You are on page 1of 9

CÂU TRẢ LỜI PHẢN BIỆN

Nhóm 8
Câu hỏi của giảng viên
Câu 1: Giải thích về tiêu chuẩn SA8000?
Trả lời:
Tiêu chuẩn SA8000 một hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để
hoàn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp, trang trại hay
văn phòng, do Social Accountability International (SAI) phát triển và giám sát.
SA 8000 có 8 lĩnh vực quan trọng trong trách nhiệm xã hội và 01 yếu tố hệ thống
quản lý. Bao gồm: Lao động trẻ em; Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; Sức khỏe và an
toàn người lao động; Tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể; Phân biệt đối xử;
Thực hành kỷ luật; Giờ làm việc; Lương và thù lao; Hệ thống quản lý.
Một số lợi ích của của tổ chức khi được chứng nhận SA 8000 là:
+ Hệ thống quản lý toàn diện để duy trì việc tuân thủ Tiêu chuẩn
+ Sự tham gia tích cực của Công nhận trong toàn bộ Doanh nghiệp
+ Tăng cường sự hợp tác giữa các phòng ban
+ Nâng cao hình ảnh và năng lực với các đối tác.
+ Chứng tỏ khả năng đảm bảo các quy định pháp luật về lao động.

Câu 2: Giải thích về “Knowledge and Insight”?


Trả lời:
“Knowledge and Insight” (tri thức và am hiểu): Đây là một nhóm nghiên cứu thị
trường, họ vận dụng kiến thức, sự hiểu biết của mình để chỉ ra các vấn đề và tiếp cận vấn
đề. Họ học được điều gì đó, họ áp dụng vào sản phẩm và áp dụng vào thị trường hay còn
gọi là phương thức phản hồi liên tục. Cụ thể là các thành viên trong nhóm này sẽ nắm bắt
được nơi mà mỗi lon hay mỗi chai Coke được bán và chúng đang nằm ở đâu trên thị
trường (trong siêu thị/xe đẩy/trên các ngách phố). Nếu doanh số giảm xuống, họ sẽ chỉ ra
được vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề đấy.

Câu hỏi Nhóm 3


Câu 1: Nhóm bạn có trình bày về các sản phẩm đến tay khách hàng vẫn còn hạn sử
dụng nhưng bị lỗi. Công ty Coca-Cola là một công ty sản xuất vì thế chi phí cho hoạt
động logistics ngược chiến khoảng 3-5%. Vậy quá trình quản trị logistics ngược để
thu hồi các sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách để khắc phục, bảo
dưỡng được diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Quy trình thu hồi sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng của cocacola:
- Giai đoạn 1 là tập hợp các sản phẩm lỗi, kém chất lượng đến kho thu hồi.
- Giai đoạn 2: Các sản phẩm thu hồi sẽ được kiểm tra thông qua các hoạt động kiểm tra
chất lượng sản phẩm, chọn lọc và phân loại sản phẩm để xác định quá trình xử lí sản
phẩm.
- Giai đoạn 3: đối với những sản phẩm lỗi, hỏng, kém chất lượng không thể xử lý được,
vì điều kiện tồi tệ của nó hay vì trách nhiệm luật pháp và giới hạn về môi trường, công ty
sẽ cố gắng xử lý rác thải để vứt bỏ sản phẩm với chi phí thấp nhất. Đối với các sản phẩm
mà công dụng, màu sắc, kiểu dáng, tính năng… của nó không đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng thì cần phải phục hồi thông qua việc sửa chữa, nâng cấp, làm mới, sản xuất
lại… rồi sau đó lại được tiếp tục đưa vào mạng phân phối.
- Giai đoạn 4: “Phân phối lại” sản phẩm đã phục hồi.
=> Quá trình này giúp công ty nhanh chóng nhận biết, phát hiện sai sót, những điểm yếu
trong sản phẩm và có biện pháp phù hợp. Ở đây có sự phối hợp nhịp nhàng với các thành
viên trong chuỗi để ứng phó kịp thời với các hành động của khách hàng, tiết kiệm chi phí
sản xuất và tránh ảnh hưởng xấu đến uy tín thương hiệu.
Câu 2: Bên cạnh bao bì là chai nhựa thì Coca Cola còn có chai nhựa và lon kim loại,
Vậy nhà cung cấp hai loại bao bì này của Coca Cola là những công ty nào? Tiêu
chuẩn lựa chọn nhà cung cấp bao bì của Coca Cola?
Trả lời:
- Nhà cung cấp bao bì cho Coca Cola: Theo nhóm tìm hiểu được thì nhà cung cấp vỏ chai
thủy tinh cho công ty là Công ty sản xuất vỏ chai thủy tinh Root Glass ở Indiana (Mỹ),
ngoài ra thì vỏ lon kim loại nhóm chưa tìm được tài liệu đề cập đến, có thể là do tính bảo
mật, đảm bảo mức giá cạnh tranh nên công ty không công bố thông tin cụ thể.
- Tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp bao bì:
+ Kinh nghiệm trong việc sản xuất bao bì
+ Quy định về đảm bảo chất lượng
+ Quy trình công nghệ, quy mô sản xuất
+ Có thiết kế bắt mắt, có sự dành riêng nổi bật cho các sản phẩm của Coca (Thiết kế
nổi bật, không làm biến dạng hương vị sản phẩm)
+ Đảm bảo về dịch vụ khách hàng: thời hạn giao hàng, công tác vận chuyển, phương
thức thanh toán và dich vụ sau bán (sản phẩm lỗi), ...

Câu hỏi nhóm Nhóm 4


Câu 1: Các bạn hãy nêu thêm một số phần mềm cụ thể mà Coca Cola áp dụng trong
HTTT?
Trả lời:
Áp dụng tiến bộ công nghệ như các phần mềm CRM (Customer Relationship
Management – Quản trị quan hệ khách hàng), ERP (Enterprise resource planning – Hệ
thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
- CRM: CRM quản lý từ phân tích thị trường, lập kế hoạch tiếp thị và bán hàng, đến các
hoạt động tiếp thị như chiến dịch tiếp thị trực tiếp qua thư, email...; quản lý các đơn đặt
hàng; và quản lý hoạt động chăm sóc khách hàng, như các trung tâm dịch vụ khách hàng,
hỗ trợ qua Internet, hỗ trợ tự động ...
- ERP: ERP là một hệ thống quản lý tích hợp các nguồn lực của doanh nghiệp, bao trùm
lên toàn bộ các hoạt động chức năng chính của doanh nghiệp như kế toán, quản trị nhân
lực, quản lý sản xuất, quản trị hệ thống logistics, và quản trị hệ thống bán hàng
- Hóa đơn điện tử: tự động đồng bộ & kết nối dữ liệu ở tất cả các khâu hoạt động. Khi đối
tác CocaCola tiến hành thanh toán hóa đơn, thông tin thanh toán có thể được hiển thị
thông tin cho phép Coca Cola theo dõi lịch sử đặt hàng, lịch sử thanh toán một cách trực
tiếp trong phần mềm quản trị doanh nghiệp (Salesforce, Microsoft Dynamics ...) mà
không cần phải thao tác chuyển đổi hệ thống hoặc nhập liệu.
- Phần mềm quản lý kho BS Silver cho phép quản lý nhiều hàng hóa, vật tư với nhiều
kho. Kiểm soát sự biến động về số lượng và giá trị nhập, xuất của từng mặt hàng, từng
kho, bộ phận, vụ việc, khách hàng, nhà cung cấp...
Câu 2: Coca Cola vẫn còn để xảy ra tình trạng giao hàng muộn, sai số lượng, nhầm
hàng... Ảnh hưởng đến DVKH và gia tăng chi phí. Vậy công ty đã có biện pháp gì để
khắc phục tình trạng này chưa? Nếu chưa thì các bạn có đề xuất gì không?
- Nguyên nhân sai sót trong giao hàng: Chuỗi logistics thiếu thống nhất và chưa linh hoạt
- Giải pháp:
+ Quan tâm nhiều hơn đến hệ thống kiểm soát hàng tồn kho, đảm bảo sự thống nhất chặt
chẽ giữa các khâu vận chuyển, kho bãi, bảo quản, dự trữ để sản phẩm khi được đưa vào
sử dụng có chất lượng tốt nhất.
+ Cần liên kết chặt chẽ các khâu của logistics bằng cách tăng cường hệ thống kết nối
thông tin liên lạc chung giữa nhà sản xuất, đội vận tải và khách hàng về thời hạn giao
hàng, dự báo ngày đi, ngày đến, … tình trạng đơn hàng, …
+ Thắt chặt khâu kiểm đếm, kiểm soát số lượng tại kho hàng trước khi giao, bảo vệ hàng
hóa trong quá trình vận chuyển để hạn chế sai sót về số lượng.
- Coca Cola đã cải thiện, khắc phục hạn chế này, thể hiện trong hoạt động vận tải của
doanh nghiệp:
+ Thiết kế mạng lưới và tuyến đường vận chuyển: vận chuyển qua trung tâm phân phối.
Hiện tại, Coca Cola có 3 trung tâm phân phối chính được đặt gần 3 nhà máy sản xuất tại
TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội để đảm bảo phân phối và phục vụ cho 3 thị trường
là miền Bắc – Trung – Nam. Với 50 nhà phân phối lớn ở cả 3 miền, hàng nghìn đại lý rải
khắp đất nước và có mặt tại tất các các siêu thị bán buôn trên toàn quốc.
+ Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển: Ngoài hệ thống vận chuyển của mình,
Coca Cola lựa chọn các nhà vận tải bên ngoài dựa trên tiêu chí: độ tin cậy, địa bàn, độ tin
cậy, linh hoạt, an toàn... và đặc biệt nhấn mạnh vào tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp
đó.
+ Tích hợp trong vận chuyển hàng hóa: Tích hợp vận chuyển căn cứ theo mật độ khách
hàng và khoảng cách. Coca Cola phục vụ số lượng khách hàng lớn với mật độ dày đặc
xung quanh trung tâm phân phối của mình, vì vậy sử dụng đội vận chuyển riêng để chủ
động trong cung ứng và khai thác tối đa công suất phương tiện. Đối với những khách
hàng có mật độ tập trung thưa thớt, hoặc xa trung tâm phân phối, thì việc sử dụng vận
chuyển hợp đồng sẽ là phương án tối ưu được Coca Cola vận dụng.
+ Quản lý và vận hành hoạt động vận chuyển trong doanh nghiệp: Coca Cola luôn chuẩn
bị kĩ càng trong từng giai đoạn, từ chuẩn bị vận chuyển, xác định tuyến đường và lựa
chọn hãng vận tải. Công tác giám sát, kiểm soát và quản lí khiếu nại từ khách hàng được
Coca Cola đề cao hàng đầu, nhằm mong muốn đưa được sản phẩm chất lượng nhất tới
khách hàng và công chúng, tránh những sai sót, bê bối không đáng có.

Câu hỏi Nhóm 7


Nhóm đề cập tới sự thiếu chặt chẽ trong khâu logistics, nhưng Coca Cola đã phát triển
rất mạnh tới thời điểm hiện tại, vậy cái sự thiếu chặt chẽ các bạn nói là chỉ ở quá khứ
thôi hay đến bây giờ nó vẫn thiếu chặt chẽ?
Trả lời:
Sự phát triển mạnh mẽ của 1 doanh nghiệp lớn như Coca Cola phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố, trong đó logistic đóng 1 vai trò quan trọng. Sự thiếu chặt chẽ được thể hiện ở khâu
vận tải, Coca Cola đã giao hàng chậm tới khách hàng của mình. Đây là một thực trạng đã
xảy ra rất nhiều trong quá khứ, và cho đến nay, với những biện pháp khắc phục nhằm cải
hiện hệ thống vận tải, thì thực trạng giao hàng chậm đã được khắc phục, tuy nhiên chưa
hoàn toàn triệt để. Hoạt động logistics, trong đó chức năng vận tải phụ thuộc rất nhiều
vào các yêu tố khách quan như thời tiết, giao thông, ...Vì vậy, hoạt động vận tải vận sẽ bị
ảnh hưởng, và tất nhiên nó cũng sẽ có tác động đến toàn bộ hệ thống logisctics của Coca
Cola. Do đó, có thể nhận thấy rằng, sự thiếu chặt chẽ trong hoạt động logistics của Coca
Cola đã được khắc phục nhưng chưa thực sự triệt để 100%.

Câu hỏi Nhóm 9

Ở phần ưu điểm, bạn thuyết trình có nhắc đến phương thức phản hồi liên tục, mình
muốn các bạn giải thích rõ hơn về phương thức này?
Trả lời:
Phương thức “Phản hồi Liên tục” còn được gọi là “Deming wheel”. “Phản hồi liên tục”
được phát triển bởi một người Tư vấn có tiếng vang là Dr. Edwards Deming vào những
năm 1950.
Mô hình gồm có 4 bước chính:
1. Lên kế hoạch (Plan): Coca Cola cần xác định danh sách vấn đề phải phản hồi, dựa trên
số liệu và sự kiện. Tiếp theo, công ty cần tìm hiểu các thông tin liên quan, lên ý tưởng
phản hồi nhằm áp dụng vào thực tế. Sau đó, công ty sẽ lập ra danh sách kết quả kỳ vọng
nếu áp dụng các phản hồi.
2. Thí điểm (Do): Công ty cần thí điểm các phản hồi này vào một bộ phận khách hàng
nhỏ để thử nghiệm trước khi áp dụng cho toàn thị trường. Điều này sẽ giúp công ty giảm
thiểu rủi ro khi chưa chắc chắn tính khả thi của phản hồi.
3. Kiểm tra (Check): Ở bước này, công ty cần phân tích các kết quả của đợt thí điểm vừa
thực hiện và so sánh với kỳ vọng ban đầu. Nếu mọi so sánh đều đúng như dự đoán, công
ty có thể đi đến bước tiếp theo.
4. Phổ quát (Act): Công ty sử dụng rộng rãi các phản hồi này cho toàn bộ tổ chức. Lưu ý,
mô hình này là quy trình liên tục tiếp diễn theo vòng tròn chứ không phải một đường
thẳng với điểm đầu và điểm cuối rõ ràng. Mọi chương trình “Phản hồi Liên tục” chỉ là
những bậc thang nhỏ để cải thiện hiệu suất bán hàng một cách điều độ theo lộ trình dài
hạn.
Dễ thấy, khi áp dụng Phương thức “Phản hồi Liên tục”, công ty sẽ cải thiện hiệu suất bán
hàng một cách khoa học. Mô hình này còn có khả năng tăng sự trung thành của khách
hàng.

Câu hỏi Nhóm 10


Các bạn có đề cập đến mua hàng trực tiếp vậy có thể làm rõ mua trực tiếp Coca Cola
qua đâu và nếu hàng bị lỗi thì cách phản hồi lại như thế nào?
Trả lời:
Coca Cola phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng bằng các hình thức như:
- Bán hàng trực tuyến trên các trang thương mại: Hiện nay Coca Cola đang phát triển các
trang bán hàng trên Facebook, Google, app điện tử để tiếp cận người tiêu dùng qua
internet một cách linh hoạt hơn.
- Hệ thống máy bán hàng tự động: Hệ thống máy bán hàng tự động của Coca Cola được
đặt bán tại các khu vực ăn uống, vui chơi, giải trí, bệnh viện, nhà trường,… Hàng năm
Coca Cola thu về hàng tỷ USD nhờ các cỗ máy “bất động” này.
- Bán hàng tại các điểm bán trực tiếp: Tại các điểm bán hàng trực tiếp, Coca Cola ngày
càng bổ sung vào menu của mình những thức uống mới như: nước uống có ga, bổ sung
năng lượng, sữa, nước trái cây có nguồn gốc từ thực vật, thức uống thể thao, nước
khoáng, cà phê và trà pha sẵn. Nếu hàng lỗi, hoặc có bất cứ vấn đề gì về sản phẩm hoặc
quá trình mua hàng, có nhiều cách để khách hàng phản hồi lại với Coca-Cola:
- Thông qua hotline 24/7: 1900 5555 84 để được phản hồi nhanh chóng nhất.
- Bất cứ đường link mua hàng trực tiếp thông qua các quảng cáo trên google hay App
điện tử đều có mục dịch vụ khách hàng, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng nếu cần thiết.
- Inbox fanpage chính thức Coca-Cola Beverages Vietnam, đội ngũ admin sẽ phản hồi
thắc mắc của bạn nhanh chóng và liên tục.

Câu hỏi Nhóm 11


Hiện nay, trong quá trình vận tải hàng hoá, Coca Cola vẫn đang phải thuê các công ty
vận tải thực hiện công đoạn này. Điều này rất dễ xảy ra rủi ro trong quá trình kiểm
soát. Bên cạnh đó, được biết Coca-Cola đã tiên phong trong ngành hàng giải khát
tuyên bố thực hiện mục tiêu “Một thế giới không rác thải”. Vậy trong quá trình vận
tải, Coca cola có dễ dàng có những hành động phối hợp với các nhà cung ứng dịch vụ
vận tải để giảm thiểu khí thải, bảo vệ môi trường không?
Trả lời:
- Hiện nay, trong quá trình vận tải hàng hoá, Cocacola vẫn đang phải thuê các công ty
vận tải thực hiện công đoạn này. Điều này rất dễ xảy ra rủi ro trong quá trình kiểm soát
Thứ nhất, Công ty Coca-Cola có sử dụng đội xe chở hàng chuyên dụng của họ để cung
cấp và phân phối cho khách hàng. Nhân viên của Coca cola, đã đi đến từng đại lý, dùng
mọi phương tiện để chuyên chở và vận chuyển sản phẩm đến khách hàng
Thứ hai, Ngoài hệ thống vận chuyển của mình, Coca Cola lựa chọn các nhà vận tải bên
ngoài dựa trên tiêu chí: độ tin cậy, địa bàn, độ tin cậy, linh hoạt, an toàn... và đặc biệt
nhấn mạnh vào tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp đó. Nhờ vậy đảm bảo rủi ro ở mức
thấp nhất.
Áp dụng “Tích hợp trong vận chuyển hàng hóa”: Tích hợp vận chuyển căn cứ theo mật
độ khách hàng và khoảng cách.
Coca Cola phục vụ số lượng khách hàng lớn với mật độ dày đặc xung quanh trung tâm
phân phối của mình, vì vậy sử dụng đội vận chuyển riêng để chủ động trong cung ứng và
khai thác tối đa công suất phương tiện.
Đối với những khách hàng có mật độ tập trung thưa thớt, hoặc xa trung tâm phân phối,
thì việc sử dụng vận chuyển hợp đồng sẽ là phương án tối ưu được Coca Cola vận dụng.
khi đó mới thuê công ty vận tải ngoài để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình hoạt động.
Công tác giám sát, kiểm soát luôn được Coca Cola đề cao hàng đầu, nhằm tránh những
sai sót, bê bối không đáng có.
- Giảm thiểu khí thải trong việc vận chuyển của Coca Cola Việt Nam.
Với lời hứa thực hiện cam kết “tăng trưởng hoạt động kinh doanh, không phải tăng lượng
carbon”, Coca Cola Việt Nam đang từng bước cải thiện tính bền vững trong chuỗi cung
ứng của mình.
Để thể hiện quyết tâm thực hiện lời cam kết trên, bước đi quan trọng thể hiện quyết tâm
của Coca Cola Việt Nam bắt đầu bằng việc công ty này đã chuyển sang sử dụng nguyên
liệu sạch CNG (khí nén tự nhiên) và nguyên liệu Biomass (nguyên liệu tái tạo) để thay
thế dầu nhiên liệu FO trong các phương tiện vận tải.
Theo nghiên cứu, CNG là nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường, vì khi sử dụng làm
nhiên liệu giúp làm giảm đến 20% lượng CO2, 30% lượng NOx, 70% SOx so với các
nhiên liệu từ dầu. Khi sử dụng trong động cơ, CNG cũng làm giảm đến 50% lượng
hydrocarbon thải ra so sánh với động cơ xăng.
Do quá trình cháy xảy ra hoàn toàn, không gây đóng cặn trong thiết bị đốt và bộ chế hòa
khí của các phương tiện nên CNG giúp nâng cao hiệu suất, kéo dài được chu kỳ bảo
dưỡng và tuổi thọ máy móc thiết bị. Giá thành CNG rẻ hơn xăng khoảng 10% đến 30%
và có tính ổn định trong thời gian dài so với giá các sản phẩm dầu mỏ. Do vậy, ngày nay
CNG được Coca Cola Việt Nam cân nhắc sử dụng rộng rãi đối với hệ thống xe tải vận
chuyển làm nhiên liệu động cơ thay thế xăng, dầu.
Bên cạnh đó, công ty này thậm chí còn chú ý đến từng chi tiết nhỏ như các xe nâng và
phương tiện vận chuyển hạn chế vận chuyển giờ cao điểm, bảo dưỡng xe và bảo đảm
thông số khói thải theo yêu cầu ở mức vừa phải.
Câu hỏi Nhóm 12:
Mới gần đây sau khi siêu sao Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo bỏ hai chai Coca-Cola
ra khỏi tầm mắt tại cuộc họp báo trước trận Bồ Đào Nha - Hungary tại Euro 2020, giá
trị vốn hóa của tập đoàn Mỹ lập tức sụt giảm 4 tỷ USD đã ảnh hưởng gì đến chuỗi
cung ứng của cocacola đặc biệt vấn đề cầu-cung thị trường, tồn kho...Nếu Là 1 nhà
quản trị logistics kinh doanh bạn hãy giúp cocacola khắc phục sự cố đó như thế nào?
Trả lời:
Trong một cuộc họp báo của mình, Christiano Ronaldo đã loại bỏ hai chai Coca-Cola ra
khỏi khung hình, giơ một chai nước lên và "chào hàng" bằng cách nói "Water!".
Ngày hôm sau, Paul Pogba lần nữa gây náo động bằng cách lấy một chai Heineken ra và
đặt nó trên sàn nhà. Là một người theo đạo Hồi, anh ấy không muốn xuất hiện đồ uống có
cồn trên bàn của mình.
XUI XẺO HAY VÌ THIẾU CÂN NHẮC?
Bị Ronaldo gạt khỏi màn hình là sự việc Coca-Cola không thể lường trước. Nhưng hãng
hoàn toàn biết rõ, các cầu thủ cần có chế độ ăn uống khắt khe, lành mạnh. Và Ronaldo
luôn nói với fan của mình rằng bạn có thể thưởng thức đồ uống ngon mà không cần
đường. Vậy, tại sao Coca-Cola vẫn là nhà tài trợ chính của Euro 2020? Lý do rất đơn
giản… Số tiền lớn!
Với tư cách là một thương hiệu, hãy suy nghĩ kỹ về chiến lược tiếp thị, quảng cáo và tài
trợ của mình. Khi Ronaldo đạt mốc 300 triệu người theo dõi trên Instagram, không có gì
lạ khi giá trị thị trường cổ phiếu của Coca-Cola giảm khoảng 4 tỷ USD vào ngày hôm
sau, sau khi anh thực hiện động thái của mình. Và đây chỉ là người hâm mộ của anh
Ronaldo. Tổng lượng người hâm mộ bóng đá xem Euro 2020 thế nào? Có lẽ, thị trường
chứng khoán lao dốc chỉ là tác động ngắn hạn. Nhưng về lâu dài, một tỷ lệ không nhỏ các
fan hâm mộ trong số 300 triệu người đó sẽ dè chừng Coca-Cola hơn.
Vậy mới thấy, chiến lược tiếp thị đúng là đánh đúng người tiêu dùng với đúng sản phẩm
vào đúng thời điểm.
SẢN PHẨM GÂY HẠI, SỚM MUỘN CŨNG BỊ BÓC MẼ
Các siêu sao, Influencer hay KOLs đang ngày một cẩn trọng và ý thức hơn với lời nói và
hành động của họ trước công chúng. Người tiêu dùng cũng ngày càng thông minh hơn,
họ nhìn từ xa và tỉnh táo đánh giá thương hiệu thay vì dễ dàng tin vào những lời ngon
ngọt mà quảng cáo rót vào tai.
Sự việc lần này do sai xót của chiến lược tiếp thị quảng cáo của Coca Cola . Chưa tác
động đáng kể đến hoạt động logistics. Sau sự việc này Coca Cola đã có động thái tặng
kèm nước lọc cho khách hàng.

CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ ĐỌC!

You might also like