You are on page 1of 39

GLOBAL GAP CHĂN NUÔI BÒ SỮA

Câu 1. Liệt kê các mối nguy về An toàn sức khỏe

Câu 2. Các loại chất thải và cách xử lý

Câu 3. Đánh giá rủi ro về môi trường

Câu 4. Danh mục các văn bản luật về An toàn môi trường mà trang trại áp dụng

Câu 5. Ví dụ về chăm sóc vật nuôi và kế hoạch phòng trị bệnh

Câu 6. Sơ đồ khối các tiện ích cơ bản của 1 trang trại


Câu 1. Liệt kê các mối nguy về An toàn sức khỏe

Công việc hằng ngày Trượt té trong khi tắm bò


Bị đứt tay khi cắt cỏ cho bò ăn
Bị bò ủi khi vào người
Bị ướt mình, nhiễm cảm vì tắm bò
Bị điện giật trong quá trình vắt sữa bằng máy
Bị nhiễm khuẩn do mùi trong trại
Dễ bị say nắng khi làm việc ngoài trang trại
Bị các bệnh về xương khi vận chuyển quá sức
Các vấn đề về điều khiển xe vận chuyển cỏ trong trang trại

Công việc mùa vụ Bị kim đâm vào tay khi tiêm thuốc cho bò

Các hoạt động khác Bị té xe khi đi mua cám cho bò


Bị ngộ độc do ăn thức ăn trong trại chăn nuôi bò

Giai đoạn Mối nguy Ảnh hưởng đến sức Biện Pháp
khỏe con người
Giống Lúc chọn và phối giống: Trúng vào người Măc đồ bảo hộ
khi tiêm chích tinh trùng gây thương tích.
từ bò giống đực khỏe
mạnh cho bò cái sẽ giãy,
la hét
Khi bò Cho bò ăn
mang thai Khi tiêm thuốc bổ: bò sẽ Sẽ làm chày tay, bị Thực hiện thao
giãy, phải kiềm bò lại thương tác tiêm chích
nhanh và tốt,
tránh làm đau bò,
măc đồ bảo hộ,
Bò đẻ con Đỡ đẻ : đau thì bò la hét, Bị dao cắt trúng tay Mang bảo hộ lao
vùng vẫy Bị bò đá động, thao tác đõ
đẻ linh hoạt đẻ
tránh bò bị đau
kéo dài,
Dọn vệ sinh sau khi bò Hít hóa chất sẽ bị Mặc đồ bảo hộ,
đẻ: dùng hóa chất tẩy chóng mặt, có thể dúng hóa chất
rửa, khử trùng làm tổn thương đúng liều lượng
ngoài da
Câu 2. Các loại chất thải và cách xử lý

 CHẤT THẢI TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA GỒM CÓ:

Chất thải chăn nuôi khá phong phú, bao gồm:


-          Chất thải rắn:
       + Phân từ gia súc, gia cầm
            + Chất độn chuồng
            + Phế phẩm nông nghiệp: các sản phẩm nông nghiệp dư thừa như lá cây, cành
cây, vỏ, hột, … làm thức ăn, chất đốt sưởi ấm, thắp sáng, ủ phân, …
            + Các nguyên liệu chăn nuôi dư thừa: thức ăn thừa, thức ăn mất phẩm chất.
            + Xác súc vật chết.
            + Rác thú y
-          Chất thải lỏng:
                        + Nước tiểu của vật nuôi
                        + Nước tắm vật nuôi
                        + Nước rửa chuồng trại, dụng cụ vệ sinh, …
                        + Nước chảy từ các silo ủ thức ăn gia súc
-          Chất thải khí:
                    + Khí CO2, CH4, H2S, … từ các hoạt động sinh lý cơ bản của vật nuôi
như ợ hơi, hô hấp, thải phân, …
                    + Khí ô nhiễm bởi bụi thức ăn chăn nuôi, bụi hóa chất sát trùng, …
                    + Mùi hôi tanh của phân, nước tiểu vật nuôi
 CÁCH XỬ LÝ CHẤT THẢI
 Chất thải rắn: phải được thu gôm hàng ngày vào hố ủ có mái che và xử lý:
 Đối với chất thải rắn như phân, chất độn, thức ăn thừa, lông và chất hữu cơ thì
phần lớn được xử lý bằng cách ủ nóng hoặc cho vào hầm ủ khí sinh học
Biogas.
 Đối với chất thải rắn như kim tiêm, bao tay, các lọ hóa chất thì được phân loại
kỹ càng trong trang trại và để nơi hợp lý, sau đó giao cho công ty xử lý môi
trường theo hàng ngày.
 Chất thải lỏng: phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng
đường thoát riêng, phải được xử lý bằng hóa chất hoặc bằng phương pháp xử lý
sinh học phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường, gồm có:
 Hố sinh vật (hố oxy hóa): gồm các loại hố ổn định chất thải hiếu khí, hố ổn
định chất thải kỵ khí và hố ổn định chất thải tùy nghi.
 Sử dụng cánh đồng lọc, cánh đồng tưới: là những khu đất chia ô nhỏ bằng
phẳng được quy hoạch để xử lý nước thải.
 Sử dụng các vi sinh vật thủy sinh: gồm các nhóm nổi (bèo tấm, lục bình,...)
nhóm nửa chìm nửa nổi (sậy, lau, thủy trúc,...) nhóm chìm (rong xương cá,
rong đuôi chó,...).
 Hầm khí sinh học Biogas
 Sử dụng hệ thống thiết bị lọc hiện đại và các hóa chất thân thiện với môi
trường nhằm lọc bỏ bớt các chất độc hại, mùi, màu bẩn từ nước thải trước khi
trả về với tự nhiên sông hồ,...
 Chất thải khí: theo quy định hiện hành
 CÁC VĂN BẢN LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI

STT TÊN VĂN BẢN LUẬT NỘI DUNG NGÀY CÓ GHI CHÚ
HIỆU LỰC
1 Số 55/2014/QH13 Luật Bảo Vệ Công bố
Môi Trường 23/06/2014. Có
hiệu lực ngày
01/01/2015.
2 TCVN 6705:2009 Chất thải rắn 2009 PHỤ LỤC A
thông thường -
phân loại

3 TCVN 6706:2009 Chất thải nguy 2009 MỤC 14.01


hại - phân loại VÀ 14.02
CỦA PHỤ
LỤC A
4 TCVN 6707:2009 Chất thải nguy 2009 Bảng 1 –
hại – dấu hiệu Dấu hiệu
cảnh báo cảnh báo đối
với chất thải
nguy hại
Câu 3. Đánh giá rủi ro về môi trường

Một số hậu quả của ô nhiễm môi trường chăn nuôi:

 Suy giảm chất lượng tài nguyên đất, nước, không khí.
 Ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu.
 Gây và lây bệnh các các loài động thực vật khác.
 Nguy cơ hoang mạc hóa đất.
 Ảnh hưởng đến sức sản xuất, tăng rủi ro cho ngành,...
 Suy giảm đa dạng sinh học.
Câu 4. Danh mục các văn bản luật về An toàn môi trường mà trang trại áp dụng

Hệ thống thể chế, chính sách về công tác bảo vệ môi trường chăn nuôi hiện có
Từ những bức xúc về hiện trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi đang ngày càng có
xu hướng gia tăng như hiện nay, Quốc Hội, Chính Phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT và
nhiều Bộ, ngành liên quan đã cùng quyết tâm chỉ đạo, phối hợp quản lý tốt môi trường
trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chăn nuôi nói riêng.
            Thực ra, công tác bảo vệ môi trường chăn nuôi được lồng ghép chỉ đạo từ nhiều
văn bản như các Thông tư hướng dẫn quản lý trâu, bò, heo, dê đực giống, các Thông tư
hướng dẫn kiểm soát giết mổ, chế biến vệ sinh gia súc, gia cầm, Thông tư quy định các
điều kiện vệ sinh thú y trong ấp, nở gia cầm, … các văn bản chỉ đạo kỹ thuật như văn bản
chỉ đạo phòng chống rét, chống nóng cho gia súc, gia cầm, văn bản hướng dẫn xây dựng
các hố chôn tiêu hủy gia súc, gia cầm bị bệnh, … nhưng khái quát và quy định chặt chẽ
mang tính chế tài cao thì có thể coi sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và
hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật sau đó là mốc đánh dấu quan trọng cho công
tác xây dựng thể chế, chính sách về lĩnh vực bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
            Để có thể hình dung hệ thống thể chế, chính sách đã được xây dựng trong thời
gian gần đây nhất về công tác quản lý bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, có thể
phântheo nhóm các văn bản như sau:
a, Nhóm các văn bản Luật do Quốc Hội ban hành
            Gồm một số Luật và các Nghị định có nội dung điều chỉnh hoạt động sản xuất,
kinh doanh mà chăn nuôi phải chấp hành để bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất.
    *.Luật bảo vệ môi trường 2005
 Đó là Luật số 52/2005/QH11, được Quốc Hội khóa XI thông qua ngày
29/11/2005 có 15 Chương với 136 Điều quy định về hoạt động bảo vệ môi trường
(BVMT). Luật có quy định rõ và cụ thể các nguyên tắc cơ bản, chính sách bảo vệ môi
trường, các hoạt động BVMT được nhà nước khuyến khích và các hành vi bị nghiêm
cấm. Quy định rõ và cụ thể trách nhiệm BVMT đối với các ngành, các lĩnh vực như:
Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại... Quy định về BVMT cụ thể đối với từng địa
bàn, khu vực như: đô thị, khu dân cư tập trung, làng nghề, nông thôn...
Yêu cầu về BVMT được quy định đối với toàn bộ quá trình phát triển từ khâu lập
chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển; lập, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư;
trách nhiệm thu hồi xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ.
Sử dụng đồng bộ các công cụ, biện pháp quản lý môi trường như: Tiêu chuẩn môi
trường, đánh giá môi trường chiến lược, cam kết bảo vệ môi trường, công cụ kinh tế
(thuế, phí, quỹ BVMT), thanh tra, kiểm tra BVMT. áp dụng nhiều chế tài mới và mạnh
hơn trong quản lí môi trường như: chỉ cấp phép đầu tư khi báo cáo đánh giá tác động môi
trường được phê duyệt, xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
Xã hội hóa mạnh mẽ và nâng cao vai trò của người dân trong hoạt động BVMT như:
Cho phép các đối tượng thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia vào quá trình đánh giá tác
động môi trường, khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức có năng lực tham gia hoạt
động quản lí chất thải và hoạt động quan trắc môi trường, đảm bảo quyền được biết về thông
tin môi trường, đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các Đoàn thể chính trị - xã
hội. Quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong BVMT như: Trách nhiệm của
Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp.
Do môi trường là một thể thống nhất không thể tách rời và các mối quan hệ tương tác
giữa thiên nhiên với con người ngày càng chặt chẽ hơn, nên bảo vệ môi trường trong giai
đoạn mới không chỉ hiểu đơn thuần là “sự tự vệ” của con người trước những tác động
tiêu cực tới môi trường, mà con người cần chủ động hơn trong việc khai thác, sử dụng,
tác động, bảo tồn và cải thiện mọi thành phần môi trường và đặt chúng trong mối liên hệ
với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống ngày
một tốt hơn. Vì những ưu điểm trên, Luật BVMT năm 2005 được coi là 1 Luật tiên tiến
và khá toàn diện.
Trong đó, liên quan trực tiếp đến đối tượng sản xuất, kinh doanh quản lý chăn nuôi
bao gồm các Điều sau:
 * Điều 6: Những hoạt động BVMT được khuyến khích.
               Khoản 6: Bảo tồn, phát triển nguồn gen bản địa. Lai tạo, nhập nội các nguồn
gen có giá trị kinh tế và có lợi cho MT.
 * Điều 14: Đối tượng phải lập bản Đánh giá môi trường chiến lược
 * Điều 18: Đối tượng phải lập bản Đánh giá tác động môi trường.
 * Điều 19: Lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường
 * Điều 20: Nội dung báo cáo Đánh giá tác động môi trường
 * Điều 24: Đối tượng phải có Bản cam kết bảo vệ môi trường.
 * Điều 25: Nội dung Bản cam kết bảo vệ môi trường.
 * Điều 26: Đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường.
* Khoản 4, điều 46: Khu chăn nuôi tập trung phải đáp ứng các yêu cầu sau: a, Vệ sinh
môi trường với khu dân cư; b, Hệ thống xử lý nước thải tiêu chuẩn; c, Chất thải rắn được
quản lý; d, Vệ sinh chuồng trại định kỳ, bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh; đ,
Quản lý chính xác vật nuôi chết do dịch bệnh
*Điều 53: Yêu cầu về BVMT đối với hộ gia đình
              Khoản 1, tiết d: Chuồng trại đảm bảo vệ sinh, an toàn đối với khu vực sinh hoạt
của con người
 Khoản 1, tiết e: Thực hiện Bản cam kết bảo vệ môi trường.
* Điều 65: BVMT nước dưới đất
               Khoản 1, tiết c: Nghiêm cấm đưa vào nguồn nước dưới đất các loại hóa chất,
chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định.
* Điều 82: Hệ thống xử lý nước thải
    Khu sản xuất tập trung phải có hệ thống xử lý nước thải. Có quy trình công nghệ phù
hợp, đủ công suất, đạt tiêu chuẩn môi trường, ...
* Điều 87: An toàn sinh học (nhập nội, sinh vật biến đổi gen)
            Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về động vật biến đổi gen phải tuân theo các quy
định về đa dạng sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm, giống vật nuôi và các quy định liên
quan khác.
*. Bộ Luật hình sự (có hiệu lực 1/7/2000)
ở bộ luật này có các điều khoản liên quan đến các tội phạm về môi trường chăn
nuôi, và các mức phạt:
* Điều 182: Tội gây ô nhiễm không khí
* Điều 183: Tội gây ô nhiễm nước
* Điều 184: Tội gây ô nhiễm đất
* Điều 186: Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người
* Điều 187: Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
*. Bộ Luật Dân sự (Luật số 33/2005/QH11, ngày 14/6/2005)
            Bộ luật này có những quy định sau liên quan đến công tác bảo vệ môi trường chăn
nuôi:
*Điều 263: Nghĩa vụ của chủ sở hữu (CSH) trong việc BVMT
       Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, CSH phải tuân theo các quy định của
pháp luật về BVMT; nếu làm ô nhiễm môi trường phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm,
thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.
* Điều 624: Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.
      Các chủ thể gây ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường, kể cả người gây ô nhiễm không có lỗi.
*,  Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm  (Luật số 03/2007/QH12, ngày 21/11/2007)
      - Điều 5: Nhà nước hỗ trợ thiệt hại tiêu hủy gia súc, gia cầm mang tác nhân gây bệnh
truyền nhiễm
      - Điều 15: Vệ sinh trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy gia súc, gia cầm và
động vật khác phải đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm môi trường, nguồn
nước sinh hoạt.
     - Điều 16: Trong khi nuôi phải đảm bảo không để bị nhiễm vào sản phẩm các tác nhân
gây bệnh truyền nhiễm
*. Luật Tài nguyên nước (Ban hành ngày 1/6/1998)
     - Điều 9: Các hành vi bị nghiêm cấm: Làm suy thoái, cạn kiệt, ngăn cản trái phép sự
lưu thông nguồn nước, ….
     - Điều 12: Bảo vệ nước dưới đất
       + Khoản 2: Phải tuân theo các quy trình, quy phạm về an toàn kỹ thuật, chống sụt
lún, bảo vệ các tầng nước, san lấp sau khai thác, ...
     - Điều 13: Bảo vệ chất lượng nước
       + Khoản 2: Việc quy hoạch, quản lý các khu chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm có
quy mô lớn phải tuân theo các quy định của luật này và pháp luật về BVMT, bảo đảm
không gây ô nhiễm nguồn nước.
*,  Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (Luật số 29/2004/QH11, ngày 3/12/2004)
     Điều 12: Nghiêm cấm mọi hành vi săn bắt động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng
trái quy định của pháp luật.
*,  Luật An toàn thực phẩm (Luật số 55/2010/QH12, ngày 17/6/2010)
            Tại Luật này, một số Điều, khoản có quy định liên quan chặt chẽ đến công tác
BVMT chăn nuôi như sau:
- Khoản 1, Điều 10. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm quy
định: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật
gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân
gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng
con người.
- Khoản 2, Điều 11. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tươi sống quy định
thực phẩm phải đảm bảo truy xuất được nguồn gốc .
- Khoản 4 Điều 16: Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Danh mục nhóm thực phẩm được phép
chiếu xạ và liều lượng được phép chiếu xạ đối với thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân
công quản lý.
- Các Điều: Điều 19. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm; Điều 20. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản
thực phẩm; Điều 21. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm
đã quy định khá chi tiết về bảo đảm môi trường trong chăn nuôi, trồng trọt tức cơ sở sản
xuất ra thực phẩm, nguyên liệu chế biến thực phẩm phải đảm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường như thế nào.
        ở Điều 49. Đối tượng phải được phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm có quy
định tại khoản 2 là phải phân tích nguy cơ ở môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm bị nghi ngờ gây ô nhiễm.
Về Phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm, trong các khoản quy định
tại Điều 52 thì có quy định tại điểm a, khoản 1 về một trong các biện pháp phòng ngừa,
ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm là phải bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất,
kinh doanh và sử dụng thực phẩm.
*,Pháp lệnh giống vật nuôi (số 16/2004/PL-UBBTVQH ngày 24/3/2004)
      Trong đó có các quy định liên quan đến quản lý môi trường chăn nuôi như sau:
 Khoản 3, Điều 4, Chương 1: Nguyên tắc hoạt động về giống vật nuôi phải có chất
lượng tốt, ...VSATTP và BVMT, hệ sinh thái.
Khoản 5, Điều 9, Chương I: Nghiêm cấm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi gây
hại cho sức khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái
Điểm b, khoản 1, Điều 19, Chương IV: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
giống vật nuôi phải có địa điểm sản xuất, kinh doanh đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y,
BVMT theo quy định của Pháp lệnh thú y, pháp lệnh thủy sản và pháp luật về BVMT
Tiết b, Điều 28, Chương V: Cơ sở kiểm định giống vật nuôi phải có địa điểm phù
hợp, vệ sinh thú y, BVMT theo quy định của Pháp lệnh thú y, pháp lệnh thủy sản và pháp
luật về BVMT
*,  Pháp lệnh thú y (QH khóa IX thông qua ngày 4/2/1993)
Điều 7: Nghiêm cấm mọi hành vi gây hại đến việc bảo vệ và phát triển động vật,
sức khỏe nhân dân và môi trường sinh thái
Điều 9: Việc chăn nuôi động vật không được gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
Chuồng trại, thiết bị, nước, thức ăn dùng trong chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh
thú y
Điều 11: Không được vứt động vật ốm, chết trên đường vận chuyển gây ô
nhiễm MT.
b, Nhóm các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành
       *, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 9/8/2006 về việc Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành 1 số điều của Luật Bảo vệ môi trường
            Nghị định này hướng dẫn các điều kiện, thủ tục, quy trình thực hiện lập bản đánh
giá môi trường chiến lược, bản đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi
trường và các quy định khác về chất thải, quản ký chất thải, phân công lĩnh vực quản lý
từng ngành cho các các Bộ chuyên ngành. Theo đó, lĩnh vực quản lý môi trường nông
nghiệp do Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực
hiện quản lý nhà nước về môi trường nông nghiệp, nông thôn.
      *, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về về sửa đổi, bổ
sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
            Trong đó, đáng chú ý là tại khoản 3, Điều 1: Thay thế Danh mục các dự án phải
lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường quy định theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP
bằng danh mục quy định tại phụ lục kèm theo Nghị định số 21/2008/NĐ-CP), cụ thể:
 
Các dự án chăn nuôi, liên quan đến chăn nuôi phải lập ĐTM
STT Dự án Quy mô
1 Dự án chăn nuôi gia súc tập trung Từ 1.000 đầu gia súc trở lên
2 Dự án chăn nuôi gia cầm tập trung Từ 20.000 đầu gia cầm trở lên; đối với đà
điểu từ 200 con trở lên; đối với chim cút từ
100.000 con trở lên
3 Dự án chế biến thức ăn GS,GC, Công suất thiết kế từ 5.000 tấn sản
TĂ thủy sản phẩm/năm trở lên
4 Dự án giết mổ gia súc, gia cầm CSTK từ 1.000 GS/ngày trở lên; 10.000
GC/ngày trở lên
5 Dự án sản xuất thuốc thú y CSTK từ 50 tấn sản phẩm trở lên
6 Dự án sản xuất vắc xin Tất cả
7 Dự án chế biến thực phẩm CSTK từ 5.000 tấn sản phẩm trở lên
8 Dự án chế biến sữa CSTK từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
9 Dự án tái chế, xử lý chất thải rắn Tất cả
các loại
10 Dự án sản xuất phân hữu cơ, phân CSTK từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
vi sinh
11 Dự án thuộc da Tất cả
 
*, Nghị định số 81/2006/CP, ngày 9/8/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực BVMT
- Các khoản ở Điều 9 quy định về xử phạt các vi phạm về đánh giá tác động môi
trường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) như sau: Không thực hiện đúng
1 trong các nội dung của ĐTM, ĐMC phạt 8 – 10 triệu đồng; Không thực hiện đầy đủ nội
dung ĐTM, ĐMC phạt  11- 15 triệu đồng; Không lập ĐTM mà đã xây dựng hoặc sử
dụng: 20- 30 triệu đồng; Không lập ĐMC: 30 – 40 triệu đồng
- Điều 10: Nếu vi phạm các quy định về xả nước thải: Mức phạt từ 100.000đ – 55
triệu đồng tùy vào lượng nước thải 50 - >5000 m3/ngày và lần vi phạm
- Điều 11: Vi phạm các quy định về thải khí, bụi: Mức phạt từ 100.000đ – 54 triệu
đồng tùy vào lượng khí thải 5000m3/giờ - > 20.000 m3/h và số lần vi phạm
- Điều 14: Vi phạm các quy định về thải chất thải rắn: Mức phạt từ 100.000đ - 30
triệu đồng tùy vào mức gây ô nhiễm
- Điều 15: Vi phạm các quy định về quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải
Phạt từ 500.000 đ – 5 triệu đồng tùy mức gây ô nhiễm
- Điều 17: Vi phạm các quy định về an toàn sinh học như: Nghiên cứu, sản xuất,
kinh doanh, sử dụng, xuất nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen không
theo quy định của pháp luật phạt từ 5 – 10 triệu đồng; Không tuân thủ các quy định về an
toàn sinh học hoặc nhập khẩu sinh vật ngoài danh mục phạt 15-30 triệu đồng; Vi phạm ở
khoản 2,3 gây ô nhiễm môi trường chịu phạt 60 – 70 triệu đồng.
- Điều 21: Vi phạm các quy định về ô nhiễm đất như chôn vùi hoặc thải vào đất
các chất gây ô nhiễm phạt từ 100.000đ - 500.000đ; Việc chôn vùi này gây ô nhiễm môi
trường chịu phạt 60 – 70 triệu đồng.
*, Nghị định số 159/2007/NĐ-CP, ngày 30/10/2007 về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Theo quy định tại tiết b, khoản 1, Điều 8, Chương II: Phạt 100.000 đ- 1.000.000đ
khi nuôi, thả trái phép vào vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên các loài động vật
không có nguồn gốc bản địa
ở Điều 13, Chương II: Xử phạt người chăn thả gia súc vào rừng đã có quy định
cấm như sau: Phạt cảnh cáo hoặc 5.000đ - 100.000đ khi chăn thả gia súc vào: Phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; Rừng trồng dặm cây con, < 3 năm, khoanh nuôi
tái sinh. Phạt 4.000 đ/cây - 6.000 đ/cây nếu gia súc đã làm thiệt hại > 25 cây trồng dặm,
cây trồng mới dưới 3 năm (tối đa không quá 30.000 đ/cây)
- Có thể bị buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng
*, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động của môi trường, cam kết bảo vệ
môi trường, với 05 chương 41 điều. Nghị định này quy định nội dung, thủ tục, trình tự lập
và phê duyệt các bản Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và
Bản cam kết bảo vệ môi trường cho mọi lĩnh vực. Các Bộ sẽ xây dựng Thông tư để
hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định này ở lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý.
*, Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y, với 06 chương và 71 Điều
Chương 1: Những quy định chung; Chương 2: Phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch
bệnh động vật; Chương 3: Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; Kiểm soát giết mổ;
Kiểm tra vệ sinh thú y; Chương 4: Quản lý thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa
chất dùng trong thú y; Chương 5: Hành nghề thú y; Chương 6: Điều khoản thi hành. Với
nội dung của các Chương này, Nghị định đã quy định, hướng dẫn khá chi tiết các nội
dung, trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh thú y trong chăn nuôi. Từ
đó góp phần tích cực vào BVMT chăn nuôi.
*, Quyết định số 1855/QĐ-TTg, ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính Phủ
vềChiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2050. Theo đó, Việt Nam phấn đấu tăng các nguồn năng lượng tái tạo (trong đó có
năng lượng sinh học được khuyến khích phát triển từ biện pháp xây dựng hầm Biogas xử
lý chất thải trong chăn nuôi) lên 5% vào năm 2020 và 11% năm 2050.
*, Nghị định số 79/2008/NĐ-CP, ngày 18/7/2008 về quy định hệ thống tổ chức
quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về VSATTP
Điều 2: Bộ NN&PTNT chủ trì thực hiện quản lý nhà nước về VSATTP đối với
nông, lâm, thủy sản trong quá trình sản xuất, giết mổ, sơ chế, đóng gói, bảo quản, vận
chuyển; vệ sinh an toàn trong nhập khẩu động vật, nguyên liệu.
*,Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về bảo tồn và
phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. Khoản 5, Điều 7, Chương I: Cấm đưa các
động vật, thực vật lạ vào môi trường trên các vùng đất ngập nước gây mất cân bằng sinh
thái hoặc làm biến đổi gen các động vật, thực vật tại chỗ.
*,Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải
rắn. Tại Điều 6 có quy định các hành vi bị cấm như để không đúng nơi quy định, làm
phát tán khi thu gom, vận chuyển, để lẫn chất thải thông thường với chất thải nguy hại.
Tại điểm c, Khoản 1, Điều 9 quy định cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ
trợ.   Đối với các điểm dân cư nông thôn, vùng sâu, xa sử dụng các hình thức VAC, hố ủ
phân trát bùn, ... tại hộ gia đình để xử lý chất thải rắn từ sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi.
Điểm c, Khoản 1, Điều 20 về phân loại chất thải rắn thông thường quy định nhóm
các chất thải cần được xử lý, chôn lấp là chất thải hữu cơ
*, Nghị định số 174/2007/NĐ-CP, ngày 29/11/2007 về phí BVMT đối với chất
thải rắn. Điều 2 quy định về đối tượng chịu phí BVMT đối với chất thải rắn: Tổ chức, cá
nhân thải ra chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại phân loại theo Nghị định
số 59/2007/NĐ-CP (trừ chất thải rắn trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình). Điều 5 quy
định về mức thu phí: Chất thải rắn thông thường: 40.000đ/tấn; chất thải nguy hại:  6 triệu
đồng/tấn.
*, Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối
với nước thải
Các Điều 2, Điều 3, Điều 4 quy định đối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải
chỉ trừ nước từ nhà máy thủy điện, sản xuất muối, sinh hoạt hộ gia đình vùng được nhà
nước bù giá nước, vùng nông thôn chưa có hệ thống cấp nước sạch.
Điều 6 quy định mức thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt: 10% của giá bản
nước bán nước sạch chưa bao gồm thuế GTGT. Mức thu phí BVMT đối với nước thải
công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm.
*, Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành Quy chế BVMT trong lĩnh vực du lịch
           Khoản 4, Điều 14, Chương III: Không đưa các loài động vật, thực vật lạ vào chăn
thả, nuôi trồng tại các điểm du lịch
*, Quyết định số 212/2005/QĐ-TTg, ngày 26/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, sản phẩm,
hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen
- Điều 14: Sản xuất, kinh doanh, sử dụng phải tiến hành đáng giá rủi ro với sức
khỏe con người, môi trường và đa dạng sinh học.
- Điều 16: Chỉ được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học nếu không gây tác động
xấu tới môi trường và đa dạng sinh học.
*, Chỉ thị số 30/CT/TTg, ngày 26/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
công tác quản lý giết mổ gia súc gia cầm bảo đảm ATVSTP
- Quy hoạch các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ
thuật, VSATTP, BVMT, phòng chống dịch
- Chấm dứt ngay giết mổ phân tán, tại các chợ ở khu đông dân cư.
- Khuyến khích các thành phần đầu tư kinh doanh giết mổ bảo đảm VSATTP,
VSMT, ...
- Xử lý nghiêm các trường hợp giết mổ không đảm bảo VSTP, gây ô
nhiễm MT, ...
*, Quyết định số 1405/QĐ-TTg, ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm
- Có nơi xử lý con chết, trứng hỏng, vỏ trứng và các chất thải khác
- Tiêu độc khử trùng định kỳ chuồng trại và mỗi lần đối với dụng cụ.
*, Quyết định số 166/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về
một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2001 - 2010
Điều 2: Phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu ở các vùng có điều kiện thuận lợi đảm
bảo an toàn VSMT khi chăn nuôi với qui mô phù hợp.
Điều 6: ... Các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến thịt lợn xuất khẩu phải thực hiện
các quy định hiện hành của pháp luật về môi trường.
c, Nhóm văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ ban hành
*, Thông tư 07/2007/TT-BTNMT, ngày 03/7/2007 về hướng dẫn phân loại và
quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý
Theo quy định của Thông tư này, các thông số môi trường chính để đánh giá, phân
loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường như sau:
TT Loại hình cơ sở Nước thải Khí thải
1 Cơ sở chăn nuôi, BOD5, tổng ni tơ, tổng photpho, Bụi, SO2, Co, NOx,
trang trại chăn colifrom, chất rắn lơ lửng, sunfua. H2S, NH3
nuôi tập trung
2 Cơ sở giết mổ gia BOD5, chất rắn lơ lửng, colifrom, Bụi, SO2, COx, mùi
súc, gia cầm độ màu, tổng ni tơ, tổng photpho, (NH3, H2S)
sunfua.
3 Chế biến TĂCN BOD5, COD, chất rắn lơ lửng, Bụi, SO2, CO, NOx,
colifrom, tổng ni tơ, tổng photpho, H2S, CH4, NH3
sunfua, amoni.
 
            Đây là cơ sở để xếp loại, đánh giá về tiêu chuẩn môi trường của các cơ sở chăn
nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến thức ăn chăn nuôi. Từ đó có căn cứ cho các cơ
sở này hưởng hay không hưởng các chính sách ưu tiên phát triển hoặc chịu các chế tài xử
phạt vì gây ô nhiễm môi trường.
*, Thông tư số 26/2011/TT-BNNPTNT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định chi tiết một số điều của của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày
18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, với 07 Chương và 50 Điều
Chương 1: Quy định chung; Chương 2: Đánh giá môi trường chiến lược; Chương
3: Đánh giá tác động của môi trường; Chương 4: Tổ chức và hoạt động của hội đồng
thẩm định báo cáo. Đánh giá môi trường chiến lược, hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường; Chương 5: Thực hiện và kiểm tra, xác định việc thực hiện công
trình, biện pháp bảo vệ môi trường trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức; Chương
6: Cam kết bảo vệ môi trường; Chương 7: Tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành.
*, Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp
phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Thông tư này Quy định một số tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn
nuôi lợn an toàn sinh học và điều kiện trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.
Trong tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia có quy định rõ nhiều điều kiện về vệ sinh môi
trường trong chăn nuôi lợn và gia cầm ở lĩnh vực xây dựng và quản lý chuồng trại, khu
vực nuôi, chăm sóc.
*, Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT, 04/7/2008 về “Hướng
dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
Phủ. Theo đó quy định về trợ giá đối với sản phẩm của dự án sản xuất theo cơ chế phát
triển sạch (CDM), gồm:
+ Điện được sản xuất từ năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt và thủy triều.
+ Điện được sản xuất từ thu hồi khí mêtan
(Trợ cấp/kWh = Chi phí/kWh + lợi nhuận hợp lý/kWh – giá bán/kWh – giá bán
CDM)
* Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn quy định tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại
với 04 Chương và 14 Điều
Cụ thể Thông tư bao gồm Chương 1: Quy định chung; Chương 2: Tiêu chí xác
định kinh tế trang trại; Chương 3: Thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận kinh tế trang trại;
Chương 4: Tổ chức thực hiện.
Đặc biệt ở Chương 2 có các quy định về điều kiện xử lý chất thải, bảo đảm vệ sinh
môi trường trong chăn nuôi trang trại.
* Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT, ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại
            Theo Quyết định này, trong Danh mục chất thải nguy hại có các chất liên quan
đến ngành chăn nuôi như sau:
Mã chất thải Ngưỡng
TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại
nguy hại nguy hại
1 Chất thải từ các hoạt động thú 13 02 Rắn/lỏng **
y
2 Gia súc, gia cầm chết do dịch 14 02 01 Rắn **
bệnh
3 Chất thải có chứa thành phần 14 02 02 Rắn/lỏng/bùn *
nguy hại từ quá trình vệ sinh
chuồng trại
 
 
*, Thông tư số 39/2008/TT-BTC, ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT
đối với chất thải rắn
Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn có tên trong danh mục chất thải rắn nguy hại
do Bộ TN&MT ban hành. Đối tượng chịu phí theo Điều 2, Nghị định số 174/2007/NĐ-
CP
*, Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT -BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí
BVMT đối với nước thải
Đối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp là các cơ sở chăn nuôi
công nghiệp tập trung; giết mổ gia súc và cơ sở chế biến thực phẩm, nông sản.
Đối với quy mô hộ gia đình chỉ phải trả theo phí nước thải sinh hoạt nhưng được
miễn nếu cư trú ở nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch, các xã biên giới, miền núi, vùng
cao, vùng sâu, vùng xa
*, Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT, ngày 06/9/2007 về sửa
đổi, bổ sung TTLT số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT, ngày 18/12/2003 HD thực hiện
NĐ số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của CP về phí BVMT đối với nước thải
     Mức thu phí từ 100 - 200 đ/kg chất gây ô nhiễm trong nước thải theo các chất gây ô
nhiễm có trong nước thải và loại môi trường tiếp nhận A-D. (Chất rắn lơ lửng từ 200 -
400đ/kg)
*, Quyết định số 87/2005/QĐ-BNN, ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp &PTNT về việc ban hành Quy trình kiểm soát giết mổ động vật
    Phải kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, trang thiết bị, dụng
cụ ở cơ sở giết mổ, trước và sau khi giết mổ và định kỳ theo hướng dẫn của cơ quan thú y
*, Quyết định số 34/2001/QĐ-BNN-VP của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc ban
hành quy định về điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc ngành trồng trọt và
chăn nuôi
   Tiết 2, mục b, Điều 2: Sản xuất giống gốc, giống ông bà, giống bố mẹ phải đảm
bảo có diện tích mặt bằng, chuồng trại ... bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y và môi
trường theo quy định của Bộ NN&PTNT.
*, Quyết định số 78/204/QĐ-BNN, ngày 31/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp &PTNT về việc ban hành Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu
   Các giống: lợn ỉ, lợn Mường Khương, lợn mini Quảng Trị; gà Đông Tảo, gà Hồ, gà
Mía, gà H'Mông, gà ác; vịt Bầu Qùy, vịt Bầu Bến; bò H'Mông là các vật nuôi có nguồn
gốc bản địa phải bảo tồn để đảm bảo đa dạng sinh học và lưu trữ vốn gen.
*, Quyết định số 43/2006/QĐ-BNN ngày 01/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp &PTNT về Quy định trao đổi nguồn gen vật nuôi quí hiếm
Khoản 2, Điều 4: Mục đích của việc quy định trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi
quý hiếm là ... bảo vệ và làm phong phú thêm đa dạng sinh học.
*, Thông tư số 42/2006/TT-BNN, ngày 01/6/2006 HD thực hiện một số điều tại
QĐ số 394/QĐ-TTg, ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư
xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn
nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp
- Đối với cơ sở giết mổ: phải cách biệt với khu dân cư, các công trình công cộng,
đường giao thông chính, các nguồn gây ô nhiễm, không úng ngập. Có hệ thống xử lý
nước thải, chất thải phù hợp với công suất giết mổ, sơ chế. Nhà xưởng, trang thiết bị phải
chống được bụi, khử trùng tiêu độc, nước sử dụng đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
- Đối với cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung công nghiệp: Môi trường khu chăn
nuôi phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định; có đủ nguồn nước sạch; có khu xử
lý chất thải; vệ sinh, tiêu độc khử trùng theo định kỳ
- Quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm tập trung,
công nghiệp
- Không chăn thả tự do
- Xa khu dân cư tối thiểu 300 m
- Xa khu các công trình công cộng: tối thiểu 500 m
- Chuyển khu chăn nuôi trong khu dân cư ra khu vực được quy hoạch
*, Chỉ thị số 36/2008/CT-BNN ngày 20/2/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
&PTNT về việc tăng cường các hoạt động BVMT trong nông nghiệp và PTNT
- Cục Chăn nuôi: Xây dựng và trình Bộ phê duyệt kế hoạch BVMT trong chăn
nuôi. Xây dựng, trình Bộ ban hành tiêu chí các khu chăn nuôi, giết mổ, chế biến tập trung
đảm bảo VSMT, thực hành hệ thống chăn nuôi đồng bộ, có hệ thống xử lý chất thải,
khuyến khích áp dụng quy chế thực hành chăn nuôi tốt. Rà soát, xây dựng, trình Bộ ban
hành và hướng dẫn thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các VBQPPL nhằm ngăn ngừa và
giảm thiểu ô nhiễm MT theo chức năng nhiệm vụ được phân công.
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo UBND cấp dưới và
các ngành hữu quan thuộc tỉnh xây dựng chính sách hỗ trợ cho đầu tư xây dựng các khu
chăn nuôi, giết mổ, chế biến tập trung,...
- Cơ quan quản lý nhà nước về nhà nước và PTNT cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan
cấp dưới thường xuyên kiểm tra việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về
BVMT trong sản xuất nông nghiệp; vận động chuyển đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ
thả rông sang phương thức chăn nuôi có kiểm soát - gia trại, tập trung.
Khu chăn nuôi tập trung phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng các yêu cầu
BVMT sau đây: Bảo đảm VSMT đối với các khu dân cư; Có hệ thống thu gom, xử lý
nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; Chất thải rắn được quản lý theo quy định; Chuồng
trại được vệ sinh định kỳ, bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh; Xác vật nuôi bị chết
do dịch bệnh phải được thu gom, xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ
sinh phòng bệnh.
*, Quyết định số 80/2008/QĐ-BNN, ngày 15/7/2008 về quy định phòng chống hội
chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS)
Quyết định quy định các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường như không vứt
xác lợn dịch ra môi trường; Đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh thú y về chuồng trại, nước
dùng; Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học.
Với ổ dịch: Người chăn nuôi phải thu gom chất thải rắn để chôn hoặc đốt; chất thải
lỏng phải xử lý bằng hóa chất; rửa nền chuồng, dụng cụ bằng xà phòng. Đội chống dịch ở
xã thực hiện tiêu độc khử trùng.
d, Nhóm các văn bản quy phạm pháp luật do cấp địa phương có thẩm quyền ban hành
Nhằm cụ thể hóa các văn bản luật và văn bản dưới luật do các cơ quan quyền lực
nhà nước của Trung ương ban hành về công tác bảo vệ môi trường chăn nuôi, từng địa
phương tùy điều kiện kinh tế-xã hội, điều kiện đặc thù của từng địa phương đã lần lượt
đưa ra các chính sách cụ thể, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của địa phương mình về công tác
bảo vệ môi trường chăn nuôi theo tinh thần của các văn bản luật, vừa tạo điều kiện cho
việc chăn nuôi tại địa phương phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân trongđịa
phương mình.
2.2. Đánh giá chung
2.2.1. Các kết quả đạt được
            Về cơ bản, thể chế quản lý môi trường chăn nuôi đã khá đầy đủ. Một hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật do các cấp có thẩm quyền ban hành đã được xây dựng, ban hành
và thường xuyên cập nhật, đổi mới để quản lý kịp thực tiễn sản xuất.
            Trong thể chế nhà nước quản lý lĩnh vực bảo vệ môi trường trong chăn nuôi thì
Luật BVMT năm 2005 là xương sống và nắm vai trò chủ đạo. Đây là một luật được xây
dựng với kỹ thuật lập pháp tốt, nội dung bao quát hết các lĩnh vực và các đối tượng trong
xã hội.
Chính vì vậy, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành dưới luật khá
đầy đủ và phong phú. Lĩnh vực BVMT trong chăn nuôi chỉ là một lĩnh vực mới được
quan tâm, chất thải là chất thải hữu cơ dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên nên chưa
thu hút được sự chú ý cao trong nghiên cứu khoa học và quản lý nhà nước so với các lĩnh
vực khác như ô nhiễm trong giao thông, xây dựng,… Song đã có khá nhiều các quy định,
hướng dẫn về công tác BVMT trong chăn nuôi và lại không chỉ do Bộ Nông nghiệp và
PTNT ban hành và do nhiều Bộ khác ban hành như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y
tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, … Việc ban hành các văn bản, thực hiện việc
quản lý về môi trường trong chăn nuôi được thống nhất từ Trung ương đến địa phương,
văn bản cấp dưới không mâu thuẫn với văn bản cấp trên đã tạo sự quản lý pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, thống nhất quản lý giữa các cơ quan, Bộ, ngành có liên quan. Điều này thể
hiện sự tập trung quản lý đồng bộ, phối hợp tốt giữa các Bộ, ngành trong công tác xây
dựng thể chế ở lĩnh vực quản lý môi trường chăn nuôi.
Các văn bản về quản lý môi trường bước đầu đã tạo sự chuyển biến tích cực trong
phần lớn hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, các chủ trang trại nuôi tập trung cũng như giúp cơ
quan quản lý nhà nước có định hướng trong việc thực hiện chính sách môi trường tại địa
phương. Hệ thống văn bản trong thể chế quản lý môi trường chăn nuôi hiện có đã phát
huy được hiệu quả tích cực, giúp người chăn nuôi định hướng trong sản xuất, ngoài
quyền lợi tạo lợi ích kinh tế cho cá nhân, tập thể, còn phải có trách nhiệm với môi trường
chăn nuôi, giúp đảm bảo ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
Thể chế hiện nay đã tạo được khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà
nước từ Trung ương đến địa phương có điều kiện thực hiện tốt công tác quản lý, thanh
tra, giám sát, xử lý vi phạm… các trường hợp gây ô nhiễm môi trường ở địa phương.
Đảm bảo xử lý đúng người, đúng hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, giúp
bảo vệ môi trường trong cả nước đồng thời thực hiện đúng nguyên tắc pháp chế xã hội
chủ nghĩa - Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào công tác BVMT trong chăn nuôi
do chủ yếu là Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành. Mức khuyến khích đã
được chú ý đề cao ở các quy mô chăn nuôi trang trại, chăn nuôi hướng công nghiệp. Điều
này phù hợp với định hướng của ngành về phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.2.2. Một số hạn chế
Các văn bản dưới luật quy định các chế tài chưa đủ mạnh, các hướng dẫn chung
chung, còn thiếu nhiều giải pháp cụ thể cho từng quy mô chăn nuôi, loại hình chăn nuôi
và phương thức chăn nuôi.
Thiếu đầu tư cho khảo sát, thăm dò và đo đạc về đánh giá nguồn ô nhiễm và mức độ
gây ảnh hưởng, về khả năng thích ứng công nghệ nên chưa có nhiều các văn bản hướng
dẫn chi tiết hoặc các chính sách có sức thuyết phục cao, chính xác hơn với nhu cầu thực
tiễn sản xuất ở các vùng, miền sinh thái, tập quán chăn nuôi khác nhau.
            Do công tác nghiên cứu khoa học cho riêng lĩnh vực BVMT trong chăn nuôi còn
ít nên các văn bản quy định, hướng dẫn và các chính sách còn chung chung, dàn trải, tính
khả thi chưa cao.
Với 8,5 triệu hộ gia đình tham gia chăn nuôi như hiện nay, qui mô sản xuất chăn nuôi
chủ yếu là vừa và nhỏ nên công tác bảo vệ môi trường chăn nuôi còn rất khó thực hiện
bởi sức đầu tư cho các công trình xử lý chất thải, hóa chất sát trùng, xây dựng chuồng trại
hợp lý, … còn quá tầm đầu tư của nhiều hộ. Trong khi đó, các tác động của chính sách về
bảo vệ môi trường chăn nuôi hiện nay ít đến được với hộ nông dân. Các cơ chế về xây
dựng khu xử lý chất thải, xây hầm biogas…rất khó áp dụng tại các hộ gia đình. Kinh phí
hỗ trợ rất nhỏ và chỉ đi theo dự án riêng lẻ, manh mún, phụ thuộc vào ngân sách của tỉnh
theo từng năm hoặc theo sự giúp đỡ của các tổ chức về bảo vệ môi trường.
Việc ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, các văn bản tản mạn trong nhiều văn bản dưới luật
khác nhau từ trung ương đến địa phương, giữa các Bộ, ban, ngành cũng có sự nhìn nhận
khác nhau về tiêu chuẩn, quy định, chế tài về bảo vệ môi trường. Nên việc ban hành văn
bản và chỉ đạo thực hiện chưa thực sự thống nhất cả theo chiều dọc (từ trung ương đến
địa phương) và chiều ngang (giữa các địa phương).
Việc ban hành quy định thẩm quyền của các cơ quan chức năng quản lý về môi
trường cũng chưa thống nhất giữa các địa phương. Chủ yếu phụ thuộc vào các cơ quan:
Công an môi trường, thanh tra của Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường. Chưa phát huy
được sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị, các đoàn thể, các tổ chức. Vì việc ô
nhiễm môi trường khu vực nông thôn nói chung và ô nhiễm trong chăn nuôi nói riêng vẫn
xảy ra hàng ngày, hàng giờ tại địa phương. Cơ quan quản lý vẫn chưa thực sự phát huy
được tính tự giác và tinh thần đấu tranh chống ô nhiễm môi trường nên dễ dẫn đến tình
trạng bỏ ngỏ không xử lý hoặc xử lý nửa vời, đầu voi đuôi chuột, xử lý vi phạm chỗ này
lại tái phạm chỗ khác, … nói chung không triệt để.
Các cấp quản lý ở nhiều địa phương còn bỏ ngỏ lĩnh vực bảo vệ môi trường chăn
nuôi, chưa tập trung quy hoạch dài hạn, quy hoạch cụ thể cho sự phát triển chăn nuôi bền
vững cũng như bảo vệ môi trường chăn nuôi tại địa phương nên hệ thống thể chế, văn
bản chính sách trong lĩnh vực này còn thiếu và yếu, chưa tương xứng với thực tiễn sản
xuất.
Câu 5. Ví dụ về chăm sóc vật nuôi và kế hoạch phòng trị bệnh

1. QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC BÒ SỮA

A/ CHỌN GIỐNG VÀ PHỐI GIỐNG CHO BÒ SỮA:

I. CHỌN GIỐNG:

Trong chăn nuôi bò sữa, công tác chọn đúng giống, giống tốt phù hợp với điều
kiện sinh thái của từng vùng là yếu tố chính quyết định tới năng suất sữa.

- Con giống quyết định sản lượng sữa 40%.

- Thức ăn 30%.
- Nuôi dưỡng chăm sóc 30%.

Khi chọn bò giống, ta chọn những con không bệnh tật, khỏe mạnh và cần căn cứ
vào những tiêu chuẩn sau:

1. Đặc điểm ngoại hình:

Bò có ngoại hình cân đối (chiều dài, rộng, sâu). Bầu vú rộng, đều, mềm, đầu thanh
nhẹ, bốn chân chắc chắn.

2. Tầm vóc và khối lượng:

- Đối với bò Hà Lan thuần 3-4 tuổi, P: 450-500 kg.

- Bò Hà-Việt 3-4 tuổi, P: 350-390 kg.

- Bò lai Sind 3-4 tuổi, P: 280 - 320 kg.

Xác định thể trọng theo 2 công thức:

a. Công thức Kaxinlo:

P (kg) = Vòng ngực (m) x Dài thân chéo (m) x 87,5

b. Công thức D.W Jonson:

               Vòng ngực x Dài thân chéo

P (kg) = ----------------------------------

                      10.800

3. Di truyền:
Giống bố mẹ tốt, sản lượng sữa cao, chu kỳ cho sữa dài, khỏe mạnh.

4. Khả năng cho sữa:

- Chu kỳ khai thác sữa:

+ Bò Hà - Việt : 270 - 300 ngày.

+ Bò lai Sind : 240 - 170 ngày.

- Năng suất sữa trung bình :

+ Bò Hà - Việt : 08 - 10 kg/ngày.

+ Bò lai Sind : 06 - 08 kg/ngày.

Ngoài ra điều kiện môi trường, khí hậu chuồng nuôi, cách chăm sóc nuôi dưỡng và
cách vắt sữa cũng có ảnh hưởng đến thành phần và sản lượng sữa.

II/ PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN ĐỘNG DỤC VÀ PHỐI GIỐNG CHO BÒ:

1. Động dục của bò và thời điểm phối giống :

- Thời gian động dục kéo dài 18-36 giờ, và sau khi đẻ 20-30 ngày thì lên giống trở
lại. Thời điểm lên giống tốt nhất là vào lần động dục thứ 2 tức là 45-60 ngày sau
khi đẻ (chu kỳ động dục 21 ngày). Đối với bò có sản lượng sữa cao thì nên phối
giống vào tháng thứ 3 hoặc thứ 4 để kéo dài chu kỳ vắt sữa.

- Triệu chứng bò động dục: Bò ít ăn, giảm sữa, thường nhảy lên lưng con khác hoặc
để con khác nhảy (nếu con ở dưới đứng yên thì bản thân con đó đang lên giống,
nếu con ở dưới chạy thì con nhảy lại là con lên giống trừ trường hợp cả hai con đều
lên giống).

Biểu hiện cơ quan sinh dục: Âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhờn trong, lỏng sau đặc
dần. Kiểm tra bên trong thấy tử cung cứng hơn bình thường, noãn sào to lên. Sau
khi rụng trứng chỉ sống được 6-10 giờ.

- Xác định thời điểm phối giống, thời gian rụng trứng: 10-12 giờ sau khi kết thúc
động dục còn tinh trùng sống trong cơ quan sinh dục của bò cái 12-18 giờ. Vì vậy ta
phải phối giống cho bò 2 lần để rào trước, đón sau, tức là lúc bò chảy nước nhờn
keo và đục, âm hộ sưng và chuyển màu đỏ sẩm.

2. Phương pháp phối giống cho bò sữa:


- Phối giống trực tiếp: Cho bò đực nhảy trực tiếp nhưng ít lấy được giống tốt và hay
bị lây truyền bệnh đường sinh dục. Thông thường người ta chỉ sử dụng phương
pháp nầy đối với số bò tơ đã trưởng thành có trọng lượng nhỏ hoặc bò khó phối.

- Phối giống nhân tạo: Dùng tinh đông viên hoặc tinh lỏng đã chế sẳn đưa vào tử
cung bò. Với phương pháp phối giống nhân tạo chúng ta có thể chọn giống theo
đúng yêu cầu chăn nuôi phù hợp với giống bò mẹ để cho ra đàn con có chất lượng
tốt.

III/ CHĂM SÓC VÀ ĐỞ ĐẺ CHO BÒ SỮA:

Bò cái sắp đẻ tách khỏi đàn 15 ngày trước khi đẻ, theo dõi thường xuyên để có thể
can thiệp kịp thời nếu có biến cố xảy ra.

Thông thường, người ta để bò đẻ tự nhiên, sau 2-3 giờ bò chưa đẻ được mới phải
can thiệp. Thời gian mang thai của bò là 9 tháng 10 ngày, cũng có nhiều trường
hợp chênh lệch lên xuống 5-6 ngày.

1. Vật tư đỡ đẻ:

- Nước muối 10% hoặc thuốc tím 0,1%.

- Cồn Iod hoặc Cồn 750.

- Xà bông, rơm, cỏ khô v.v..

- Thuốc thú y cần thiết khi phải can thiệp: Oxytocin, Vitamin C, camphora.

2. Phương pháp đỡ đẻ:

- Sát trùng tay bằng Cồn, tắm rửa bò sạch sẽ nhất là phần mông và âm hộ.

- Kiểm tra xem thuận hay nghịch (thai thuận đầu và 2 chân trước hướng ra ngoài,
mọi tư thế khác đều gọi là thai nghịch, ta phải sữa lại tư thế thai hay chuẩn bị để có
thể can thiệp kịp thời).

Trước khi đẻ bọc ối vỡ, bò rặn và thai lọt ra ngoài. Nếu bò mẹ yếu ta phải kéo thai
(lợi dụng lúc bò rặn mới kéo) hoặc kích thích cho bò rặn bằng cách chích cho mỗi
con khoảng 100 - 150 UI Oxytocin (Tùy trọng lượng cơ thể) chia 2-3 lần cách nhau
30 phút, chú ý tuyệt đối không được chích quá liều cho phép vì Oxytocin có thể là
mẹ rặn quá mức dẫn đến bể tử cung.

Bê lọt lòng để bò mẹ liếm, nếu không phải dùng khăn lau khô bóc móng cho bê
đứng, rốn cắt cách bụng 15 cm sát trùng bằng Cồn Iod cho đến khi khô. Bò đẻ xong
nên cho uống nước hòa cám và muối. Sau 1 - 2 giờ bê cứng cáp bắt đầu cho bê bú
sữa đầu.

Chuồng bò đẻ và chuồng bê phải luôn khô ráo sạch sẽ.

3. Giai đoạn hậu sản:

- Cho bò ăn thức ăn bồi dưỡng và thức ăn xanh non.

- Dùng bock rữa tử cung bò bằng nước sát trùng khoảng 3-4 ngày đầu để ngừa
viêm.

- Chế độ vắt sữa: Những ngày đầu bò mới đẻ thường thường bầu vú còn cứng do đó
lúc vắt sữa ta phải lấy nước nóng chườm bầu vú cho mềm lại đồng thời tăng cường
xoa bóp bầu 3 - 4 lần/ngày cho đến khi bầu vú bò mềm hẳn thì lúc đó sản lượng
sữa mới tăng dần lên được. Chế độ luyện vú nầy phải làm thường xuyên và liên tục
trong thời gian khoảng 10 ngày. Nếu sữa bò vắt có màu hồng ta phải giảm bớt
lượng thức ăn tinh.

B/ CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG:

I. NUÔI DƯỠNG BÊ TỪ 1 NGÀY TUỔI ĐẾN BÒ TRƯỞNG THÀNH:

1. Bê từ 0-7 ngày tuổi :

Sữa mẹ trong 7 ngày đầu có nhiều Colostrum do thành phần sữa có kháng thể và
nồng độ dinh dưỡng cao nên phải cho bê bú không được nhập chung vào sữa hàng
hóa. Đối với bò khai thác sữa không được cho bê bú trực tiếp mà phải vắt sữa ra xô
rồi tập cho bê uống tránh cho bò mẹ có phản xạ mút vú rất khó vắt sữa sau nầy.
- Cách cho bê uống sữa:

+ Nhúng ngón tay vào sữa rồi bỏ vào miệng bê cho bê mút. Từ từ kéo dần ngón tay
xuống xô sữa, bê mút ngón tay sẽ mút luôn cả sữa vào miệng. Tập khoảng 3-4 lần
là bê quen sẽ tự động uống sữa trong xô được.

Ưu điểm: Nhanh, vệ sinh xô chậu dễ, tiết kiệm.

Khẩu phần sữa từ 5 - 6 kg/ngày tùy trọng lượng bê sơ sinh.

2. Bê từ 8-120 ngày tuổi:


Ngoài sữa làm thức ăn chính cần phải tập cho bê ăn cỏ, cám để sớm phát triển dạ
cỏ. Bê 4 tháng chuẩn bị giai đoạn cai sữa phải bổ sung thêm đạm, khoáng vi lượng
và đa lượng vào khẩu phần.

Khẩu phần sữa:

- Bê 08 - 30 ngày tuổi : 6 kg.

- Bê 30 - 60 ngày tuổi : 4 kg.

- Bê 60 - 90 ngày tuổi : 2 kg.

- Bê 90 - 120 ngày tuổi : 1 kg.

Tùy điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng mà ta có thể thay từ từ một phần sữa bằng
cháo bắp hay tấm... Nếu bê tiêu chảy phải cân đối lại khẩu phần kịp thời.

3. Giai đoạn bê cai sữa đến tơ lở:

Đây là giai đoạn chuyển tiếp rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người,
tình trạng kỹ thuật và bệnh tật, sự phát triển của cơ thể là những yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến tuổi thành thục và sản lượng sữa của bò sau nầy. Do đó việc chăm sóc
nuôi dưỡng, chế độ ăn uống, tắm chải và vận động phải thực hiện tốt và nghiêm
ngặt.

Khẩu phần cho bò ở giai đoạn nầy bao gồm:

- Thức ăn tinh: cám hổn hợp (16 - 18% protein)

* 4 - 12 tháng tuổi: 0,6 - 0,8 kg/con/ngày.

* Tơ lỡ: 1 - 1,2 kg/ngày.

- Thức ăn bổ sung bao gồm mật, muối, Urea, những loại thức ăn nầy thường bổ
sung vào mùa nắng, cỏ khô không đủ dinh dưỡng cho bò bằng cách hòa nước tưới
vào cỏ.

Chú ý: Urê chỉ bổ sung cho đến 9 - 12 tháng với lượng 15-20 gr/con chia 3
lần/ngày.

- Thức ăn thô: Cỏ, rơm cho ăn tự do.

II/ NUÔI DƯỠNG BÒ VẮT SỮA:


1. Yêu cầu: Cho sản lượng sữa cao, động dục sớm, trạng thái sức khỏe tốt.Khẩu
phần: Bao gồm khẩu phần sản xuất và khẩu phần duy trì.

* Khẩu phần sản xuất:

0,4 đơn vị thức ăn cho 01 kg sữa (1 ĐVTĂ = 1 kg cám HH).

* Khẩu phần duy trì: 0,1 đơn vị thức ăn cho 100 kg thể trọng.

Trong thực tế ta chỉ cung cấp cám cho khẩu phần sản xuất còn khẩu phần duy trì
cấp bằng cỏ, mật v.v...

Thức ăn xanh cho ăn tự do (tương đương 10% trọng lượng cơ thể).

Lượng nước cần 40 - 50 lít nước/con/ngày. Bò có sản lượng sữa cao có thể cần tới
100 - 120 lít nước trở lên. Mùa khô bổ sung thêm năng lượng (rĩ mật) và đạm
(Urea 60 - 80 gr/con/ngày chia 3 lần).

2. Những quy định về vắt sữa:

- Vắt đúng giờ, cố định người vắt.

- Giữ yên lặng nơi vắt sữa, không hút thuốc, không gây cảm giác khó chịu đối với
bò. Công nhân vắt sữa phải rửa tay sạch sẽ, móng tay cắt ngắn, đeo khẩu trang và
không mắc bệnh truyền nhiễm.

- Chuồng trại và dụng cụ vắt sữa sạch sẽ, hợp vệ sinh.

- Bò cao sản vắt trước, trung sản và thấp sản vắt sau. Bò không bị viêm vú vắt
trước, bò viêm vú vắt sau. Trong 01 con bò có viêm vú, vú nào không viêm vắt
trước, vú viêm vắt sau. Sữa bò viêm không được sử dụng.

- Sữa bò trong vòng 10-15 ngày đầu chứa nhiều kháng thể và hàm lượng dinh
dưỡng cao nên chỉ cho bê uống không được nhập chung vào sữa hàng hóa. Không
sử dụng sữa lấy từ  gia súc mới tiêm kháng sinh trong vòng 24 giờ, gia súc chích
vaccine nhiệt thán trong vòng 15 ngày.

3. Quy trình vắt sữa:

- Đưa bò vào vị trí vắt, cho bò ăn thức ăn tinh theo khẩu phần.

- Cố định cổ, cột chân bò. Người vắt sữa phải ngồi đúng tư thế vắt sữa (đứng bên
phải bò, xô vắt sữa phải đặt trước mặt).
Rửa vú bằng nước sạch, dùng khăn lau khô vắt bỏ vài tia sữa đầu kiểm tra viêm vú
bằng cách vắt mỗi vú vài tia sữa vào miếng vải đen (nếu lợn cợn là bị viêm).

Xoa kích thích: Mục đích gây cảm giác dễ chịu, kích thích sữa xuống và bò bình
tỉnh cho vắt sữa.

Cách làm: Ngón trỏ đến ngón út nắm giữa 2 bầu vú bên trái, ngón cái làm chuyển
động toàn thân bầu vú trái. Sau đó hai nữa bàn tay chuyển sang bầu vú phải, ở đây
hai ngón cái nắm ở bầu vú bò và hai bàn tay làm chuyển động tròn theo bầu vú gây
kích thích cho con vật bình tỉnh đứng yên, sữa trên bể dồn xuống 4 núm vú.

Cách vắt: (Vắt nắm 70 - 90 nắm/phút).

Trước hết ngón cái và ngón trỏ nắm và thích chặt phần cơ vú để sữa không trở
ngược lại bầu vú được, sau đó lần lượt thích chặt các ngón 2, 3, 4 để sữa chảy vào
bầu vú, ngón út để cách bầu vú khoảng 0,5 cm, khi sữa thoát ra khỏi núm vú, ngón
cái, ngón trỏ và ngón khác mới lần lượt buông. Dưới áp lực của áp suất sữa trong
bầu vú, bể sữa dẫn dần sữa xuống núm vú và các thao tác vắt lại được lập lại như
ban đầu, 1 lít sữa vắt trong vòng 1 phút là vừa.

Thứ tự vắt đối với các núm vú ảnh hưởng đến sản lượng sữa. Do mối liên hệ qua lại
giữa các bể sữa mà đưa ra quy tắc vắt: Vắt chéo thẳng một phía là tốt nhất.

Xoa kết thúc: Vắt sữa còn khoảng 8 - 10% sữa trong bầu vú thì dừng lại tiến hành
xoa kết thúc. Trước hết xoa nữa bầu vú trái rồi chuyển sang nữa bầu vú phải giống
xoa  kích thích nhưng ấn mạnh hơn để dồn sữa còn lại xuống núm vú. Tiến hành
vắt kiệt, vuốt kiệt để tránh tình trạng viêm vú.

Bước xoa kích thích và xoa kết thúc cần làm nhẹ nhàng, chú ý tránh làm thô bạo
gây cảm giác khó chịu cho gia súc, thời gian mỗi bước kéo dài không quá 1 phút.
Sau khi vắt rữa lại bầu vú bằng nước sạch, lau khô. Cần tránh cho bò nằm ngay vì
vi sinh vật ở nền chuồng dễ xâm nhập vào bầu vú khi lỗ núm vú chưa kịp đóng lại.
Nếu bò bị viêm vú cần đIều trị ngay để tránh lây lan.

- Giữa 2 lần vắt sữa, người công nhân phải dọn rữa, lau chùi, vệ sinh nền chuồng,
máng ăn, máng uống. Nền chuồng khô, không có nước đọng (là môi trường dễ tạo
điều kiện cho mầm bệnh phát triển và xâm nhập vào bầu vú).

III/ NUÔI DƯỠNG BÒ CẠN SỮA:

Thời gian khai thác sữa kéo dài khoảng 270-300 ngày. Tuy nhiên một số con có
năng suất sữa cao chậm lên giống có thể khai thác trên 300 ngày.
Thời gian bò mang thai 9 tháng 10 ngày thì bò đẻ. Tùy theo biến động sinh lý
trong giai đoạn mang thai mà thời điểm bò đẻ tăng hoặc giảm 5-6 ngày.

Khi bò mang thai được 7 tháng bắt buộc phải cho cạn sữa, dù năng suất nhiều hoặc
ít mục đích đảm bảo sản lượng sữa, sức khỏe bò mẹ, sức khỏe bê con trong lứa tới.
Thức ăn thời kỳ nầy phải kèm theo khẩu phần mang thai.

Những ngày sắp đẻ và những ngày đầu sau khi đẻ, xét tình trạng sức khỏe của từng
con mà giảm thức ăn để kích thích tiết sữa (cám, mật v.v...)

Cách cạn sữa: Bò vắt sữa đến tháng mang thai thứ 7 bắt buộc cạn sữa. Tùy bò sữa
nhiều hoặc ít có thể cạn sữa theo 2 cách sau:

* Đối với bò 4-5 lít trở lên:Giảm số lần vắt trong ngày từ 2 lần xuống 1 lần/ngày
hoặc 2 - 3 ngày vắt 1 lần.

* Thay đổi giờ vắt sữa.

* Thay đổi thứ tự thao tác vắt.

* Cắt thức ăn tinh và thức ăn nhiều nước, hạn chế nước uống.

* Đối với bò 2 - 3 kg/ngày có thể cạn sữa bằng cách 3-4 ngày vắt 1 lần sau đó để sữa
tự tiêu. Song song phải thay đổi điều kiện sống và chăm sóc của bò như trên.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra xem bò có bị viêm hay không.

Sau giai đoạn cạn sữa, Cho bò ăn lại khẩu phần bình thường.

Thức ăn tinh: 1,5 kg/con/ngày.

Thức ăn thô: Tự do.

Mùa khô:Bổ sung thêm năng lượng (mật đường)1,2-1,5 kg/con/ngày và đạm
(Urêa) 60 - 80 gr/con/ngày.

 C/ CHUỒNG TRẠI VÀ PHÒNG-TRỊ BỆNH:

I. CHUỒNG TRẠI: Hợp vệ sinh, thông thoáng mùa hè, ấm mùa đông và có sân
vận động cho bò.

II. MÙA BỆNH CHĂM SÓC:

1.Vệ sinh ăn uống: Thức ăn phải sạch không bị thối, chua, mốc, nước uống sạch,
không dùng nước có nguồn bệnh dịch.
2. Vệ sinh thân thể:Tắm chảy cho bò thường xuyên định kỳ phun thuốc diệt ve cho
bò (Dipterex 0,2%, Tactik 20 ml/8 lít nước v.v...). Sau một thời gian nếu lờn thuốc
có thể luân phiên thay đổi thuốc khác.

Tiêu độc định kỳ mỗi tháng 1 lần bằng vôi sống, Formol hoặc Sút. Chuồng phải
luôn khô ráo, sạch sẽ.

* Tiêm phòng một số bệnh: Tụ huyết trùng, Lỡ mồm long móng.

* Định kỳ kiểm tra phát hiện bệnh nhất là các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan cho
người.
2. KẾ HOẠCH PHÒNG TRỊ BỆNH VIÊM VÚ Ở BÒ SỮA

Viêm vú là bệnh phổ biến và gây tổn thất lớn nhất trong chăn nuôi bò sữa

a. Triệu chứng

Biểu hiện của bệnh viêm vú rất đa dạng, tùy vào nguyên nhân gây bệnh, chủng
vi khuẩn gây bệnh, cũng như mức độ viêm nhiễm mà bệnh viêm vú có biểu hiện khác
nhau nhưng thường có một số biểu hiện sau:

- Thay đổi nhiệt độ ở bầu vú: nóng

- Thay đổi kích thước bầu vú: sưng

- Thay đổi màu sắc bầu vú: đỏ

- Sờ vào bầu vú cứng và con vật có cảm giác đau: đau

Bên cạnh các biểu hiện bên ngoài thường gặp trên, ta còn thấy những thay đổi về trạng

thái và thành phần của sữa như sữa có các hạt lổn nhổn, sữa vón cục, sữa lẫn máu, lẫn mủ

hay sữa ở dạng rất lỏng….

b. Điếu trị

Tùy loại viêm vú hay tùy loại nguyên nhân gây viêm vú mà ta dùng các loại thuốc khác

nhau cho phù hợp. Với bò đang vắt sữa ta có thể dùng một số loại thuốc sau:

- Cloxacilin 200g + Ampicillin 75mg bơm vào bầu vú, ngày 1 lần, 3 -5 ngày liên tục.
- Penicillin 100.000UI + Streptomycin 1g bơm vào bầu vú, ngày 1 lần, 3 -5
ngày liên tục.

- Mastijet Fort, Cloxaman bơm vào bầu vú, 1tuýp/1núm vú, 3 -5 ngày liên tục.

- Hanocilin: tiêm bắp hoặc dưới da 1ml/10kgP, 3 -5 ngày liên tục.

- Hancoli: tiêm bắp 1ml/10kgP, 3 -5 ngày liên tục.

- Tetramycin *LA: tiêm bắp 1ml/10kgP, 3 -5 ngày liên tục.

Chú ý: Với thuốc bơm vào bầu vú cần vắt cạn sữa trước khi bơm

Với bò đang cạn sữa, ngoài các thuốc trên ta có thể dùng thuốc sau:

- Penicillin 100.000UI + Kanamycin 1g: bơm vào bầu vú, ngày 1 lần, 3 -5 ngày liên

tục.

- Procacium penicillin 10.000UI + Furaltadone 500mg: bơm vào bầu vú, ngày 1 lần,

3 -5 ngày liên tục.

Ngoài việc dùng kháng sinh trên ta cần kết hợp với các loại thuốc trợ tim, trợ sức, trợ
lưc, hạ nhiệt và đặc biệt giữ vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt nếu viêm vú do nấm hay do
Mycoplasma, việc ta dùng kháng sinh sẽ không có hiệu quả do vậy để điều trị trường
hợp này ta cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ và vắt sữa 5-6 lần/ ngày và vắt liên tục đến khi
hồi phục .

Ngoài ra, có một số vấn đề liên quan đến bệnh viêm vú ở bò sữa:

1. Tại sao bò sữa bị viêm vú?

Viêm vú ở bò là loại bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng đa số các trường hợp là do
nhiễm trùng trực tiếp qua đầu vú. Có thể chia thành 4 nhóm nguyên nhân chính gây bệnh
viêm vú trên bò sữa:

* Vật nuôi:

- Do bò sữa có bầu vú quá to, núm vú dài thường gặp nhất là trên bò cao sản. Trong quá
trình cho bê con bú hoặc vắt sữa làm xây xát, bầu vú bị tổn thương tạo điều kiện cho vi
khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở này.

- Ở một số con bò sữa, cơ vòng núm vú không co thắt hoặc co thắt yếu làm lỗ núm vú
hở, tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng xâm nhập.
* Môi trường:

- Do chăn nuôi kém vệ sinh.

- Chuồng trại không thông thoáng, thiếu ánh sáng. Nền chuồng dơ bẩn, ẩm ướt.

- Không có chỗ vắt sữa riêng, chỗ vắt sữa không sạch sẽ.

- Mật độ chăn nuôi dày, dinh dưỡng kém.

* Con người:

- Do thao tác vắt sữa không đúng.

- Không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh trước và sau khi vắt sữa.

* Vi khuẩn:

- Do nhiều loại vi khuẩn và nấm gây bệnh xâm nhập vào tuyến vú qua các vết thương ở
bầu vú, núm vú. Sữa là môi trường rất tốt cho vi khuẩn và nấm sinh sôi phát triển nhanh
gây ra các ổ viêm, phá hoại các tổ chức tuyến sữa. Các vi khuẩn gây bệnh viêm vú bò chủ
yếu là Streptococcus (liên cầu khuẩn) chiếm 86%, Staphylococcus (tụ cầu khuẩn) chiếm
5,4%; và một số Enterococcus (vi khuẩn đường ruột). Ngoài ra còn có vi khuẩn lao, virus
FMD và nấm Candida albicaus (theo Tài liệu Giải phẩu sinh lý và sinh sản bò cái – TS.
Đinh Văn Cải - 2002) cũng có khả năng gây bệnh viêm vú bò. Đặc biệt nhóm
Streptococcus agalactiae, Streptococcus dysagalactiae có khả năng gây viêm vú truyền
nhiễm lây lan chủ yếu qua người vắt sữa, dụng cụ chăn nuôi.

Các loại vi khuẩn, nấm trên thường xuyên có mặt trong môi trường chăn nuôi, do đó nếu
công tác vệ sinh chuồng trại, nơi vắt sữa, bầu vú bò trước và sau khi vắt sữa không tốt là
điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bầu vú gây viêm vú.
2. Có mấy loại viêm vú? Mối nguy hại của chúng ra sao?

Bệnh viêm vú trên bò sữa chia làm 2 loại:

- Viêm vú lâm sàng, là sự nhiễm trùng bầu vú, thể hiện triệu chứng qua sự thay đổi hình
dạng bầu vú, mức độ thay đổi tính chất của sữa, có các triệu chứng bệnh thể hiện ra bên
ngoài rõ rệt. Căn cứ vào những biến đổi về bệnh lý và triệu chứng lâm sàng, người ta chia
làm 4 dạng khác nhau: viêm vú thể tương mạc, viêm vú thể cata, viêm vú có mủ, viêm vú
có máu. Tùy theo mức độ nhiễm bệnh và thể bệnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất, chất lượng sữa, gây tổn thương bầu vú. Trường hợp nặng bò sữa có thể chết do biến
chứng nhiễm trùng huyết.

- Viêm vú tiềm ẩn, là thể viêm không có các triệu chứng thể hiện ra bên ngoài rõ rệt, chỉ
được phát hiện qua các xét nghiệm mức độ nhiễm vi sinh trên sữa hoặc qua nuôi cấy vi
trùng, nhưng không có sự thay đổi rõ rệt về mặt cảm quang của sữa. Viêm vú tiềm ẩn rất
nguy hiểm vì có thể làm gia tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh viêm vú cho toàn đàn, nhất
là trong trường hợp vắt sữa bằng máy.

3. Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh viêm vú tiềm ẩn trên bò sữa?

Đối với trường hợp viêm vú tiềm ẩn hoặc viêm vú lâm sàng thể nhẹ rất khó phát hiện
bằng mắt thường hoặc thông qua việc sờ khám bầu vú. Hiện nay, các nông hộ chăn nuôi
thường chẩn đoán nhanh bệnh viêm vú bằng các phương pháp sau:
- Phương pháp thử cồn 700-750: dựa vào nguyên tắc chất đạm trong môi trường acid sẽ
bị tủa bởi cồn. Tỷ lệ cồn và sữa là 1:1.

Cách tiến hành:

Bước 1: cho 2ml sữa vào 2ml cồn chứa trong ống nghiệm.

Bước 2: lắc nhẹ, sau đó quan sát trên thành ống nghiệm.

Bước 3: đọc kết quả:

- Dung dịch đồng nhất: bò không có bệnh.

- Có mảng bám lợn cợn trên thành ống nghiệm: khả năng bò bị nhiễm bệnh.

- Phương pháp thử CMT (California Mastitis Test): là phương pháp nhằm phát hiện bệnh
viêm vú qua số lượng tế bào bạch cầu trong 1ml sữa. Hiện nay, đây là phương pháp được
sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán viêm vú tiềm ẩn.

Tỷ lệ sữa và dung dịch CMT là 1:1.

Cách tiến hành:

Bước 1: lau sạch núm vú trước khi vắt sữa.

Bước 2: vắt sữa của 4 núm vú vào 4 đĩa Pétri khác nhau, mỗi đĩa lấy 2ml sữa.

Bước 3: cho 2ml dung dịch CMT vào từng đĩa.

Bước 4: xoay tròn đĩa, đặt đĩa Pétri trên nền hơi tối để quan sát.

Bước 5: đọc kết quả dựa trên sự đóng vón và thay đổi màu sắc của hỗn hợp.
(Nguồn: TS. Đinh Văn Cải – 2002; TS. Nguyễn Văn Thành - 2004)

Kết quả:

- Bò khỏe mạnh: dưới 300.000 tế bào bạch cầu/ 1ml sữa.

- Bò bị nhiễm bệnh: trên 800.000 tế bào/ 1ml sữa.

Khi thấy kết quả khả nghi bệnh, nên cách ly bò bệnh để tránh sự lây lan cho bò khỏe, mời
bác sĩ thú y đến để điều trị kịp thời.

Ngoài ra có thể dùng Phương pháp thử Blue Methylen dựa vào nguyên tắc sự mất màu
của thuốc thử khi cho vào sữa, tùy theo thời gian đổi màu thuốc thử có thể ước tính mức
độ nhiễm vi sinh của sữa.

Cách tiến hành:

Bước 1: cho 10ml sữa và 1ml dung dịch Blue methylen vào trong ống nghiệm.

Bước 2: lắc nhẹ cho dung dịch trộn đều sau đó để vào tủ ấm 37 C. Sau mỗi 1 giờ lắc nhẹ
một lần.

Bước 3: đọc kết quả qua thời gian mất màu của dung dịch Blue methylen như sau:

+ Nếu mất màu trước 15 phút, sữa bị nhiễm vi sinh rất nặng.

+ Nếu mất màu sau 15 phút – 1 giờ, sữa bị nhiễm vi sinh nặng.

+ Nếu mất màu sau 1 giờ - 3 giờ, sữa bị nhiễm vi sinh nhẹ.
+ Nếu mất màu sau hơn 3 giờ, sữa được xem là đạt tiêu chuẩn về mức độ nhiễm vi sinh.

Tuy nhiên phương pháp này chỉ xác định mức độ nhiễm vi sinh trong sữa. Để có thể xác
định bò có bị bệnh viêm vú hay không, cần kết hợp với 2 phương pháp xét nghiệm trên.
Câu 6. Sơ đồ khối các tiện ích cơ bản của 1 trang trại

 TIỆN ÍCH CƠ BẢN Ở KHU VỰC CHĂN NUÔI CỦA TRANG TRẠI

Quy trình sản xuất thức ăn dạng viên:


 TIỆN ÍCH CƠ BẢN Ở KHU VỰC SẢN XUẤT CỦA TRANG TRẠI

You might also like