You are on page 1of 16

TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU SINH HỌC BẰNG

VI TẢO TRONG CÁC MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG KHÁC NHAU


Nguyễn Văn Vinh
Phân hiệu trường ĐHTN & MT Hà Nội tại Thanh Hóa
Email: nvvinh2.ph@hunre.edu.vn
Tóm tắt: Ngày nay, việc tìm các công nghệ xanh để xử lý nước thải và sản xuất năng lượng là nhu
cầu bức thiết. Sử dụng vi tảo trong sản xuất năng lượng sinh học và xử lý nước thải là một giải
pháp khả thi thay thế cho các phương pháp xử lý truyền thống hiện tại,bởi sử dụng vi tảo là một
phương pháp thân thiện với môi trường, tốn ít năng lượng, tiết kiệm về mặt kinh tế, mặt khác vi
tảo có khả năng tái tạo các mắt xích phân tử quan trọng cho nhiên liệu sinh học và các mục đích
sử dụng khác. Xu hướng và sự phát triển trong tương lai việc sử dụng vi tảo để xử lý nước thải và
kết hợp sản xuất nhiên liệu sinh học là chủ đề của bài tổng quan này. Trong bài này sẽ chủ yếu
thảo luận về các cách nuôi trồng vi tảo khác nhau để xử lý nước thải cùng với vai trò và các giới
hạn của mỗi phương pháp. Công nghệ chuyển đổi sinh khối thành nhiên liệu sinh học từ tảo sau
khi quá trình xử lý nước thải bằng vi tảo cũng được đánh giá.
Keyword: Vi tảo, xử lý nước thải, nhiên liệu sinh học
1. Giới thiệu
Sử dụng vi tảo để xử lý nước thải và sản xuất nhiên liệu sinh học đã được nhìn nhận lần
đầu tiên vào năm 1940 [1], nhiều tài liệu khoa học về vấn đề này đã được công bố bởi Valverde
và các cộng sự. [2]. Vi tảo có thể sinh trưởng tự nhiên trong nước thải (cả nước thải sinh hoạt và
nước thải công nghiệp) và loại bỏ các hợp chất ô nhiễm nguy hại như kim loại nặng, nitrit,
photphat, các hợp chất hữu cơ cao phân tử…. Các hợp chất này sẽ được hấp thụ nhanh chóng bởi
vi tảo thông qua sự tổng hợp quang học để tạo nên lượng lớn các chất dinh dưỡng, chất béo lipid,
đặc biệt là các axit béo, đây chính là nguồn năng lượng cơ bản cho sản xuất nhiên liệu sinh học từ
vi tảo. [3,4,5].
Có hai loại nhiên liệu sinh học được khai thác từ nguồn tự nhiên: nguồn thứ nhất được gọi
là nhiên liệu sinh học nguyên sinh khai thác từ củi, thực vật, dăm gỗ, rừng, chất thải động vật và
khí bãi rác; nguồn thứ hai được gọi là nguồn nguyên liệu thứ phát khai thác từ lúa mì, lúa mạch và
vi tảo[6]. Nhiên liệu sinh học thứ phát đã được chiết xuất từ nhiều nguồn khác nhau như từ cây
lương thực ( nhiên liệu thế hệ 1), từ thực vật không ăn được (nhiên liệu thế hệ 2) và từ vi tảo (
nhiên liệu thế hệ 3). Những nguồn nhiên liệu sinh học thứ phát dạng 1 hay 2 cần nơi trồng trọt lớn,
thời gian thu hoạch lâu, và giá trị thường bị biến đổi bấp bênh. Tuy nhiên với vi tảo chúng lại dễ
dàng sinh trưởng trong các ao tự nhiên với sự trợ giúp của ánh sáng mặt trời, đồng thời dễ dàng
thu hoạch và trong vi tảo chứa nhiều các hợp chất lipid dưới dạng các hợp chất chuyển hóa thứ
cấp.[7,8]. Sản xuất nhiên liệu sinh học bằng vi tảo trên quy mô lớn đang gặp nhiều thách thức bởi
yêu cầu cung cấp các chất dinh dưỡng, các chất ô nhiễm với một lượng lớn. Do đó, tạo môi trường
sinh trưởng cho vi tảo thường có chi phí cao. Để giảm chi phí, môi trường sinh trưởng của vi tảo
thường được tận dụng là nước thải công nghiệp hoặc nước thải đô thị, trong các môi trường nước
thải này chứa đủ các hợp chất dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng của vi tảo như các hợp chất ô
nhiễm vô cơ, hữu cơ, các hợp chất photphat, nitrit [9,10], Hình 1.
Nước thải

Nước
Sàng lọc và
bơm nước thải
Xử lý
sơ cấp Chất
hữu cơ
Xử lý và vô
thứ cấp cơ Nuôi trồng vi tảo

Sinh khối

Nhiên liệu SH Axit béo Cacbohydrat

Hình 1.Sơ kết hợp xử lý nước thải dệt nhuộm bằng vi tảo để sản xuất nhiên liệu sinh học

2. Các loại tảo sử dụng trong sản xuất nhiên liệu sinh học
Như đã biết, các loài vi tảo là một họ vi sinh vật có nhân chuẩn có khả năng quang hợp.
Các loại tảo có thể được phân thành nhiều loài, họ khác nhau như: tảo lục, tảo lam (vi khuẩn lam),
tảo nâu inoflagellates. Trong tự nhiên có hơn 36000 loài tảo. Hầu hết các loại tảo này có thể dùng
làm thức ăn gia súc, phân bón, thuốc nhuộm và nhiên liệu sinh học [11], hình 2. Griffiths và
Harrison [12] cho rằng có 55 loài tảo có khả năng sản xuất nhiên liệu sinh học, hấp thụ nito và silic
để làm chất dinh dưỡng. Trong số các sinh vật có nhân thực, tảo lục thuộc lớp Chlorophyceae,
trong đó được sử dụng sản xuất nhiên liệu sinh học phổ biến, mang tính thương mại thuộc các chi
Chlamydamonas, Chlorella, Haematococcus, Dunaliella, and Stigeoclonium [13,14]. Một số vi
tảo chưa có nhân thực cũng được dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học như vi khuẩn lam (tảo
lam)[15]. Hầu hết các loài vi khuẩn lam được tìm thấy trong các dòng thải thuốc nhuộm như
Anabaena beckii, Aulosira fertilissima, Nostoc calcicola and Westiellopsis prolifica [16]. Quá
trình phân hủy sinh học của vi tảo đóng một vai trò quan trọng trong xử lý chất ô nhiễm môi trường
như loài C. vulgaris và Chlorella ưa mặn. Trong 10 ngày xử lý, cả C. vulgaris và Chlorella ưa
mặn hấp phụ các kim loại nặng như Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Niken (Ni), Sắt (Fe) và
Crom (Cr) ô nhiễm từ nước thải, nước biển, nước giếng. Một vài loài vi tảo cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc loại bỏ các hợp chất bảo vệ thực vật độc hại trong đất như C. vulgaris ( loại bỏ
các hợp chất atrazine, molinate, simazine, isoproturon, propanil, carbofuran, dimethoate,
pendimethalin, metoalcholar and pyriproxin), Chlamydomonas mexicana ( Loại bỏ diazinon),
Aspergillus oryzae (loại bỏ malathion) và Chlamydomonas reinhardtii (loại bỏ prometryne và
fluroxypyr)[17], bảng 1. Gressler và các cộng sự [18] đã chỉ ra rằng nếu nuôi cấy Desmodesmus
subspicatus- một tác nhân phản ứng quang sinh học- trong dòng nước thải WTP-UNISC được xử
lý với điều kiện bổ sung CO2, nồng độ vi tảo là 1277,44 mg/L thì sinh khối thu được chứa 18%
chất lipid. Hiện nay nước biển đang bị ô nhiễm nặng bởi nước thải công nghiệp có chưa các hóa
chất độc hại và kim loại nặng. Các loài tảo biển bao gồm tảo lục và tảo lam có khả năng loại bỏ
cadimi (Cd) khỏi nước biển ô nhiễm, trong đó dòng tảo xanh (chủng Chlorella, NKG16014) có
khả năng loại bỏ 48,7% hàm lượng Cd cao hơn so với khả năng của tảo thuộc chủng vi tảo lam
với khả năng loại bỏ 10,8% hàm lượng Cd [19].
Bảng 1. Khả năng loại bỏ các hợp chất hóa học bởi một số loài vi tảo.
Tên chủng tảo Hợp chất được hấp thụ
Anabaena doliolum Nitrogen và phosphorus
Chlorella emersonii Phosphorus
Chlorella kessleri Nitrogen và phosphorus
Chlamydomonas reinhardtii Nitrogen và phosphorus
Chlamydomonas reinhardti Nitrogen and phosphorus
Coelastrum proboscideum Lead và cadmium
Cladophora glomerata pyrethroid insecticide
Dunaliella bioculata
Monoraphidium Deltamethrin Phosphorus
minutum and Tetraselmis suecica Scenedesmus sp., and Chlorella Nitrogen và phosphorus
C. vulgaris and Scenedesmus Phosphorus
Obliquus C. vulgaris Nitrogen và phosphorus
Chlamydomonas mexicana phosphorus, calcium
Chlorella inorganic carbon Nitrogen

. Phân bón sinh học


.Chất kích thích tăng trưởng
Nông nghiệp . Kiểm soát sinh học
Nước .Tăng năng suất

. PhânXử lý nước thải


.Phân hủy sinh học
Môi trường . Hấp thụ CO2
.Giảm nhẹ biến đổi khí hậu

.Nhiên liệu sinh học


.Cung cấp thực phẩm
Công nghiệp . Thức ăn gia súc
Nuôi trồng vi tảo
.Giảm nhẹ biến đổi khí hậu
. Dược phẩm

. Thực phẩm chức năng


Thương mại .Mỹ phẩm
. Màu thực phẩm
.protein

Hình 2.Sự đa dạng trong ứng dụng của vi tảo


3. Các hệ thống nuôi trồng, canh tác vi tảo
Có nhiều mô hình canh tác nuôi trồng vi tảo đã được các nhà nghiên cứu báo cáo. Trong
đó hệ thống canh tác vi tảo được thiết kế dựa vào các yếu tố chính ảnh hưởng đến nuôi trồng vi
tảo như ánh sáng mặt trời, chất lượng và số lượng chất dinh dưỡng, khả năng hấp thụ CO2 và chi
phí lắp đặt xây dựng. Đây là những yếu tố chính cho việc lựa chọn mô hình nuôi trồng vi tảo để
xử lý nước thải và sản xuất nhiên liệu sinh học diesel [22], hình 3.

Hệ thống ao
mở

Ao dạng mương Ao dạng tròn Ao không khuấy trộn

Các mô hình nuôi trồng


vi tảo

Hệ thống ao
đóng

Thiết bị túi nhựa hình ống Thiết bị khuấy khí đảo trộn
Ao dạng ống xoáy

Hình 3. Các mô hình nuôi trồng canh tác vi tảo

3.1. Hệ thống nuôi trồng vi tảo mở


Hệ thống nuôi trồng vi tảo mở được thiết kế dựa trên ánh sáng tự nhiên và sự thay đổi thời
tiết. Thí nghiệm đầy đủ về nuôi trồng vi tảo ngoài trời đã được báo cáo bởi các nhà khoa học Mỹ
và Đức sau năm 1940 [28]. Hệ thống mở này được thiết kế tương tự như các ao tự nhiên. Nhìn
chung, các hệ thống mở được xây dựng với mục đích sản xuất thương mại. Vì để sản xuất thương
mại, nên các hệ thống mở được thiết kế sao cho đơn giản sản xuất được với một lượng lớn sản
phẩm và chi phí xây dựng thấp. Mặt khác các hệ thống mở ngoài trời được thiết kế sao cho thích
ứng với sự thay đổi khí hậu liên tục ngoài trời, đặc biệt là với nền nhiệt độ cao, đây là nguyên nhân
chính dẫn tới sự bay hơi nước mạnh của hệ thống nuôi trồng tảo [29].Các hệ thống ao ngoài trời
thường hoạt động liên tục hoặc bán liên tục suốt thời gian ban ngày với sự trợ giúp của các bánh
xe quay quạt nước. Các bánh xe này có nhiệm vụ khuấy trộn cung cấp khí và đảo đều chất dinh
dưỡng trong ao với tốc độ 15 cm/s. Nồng độ vi tảo trong các ao là từ 200 đến 700 mg/L [30]. Vấn
đề ô nhiễm ở các ao ngoài trời là tác nhân gây cản trở đáng ngại cho vấn đề sản xuất vi tảo ở quy
mô lớn. Các nghiên cứu gần đây cho rằng, với nồng độ cao của bicacbonat có thể ngăn chặn được
tình trạng ảnh hưởng của ô nhiễm đến hiệu suất nuôi trồng vi tảo đối với các loài Spirulina và
Chlorella [31]. Có bố loại hình canh tác vi tảo thuộc hệ thống mở thường hiện diện cùng nhau đó
là: dạng ao, ao tròn (hồ), bể và mương. Bể phản ứng sinh học mở hình ống là một trong những
thiết bị quan trọng nhất để cấy vi tảo vào các mô hình có dạng hình học khác nhau như ngang/ngoằn
nghèo, dọc, gần ngang, hình nón và thiết bị phản ứng sinh quang học nghiêng [32]. Trong các hệ
thống nuôi trồng mở, nguồn các bon hữu cơ liên tục được thêm vào môi trường nuôi cấy trong thời
gian bổ sung bởi sự sinh trưởng dị dưỡng của vi khuẩn [25]. Chủng Tetraselmis suecica, Dunaliella
tertiolecta và Chlorella, (Chlorophyta) đã được nuôi cấy thành công trong các thiết bị phản ứng
sinh học mở hình túi và thu được vi tảo chứa hàm lượng lipid cao dưới tác dụng của bức xạ mặt
trời [33]. Các nghiên cứu này đã được thực hiện trong vòng một năm để tìm hiểu sự ảnh hưởng
theo mùa đối với nuôi trồng vi tảo theo hệ thống mở. Bức xạ mặt trời cao nhất được quan sát thấy
là vào mùa xuân và mùa hè (30-34.8 MJ/m2) và thấp nhất vào mùa thu và đông (3-6 MJ/m2)
[34].Dunaliella viridis được nuôi cấy đại trà trong các ao lộ thiên để sản xuất β-carotene trong điều
kiện độ mặn và cường độ ánh sáng cao [34].
3.1.1. Ao không khuấy trộn
Ao không khuấy trộn có nguyên lý hoạt động đơn giản và chi phí thấp. Loại mô hình ao
này được sử dụng thương mại để trồng một số loại tảo đặc biệt như Dunaliella salina [35,36].
Trong tự nhiên các ao không khuấy trộn được xây dựng có độ sâu không quá 50 cm, bề mặt đáy
ao được phủ bởi tấm thảm nhựa [37]. Đã có hơn 30 loài tảo nuôi cấy từ mô hình ao này được thu
hoạch (dạng sấy khô) ở phía đông Nam Á. Trong các ao không khuấy trộn, nồng độ các chất ô
nhiễm là thấp hơn các mô hình canh tác mở khác [38]. Loại mô hình này đang được sủ dụng để
sản xuất vi tảo với năng suất cao như Western Biotechnology Ltd và Tây Úc [31]. Nhiều công ty
trên thế giưới đã thực hiện sản xuất tảo với quy mô lớn bằng ao không khuấy trộn như Whyalla,
nam Úc ( sản xuất 7-10 tấn ß-carotene mỗi năm từ tảo Dunaliella salina nuôi trồng trong 460 ha),
Hutt Lagoon tây Úc (6 tấn ß-carotene mỗi năm từ tảo Dunaliella salina nuôi trồng trong 250 ha),
và trong các hồ tự nhiên của nam Úc ( thu hoạch 30 tấn sinh khối vi tảo mỗi năm) [39]. Với các
ao không khuấy trộn chỉ trồng được các loài vi tảo sinh trưởng được trong điều kiện nghèo nàn,
mặt khác chúng phải đủ khỏe để cạnh tranh được với các động vật nguyên sinh khác. Việc sử dụng
các thuốc diệt cỏ hoặc trừ sâu có thể kiểm soát vấn đề ô nhiễm sinh học trong cacnh tác vi tảo ở
các ao không khuấy trộn [40].
3.1.2. Ao dạng mương
Ao dạng mương được chấp nhận lần đầu vào năm 1950 như là một lựa chọn ban đầu cho
sản xuất sinh khối vi tảo ở quy mô lớn bởi chi phí thấp. Hệ thống phản ứng hình mương mở được
điều khiển bởi thiết bị bơm bọt khí đã cung cấp năng lượng hiệu quả cho sản xuất sinh khối, đồng
thời tối ưu hàm lượng CO2 một cách hiệu quả cho sản xuất sinh khối từ chủng tảo Scenedesmus
[42]. Các ao dạng mương được thiết kế dưới dạng kênh hình tròn khép kín để tuần hoàn nước dùng
để nuôi trồng tảo [6]. Dải phân cách trung tâm của ao mương được làm từ bê tông có độ dày 0,1M
và tường bao quanh toàn bộ mương có bề dày 0,3m [43]. Các bánh quạt sẽ được lắp đặt ở trung
tâm mương có nhiệm vụ đảo trộn tảo, chất dinh dưỡng và khí. Bánh xe quạt đống một vai trò thiết
yếu trong hệ thống ao mương và chỉ có một bánh xe ( bánh xe 8 cánh quạt chèo) được lắp đặt cho
một ao mương đơn để tránh sự va đập và nhiễu loạn giữa các bánh xe. Những ao này nông và được
xây dựng dựa trên dòng chảy của môi trường nuôi cấy. Nhược điểm chính của ao dạng mương là
đường dẫn ống mương cần đèn chiếu sáng, dễ bị ô nhiễm từ các yếu tố ngoại lai như chim, các hạt
bụi từ môi trường ô nhiễm, và vi khuẩn sống tự do từ môi trường không khí [44,45]. Các ao mương
tiêu chuẩn có tốc độ dòng chảy 0,1 – 0,24 m/s, tốc độ quay của bánh xe cánh quạt là 35-55 rpm.
Ao mương thường được sử dụng nuôi trồng tảo phục vụ cho sản xuất nhiên liệu sinh học và làm
thức ăn cho gia súc. Một vài loài tảo đặc biệt đã được nuôi trồng thành công bởi mô hình này ( ví
dụ: Coccolithophorid và Pleurochrysis carterae). Dạng ao mương đã được xây dựng dưới dạng
Pilot ở trường đại học Bharathidasan, Tiruchirappalli, Tamil Nadu thuộc Ấn Độ [46,47].
Ở các ao tự nhiên, các loài tảo phát triển cùng với các loài vi sinh vật ức chế sự phát triển
sinh khối. Vì thế, con người đã dùng ao mương để nuôi trồng một số loài tảo đặc biệt để hạn chế
sự ảnh hưởng của một số loài vi sinh vật khác. Lượng rất nhỏ các loài vi sinh vật cạnh tranh ức
chế không ảnh hưởng tới sự phát triển sinh khối của các loài tảo đặc biệt này. Các ao mương
thường được làm sạch bởi một vài hóa chất đặc biệt như bột Chlorine, axit acetic và HCl. Các ao
mương tròn khép kín được sử dụng rộng rãi ở các nước Nhật Bản, Indonesia, và Đài Loan. Các
cánh quạt quay tròn được cố định ở trung tâm của mương tròn để đảo trộn chất dinh dưỡng, không
khí với tảo (độ sâu không quá 5cm). Mô hình ao tròn này không áp dụng để sản xuất tảo trên quy
mô lớn bởi sự đảo trộn không khí không tốt và thường gây ra ô nhiễm thứ cấp [48]. Ao mương
chứa 50% nồng độ tảo vẫn phát triển tốt và sản phẩm cho ra tảo có chứa 20% lipid về khối lượng.
Ở vùng nhiệt đới, sản lượng sinh khối tảo được thu hoạch hàng năm là 15000 kg/ha, điều đó có
nghĩa là khoảng 16% lượng sinh khối tảo đã được thu hoạch [49]. Bất lợi lớn nhất của hệ thống ao
mở là cường độ bức xạ mặt trời quá lớn dẫn tới làm tế bào tảo chết (do sự bay hơi, quá nhiệt độ…)
và yêu cầu diện tích xây dựng lớn.
Chất ô nhiễm là một nguyên nhân chủ yếu khác gây cản trở cho việc canh tác tảo trong hệ
thống ao mở. Các vi sinh vật ảnh hưởng lớn đến môi trường phát triển tảo như nấm, vi khuẩn…[29].
Đối với các ao này tấm nhựa plastic có khả năng thấu quang và thẩm thấu CO2 được dùng để che
và duy trì nhiệt độ ban đêm [50]. Điểm bất lợi chủ yếu của hệ thống ao mương là chỉ tạo được các
ao có sự thay đổi hàm lượng khí trao đổi rất thấp trong môi trường (0,25- 1 g/L) [51]. Hase và các
cộng [52] sự đã báo cáo cho thấy hiệu quả quang hợp của tảo biển Chlorophyta trong các ao có
diện tích 0,986 m2 với 8 hệ thống cánh quạt đảo trộn, trong thí nghiệm này chủng tảo Chlorophyta
và Chlorella có hiệu suất quang hợp lần lượt là 4.15% (PAR) và 6.56% (PAR).
3.1.3. Các hạn chế của hệ thống mở
Trong hệ thống mở, quá trình sản xuất ở quy mô lớn sẽ gặp khó khăn hơn nhiều so với sản
xuất quy mô nhỏ do có sự khác biệt về sự kiểm soát chế độ ánh sáng mặt trời, nhiệt độ, khó khăn
trong sự điều chế môi trường nuôi cấy, cung cấp chất dinh dưỡng đồng đều, sự kiểm soát các tác
nhân phá hoại, ăn vi tảo, sự hình thành các rêu bám trên vi tảo và thành, đáy ao là nguyên nhân
gây nên độ đục, sự khó khăn trong việc thiết lập nồng độ oxy cung cấp [8] Hệ thống canh tác mở
được con người thiết kế dựa trên một số yếu tố như độ rộng của cánh quạt đảo trộn, độ sâu của ao,
mô hình canh tác. Các ao mở nuôi tảo hình tròn lớn nhất đã được thử nghiệm có đường kính 50 m.
Một số loài tảo đơn đặc biệt được nuôi dưỡng ở các điều kiện như độ mặn cao, độ kiềm cao, chế
độ dĩnh dưỡng cao đã thành công như Dunaliella ( độ mặn cao), Spirulina (độ kiềm cao), Chlorella
(chế độ dinh dưỡng cao) [45]. Trong các hệ thống mở, sự sinh trưởng của tảo phụ thuộc vào năng
lượng ánh sáng mặt trời, diện tích thoáng bề mặt thiết bị nuôi trồng, các chất dinh dưỡng thích hợp
cho tảo (chế độ ánh sáng và mật độ ánh sáng tính theo tế bào tảo)[38]. Đối với mô hình ao dạng
mương được thiết kế để nâng cao sản lượng sinh khối của tảo thường có bánh quạt tuần hoàn, độ
sâu 15-35 cm, rộng từ 0,2-0,5 ha [53]. Ao dạng mương lớn nhất được thử nghiệm có diện tích
440000 m2[54]. Nuôi trồng tảo Nannochloropsis trong các hệ thống canh tác mở đã thu được năng
suất sinh khối là 20 tấn/ha, so với các nghiên cứu lý thuyết đã công bố cho rằng năng suất có thể
thu được khoảng 80-90 tấn/ha [54]. Trong các hệ thống mở, chỉ một vài loài tảo dặc biệt có thể
nuôi trồng thành công ở quy mô lớn do có trở ngại với các loài gây hại ngoại lai, vấn đề nước bị
mất do quá trình bay hơi và khó khăn trong tuần hoàn nước, cung cấp đảm bảo nồng độ CO2. Các
hệ thống canh tác mở thường yêu cầu diện tích lớn, chính vì thế chỉ đất canh tác kém hiệu quả
hoặc bỏ hoang mới được sử dụng cho canh tác tảo. Mặt khác năng suất sinh khối ở hệ thống mở
vẫn còn thấp hơn khá nhiều so với hệ thống kín, chi phí cho thu hoạch còn khá cao mặc dù các nhà
nghiên cứu đã nỗ lực xây dựng hệ thông kiểm soát nhiệt độ, cung cấp các chất dinh dưỡng thích
hợp, xây dựng hệ thống truyền dẫn CO2 sao cho hấp thụ hiệu quả. Chính vì những hạn chế này
nên hiện nay trọng tâm sản xuất tảo là trong những hệ thống khép kín [55].
3.2. Hệ thống nuôi trồng tảo khép kín.
3.2.1. Hệ thống nuôi trồng tảo hình ống
Một số nhà nghiên cứu đã nghiên cứu nuôi trồng tảo trong thiết bị hình ống có chiều dài
12,2 m, đường kính 8 mm [59] vơi vật liệu làm bằng nhựa hoặc kính trong suốt [60]. Chất liệu
thấu quang giúp ánh sáng mặt trời truyền vào ống nuôi trồng tảo gần như nguyên vẹn trong điều
kiện đặt ống ngoài trời. Thiết bị hình ống được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau cho sản
xuất tảo wor quy mô lớn như hình dọc, ngang, xoắn ốc, chúng được kết nối với hệ thống sục khí
để cung cấp khí cho tảo tăng trưởng và phát triển. Thiết bị hình ống có thể dễ dàng điều chỉnh pH,
môi trường nuôi cấy so với hệ thống mở, năng suất tảo cũng cao hơn so với các phương pháp khác
(20-40 mg/L-1.ngày-1) [61]. Đường kính ống thiết bị được lựa chọn dựa trên các yếu tố môi trường
bên ngoài như sự hấp thụ ánh sáng của vật liệu, nồng độ vi tảo, năng suất vi tảo tính cho một thể
tích trong một ngày, nồng độ oxy hòa tan trong môi trường nuôi cấy tảo, sự biến động nhiệt độ của
môi trường nuôi tảo, sự mất nhiệt và dòng tuần hoàn trong quá trình tái sinh môi trường nuôi cấy
trong thiết bị hình ống [62]. Thiết bị hình ống được hoạt động với mật độ nuôi trồng tảo cao mà
không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một yếu tố bên ngoài nào do chúng có năng suất sinh khối cao [63].
Khí trong thiết bị hình ống được cung cấp bởi một thiết bị sục khí, ánh sáng cho tảo phát triển
được cung cấp qua các thanh thấu quang hình ống lắp trên thiết bị cố định có nhiệm vụ truyền dẫn
ánh sáng mặt trời, mỗi thanh ống này có đường kính không quá 0,1mm [64]. Hệ thống nuôi trồng
tảo hình ống với thiết kế hai ống sục khí nâng cao (TPB) là một trong những thiết kế hệ hình ống
nuôi trồng tảo song song ( đường kính đường ống đầu là 0,6 m, đường kính ống sau 0,3 m) trong
đó một đường ống có nhiệm vụ tiếp nhận và truyền ánh sáng, một đường ống bao quanh vòng tròn
đường ống còn lại [29]. TPB đặc biệt được ứng dụng cho sản xuất vi tảo quy mô hàng loạt và để
tạo dựng môi trường nuôi cấy cho tảo. Thiết bị hình ống cơ bản được chia thành bốn loại dựa trên
đặc điểm cấu trúc của chúng: dạng xoắn ốc, ngoằn ngoèo, hỗn hợp, và dạng xoắn ốc có thanh chắn
[65]. Các axit béo thiết yếu như n-3, EPA và DHA chủ yếu được chiết xuất từ cá nhưng không đủ
cung cấp, vì thế vi tảo là nguồn thứ hai chiết xuất các axit này. Chủng tảo Nannochloropsis được
nuôi trồng trong thiết bị hình ống để chiết xuất EPA và DHA, trong đó thiết bị hình ống PBR cho
năng suất cao hơn so với dạng ao hình mương. Chủng Chlorella được nuôi trồng trong thiết bị
hình ống xoắn ốc PBR với môi trường nước thải chăn nuôi lợn pha loãng, điều kiện kỵ khí cho
năng suất sinh khối cao hơn 2,1 lần so với ao hình mương lộ thiên. Chủng C. vulgaris và
Tetradesmus obliquus được nuôi trong thiết bị PBR với cường độ ánh sáng cao dùng để xử lý
nước thải bãi rỉ rác cho thấy hiệu quả xử lý cac hợp chất nito tăng lên 21%.[65,66,67].
3.2.2. Thiết bị túi nhựa
Các túi nhựa là thế hệ thiết bị nuôi trồng tảo khép kín đầu tiên với các cột làm bằng
polyethylene tương tự như các thiết bị hình ống. Từ hệ thống này chủng Tetraselmis được nuôi
cấy cho năng suất sinh khối 20-30 g/(m3.d)-1 trong các túi nhựa có dung tích 50-100 L. Các túi
nhựa này cũng hoạt động giống như các thiết bị hình ống với các ống có đường kính 0,2m và chiều
dài khoảng 4 m [58].
Nannochloropsis oceanica CY2 là một loại tảo ở biển sâu, được nuôi trồng trong các túi
nhựa dung tích 5 L đã sản xuất một lượng lớn axit béo EPA, hàm lượng EPA chiếm 4,12% và
năng suất sinh khối là 7,49 mg/ (L.d)-1. Chủng Euhalothece (ZM001) được nuôi trồng trong các
túi nhựa hình ống thẳng ở quy mô nhỏ, túi có chiều dài 10 cm, cho năng suất sinh khối 17,06
g/(m2.d)1[68,69,70,71].
3.2.3. Thiết bị nuôi trồng tảo khuấy trộn đảo khí (khí nâng)
Thiết bị khuấy trộn đảo khí được thiết kế đặc biệt dùng cho công nghệ xử lý bằng lên men
sinh học giúp đảo trộn môi trường nuôi cấy một cách dễ dàng. Thiết bị này cho phép sản xuất vi
tảo ở quy mô lớn nhưng cũng gây lên sự tổn thất sản phẩm không thể tránh khỏi. Ở quy mô phòng
thí nghiệm, chủng Botriococcus braunii được nuôi trồng theo quy trình liên tục với thiết bị này.
Thiết bị khuấy trộn đảo khí có ưu điểm vượt trội là tránh được sự phá hủy các tế bảo tảo trong giai
đoạn đầu nuôi cấy và giá thành tương đối rẻ. Có khá nhiều kiểu thiết bị khuấy trộn đảo khí được
miêu tả chi tiết trong các các công bố khoa học. Nhìn chung chúng được chia làm hai loại chính:
thiết bị đảo trộn khuấy khí với vòng lặp khí bên trong và vòng lặp khí bên ngoài thiết bị. Thiết bị
vòng lặp khí bên trong có ba kiểu cấu trúc: lặp khí vòng trong chia theo chiều dọc ống xi lanh, lặp
vòng trong ống nhám, và lặp đồng tâm vòng trong ống nhám [72]. Thiết bị khuấy trộn đảo khí có
thể được dùng để ủ và sản xuất sinh khối tảo trong môi trường nuôi cấy ít nhầy (nhớt) với hệ thống
cung cấp oxy chi phí thấp [73]. Trong các thiết bị này, nước nuôi trồng được trộn lẫn chất dinh
dưỡng bởi lực của dòng không khí đảo trộn [58]. Sản xuất caroten bởi chủng Haematococcus
pluvialis nuôi trồng trong thiết bị khuấy trộn đảo khí bị ảnh hưởng bởi NaCl đã được nghiên cứu
cho thấy: nồng độ tảo duy trì ở mức 25.104 tế bào/L. Thiết bị này cũng hữu ích trong việc đo tốc
độ động học việc loại bỏ hợp chất nito và sự sản sinh các vi khuẩn tự dưỡng trong các thiết bị phản
ứng sinh học. Dùng thiết bị đảo trộn dòng khí dạng lặp khí vòng trong chia theo chiều dọc ống xi
lanh nuôi trồng chủng tảo Tetraselmis suecica với dòng khí từ nhà máy nhiệt điện chưa qua xử lý
cho năng suất sinh khối 178.9 ± 30 mg/L/day [74,75,76,77].
3.2.4. Các hạn chế của hệ thống nuôi tảo khép kín
Các hệ thống nuôi trồng khép kín được phát triển để sản xuất thử nghiệm và tiếp tục gnhieen
cứu để sản xuất với quy mô lớn. Trong các hệ thống canh tác khép kín. Điều kiện nuôi trồng vô
trùng đã tránh được khỏi sự ô nhiễm ngoại lai. Một lượng nhỏ các loài tảo đặc biệt có thể phát
triển với môi trường nuôi khép kín có đủ yếu tố dinh dưỡng và môi trường sinh trưởng thích hợp.
Các hệ thống canh tác tảo khép kín được thiết kế dựa trên cường độ và bước sóng ánh sáng, sựa
hấp thụ ánh sáng hiệu quả của vật liệu, mật độ vi tảo không đổi trong môi trường sinh trưởng.
Thiết bị nuôi trông tảo kín lớn nhất được thiết kế thành công với dạng ống kính có chiều dài
500.000 m và tổng thể tích là 700 m3[58]. Ở Châu âu, mô hình canh tác tảo khép kín làm bằng
kính đã được chế tạo thành công với diện tích 10.000 m2, và sản xuất được 130-150 tấn sinh khối
tảo khô.[78]. Trong suốt quá trình sản xuất vi tảo với quy mô lớn, bơm đóng một vai trò quan trọng
thiết yếu trong việc tuần hoàn vi tảo và môi trường cơ chất, nhờ bơm đóng vai trò đảo trộn khí và
bơm cơ chất tuần hoàn liên tục vào thiết bị nuôi trồng mà năng suất sản xuất sinh khối tảo tăng lên
75%.[79].
4. Quá trình xử lý nước thải bởi vi tảo.
4.1. Dinh dưỡng cho vi tảo
Nước thải là môi trường sinh trưởng tốt nhất cho sự phát triển của vi tảo trong tự nhiên.
Nó có chứa các chất ô nhiễm khác nhau từ nhiều loại nguồn thải như công nghiệp, đô thị, sinh
hoạt…v.Đây chính là nguồn nguyên tố dinh dưỡng cho sự phát triển của tảo (Natri, canxi, kali,
clorua, sunphua, magie, photphat, bicacbonat, và muối amoni..). Vi tảo cư trú trong hệ sinh thái
đã tham gia vào quá trình biến đổi tuần hoàn của chất dinh dưỡng trong nươc thải, trong hệ sinh
thái, các hợp chất hóa học có thể ảnh hưởng tới một số loài vi tảo. Trong các hệ thống kín, các yếu
tố được tạo điều kiện nhân tạo cho tảo phát triển [80]. Vì thế nhiều loài tảo đóng vai trò quan trọng
trong quá trình xử lý nước thải do quá trình hấp thụ các chất ô nhiễm trong nước làm chất dinh
dưỡng tăng trưởng sinh khối [81]. Sinh khối tảo này sẽ được sử dụng để làm thức ăn gia súc,
nguyên liệu làm dầu diesel sinh học, phân bón giải phóng chậm [82,83,84], (hình 4).

Cấy chủng
vi tảo

Xử lý nước
Nước thải dệt nhuộm thải

Thêm chất
dinh dưỡng
Tinh lọc dầu diesel sinh
học từ dầu thô vi tảo

Trao đổi gốc hữu cơ

Chiết lipid Sự phá vỡ Thu hoạch tảo


tế bào

Hình 4. Quá trình chung sản xuất nhiên liệu sinh học từ vi tảo sau khi xử lý nước thải

Vi tảo có nhiều con đường trao đổi chất khác nhau bao gồm tự dưỡng, dị dưỡng, quang
dướng, quang dị dưỡng và hỗn hợp để tận dụng sự trao đổi chất trong nước thải. Các nguồn nước
thải như nước rỉ rác, nước thải sinh hoạt, nước thải đô thi đã được thí nghiệm làm môi trường sinh
trưởng cho vi tảo và lượng sinh khối tối đa đạt được đã được kiểm chứng.[85]. Chủng C. vulgaris
được nuôi trong màng quang sinh học để xử lý nước rỉ rác thu được lượng lipid trong sinh khối là
39,93 mg/(L.d)-1 [86].Auxenochlorella protothecoides UMN280 với nồng độ sinh khối 1,16 g/L
dùng để xử lý nước thải đô thị kết quả cho thấy chất ô nhiễm được loại bỏ tối đa và sinh khối thu
được có hàm lượng 33,22% [87].Phormidium autumnale được dùng để xử lý nước thải công-nông
nghiệp và thu được trans-β-carotene (70.22 μg/g), trans-zeaxanthin (26.25 μg/g), trans-lutein
(21.92 μg/g), trans-echinenone (19.87 μg/g) and cis-echinenone (15.70 μg/g) [88]. Nuôi cấy hỗn
hợp Leptolyngbya và Limnothrix trong thiết bị PBR để xử lý nước thải của nhà sản xuất rượu kết
quả là loại bỏ 97% COD/ngày và sinh khối thu được là 5,03 g/(m2.d)-1. Nuôi cấy vi tảo trong PBR
để xử lý nước thải được coi là hiệu quả do thu hoạch vi tảo có chi phí thấp[89,90]. Hỗn hợp vi
khuẩn lam, vi tảo và vi khuẩn được cấy trong thiết bị thủy tinh PBR để xử lý nước thải sản xuất
rượu và nho khô cho thấy khoảng 92,8% lượng COD, 78,1% tổng nito, 99% tổng photpho, khối
lượng sinh khối thu được chứa 13% lipid tinh theo khối lượng khô [91]. Tảo được nuôi cấy dưới
điều kiện dị dưỡng hoặc hỗn hợp thì sinh khối thu được thường chứa hơn 50% lipid về khối lượng
khô (w/w). Chế phẩm sinh học với loài chủ đạo Leptolyngbya được nuôi cấy để xử lý nước thải
chứa váng sữa từ sản xuất pho mai cho thấy tải lượng chất hữu cơ được loại bỏ 94%, TN được loại
bỏ 91,2%, và sinh khối thu được có hàm lượng lipid là 124 mg/L [92]. Phương thức sinh trưởng
hỗn hợp dị dưỡng và tự dưỡng giúp tăng nhanh năng suất sinh khối so với chu kỳ tuần hoàn canh
tác.[91]. Từ quá trình sản xuất nhiên liệu diesel sinh học, sự kết hợp giữa hỗn hợp vi khuẩn men
với nước chiết xuất từ bã nho khô qua quá trình lên men rượu đã cho lượng cồn sinh học chiếm
85,9% về thể tích. Sự kết hợp giữa chủng Leptolyngbya và nước chiết xuất bã nho cho hàm lượng
cồn sinh học 85,9% với sinh khối vi khuẩn lam đã đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý
nước thải sản xuất pho mai, tỷ lệ loại bỏ PO43- là 99,7%, hàm lượng lipid trong sinh khối thu được
là 13,4% (w/w) [92].
4.2. Xử lý sơ cấp nước thải với vi tảo.
Đầu tiên, nước thải chứa các hạt lớn như hạt nhựa, các hợp chất độc hại,… những thứ này
được gọi là cặn có khả năng gây tắc các cấu trúc hình ống trong quá trình xử lý nước được loại bỏ
bởi quá trình lắng đọng trầm tích nhờ vào trọng lực. Bước tiếp theo là vi tảo được nuôi cấy trong
nước thải với nồng độ sinh khối từ 1,58g/L, yêu cầu là nước thải chưa qua quá trình lọc thẩm thấu
hoặc xử lý nào để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho vi tảo. Trong quá trình này một lượng nhỏ các
hạt lớn trong đó có chứa cả các hợp chất hữu cơ và vô cơ được loại bỏ bởi phương pháp lắng và
tuyển nổi [88]. Khoảng 65% dầu và mỡ, 50-70% S.S, 25–50% BOD được loại bỏ khỏi quá trình
xử lý sơ cấp này bởi sự lắng, nổi và hấp thụ của vi tảo, các chất ô nhiễm còn lại được xử lý ở bậc
tiếp theo. Chlorella pyrenoidosa được canh tác thành công trong môi trường nước thải chăn nuôi
lợn ở bước xử lý ban đầu đã loại bỏ được 90% hàm lượng amoni [90]. Từ năm 1970, môi trường
nước thải sau xử lý bậc một đã được tìm ra để nuôi trồng vi tảo. Loại nước thải này thích hợp với
vi tảo hơn do có nồng độ chất hữu cơ thấp và ít hóa chất độc hại. Nước thải thứ cấp giúp tích tụ
lipid trong sinh khối tảo do nito đã bị cạn kiệt trong nước thải [92]. Quá trình xử lý lần hai này
giúp loại bỏ các vi hạt trong đó có 6% hạt keo, 65% lượng hạt hòa tan, 30% hạt lơ lửng được loại
bỏ [86].
5. Sản xuất nhiên liệu sinh học với vi tảo.
Sản xuất nhiên liệu sinh học từ vi tảo chủ yếu thông qua hai con đường: nhiệt hóa học và
hóa sinh học. Hình 5 dưới đây chỉ ra sự khác biệt giữa các quá trình để thu được nhiên liệu sinh
học từ vi tảo.
Công nghệ biến đổi nhiên liệu sinh học từ vi tảo

Quá trình hóa sinh Quá trình nhiệt hóa học Quá trình hóa học Triết tách lipid

Lên men Hóa khí Quá trình trao đổi gốc hữu cơ
Dầu vi tảo

Khí tổng hợp

Nhiệt phân

Than sinh học


Khử kỵ khí Diesel sinh học
HTL

Dầu sinh học

Hình 5. Các quy trình biến đổi thu nhiên liệu sinh học từ vi tảo
5.1. Phương pháp nhiệt hóa
Sự khí hóa bằng nhiệt sẽ phá vỡ thành tế bào vi tảo để thu các nhiên liệu sinh học thay thế
dưới dạng khí, lỏng và rắn. (Bảng 2).
Bảng 2. Sự khác nhau ở điều kiện sinh trưởng của các loài vi tảo và sản phẩm cuối cùng của chúng.
TT Tên chủng Phương pháp Điều kiện Sản phẩm Tỷ lệ %
tảo
Quá trình lên men tuần
Spirulina tự trong bóng tối và 23.06 ± 3.63
1 Năng lượng hoạt hóa phân Hydro
plantensis ánh sáng để tối ưu các mmol
tán (DAEM)
điều kiện
Kết hợp với tiề xử lý bằng Điều kiện kiềm (pH 7- 87.5 mL
2 Ulva reticulate Hydro
vi sóng 12) H2/g
Spirulina Than sinh
3 Nhiệt phân Nhiệt độ 500 °C 57.29%
platensis học
Than sinh
4 Scenedesmus Nhiệt phân Nhiệt độ 480 °C 15.9%
học
Vật liệu silic mao quản
Dầu og 68% đến
5 Chlorella trung bình (xúc tác cho
sinh học 81%
HTL)
Nhiệt độ 35 ° C và pH Khí gas
6 Enteromorpha Bề mặt đáp ứng RSM 346 mL
ban đầu là 7 sinh học
Sargassum Tiền xử lý vi tảo bằng cơ Hệ thống phân hủy kỵ Metan sinh
7 48.71%
fulvellum học khí AD học
8 Codium Lên men Saccharomyces 72 h ở 30 °C và pH 5 Cồn sinh 4 0.33 g/L
TT Tên chủng Phương pháp Điều kiện Sản phẩm Tỷ lệ %
tảo
tomentosum cerevisiae học
Scenedesmus Axit béo tự
9 Thủy phân TGA 4 ° C hoặc cao hơn 62.0%
Nannochloropsis do
Trao đổi gốc hữu cơ có xúc Điều kiện nitrat tối ưu Nhiên liệu tăng gấp 7
10 Tetraselmis
tác (0.18 g/L) sinh học lần
Các sản phẩm thu được bao gồm khí H2, CH4 và CO2 [68]. Một số nhà khoa học đã nghiên
cứu quá trình khí hóa sinh khối tảo dưới điều kiện bóng tối hoặc phân hủy sinh khối dưới ánh sáng
để tổng hợp khí hiddro [79]. Quá trình phân hủy này thường diễn ra ở nhiệt độ 800-1200 oC. Các
sinh khối tảo chứa hàm lượng nước dưới 20% được ưu tiên sử dụng cho quá trình nhiệt phân. Quá
trình nhiệt phân sẽ chuyển đổi sinh khối tảo thành than với tỷ lệ cao, trong đó than có chứa các
nhiên liệu khí và lỏng. Nhiệt độ nhiệt phân phổ biến nằm trong khoảng 300-700oC cho cả quá trình
nhiệt phân nhanh và chậm.[60] Kỹ thuật nhiệt phân được ưa chuộng do thu được tỷ lệ than hóa
cao của sinh khối nhưng sản phẩm dầu chiết xuất từ than thu được vẫn có pH cao, thành phần thiếu
ổn định, tính nhớt thay đổi khiến nhiều nhà khoa học còn e ngại.[91]. Việc biến đổi trực tiếp sinh
khối tảo có độ ẩm cao thành nhiên liệu sinh học có thể thực hiện được thông qua quá trình HTL
hoặc khử nhiệt ở nhiệt độ vừa phải và áp suất cao [86,87,90].
5.2. Phương pháp sinh hóa học
Nguyên tắc của quá trình sinh hóa là sự lên men đường qua quá trình phá vỡ thành tế bào
vi tảo của vi khuẩn lên men. Quá trình phân hủy kỵ khí đường sẽ tạo ra khí sinh học và cồn sinh
học. Trong quá trình phân hủy sinh học đường đầu tiên chuyển thành axetat, sau đó tiếp tục lên
men chuyển thành khí meetan và khí cacbonic [76]. Nhiệt độ, pH, tỷ lệ chất dinh dưỡng, tỷ lệ C;N
là những yếu tố ảnh hưởng của quá trình lên men. Sinh khối ướt và có độ ẩm cao có lợi cho quá
trình lên men. Phương pháp đáp ứng bề mặt RSM được sử dụng để tối ưu quá trình AD ở tảo lục
Enteromorpha bằng sử dụng các hạt niken NPs có nồng độ 1 mg/L, nhiệt độ không quá 35 oC, pH
ban đầu là 7 sẽ tốt hơn cho quá trình phân hủy kỵ khí tảo lục. So sánh đối chứng với các nồng độ
Ni khác cho thấy ở nồng độ NPs Ni 1 mg/L thì lượng khí sinh học đạt lớn nhất 346 ml [87]. Các
nghiên cứu chi ra ràng nếu xử lý sinh khối bằng enzim, cơ học và sự khí hóa nhiệt thì có thể làm
gia tăng lượng khí metan. Sinh khối Sargassum fulvellum sau khi xử lý ban đầu bởi cơ học thì tỷ
lệ sinh khí hidro và metan sinh học tăng lên tối đa là 45,6% và 48,71%. Sinh khối tảo có thể sử
dụng để sản xuất cồn thế hệ thứ 3 bởi chúng chứa hàm lượng đường cao và ít lignin. Quá trình sản
xuất cồn thông qua quá trình phân hủy nhiệt, thủy phân và lên men sinh khối tảo. Quá trình lên
men Saccharomyces cerevisiae sẽ biến đường lên men thành cồn sinh học. Một số nhà khoa học
đã ghi nhận hàm lượng cồn đạt được là 40,33 g/L sau 72h lên men ở pH =5 [68]. Dầu diesel sinh
học được sản xuất từ lipid tảo thông qua quá trình phản ứng trao đổi nhóm chất hữu cơ[79,87].
Trong suốt quá trình phát triển, tảo sử dụng các chất hữu cơ và vô cơ như CO2 để sản xuất các
lipip (triglycerides, cholesterol, phospholipids, và galactolipids). Dầu vi tảo và dầu thực vật có độ
nhớt cao hơn dầu diesel; do loại nhớt này, dầu tảo không thể được áp dụng trực tiếp cho động cơ.
Ngoài ra, cả thực vật và dầu vi tảo có các đặc tính vật lý và hóa học giống nhau. Quá trình trao đổi
gốc hữu cơ có thể giúp tăng tính lưu động của dầu vi tảo. Cồn là chất nền cần thiết trong quá trình
này. Chủ yếu, metanol được sử dụng cho quá trình này do cấu trúc vật lý của nó và chi phí thấp.
Có ba kiểu quá trình trao đổi gốc hữu cơ được sử dụng để sản xuất dầu diesel từ vi tảo, đó là: quá
trình chuyển hóa nhờ enzym, quá trình chuyển hóa lypad hóa và quá trình chuyển hóa thủy phân
bởi kiềm hoặc axit, (hình 6).

Hình 6. Quy trình sản xuất bio-diesel từ dầu vi tảo


Sau quá trình trao đổi gốc hữu cơ, dầu diesel sinh học có lẫn các mảnh tế bào tảo và tạp
chất, chúng sẽ được thêm các chất hóa học tẩy trắng và chưng cất dầu diesel sinh học trong môi
trường chân không ở 80oC thu được dầu thô. Dầu tinh khiết và các hợp chất hóa học sẽ được chia
tách bởi quay ly tâm ở 3790 vòng/phút trong 10 phút. Sự phân tách dầu tinh khiết sinh học và dầu
thô phụ thuộc vào độ phân cực của dầu diesel và tỷ trọng của nó (0,88 gm/cc) với môi trường
glycerol (1,05 gm/cc) [68,89,93].Thách thức chính của việc tách diesel sinh học và glycerol là sự
hình thành xà phòng tạo ra dung dịch ở trạng thái bán rắn.
6. Kết luận và thảo luận.
Để tránh cạn kiệt nguồn các bon hóa thạch, và chi phí xử lý môi trường thấp, nước thải và
khí thải phải được dùng cho sự phát triển của vi tảo để sản xuất nhiên liệu sinh học. Xong chi phí
lớn cho canh tác tảo, thu hoạch tảo và sản xuất thương mại nhiên liệu sinh học đang là một rào cản
lớn cho phương pháp này. Sản xuất các sản phẩm từ sinh khối tảo đang hưa hẹn một tiềm năng to
lớn ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như mỹ phẩm, dầu diesel sinh học, cồn sinh học, các
sản phẩm chức năng bổ sung DHA…vv. Tuy nhiên tảo được trồng từ nước thải có chứa nhiều chất
độc hại, kể cả kim loại nặng nên đòi hỏi kỹ thuật chiết tách cao để thu được các chất tinh khiết.
Phương pháp chiết lỏng siêu tới hạn có thể được áp dụng trong trường hợp này để thu được các
hóa chất tinh khiết một cách có chọn lọc. Tuy nhiên sự thiếu kinh nghiệm trong sản xuất tảo chẳng
hạn như nguyên nhân sự sụt giảm năng suất, chi phí quá cao cho sản xuất thương mại hóa đang là
rào cản lớn. Nguồn nito đầu vào có hàm lượng cao có thể được áp dụng để thúc đảy sản xuất sinh
khối, trong khi các công cụ kỹ thuaath di truyền hiện đại áp dụng để thay đổi gen di truyền quy
định các kiểu trao đổi chất giúp tăng năng suất sinh khối của tảo để sản xuất nhiên liệu sinh học
và các hợp chất hóa học có đặc tính đặc biệt cho các ứng dụng thương mại. Hiện tại cần có nghiên
cứu và nhiều giải pháp để làm giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và chi phí cho quá trình sản xuất vi
tảo ở quy mô lớn dùng cho snar xuất nhiên liệu sinh học.
Bài tổng hợp này chủ yếu thảo luận tập trung vào công nghệ lọc sinh học bằng vi tảo để xử
lý nước thải lâu dài một cách bền vững. Bài tổng hợp cũng đã so sánh đánh giá các công nghệ xử
lý nước thải hiện hành so với lọc bằng vi tảo và nhấn mạnh rằng, sử dụng vi tảo có thể loại bỏ
được nhiều chất ô nhiễm một cách bền vững hơn so với các phương pháp xử lý truyền thống. Các
kỹ thuật trồng vi tảo khác nhau dùng để loại bỏ các chất ô nhiễm đóng vai trò là chất dinh dưỡng
của vi tảo từ nước thải cũng được nghiên cứu đề cập giới thiệu. Bài tổng hợp cho thấy sinh khối
vi tảo, nhiên liệu sinh học, các hợp chất hóa sinh học có đặc tính đặc biệt nhờ vi tảo có thể sản
xuất được từ nước thải. Chi tiết về hệ thống nuôi trồng vi tảo, đặc tính các loại tảo, xự xử lý nước
thải bởi vi tảo, hàm lượng các chất lipid từ tảo cũng đã được thảo luận khá chi tiết. Hệ thống canh
tác đóng một vai trò quan trọng trong canh tác vi tảo, giúp duy trì sự phát triển không ngừng của
tế bào vi tảo và bảo vệ chúng khỏi các yếu tố ảnh hưởng. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng,
hàm lượng dầu trong tảo, hàm lượng nito của nước thải, hiệu quả chuyển hóa gốc hữu cơ và chiết
tách có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học. Điều này có nghĩa rằng, nếu tối
ưu hóa các điều kiện này quá trình sản nhiên liệu sinh học từ tảo sẽ dễ dàng và có lợi ích lớn
Tài liệu tham khảo

[1] Chisti Y. Fuels from microalgae. Taylor & Francis 2010. [20] Shen Y, Zhu W, Li H, Ho S-H, Chen J, Xie Y, et al. Enhancing cadmium
https://doi.org/10.4155/bfs.10.9. bioremediation by a complex of water-hyacinth derived pellets immobilized with
[2] Valverde F, Romero-Campero FJ, Leon ´ R, Guerrero MG, Serrano A. New Chlorella sp. Bioresour Technol 2018;257:157–63.
challenges in microalgae biotechnology. European Journal of Protistology [21] Leong YK, Chang J-S. Bioremediation of heavy metals using microalgae:
2016;55:95–101. recentadvances and mechanisms. Bioresour Technol 2020;303:122886.
[3] Delrue F, Setier P-A, Sahut C, Cournac L, Roubaud A, Peltier G, et al. An [22] Suh IS, Lee C-G. Photobioreactor engineering: design and performance.
economic, sustainability, and energetic model of biodiesel production from Biotechnol Bioprocess Eng 2003;8(6):313.
microalgae. Bioresour Technol 2012;111:191–200. 23] Koller M, Salerno A, Tuffner P, Koinigg M, Bochzelt ¨ H, Schober S, et al.
[4] Rawat I, Kumar RR, Mutanda T, Bux F. Dual role of microalgae: Characteristics and potential of micro algal cultivation strategies: a review.
phycoremediation of domestic wastewater and biomass production for J Cleaner Prod 2012;37:377–88.
sustainable biofuels production. Appl Energy 2011;88(10):3411–24. [24] Chen C-Y, Yeh K-L, Aisyah R, Lee D-J, Chang J-S. Cultivation,
[5] Ferreira G, Pinto LR, Maciel Filho R, Fregolente L. A review on lipid photobioreactordesign and harvesting of microalgae for biodiesel production: a
production from microalgae: Association between cultivation using waste streams critical review. Bioresour Technol 2011;102(1):71–81.
and fatty acid profiles. Renew Sustain Energy Rev 2019;109:448–66. [25] Lee Y-K. Microalgal mass culture systems and methods: their limitation and
[6] Chisti Y. Biodiesel from microalgae. Biotechnol Adv 2007;25(3):294–306. potential. J Appl Phycol 2001;13(4):307–15.
[7] Rawat I, Kumar RR, Mutanda T, Bux F. Biodiesel from microalgae: a critical [26] Bilad M, Arafat HA, Vankelecom JF. Membrane technology in microalgae
evaluation from laboratory to large scale production. Appl Energy 2013;103:444– cultivation and harvesting: a review. Biotechnol Adv 2014;32(7):1283–300.
67. [27] Adesanya VO, Cadena E, Scott SA, Smith AG. Life cycle assessment on
[8] Silva TL, Reis A. Scale-up problems for the large scale production of algae. microalgal biodiesel production using a hybrid cultivation system. Bioresour
Algal biorefinery: An integrated approach. Springer; 2015. p. 125–49. Technol 2014; 163:343–55.
[9] Kampschreur MJ, Temmink H, Kleerebezem R, Jetten MS, van Loosdrecht [28] Barclay W, Terry K, Nagle N, Weissman J, Goebel R. Potential of new
M. Nitrous oxide emission during wastewater treatment. Water Res strains of marine and inland saline-adapted microalgae for aquaculture. J World
2009;43(17):4093–103. Aquacult Soc 1987;18(4):218–28.
[10] Zhuang L-L, Li M, Ngo HH. Non-suspended microalgae cultivation for [29] Tredici MR, phycology a. Mass production of microalgae: photobioreactors.
wastewater refinery and biomass production. Bioresour Technol Biotechnology and Applied Phycology 2004;1:178-214.
2020;308:123320. [30] Vonshak A, Richmond A. Mass production of the blue-green alga Spirulina:
[11] Rosenberg JN, Oyler GA, Wilkinson L, Betenbaugh M. A green light for an overview. Biomass 1988;15(4):233–47.
engineered algae: redirecting metabolism to fuel a biotechnology revolution. Curr [31] Borowitzka LJ, Borowitzka MA. Commercial production of β-carotene by
Opin Biotechnol 2008;19(5):430–6. Dunaliella salina in open ponds. Bull Mar Sci 1990;47(1):244–52.
[12] Griffiths MJ, Harrison ST. Lipid productivity as a key characteristic for [32] Ugwu C, Aoyagi H, Uchiyama H. Photobioreactors for mass cultivation of
choosing algal species for biodiesel production. J Appl Phycol 2009;21(5):493– algae. Bioresour Technol 2008;99(10):4021–8.
507. [33] Moheimani NR. Long-term outdoor growth and lipid productivity of
[13] Duong VT, Li Y, Nowak E, Schenk M. Microalgae isolation and selection Tetraselmis suecica, Dunaliella tertiolecta and Chlorella sp (Chlorophyta) in bag
for prospective biodiesel production. Algae Fuel 2012;5(6):1835–49. photobioreactors. J Appl Phycol 2013;25(1):167–76.
[14] LewisOscar F, Praveenkumar R, Thajuddin N. Bioethanol production using [34] Moulton T, Burford M. The mass culture of Dunaliella viridis (Volvocales,
starch extracted from microalga Stigeoclonium sp., Kütz. BUM11007 cultivated Chlorophyta) for oxygenated carotenoids: laboratory and pilot plant studies.
in domestic wastewater. Res J Environ Sci 2015;9(5):216.. Thirteenth International Seaweed Symposium Springer 1990:401–8.
[15] Zhu Z, Jiang J, Fa Y. Overcoming the biological contamination in microalgae [35] Becker EW. Microalgae: biotechnology and microbiology. Cambridge
and cyanobacteria mass cultivations for photosynthetic biofuel production. University Press; 1994 DOI: https://doi.org/10.1017/S0014479700025126.
Molecules 2020;25(22):5220. [36] Richmond A, Boussiba S, Vonshak A, Kopel R. A new tubular reactor for
[16] Vijaykumar S, Thajuddin N, Manoharan C. Role of cyanobacteria in the mass production of microalgae outdoors. J Appl Phycol 1993;5(3):327–32.
treatment of dye industry effluent. Pollution Research 2005;24(1):69. [37] Moheimani NR, Borowitzka MA. The long-term culture of the
[17] Nie J, Sun Y, Zhou Y, Kumar M, Usman M, Li J, wang L, Tsang D, et al. coccolithophorePleurochrysis carterae (Haptophyta) in outdoor raceway ponds. J
Bioremediation of water containing pesticides by microalgae: mechanisms, Appl Phycol 2006;18(6):703–12.
methods, and prospects for future research. Science of The Total Environment [38] Chaumont D. Biotechnology of algal biomass production: a review of
2020;707:136080. systems for outdoor mass culture. J Appl Phycol 1993;5(6):593–604.
[18] Gressler P, Bjerk T, Schneider R, Souza M, Lobo E, Zappe A, et al. [39] Shen Y, Yuan W, Pei Z, Wu Q, Mao E. Microalgae mass production methods.
Cultivation of Desmodesmus subspicatus in a tubular photobioreactor for American Society of Agricultural and Biological Engineers 2009;52(4):1275–87.
bioremediation and microalgae oil production. Environ Technol 2014;35(2):209– [40] Kusmayadi A, Suyono EA, Nagarajan D, Chang J-S, Yen H-W. Application
19. of computational fluid dynamics (CFD) on the raceway design for the cultivation
[19] Bwapwa J, Jaiyeola A, Chetty R. Bioremediation of acid mine drainage using of microalgae: a review. J Ind Microbiol Biotechnol 2020;47(4–5):373–82.
algae strains: A review. S Afr J Chem Eng 2017;24:62–70. [42] Sompech K, Chisti Y, Srinophakun T. Design of raceway ponds for
producingmicroalgae. Biofuels 2012;3(4):387–97. Nannochloropsis oceanica CY2 using deep sea water in outdoor plastic-bag type
[43] Borowitzka MA. Commercial production of microalgae: ponds, tanks, tubes photobioreactors. Bioresour Technol 2018;253:1–7.
and fermenters. J Biotechnol 1999;70(1–3):313–21. 71] Zhu H, Zhu C, Cheng L, Chi Z. Plastic bag as horizontal photobioreactor on
[44] Chisti Y. Raceways-based production of algal crude oil. Green 2013;3(3– rocking platform driven by water power for culture of alkalihalophilic
4):195–216. cyanobacterium. Bioresources and Bioprocessing 2017;4(1):1–10.
[45] Lee K, Lee CG. Effect of light/dark cycles on wastewater treatments by [72] Banerjee A, Sharma R, Chisti Y, Banerjee UC. Botryococcus braunii: a
microalgae. Biotechnol Bioprocess Eng 2001;6(3):194–9. renewable source of hydrocarbons and other chemicals. Crit Rev Biotechnol
[46] Baldev E, Mubarakali D, Saravanakumar K, Arutselvan C, Alharbi NS, 2002;22(3):245–79.
Alharbi SA, et al. Unveiling algal cultivation using raceway ponds for biodiesel [73] Chisti M, Moo-Young M. Airlift reactors: characteristics, applications and
production and its quality assessment. Renewable Energy 2018;123:486–98. design considerations. Chem Eng Commun 1987;60(1–6):195–242.
[47] Walker TL, Collet C, Purton S. Algal transgenics in the genomic era 1. J [74] Guo H, Zhou J, Su J, Zhang ZJ. Integration of nitrification and denitrification
Phycol2005;41(6):1077–93. in airlift bioreactor. Biochem Eng J 2005;23(1):57–62.
[48] Chisti Y. Biodiesel from microalgae beats bioethanol. Trends Biotechnol [75] Kant R. Textile dyeing industry an environmental hazard 2011.
2008;26(3):126–31. https://doi.org/10.4236/ns.2012.41004.
[49] Richmond A. Principles for attaining maximal microalgal productivity in [76] Carneiro PA, Umbuzeiro GA, Oliveira DP, Zanoni B. Assessment of water
photobioreactors: an overview. Asian Pacific Phycology in the 21st Century. contamination caused by a mutagenic textile effluent/dyehouse effluent bearing
Prospects and Challenges 2004:33–7. disperse dyes. J Hazard Mater 2010;174(1–3):694–9.
[50] Pirt SJ. Maximum photosynthetic efficiency: a problem to be resolved. [77] Moheimani NR. Tetraselmis suecica culture for CO2 bioremediation of
Biotechnol Bioeng 1983;25(8):1915–22. untreated flue gas from a coal-fired power station. J Appl Phycol
[51] Christenson L, Sims R. Production and harvesting of microalgae for 2016;28(4):2139–46.
wastewater treatment, biofuels, and bioproducts. Biotechnol Adv [78] Yen H-W, Hu I-C, Chen C-Y, Nagarajan D, Chang J-S. Design of
2011;29(6):686–702. photobioreactors for algal cultivation. Biofuels from algae Elsevier 2019:225–
[52] Hase R, Oikawa H, Sasao C, Morita M, Watanabe Y. Photosynthetic 56.https://doi.org/10.1016/B978-0-444-64192-2.00010-X.
production of microalgal biomass in a raceway system under greenhouse [79] Robinson T, McMullan G, Marchant R, Nigam P. Remediation of dyes in
conditions in Sendai city. J Biosci Bioeng 2000;89(2):157–63. textile effluent: a critical review on current treatment technologies with a
[53] Demirbas A. Use of algae as biofuel sources. Energy Convers Manage proposed alternative. Bioresour Technol 2001;77(3):247–55.
2010;51(12):2738–49. [80] Vijayakumar S, Thajuddin N, Manoharan C. Biodiversity of cyanobacteria
[54] Rodolfi L, Chini Zittelli G, Bassi N, Padovani G, Biondi N, Bonini G, et al. in industrial effluents. ACTC BioTechnol Mechanismy 2007;32:27–34.
Microalgae for oil: Strain selection, induction of lipid synthesis and outdoor mass [81] Wilkie AC, Mulbry WW. Recovery of dairy manure nutrients by benthic
cultivation in a low-cost photobioreactor. Biotechnology & Applied freshwater algae. Bioresour Technol 2002;84(1):81–91.
Microbiology2009;102(1):100–12. [82Travieso L, Benitez F, Dupeiron R. Sewage treatment using immobilied
[55] Xu L, Weathers PJ, Xiong XR, Liu CZ. Microalgal bioreactors: Challenges microalgae. Bioresour Technol 1992;40(2):183–7.
and opportunities. Eng Life Sci 2009;9(3):178–89. [83] Azad AK, Rasul M, Khan MM, Sharma SC. Review of biodiesel production
[56] Chisti Y. Response to Reijnders: do biofuels from microalgae beat biofuels from microalgae: a novel source of green energy. International Green Energy
from terrestrial plants? Trends Biotechnol 2008;26(7):351. Conference Tainjin, China 2014, 2014,:879–88.
[57] Lehr F, Posten C. Closed photo-bioreactors as tools for biofuel production. [84] Sonune A, Ghate R. Developments in wastewater treatment methods.
Curr Opin Biotechnol 2009;20(3):280–5. Desalination2004;167:55–63.
[58] Pulz O. Photobioreactors: production systems for phototrophic [85] Pacheco MM, Hoeltz M, Moraes MS, Schneider CS, Health PA. Microalgae:
microorganisms. Appl Microbiol Biotechnol 2001;57(3):287–93. cultivation techniques and wastewater phycoremediation. Journal of
[59] Lee YK. Enclosed bioreactors for the mass cultivation of photosynthetic Environmental Science and Health, Part A 2015;50(6):585–601.
microorganisms: the future trend. Trends Biotechnol 1986;4(7):186–9. [86] Gao F, Yang Z-H, Li C, Wang Y-j. Jin W-h, Deng YB. Concentrated
[60] Torzillo G, Carlozzi P, Pushparaj B, Montaini E, Materassi R. A two-plane microalgae cultivation in treated sewage by membrane photobioreactor operated
tubular photobioreactor for outdoor culture of Spirulina. Biotechnology & in batch flow mode. Bioresour Technol 2014;167:441–6.
Applied Microbiology 1993;42(7):891–8. [87] Zhou W, Min M, Li Y, Hu B, Ma X, Cheng Y, et al. A hetero-
[61] Torzillo G, Bernardini P, Masojídek J. On-line monitoring of chlorophyll photoautotrophic twostage cultivation process to improve wastewater nutrient
fluorescence to assess the extent of photoinhibition of photosynthesis induced by removal and enhance algal lipid accumulation. Bioresour Technol 2012;110:448–
high oxygen concentration and low temperature and its effect on the productivity 55.
of outdoor cultures of Spirulina platensis (Cyanobacteria). J Phycol 1998;34(3): [88] Rodrigues DB, Flores EM, ´ Barin JS, Mercadante AZ, Jacob-Lopes E, Zepka
504–10. L. Production of carotenoids from microalgae cultivated using agroindustrial
[62] Trotta P. A simple and inexpensive system for continuous monoxenic mass wastes. Food Res Int 2014;65:144–8.
culture of marine microalgae. Aquaculture 1981;22:383–7. [89] Tsolcha ON, Tekerlekopoulou AG, Akratos CS, Aggelis G, Genitsaris S,
[63] Fernandez ´ FA, Camacho FG, P´erez JS, Sevilla JF, Grima EM. Modeling MoustakaGouni M, et al. Agroindustrial wastewater treatment with simultaneous
of biomass productivity in tubular photobioreactors for microalgal cultures: biodiesel production in attached growth systems using a mixed microbial culture.
effects of dilution rate, tube diameter, and solar irradiance.Biotechnology &. Appl Water2018;10(11):1693.
Microbiol 1998;58(6):605–16. [90] Economou CN, Marinakis N, Moustaka-Gouni M, Kehayias G, Aggelis G,
[64] Chisti Y, Jauregui-Haza U. Oxygen transfer and mixing in mechanically Vayenas DV. Lipid production by the filamentous cyanobacterium Limnothrix sp.
agitated airlift bioreactors. Biochem Eng J 2002;10(2):143–53. growing in synthetic wastewater in suspended-and attached-growth
[65] Schade S, Meier T. Techno-economic assessment of microalgae cultivation photobioreactor systems. Annals of microbiology 2015;65(4):1941–8.
in a tubular photobioreactor for food in a humid continental climate. Clean [91] Tsolcha ON, Tekerlekopoulou AG, Akratos CS, Antonopoulou G, Aggelis
Technol Environ Policy 2021;23(5):1475–92. G,S, et al. A Leptolyngbya-based microbial consortium for agro-industrial
[66] Nwoba EG, Ayre JM, Moheimani NR, Ubi BE, Ogbonna JC. Growth wastewaters treatment and biodiesel production. Environ Sci Pollut Res 2018;25
comparison of microalgae in tubular photobioreactor and open pond for treating (18):17957–66.
anaerobic digestion piggery effluent. Algal Research 2016;17:268–76. [92] Tsolcha ON, Tekerlekopoulou AG, Akratos CS, Aggelis G, Genitsaris S,
[67] Porto B, Gonçalves AL, Esteves AF, de Souza S, de Souza AA, Vilar VJ, et MoustakaGouni M, et al. Biotreatment of raisin and winery wastewaters and
al.Assessing the potential of microalgae for nutrients removal from a landfill simultaneous biodiesel production using a Leptolyngbya-based microbial
leachate using an innovative tubular photobioreactor. Chem Eng J 2021;413: consortium. J Cleaner Prod 2017;148:185–93.
127546.
[68] Kaewpintong K, Shotipruk A, Powtongsook S, Pavasant P. Photoautotrophic
highdensity cultivation of vegetative cells of Haematococcus pluvialis in airlift
bioreactor. Bioresour Technol 2007;98(2):288–95.
[69] Wang H, Xiong H, Hui Z, Zeng X. Mixotrophic cultivation of Chlorella
pyrenoidosa with diluted primary piggery wastewater to produce lipids. Bioresour
Technol 2012;104:215–20.
[70] Chen C-Y, Nagarajan D, Cheah WY. Eicosapentaenoic acid production from
REVIEW ON WASTEWATER TREATMENT AND BIOFUEL PRODUCTION BY
MICROALGAE IN DIFFERENT CULTIVATION SYSTEMS
Nguyễn Văn Vinh
Ha Noi university of natural resources and environment- campus in Thanh Hoa province
Email: nvvinh2. ph@hunre.edu.vn
Abstract: Nowadays, the green techniques for wastewater and biodiesel production is being looked
for by scientists in the world. Using microalgae to treat wastewwater and produce biofuel is the
solution which can be place traditional methods in present, because it is one of ways more friendly
with environment, less money and less energy. On the other hand, Microalgae is possible to make
recover important molecular for biofuel generation or other use. The current trend and future
possibilities of microalgae employ at combining wastewater treatment and biofuel production are
the issue of this paper. The various microalgal cultivation systems are first discussed, together
with their key characteristics and limitations. The technologies for turning biomass produced of
microalgae after wastewater treatment into biofuel are then evaluated.
Keyword: microalgae, biofuel, wastewater treatment

You might also like