You are on page 1of 45

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI

1
TRUNG TÂM BVMT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ CHẤT THẢI


CHĂN NUÔI GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚC THỌ

Phúc Thọ, ngày tháng năm 2022


I. THỰC TRẠNG PHÁT SINH CTR CHĂN NUÔI
GIA CẦM (VỊT)
  Xã Phụng Thượng Xã Ngọc Tảo
Số hộ nuôi vịt 190 hộ 50 hộ
Số con vịt trung bình/đàn 4.000 3.000
Lượng chất thải trung bình 1
con vịt phát sinh/tháng (kg) 5 kg 5 kg
- thức ăn thừa, phân, lông...
Lượng nước thải phát sinh
trung bình của 01 con vịt 1lít/ngày đêm 1lít/ngày đêm
(nước uống thừa, nước rửa
máng)
Lượng nước thải trung bình
phát sinh khi vệ sinh chuồng 3lít/m2 3lít/m2
trại (tính theo m2 chuồng)
Nguồn: Báo cáo của Phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ
2
II. HIỆN TRẠNG VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ
CTR GIA CẦM (VỊT)
- 100% Nước thải từ quá trình chăn nuôi vịt và vệ sinh
chuồng trại thải trực tiếp ra môi trường mà không qua
xử lý.
- Thành phần nước thải chăn nuôi gia cầm như sau:

3
III. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC XẢ THẢI
KHÔNG QUA XỬ LÝ
1. Ô nhiễm môi trường
(nước, đất, không khí),
ảnh hưởng xấu sức khỏe
con người và động vật
2. Phát tán, lan truyền
dịch bệnh trong khu
vực
3. Bị xử phạt theo chế
tài của Nhà nước
(Hình ảnh thực tế tại Thôn 6, xã Phụng Thượng)

4
1. Ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới
sức khỏe con người, động vật
- Trong chất thải gia cầm gồm các chất: hữu
cơ, Nito (NH4+, NO2-, NO3-), Photpho
(HPO3, PO4), vi sinh vật (vi trùng và virus,
trứng ấu trùng sán...).
- Chất thải, nước thải gia cầm thải trực tiếp ra
môi trường nước, đất gây ô nhiễm nguồn
nước tại kênh mương, ao hồ trong khu vực;
ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người
và các động vật sử dụng nguồn nước bị ô
nhiễm. 5
1. Ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới
sức khỏe con người, động vật
Tác hại của ammoniac NH4+

6
Nguồn: Khoa Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai
1. Ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới
sức khỏe con người, động vật
- Hàm lượng Photpho và chất hữu cơ trong nước cao
gây mùi hôi thối, đen nước; gây hiện tượng phú
dưỡng nước (rong rêu, tảo phát triển quá mức,
nước thiếu oxy gây chết cá, tôm...); đặc biệt hàm
lượng Photpho cao gây bệnh cho thủy sản và tăng
tích tụ kim loại nặng đối với sinh vật đáy (trai, ốc,
hến, cua...).
- Trứng ấu trùng sán, vi khuẩn samonela (bệnh tả, lị,
đi ngoài) theo nguồn nước lây bệnh cho người, gia
súc.
7
1. Ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới
sức khỏe con người, động vật
NƯỚC Ô
NHIỄM

Vi khuẩn,
virus

8
2. Phát tán, lan truyền dịch bệnh trong
khu vực
Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, việc xả thải trực
tiếp chất thải/nước thải vệ sinh chuồng trại của gia
cầm ra nguồn nước làm lan truyền virus gây bệnh,
lây lan tới các sinh vật sử dụng nguồn nước đó.

9
3. Các quy định liên quan đến bảo vệ môi
trường trong sản xuất nông nghiệp

14/2021/NĐ-CP

LUẬT CHĂN NUÔI


2018 12/2021/TT-BNNPTNT

10
Hệ thống các Luật
• LuậtLuật Chăn nuôi 2018 Luật Bảo vệ môi trường 2020
chăn nuôi số 32/2018/QH14
Ký hiệu: 32/2018/QH14 Ký hiệu: 72/2020/QH14
Quốc hội thông qua ngày Quốc hội thông qua ngày
19/11/2018 17/11/2020
Ngày hiệu lực: ngày 01 tháng Ngày hiệu lực: ngày 01 tháng
01 năm 2020 01 năm 2022
Cấu trúc gồm: 08 chương, 83 Cấu trúc gồm: 16 chương; 171
điều điều

11
Luật BVMT 2020
MỤC 2: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN
Điều 58. Bảo vệ môi trường nông thôn
“c) Cảnh quan, cây xanh, ao hồ, hệ sinh thái nước mặt, nguồn nước
phải được giữ gìn, bảo vệ, phục hồi và cải tạo;
d) Chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn phải được quản lý
theo quy định của pháp luật; chất thải sinh hoạt hữu cơ, chất thải
từ chăn nuôi, chế biến và phụ phẩm nông nghiệp phải được thu
hồi, tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu sản xuất;”
Điều 60. Bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân
“2. Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ
sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn, phát tán mùi khó chịu; chất thải
từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của
pháp luật có liên quan.”
12
Luật BVMT 2020
MỤC 3. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC
Điều 61. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
“3. Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực
vật, thuốc thú y, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi
trồng thủy sản đã hết hạn sử dụng phải được quản lý theo quy định
của pháp luật có liên quan. Bao bì đựng phân bón, thức ăn chăn nuôi,
thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý
môi trường trong nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn
nuôi sau khi sử dụng, bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh
trong ao nuôi thủy sản phải được quản lý theo quy định về quản lý
chất thải. Bùn nạo vét từ kênh, mương, công trình thủy lợi phải được
thu gom, tái sử dụng, tái chế và quản lý theo quy định của pháp luật.
Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được thu gom, xử lý theo quy
định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng
bệnh.
5. Việc sử dụng chất thải từ hoạt động chăn nuôi để làm phân bón hữu
cơ, nước tưới cây hoặc mục đích khác phải thực hiện theo quy định 13
của Chính phủ.”
Luật chăn nuôi 2018
Mục 2. XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
Điều 59. Xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại
1. Chất thải chăn nuôi bao gồm chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ,
nước thải chăn nuôi, khí thải và chất thải khác.
2. Việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được quy định như
sau:
a) Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách
nhiệm xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ đáp ứng quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia trước khi sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức
ăn cho thủy sản;
b) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa xử lý khi vận chuyển ra
khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương
tiện, thiết bị chuyên dụng;
c) Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được
xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
14
Luật chăn nuôi 2018
3. Việc xử lý nước thải chăn nuôi được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách
nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn
tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Nước thải chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về nước thải chăn nuôi được sử dụng cho cây trồng;
c) Nước thải chăn nuôi chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn
nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị
chuyên dụng.
4. Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách
nhiệm xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi.
5. Việc xử lý chất thải khác phải tuân thủ quy định của pháp luật về
thú y, bảo vệ môi trường.
15
Luật chăn nuôi 2018
Điều 60. Xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ
Chủ chăn nuôi nông hộ phải thực hiện các yêu cầu
sau đây:
1. Có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn
nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh
hưởng đến người xung quanh;
2. Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại
khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về
thú y, bảo vệ môi trường.
16
Nghị định số 14/2021/NĐ-CP
quy định xử phạt vi phạm hành chính
về chăn nuôi

17
Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt
vi phạm hành chính về chăn nuôi

- Ban hành ngày 01/3/2021, có hiệu lực từ


20/4/2021;
- Áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức trong
và ngoài nước, hộ gia đình, hộ kinh doanh,
cộng đồng dân cư;
- Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cộng đồng dân
cư vi phạm các quy định của Nghị định này
bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
18
Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt
vi phạm hành chính về chăn nuôi
Điều 30. Vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi trang trại
1. Hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
2. Hành vi vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải chăn nuôi cho cây trồng bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

19
Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính
về chăn nuôi
3. Hành vi vi phạm quy định về xử lý khí thải từ hoạt động
chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí
thải chăn nuôi bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với
chăn nuôi trang trại quy mô vừa;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với
chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm
môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do
người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử
phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại
khoản 3 Điều này. 20
Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt
vi phạm hành chính về chăn nuôi
Điều 31. Vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi
nông hộ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với
hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi
bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người
xung quanh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm
môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do
người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử
phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định
tại khoản 1 Điều này. 21
Thông tư số 12/2021/TT-BNNPTNT
Điều 4. Thu gom chất thải chăn nuôi
1. Thu gom chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ
a) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi nông hộ phải thu
gom để xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư này, đảm
bảo không gây ô nhiễm môi trường;
b) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi trang trại phải thu
gom, vận chuyển đến vị trí tập trung trong khuôn viên cơ sở chăn nuôi
trang trại và xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư này,
đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Việc thu gom chất thải rắn có
nguồn gốc hữu cơ được thực hiện hàng ngày đối với cơ sở chăn nuôi gia
súc, thu gom theo đợt đối với cơ sở chăn nuôi gia cầm và cơ sở chăn nuôi
sử dụng đệm lót sinh học;
c) Vị trí tập trung chất thải rắn trong khuôn viên cơ sở chăn nuôi trang trại
để xử lý phải xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước, khu vực kho thức ăn
chăn nuôi.
2. Nước thải chăn nuôi phải thu gom bằng hệ thống riêng để xử lý theo
quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
22
Thông tư số 12/2021/TT-BNNPTNT
Điều 5. Xử lý chất thải chăn nuôi
1. Xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ
a) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi nông hộ được
xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp sau: ủ compost, công
nghệ khí sinh học (biogas), chế phẩm sinh học, đệm lót sinh học
hoặc các giải pháp khác để sử dụng cho cây trồng;
b) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi trang trại đã
qua xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng cho
cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản. Trong thời gian chưa có
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc
hữu cơ thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên
ngành;
c) Việc vận chuyển chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa được xử
lý ra khỏi cơ sở chăn nuôi thực hiện theo quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường.
23
Thông tư số 12/2021/TT-BNNPTNT
2. Xử lý nước thải chăn nuôi
a) Nước thải chăn nuôi trong chăn nuôi nông hộ được xử lý bằng
một hoặc một nhóm các biện pháp sau: công nghệ khí sinh học,
ao sinh học, chế phẩm sinh học hoặc các biện pháp khác được
sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo hạn chế phát sinh mùi hôi,
thối và không để chảy tràn ra môi trường xung quanh;
b) Nước thải chăn nuôi trong chăn nuôi trang trại đáp ứng quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây
trồng, được sử dụng tưới cho cây trồng hoặc mục đích khác
trong khuôn viên trang trại. Việc sử dụng nước thải chăn nuôi
phải đảm bảo hạn chế phát sinh mùi hôi, thối và không để chảy
tràn ra môi trường xung quanh.
3. Khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ
công nghệ, kỹ thuật mới trong quá trình xử lý chất thải chăn
nuôi. 24
III. KINH TẾ TUẦN HOÀN

25
MÔ HÌNH TUẦN HOÀN

Sản phẩm
Vịt
(Thịt)

Xử lý
Nước thải,
Cây trồng, bằng
VSV lông, chất
cỏ
thải rắn

26
IV. HƯỚNG DẪN THU GOM, XỬ LÝ
CHẤT THẢI TỪ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI
GIA CẦM

27
1. Thu gom chất thải từ chăn nuôi gia cầm
- Chuồng trại phải đảm bảo độ thông thoáng
vào mùa hè và đủ ấm khi mùa đông đến; duy trì nhiệt
độ phù hợp và đủ diện tích cho gia cầm sinh hoạt.
- Thực hiện đúng luật phòng chống dịch bệnh, trước
cửa chuồng phải có hố sát trùng.
- Phải bố trí hệ thống rãnh thu xung quanh để thu
toàn bộ nước thải của vịt, nước vệ sinh cọ rửa
chuồng về bể xử lý.
- Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải (bể
biogas, bãi lọc ngập nước...)
28
2. Xử lý chất thải rắn phát sinh trong quá
trình chăn nuôi gia cầm
Thành phần CTR chăn nuôi vịt

9%
Phân vịt
15% Trấu
Thức ăn thừa
Chất thải rắn khác
53%

23%

29
HƯỚNG DẪN Ủ ĐỆM LÓT SINH HỌC
SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH
- Đệm lót sinh học là một lớp đệm dùng để lót trong các khu
vực chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cấu tạo của lớp đệm
từ những nguyên liệu tự nhiên như: mùn cưa, rơm rạ, xơ dừa,
bã mía, thân cây bắp khô, trấu và các chế phẩm sinh học. Bên
cạnh đó, một thành phần quan trọng không thể thiếu trong
đệm lót sinh học chính là các nhóm vi sinh vật, vi khuẩn có lợi
được nuôi cấy.
- Thành phần vi sinh vật có khả năng tạo ra hoạt tính mạnh,
giúp phân giải nhanh chóng các chất thải của động vật. Sau đó,
vi khuẩn chuyển hóa các chất đó thành có lợi giúp khử trùng
cho chuồng trại chăn nuôi. Nhờ khả năng tận dụng các chất khí
độc trong quá sinh trưởng và phát triển, nhóm vi sinh vật này
có thể ức chế các vi khuẩn có hại. Đặc biệt là loại trừ nhóm vi
khuẩn gây ra các bệnh đường ruột cho động  vật như E.coli,
Salmonella… 30
Đệm lót sinh học

31
Hướng dẫn ủ đệm lót sinh học

a. Chuẩn bị nguyên liệu: b. Chuẩn bị chuồng


• Trấu sạch, mùn cưa khô, trại:
xơ dừa băm nhỏ... đảm • Chuồng thoáng,
bảo không bị ẩm mốc.
sạch, khô, đã được
• Chế phẩm làm đệm lót
rắc vôi bột khử
sinh học chuồng trại,
đảm bảo các yêu cầu: có
trùng 7-10 ngày.
giấy phép của Bộ TNMT
và Bộ NN; dễ bảo quản
và sử dụng; tốc độ phân
hủy nhanh.
32
Hướng dẫn ủ đệm lót sinh học
c. Kỹ thuật làm đệm lót nuôi
vịt chuồng nền
• Rải lớp lót chuồng dày
khoảng 10 cm.
• Rải đều men vi sinh làm
đệm lót sinh học EM 200gr
cho 5 – 7 m^2 chuồng trại,
cào xới tơi và kỹ.
• Định kỳ 10 – 15 ngày rắc lại
một lần hoặc khi có mùi
hôi xuất hiện trở lại.

33
Hướng dẫn ủ đệm lót sinh học
c. Kỹ thuật làm đệm lót nuôi
gà/vịt lồng
• Rải lớp lót chuồng dày khoảng
10-15 cm.
• Rải đều men vi sinh làm đệm
lót sinh học EM 200gr cho 5 –
7 m2 chuồng trại, cào xới tơi
và kỹ.
• Định kỳ 7 ngày rắc chế phẩm
EM lại một lần hoặc khi có
mùi hôi xuất hiện trở lại.
• Chú ý: Cứ 3- 5 ngày đảo đệm
lót 1 lần với chuồng lồng 2
tầng. Chuồng lồng 3 tầng thì 2
– 3 ngày đảo trộn 1 lần
34
CÁC LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH Ủ ĐỆM LÓT

• Đảm bảo bề mặt đệm lót sinh học luôn tơi xốp.


• Giữ cho không gian chuồng trại thoáng mát, có
cửa thông thoáng. Nếu bà con nuôi gà/vịt trong
mùa nóng có thể áp dụng thêm quạt gió để gà/vịt
sinh trưởng khỏe mạnh.
• Tiến hành bảo dưỡng chuồng gà/vịt liên tục để
đệm lót luôn khô, tránh để nước mưa làm ướt
chuồng trại.
• Chú ý đến nhiệt độ của chuồng , xem xét vị trí treo
đèn phù hợp để gà/vịt không bị nhiễm lạnh vào
mùa khô.
35
Tận dụng đệm lót sau sử dụng làm phân bón
hữu cơ
•Sau 1-2 tháng, phần đệm lót sinh học và phân
vịt sẽ phân hủy, có thể tận dụng như một loại phân
bón hữu cơ để dùng cho vườn.
•Hiện nay đã có các đơn vị chuyên thu gom
đệm lót sinh học (trấu) nuôi gà để sản xuất phân
bón hữu cơ an toàn, thân thiện với môi trường.

36
37
Nhà máy sản xuất phân hữu cơ bằng nguyên liệu đệm lót sinh học

38
XỬ LÝ NƯỚC THẢI NUÔI VỊT BẰNG CÔNG TRÌNH KHÍ SINH
HỌC (BIOGAS)

- Giai đoạn 1: Nước thải có hòa lẫn các chất thải rắn (phân gia
cầm) chảy về hố gom tập trung (hoặc phân gia súc được gom về
hố một cách chủ động). Từ hố thu, các chất thải sẽ dẫn về hầm
biogas.
- Giai đoạn 2: Trong hầm biogas sẽ trải qua các quá trình phân
hủy kỵ khí với 3 phân đoạn:
• Thủy phân
• Hình thành axit
• Len men Metan
- Giai đoạn 3: Trong quá trình phân hủy kỵ khí, lượng CH4 sinh
ra sẽ được dẫn vào bình tạo áp và phân phối sử dụng. Nước sau
quá trình xử lý có thể tận dụng tưới cho cây trồng.
39
XỬ LÝ NƯỚC THẢI NUÔI VỊT BẰNG CÔNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC
(BIOGAS)

40
XỬ LÝ NƯỚC THẢI NUÔI VỊT BẰNG CÔNG TRÌNH KHÍ SINH
HỌC (BIOGAS)

Bể Biogas xây
bằng bê tông,
gạch

41
XỬ LÝ NƯỚC THẢI NUÔI VỊT BẰNG CÔNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC
(BIOGAS)

42
XỬ LÝ NƯỚC THẢI NUÔI VỊT BẰNG CÔNG TRÌNH KHÍ
SINH HỌC (BIOGAS)

43
Hiệu quả của bể biogas

- Hiệu quả xử lý: 60-70%


- Tạo ra nguồn năng lượng để người dân sử dụng.
- Chi phí thấp, độ bền cao, không tốn diện tích.
- Hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới môi trường.
44
45

You might also like