You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CƠ KHÍ

BÁO CÁO MÔN HỌC


NHẬP MÔN KỸ THUẬT_ME1001

TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ THÙNG RÁC


THÔNG MINH
NHÓM: 9

GVHD: Nguyễn Thị Mộng Hiền

Thành viên nhóm


TT Họ và Tên MSSV Lớp
1 Nguyễn Quốc Phong 2312623 L01
2 Trần Hồng Thắm 2213178 L01
3 Nguyễn Võ Anh Khoa 2311630 L01
4 Phạm Ngọc Anh 2310141 L01
5 Trần Chí Trung 2313685 L01
6 Nguyễn Quốc Khôi Nguyên 2312368 L01
7 Nguyễn Quốc Hưng 2311343 L01
8 Nguyễn Chí Nguyên 2312358 L01
CHƯƠNG 1

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÁC THÀNH VIÊN

Chương 1: Tổng quan

+) Nguyễn Quốc Phong

+) Trần Chí Trung

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

+) Nguyễn Chí Nguyên

+) Nguyễn Võ Anh Khoa

Chương 3: Nghiên cứu, chế tạo

+) Nguyễn Quốc Hưng

+) Nguyễn Quốc Khôi Nguyên

Chương 4: Kết luận và kiến nghị

+) Trần Hồng Thắm

+) Phạm Ngọc Anh

2
CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước


Hiện nay, do sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật số nên đã kéo theo nhiều lĩnh vực
phát triển và đổi mới, và thùng rác thông minh là 1 trong những đề tài được nhiều các kỹ
sư trẻ phát triển và nghiên cứu.
Và chỉ 1 năm trước đây, 1 nhóm các sinh viên của Đại học Đà Nẵng đã chế tạo thành
công thùng rác thông minh có thể tự động khử khuẩn, báo đầy và quản lý trên điện
thoại.
Nhóm sinh viên đã chế tạo thành công thùng rác thông minh bao gồm Phan Tuấn Nhật,
Trần Viết Minh Phát, Nguyễn Văn Trúc (Đại học Sư phạm Kỹ thuật) và Nguyễn Thị
Hoa, Phạm Đỗ Quỳnh Như (Đại học Kinh tế). Nhóm phát triển với mong muốn quản lý
rác thải tại các khu điều trị Covid-19, giảm rác tồn đọng, ngăn nguy cơ lây nhiễm chéo.
Phiên bản mới nhất hiện nay đã có dung tích 60 lít, thay thế từ nhựa thành hợp
kim Aluminium, giúp cho thùng rác nhẹ hơn nhưng lại bền bỉ hơn với các tác động bên
ngoài.
Hiện thùng rác đang hoạt động thử nghiệm tại khu vực cách ly trong ký túc xá Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng để đánh giá. Chi phí sản xuất nhóm ước tính hơn 2,7 triệu
đồng nên sản phẩm phù hợp với các khu du lịch, công viên giải trí, khu đô thị cao cấp,
nơi có đội ngũ bảo vệ và hệ thống an ninh trật tự đảm bảo, giảm tối đa tình trạng mất cắp.
[1]
Ngoài ra, ở nước ta vẫn còn rất nhiều nhóm sinh viên đã nghiên cứu và cho ra đời rất
nhiều loại thùng rác với các chức năng khác nhau như :
3
CHƯƠNG 1
Sáng chế mang tên “Thùng rác thông minh NERA” do hai sinh viên đam mê nghiên cứu
khoa học Nguyễn Trịnh Thiên Kim và Nguyễn Xuân Quý - ĐH khoa học tự nhiên, ĐH
Quốc gia TP.HCM nghiên cứu. Chỉ cần ấn nút nén, thùng rác có thể được giải phóng đến
50% không gian, giải quyết tình trạng thùng chứa rác quá tải tại các khu đô thị lớn, đông
dân cư hiện nay.[2]
Sản phẩm thùng rác thông minh Magic Bin của 3 sinh viên Đại học FPT sử dụng trí
thông minh nhân tạo để phân loại rác tái chế và không tái chế nhằm giảm thiểu sức lao
động của con người. 3 sinh viên năm thứ nhất của Đại học FPT đã cùng nhau nghiên cứu,
ứng dụng sự kết hợp các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) để cho
ra đời thùng rác thông minh Magic Bin, có khả năng định vị, nhận biết số lượng rác trong
thùng, rất thuận tiện trong việc thu dọn rác thải.[3]
Bằng sự đam mê, tìm tòi và sáng tạo, Trần Đình Yên - sinh viên năm thứ hai lớp Điện
công nghiệp K5 Trường Cao đẳng Nghề Công nghệ Hà Tĩnh đã biến ý tưởng chế tạo
thùng rác thông minh trở thành hiện thực. Sau ba tháng mày mò nghiên cứu, cuối cùng
chàng trai đã thiết kế xong các hệ thống để phát ra âm thanh. “Thùng rác sử dụng đèn
Led để gây sự chú ý. Khi mọi người bỏ rác vào, thùng sẽ tự động phát ra âm thanh Cảm
ơn mọi người đã cho tôi rác. Khi không ai bỏ rác, cứ vài phút nó sẽ phát âm thanh Vì môi
trường xanh, sạch đẹp, xin quý khách hãy bỏ rác vào đúng nơi quy định”, Yên nói.[4]
Thùng rác thông minh "biết" báo đầy của sinh viên ĐH Hoa Sen. Sản phẩm độc đáo này
do nhóm sinh viên ngành công nghệ mạng máy tính, truyền thông trường ĐH Hoa Sen
(TP.HCM) nghiên cứu phát triển, giúp kiểm soát được lượng rác thải trong thùng và
thông báo trên máy tính. Ngoài chức năng thông tin cho người quản lý biết được lượng
rác thải để thuận lợi hơn trong việc thu gom, trong tương lai, sản phẩm thùng rác thông
minh còn có khả năng phát wifi cho người sử dụng tại nơi công cộng.[5]

4
CHƯƠNG 1
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Tương tự như ở Việt Nam, vấn đề rác thải vá phát triển những loại thùng rác thông minh,
hiện đại luôn là những mục tiêu được các kỹ sư và nhà nghiên cứu đặc biệt chú trọng.
Một trong những nhà phát triển tích cực nhất về vấn đề tạo ra thùng rác thông minh đó là
Wimalaratne và nhóm của ông. Nhóm của ông đã lên ý tưởng vào phát triển thùng rác
thông minh với mong muốn tăng tỉ lệ rác thải được tái chế trong tương lai. Hiện nay, ở
Mỹ có tỷ lệ tái chế ít hơn 35% tổng số chất thải (Vương quốc Anh tốt hơn một chút,
khoảng 40-45%).
Wimalaratne và nhóm của ông hy vọng thùng rác thông minh của họ sẽ giúp tạo ra một
chuẩn mực văn hóa xung quanh việc tái chế trong không gian công cộng, đặc biệt là khi
kết hợp với ứng dụng. Người dùng, đặc biệt là millennials, có thể tận hưởng sự xác nhận
mà họ nhận được từ việc tái chế và kiếm phần thưởng. Và nhóm nghiên cứu cũng nghĩ
rằng thùng rác sẽ hấp dẫn các tập đoàn, những người đang chịu áp lực ngày càng tăng về
việc người tiêu dùng đặt ra câu hỏi các sản phẩm của họ sau khi sử dụng xong có thể tái
chế được hay không.
Ngay bây giờ nhóm nghiên cứu đang mang nguyên mẫu thùng rác của họ trên đường đến
các triển lãm thương mại, hy vọng các nhà hàng hoặc các công ty khác sẽ quan tâm. Một
khi một công ty quyết định đặt hàng một thùng, nó có thể được sản xuất tương đối nhanh
chóng và rẻ tiền. Theo Wimalaratne :” Nó sử dụng các công nghệ chi phí thấp có sẵn, thứ
đắt nhất là bộ máy điều hành “. Miller nghĩ rằng công nghệ có vai trò trong việc cải thiện
tái chế, mặc dù nó không quan trọng bằng yếu tố giáo dục con người. "Một số đột phá
gần đây trong công nghệ robot phân loại đặc biệt hứa hẹn", ông nói. "Nhưng thách thức
quan trọng nhất vẫn là đảm bảo bạn và tôi phải biết sử dụng đúng cách”.[6]

5
CHƯƠNG 1
Ở Hàn Quốc, Công ty Ecube Labs, Công ty này đã phát triển các thùng rác thông minh sử
dụng công nghệ IoT, giúp giám sát tình trạng đầy và trống của thùng rác và gửi thông tin
đến các tài xế xe tải rác để thu gom đúng thời điểm. Các thùng rác này còn được trang bị
các cảm biến hương và khí, giúp giám sát mùi hôi và độc hại từ rác. Bên cạnh đó, công ty
còn phát triển hệ thống quản lý rác thải toàn diện sử dụng công nghệ IoT, kết hợp với
phần mềm quản lý và dịch vụ tư vấn.[7]
Ở Phần Lan, Công ty Enevo, đã phát triển các cảm biến IoT để giám sát mức độ đầy của
thùng rác. Công nghệ này cho phép các tổ chức quản lý rác thải dự đoán mức độ đầy của
các thùng rác và tối ưu hóa việc thu gom rác, từ đó giảm thiểu tình trạng rác thải đầy trên
đường phố.[8]
Ở Hoa Kỳ, Công ty Rubicon Global đã phát triển hệ thống quản lý rác thải thông minh sử
dụng công nghệ IoT, giúp giám sát tình trạng đầy và trống của các thùng rác và cung cấp
thông tin chi tiết về lượng rác được tạo ra.[9]
Cũng ở Hoa Kỳ, Công ty ZenRobotics đã phát triển robot tự động để phân loại rác thải,
sử dụng công nghệ học sâu và thu thập dữ liệu từ cảm biến để phân tích rác thải. Hệ
thống này giúp tối ưu hoá quá trình phân loại rác thải và giảm thiểu sự cố hỏng hóc của
máy móc trong quá trình xử lý.[10]
[1] https://vnexpress.net/sinh-vien-lam-thung-rac-thong-minh-4505924.html
[2] https://doimoisangtao.vn/news/2017/2/6/hai-sinh-vin-tphcm-sng-ch-thng-nn-rc-thng-
minh
[3] https://scp.vn/thung-rac-su-dung-tri-thong-minh-nhan-tao-de-phan-loai-rac/
[4] https://vtc.vn/chang-sinh-vien-truong-nghe-che-tao-thung-rac-thong-minh-
ar195369.html
[5] https://kienthuckhoahoc.org/ung-dung-kh/thung-rac-thong-minh-quot-biet-quot-bao-
day-cua-sinh-vien-dh-hoa-sen-ahip

6
CHƯƠNG 1
[6] A Smart Recycling Bin Could Sort Your Waste for You | Innovation| Smithsonian
Magazine
[7] https://www.ecubelabs.com/about/
[8] https://enevo.com/technology/
[9] https://www.rubicon.com/about/
[10] https://www.rubicon.com/

1.3. Mục tiêu đề tài

- Nhịp điệu cuộc sống không cố định, luôn có bước chuyển mình và nhảy vọt, điển
hình là xã hội luôn phát triển mạnh mẽ qua từng thời kì, chuyển từ cơ giới hoá dần sang
tự động hoá, phát triển mạnh mẽ với nền công nghiệp 4.0. Với những quy mô lớn vừa
trình bày ở luận điểm trên nói chung, đồng thời với nền tri thức con người, công nghệ của
các ngành nói riêng, việc cải tiến các sản phẩm kỹ thuật luôn được chú trọng và sáng tạo
để tạo ra những giải pháp phù hợp với nhu cầu con người. Nhận thấy sự bất tiện trong
việc đóng mở nắp, rác có thể bị vướng hoặc rơi do nắp cản trở, từ đó con người luôn cải
tiến và sản xuất ra thùng rác có thể hoàn thiện những cản trở đó, và sản phẩm thùng rác
thông minh đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên. Thùng rác thông minh mang đến cho
người tiêu dùng sự tiện lợi, sự trải nghiệm toàn diện, dễ dàng bỏ rác vào thùng mà không
cần dùng cơ lực đóng hoặc mở nắp, tránh đi tình trạng vương vãi rác. Và sản phẩm luôn
luôn được nâng cấp và cải tiến hơn để để đáp ứng nhu cầu toàn diện sản phẩm của con
người.

1.4. Phạm vi đề tài

7
CHƯƠNG 1
- Nguyên liệu: Nhựa Composite

- Trong phạm vi kiến thức của sinh viên năm nhất

1.5. Ý nghĩa của đề tài

- Cách tân chiếc thùng rác trở nên hiện đại hơn, tiện nghi hơn, gần gũi hơn với mọi
người. Đồng thời nâng tầm một vật dụng nhỏ bé để thu hút sự chú ý của mọi người, gián
tiếp nhắc nhở mỗi người phải có ý thức bảo vệ môi trường.

8
CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Thùng rác thông minh hoạt động dựa trên hai bộ phận chính là cảm biến siêu âm và
arduino nano:

-Phần Cảm biến siêu âm là thiết bị cảm biến điện tử, được dùng để đo khoảng cách của
một đối tượng mục tiêu bằng cách phát ra sóng siêu âm, sau đó âm thanh phản xạ được
chuyển đổi thành tín hiệu điện. Tín hiệu sẽ được xử lý và thông báo ở đầu ra. Bộ phát của
cảm biến có khả năng tạo ra âm thanh nhờ sử dụng tinh thể áp điện. Còn bộ thu có vai trò
tiếp nhận âm thanh đến và đi từ các vị trí.

-Thiết bị cảm biến siêu âm được cấu tạo bởi một bộ phận chính là đầu dò phát ra tín hiệu.
Đầu dò của cảm biến hoạt động tương tự như một microphone để nhận và phát siêu âm.

-Các thiết bị đầu dò cảm biến sóng siêu âm này đều có cấu tạo chung bao gồm:

+Bộ phát: Bộ phận được cấu tạo từ gốm, với đường kính cỡ 15mm, hoạt động dựa trên
chuyển động bằng máy rung để tạo ra các sóng siêu âm truyền trong không khí.

+Bộ thu: Với nhiệm vụ hình thành các rung động cơ học tương thích với sóng siêu âm và
chuyển đổi thành năng lượng điện ở đầu ra của bộ thu.

+Bộ điều khiển: Bộ phận sử dụng mạch điện tích hợp để điều khiển sự truyền sóng siêu
âm của bộ phát, từ đó đánh giá được khả năng nhận tín hiệu và kích thước của bộ thu.

9
CHƯƠNG 2
+Nguồn điện: Nguồn 1 chiều cung cấp năng lượng cho thiết bị cảm biến thông qua mạch
ổn áp.

10
CHƯƠNG 2

Nguyên lý hoạt động

Khi các sóng âm này gặp phải bề mặt


Nguyên lý hoạt động của cảm biến siêu vật cản như chất rắn hay chất lỏng thì
âm dựa trên quá trình phát và thu nhận sẽ tạo ra các bước sóng phản xạ lại.
tín hiệu; hệ thống cảm biến sẽ liên tục Thiết bị cảm biến sẽ tiếp nhận sóng
phát ra các sóng âm có tần số cao hơn phản xạ, phân tích và xác định chính xác
mức mà con người có thể nghe và có khoảng cách từ cảm biến đến vật
tốc độ lan truyền nhanh, mạnh. cản.Rồi trả về tín hiệu cho bộ điều
khiển arduino nano để khởi động
piston giúp nâng nắp thùng rác lên

11
CHƯƠNG 3

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU, CHẾ TẠO

3.1. Thiết lập bảng FRDPARRC

Các yêu Các thông số Phân tích Tài liệu Rủi ro Các biện
cầu chức thiết kế tham pháp
năng khảo khắc
phục

FR DP A R R C

Arduino Nguồn 3 V Arduino là bo Youtub Code lỗi Chỉnh sửa


và 5 V, tần số mạch vi điều e code
16 MHz khiển, giúp tích
hợp code và thực
hiện nhiệm vụ

Thùng rác Kích thước Dùng để chứa rác Youtub Thùng rác bị Vặn lại vít

12
CHƯƠNG 3
25 x 15 cm e lỏng vít
Thùng rác bị Đổi thùng
hỏng, thủng rác

Cảm biến Phát hiện vật Cảm biến sử dụng Youtub Cảm biến Thay cảm
cản ở khoảng sóng siêu âm để e không cảm biến mới
cách xa (2- cảm nhận được có nhận được
300cm) với mục tiêu trong mục
độ chính xác bán kính xác định tiêu
cao (±0,2 cm)

Pin năng Kích thước Pin năng lượng Youtub Dễ bị bẩn, Vệ sinh
lượng mặt 14 x 8,7 cm giúp lưu trữ năng e thời tiết xấu, tấm năng
trời Điện áp 5 V lượng mặt trời để hoặc bị che lượng
hoặc 6 V sạc cho pin dự khuất, dẫn đến thường
Cường độ phòng không đủ ánh xuyên
dòng điện 50 sáng Đặt tấm
- 150 mA năng
lượng ở
nơi nhiều
nắng

Pin sạc dự Dung lượng Dùng để nạp năng Youtub Nhiệt độ cao Đặt năng
phòng 5000 mVh, lượng cho e dễ gây cháy, lượng mặt
cường độ Arduino nổ trời ở trên

13
CHƯƠNG 3
dòng điện 2,4 như một
- 2,6 A, điện mái che
áp 5V

Servo Lực kéo 1,8 Dùng để đóng/mở Youtub Servo không Thay
kg/cm nắp thùng rác e hoạt động, lực Servo mới
nâng quá nhỏ
so với nắp
thùng rác

3.2. Nghiên cứu

- Kích thước, độ nặng của nắp thùng rác, từ đó chọn loại servo có lực nâng phù hợp.

- Khả năng, khoảng cách có thể xác định vật thể của cảm biến nhằm lựa chọn cảm
biến phù hợp và điều chỉnh code cho phù hợp.

- Cách sử dụng phần mềm Arduino IDE, một số lệnh thường dùng để viết code
trong phần mềm nhằm viết được code phù hợp với mong muốn.

- Cách đấu nối, lắp ghép mạch Arduino, cảm biến và Servo với nhau để chúng hoạt
động được.

14
CHƯƠNG 3
- Cấu tạo của thùng rác để xác định vị trí phù hợp để đặt các chi tiết vào nhằm tạo
nên hệ thống đóng/mở nắp tự động.

- Cấu tạo, đặc điểm của pin mặt trời nhằm ứng dụng để tự sạc cho nguồn điện (pin
sạc dự phòng) của thùng rác.

3.3. Chế tạo

- Nối dây giữa Arduino, Servo và cảm biến hợp lý, nạp code vào Arduino từ máy
tính, sau đó thử xem hệ thống có hoạt động hay không.

- Dùng mỏ hàn để hàn lỗ trên thùng rác nhằm lắp đặt cảm biến và nối dây từ cảm
biến qua lỗ. Dùng súng bắn keo cố định cảm biến.

- Tháo phần đế thùng rác, dùng súng bắn keo cố định Servo ở vị trí chân đạp của
thùng rác, còn Arduino nằm phía trong phần rỗng giữa đế và thùng.

- Dùng cáp USB để nối từ Arduino đến nguồn điện.

- Nối dây từ cảm biến đến Arduino và từ Servo đến Arduino.

- Lắp lại phần đến của thùng rác.

3.4. Dự đoán chi phí nguyên vật liệu

STT Tên vật liệu Số lượng Thành tiền (VND)

1 Arduino 1 100.000

15
CHƯƠNG 3
2 Cảm biến 1 30.000

3 Servo 1 60.000

4 Arduino Shield 1 30.000

5 Dây nối, cáp USB 1 5.000

6 Thùng rác 1 90.000

7 Mỏ hàn 1 80.000

8 Súng bắn keo 1 80.000

Số tiền dự trù khi vật liệu bị lỗi 300.000

Tổng cộng 775.000

3.5. Thử nghiệm, đánh giá mẫu

16
CHƯƠNG 4

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.1. Kết luận


Khác với sản phẩm truyền thống cần nhiều trợ năng từ con người, các sản phẩm
được ứng dụng kỹ thuật ngày càng là điểm đến và lựa chọn của người tiêu dùng bởi tính
tự động hoá, tiện lợi và tối ưu. Chúng ta có thể bất gặp hiện trạng phải bật mở nắp liên
tục, rác vây bẩn lên thành nắp và gây quan ngại khi bỏ rác ở thùng rác truyền thống, thế
nên việc ra đời của thùng rác thông minh là hết sức cần thiết bởi nhu cầu tiện lợi và tối ưu
của khách hàng là khá cao. Ở sản phẩm thùng rác thông minh chúng ta không còn quan
ngại việc rác vây bẩn ở thành nắp do thùng rác có thể tự động đóng mở nắp, việc bỏ rác
càng dễ dàng hơn do chúng ta không cần thao tác lực nhiều, từ đó việc bỏ rác đối với con
người thật sự tiện lợi nhanh chóng, điều đó giúp xây dựng nên một ý thức bảo vệ môi
trường, làm đẹp thế giới.

Từ những giai đoạn đầu nhóm đã hoạch định và quy định những tiêu chí để tạo ra
sản phẩm tốt nhất. Trong suốt quá trình hoàn thành sản phẩm nhóm đã đạt những mục
tiêu nhất định mà từ đầu đặt ra. Từ khâu chọn vật liệu, nhóm đã chọn những vật liệu ổn
định và tốt nhất, chọn nguồn bán uy tính, phù hợp với chi phí của nhóm. Hơn thế để xây
dựng sản phẩm và đưa sản phẩm đến gần mọi người, nhóm đã xây dựng video giới thiệu
một cách chỉn chu và chuyên nghiệp nhất nhằm mục đích cho người dùng hiểu nhất về
sản phẩm. Đoạn code trên arduino nhóm đã hoàn thành một cách hiệu quả, tinh chế để
sản phẩm có thể chạy nhịp nhàng hơn. Bên cạnh đó để đáp ứng yêu cầu mỹ thuật sản
17
CHƯƠNG 4
phẩm, nhóm đã tạo ra những đường nét, lỗ khét gọn gàng và hoàn mỹ, tổ chức, lắp ráp
các bộ phận sản phẩm một cách đồng nhất để tạo ra sản phẩm đạt độ mỹ quan cao. Tuy
có những cản trở nhất định, nhưng nhìn chung sản phẩm tạo ra đạt được những mục tiêu
mà nhóm đã đặt ra, sản phẩm mang đến trải nghiệm toàn diện và ổn định nhất so với điều
kiện khách quan của nhóm.

Bằng những vật liệu, thành phần kỹ thuật cơ bản, kết hợp với những kiến thức lõi,
cơ sở lý thuyết cơ bản nhất về chuyển động cơ, lập trình trên arduino qua đồ án sản phẩm
thùng rác thông minh, nhóm khẳng định rằng việc trang bị kiến thức nền tảng là thật sự
cần thiết để xây dựng một sản phẩm tốt. Đồng bộ với yếu tố trên, yếu tố mỹ thuật xã hội,
giá trị sản phẩm cũng là một vấn đề quan trọng. Qua sản phẩm nhóm còn cho thấy ngoài
kiến thức cần thiết, và kĩ năng kỹ thuật, sản phẩm mang tính thực dụng cao phải đáp ứng
tiêu chí chọn vật liệu hợp lý, độ mỹ thuật, độ hiệu quả của sản phẩm; nhu cầu xã hội, chi
phí, giá trị mang lại phải phù hợp với nhu cầu thị trường. Bên cạnh những ưu điểm nổi
bật trong việc tự động mở đóng nắp, tiện lợi cho người dùng của sản phẩm; thì vẫn tồn tại
những khuyết điểm điển hình như rất dễ bắt gặp sự cố kỹ thuật, độ thấm hút, thoáng khí
cần được quan tâm và cải thiện, và cải tiến qua các thế hệ thùng rác thông minh sau này.

1.2. Kiến nghị

Cần phải nghiên cứu thêm về chất liệu của các bộ phận lắp ráp thùng rác thông minh từ
đó thay đổi nhằm giảm giá thành sản xuất, giảm giá thành sản phẩm giúp người dùng có
thể tiếp cận sản phẩm dễ dàng hơn.

Thuận lợi:

Đề tài không mới nên có rất nhiều tư liệu tham khảo.


18
CHƯƠNG 4
Mua các nguyên vật liệu tương đối dễ dàng khi hiện nay mua hàng online rất được ưa
chuộng không cần phải đến tận cửa hàng tìm mua.

Mọi người trong nhóm làm việc tích cực, phân công rõ ràng.

Khó khăn:

Giá thành vật liệu tương đối cao

Chưa có chuyên môn cao về trình độ kỹ thuật nên sản phẩm có thể sẽ gặp 1 số trục trặc.

19

You might also like