You are on page 1of 67

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH


VIỆN KỸ THUẬT HUTECH

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
HỆ THỐNG ĐIỆN - ĐIỆN TỬ Ô TÔ

XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG


CHIẾU SÁNG TRÊN Ô TÔ

Ngành : CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

Giảng viên hướng dẫn : Phan Anh Tuấn Kiệt


Sinh viên thực hiện : Phạm Minh Hậu (1611251161)
Trần Anh Vinh (1611251382)
Nguyễn Minh Đại (1611251127)
Lê Ngọc Anh Khoa (1611251214)
Lê Minh Hữu (1611251204)
Lớp: 16DOTA3

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH
VIỆN KỸ THUẬT HUTECH

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
HỆ THỐNG ĐIỆN - ĐIỆN TỬ Ô TÔ

XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG


CHIẾU SÁNG TRÊN Ô TÔ

Ngành : CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

Giảng viên hướng dẫn : Phan Anh Tuấn Kiệt


Sinh viên thực hiện : Phạm Minh Hậu (1611251161)
Trần Anh Vinh (1611251382)
Nguyễn Minh Đại (1611251127)
Lê Ngọc Anh Khoa (1611251214)
Lê Minh Hữu (1611251204)
Lớp: 16DOTA3

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2018


VIỆN KỸ THUẬT Đề số: ………

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI


ĐỒ ÁN: HỆ THỐNG ĐIỆN, ĐIỆN TỬ Ô TÔ
1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài :
Phạm Minh Hậu Lớp: 16DOTA3 MSSV: 1611251161
Trần Anh Vinh Lớp: 16DOTA3 MSSV: 1611251382
Nguyễn Minh Đại Lớp: 16DOTA3 MSSV: 1611251127
Lê Ngọc Anh Khoa Lớp: 16DOTA3 MSSV: 1611251214
Lê Minh Hữu Lớp: 16DOTA3 MSSV: 1611251204
2. Tên đề tài: Xây dựng mô hình hệ thống chiếu sáng trên ô tô
3. Các dữ liệu ban đầu :
- Giáo trình hệ thống điện – điện tử ô tô ( TS. Nguyễn Văn Nhanh, Th.S. Nguyễn
Văn Bản biên soạn)
- Sơ đồ đấu dây, các thông số cơ bản, và một số tài liệu khác
4. Nội dung nhiệm vụ :
- Phạm Minh Hậu: Soạn chương 1, 2, 5 và biên soạn, thi công mô hình hệ thống
chiếu sáng.
- Trần Anh Vinh: Tìm tài liệu, thi công mô hình hệ thống chiếu sáng.
- Nguyễn Minh Đại: Tìm tài liệu, thi công mô hình hệ thống chiếu sáng.
- Lê Ngọc Anh Khoa: Soạn chương 3, thi công mô hình hệ thống chiếu sáng.
- Lê Minh Hữu: Tìm tài liệu, thi công mô hình hệ thống chiếu sáng.
- Cả nhóm: Soạn chương 4, thi công mô hình hệ thống chiếu sáng.
5. Kết quả tối thiểu phải có:
- Cuốn thuyết minh đề tài in A4 (theo mẫu đính kèm, bao gồm các nội dung thực
hiện và mô hình) có đánh giá của giảng viên hướng dẫn.
- Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ dây (nếu có).
- Hình ảnh mô hình.
Ngày giao đề tài: 09/10./2018. Ngày nộp báo cáo: 20/12/2018.
TP. HCM, ngày 20 tháng 12 năm 2018.
Sinh viên thực hiện Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
ĐỒ ÁN MÔN HỌC: HỆ THỐNG ĐIỆN- ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ

Tuần Nội dung hướng dẫn Nội dung thực hiện Ký tên
1
Ca.................. Giao đề tài
Ngày..................
2 Nghiên cứu đề tài
Ca..................
Ngày..................
3 Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị
Ca..................
Ngày..................
4 Vệ sinh và kiểm tra thiết bị
Ca..................
Ngày..................
5 Dựng khung và bố trí thiết bị
Ca..................
Ngày..................
6 Đấu nối mạch
Ca.................. Soạn báo cáo
Ngày..................
7 Hoàn thiện mô hình
Ca..................
Ngày..................
8 Kiểm tra và sửa chửa
Ca..................
Ngày..................
9 Kiểm tra và duyệt đồ án
Ca..................
Ngày..................
10 Báo cáo đồ án
Ca..................
Ngày..................
BẢNG NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(cỡ chữ 14pt, in đậm, viết hoa, đặt ở giữa)
Giáo viên hướng dẫn : Phan Anh Tuấn Kiệt
Họ và tên sinh viên :
Phạm Minh Hậu Lớp: 16DOTA3 MSSV: 1611251161
Trần Anh Vinh Lớp: 16DOTA3 MSSV: 1611251382
Nguyễn Minh Đại Lớp: 16DOTA3 MSSV: 1611251127
Lê Ngọc Anh Khoa Lớp: 16DOTA3 MSSV: 1611251214
Lê Minh Hữu Lớp: 16DOTA3 MSSV: 1611251204
Tên đề tài : Hệ thống chiếu sáng trên ô tô
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Điểm đánh giá : ......................Xếp loại : ....................................................

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016

Giáo viên hướng dẫn


(ký tên và ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và được sự hướng dẫn tận tình của thầy Phan Anh Tuấn
Kiệt, đồ án Hệ thống điện - điện tử của nhóm em với đề tài hệ thống chiếu sáng trên ô tô
đã được hoàn thành. Qua đó, nhóm em đã tìm hiểu được rõ hơn về hệ thống chiếu sáng
trên ô tô. Trong đồ án lần này, nhóm em đã học tập được rất nhiều những công việc thực
tế bên ngoài. So với quá trình học tập thì thực tế bên ngoài có khá nhiều điều khác biệt.
Khi làm mô hình thì cũng có nhiều chỗ chưa tốt, vì thời gian học tương đối ngắn và kiến
thức còn hạn chế nên vấn đề sai sót không thể không xảy ra, song nhóm em cũng đã có
những kinh nghiệm quý báu và kỹ năng trong quá trình làm mô hình.
Nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Phan Anh Tuấn Kiệt, thầy đã theo
sát và giúp đỡ nhóm em trong suốt quá trình chúng em làm đồ án để hoàn thành tốt đồ
án môn học này.Vì kiến thức bản thân chúng em còn hạn chế, trong quá trình học tập, và
hoàn thiện đồ án này nhóm em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được
những ý kiến đóng góp từ thầy.
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác thì ô tô luôn là ngành
công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp thế giới. Trong những năm
gần đây thì các hãng ô tô vẫn không ngừng đưa ra các mẫu xe mới ngày càng tân tiến
hơn, hiện đại hơn. Như nhóm chúng em tìm hiểu xe càng tân tiến hiện đại thì hệ thống
điện trên xe càng nhiều và phức tạp hơn. Qua một thời gian do dự và cuối cùng nhóm
chúng em cũng đã tìm được đề tài mong muốn phù hợp với khả năng và lĩnh vực yêu
thích. Từ đó nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “ Hệ thống chiếu sáng trên ô tô”
để tìm hiểu cho đồ án làn này.
Sau một thời gian thực hiện đề tài nhóm em đã gặp không ít khó khăn nhưng với
sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình của thầy Phạm Nguyễn Đức Trung cùng với sự nỗ lực của
các thành viên trong nhóm, nhóm em đã hoàn thành đề tài đúng tiến độ quy định
MỤC LỤC
MỤC LỤC...............................................................................................................i

DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................i


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ...............................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ TIẾNG ANH VÀ VIẾT TẮT............................................v
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN Ô TÔ.1
1.1 Đặt vấn đề.........................................................................................................1

1.2 Mục tiêu đồ án.................................................................................................1

1.3 Nội dung nhiệm vụ đồ án.................................................................................2

1.4 Phương pháp nghiên cứu đồ án......................................................................2

1.5 Kết cấu của đồ án môn học..............................................................................2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN Ô TÔ


................................................................................................................................ 3
2.1 Khái quát về hệ thống chiếu sáng trên ô tô.....................................................3

2.2 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại của hệ thống chiếu sáng trên ô tô...............4

2.2.1 Nhiệm vụ của hệ thống chiếu sáng trên ô tô............................................4


2.2.2 Yêu cầu hệ thống chiếu sáng trên ô tô.....................................................4
2.2.3 Phân loại hệ thống chiếu sáng trên ô tô..................................................5
2.3 Các thông số cơ bản của hệ thống chiếu sáng................................................5

2.4 Các bộ phận của hệ thống chiếu sáng trên ô tô..............................................6

2.5 Chức năng các bộ phận của hệ thống chiếu sáng trên ô tô........................7

2.5.1 Công tắc điều khiển đèn và các chế độ....................................................7


2.5.2 Đèn kích thước trước và sau xe...............................................................8
2.5.3 Đèn đầu...................................................................................................9
2.5.4 Đèn sương mù........................................................................................12
2.5.5 Đèn sương mù phía sau.........................................................................12
2.5.6 Đèn nháy...............................................................................................13
2.5.7 Đèn lùi...................................................................................................13
2.5.8 Đèn phanh.............................................................................................14
2.6 Cấu tạo các phần tử trong hệ thống chiếu sáng trên ô tô.............................14

2.6.1 Cường độ ánh sáng................................................................................14


2.6.2 Đèn dây tóc............................................................................................15
2.6.3 Bóng đèn halogen..................................................................................15
2.6.4 Gương phản chiếu (chóa đèn)...............................................................17
2.6.5 Thấu kính đèn........................................................................................20
2.7 Một số sơ đồ mạch điều khiển hệ thống chiếu sáng trên ô tô.......................22

2.7.1 Sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng tiêu biểu trên ô tô.......................22
2.7.2 Sơ đồ công tắc điều khiển đèn loại dương chờ......................................23
2.7.3 Sơ đồ công tắc điều khiển đèn loại âm chờ............................................24
2.7.4 Sơ đồ công tắc điều khiển đèn sương mù...............................................25
2.8 Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống chiếu sáng..........................................25

CHƯƠNG 3: CHUẨN BỊ VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG MÔ HÌNH HỆ


THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN Ô TÔ.................................................................26
3.1 Chuẩn bị vật liệu............................................................................................26

3.2 Thiết bị thi công mô hình...............................................................................28

CHƯƠNG 4: THI CÔNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN Ô TÔ30


4.1 Sơ đồ bố trí các thiết bị...................................................................................30

CHƯƠNG 5: NHỮNG HƯ HỎNG CỦA HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN Ô TÔ


VÀ SỬA CHỮA....................................................................................................37
5.1 Các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và hậu quả của hệ thống chiếu sáng37

5.2 Cách kiểm tra và sửa chữa............................................................................38

KẾT LUẬN...........................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................50
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3. 1 Các vật liệu cần thiết......................................................................................26


Bảng 5. 1 Các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và hậu quả
của hệ thống chiếu sáng.................................................................................37

I
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2. 1 Chiếu sáng trên ô tô..........................................................................................3
Hình 2. 2 Cụm đèn đầu ô tô..............................................................................................4
Hình 2. 3 Cường độ ánh sáng của đèn ô tô.......................................................................5
Hình 2. 4 Vị trí các bóng đèn trên ô tô..............................................................................6
Hình 2. 5 Công tắc điều khiển đèn tự động.......................................................................7
Hình 2. 6 Công tắc điều khiển đèn thường dùng...............................................................8
Hình 2. 7 Đèn kích thước trên ô tô....................................................................................8
Hình 2. 8 Đèn kích thước sau..........................................................................................10
Hình 2.9 Cấu tạo đèn đầu……………………………………………………………….10

Hình 2. 10 Hiệu chỉnh chùm tia sáng..............................................................................11


Hình 2. 11 Đèn sương mù trên xe AUDI........................................................................12
Hình 2. 12 Đèn sương mù phía sau.................................................................................12
Hình 2. 13 Đèn lùi trên ô tô............................................................................................13
Hình 2. 14 Đèn phanh trên ô tô.......................................................................................14
Hình 2. 15 Bóng đèn Halogen.........................................................................................16
Hình 2. 16 Chóa đèn hình chữ nhật.................................................................................17
Hình 2. 17 Cách bố trí tim đèn........................................................................................18
Hình 2. 18 Đèn hệ châu Âu.............................................................................................18
Hình 2. 19 Đèn hệ mỹ.....................................................................................................19
Hình 2. 20 Cấu trúc đèn đầu loại cũ và mới....................................................................20
Hình 2. 21 Đèn pha Halogen dạng thấu kính..................................................................21
Hình 2. 22 Hình dạng đèn đầu trên các loại xe đời mới..................................................21
Hình 3. 1 Công tắc điều khiển, relay, cầu chì và nút nhấn..............................................27
Hình 3. 2 Dây điện và giắc cắm......................................................................................27
Hình 3. 3 Cầu chì............................................................................................................27
Hình 3. 4 Máy khoan và máy cắt....................................................................................28
Hình 3. 5 Một số dụng cụ khác.................................................................................................................28

Hình 4. 1 Kích thước và cách bố trí thiết bị trên mô hình...............................................30

II
Hình 4. 2 Mô phỏng khung mô hình...............................................................................30
Hình 4.3 Dựng khung…………………………………………………………………...31
Hình 4.4 Cố định các thiết bị……………………………………………………………31
Hình 4.5 Bố trí các thiết bị……………………………………………………………...32
Hình 4.6 Đấu mạch……………………………………………………………………...32
Hình 4.7 Chế độ tail……………………………………………………………………..33
Hình 4.8 Chế độ tail đèn đầu và đuôi…………………………………………………...33
Hình 4.9 Chế độ pha…………………………………………………………………….34
Hình 4.10 Chết độ thắng………………………………………………………………...34
Hình 4.11 Chụp hình tập thê…………………………………………………………….35
Hình 5. 1 Tháo cáp âm của bình ắc-quy..........................................................................37
Hình 5. 2 Vị trí tấm lót tai xe.........................................................................................38
Hình 5. 3 Dùng băng dính (1) để tránh làm hư hỏng xe..................................................38
Hình 5. 4 Tháo các vít (2) và khoá cài (1) bắt tấm lót.....................................................39
Hình 5. 5 Vị trí lưới che két nước (1); vỏ ba-đờ-sốc (2)................................................40
Hình 5. 6 Vị trí đèn pha.................................................................................................40
Hình 5. 7 Tháo giắc đèn pha...........................................................................................41
Hình 5. 8 Tháo bóng đèn pha..........................................................................................41
Hình 5. 9 Tháo lò xo cố định bóng đèn...........................................................................42
Hình 5. 10 Vị trí công tắc điều khiển đèn......................................................................42
Hình 5. 11 Kiểm tra bóng đèn pha..................................................................................43
Hình 5. 12 Kiểm tra công tắc điều khiển đèn ở chế độ cốt..............................................44
Hình 5. 13 Kiểm tra công tắc điều khiển đèn ở chế độ pha............................................45
Hình 5. 14 Kiểm tra giắc nối dây....................................................................................46
Hình 5. 15 Kiểm tra điện áp ở chế độ cốt........................................................................47
Hình 5. 16 Kiểm tra điện áp ở chế độ pha.......................................................................47

III
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ

Sơ đồ 2. 1 Đồ thị cường độ ánh sáng trên mặt đường.....................................................20


Sơ đồ 2. 2 Sơ đồ hệ thống chiếu sáng trên xe Honda Accord 90-91...............................22
Sơ đồ 2. 3 Sơ đồ hệ thống chiếu sáng trên xe trên xe Mercedes MB-100K....................22
Sơ đồ 2. 4 Sơ đồ công tắc điều khiển đèn đầu loại dương chờ........................................23
Sơ đồ 2. 5 Sơ đồ công tắc điều khiển đèn đầu loại âm chờ.............................................24
Sơ đồ 2. 6 Sơ đồ công tắc điều khiển đèn sương mù.......................................................25
Sơ đồ 5. 1 sơ đồ công tắc chính điều khiển đèn đầu, đèn đuôi........................................44

IV
DANH MỤC CÁC TỪ TIẾNG ANH VÀ VIẾT TẮT

- Low Beam Headlight / High Beam Headlight: Đèn chiếu xa / đèn chiếu gần
- Fog Light: Đè sương mù
- Courtesy Light / Dome Light: Đèn trần / đèn dưới mui xe
- Hood Light: Đèn capo
- Parking Light: Đèn dừng xe
- Daytime Running Light: Đèn chiếu sáng ban ngày ( đèn ngày )
- Front Side Marker: Đèn kích thước
- Front Turn Signal: Đèn báo rẽ
- High Mount Stop Light: Đèn phanh phụ
- License Plate Light: Đèn soi biển số
- Reverse/Back up Light: Đèn lùi xe
- Tail Light: Đèn sau
- Rear Side Marker: Đèn kích thước sau
- Rear Turn Signal: Đèn báo rẽ sau
- Glove Compartment / Map Light: Đèn khoang hành lý
- Taillight: Đèn kích thước
- LOW: Đèn chiếu gần
- HIGH: Đèn chiếu xa
- FLASH: Đèn nháy

V
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN
Ô TÔ

1.1 Đặt vấn đề

Hình 1. 1 Hệ thống chiếu sáng trên ô tô


Hệ thống chiếu sáng trên ô tô là hệ thống đèn sử dụng trên xe được phân loại
theo các mục đích: Chiếu sáng, tín hiệu và thông báo. Ví dụ các đèn đầu được
dùng để chiếu sáng khi đi vào ban đêm, các đèn báo rẽ để báo cho các xe khác
cũng như người đi bộ và các đèn hậu ở phía sau xe để thông báo vị trí của xe.
Ngoài hệ thống chiếu sáng nói chung, xe còn được trang bị các hệ thống có các
chức năng khác nhau tuỳ theo từng thị trường và loại xe.
1.2 Mục tiêu đồ án
Mục tiêu của đề tài này là xây dựng mô hình hệ thống chiếu sáng trên ô tô.
Hiểu rõ về cấu tạo, nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, nguyên lý hoạt động, sơ đồ
nguyên lý… của hệ thống chiếu sáng trên ô tô.
Biết cách đọc sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống chiếu sáng trên ô tô, sơ
đồ đấu dây.
Sử dụng được các dụng cụ điện và thiết bị điện.

1
1.3 Nội dung nhiệm vụ đồ án
Xây dựng mô hình hệ thống chiếu sáng trên ô tô dựa vào sơ đồ công tắc điều
khiển đèn, sơ đồ mạch điện và hệ thống chiếu sáng thực tế trên ô tô. Từ đó hiểu
được nguyên lý hoạt động của hệ thống chiếu sáng để viết cuốn đồ án.
1.4 Phương pháp nghiên cứu đồ án
Tìm hiểu hệ thống chiếu sáng trên các dòng ô tô trên thị trường.
Tìm hiểu sơ đồ hệ thống chiếu sáng trong các tài liệu.
Lập danh sách các thiết bị cần thiết cho hệ thống.
Xây dựng mô hình hệ thống chiếu sáng.
1.5 Kết cấu của đồ án môn học
Gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài hệ thống chiếu sáng trên ô tô
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hệ thống chiếu sáng trên ô tô
Chương 3: Chuẩn bị vật liệu và thiết bị thi công mô hình hệ thống chiếu sáng
trên ô tô
Chương 4: Thi công mô hình hệ thống chiếu sáng trên ô tô
Chương 5: Những hư hỏng của hệ thống chiếu sáng trên ô tô và sửa chữa
Tài liệu tham khảo

2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
TRÊN Ô TÔ
2.1 Khái quát về hệ thống chiếu sáng trên ô tô
Hệ thống chiếu sáng trên ô tô là một phương tiện cần thiết giúp tài xế có thể
nhìn thấy trong điều kiện tầm nhìn hạn chế, dùng để báo các tình huống dịch
chuyển giúp mọi người và các phương tiện khác xung quanh có thể nhận biết.

Hình 2. 1 Chiếu sáng trên ô tô


Hệ thống chếu sáng còn hiển thị các thông số hoạt động của các hệ thống trên
ô tô đến tài xế thông qua bảng táp lô và soi sáng không gian trong xe.
Hệ thống chiếu sáng bao gồm:
- Đèn chiếu sáng.
- Đèn tín hiệu và đèn thông báo.
Ngoài ra hệ thống chiếu sáng còn được trang bị các hệ thống có chức năng
khác nhau tùy thuộc vào khu vực và loại xe.

3
2.2 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại của hệ thống chiếu sáng trên ô tô
2.2.1 Nhiệm vụ của hệ thống chiếu sáng trên ô tô
Hệ thống chiếu sáng nhằm đảm bảo điều kiện làm việc cho người lái ô tô nhất
là vào ban đêm và đảm bảo an toàn giao thông.

Hình 2. 2 Cụm đèn đầu ô tô


Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chiếu sáng phần đường khi ô tô chuyển động trong đêm tối.
- Báo hiệu bằng ánh sáng về sự có mặt của ô tô trên đường.
- Báo kích thước, khuôn khổ của ô tô và biển số ô tô.
- Báo hiệu khi ô tô quay vòng, rẽ trái hoặc rẽ phải khi phanh và khi dừng.
- Chiếu sáng các bộ phận trong ô tô khi cần thiết.
2.2.2 Yêu cầu hệ thống chiếu sáng trên ô tô
Cường độ chiếu sáng phải lớn.
Không làm ảnh hưởng tới người, phương tiện đang giao thông ngược chiều.

4
Đối với hệ thống chiếu sáng tín hiệu đảm bảo giúp người giao thông nhận biết
dễ dàng khi hoạt động.

Hình 2. 3 Cường độ ánh sáng của đèn ô tô


2.2.3 Phân loại hệ thống chiếu sáng trên ô tô
Theo đặc điểm phân bố của chùm ánh sáng người ta phân thành hai loại hệ
thống chiếu sáng gồm:
- Hệ thống chiếu sáng theo kiểu Châu Âu
- Hệ thống chiếu sáng theo kiểu Châu Mỹ
Theo mục đích sử dụng của đèn:
- Đèn chiếu sáng: Đèn đầu, đèn lái, đèn sương mù…
- Đèn tín hiệu và thông báo: Đèn dừng đỗ, đèn kích thước, đèn báo rẽ, đèn
phanh, đèn báo nguy hiểm…
Phân loại theo vị trí lắp đặt:
- Chiếu sáng trong ô tô: Đèn trần, đèn soi sáng táp-lô…
- Chiếu sáng ngoài ô tô: Đèn đầu, đèn hậu, đèn kích thước, đèn báo rẽ đèn
báo nguy hiểm, đèn báo lùi ô tô, đèn phanh , đèn biển số…
2.3 Các thông số cơ bản của hệ thống chiếu sáng
Khoảng chiếu sáng của ô tô là chiều dài lớn nhất của vùng ánh sáng phát ra
tính từ đầu đèn:

5
- Khoảng chiếu sáng xa từ 180-250m
- Khoảng chiếu sáng gần từ 50-75m
Công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn:
- Ở chế độ chiếu xa công suốt tiêu thụ là 45 - 75w
- Ở chế độ chiếu gần công suất tiêu thụ là 35 - 45w
2.4 Các bộ phận của hệ thống chiếu sáng trên ô tô

Hình 2. 4 Vị trí các bóng đèn trên ô tô

Hệ thống chiếu sáng gồm các bộ phận:


- Công tắc điều khiển đèn và các chế độ
- Đèn kích thước trước và sau xe
- Đèn đầu
- Đèn sương mù

6
- Đèn sương mù phía sau
- Đèn lái phụ trợ
- Đèn chớp pha
- Đèn lùi
- Đèn phanh

2.5 Chức năng các bộ phận của hệ thống chiếu sáng trên ô tô
2.5.1 Công tắc điều khiển đèn và các chế độ
Công tắc điều khiển đèn:
Dùng để thay đổi các chế độ chiếu sáng theo mong muốn của người tài xế.

Hình 2. 5 Công tắc điều khiển đèn tự động

7
Hình 2. 6 Công tắc điều khiển đèn thường dùng
Các chế độ của công tắc điều khiển đèn thường dùng:
- Taillight ( đèn kích thước)
- LOW ( đèn chiếu gần )
- HIGH ( đèn chiếu xa )
- FLASH ( đèn nháy )
2.5.2 Đèn kích thước trước và sau xe

Hình 2.7 Đèn kích thước trên ô tô


Hiện nay, đèn định vị ban ngày đã trở thành một yêu cầu bắt buộc tại
nhiều quốc gia trên thế giới bởi chức năng tăng khả năng nhận biết cho người điều

8
khiển các phương tiện giao thông khác. Với các dòng xe máy, ô tô đời mới, đèn
định vị ban ngày thường được áp dụng công nghệ LED để tăng tính thẩm mỹ cũng
như khả năng nhận diện. Tuy nhiên, với một số xe đời cũ thì chỉ được trang bị đèn
DRL dạng sợi đốt.

Hình 2.8 Đèn kích thước sau


2.5.3 Đèn đầu
Đèn đầu có nhiệm vụ chiếu sáng mặt đường khi xe chuyển động trong đêm tối,
đảm bảo cho người lái có thể nhìn rõ mặt đường trong một khoảng cách đủ lớn khi
xe đang chuyển động với tốc độ cao và kể cả khi gặp xe khác đi ngược chiều.
Mặt khác cũng yêu cầu tia sáng của đèn pha không làm lóa mắt người lái xe và
các phương tiện giao thông khác đi ngược chiều. Để thỏa mãn yêu cầu trên, đèn
đầu có hai chế độ chiếu sáng:
- Chiếu sáng xa khi xe chuyển động với tốc độ cao, trên đường không có đi
xe ngược chiều, khoảng đường phía trước xe cần được chiếu sáng ở chế độ này là
180 đến 250m.
- Chiếu sáng gần khi xe gặp xe đi ngược chiều, khoảng đường cần được
chiếu sáng ở chế độ này là 50 đến 75m.

9
Hình 2. 9 Cấu tạo đèn đầu
Tính chất chiếu sáng của đèn đầu phụ thuộc vào kết cấu của bộ phận quang
học (kết cấu của kính khuếch tán và gương phản chiếu) và kết cấu của bóng đèn
đầu. Các bộ phận chính của bóng đèn đầu bao gồm: Bóng đèn sợi đốt, bộ phận
phản xạ ánh sáng (gương phản chiếu) và bộ phận khuếch tán ánh sáng (kính
khuếch tán).
Bóng đèn đầu có hai dây điện trở (dây tóc) có công suất khác nhau, dây tóc
dùng để chiếu xa có cường độ chiếu sáng khoảng 50000 đến 60000cd và có độ rọi
khoảng 2 lux. Dây tóc của chế độ chiếu sáng xa được bố trí ở tiêu điểm của bộ
phận phản chiếu ánh sáng, khi đó chùm tia sáng sau khi phản xạ sẽ song song với
trục quang học của bóng đèn. Dây tóc dùng ở chế độ chiếu sáng gần có cường độ
sáng trong khoảng 21000 đến 40000cd và được bố trí trên tiêu điểm của bộ phận
phản chiếu ánh sáng nên chùm tia sáng của nó sau khi phản xạ sẽ tạo thành một
góc với trục quang học của bóng đèn và hướng xuống phía dưới nên chỉ chiếu
sáng được phần đường gần.
Phương pháp hiệu chỉnh đèn đầu
Để hiệu chỉnh chùm tia sáng của đèn đầu, cho xe (không có tải trên xe) đỗ trên
một mặt phẳng nằm ngang sao cho trục dọc của nó vuông góc với nàm ảnh chuyên
dụng treo trƣớc mặt nó có khoảng cách theo quy định đối với từng loại xe (đối với
xe tải 10m, xe du lịch 7,5m). Sau đó kẻ các đường thẳng như sau trên màn ảnh.

10
Hình 2. 10 Hiệu chỉnh chùm tia sáng
Kẻ ba đường thẳng đứng, một đường trùng với trục dọc của xe, hai đường còn
lại trùng với trục tâm của hai đèn đầu như trên hình.
Kẻ ba đường nằm ngang, đường ngang có chiều cao bằng chiều cao tính từ
mặt đất đến tâm các đèn đầu, kẻ đường ngang A-A thấp hơn đường tâm đèn một
khoảng cách theo quy định đối với từng loại xe dùng để hiệu chỉnh đèn đầu ở chế
độ chiếu xa (đối với ô tô tải khoảng cách đó bằng 150mm) và kẻ đường ngang
B-B thấp hơn đường A-A một khoảng cách theo quy định đối với từng loại xe
dùng để hiệu chỉnh đèn đầu ở chế độ chiếu sáng gần (đối với ô tô tải khoảng cách
đó là 435mm). Sau đó bật đèn đầu ở chế độ chiếu sáng xa, che kín đèn đầu bên
phải để hiệu chỉnh đèn đầu bên trái sao cho tâm của chùm tia sáng của đèn đầu trái
nằm đúng giao điểm của hai đuờng thẳng: Đường thẳng A-A và trục tâm của đèn
đầu trái. Hiệu chỉnh chùm tia sáng của đèn đầu phải cũng được tiến hành tương tự
như vậy.
Quá trình hiệu chỉnh thực hiện bằng cách tháo vành ngoài của đèn đầu ra,
xoay vít điều chỉnh ngang để điều chỉnh chùm tia sáng di chuyển sang trái hoặc
sang phải và xoay vít điều chỉnh dọc để điều chỉnh chùm tia sáng di chuyển lên
hoặc xuống. Sau khi hiệu chỉnh xong bắt chặt các vít hiệu chỉnh.
Hiệu chỉnh chùm tia sáng của các đèn đầu ở chế độ chiếu sáng gần thực hiện
như ở chế độ chiếu sáng xa, nhưng tâm của chùm tia sáng phải nằm đúng giao
điểm của hai đường thẳng: Đường thẳng B-B và trục tâm của các đèn đầu

11
2.5.4 Đèn sương mù

Hình 2.11 Đèn sương mù


Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn pha chính có thể tạo ra vùng ánh
sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường. Nếu sử
dụng đèn sương mù sẽ giảm được tình trạng này. Dòng điện cung cấp cho đèn
sương mù thường được lấy sau relay đèn kích thước.
2.5.5 Đèn sương mù phía sau

Hình 2. 12 Đèn sương mù phía sau

12
Đèn này dùng để báo hiệu cho các xe phía sau nhận biết trong điều kiện tầm
nhìn hạn chế. Dòng điện cung cấp cho đèn này được lấy sau đèn cốt (Dipped
beam). Một đèn báo được gắn vào táp-lô để báo hiệu cho tài xế khi đèn sương mù
phía sau hoạt động.
2.5.6 Đèn nháy
Công tắc đèn chớp pha được sử dụng vào ban ngày để ra hiệu cho các xe khác
mà không phải sử dụng đến công tắc đèn chính.
Đèn chớp pha còn được dùng khi người tài xế muốn xin dường hoặc báo cho
xe chạy ngược chiều là xe đang chạy nhanh về phía trước.
2.5.7 Đèn lùi
Đèn này được chiếu sáng khi xe gài số lùi nhằm báo hiệu cho các xe khác và
người đi đường.

Hình 2.13 Đèn lùi trên ô tô

13
2.5.8 Đèn phanh
Dùng để báo cho tài xế xe sau biết để giữ khoảng cách an toàn khi đạp phanh.

Hình 2.14 Đèn phanh trên ô tô


2.6 Cấu tạo các phần tử trong hệ thống chiếu sáng trên ô tô
Ánh sáng từ đèn phát ra là nhờ vào một dây tóc phát sáng hoặc có dòng điện đi
xuyên qua ống thủy tinh có chứa loại khí đặt biệt bên trong.
Phần lớn trên xe đều sử dụng loại bóng đèn phát sáng bằng dây tóc, nhưng
trên các phương tiện công cộng thường sử dụng loại bóng đèn led để chiếu sáng
bên trong xe. Các loại bóng đèn led có ưu điểm là nguồn sáng được phát tán đều ra
trong khu vực lớn, tránh làm cho hành khách bị mỏi mắt và tránh bị chói như ở
đèn dây tóc
2.6.1 Cường độ ánh sáng
Cường độ ánh sáng là năng lượng để phát xạ ánh sáng ở một khoảng cách nhất
định. Năng lượng ánh sáng có liên quan đến nguồn sáng và cường độ ánh sáng
được đo bằng đơn vị c.d (candelas). Trước kia, đơn vị c.p (candle power) cũng
được áp dụng:
1 c.d=1 c.p
Tổng các hạt ánh sáng rơi trên 1 bề mặt được gọi độ chiếu sáng, cường độ
của ánh sáng được đo bằng đơn vị lux (hoặc metre-candles). Một bề mặt chiếu

14
sáng có cường độ 1lux (hay 1 metre-candles) khi 1 bóng đèn có cường độ 1 c.d đặt
cách 1m từ màn chắn thẳng đứng. Khi gia tăng khoảng cách chiếu sáng thì cường
độ chiếu sáng cũng giảm theo. Cường độ chiếu sáng tỷ lệ nghịch với bình phương
khoảng cách từ nguồn sáng. Điều này có nghĩa là khi khoảng cách chiếu sáng tăng
gấp đôi thì cường độ ánh sáng trên bề mặt mà ánh sáng phát ra sẽ giảm xuống
bằng ¼ cường độ ánh sáng ban đầu. Vì vậy, nếu cần một ánh sáng có cường độ lớn
nhất như lúc ban đầu thì năng lượng cung cấp cho đèn phải tăng lên gấp 4 lần.

2.6.2 Đèn dây tóc

Vỏ đèn làm bằng thủy tinh, bên trong chứa một dây điện trở làm bằng
volfram. Dây volfram được nối với hai dây dẫn để cung cấp dòng điện đến. Hai
dây dẫn này được gắn chặt vào nắp đậy bằng đồng hay nhôm. Bên trong bóng đèn
là môi trường chân không với mục đích loại bỏ không khí để tránh oxy hoá và làm
bốc hơi dây tóc (oxy trong không khí tác dụng với volfram ở nhiệt độ cao gây ra
hiện tượng đen bóng đèn và sau một thời gian rất ngắn, dây tóc sẽ bị đứt).
Khi hoạt động ở một điện áp định mức, nhiệt độ dây tóc lên đến 2.300ºC và
tạo ra ánh sáng trắng. Nếu cung cấp cho đèn một điện áp thấp hơn định mức, nhiệt
độ dây tóc và ánh sáng phát ra sẽ giảm xuống. Ngược lại, nếu cung cấp cho đèn
một điện thế cao hơn, chẳng bao lâu sẽ làm bốc hơi dây volfram, gây ra hiện tượng
đen bóng đèn và đốt cháy cả dây tóc.
Dây tóc của bóng đèn công suất lớn (như đèn đầu) được chế tạo để hoạt động
ở nhiệt độ cao hơn. Cường độ ánh sáng tăng thêm khoảng 40% so với đèn dây tóc
thường bằng cách điền đầy vào bóng đèn một lượng khí trơ (argon) với áp suất
tương đối nhỏ.

2.6.3 Bóng đèn halogen

15
Suốt quá trình hoạt động của bóng đèn thường, sự bay hơi của dây tóc
tungsten (Iode kết hợp với vonfram) là nguyên nhân làm vỏ thủy tinh bị đen làm
giảm cường độ chiếu sáng. Mặc dù có thể giảm được quá trình này bằng cách đặt
dây tóc trong một bóng thủy tinh có thể tích lớn hơn. Tuy nhiên, cường độ ánh
sáng của bóng đèn loại này bị giảm nhiều sau một thời gian sử dụng.

Hình 2.15 Bóng đèn Halogen


Vấn đề nêu trên đã được khắc phục với sự ra đời của bóng đèn halogen, có
công suất và tuổi thọ cao hơn bóng đèn thường. Đây là loại đèn thế hệ mới có
nhiều ưu điểm so với đèn thế hệ cũ như: Đèn halogen chứa khí halogen như iode
hoặc brôm.
Các chất khí này tạo ra một quá trình hoá học khép kín: Iode kết hợp với
vonfram (hay Tungsten) bay hơi ở dạng khí thành iodur vonfram, hỗn hợp khí này
không bám vào vỏ thủy tinh như bóng đèn thường mà thay vào đó sự chuyển động
thăng hoa sẽ mang hỗn hợp này trở về vùng khí nhiệt độ cao xung quanh tim đèn
(ở nhiệt độ cao trên 14500C) thì nó sẽ tách thành 2 chất: Vonfram bám trở lại tim
đèn và các phần tử khí halogen được giải phóng trở về dạng khí. Quá trình tái tạo

16
này không chỉ ngăn chặn sự đổi màu bóng đèn mà còn giữ cho tim đèn luôn hoạt
động ở điều kiện tốt trong một thời gian dài.
Bóng đèn halogen phải được chế tạo để hoạt động ở nhiệt độ cao hơn 250 0C.
Ở nhiệt độ này khí halogen mới bốc hơi. Người ta sử dụng phần lớn thủy tinh
thạch anh để làm bóng vì loại vật liệu này chịu được nhiệt độ và áp suất rất cao
(khoảng 5 đến 7 bar) làm cho dây tóc đèn sáng hơn và tuổi thọ cao hơn bóng đèn
thường
Thêm vào đó, một ưu điểm của bóng halogen là chỉ cần một tim đèn nhỏ hơn
so với bóng thường cho phép điều chỉnh tiêu điểm chính xác hơn so với bóng bình
thường.
2.6.4 Gương phản chiếu (chóa đèn)
Chức năng của gương phản chiếu là định hướng lại các tia sáng. Một gương
phản chiếu tốt sẽ tạo ra sự phản xạ, đưa tia sáng đi rất xa từ phía đầu xe.
Bình thường, gương phản chiếu có hình dạng parabol, bề mặt được được đánh
bóng và sơn lên một lớp vật liệu phản xạ như bạc (hay nhôm). Để tạo ra sự chiếu
sáng tốt, dây tóc đèn phải được đặt ở vị trí chính xác ngay tiêu điểm của gương
nhằm tạo ra các tia sáng song song. Nếu tim đèn đặt ở các vị trí ngoài tiêu điểm sẽ
làm tia sáng đi trệch hướng, có thể làm lóa mắt người điều khiển xe đối diện.
Đa số các loại xe đời mới thường sử dụng chóa đèn có hình chữ nhật, loại
chóa đèn này bố trí gương phản chiếu theo phương ngang có tác dụng tăng vùng
sáng theo chiều rộng và giảm vùng sáng phía trên gây lóa mắt người đi xe ngược
chiều.

17
Hình 2. 16 Chóa đèn hình chữ nhật
Cách bố trí tim đèn được chia làm 3 loại:
- Loại tim đèn đặt trước tiêu cự
- Loại tim đèn đặt ngay tiêu cự và tim đèn đặt sau tiêu cự

Hình 2. 17 Cách bố trí tim đèn


Đèn chiếu sáng hiện nay có 2 hệ là: Hệ châu Âu và hệ Mỹ
- Hệ châu Âu

18
Hình 2. 18 Đèn hệ châu Âu
Dây tóc ánh sáng gần (đèn cốt) gồm có dạng thẳng được bố trí phía trước tiêu
cự, hơi cao hơn trục quang học và song song trục quang học, bên dưới có miếng
phản chiếu nhỏ ngăn không cho các chùm ánh sáng phản chiếu làm loá mắt người
đi xe ngược chiều. Dây tóc ánh sáng gần có công suất nhỏ hơn dây tóc ánh sáng xa
khoảng 30-40%. Hiện nay miếng phản chiếu nhỏ bị cắt phần bên trái một góc 150,
nên phía phải của đường được chiếu sáng rộng và xa hơn phía trái.
Hình dạng đèn thuộc hệ Châu Âu thường có hình tròn, hình chữ nhật hoặc
hình có 4 cạnh. Các đèn này thường có in số “2” trên kính. Đặt trưng của đèn kiểu
Châu Âu là có thể thay đổi được loại bóng đèn và thay đổi cả các loại thấu kính
khác nhau phù hợp với đường viền ngoài của xe.

- Hệ Mỹ

19
Hình 2. 19 Đèn hệ mỹ
Đối với hệ này thì hai dây tóc ánh sáng xa và gần có hình dạng giống nhau và
bố trí ngay tại tiêu cự của chóa, dây tóc ánh sáng xa được đặt tại tiêu điểm của
chóa, dây tóc ánh sáng gần nằm lệch phía trên mặt phẳng trục quang học để cường
độ chùm tia sáng phản chiếu xuống dưới mạnh hơn. Đèn kiểu Mỹ luôn luôn có
dạng hình tròn, đèn đuợc chế tạo theo kiểu bịt kín.
Hiện nay hệ Mỹ còn sử dụng hệ chiếu sáng 4 đèn pha, hai đèn phía trong
(chiếu xa) lắp bóng đèn một dây tóc công suất 37,5W ở vị trí trên tiêu cự của chóa,
hai đèn phía ngoài lắp bóng đèn hai dây tóc, dây tóc chiếu sáng xa có công suất
35,7W nằm tại tiêu cự của chóa, dây tóc chiếu sáng gần 50W lắp ngoài tiêu cự của
chóa. Như vậy khi bật ánh sáng xa thì 4 đèn sáng với công suất 150W, khi chiếu
gần thì công suất là 100W
2.6.5 Thấu kính đèn
Thấu kính của đèn là một khối gồm nhiều hình lăng trụ có tác dụng uốn cong
và phân chia tia sáng chiếu ra từ đèn theo đúng hướng mong muốn. Việc thiết kế
thấu kính nhằm mục đích thỏa mãn cả hai vị trí chiếu sáng gần và xa. Yêu cầu của
đèn pha chính là ánh sáng phát ra phải đi xuyên qua một khoảng cách xa trong khi
đèn pha gần chỉ phát ra tia sáng ở mức độ thấp hơn và phát tán tia sáng ở gần phía
trước đầu xe.

20
Hình 2. 20 Cấu trúc đèn đầu loại cũ và mới
Vùng sáng phía trước đèn đầu được phân bố theo quy luật như hình vẽ sau:

Sơ đồ 2. 1 Đồ thị cường độ ánh sáng trên mặt đường


Hiện nay, hình dạng chụp đèn trên các xe đời mới rất đa dạng, mang tính thẩm
mỹ và được cải tiến nhiều nhằm tăng cường độ sáng, khoảng cách chiếu sáng

21
Hình 2. 21 Đèn pha Halogen dạng thấu kính

22
Hình 2. 22 Hình dạng đèn trên các loại xe đời mới

23
2.7 Một số sơ đồ mạch điều khiển hệ thống chiếu sáng trên ô tô
2.7.1 Sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng tiêu biểu trên ô tô
- Trên xe Honda Accord 90-91

Sơ đồ 2. 2 Sơ đồ hệ thống chiếu sáng trên xe Honda Accord 90-91


- Trên xe Mercedes MB-100K

Sơ đồ 2. 3 Sơ đồ hệ thống chiếu sáng trên xe trên xe Mercedes MB-100K

24
2.7.2 Sơ đồ công tắc điều khiển đèn loại dương chờ

Sơ đồ 2. 1 Sơ đồ công tắc điều khiển đèn đầu loại dương chờ


Nguyên lý hoạt động
Khi bật công tắc LCS (Light Control Switch) ở vị trí Tail:
Dòng điện đi từ: + accu -> W1 -> A2 -> A11 -> mass, cho dòng từ: + accu ->
cọc 4’, 3’ -> cầu chì -> đèn -> mass, đèn đờmi sáng.
Khi bật công tắc sang vị trí HEAD thì mạch đèn đờmi vẫn sáng bình thường,
đồng thời có dòng từ: + accu -> W2 -> A13 -> A11 -> mass, relay đóng 2 tiếp
điểm 3 và 4 lúc đó có dòng từ: + accu -> 4’, 3’ -> cầu chì -> đèn đầu hoặc cốt, nếu
công tắc đảo pha ở vị trí HU, đèn đầu sáng lên. Nếu công tắc đảo pha ở vị trí HL
đèn cốt sáng lên.
Khi bật FLASH: + accu -> W2 -> A14 -> A12 -> A9 -> mass, đèn đầu sáng
lên. Do đó đèn flash không phụ thuộc vào vị trí bậc của công tắc LCS.
Đối với loại âm chờ ở công tắc thì đèn báo pha được nối với tim đèn cốt. Lúc
này do công suất của bóng đèn rất nhỏ (< 5W) nên tim đèn cốt đóng vai trò dây
dẫn để đèn báo pha sáng lên trong lúc mở đèn pha.

25
Ta có thể dùng relay 5 chân để thay cho công tắc chuyển đổi pha cốt, nếu vậy
thì công tắc sẽ bền hơn vì lúc này dòng qua công tắc là rất bé phải qua cuộn dây
của relay.
2.7.3 Sơ đồ công tắc điều khiển đèn loại âm chờ

Sơ đồ 2. 2 Sơ đồ công tắc điều khiển đèn đầu loại âm chờ


Trong trường hợp này ta thấy công tắc vẫn làm việc như một công tắc bình
thường nhưng cách đấu dây hoàn toàn khác, với nguyên lý làm việc như sau:
Khi bậc công tắc LCS ở vị trí HEAD đèn đờ mi sáng, đồng thời có dòng: +
accu -> W2 -> A13 -> A11 -> mass, relay đóng 2 tiếp điểm 3 và 4 lúc đó có dòng
từ: + accu-. 4, 3 -. W3 -. A12. Nếu công tắc chuyển pha ở vị trí HL thì dòng qua
cuộn dây không về mass được nên dòng điện đi qua tiếp điểm thường đóng 4, 5
(của Dimmer Relay) -> cầu chì -. tim đèn cốt -> mass, đèn cốt sáng lên. Nếu công
tắc đảo pha ở vị trí HU thì dòng qua cuộn W3 -> A12 -> mass, hút tiếp điểm 4 tiếp
xúc với tiếp điểm 3, dòng qua tiếp điểm 4, 3 -> cầu chì -> tim đèn đầu -> mass,
đèn đầu sáng lên. Lúc này đèn báo pha sáng, do được mắc song song với đèn pha.

26
2.7.4 Sơ đồ công tắc điều khiển đèn sương mù

Sơ đồ 2. 3 Sơ đồ công tắc điều khiển đèn sương mù


Mạch này được trang bị chủ yếu trên các xe sử dụng ở những nơi có sương
mù.
Trong sơ đồ đấu dây thì đèn sương mù được kết nối với hệ thống đèn đờmi và
hoạt động như sau:
Khi bật công tắc sang vị trí Tail thì vị trí A2 sẽ được nối mass cho dòng từ:
⊕ accu → rơle đèn Taillight → cuộn rơle đèn sương mù cuộn dây → mass,
dẫn đến làm tiếp điểm đóng lại cho dòng đi từ:
⊕ accu → rơle đèn sương mù → công tắc đèn sương mù và nằm chờ tại đây,
khi bật công tắc đèn sương mù thì có dòng qua đèn → mass, đèn sương mù sáng
lên.
2.8 Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống chiếu sáng
Hư đèn đầu, đèn đuôi, đèn báo pha trên táp-lô.
- Đèn đầu sáng mờ do bị sụt áp trên đường dây.
- Công tắc chính hoặc công tắc chuyển bị hư làm cho các chế độ điều khiển
hoạt động không bình thường.
- Các rơ-le điều khiển bị hư.

27
CHƯƠNG 3: CHUẨN BỊ VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG MÔ
HÌNH HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN Ô TÔ

3.1 Chuẩn bị vật liệu


Thông số kỹ Đơn vị Số
Stt Tên vật tư-thiết bị Ghi chú
thuật tính lượng
TOYOTA
1 Công tắc điều khiển đèn Cái 01
CARINA 1996
2 Gương phản chiếu trước Cái 02
3 Gương phản chiếu sau Cái 02
4 Rơ-le 4 chân - 12V Cái 02
5 Cầu chì 30A Cái 04
6 Nút nhấn 30A Cái 01
7 Giắc cắm Đực - Cái Cặp 25
8 Tấm đỡ 1,2x0.6m Tấm 01
9 Sắt chữ V lỗ 1mm Mét 10
10 Bánh xe Ф 4cm Cái 04
11 Dây điện Ф 3mm Mét 20
12 Bóng đèn đầu 12V Cái 02
13 Bóng đèn phía sau 12V Cái 04
14 Accu 12V 6AH Bình 01
15 Bu lông, đai ốc và ốc vít Ф 10mm Con n
Bảng 3. 1 Các vật liệu cần thiết

28
Hình 3. 1 Công tắc điều khiển đèn, rờ-le, cầu chì và nút nhấn

Hình 3. 2 Dây điện và giắc cắm

29
Hình 3. 3 Cầu chì
3.2 Thiết bị thi công mô hình

Hình 3. 4 Máy khoan và máy cắt

30
Hình 3. 5Một số dụng cụ khác

31
CHƯƠNG 4: THI CÔNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
TRÊN Ô TÔ
4.1 Sơ đồ bố trí các thiết bị

Hình 4. 1 Kích thước và cách bố trí thiết bị trên mô hình

Hình 4. 2 Mô phỏng khung mô hình

32
33
4.2 Các bước tiến hành
Bước 1: Xác định kích thước và dựng khung

Hình 4.3 Dựng khung


Bước 2: Cố định các thiết bị lên sa bàn

Hình 4.4 Cố định các thiết bị

34
Bước 3: Sắp xếp chi tiết

Hình 4.5 Bố trí các thiết bị


Bước 4: Đấu dây điện theo sơ đồ đấu dây

Hình 4.6 Đấu mạch

35
Bước 5: Cấp nguồn cho hệ thống hoạt động

Hình 4.7 Chế độ đèn tail

Hình 4.8 Đèn tail đầu và đuôi

36
Hình 4.9 Chế độ pha

Hình 4.10 Chế độ thắng

37
Bước 6: Hoàn thiện

Hình 4.11 Chụp hình tập thể

38
CHƯƠNG 5: NHỮNG HƯ HỎNG CỦA HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
TRÊN Ô TÔ VÀ SỬA CHỮA
5.1 Các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và hậu quả của hệ thống chiếu
sáng

Các dạng hư
STT Nguyên nhân Hậu quả
hỏng

+Bị cháy dây tóc chủ yếu là do điện áp


máy phát quá cao , làm việc lâu ngày.
Xe không đi được trong
+Đèn không cháy dây tóc có thể là do
Đèn không ban đêm nếu đi được sẽ
1 công tắc hỏng dây nối đứt, tuột.
sáng gây nguy hiểm cho người
+Do chập mạch cọc của máy phát hoặc
lái xe và xe.
của bộ điều chỉnh điện áp ác quy hết
điện , hỏng.

+Dây tóc của đèn pha bên trái (phải) bị Khi đi đêm ánh sáng
Một đèn pha
2 cháy. không đủ gây nguy hiểm
không sáng
+ Bị đứt dây ở một bên nối với đèn pha. cho người lái xe

+Tiếp xúc đui và cổ công tắc đèn bị lỏng.


Ánh sáng đèn Gây nguy hiểm cho người
3 +Do chập mạch cả trong mạch pha , cốt
pha nhấp nháy láí xe
và nhất là chỗ nối dây.

Ánh sáng đèn Kính khuyếch tán gương phản chiếu hoặc Gây nguy hiểm cho người
4
pha bị mờ là bóng đèn bị bám bẩn lái

Khi bật đèn


5 pha cả đèn cốt Do công tắc bị chập dây Gây loá mắt xe ngược lại
cũng sáng

Khi bật đèn


6 pha đèn cốt Do công tắc chuyển đổi pha cốt bị hỏng ánh sáng mờ
sáng

39
Bảng 5. 1 Các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và hậu quả của hệ thống chiếu
sáng
5.2 Cách kiểm tra và sửa chữa
Bước 1: Tháo cáp âm của bình ắc-quy

Hình 5. 1 Tháo cáp âm của bình ắc-quy


Bước 2: Tháo tấm lót tai xe
- Dán băng dính che để tránh hư hỏng trong quá trình tháo vỏ ba-đờ-sốc.

40
Hình 5. 2 Vị trí tấm lót tai xe

Hình 5. 3 Dùng băng dính (1) để tránh làm hư hỏng xe


- Tháo các vít và khoá cài bắt tấm lót (ở nửa trước của hốc bánh xe).

41
Hình 5. 4 Tháo các vít (2) và khoá cài (1) bắt tấm lót
- Lật tấm lót tai xe lên.
 CHÚ Ý:
- Cần phải lật tấm lót tai xe lên ở những kiểu xe có đai ốc bắt đèn pha ở
phía sau của tai xe.
- Khi tấm lót tai xe bị gập lại, nó sẽ không trở lại trạng thái bình thường.
Cẩn thận không làm gập tấm lót khi lật nó lên.
Bước 3: Tháo lưới che két nước và vỏ ba-đờ-sốc

42
Hình 5. 5 Vị trí lưới che két nước (1); vỏ ba-đờ-sốc (2)
Bước 4: Tháo đèn pha

Hình 5. 6 Vị trí đèn pha


- Tháo giắc đèn pha

43
Hình 5. 7 Tháo giắc đèn pha
- Tháo bóng đèn pha: Tháo nắp cao su trong khi kéo tai.

Hình 5. 8 Tháo bóng đèn pha


- Tháo lò xo cố đinh bóng đèn, tháo bóng đèn.

44
 CHÚ Ý:
+ Dầu trên kính sẽ làm giảm tuổi thọ của bóng, nên không chạm vào phần
kính của bóng.
+ Để bóng đèn tháo ra trong khoảng thời gian dài có thể làm cho ngoại vật
hay hơi nước lọt vào trong kính đèn.

Hình 5. 9 Tháo lò xo cố định bóng đèn


Bước 5: Tháo công tắc điều khiển đèn

Hình 5. 10 Vị trí công tắc điều khiển đèn

45
Bước 6: Kiểm tra bóng đèn pha
- Đặt đồng hồ đo điện ở dải đo điện trở.
- Nối đầu đo của đồng hồ đo điện vào bóng đèn và kiểm tra thông mạch.
- Phía đèn chiếu gần (đèn cốt).
- Nối đồng hồ đo vào cực 1 và 3.
- Phía đèn chiếu xa (đèn pha).
- Nối đồng hồ đo vào cực 2 và 3.

Hình 5. 11 Kiểm tra bóng đèn pha


Bước 7: Kiểm tra công tắc điều khiển đèn
- Xoay công tắc về chế độ bật đèn đầu
- Đo thông mạch giữa chân T, H, EL
- Nếu thông mạch → tốt.
- Xoay công tắc ở chế độ bật đèn đuôi.
- Đo thông mạch giữa chân T và EL.
- Nếu thông mạch → tốt.

46
Sơ đồ 5. 1 sơ đồ công tắc chính điều khiển đèn đầu, đèn đuôi
- Xoay công tắc ở chế độ cốt (low).
- Đo thông mạch giữa chân HL và chân ED.
- Nếu thông mạch → tốt.

Hình 5. 12 Kiểm tra công tắc điều khiển đèn ở chế độ cốt
- Xoay công tắc ở chế độ pha (high).
- Đo thông mạch giữa chân HU và chân ED.
- Nếu thông mạch → tốt.

47
Hình 5. 13 Kiểm tra công tắc điều khiển đèn ở chế độ pha
- Kiểm tra công tắc ở chế độ nháy đèn (flash): Xoay công tắc ở chế độ nháy
đèn.
- Đo thông mạch giữa chân HF, HU, ED.
- Nếu thông mạch → tốt.
Bước 8: Kiểm tra mạch đèn pha
Nếu kiểm tra trên xe tham khảo thêm phần "ELECTRICAL WIRING
ROUTING" (đường đi của dây điện) trong EWD (ELECTRICAL WIRING
DIAGRAM) của tài liệu của từng xe để kiểm tra lại vịtrí của giắc nối đèn pha.
- Kiểm tra giắc nối dây:

48
Hình 5. 14 Kiểm tra giắc nối dây
- Kiểm tra điện áp giắc nối công tắc đèn pha: Nối đầu đo của đồng hồ vào
các cực như trong hình vẽ.
- Gợi ý: Kiểm tra điện áp bằng cách nối các đầu đo của đồng hồ vào giắc
nối đèn pha của phía xe.
 CHÚ Ý:
Không bao giờ được ấn vào cực. Tác dụng lực quá mạch vào cực có thể làm
hỏng cực. Kiểm tra rằng công tắc điều khiển đèn và điện áp của cực kiểm tra thay
đổi khi công tắc điều khiển đèn được bật giữa nấc pha và cốt

49
Hình 5. 15 Kiểm tra điện áp ở chế độ cốt

Hình 5. 16 Kiểm tra điện áp ở chế độ pha

50
KẾT LUẬN
Sau khi hoàn thành xong đồ án hệ thống chiếu sáng trên ô tô. Nhóm chúng em
đã hiểu và nêu được nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống chiếu sáng trên ô tô.
Trình bày được các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống chiếu sáng. Trình bày
được sơ đồ mạch một số hệ thống chiếu sáng cơ bản dùng trên ô tô. Hiểu rõ được
cấu tạo và nguyên lý hoạt động các phần tử trong hệ thống chiếu sáng

51
TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Hệ thống điện – điện tử ô tô. Nguyễn Văn Nhanh, Nguyễn Văn Bản, 2017;
(2) Hệ thống điện thân xe và Điều khiển tự động trên ô tô. Đỗ Văn Dũng.
NXB-ĐH SPKT TP.HCM, 2007;
(3) Trang bị điện ô tô máy kéo. Đinh Ngọc Ân. Hà Nội: Nhà xuất bản giáo
dục, 1993;
(4) Kỹ thuật sửa chữa hệ thống điện trên ô tô. Châu Ngọc Thạch, Nguyễn
Thành Trí. NXB- Nhà xuất bản trẻ, 2009;
(5) Automotive electrical and electronic systems. BOSCH. Germany. 1998;
(6) Automotive electrical systems / YOUTT. V. Moscow. Transport, 1989;
(7) Fundamentals of Automotive Electronics. Hillier. UK, 1996;
(8) Kienke. Automotive control systems. Germany 2000;
(9) https://123doc.org/document/53511-he-thong-chieu-sang-tin-hieu-va-
thong-tin-tren-o-to.htm
(10)https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_th%E1%BB%91ng_chi
%E1%BA%BFu_s%C3%A1ng_xe_h%C6%A1i
(11)https://123doc.org/document/4352394-he-thong-chieu-sang-tren-o-to.htm
(12)https://www.otofun.net/threads/so-luoc-ve-he-thong-chieu-sang-tren-o-
to.10767/ .

52

You might also like