You are on page 1of 23

Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP LỚN


Môn: Thủy văn

BÀI SỐ 1: DÒNG CHẢY NĂM


Tính chuẩn dòng chảy năm của trạm Yên Bái, trên sông Thao, khi có đủ số liệu và
đánh giá các sai số ngẫu nhiên.
A/ Số liệu giả định cho trước
- Chuỗi số liệu lưu lượng nước bình quân tháng trong một số năm (xem Bảng 1).
- Diện tích lưu vực sông F= 48.000 km2

Bảng 1: Lưu lượng nước bình quân tháng trong nhiều năm
Sông: Thao Trạm: Yên Bái Thời kỳ quan trắc: 1974-1998
TT Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
1 1974 323 239 201 228 327 1130 1110 1480 1370 928 566 359
2 1975 386 272 209 326 439 1350 1190 1350 1370 883 736 414
3 1976 307 359 248 332 657 757 961 1700 1100 734 704 394
4 1977 323 294 233 321 316 397 1400 1380 1010 782 514 352
… … … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … … …
22 1995 358 302 223 214 296 720 1460 2610 1520 841 725 438
23 1996 287 238 276 308 702 907 1880 2580 1320 841 1020 469
24 1997 319 287 350 509 325 519 2140 1900 1600 1360 527 376
25 1998 279 231 201 277 306 1100 1930 1110 963 498 424 285

Trung bình 300.0 255.8 230.0 260.3 426.3 851.0 1326.0 1522.9 1330.6 982.8 621.1 380.0

B/ Yêu cầu tính toán


Tính lượng dòng chảy bình quân nhiều năm (Q0, W0, M0, y0 = ?) của sông Thao, tại
trạm Yên Bái, thể hiện qua lưu lượng, tổng lượng, mô đun, độ sâu lớp dòng chảy và
sai số của các đại lượng này.

BÀI GIẢI
1- Chuẩn dòng chảy bình quân nhiều năm Q0 được tính theo trình tự sau đây:
A/ Lưu lượng nước bình quân nhiều năm Qn (m3/s) là lượng nước tính bằng m3,
chảy qua mặt cắt cửa ra của lưu vực trong một đơn vị thời gian (một giây), lấy trung
bình trong nhiều năm. Cần phân biệt giữa lưu lượng tức thời tại một thời điểm nào đó
với lưu lượng nước lấy trung bình trong một khoảng thời gian (ví dụ một ngày đêm,
một tháng, một năm) – tính bằng tổng lượng nước chảy qua mặt cắt chia đều cho
khoảng thời gian lấy trung bình. Chuỗi quan trắc dùng để tính chuẩn dòng chảy phải
gồm nhóm các năm nhiều nước, ít nước và trung bình (điều kiện này nhiều khi bị vi
phạm do số năm quan trắc được tại vị trí tính toán không đủ dài, do đó chắc chắn ảnh
hưởng tới độ chính xác của kết quả tính chuẩn dòng chảy). Toàn bộ Bài tập lớn gồm 3
bài, Ta lập Bảng 1 sau đây dùng chung cho Bài 1 và 2.

-1-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

Bảng 2: Tính toán các thông số thống kê của chuỗi dòng chảy năm
Trạm: Yên Bái - Sông: Thao Thời kỳ : 1974-1998
TT Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Q năm Q S/xếp Ki -1 (Ki-1)2 (Ki-1)3 p(%)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20)
1 1974 323 239 201 228 327 1130 1110 1480 1370 928 566 359 688.42 925.42 0.3085 0.0952 0.0294 2.8
2 1975 386 272 209 326 439 1350 1190 1350 1370 883 736 414 743.75 903.08 0.2769 0.0767 0.0212 6.7
3 1976 307 359 248 332 657 757 961 1700 1100 734 704 394 687.75 902.33 0.2759 0.0761 0.0210 10.6
4 1977 323 294 233 321 316 397 1400 1380 1010 782 514 352 610.17 884.17 0.2502 0.0626 0.0157 14.6
… … … … … … … … … … … … … … ….. ….. ….. ….. ….. …..
… … … … … … … … … … … … … … ….. ….. ….. ….. ….. …..
22 1995 358 302 223 214 296 720 1460 2610 1520 841 725 438 808.92 592.50 -0.1622 0.0263 -0.0043 85.4
23 1996 287 238 276 308 702 907 1880 2580 1320 841 1020 469 902.33 581.00 -0.1785 0.0319 -0.0057 89.4
24 1997 319 287 350 509 325 519 2140 1900 1600 1360 527 376 851.00 547.33 -0.2261 0.0511 -0.0116 93.3
25 1998 279 231 201 277 306 1100 1930 1110 963 498 424 285 633.67 504.17 -0.2871 0.0824 -0.0237 97.2
Trung bình 300.0 255.8 230.0 260.3 426.3 851.0 1326.0 1522.9 1330.6 982.8 621.1 380.0 Tổng 17680.83 0.0000 0.6968 0.0442
Qo 707.23 m /s 3
Qn 707.23 m3/s
Wo 22.30 km3 Cv 0.170 σCv 0.025
Mo 14.73 l/s/km 2
Cs 0.406 σ'Cv 14.64 %
Yo 464.7 mm σQn 24.102 3
m /s σCs 0.532
σ'Qn 3.408 % σ'Cs 120.829 %

Trong bài tập này chúng ta tính lưu lượng nước bình quân nhiều năm Qn theo công
thức:
n

Q
i =1
i
Qn = (1)
n
trong đó: Qi = lưu lượng nước bình quân từng năm; và n = số năm quan trắc.
Lưu ý: Các kết quả tính toán ghi trong phần thuyết minh này ta lấy kết quả tính từ
bảng Excel chứ không sử dụng kết quả tính tay từ máy tính bấm tay vì gặp phải sai số
làm tròn dẫn đến kết quả kém chính xác.
17680,83
Cho ví dụ cụ thể theo Bảng 1 và công thức (1) ta có: Qn = ≈ 707,23 (m3/s)
25
Hệ số biến đổi CV của dòng chảy năm tính theo công thức:
n
 (K i − 1) 2
CV = i =1 (2)
n −1
Hệ số biến đổi CV tại trạm Yên Bái trên sông Thao tính theo công thức (2) là:
0, 6968
CV = ≈ 0,170 (Lấy độ chính xác tới 3 số thập phân sau dấu phẩy).
24
Từ trị số của Cv ta tính các sai số tương đối và tuyệt đối của trị trung bình Qn như
sau:
CV
• Sai số lấy mẫu tương đối được tính theo công thức: ’Qn= 100% (3)
n

-2-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

' Q n = 0,170
100% ≈ 3,408 %
25
CV
• Sai số lấy mẫu tuyệt đối được tính theo công thức: Qn=  Qn (4)
n
Q n .Cv 707, 23  0,170
Qn = =  24,102 (m3/s)
n 25

- Nếu sai số tương đối của trị trung bình dòng chảy trong n năm ' Q n (=3,408 %) 
5% và chuỗi dòng chảy đem phân tích phải chứa đầy đủ nhóm các năm nhiều nước, ít
nước và nước trung bình thì chuỗi số liệu quan trắc được xem là đủ dài. Nếu đại lượng
bình quân nhiều năm của lưu lượng thoả mãn đồng thời 2 điều kiện này gọi là lượng
dòng chảy thường xuyên. Giá trị ' Q n < 5% như tính toán ở trên cho phép lấy chuẩn
dòng chảy Q0 = Qn = 707,23 m3/s là chuẩn dòng chảy năm của sông Thao tại trạm
Yên Bái.
SV lưu ý:

1- Trong bài tập của mình, giả định anh (chị) tính ra 'Qn > 5% thì chuẩn dòng chảy
tính bởi: Q0 = Qn   Q n , áp dụng bằng số, sẽ có: Q0 = 707,23  24,102 m3/s

2- Lượng “dòng chảy thường xuyên” là trung bình số học của dãy số liệu trong thời
kỳ nhiều năm, nếu ta thêm vào dãy số liệu một vài giá trị thì giá trị trung bình không
thay đổi đáng kể. Trong bài tập lớn, các chuỗi phân tích chỉ gồm 18-24 năm, chắc
chắn không thể bao hàm được nhóm các năm nhiều nước, trung bình và ít nước (với
chuỗi số liệu phải cỡ 40-100 năm), nên trị số Qn tính được không thể gọi là chuẩn
dòng chảy. Tuy nhiên, trong điều kiện một bài tập, sinh viên có thể tạm giả định rằng
chuỗi dòng chảy cho trước ĐÃ CÓ chứa đầy đủ số liệu các năm nhiều nước, trung
bình và ít nước.
- Đánh giá sai số của Cv:
• Sai số tương đối của CV tính theo công thức của Kritski-Melken:

1 + Cv2
' CV =  100% (5)
2(n − 1)

1 + 0,1702
Thay số: ' CV =  100% ≈ 14,64 %
2  24

Nếu sai số ' CV  15% thì xem như dãy số liệu đủ dài. Trong ví dụ trên ' CV bằng
14,64 % < 15% thoả mãn điều kiện này.
• Sai số tuyệt đối của CV tính theo công thức của Kritski-Melken:

-3-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

1 + Cv 2
 CV =  CV (6)
2( n − 1)

Thay số:  CV =
1 + 0,1702
 0,170 ≈ 0,025
2  24

- Đánh giá sai số của Cs:


Hệ số thiên lệch CS tính theo công thức:
n
 (K i − 1)3
CS = i =1 (7)
(n − 3). C v3
0, 0442
Thay số ta có: CS = ≈ 0,406 > 2 CV
(25 − 3)  0,1703
(Cs cũng phải lấy 3 chữ số thập phân)
6
n
(
. 1 + 6.CV 2 + 5.CV 4 )
• Sai số tương đối tính theo công thức: ' CS = 100% (8)
CS

. (1 + 6  0,1702 + 5  0,1704 )
6
25
Thay số:  'CS = 100% = 120,83 %
0, 406

C = . (1 + 6.CV 2 + 5.CV 4 )
6
• Sai số tuyệt đối tính theo công thức: S
(9)
n

Thay số: C = S
6
. (1 + 6  0,1702 + 5  0,1704 ) = 0,532
25
Các đặc trưng khác của Chuẩn dòng chảy năm được tính như sau:

B/ Mô đun dòng chảy M0 (l/s/km2) - là lượng nước tính bằng lít chảy trong một giây,
từ một km2 diện tích lưu vực (có thể hiểu mô đun dòng chảy chính là sản lượng nước
của mỗi km2 diện tích lưu vực), được xác định theo công thức:
Q0 .103
M0 = (10)
F
trong đó: F = diện tích lưu vực (km2)
707, 23103
Cụ thể trong bài này ta có: từ pt(5)  M0 = ≈ 14,73 (l/s/km2)
48000
(Lưu ý: các trị số M0, W0, y0 chỉ tính từ giá trị Qn không cần phần sai số   Q n đằng sau)

C/ Tổng lượng dòng chảy bình quân nhiều năm W0 (km3/năm) của một lưu vực là
thể tích (lượng) nước chảy từ lưu vực qua mặt cắt tính toán trong một năm.

-4-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

W0 = Q0 .T . 10-9 (11)
trong đó: T = số giây trong một năm, T = 86400  365 = 31536 103 giây.
W0 = 707,23  31536 103  10-9 22,30 km3/năm

D/ Độ sâu dòng chảy (độ sâu lớp nước) trung bình nhiều năm y0 (mm) là độ sâu lớp
nước nếu toàn bộ tổng lượng dòng chảy trong năm được rải đều trên toàn bộ diện tích
lưu vực.
Độ sâu dòng chảy trong khoảng thời gian bất kỳ có thể tính theo công thức:
n
86,4.  Qi
y= i =1 (12)
F
trong đó:
y = độ sâu dòng chảy (mm),
F = diện tích lưu vực (km2),
86,4 = hệ số chuyển đổi đơn vị (86400 là số giây trong 24 giờ), n = số ngày đêm.
Độ sâu dòng chảy trung bình nhiều năm được tính theo công thức:
W0
y0 = .10 6 (13)
F
22,30 106
Cho ví dụ cụ thể trong bài này: y0 =  464,7 (mm/năm)
48000

-5-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP LỚN


Môn: Thủy văn

BÀI SỐ 2: TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY NĂM THIẾT KẾ


Tính chuẩn dòng chảy năm của trạm Yên Bái, trên sông Thao, khi có đủ số liệu và
đánh giá các sai số ngẫu nhiên.
A/ Số liệu giả định cho trước
- Chuỗi số liệu lưu lượng nước bình quân tháng trong một số năm (xem Bảng 1).
- Diện tích lưu vực sông F= 48.000 km2

Bảng 1: Lưu lượng nước bình quân tháng trong nhiều năm
Sông: Thao Trạm: Yên Bái Thời kỳ quan trắc: 1974-1998
TT Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
1 1974 323 239 201 228 327 1130 1110 1480 1370 928 566 359
2 1975 386 272 209 326 439 1350 1190 1350 1370 883 736 414
3 1976 307 359 248 332 657 757 961 1700 1100 734 704 394
4 1977 323 294 233 321 316 397 1400 1380 1010 782 514 352
… … … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … … …
22 1995 358 302 223 214 296 720 1460 2610 1520 841 725 438
23 1996 287 238 276 308 702 907 1880 2580 1320 841 1020 469
24 1997 319 287 350 509 325 519 2140 1900 1600 1360 527 376
25 1998 279 231 201 277 306 1100 1930 1110 963 498 424 285

Trung bình 300.0 255.8 230.0 260.3 426.3 851.0 1326.0 1522.9 1330.6 982.8 621.1 380.0

B/ Yêu cầu tính toán


Tính lưu lượng dòng chảy năm thiết kế ứng với các tần suất thiết kế 0,1%; 1%; 5%;
20%, 95% và 99,9 %

BÀI GIẢI
Lượng dòng chảy năm thiết kế là lưu lượng trung bình trong thời kỳ nhiều năm
của lượng dòng chảy trung bình hàng năm ứng với một tần suất thiết kế nào đó. Cụ
thể nội dung bài này ta sẽ dùng phương pháp xác suất thống kê để xác định các lưu
lượng trung bình năm ứng với các tần suất thiết kế theo yêu cầu của đầu bài nêu trên.
Các dao động của dòng chảy năm theo thời gian chịu ảnh hưởng tác động của
nhiều yếu tố khác nhau và do đó trị số của nó biến đổi một cách ngẫu nhiên, không
theo quy luật nào, vì vậy khi nghiên cứu các dao động này, cần sử dụng các phương
pháp thống kê toán học. Nếu liệt số liệu quan trắc đủ dài, lượng dòng chảy năm thiết
kế được xác định theo đường tần suất.
Tần suất p ứng với một trị số dòng chảy năm nào đó là tỷ số giữa tổng số năm, mà
những năm đó trị số dòng chảy bình quân năm sẽ bằng hoặc lớn hơn giá trị nói trên,
chia cho tổng số năm quan trắc, tần suất này được thể hiện bằng phần trăm.

-6-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

Đường tần suất (hay đường xác suất luỹ tích) là đường cong tích phân, cho ta biết
tần suất lũy tích (tính theo phần trăm) của một đại lượng thủy văn nào đó trong toàn
bộ dãy số liệu. Khi tính toán các thông số đường tần suất, các giá trị đại lượng thủy
văn được xem như một dãy thống kê, và được sắp xếp thành dãy giảm dần (như đã
làm đối với cột (16) trong Bảng 2.)
Đường tần suất có thể được xây dựng dưới dạng đường kinh nghiệm (dựa trên số
liệu quan trắc) và dưới dạng đường lý luận (dựa trên lý thuyết xác suất-thống kê).
Nhận thấy sự biến đổi từ năm này qua năm khác của trị số lưu lượng trung bình
hàng năm diễn ra không theo một quy luật nào, nghĩa là Qnăm biến đổi một cách ngẫu
nhiên. Đó là cơ sở để chúng ta có thể áp dụng phương pháp xác suất thống kê nhằm
tìm ra quy luật thống kê của chuỗi giá trị này thông qua số liệu thực đo trong 25 năm
của đầu bài. Phương pháp này yêu cầu dựa trên số liệu sẵn có vẽ đường tần suất dòng
chảy năm của trạm Yên Bái. Trên đường tần suất đã được hiệu chỉnh theo phương
pháp thích hợp, ta xác định các trị số dòng chảy năm ứng với các tần suất yêu cầu của
đầu bài. Các bước tiến hành cụ thể như sau:
1) Đánh giá về số liệu
Dựa trên sai số tương đối của Hệ số biến đổi Cv tính được từ bài trước ' CV =
14,72% < 15% nên chuỗi số liệu trong 25 năm kể trên được xem là đủ dài và có thể áp
dụng phương pháp tính toán dòng chảy năm thiết kế trường hợp số liệu đủ dài.
SV lưu ý: Nếu từ chuỗi số liệu được cấp ta tính ra σ'Cv > 15% tức là số liệu không
đủ dài, không đủ điều kiện cần để áp dụng phương pháp tính toán cho trường hợp số
liệu đủ dài như quy định trong quy phạm. Nếu tính thật (để thiết kế công trình thực)
thì phải dùng một phương pháp nào đó để kéo dài chuỗi số liệu (ở đây ta không học vì
nó thuộc lĩnh vực chuyên sâu về thủy văn). Ta cho nhận xét: Vì đây là một bài tập nên
ta tạm thời coi chuỗi số liệu được cấp đã ĐỦ DÀI, và tính toán tiếp tục theo trình tự
thông thường.
2) Xây dựng đường tần suất kinh nghiệm
a) Tính tần suất xuất hiện của các điểm tần suất kinh nghiệm
Đường tần suất kinh nghiệm của dòng chảy năm được dựng theo tần suất lũy tích
p% của các điểm kinh nghiệm, tính cho mỗi số hạng của dãy số liệu các giá trị dòng
m − 0,3
chảy năm theo công thức số giữa của Chêgôđaép: p =  100% (14)
n + 0,4

trong đó: m = số thứ tự của các số hạng trong chuỗi số liệu đã được xếp thành dãy
giảm dần; n = tổng số số hạng trong dãy số liệu (còn gọi là dung lượng của chuỗi).
Trong Bảng 2 lưu lượng bình quân hàng năm Qi được xếp theo thứ tự giảm dần
(cột 16), ngoài ra nếu trong thời gian quan trắc, có hai hoặc nhiều giá trị lưu lượng
ngẫu nhiên bằng nhau, thì trong dãy giảm dần các giá trị này được sắp xếp liên tiếp
nhau, để tổng số số hạng của dãy giảm dần bằng tổng số số hạng của dãy số hạng xếp
theo thời gian.

-7-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

- Trong Bảng 2, tần suất lũy tích của giá trị lưu lượng thứ nhất trong dãy giảm dần (do
đó là trị số lớn nhất trong chuỗi) là Q1= 1284,83 m3/s thì

m − 0,3 1 − 0,3
p1 (m=1)= 100% = 100% ≈ 2,76%
n + 0,4 25 + 0,4

- Các giá trị tần suất pi khác có thể tính từ công thức trên hoặc tra trong bảng Phụ lục
1, tương ứng với số số hạng (dung lượng) của chuỗi quan trắc.

b) Vẽ đường tần suất kinh nghiệm


Trên hệ toạ độ đặc biệt của giấy xác suất (Hình 1), trục tung là giá trị của biến
ngẫu nhiên, ở đây là các trị số dòng chảy trung bình hàng năm, vẽ theo tỷ lệ thường
(chú ý dùng các bước 1,2 hoặc 5 trên thang độ trục tung), và trục hoành là tần suất
(hay xác suất vượt) tính bằng phần trăm tương ứng của trị số biến ngẫu nhiên. Trên
trục tung, giá trị đánh số nhỏ nhất cần lấy nhỏ hơn giá trị lưu lượng nhỏ nhất trong
dãy, trong ví dụ ở bài này, phải lấy nhỏ hơn giá trị Q = 504,17 m3/s, và giá trị đánh số
lớn nhất cần lấy lớn hơn giá trị lớn nhất của dãy, tức là lớn hơn 925,42 m3/s.

Theo các giá trị Qi và pi % từ Bảng 2 (cột 16 và 20), ta chấm các điểm tần suất
kinh nghiệm và nếu ta vẽ một đường cong trơn đi qua đám điểm kinh nghiệm, đó là
đường tần suất kinh nghiệm (ở bài này ta không vẽ đường này, SV cũng không vẽ
hình này mà vẽ Hình 2 sẽ nói ở phần sau).

Hình 1: Các điểm tần suất kinh nghiệm trên giấy xác suất
Qnăm Trạm: Yên Bái Sông: Thao Thời kỳ: 1974-1989
(m3/s)
Trung bình = 707,23 (m3/s)
1100
Thông số CV = 0,170
Thông số CS = 0,850
1000 Dạng phân bố: Kinh nghiệm

900

800

700

600

500

400
0,01 0,05 0,1 0,5 1 5 10 15 20 30 40 50 60 70 80 85 90 95 99 99,5 99,9 99,95 99,99
Tần suất p (%)

-8-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

2- Tính các thông số của đường tần suất lý luận và sai số xác định chúng
Đường tần suất lý luận được sử dụng để nắn và kéo dài (ngoại suy) đường tần suất
kinh nghiệm. Các thông số của đường tần suất lý luận là: lượng dòng chảy bình quân
nhiều năm Qn, hệ số phân tán CV và hệ số không đối xứng CS. Có nhiều phương pháp
tính CS và CV. Trong bài tập này ta sử dụng phương pháp mô men. Các thông số này
đã được tính ở bài tập số 1 ở phần trước.

3- Tính tung độ đường tần suất lý luận (dùng để vẽ tay)


Để dựng đường tần suất lý luận nào đó chúng ta làm theo các bước sau:
CS
- Dùng trị số CV, giả thiết một tỷ số m = nào đó từ 1 đến 6.
CV
- Giả thiết sự phân bố tần suất xuất hiện của đại lượng thủy văn đang xét xấp xỉ với một
dạng phân bố tần suất nào đó (ví dụ Pearson III hoặc Kritski-Melken).
- Vào bảng Phụ lục “Hệ số mô đun Kp” của đường tần suất vừa chọn với CV và m, tính
(nội suy) tung độ của đường tần suất lý luận ứng với các giá trị tần suất p theo công
thức Qp = KP  Qn .
- Cuối cùng, chấm điểm TSLL lên giấy xác suất và vẽ một đường cong trơn đi qua các
điểm TSLL đó, kéo dài tới hết tờ giấy, ta được đường 1 đường TSLL.
- Mỗi đường TSLL vẽ trên môt tờ giấy xác suất riêng, trên đó phải có các điểm TSKN
đã chấm đầy đủ làm nền. Ký hiệu các điểm TSLL và TSKN phải khác nhau, ví dụ
điểm TSKN (•) và điểm TSLL (X).
4- Dựng đường tần suất lý luận phù hợp và xác định lượng dòng chảy năm thiết kế
Nội dung chính của phương pháp Thích hợp - hay còn gọi là thử dần là trên cơ sở
các điểm TSKN đã được chấm lên giấy xác suất, ta vẽ đường TSLL (dựa trên bộ tham
số CS, CV, x tính từ chuỗi số liệu) lên cùng tờ giấy đó; sau đó vẽ nhiều đường TSLL
khác bằng cách kiểm tra bằng mắt so sánh sự phù hợp giữa một đường TSLL vẽ ra với
xu thế phân bố của các điểm TSKN làm nền, nếu thấy chưa phù hợp thì lại vẽ một
đường TSLL khác bằng cách thay đổi một, hai, hay cả ba tham số nói trên. Kiểm tra
sự phù hợp bằng mắt và vẽ nhiều lần (thử dần với nhiều đường TSLL) cho tới khi
đường TSLL vẽ ra đi xuyên qua “đám mây” các điểm TSKN: cụ thể là trên từng đoạn
của đường này, số điểm kinh nghiệm nằm bên trái và bên phải đường xấp sỉ bằng
nhau, đầu trên đường cong đi gần sát với các điểm kinh nghiệm có giá trị lớn nhất
(nước lớn) và đầu dưới đi sát các điểm kinh nghiệm có giá trị nhỏ nhất (nước nhỏ) của
chuỗi. Tóm lại, đường TSLL phù hợp phải mô tả đúng đắn nhất xu thế biến thiên của
giá trị thủy văn theo tần suất xuất hiện tương ứng thể hiện bởi sự phân bố của “đám
mây” các điểm kinh nghiệm nói trên (tức là lấy thực tiễn để kiểm tra lý luận).
- Thay đổi CS thực hiện thông qua việc thay đổi giá trị của m, với (1 m  6) rồi tính
CS = m.CV. Kế đến, vào bảng Phụ lục KP phụ thuộc CS, CV và p  tra ra KP tương
ứng với pi (thường phải nội suy). Tính QPi = Qn. KPi rồi chấm toạ độ (QPi, pi) lên

-9-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

cùng tờ giấy xác suất đã có các điểm TSKN; vẽ đường TSLL qua các điểm toạ độ
nói trên.
- Thay đổi CS sẽ làm thay đổi độ cong của đường TSLL (xem bài giảng).
- Thay đổi CV thực hiện qua việc chọn một giá trị CV khác trước khi tra bảng Phụ lục.
Thay đổi CV có tác dụng làm thay đổi độ dốc của đường TSLL.
- Thay đổi trị trung bình tức là nhân hệ số mô đun KP với một trị trung bình khác với
trị trung bình đã sử dụng, và kết quả là đường TSLL mới sẽ được tịnh tiến theo chiều
thẳng đứng lên hoặc xuống so với đường cũ.
- Nếu sử dụng phần mềm máy tính để vẽ thì thực hiện các thay đổi trực tiếp trên phần
mềm - đọc hướng dẫn sử dụng.
- Theo yêu cầu đầu bài SV phải vẽ ít nhất 1 đường TSLL bằng tay nếu sử dụng phần
mềm máy tính vẽ tự động đối với các đường TSLL khác. Đối với hình vẽ tay, giá trị
trung bình Qn và Cv lấy nguyên từ bảng tính gốc Excel ra, còn Cs lấy bằng cách
chọn tùy ý một giá trị m nào đó từ 1 đến 6, thí dụ m= 5 (tức là CS= 5.CV) miễn là có
bảng tra Kp tương ứng. Bảng nội suy cần làm chi tiết, bao gồm tất cả các giá trị tần
suất như trong Bảng Phụ lục đã cho, ví dụ:
Bảng 3: Nội suy tung độ đường tần suất lý luận Pearson III cho dòng chảy năm
Trạm: Yên Bái, Sông: Thao, Thời kỳ: 1974-1998 (Qn=707,23 m3/s, CV=0,170, CS= 5.CV)
P(%)
CV C = 5.C
0,01
S 0,1 V 0,2 0,33 0,5 1 2 5 10 20 50 75 90 95 99
0,15 1,81 1,63 1,57 1,53 1,49 1,43 1,36 1,27 1,20 1,12 0,98 0,89 0,82 0,79 0,73
0,20 2,19 1,91 1,82 1,75 1,70 1,60 1,51 1,38 1,27 1,15 0,97 0,85 0,77 0,74 0,68
0,170 1,962 1,742 1,670 1,618 1,574 1,498 1,420 1,314 1,228 1,132 0,976 0,874 0,800 0,770 0,710
Qp 1388 1232 1181 1144 1113 1059 1004 929 868 801 690 618 566 545 502

-10-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

HÌNH 3: ĐƯỜNG TẦN SUẤT DÒNG CHẢY NĂM (dạng đường Pearson-III)
Trạm: Yên Bái Sông: Thao Thời kỳ: 1974-1998

- Bản vẽ máy thứ hai yêu cầu thay đổi cho khác đi tất cả các giá trị trung bình Qn, Cv
và Cs so với bản vẽ máy thứ nhất, sao cho đường TSLL vẽ ra mô tả đúng nhất xu thế
biến đổi theo tần suất của biến ngẫu nhiên (thể hiện thông qua tập hợp các điểm
TSKN đã chấm trên giấy xác suất.) Cụ thể là đường TSLL đi vào trung tâm của
đường bao các điểm TSKN, có tính đến ưu tiên các điểm TSKN có trị số cao nhất và
thấp nhất.
HÌNH 4: ĐƯỜNG TẦN SUẤT DÒNG CHẢY NĂM (dạng đường Pearson-III)
Trạm: Yên Bái Sông: Thao Thời kỳ: 1974-1998

-11-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

- Sau khi đã điều chỉnh các tham số và vẽ được một số đường TSLL, ta phân tích bằng
mắt, thấy rằng đường có các tham số Qn= 712,0 m3/s, CV= 0,210 và CS=5,2.CV =
1,092 là đường TSLL phù hợp với xu thế phân bố của các điểm TSKN nhất, lấy nó
tra ra các giá trị của đại lượng thiết kế cần thiết như yêu cầu tính toán.
Bảng 4: Lượng dòng chảy năm thiết kế ứng với các tần suất p theo yêu cầu như sau

p (%) 0,1 5 10 95 99,9


Qp (m3/s) 1232 929 868 545 502

-12-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP LỚN


Môn: Thủy văn
Bài số 3: Phân phối dòng chảy trong năm
Xác định phân bố dòng chảy trong năm (theo mùa và theo tháng) khi có đủ số liệu
bằng phương pháp chọn năm đại biểu.
a) Số liệu cho trước:
Lưu lượng bình quân tháng sông Thao, tại trạm Yên Bái 1974 - 1998 (Bảng 1)
b) Yêu cầu tính toán:
1 - Xác định giới hạn các mùa.
2 -Tính lượng dòng chảy năm thủy văn ứng với các tần suất p= 5%, p= 50%, p= 75%.
3 - Chọn các năm đại biểu cho năm nhiều nước (p = 5%) năm trung bình nước (p=
50%), năm ít nước (p = 95%) và xác định phân bố dòng chảy trong năm của
chúng.

Bảng 1: Lưu lượng nước bình quân tháng sông Thao - trạm Yên Bái
Tháng
TT Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
1 1974 323 239 201 228 327 1130 1110 1480 1370 928 566 359
2 1975 386 272 209 326 439 1350 1190 1350 1370 883 736 414
3 1976 307 359 248 332 657 757 961 1700 1100 734 704 394
… … … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … … …
23 1996 287 238 276 308 702 907 1880 2580 1320 841 1020 469
24 1997 319 287 350 509 325 519 2140 1900 1600 1360 527 376
25 1998 279 231 201 277 306 1100 1930 1110 963 498 424 285

Trung bình 300,0 255,8 230,0 260,3 426,3 851,0 1326,0 1522,9 1330,6 982,8 621,1 380,0

Lời giải
Khi có đầy đủ tài liệu đo đạc, có thể sử dụng phương pháp chọn năm đại biểu (còn
gọi là năm điển hình) để xác định phân phối dòng chảy trong năm.
1- Xác định giới hạn các mùa
Phân bố dòng chảy thường được xác định theo năm thủy văn, bắt đầu từ đầu mùa
lũ năm nay và kết thúc vào cuối mùa kiệt năm sau. Trên một trạm, thời gian của từng
mùa lấy chung cho tất cả các năm có trong dãy số liệu.
Trong điều kiện khí hậu nước ta dòng chảy các sông chia thành hai mùa rõ rệt.
Mùa lũ gồm các tháng liên tục có dòng chảy trung bình tháng trong nhiều năm lớn
hơn dòng chảy trung bình năm trong nhiều năm, những tháng còn lại thuộc mùa cạn.

-13-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

Giới hạn mùa đối với các sông miền Bắc thường chọn là mùa lũ (5 tháng) từ tháng
VI-X, và mùa cạn (7 tháng) từ tháng XI-V năm sau, ở miền Trung và miền Nam mùa
lũ có thể ngắn hơn, khoảng 3-4 tháng, bắt đầu chậm hơn (tháng VIII, IX, ...), cá biệt
có nơi một năm chỉ có 2 tháng lũ và 10 tháng cạn và mùa lũ bắt đầu rất muộn, vào
tháng I.
Dựa trên Bảng 2 (Bài số 1), ở dòng Trung bình tháng trong 25 năm (dòng cuối
trong bảng) ta thấy trên sông Thao lũ bắt đầu từ tháng VI đến tháng X, mùa cạn từ
tháng XI đến tháng V năm sau (vì lưu lượng trung bình các tháng VI đến X đều lớn
hơn trị trung bình nhiều năm bằng 707,23 m3/s - từ kết quả của Bài 2). Lưu ý rằng
năm thủy văn đầu tiên là năm 1974-1975, chỉ lấy từ tháng đầu mùa lũ (tháng VI năm
1974 trở đi) nên bỏ không dùng số liệu các tháng từ I đến V của năm 1974. Tương tự,
năm thủy văn cuối cùng là năm 1997-1998, năm 1998 chỉ lấy hết tháng cuối cùng của
mùa cạn (là tháng V, nên các tháng từ VI trở đi của năm 1998 bỏ đi không lấy) do đó
số năm thủy văn chỉ còn 25 – 1 = 24 năm. Để tiện cho việc tính toán về sau, ta lập
bảng số liệu theo năm thủy văn, tính toán các thông số thống kê và đánh giá sai số của
chúng (Bảng 5).

Bảng 5: Bảng số liệu lưu lượng trung bình tháng theo năm
thủy văn và các thông số thống kê
Sông: Thao Trạm: Yên Bái thời kỳ 1974-1998
TT Năm VI VII VIII IX X XI I II III IV V XII Q năm Q S/xếp Ki -1 (Ki-1)2 (Ki-1)3 p(%)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20)
1 1974-1975 1130 1110 1480 1370 928 566 359 386 272 209 326 439 714.58 902.67 0.2710 0.0734 0.0199 2.9
2 1975-1976 1350 1190 1350 1370 883 736 414 307 359 248 332 657 766.33 900.58 0.2680 0.0718 0.0193 7.0
3 1976-1977 757 961 1700 1100 734 704 394 323 294 233 321 316 653.08 856.92 0.2066 0.0427 0.0088 11.1
4 1977-1978 397 1400 1380 1010 782 514 352 353 248 202 193 611 620.17 843.75 0.1880 0.0354 0.0066 15.2
… … … … … … … … … … … … … … ….. ….. ….. ….. ….. …..
… … … … … … … … … … … … … … ….. ….. ….. ….. ….. …..
22 1995-1996 720 1460 2610 1520 841 725 438 287 238 276 308 702 843.75 557.67 -0.2148 0.0461 -0.0099 88.9
23 1996-1997 907 1880 2580 1320 841 1020 469 319 287 350 509 325 900.58 556.17 -0.2169 0.0470 -0.0102 93.0
24 1997-1998 519 2140 1900 1600 1360 527 376 279 231 201 277 306 809.67 499.17 -0.2972 0.0883 -0.0262 97.1
Mùa lũ Mùa kiệt Tổng 17045 0.0000 0.6038 0.0023
Qn 710.215 m3/s
Cv 0.162 σCv 0.024
Cs 0.025 σ'Cv 14.94 %
σQn 23.015 3
m /s σCs 0.539
σ'Qn 3.241 % σ'Cs 2161.12 %

2- Xác định lượng dòng chảy năm của các năm điển hình (ứng với các tần suất
p=5%, p= 50% và p=95%)
Phương pháp xác định lượng dòng chảy năm thủy văn cũng tương tự như cách
làm trong Bài tập 2 theo Bảng 2 đến 4 và các đồ thị. Lưu ý rằng các tháng trong năm
thủy văn gồm một số tháng của năm trước và một số tháng khác của năm sau nên các
giá trị trung bình lưu lượng của năm thủy văn và năm Dương lịch (như ở Bài tập 2) là

-14-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

khác nhau, dẫn tới các tham số thống kê như , Q n , CV và CS của 2 cách tính năm là
khác nhau, tức là trong bài tập này ta không được dùng các trị số đã tính được từ Bài
tập 2 đưa vào đây.
Để xác định đường tần suất lý luận ta dùng phương pháp thử đường, tức là trước
hết dùng cột (16) và (20) trong Bảng 4 vẽ trên giấy xác suất các điểm tần suất kinh
nghiệm (của 24 năm); sau đó tính toán các thông số thống kê như Q , CV, CS; vẽ các
đường tần suất lý luận khác nhau dựa vào việc điều chỉnh các thông số kể trên; cuối
cùng, chọn lấy đường nào phù hợp nhất với các điểm kinh nghiệm, trên cơ sở đó tính
hoặc tra ra các giá trị lượng dòng chảy năm tương ứng với các tần suất qui định cho
năm nhiều nước, ít nước và nước trung bình. Cụ thể các tính toán được thực hiện như
sau:
- Tính toán các tham số thống kê và đánh giá sai số của chúng (tóm tắt kết quả
xem bảng 5 ở trên):

17045,17 Tung độ đường tần suất lý luận:


Q = ≈ 710,215 (m3/s)
24
QP = Q  KP, trong đó KP tra từ quan hệ

CV =
 (K i − 1) 2 = 0,604
≈ 0,162
KP= f(p, CV) của đường Kriski-Melken
n −1 23 lấy từ (Phụ lục 2)
n
 (K i − 1)3
0,0023 0,0023
CS = i =1 = = ≈ 0,025 < 2CV  phải dùng
(n − 3). C v3 (24 − 3)  0,162 3
21  0,0043
đường TSLL Kriski-Melken.
• Sai số tuyệt đối của Qn tính bởi;
Cv  Qn 0,162  710,215
 Qn = = ≈ 23,015 (m3/s)
n 24
• Sai số tương đối của Qn:
Cv 0,162
' Qn = 100% = 100% ≈ 3,241 %
n 24

• Sai số tuyệt đối của CV:

 CV = CV 1 + C v = 0,162  1 + 0,162


2 2
≈ 0,024
2(n − 1) 2  23

• Sai số tương đối của CV tính theo công thức của Kritski-Melken:

1 + Cv2 1 + 0,162 2
' CV =  100% =  100 (%) ≈ 14,94 %
2(n − 1) 2  23

-15-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

• Sai số tuyệt đối của CS:  CS =


6
n
(
. 1 + 6.C V + 5.C V
2 4
)

Thay số:  CS =
6
24
(
. 1 + 6  0,162 2 + 5  0,162 4  0,539 )

6
n
(
. 1 + 6.C V + 5.C V
2 4
)
• Sai số tương đối của CS: ' CS = 100%
CS

. (1 + 6  0,1622 + 5  0,1624 )
6
24
Thay số:  'CS = 100% = 2161,12 %
0, 025
Như vậy sai số tính CS rất lớn, vì vậy chúng ta sẽ không sử dụng giá trị CS tính
CS
theo công thức này mà xác định nó bằng cách thử dần tỉ số m = .
CV

- Để vẽ tay trên giấy xác suất, làm tương tự như Bài 2, ta nội suy KP và tính tung
độ Qp các điểm của đường TSLL theo tần suất p. Trong việc nội suy KP, để vào bảng
Phụ lục, ta dùng CV đã tính ở bước trên và giả thiết một tỷ số m tùy ý, ví dụ m=3 hay
CS
=3, chú ý CV và CS lấy 3 chữ số thập phân. Lập bảng 6 sau để vẽ tay:
Cv

Bảng 6: Nội suy hệ số mô đun KP và tính tung độ đường tần suất lý luận QP
(Kriski-Melken) sông Thao, trạm Yên Bái, Qn = 710,22 m3/s , CV = 0,162

P(%) CS= 3.CV


CV
0,01 0,03 0,05 0,1 0,3 0,5 1 3 5 10 20 25 30
0,10 1,42 1,39 1,36 1,35 1,31 1,29 1,25 1,21 1,17 1,14 1,09 1,07 1,05
0,20 2,06 1,99 1,88 1,80 1,69 1,63 1,55 1,42 1,36 1,26 1,16 1,12 1,09
0,162 1,817 1,762 1,682 1,629 1,546 1,501 1,436 1,340 1,288 1,214 1,133 1,101 1,075
Qp(m3/s) 1290 1251 1195 1157 1098 1066 1020 952 915 862 805 782 763

CV 40 50 60 70 75 80 90 95 97 99 99,5 99,7 99,9


0,10 1,02 0,99 0,97 0,94 0,93 0,91 0,87 0,84 0,83 0,79 0,77 0,76 0,73
0,20 1,03 0,98 0,93 0,88 0,86 0,83 0,76 0,71 0,68 0,62 0,59 0,57 0,53
0,162 1,026 0,984 0,945 0,903 0,887 0,860 0,802 0,759 0,737 0,685 0,658 0,642 0,606
Qp(m3/s) 729 699 671 641 630 611 569 539 523 486 468 456 430

Từ bảng tính tung độ các điểm TSLL của đường TSLL trên, ta vẽ 1 đường TSLL.

-16-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

Hình 5: Đường tần suất dòng chảy năm thủy văn


QnămTV Trạm: Yên Bái Sông: Thao Thời kỳ: 1974 -1998
(m3/s) Trung bình = 710,22 (m3/s)
Thông số CV = 0,162
1400 Thông số CS = 3CV= 0,486
Đường TSLL Kriski-Melken Dạng phân bố: Kriski-Melken
X
X
1200 X
X
X Điểm TSKN
X
1000 X Điểm TSLL
X X
X
800 X
XX
X
X
X
X
600 X
X
X X
X X X
X
400

200

0 0,01 0,05 0,1 0,5 1 5 10 15 20 30 40 50 60 70 80 85 90 95 99 99,5 99,9 99,95 99,99

SV lưu ý khi làm bài tập: đường TSLL sau khi vẽ ra là đường cong trơn và phải cắt
với các khung ngang về hai phía của giấy xác suất, điểm giao cố gắng gần góc trái
trên và góc phải dưới của khung. Vào bảng Nội suy Kp, ta có tung độ giao điểm với
khung trái là giá trị Q ứng với tần suất p=0,01% và giao với khung phải ở tần suất
99% hoặc 99,9%. Qua đó ta biết được hai đầu của đường TSLL giao với trục tung bên
trái và bên phải ở những trị số lớn nhất và nhỏ nhất nào (ví dụ lớn nhất tới 1300, nhỏ
nhất khoảng 300), trên cơ sở đó ta sẽ chia trục tung của giấy xác suất ở bản vẽ tay sao
cho bao hàm được khoảng này. Có như vậy đường TSLL ở hình vẽ tay mới nằm gọn
trong bản vẽ mà không bị giao với các khung ngang trên và dưới của giấy xác suất -
hình vẽ mới đạt yêu cầu. Bước tăng chẵn trong tỷ lệ xích của trục tung có thể chấp
nhận là 1 hoặc 2 hoặc 5. Các hình vẽ tay không đạt yêu cầu khi mắc các lỗi trên hoặc
chia trục tung không chẵn, điều này xảy ra khi SV không tự chia trục và vẽ mà chép
từ hình mà máy tính vẽ ra trên màn hình (máy tính có thể chia không chẵn, xem hình
dưới), v.v…
Sử dụng phần mềm để vẽ các đường TSLL yêu cầu là thay đổi cả 3 tham số CS,
CV và trị trung bình trực tiếp trên máy, riêng bản vẽ máy đầu tiên phải giữ nguyên
các giá trị trung bình và CV tính trực tiếp từ chuỗi số liệu gốc (giống bảng tính trên
Excel), còn CS lấy bằng m × CV trong đó ta chọn tùy ý một giá trị m từ 1 đến 6 - ví dụ
trong Hình 6 dưới đây CS lấy giá trị bằng 1 Cv.

-17-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

Hình 6: ĐƯỜNG TẦN SUẤT DÒNG CHẢY NĂM (dạng đường Kriski-Melken)
Trạm: Yên Bái Sông: Thao Thời kỳ: 1974-1998

Từ các hình vẽ, thông qua việc điều chỉnh toàn bộ 3 tham số kể trên và vẽ nhiều
hình, ta thấy đường TSLL có Qn=723,00 m3/s, CV= 0,185 và CS = 1,0 CV là phù hợp
nhất với các điểm kinh nghiệm (xem Hình 7 bên dưới).

Hình 7: ĐƯỜNG TẦN SUẤT DÒNG CHẢY NĂM (dạng đường Kriski-Melken)
Trạm: Yên Bái Sông: Thao Thời kỳ: 1974-1998

-18-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

Từ đường TSLL phù hợp nhất vừa tìm được, ta tra bằng máy ra các kết quả như
sau:
- Năm điển hình nhiều nước: Q 5% = 944,24 m3/s;
- Năm điển hình nước trung bình: Q50% = 717,23 m3/s;
- Năm điển hình ít nước: Q95% = 514,78 m3/s
3- Chọn các năm điển hình nhiều nước (p=5%), nước trung bình (p=50%) và ít
nước (p=95%) và xác định phân phối dòng chảy trong năm của chúng

A/ Chọn năm điển hình


Các năm điển hình (hay đại biểu) được chọn từ Bảng 5, phải thỏa mãn 2 điều kiện:
- Năm đại biểu phải có giá trị lưu lượng bình quân năm (thủy văn) gần bằng giá trị
lưu lượng đã tính được ứng với các tần suất p = 5%, p = 50% và p = 95%.
- Năm đại biểu có dạng phân bố dòng chảy bất lợi nhất đối với công trình.

Cho năm nhiều nước, ta chọn năm 1978-1979 có Q = 902,67 m3/s, vì nó là trị số
gần nhất với Q5% = 944,24 m3/s; tương tự ta chọn năm trung bình nước là năm 1974-
1975 có Q = 714,58 m3/s, gần nhất với Q50% = 717,23 m3/s; và năm ít nước là năm
1993-1994 có Q = 499,17 m3/s, gần nhất với Q95% = 514,78 m3/s.

B/ Tính các hệ số phân phối dòng chảy theo mùa và theo tháng của các năm điển
hình
Tính phân bố dòng chảy theo tháng và theo mùa, tức là tính tỷ số phần trăm giữa
tổng lượng nước W trong từng tháng và trong từng mùa so với tổng lượng nước trong
cả năm. Trình tự tính toán như sau:
• Tổng lượng dòng chảy từng tháng (đơn vị là km3):

Wtháng (km3) = Qthang .  Tthang . 10-9 = Q thang  86400  số ngày trong tháng  10-9
- ví dụ đối với tháng VI năm nhiều nước: WVI = 1360  86400  30  10-9 = 3,525 km3
- Lưu ý, tháng II năm nhuận có 29 ngày, năm nhuận là năm có số năm chia hết cho
4, ví dụ năm 1968. Trong năm thủy văn thường tháng II rơi vào mùa cạn, nên khi
tính tổng lượng W của tháng II phải chú ý tới điều này khỏi nhầm.
• Lưu lượng trung bình và tổng lượng dòng chảy trong từng mùa:
k
 Qi k
Q lu = i =1
k
, trong đó k là số tháng trong mùa lũ (ví dụ 5 tháng) và Wlũ = W
i =1
thang,i

m
 Qi m
i =1
Q can =
m
, trong đó m là số tháng trong mùa cạn (ví dụ 7 tháng) vàWcạn = W
i =1
thang,i

-19-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

• Tổng lượng dòng chảy cả năm: Wnăm = Wlũ + Wcạn


o Theo mùa, hệ số phân phối dòng chảy  mùa được tính theo công thức:
Wlu Wcan
lũ=  100% và cạn=  100%
Wnam Wnam
o Theo các tháng, hệ số phân bố dòng chảy  được tính theo công thức sau:
Wthang
tháng =  100%
Wnam

Bảng 7 trình bày các kết quả tính toán phân phối dòng chảy giữa các tháng và các
mùa trong năm theo mô hình 3 năm đại biểu.

Bảng 7: Kết quả tính toán các hệ số phân phối dòng chảy theo tháng và
theo mùa
Năm điển Mùa Mùa lũ Mùa cạn
hình
Năm
Tháng VI VII VIII IX X XI XII I II III IV V

Số ngày 30 31 31 30 31 30 31 31 28 31 30 31 365
Q tháng (m3/s) 1360 1460 2150 2200 1400 566 362 304 283 200 209 338 902.67
W (km3) 3,525 3,910 5,759 5.702 3.750 1.467 0.970 0.814 0.685 0.536 0.542 0.905 28.565
1978-1979

Nhiều
nước
ᵝ (%) 12,34 13,69 20,16 19.96 13.13 5.14 3.39 2.85 2.40 1.88 1.90 3.17 100
Q mùa (m3/s) 1714,00 323,14
Wmùa(km3) 22,646 5,918 28,565
α (%) 79,28 20,72 100
Số ngày 30 31 31 30 31 30 31 31 28 31 30 31 365
Q tháng (m3/s) 1130 1110 1480 1370 928 566 359 386 272 209 326 439 714.58
1974-1975

3 2,929 2,973 3,964 3.551 2.486 1.467 0.962 1.034 0.658 0.560 0.845 1.176 22.604
Nước
W (km )
trung ᵝ (%) 12,96 13,15 17,54 15.71 11.00 6.49 4.25 4.57 2.91 2.48 3.74 5.20 100
bình
Q mùa (m3/s) 1203,60 365,29
Wmùa(km3) 15,903 6,701 22,604
α (%) 70,35 29,65 100
Số ngày 30 31 31 30 31 30 31 31 28 31 30 31 365
Q tháng (m3/s) 497 838 1160 1220 608 375 202 171 157 146 209 407 499.2
3
1993-1994

W (km ) 1,288 2,244 3,107 3.162 1.628 0.972 0.541 0.458 0.380 0.391 0.542 1.090 15.804
ít
nước
ᵝ (%) 8,15 14,20 19,66 20.01 10.30 6.15 3.42 2.90 2.40 2.47 3.43 6.90 100
Q mùa (m3/s) 864,60 238,14
3 15,804
Wmùa(km ) 11,430 4,374
α (%) 72,33 27,67 100

Các biểu đồ trong các Hình 8 – 10 sau đây thể hiện tỷ lệ phân phối dòng chảy theo 2
mùa lũ và kiệt theo 3 mô hình năm đại biểu.

-20-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

Hình 8: Biểu đồ hệ số phân phối dòng chảy mùa  (%) theo mô hình năm điển hình
Trạm Yên Bái - Sông Thao - Thời kỳ 1974-1998

Hình 9: Biểu đồ hệ số phân phối dòng chảy mùa  (%) theo mô hình năm điển hình
Trạm Yên Bái - Sông Thao - Thời kỳ 1974-1998

-21-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

Hình 10: Biểu đồ hệ số phân phối dòng chảy mùa  (%) theo mô hình năm điển hình
Trạm Yên Bái - Sông Thao - Thời kỳ 1974-1998

Các Hình 11-13 sau đây thể hiện tỷ số phân phối dòng chảy tháng theo 3 năm
điển hình

Hình 11: Biểu đồ hệ số phân phối dòng chảy tháng  (%) theo mô hình năm điển hình
Trạm Yên Bái - Sông Thao - Thời kỳ 1974-1998

-22-
Hướng dẫn làm Bài tập lớn môn: Thủy văn Vũ Anh Khoa – BM Thủy lực-Thủy văn - 2021

Hình 12: Biểu đồ hệ số phân phối dòng chảy tháng  (%) theo mô hình năm điển hình
Trạm Yên Bái - Sông Thao - Thời kỳ 1974-1998

Hình 13: Biểu đồ hệ số phân phối dòng chảy tháng  (%) theo mô hình năm điển hình
Trạm Yên Bái - Sông Thao - Thời kỳ 1974-1998

Sinh viên lưu ý: Bài tập trình bày theo các bước như hướng dẫn trong tài liệu này. Các
bảng và hình vẽ của bài nào thì đóng giấy tập hợp vào bài ấy. Không gom tất cả các hình
và bẳng vào một chỗ vì như vậy rất khó theo dõi nội dung chi tiết các bước tính và vẽ
trong toàn bộ bài tập lớn này.

-23-

You might also like