pháp là đưa vào nước các hoá chất có khả năng kết hợp
với các ion Ca2+ và Mg2+ để tạo ra các chất không tan và loại trừ khỏi nước bằng
biện pháp lắng lọc.
c. Khử độ cứng cácbônát và làm mềm nước bằng vôi + xôđa
Khi khử độ cứng cácbônát và làm mềm nước bằng vôi + xôđa, phải dùng
vôi ở dạng vôi sữa. Khi lượng vôi dùng hàng ngày ít hơn 0,25 tấn tính theo CaO,
thì được phép ch o vôi vào nước ở dạng dung dịch vôi bão hoà.
Để khử độ cứng cácbônát, liều lượng vôi Dv tính theo CaO cần xác định
theo công thức sau:

Trong đó: CO2 - Nồng độ CO2 tự do trong nước (mg/l)


Ca2+ - Hàm lượng canxi trong nước (mg/l)
Cc, CK - Độ cứng cácbônát và không cácbônát của nước (mgđl/l)
DK - Liều lượng chất keo tụ FeCl3 hoặc FeSO4 (mg/l) tính theo sản
phẩm khô
eK - Đương lượng của hoạt chất trong các chất keo tụ. Đối với
FeCl3 : eK = 54; đối với FeSO4 : eK = 76
Liều lượng vôi và xôđa khi làm mềm nước cần xác định theo công thức sau:

74
Trong đó:
Mg2+ : Hàm lượng magiê chứa trong nước (mg/l)
CK : Độ cứng không cácbônát của nước (mg/l)
d. Làm mềm nước bằng vôi hoặc xôđa
Liều lượng chất keo tụ tính theo sản phẩm khô xác định theo công thức:

Trong đó: C - Lượng cặn tạo thành khi làm mềm, tính theo chất khô
(mg/ι) giá trị của C cần xác định theo công thức:

Trong đó:
Ml : Hàm lượng chất lơ lửng trong nước ngầm (mg/l)
Ctp : Độ cứng toàn phần của nước (mgđl/l)
m : Lượng CaO(%) trong vôi thị trường
Dv : Liều lượng vôi tính theo CaO (mg/l)
e. Làm mềm nước bằng phốt phát
Khi cần làm mềm nước triệt để, sử dụng vôi và xôđa vẫn chưa hạ độ cứng
của nước xuống được đến mức tối thiểu. Để đạt được hiệu quả, cho vào nước
Na3PO4 sẽ khử được hết các ion Ca 2+và Mg2+ ra khỏi nước ở dạng các muối
không tan.
3CaCl2+ 2Na3PO4 → Ca3(PO4)2↓ +6 NaCl
3MgSO4+ 2Na3PO4 → Mg3(PO4)2 ↓+ 3 Na2SO4
3Ca(HCO3)2+ 2Na3PO4 → Ca3(PO4)2↓ +6NaHCO3
3Mg(HCO3)2+ 2 Na3PO4 → Mg3(PO4)2 +6NaHCO3
Quá trình làm mềm nước bằng phốt phát chỉ diễn ra thuận lợi ở nhiệt độ
lớn hơn 100oC. Sau xử lý độ cứng của nước giảm xuống còn 0,04÷0,05 mgđl/l.
Do giá thành của Na3PO4 cao, nên chỉ dùng với liều lượng nhỏ và sau khi đã làm
mềm nước bằng vôi và xôđa.

75
f. Phương pháp làm mềm nước bằng trao đổi Ion
Đây là phương pháp được dùng phổ biến nhất vì có giá thành rẻ kể cả chi
phí đầu tư lẫn chi phí vận hành. Nguyên lý của nó là đưa nước qua 1 vật liệu
chứa các ion dương hoạt động mạnh hơn Ca2+ và Mg2+, vật liệu này sẽ hấp thụ
các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước và nhả ra các ion mạnh hơn kia, do đó tạo ra
các hợp chất carbonat không kết tủa. Vật liệu đó được gọi là Cationit (hay cation
- exchange resyn). Thông thường, người ta dùng 2 loại cationit là Na - Cationit
và H - Cationit tương ứng với các ion là Na + và H+ và các hợp chất tạo ra tương
ứng là Na2CO3 và H2CO3 (H2CO3 sẽ bị phân tích ngay thành H2O và CO2).
Khi các Cationit đã hết khả năng trao đổi, người ta phải "hoàn nguyên"
tức là phục hồi lại các ion dương cho nó. Đối với Na - Cationit người ta dùng
muối ăn NaCl, đối với H - Cationit người ta dùng axit. Để khôi phục lại khả
năng trao đổi của Na - cationit người ta rửa lớp vật liệu lọc bằng dung dịch có
nồng độ cao của ion Na+ như dung dịch muối ăn. Quá trình này gọi là quá trình
hoàn nguyên.
2R - Ca +NaCl ↔ 2R - Na + CaCl2
Thiết bị trao đổi Na - Cationit thông thường có thể hạ độ cứng của nước
xuống đến dưới 10 ppm, nếu được thiết kế đặc biệt có thể hạ xuống dưới 2 ppm.
Mỗi lít hạt Na - Cationit có khả năng trao đổi khoảng từ 2 - 6 gam đương lượng
tùy loại, tức là có thể làm hạ độ cứng từ 300 đến 1000 lít nước có độ cứng 6
mgđl/lít (300 ppm hay 16,8 dH) xuống 0 trước khi phải hoàn nguyên.
Nếu lọc nước qua lớp hạt Na-cationit sẽ xảy ra các phản ứng sau:
2R - Na +Ca(HCO3)2 ↔ R2 - Ca + 2 NaHCO3
2R - Na +Mg(HCO3)2 ↔ R2 - Mg + 2 NaHCO3
2R - Na +CaCl2 ↔ R2 - Ca + 2 NaCl
2R - Na +CaSO4 ↔ R2- Ca + Na2SO4
2R - Na +MgSO4 ↔ R2 - Mg + Na2SO4
H - Cationit có khả năng trao đổi mạnh hơn Na - Cationit và cũng triệt
để hơn vì nó loại bỏ hoàn toàn gốc carbonat ra khỏi nước. Tuy nhiên, nó có
giá thành cao hơn nhiều lần, chi phí vận hành cũng cao hơn (axit đắt hơn
muối ăn) và yêu cầu vận hành cũng nghiêm ngặt hơn do phải dùng axit nên
ít được sử dụng.
Ngoài cách trao đổi ion dương người ta còn dùng cả trao đổi ion âm (chất
trao đổi gọi là Anionit) để loại bỏ các ion HCO 3- ra khỏi nước. Phương pháp này
thường chỉ được sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện, ở đó họ dùng cả Na -
Cationit, H - Cationit và Anionit nối tiếp nhau trong 1 hệ thống.
Phương pháp trao đổi ion này được sử dụng rất rộng rãi và là phương
pháp cơ bản để làm mềm nước trong công nghiêp. Kể cả đối với các thiết bị RO,
để tăng tuổi thọ và giảm tải lên các thiết bị RO, người ta cũng làm mềm nước
bằng trao đổi ion trước khi đưa nước vào lọc RO.
76
3.2. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
3.2.1. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục
đích sinh hoạt như tắm, giặt giũ, nấu ăn, vệ sinh cá nhân,…từ các hộ gia đình.
Thành phần của nước thải sinh hoạt bao gồm 2 loại chính: nước đen và
nước xám: Nước đen là nước thải từ nhà vệ sinh, chứa phần lớn các chất ô
nhiễm, chủ yếu là: chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng; Nước
xám là nước thải phát sinh từ quá trình rửa, tắm, giặt với thành phần các chất ô
nhiễm không đáng kể.
Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh
hoạt là BOD5, COD, Nito và Photpho. Trong nước thải sinh hoạt, hàm lượng N
và P rất lớn, nếu không được loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn nước tiếp nhận nước
thải bị phú dưỡng - một hiện tượng thường xảy ra ở nguồn nước có hàm lượng
N, P cao. Trong đó, các loài thực vật thủy sinh phát triển mạnh rồi chết đi, thối
rữa, làm cho nguồn nước trở lên bị ô nhiễm.
Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt, đó là các
loại mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật có trong phân. Vi sinh vật có
khả năng lây lan qua nhiều nguồn khác nhau, qua tiếp xúc trực tiếp, qua môi
trường (đất, nước, không khí, cây trồng, vật nuôi…) thâm nhập vào cơ thể qua
đường thức ăn, nước uống, hô hấp… và sau đó có thể gây bệnh.
Bảng 3.1. Đặc trưng nước thải sinh hoạt theo Tổ chức Y tế thế giới - WHO
TT Thông số Đơn vị Hàm lượng
1 pH - 6,5-8,0
2 BOD5 (200C) mg/l 250
3 COD mg/l 500
4 Tổng nitơ mg/l 40
5 Tổng phốt pho mg/l 8
6 SS mg/l 220
7 Tổng Coliform MPN/100ml 107 - 108

77
Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt:

Nước thải Nước thải sinh hoạt Nước thải nhà ăn


WC

Hầm tự hoại Bể vớt dầu mỡ

Bể thu gom

Bể điều hòa

Máy thổi khí

Bể sinh học hiếu khí

Bể lắng 2 Bể chứa bùn

Ghi chú:
Bể khử trùng
Đường nước
thải
Đường bùn
Đường khí
Nước thải sau xử lý

Hình 3.6. Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý
Nước thải từ nhà vệ sinh sau khi được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại được
bơm lên bể điều hòa để hòa trộn cùng với nước thải xám (nước rửa, tắm giặt,…).
Tại bể điều hòa, nước thải được hòa trộn đồng đều trên toàn diện tích bể dưới
tác dụng khuấy trộn của cánh khuấy hoặc không khí, ngăn ngừa hiện tượng lắng
cặn và quá trình phân hủy vi sinh yếm khí sinh ra mùi khó chịu.
Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu
vào bể xử lý hợp khối. Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để
khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao dộng của lưu lượng, cải thiện hiệu quả
hoạt động của các quá trình tiếp theo, giảm kích thước và vốn đầu tư xây dựng
các công trình tiếp theo. Các lợi ích của việc điều hòa lưu lượng là: (1) quá trình
xử lý sinh học được nâng cao do không bị hoặc giảm đến mức thấp nhất “shock”
tải trọng, các chất ảnh hưởng đến quá trình xử lý có thể được pha loãng, pH có

78
thể được trung hòa và ổn định; (2) chất lượng nước thải sau xử lý được cải thiện
do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định. Bơm được lắp đặt chìm trong
bể điều hòa để đưa nước sang bể hợp khối.
Nước thải từ bể điều hòa được bơm sang bể xử lý hợp khối theo chiều từ
trên xuống. Bể hợp khối được thiết kế tổ hợp 4 ngăn: ngăn xử lý yếm khí, ngăn
xử lý hiếu khí, ngăn lắng và ngăn khử trùng.
         - Tại ngăn xử lý yếm khí: nhờ hoạt động của các vi sinh vật yếm khí sẽ
tiếp tục hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải, phân hủy và chuyển
hóa chúng thành hỗn hợp khí CH4, CO2, N2, H2… qua 3 giai đoạn. Sau đó nước
thải tự chảy sang ngăn xử lý hiếu khí.
         - Tại ngăn xử lý hiếu khí có lắp đặt đệm vi sinh, là loại đệm được làm bằng
nhựa PVC, có độ bền cơ học cao chịu được áp lực nước lớn, độ rỗng xốp > 90-
92%, diện tích tiếp xúc trên một đơn vị thể tích lớn, chịu được hóa chất hòa tan
trong nước, chi phí thấp cho việc lắp đặt sửa chữa.
Đệm vi sinh có tác dụng  phân phối đều lượng nước thải, tăng độ bám
dính của vi sinh vật; đáy ngăn có lắp máy thổi khí chìm hoặc đĩa phân phối khí
nhằm mục đích cấp khí vào bể với mục đích: (1) cung cấp oxy cho vi sinh vật
hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và
ammonia thành nitrat NO3-; (2) xáo trộn đều nước thải tạo điều kiện để vi sinh
vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý; (3) giải phóng các khí ức chế quá trình
sống của vi sinh vật, các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các
chất ô nhiễm; (4) tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật.
- Nước thải sau ngăn xử lý hiếu khí tự chảy sang ngăn lắng có lắp đặt tấm
lắng lamella để tăng hiệu quả lắng bùn cặn. Vùng lắng được chia thành nhiều
lớp mỏng với khoảng không gian nhỏ hẹp, nhờ các tấm được đặt nghiêng (60 0).
Tại đây, nước sẽ chuyển động giữa các bản vách ngăn nghiêng theo hướng từ
dưới lên và cặn lắng xuống đến bề mặt bản vách ngăn nghiêng sẽ trượt xuống
theo chiều ngược lại và ở dạng tập hợp lớn tập trung về hố thu cặn, từ đó theo
chu kỳ xả cặn.
3.2.2. Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp
3.2.2.1. Công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản
Ngành chế biến Thủy sản là một trong những ngành gây ô nhiễm nghiêm
trọng đến môi trường. Ảnh hưởng của ngành chế biến thủy sản đến môi trường
có sự khác nhau đáng kể, không chỉ phụ thuộc vào loại hình chế biến, mà còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như quy mô sản xuất, sản phẩm, nguyên liệu
đầu vào, mùa vụ, trình độ công nghệ sản xuất, trình độ tổ chức quản lý sản
xuất…trong đó yếu tố kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý sản xuất có ảnh
hưởng quyết định đến vấn đề bảo vệ môi trường của từng doanh nghiệp.
Một số tác động đặc trưng của ngành Chế biến Thuỷ sản gây ảnh hưởng
đến môi trường có thể kể đến như sau:

79
- Ô nhiễm không khí: mùi hôi phát sinh từ việc lưu trữ các phế thải trong
quá trình sản xuất, khí thải từ các máy phát điện dự phòng. Trong các nguồn ô
nhiễm không khí, mùi là vấn đề chính đối với các nhà máy chế biến thủy sản.
- Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình chế biến bao gồm các loại
đầu vỏ tôm, vỏ nghêu, da/mai mực, nội tạng mực và cá,....
- Nước thải sản xuất trong chế biến thủy sản chiếm 85-90% tổng lượng
nước thải, chủ yếu từ các công đoạn: rửa trong xử lý nguyên liệu, chế biến, hoàn
tất sản phẩm, vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ, thiết bị, và nước thải sinh hoạt.
Trong các nguồn phát sinh ô nhiễm, nước thải là nguồn gây ô nhiễm
nghiêm trọng đến môi trường bởi phát sinh thể tích nước thải lớn với nồng độ ô
nhiễm cao nếu không được xử lý thích hợp.
Sự khác biệt trong nguyên liệu thô và sản phẩm cuối dẫn đến tiêu thụ
nước khác nhau(cá da trơn: 5-7 m3/tấn sản phẩm; tôm đông lạnh: 4-6 m3/tấn sản
phẩm; surimi: 20-25 m3/tấn sản phẩm; thuỷ sản đông lạnh hỗn hợp: 4-6 m 3/tấn
sản phẩm). Mức độ ô nhiễm của nước thải từ quá trình chế biến thuỷ sản
(CBTS) thay đổi rất lớn phụ thuộc vào nguyên liệu thô (tôm, cá, cá mực, bạch
tuộc, cua, nghiêu, sò), sản phẩm, thay đổi theo mùa vụ, và thậm chí ngay trong
ngày làm việc. Thành phần nước thải của một số loại hình chế biến thủy sản
được trình bày trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Thành phần nước thải chế biến thủy sản
Nồng độ
Chỉ tiêu Đơn vị Tôm Cá da trơn Thủy sản đông lạnh
đông lạnh (tra-basa) hỗn hợp
pH - 6.5 - 9 6.5 - 7 5.5 - 9
SS mg/l 100 - 300 500 - 1200 50 - 200
COD mgO2/l 800- 2.000 800 - 2500 694 - 2070
BOD5 mgO2/l 500 - 1500 500 - 1500 390 - 1500
NTổng mg/l 50 - 200 100 - 300 30 - 100
PTổng mg/l 10 - 120 50 - 100 3 - 50
Dầu, mỡ mg/l - 250 - 830 5 - 100
Thành phần nước thải phát sinh từ ngành công nghiệp chế biến thủy sản
có chứa chủ yếu là các hợp chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học, hợp chất
nitơ, và photpho cao. Vì thế, phương pháp xử lý sinh học được áp dụng rất có
hiệu quả để xử lý nước thải từ chế biến thủy sản. Các phương pháp sinh học
thường được áp dụng: (1) kết hợp cả hai quá trình kỵ khí và hiếu khí như cụm bể
UASB và bể bùn hoạt tính lơ lửng hiếu khí (activated sludge) và bể thiếu khí (bể
anoxic); (2) xử lý sinh học hiếu khí như cụm bể bùn hoạt tính lơ lửng hiếu khí
80
(activated sludge) và bể thiếu khí (bể anoxic); (3) mương oxy hóa. Tùy thuộc
vào nguồn tiếp nhận nước thải QCVN 11:2008, cột B hay Cột A, hay quy định
của khu công nghiệp đối với các nhà máy chế biến thủy sản nằm trong khu công
nghiệp mà hệ thống xử lý nước thải không cần hoặc cần phải có các bước tiền
xử lý hay quá trình xử lý bậc ba.
Một đặc điểm cần phải quan tâm đối với xử lý nước thải chế biến thủy sản
là hàm lượng dầu và mỡ rất cao, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến cá da
trơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự không hiệu quả của
các công trình xử lý sinh học phía sau nếu nồng độ dầu và mỡ không được loại
bỏ triệt để. Do đó, công đoạn tách dầu mỡ là bước rất quan trọng đối với toàn hệ
thống xử lý. Các công nghệ được áp dụng trong bước tiền xử lý bao gồm: (1)
mương tách mỡ và bể tuyển nổi áp lực khí hoà tan; (2) kết hợp quá trình keo
tụ/tạo bông và tuyển nổi áp lực khí hoà tan; (3) tuyển nổi siêu nông kết hợp keo
tụ. Đối với quá trình xử lý bậc ba, các phương pháp áp dụng bao gồm: (1) khử
trùng; (2) lọc áp lực và khử trùng; (3) keo tụ/tạo bông và khử trùng.
Đối với công nghệ chế biến tôm, nồng độ Photpho trong nước thải thường
rất cao nên trong dây chuyền công nghệ xử lý, sự kết hợp giữa quá trình keo
tụ/tạo bông và sinh học (kỵ khí, hiếu khí và thiếu khí) được áp dụng rất có hiệu
quả. Quá trình keo tụ/tạo bông được áp dụng như bước ban đầu để loại bỏ các
hợp chất Photpho, và một phần chất hữu cơ trong nước thải làm giảm trở ngại
cho quá trình sinh học phía sau. Các quá trình sinh học sẽ xử lý các chất hữu cơ
(BOD5) đạt quy chuẩn cho phép. Bùn phát sinh từ hệ thống xừ lý có thể tái sử
dụng làm compost. Lựa chọn phương pháp xử lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố quy
chuẩn/tiêu chuẩn đầu ra, thành phần, lưu lượng của nước thải, và giá thành xử
lý. Những công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản phù hợp được khuyến
khích lựa chọn áp dụng được trình bày trong hình sau:

Hố thu gom Bể tách Bể điều hòa


Nước thải dầu mỡ
SCR

Bể khử Mương Bể Bể keo tụ


trùng oxy hóa tuyển nổi

Nước thải đầu ra

Hình 3.7. Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản

81
Thuyết minh công nghệ:
Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất được dẫn qua song chắn rác thô
dạng xích có kích thước các khe 5 mm, tại đây các chất thải rắn như vây, xương,
đầu cá được giữ lại và chuyển vào giỏ chứa rác, rác tại đây được công nhân thu
gom thường xuyên khi đầy. Lượng chất thải rắn này được tái sử dụng làm thức
ăn cho cá hoặc gia súc. Sau đó, nước thải được tập trung về hố thu gom lưu
trong khoảng 9 phút, rồi được bơm qua song chắn rác mịn có kích thước 1mm,
các loại chất thải rắn như xương, dè, vây, thịt cá và một phần mỡ được giữ lại và
được thu gom về khu vực lưu trữ chất thải rắn tập trung của nhà máy. Nước thải
từ song chắn rác mịn tự chảy vào bể tách mỡ để loại bỏ các thành phần dầu mỡ
nhẹ có khả năng tự nổi trong nước thải, thời gian lưu trong bể tách mỡ là 11
phút. Nước thải sau tách mỡ được dẫn sang bể điều hòa bằng cách tự chảy. Lớp
mỡ cá nổi trên bề mặt được thanh gạt váng tự động gạt về mương thu mỡ và
được thu gom tập trung tái sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Nước thải trong bể
điều hòa được khuấy trộn hoàn toàn nhờ hệ thống máy thổi khí và phân phối khí
với thời gian lưu 7 giờ.
Từ bể điều hòa, nước thải được bơm đến hệ thống xử lý hóa lý bao gồm
bể keo tụ và bể tuyển nổi siêu nông nhằm tạo điều kiện tốt cho quá trình tuyển
nổi các chất khó lắng như như mỡ cá. Nước thải được hòa trộn với phèn nhôm
trên đường ống trước khi vào bể keo tụ. Polymer được châm vào bể keo tụ và
được khuấy trộn bằng cơ khí (cánh khuấy) nhằm tăng kích thước của bông cặn.
Từ bể keo tụ nuớc thải được bơm vào thiết bị tạo áp và theo chế độ tự chảy qua
bể tuyển nổi siêu nông, các bông cặn được kết dính tạo thành các hạt cặn có kích
thước lớn sẽ lắng xuống đáy bể, các bọt khí mịn lôi cuốn và kết dính các bông
cặn nhỏ nổi lên bề mặt. Váng trên bề mặt được thiết bị gạt bọt bề mặt gạt vào
ống đứng trung tâm cùng với cặn lắng đáy bể được đưa vào bể chứa bùn. Bể
tuyển nổi siêu nông kết hợp keo tụ để tách phần lớn lượng mỡ cá sau khi qua bể
tách mỡ trọng lực và SS cũng như photpho trước khi vào mương ôxy hóa.
Mương oxy hóa làm việc trong chế độ làm thoáng kéo dài với bùn hoạt tính lơ
lửng trong nước thải chuyển động tuần hoàn liên tục trong mương. Hàm lượng
bùn trong mương oxy hóa tuần hoàn duy trì từ 4.000-6.000 mg/L.
Hàm lượng oxy hòa tan (DO) được cung cấp bởi thiết bị cấp khí bề mặt.
Hàm lượng DO trong vùng hiếu khí trên 2,2 mg/L diễn ra quá trình oxy hóa hiếu
khí các chất hữu cơ và nitrate hóa. Trong vùng thiếu khí hàm lượng DO thấp
hơn từ 0,5-0,8 mg/L diễn ra quá trình khử nitrate. Như vậy, tại mương oxy nước
thải di chuyển vòng quanh bể theo chiều quay của máy sục khí bề mặt, vì vậy
không cần bơm tuần hoàn bùn hoạt tính từ vùng hiếu khí về vùng thiếu khí mà
vẫn đảm bảo quá trình khử nitơ.
Hỗn hợp bùn (vi sinh vật) và nước thải sau khi đã trải qua thời gian xử lý
trong mương oxi hóa được dẫn qua bể lắng nhằm tiến hành tách bùn ra khỏi
nước thải bằng phương pháp lắng trọng lực trong thời gian 4 giờ. Nước thảisau
khi tách bùn được dẫn qua bể khử trùng. Bùn được tuần hoàn lại mương oxy hóa
nhằm duy trì nồng độ bùn nhất định trong bể, phần bùn dư được bơm về bể chứa
82
bùn. Nước thải sau xử lý bằng phương pháp xử lý sinh học qua công đoạn xử lý
cuối cùng là khử trùng nước trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Nước thải được
hòa trộn với dung dịch NaOCl bằng thủy lực với sử dụng vách ngăn để đảm bảo
hiệu quả xáo trộn. Thời gian lưu theo tính toán là 25 phút, coliform đầu ra đạt
tiêu chuẩn QCVN 11:2008/BTNMT, cột A.
Theo định kỳ, bùn từ bể tuyển nổi siêu nông và bể lắng được bơm về bể
chứa bùn. Bể chứa bùn được cấp khí nhằm tiến hành quá trình phân hủy bùn
trong điều kiện hiếu khí. Phần nước thải trong bể chứa bùn được dẫn về bể tiếp
nhận để xử lý lại. Theo định kỳ, bùn từ bể chứa bùn được bơm vào máy ép bùn
nhằm tiến hành quá trình tách nước sau cùng. Nước sau ép bùn được dẫn về hố
thu gom.
3.2.2.2. Công nghệ xử lý nước thải dệt may
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường trong các doanh nghiệp dệt may
đang được quan tâm rất nhiều. Trong quá trình sản xuất của ngành Dệt may tiêu
thụ rất nhiều nước, nguyên liệu thô, nhiên liệu và năng lượng. Vì thế nhiều loại
chất thải như nước thải, khí thải và chất thải rắn cũng phát sinh với khối lượng
lớn. Những loại chất thải này nếu không được kiểm soát trước khi thải ra môi
trường sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.Tổng quan về nguồn gốc phát
sinh chất thải và các tác động đến môi trường của ngành Dệt may được trình bày
trong Bảng 3.4.
Bảng 3.4. Các chất thải và tác động đến môi trường của ngành dệt may
Nguồn gốc Chất thải chính
Hoạt động của nhà máy sợi Bụi; tiếng ồn
Hoạt động của nhà máy dệt Bụi; tiếng ồn; nước thải
Hoạt động của nhà máy nhuộm hoàn tất Nước thải ô nhiễm nặng (BOD, COD,
SS và độ màu…); hơi hoá chất; nhiệt
dư; tiếng ồn
Hoạt động của xí nghiệp may Chất thải rắn; nhiệt dư; tiếng ồn
Hoạt động của lò hơi, lò gia nhiệt Khí thải giàu SO2; nhiệt dư
Hoạt động của máy nén Tiếng ồn; nhiệt dư
Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam (2013).
Trong các nguồn phát sinh ô nhiễm từ ngành Dệt may, nước thải là mối
quan tâm đặc biệt do quá trình nhuộm và hoàn tất sử dụng một lượng lớn
nguyên liệu thô, nước, thuốc nhuộm và chất trợ nhuộm. Tiêu thụ nước trong quá
trình nhuộm dao động rất lớn từ 16-900 m 3 cho một tấn sản phẩm. Tiêu thụ nước
đối với một số loại vải khác nhau được trình bày trong Bảng 3.5.

83
Bảng 3.5. Lượng nươc tiêu thụ đối với một số loại vải trong ngành dệt may
Loại vải Lượng nước tiêu thụ (m / tấn sản phẩm)
Vải cotton 80 - 240
Vải cotton dệt thoi 70 - 180
Len 100 - 250
Vải polyacrylic 10 - 70
Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam (2013).
Hầu như tất cả các công đoạn của quá trình nhuộm và hoàn tất đều phát
sinh nước thải, thành phần nước thải thường không ổn định, thay đổi theo loại
thiết bị nhuộm, nguyên liệu nhuộm, khi sử dụng các loại thuốc nhuộm khác
nhau có bản chất và màu sắc khác nhau. Nước thải nhuộm thường có độ nhiệt
độ, độ màu và COD cao. Nước thải phát sinh từ nhà máy dệt nhuộm thường khó
xử lý do cấu tạo phức tạp của thuốc nhuộm cũng như nhiều loại thuốc nhuộm và
trợ nhuộm được sử dụng trong quá trình nhuộm và hoàn tất. Thành phần nước
thải dệt nhuộm được trình bày trong Bảng 3.6.
Bảng 3.6. Thành phần nước thải Dệt nhuộm
Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ
pH - 8,6 - 9,8
Nhiệt độ 0 36 – 52
Độ màu C 350 – 3710
SS Pt-Co 69 – 380
COD mg/L 360 – 2448
BOD5 mgO2/L 200 – 1450
Ntổng mgO2/L 22 – 43
Ptổng mg/L 0,9- 37,2
Cr6+ mg/L 0,093 – 0,364
Pb mg/L KPH-0,007
Cd mg/L KPH-0,00025
Hg mg/L KPH
As mg/L KPH-0,013
Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam (2013).

84
Dựa vào thành phần và tính chất nước thải dệt nhuộm, có thể sử dụng
phương án công nghệ như sau:

Ghi chú:
Đường nước
thải
Đường bùn
Hóa chất

Hình 3.8. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm


Hệ thống xử lý nước thải đi qua các công trình đơn vị với các nhiệm vụ và
chức năng cụ thể như sau:
Hố thu gom: có nhiệm vụ chính là tập trung nước thải phục vụ hệ thống
bơm. Tại đây cũng được lắp đặt thiết bị tách rác. Đây là công trình được thiết kế
nhằm mục đích tách rác, sợi chỉ nhuộm và các tạp chất không tan có kích thước
lớn ra khỏi nước thải (phát sinh trong quá trình vận chuyển nước thải về trạm xử
lý nước thải), nhờ đó tránh làm tắc bơm. Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo
an toàn và điều kiện làm việc thuận lợi cho cả hệ thống xử lý nước thải. Rác thải
được tách ra được nhân viên vận hành thu gom hàng ngày. Từ hố bơm nước thải
được bơm lên Bể điều hòa.
85
Bể điều hòa: giữ nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ trước
khi đưa nước thải đến các công trình đơn vị phía sau. Tránh sự biến động về
hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải làm ảnh hưởng đến hoạt động của
vi sinh vật trong quá trình xử lý sinh học. Tạo điều kiện cho các công trình phía
sau ổn định và đạt được hiệu quả xử lý cao. Để tránh lắng cặn, giảm mùi hôi, ổn
định nồng độ sẽ lắp đặt hệ thống thổi khí trong bể điều hòa. Từ bể điều hòa
nước thải được bơm với lưu lượng ổn định vào tháp giải nhiệt.
Tháp giải nhiệt: Nước thải dệt nhuộm thải ra có nhiệt độ rất cao cần giải
nhiệt nước thải trước khi xử lý, để các công trình phía sau hoạt động ổn định và
hiệu quả. Nhất là hệ thống thiết bị và hệ thống vi sinh.
Bể điều chỉnh pH: Nhiệm vụ điều chỉnh trung hòa pH trước khi đưa nước
thải đến các công trình đơn vị phía sau. Tránh sự biến động về pH trong nước
thải làm ảnh hưởng đến hoạt động của quá trình hóa lý và vi sinh vật trong quá
trình xử lý sinh học. Tạo điều kiện cho các công trình phía sau ổn định và đạt
được hiệu quả xử lý cao. Sau đó nước thải tự chảy sang bể keo tụ
Bể phản ứng: Trong nước và nước thải, một phần chất rắn thường tồn tại
ở dạng các hạt keo mịn phân tán. Các hạt này không nổi cũng không lắng, và do
đó tương đối khó tách loại. Ta cần tăng kích cỡ các hạt nhờ tác dụng tương hổ
giữa các hạt liên kết phân tán vào các tập hợp hạt để có thể lắng được.
Bể lắng hóa lý (bể lắng 1): Nước thải từ bể phản ứng tự chảy qua bể lắng
hóa lý nhằm tách các bông cặn hình thành ra khỏi nước thải nhờ sự khác nhau về
tỷ trọng: các chất rắn có khả năng lắng có tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước, và
các chất nổi có tỉ trọng nhẹ hơn tỉ trọng của nước. Bể lắng hóa lý có thể loại
được 50-70% chất rắn lơ lửng, 40 -60% COD của nước thải.
Nước thải tồn tại trong bể lắng sẽ hoàn thành quá trình tách cặn bông.
Phần nước đã tách bùn sẽ được dẫn qua bể xử lý sinh học để thực hiện quá trình
xử lý sinh học khử BOD. Phần bùn được đưa qua bể chứa bùn.
Bể xử lý sinh học hiếu khí: có nhiệm vụ phân hủy các chất hữu cơ có
trong nước thải nhờ vào các sinh vật hiếu khí.
Quá trình phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật hiếu khí có thể mô tả bằng
sơ đồ:
(CHO)nNS + O2 à CO2 + H2O + NH4+ + H2S + Tế bào + DH
Trong điều kiện hiếu khí NH4+ và H2S cũng bị phân hủy nhờ quá trình
nitrat hóa, sunfat hóa bởi vi sinh vật tự dưỡng:
NH4+ + 2O2 à NO3- + 2H+ + H2O + DH
H2S + 2O2 à SO42- + 2H+ + DH
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ bằng vi sinh vật trong điều kiện có
oxi để cho sản phẩm là các chất CO2, H2O, NO3- và SO42- và bùn hoạt tính.

86
Bể lắng sinh học (Bể lắng 2): Hỗn hợp bùn & nước thải ra khỏi bể sinh
học hiếu khí chảy tràn vào bể lắng sinh học nhằm tiến hành quá trình tách nước
và bùn. Bùn sinh học lắng dưới đáy bể được dẫn vào ngăn thu bùn nhờ hệ thống
cánh gạt bùn. Một lượng xác định của bùn sinh học (bùn hoạt tính) được tuần
hoàn lại bể sinh học nhằm duy trì mật độ bùn hoạt tính tối ưu trong bể này.
Lượng bùn dư sau khi tuần hoàn về bể sinh học theo định kỳ bơm về bể chứa
bùn để xử lý. Nước thải sau tách bùn ở bể lắng sinh học được dẫn sang bể trung
gian – oxy hóa bậc cao
Bể trung gian – oxy hóa bậc cao: Bể trung gian có nhiệm vụ chứa nước
phục vụ hệ thống bơm lọc áp lực. Tại đây, nước thải được trộn với Ozon được
cung cấp bởi thiết bị tạo Ozon nhằm oxy hóa toàn bộ dư lượng hóa chất độc hại
còn lại trong nước thải. Sau đó nước thải được bơm vào bồn lọc áp lực.
Bồn lọc áp lực: có nhiệm vụ tách các hạt cặn nhỏ mà bể lắng không thể
tách được và các cặn do quá trình oxy hóa bậc cao tạo ra. Nước thải sau khi qua
bồn lọc được xả vào nguồn tiếp nhận đạt chất lượng theo QCVN
13:2008/BTNMT, cột A.
Bể chứa bùn: Bể chứa bùn có nhiệm vụ chứa bùn. Bùn thải từ bể lắng hóa
lý, bể lắng sinh học được thu gom về bể sau đó được đưa sang sân phơi bùn
Sân phơi bùn: có nhiệm vụ làm khô bùn, tách nước ra khỏi bùn nhờ lọc
qua lớp cát, bùn được giữ lại trên lớp cát và được làm khô nhờ ánh nắng mặt
trời. Bùn khô được thu gom và vận chuyển đến nơi chôn lấp theo quy định pháp
luật hiện hành. Phần nước sau tách bùn được dẫn về bể điều hòa và tuần hoàn lại
quá trình xử lý.
3.2.3. Công nghệ xử lý nước thải y tế
Nguồn nước thải từ bệnh viện phần lớn là nước thải thông thường từ nhà
vệ sinh, khu vực rửa dụng cụ, nhà ăn, nước thải từ phẫu thuật, điểu trị, khám,
chữa bệnh, xét nghiệm, giặt giũ, vệ sinh của người bệnh, nhân viên y tế… Bên
cạnh đó, tuy chiếm một phần nhỏ nhưng nước thải từ hoạt động in chụp X-
quang, các chất phóng xạ lỏng và bệnh phẩm là phần nước thải nguy hại chứa
rất nhiều chất độc hại, nồng độ kháng sinh và các vi khuẩn gây bệnh cao. Nếu
không được xử lý triệt để khi thải ra môi trường sẽ làm mất cân bằng hệ sinh
thái trong nguồn nước, và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người,
tạo nên nguy cơ ô nhiễm, lây lan dịch bệnh cho cộng đồng. Các chất ô nhiễm
trong nước thải không được xử lý không những ảnh hưởng trực tiếp đến nước
ao, hồ, sông mà ngấm xuống đất, tích lũy tôn đọng trong nguồn nước ngầm.
Do đặc thù của nguồn nước thải bệnh viện thường chứa nhiều khuẩn
Coliform, Fecal – Colifom, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng của N, P, các
chất rắn lơ lửng và các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, nguồn nước thải
bệnh viện có chứa rất nhiều vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền
nhiễm như thương hàn, tả, lỵ… có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng
đồng. Tuy nhiên nồng độ BOD5, COD trong nước thải không cao rất thích hợp
cho quá trình xử lý sinh học.
87
Quy trình công nghệ xử lý nước thải bệnh viện:

Nước thải bệnh viện

Hố thu gom

Bể điều hòa

Bể ÚAB

Bể Anoxic

Cấp khí Bể MBR Bể chứa bùn

Ghi chú: Bể lọc áp lực


Xử lý định kỳ
Đường nước
thải
Đường bùn
Đường khí
Nguồn tiếp nhận
QCVN 28:2010/BTNMT

Hình 3.9. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện


Thuyết minh công nghệ:
Nước thải bệnh viện theo mạng lưới thoát nước riêng dẫn đến hố thu.
Trước khi vào hố thu, nước thải được dẫn qua thiết bị lọc rác thô nhằm loại bỏ
các chất rắn có kích thước lớn ra khỏi nước thải để đảm bảo sự hoạt động ổn
định của các công trình xử lý tiếp theo. Sau đó nước thải sẽ được bơm sang bể
điều hòa.
Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên
toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu,
đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Nước
thải được bơm từ bể điều hòa vào bể UASB. Tại bể UASB, các vi sinh vật kỵ
khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng
đơn giản và khí Biogas(CO2, CH4, H2S, NH3…), theo phản ứng sau:
88
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí  →  CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối
        Sau bể UASB nước thải được dẫn qua cụm bể Anoxic và MBBR. Bể
anoxic kết hợp MBBR là bước tiến lớn của kỹ thuật xử lý nước thải. Giá thể này
có dạng cầu với diện tích tiếp xúc từ  350 m2 - 400 m2/ 1m3. Nhờ vậy sự trao đổi
chất, nitrat hóa diễn ra nhanh nhờ vào mật độ vi sinh lớn tập trung trong giá thể
lưu động. Vi sinh được di động khắp nơi trong bể, lúc xuống lúc lên, lúc trái lúc
phải trong bể MBBR. Lượng khí cấp cho quá trình xử lý hiếu khí đủ để giá thể
lưu động vì giá thể nhẹ, xấp xỉ khối lượng riêng của nước. Do tế bào vi sinh đã
có nơi để bám dính nên chúng ta không cần bể lắng sinh học mà chỉ lọc thô rồi
khử trùng nước. Khi cần tăng công suất lên 10-30% chỉ cần thêm giá thể vào bể
là được.
Tiếp theo, nước trong chảy qua bể anoxic kết hợp MBBR được bơm lên
bể lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại
bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc
không phân giải sinh học. Sau đó nước thải được bơm qua bể lọc áp lực để loại
bỏ lượng SS còn lại, đồng thời khử trùng nước thải.
Nước sau khi qua bể lọc áp lực đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận
theo quy định hiện hành của pháp luật. Bùn ở bể chứa bùn được được bơm qua
máy ép bùn băng tải để loại bỏ nước, giảm khối tích bùn. Bùn khô được cơ quan
chức năng thu gom và xử lý định kỳ. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào
bể để tránh mùi hôi sinh ra do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ.

89
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Việt Anh (2009), Bài giảng công nghệ xử lý nước cấp,
ĐH Xây dựng Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), QCVN 08:2008/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), QCVN 09:2008/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
4. Bộ Y tế (2009), QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước ăn uống.
5. Bộ Y tế (2009), QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước sinh hoạt.
6. TS. Nguyễn Ngọc Dung (2005), Xử lý nước cấp. NXB Xây dựng, Hà Nội.
7. PGS.TS Hoàng Huệ (2005), Xử lý nước thải. NXB Xây dựng, Hà Nội.
8. TS. Trịnh Xuân Lai (2004), Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công
nghiệp, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
9. GS.TS Lâm Minh Triết (2014), Xử lý nước thải đô thị và khu công
nghiệp. NXB Đại học Quốc gia TPHCM.
10.Trung tâm đào tạo ngành nước và môi trường (2011), Sổ tay xử lý nước
tập 1,2. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.

90
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP VÀ NƯỚC THẢI.............................1
1.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP VÀ NƯỚC THẢI.............................................1
1.1.1. Đặc điểm nguồn nước cấp................................................................................1
1.1.2. Các thông số đánh giá chất lượng nước cấp......................................................3
1.1.3. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về nước cấp............................................................7
1.2. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI.........................................................................7
1.2.1. Nguồn phát sinh, thành phần, tích chất nước thải.............................................7
1.2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về nước thải..........................................................11
1.2.3. Xác định mức độ xử lý nước..........................................................................11
1.3. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC........................................13
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP VÀ NƯỚC THẢI.....14
2.1. PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC................................................................................14
2.1.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp cơ học........................................................14
2.1.2. Các công trình cơ học trong xử lý nước..........................................................14
2.2. PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ................................................................................38
2.2.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp hóa – lý......................................................38
2.2.2. Các công trình hóa - lý trong xử lý nước........................................................38
2.3. PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC............................................................................53
2.3.1. Cơ sở lý thuyết...............................................................................................53
2.3.2. Các công trình sinh học trong xử lý nước.......................................................54
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP VÀ NƯỚC THẢI......71
3.1. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP..................................................................71
3.1.1. Công nghệ xử lý nước mặt..............................................................................71
3.1.2. Công nghệ xử lý nước ngầm...........................................................................71
3.1.3. Một số công nghệ khác trong xử lý nước cấp.................................................72
3.2. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI................................................................77
3.2.1. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt..............................................................77
3.2.2. Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp.........................................................79
3.2.3. Công nghệ xử lý nước thải y tế.......................................................................87

91
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Một số đặc điểm khác nhau giữa nước ngầm và nước mặt............................2
Bảng 1.2. Thành phần nước thải sinh họat phân tích theo các phương pháp của
APHA ( Phương pháp tiêu chuẩn phân tích nước thải của Mỹ)..................................8
Bảng 1.3. Thành phần nước thải sinh hoạt tính theo thể tích nước.............................9
Bảng 1.4. Đặc trưng nước thải của một số ngành công nghiệp.................................10
Bảng 2.1. Đặc tính và hiệu quả xử lí của từng loại bể lắng cát.................................16
Bảng 2.2. Các thông số tính toán bể lắng 1..............................................................20
Bảng 2.3. Các thông số thiết kế bể lắng 1.................................................................21
Bảng 2.4. Các loại vật liệu lọc và chiều dày lớp vật liệu lọc....................................24
Bảng 2.5. Tốc độ lọc trong bể lọc chậm...................................................................25
Bảng 2.6. Tốc độ lọc ở chế độ làm việc bình thường và tăng cường........................28
Bảng 2.7. Chiều cao lớp đỡ......................................................................................29
Bảng 2.8. Số bể lọc và tốc độ lọc.............................................................................34
Bảng 2.9. Các chỉ tiêu của bể lọc áp lực với áp lực công tác đến 6 atm...................35
Bảng 2.10. Các chỉ tiêu về vật liệu lọc và tốc độ lọc của bể lọc áp lực.....................37
Bảng 2.11. Liều lượng phèn dùng để xử lý nước đục...............................................48
Bảng 3.1. Đặc trưng nước thải sinh hoạt Tổ chức Y tế thế giới - WHO...................77
Bảng 3.2. Thành phần nước thải chế biến thủy sản..................................................80
Bảng 3.4. Các chất thải và tác động đến môi trường của ngành dệt may..................83
Bảng 3.5. Lượng nươc tiêu thụ đối với một số loại vải trong ngành dệt may...........84
Bảng 3.6. Thành phần nước thải Dệt nhuộm............................................................84

92
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Thiết bị tách dầu, mỡ lớp mỏng.......................................................17


Hình 2.2. Cấu tạo bể lắng đứng........................................................................18
Hình 2.3. Cấu tạo bể lắng đứng........................................................................19
Hình 2.4. Cấu tạo bể lắng đứng........................................................................19
Hình 2.5. Cấu tạo bể lắng ngang......................................................................20
Hình 2.6. Bể lọc nhanh trọng lực.....................................................................27
Hình 2.7. Giàn ống phân phối nước rửa lọc.....................................................30
Hình 2.8. Cấu tạo máng thu nước rửa lọc........................................................31
Hình 2.9. Cấu tạo máng thu nước rửa lọc bằng gió nước kết hợp...................31
Hình 2.10. Máng thu nước rửa lọc...................................................................32
Hình 2.11. Bể lọc tiếp xúc................................................................................33
Hình 2.12. Cấu tạo bể lọc áp lực......................................................................36
Hình 2.13. Sơ đồ nguyên tắc làm việc của bể lọc áp lực.................................36
Hình 2.14. Bể lọc nhanh 2 chiều......................................................................37
Hình 2.15. Hiện tượng keo tụ...........................................................................40
Hình 2.16. Hòa phèn, chuẩn bị dung dịch phèn công tác bằng khí nén...........41
Hình 2.17. Cấu tạo bể hòa trộn phèn sục khí nén............................................42
Hình 2.18. Cấu tạo bể hòa trộn phèn bằng cách khuấy....................................43
Hình 2.19. Bể phản ứng có vách ngăn ngang...................................................45
Hình 2.20. Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng.....................................................46
Hình 2.21. Bể Aerôten thông thường..............................................................58
Hình 2.22. Bể aerôten khuấy trộn hoàn toàn...................................................59
Hình 2.23 . Cấu tạo bể lọc sinh học.................................................................63
Hình 2.24. Sơ đồ cấu tạo bể UASB.................................................................66
Hình 2.25. Sơ đồ cấu tạo mương oxy hóa.......................................................69
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt......................................................71
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm...................................................72
Hình 3.3. Sơ đồ làm thoáng bằng giàn ống khoan lỗ và bằng máng tràn........72
Hình 3.4. Giàn mưa kết hợp bể lắng tiếp xúc...................................................73
Hình 3.5. Làm thoáng cưỡng bức.....................................................................73
Hình 3.6. Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt...............................78
Hình 3.7. Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản...................81
Hình 3.8. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm....................................85
Hình 3.9. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện.....................................88

93
94

You might also like