You are on page 1of 13

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP QTCCU

https://www.slideshare.net/iescl/giao-trinh-scm

Chương 1:
1. Phân tích 5 thành phẩn của QTCCU ảnh hưởng đến doanh nghiệp. VD
2. Phân tích vai trò của KH đến chuỗi cung ứng và cho ví dụ
3. Chuỗi cung ứng là gì? Vai trò của chuỗi cung ứng. vd
4. Phân tích tác động các đối tượng trong ccu. vd
5. Phân biệt giữa ccuqt và qtccuqt. Vai trò của qtccuqt. Vd
6. Nhược điểm của thuê ngoài
7. Phân tích sự kết nối giữa ncc và doanh nghiệp
Bài làm:
1. – Sản xuất

- Lưu kho

- Địa điểm
Vd:

- Vận tải:

- Thông tin:

Vd: Chuỗi cung ứng của apple


- Sản xuất, địa điểm: Apple lắp ráp phần lớn iPhone ở nhà máy Trịnh Châu (Trung
Quốc), nhưng linh kiện được sản xuất ở Ấn Độ, Thái Lan, Mỹ và nhiều nơi khác.
Lí do là apple có thể giao sản phẩm của mình đến tay khách hàng nhanh chóng
hơn. Chỉ mất một vài ngày sau khi nhận được đơn đặt hàng của người dùng để
Apple giao sản phẩm trong khi đó sẽ mất từ một đến hai tuần.
- Vận tải:
Sau khi hoàn thành, sản phẩm xuất xưởng sẽ được vận chuyển trực tiếp tới tay người
dùng qua UPS hoặc FedEx nếu họ mua trên trang chủ của Apple.
Đối với cửa hàng Apple hay các đối tác bán lẻ khác, sản phẩm Táo khuyết sẽ được vận
chuyển số lượng lớn về kho hàng chính tại Elk Grove, California để chờ phân phối. 
Trong gần 20 năm qua, Apple gần như luôn chọn máy bay để vận chuyển iPhone hay
toàn bộ sản phẩm khác, dù chi phí có thể đắt hơn chuyển qua biển. Lý do của sự lựa
chọn này là sự tiết kiệm, đặc biệt là về thời gian.
- Lưu kho, thông tin:
Apple đã cho đóng cửa 10 trong số 19 nhà kho để giới hạn số lượng tồn kho, tồn kho
giảm từ một tháng xuống chỉ còn 6 ngày, đến năm 2012, con số này giảm xuống còn 5
ngày. Apple cắt giảm số lượng SKU (đơn vị lưu kho) xuống còn xấp xỉ 26 ngàn. Việc
cắt giảm số lượng nhà cung ứng chính, nhà kho trung tâm, SKU cùng với việc đồng bộ
hóa dữ liệu trên toàn hệ thống đã giúp việc dự báo nhu cầu chính xác hơn.
2. Giá trị khách hàng là phương thức để đánh giá những đóng góp của công ty cho
khách hàng, dựa trên những sản phẩm, dịch vụ và những sản phẩm vô hình cống hiến.
Hiển nhiên quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả là then chốt nếu công ty muốn đáp ứng
nhu cầu khách hàng và cung cấp giá trị. chính nhu cầu của người tiêu dùng là cơ sở quan
trọng để hình thành nên các chiến lượng chuỗi cung ứng và cấu trúc của doanh nghiệp. Điểm
mấu chốt ở đây chính là khi khách hàng thấy được giá trị trong sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung
cấp. Họ sẽ sẵn sàng chi trả cho nó. Giúp gia tăng doanh số, lợi nhuận và nhóm khách hàng trung
thành một cách bền vững.

Vd: KFC khi vào thị trường VN. Vn có thói quen là ăn cơm. Vì vậy trong các cửa hàng
sẽ có món cơm kèm theo.
3. Các đối tượng trong chuỗi cung ứng

Vd: đường mía


Đv cc nvl: mía
Nsx: Công ty cổ phần mía đường lam sơn: đường
NPP: đại lý đường
Nhà bán lẻ: cửa hàng tạp hóa
KH bán lẻ
Ví dụ thực tế:
1. Chuỗi cung ứng:
Chương 2:
1. Phân tích lợi ích, nhược điểm của outsoursing và in house
2. Giả sử công ty bạn sản xuất … Hãy đưa ra những quyết định để lựa chọn nhà cc
3. So sánh lợi thế của 1 ncc với nhiều nhà cung cấp
Vd: Apple Inc mua nguyên liệu từ Mỹ, Châu âu, các nước châu á khác.., sau đó đưa chúng đến
nhà máy lắp ráp tại Trung Quốc

4. Các loại hình của nhà cc là gì? Phân tích


5. Phân tích các địa điểm diễn ra mua bán hàng hóa qt? phân tích

6. Nhược điểm của mua hàng tập trung

7. Nhân viên đc tập trung vào nghiệp vụ mua hàng nên có nhiều thời gian và nguồn lực
để nghiên cứu chuyên môn, trở thành người mua chuyên nghiệp. vd

Bài làm:
1.
Outsourse Inhouse
Ưu điểm lợi thế chi phí sử dụng hết các khả năng
thiếu chuyên gia hiện có của dn
tập trung vào năng lực cốt tăng cường kiểm soát tg
lõi giao hàng, chi phí kho bãi
chia sẻ rủi ro giảm rủi ro mất thông tin
vấn đề về chất lượng bảo vệ công nghê
Nhược điểm Khó kiểm soát chất lượng Chuyên môn không
dịch vụ sâu dẫn đến hiệu suất
Mất thông tin công việc không cao
Chi phí vận hành không
linh hoạt: doanh nghiệp
cần chi trả cho các khoản
phí cho nhân viên
Vd: Apple giữ lại tất cả các khâu thuộc về sáng tạo đổi mới tại Hoa Kỳ và thuê ngoài
những khâu còn lại. Có thể tìm thấy dòng chữ “designed by Apple in California” (thiết kế
bởi Apple tại California) ở mặt sau của những chiếc iPhone. Các hoạt động nghiên cứu,
thiết kế và phát triển sản phẩm là những hoạt động tốn nhiều trí lực nhất và cũng mang
lại giá trị cao nhất trong chuỗi giá trị sẽ được giữ lại, còn các hoạt động sản xuất, vận
chuyển, lưu kho… sẽ được thuê ngoài.
Apple có hợp đồng với rất nhiều nhà cung ứng cho các linh kiện của một sản phẩm.
Không những thế, theo Australian Institute of Company Directors (2015), Apple còn làm
việc với những nhà cung cấp khác nhau cho cùng một loại linh kiện giống nhau. Ưu
điểm của phương thức này là giảm thiểu sự tác động khi có một sự cố bất thường xảy
đến với một nhà cung ứng cụ thể. Thêm vào đó, từ năm 1998, Apple đã cắt giảm số
lượng nhà cung ứng linh kiện từ 100 xuống còn 24 và nhờ có sức mạnh thương lượng,
Apple có thể khiến các nhà cung ứng cạnh tranh lẫn nhau để giành được hợp đồng
cung ứng linh kiện.
Theo Kraemer và cộng sự (2011), các nhà cung cấp ở Nhật Bản giành được hợp đồng
cung ứng linh kiện cho các mẫu máy nghe nhạc iPod đầu tiên; tuy vậy, đến các mẫu
iPod sau đó cùng với iPhone và iPad, phần lớn những nhà cung cấp linh kiện là các
công ty Hàn Quốc (LG, Samsung). Dĩ nhiên sự thay đổi này một phần do Apple chuyển
sang dùng bộ nhớ flash thay vì đĩa cứng trong các sản phẩm của mình. Apple cũng đã
thay nhà sản xuất chip xử lý PortalPlayer ở Thung lũng Silicon bằng hợp đồng với
Samsung và gần đây là TSMC ở Đài Loan.
Khả năng linh động trong thuê ngoài đã giúp Apple tập trung vào năng lực cốt lõi của
mình là nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo để liên tục tung ra những sản phẩm mới thuyết
phục người tiêu dùng. Apple là một công ty sản xuất không thực sự sở hữu dây chuyền
sản xuất nào.

2. Các tiêu chí lựa chọn ncc:


- Số lượng
- Loại hình
- Địa điểm
- Tiêu chí
 đúng giờ và ổn định: Giao hàng đúng thời hạn
Số lượng, chất lượng ổn định
 vị trí địa lí: Ưu tiên nhà cung cấp ở gần
 Nằm ở vị trí thuận tiện cho việc vận chuyển
 Khí hậu thuận lợi
Dv: Trước gd: cc thông tin sp, chính sách hấp dẫn
Trong giao dịch: hỗ trợ giao hàng, Cập nhật trạng thái đơn hàng,
Sau giao dịch: bảo hành chất lượng sp, nhanh chóng giải quyết khiếu nại
chất lượng: đảm bảo
cycle time: nhanh chóng
khả năng kết nối: dễ dàng
quy trình công nghệ: hiện đại
 chi phí: Giả cả hợp lý, ổn định
 Ưu đãi trong thanh toán
 Giảm giá theo số lượng
Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm luôn là tiêu chí hàng đầu để lựa chọn NCC cho hàng hóa, NVL của doanh
nghiệp. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm, NVL như các tiêu chuẩn chất lượng mà NCC
phải tuân thủ, chế độ – chính sách bảo hành cũng như cam kết chất lượng…

Tỷ lệ hàng hóa hư hỏng


Khi lựa chọn được NCC, nhà quản trị phải luôn theo dõi được số lượng/tỷ lệ hàng hóa hư hỏng khi
được giao hàng đến hoặc hư hỏng do chất lượng xuống thấp không đảm bảo các tiêu chuẩn đã
cam kết (sau khi kiểm tra chất lượng).

Tỷ lệ cần xác định gồm tỷ lệ hàng hóa hư hỏng trên mỗi đơn hàng được giao, tỷ lệ đơn hàng có hư
hỏng trên tổng đơn hàng theo kỳ thống kê, giá trị hàng hóa hư hỏng theo đơn hàng và tổng giá trị
hư hỏng theo kỳ thống kê. Từ các số liệu trên, nhà quản trị sẽ dễ dàng so sánh các NCC của cùng
nhóm mặt hàng để ra quyết định mua hàng phù hợp.

Thời gian giao hàng đúng hẹn


Một yếu tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp là thời gian giao hàng. Việc thống kê các dữ liệu về thời gian giao hàng thực tế so với
dự kiến cho nhà quản trị nắm chính xác năng lực của từng NCC cũng như mức độ tin cậy của họ
đối với các đơn hàng trong tương lai của mình.

Chính sách bảo hành


Nhân viên mua hàng sẽ phải cân nhắc rất kỹ các điều khoản bảo hành sản phẩm, NVL từ NCC.
Trong nhiều trường hợp có các sự cố phát sinh đến hư hỏng hàng hóa, hay chất lượng xuống thấp
sau quá trình kiểm tra, kiểm nghiệm sẽ phát sinh nhiều công việc và làm tổn thất nhiều chi phí cho
doanh nghiệp. Do đó, NCC có chính sách bảo hành chu đáo và đơn giản sẽ luôn được ưu tiên thêm
điểm cộng.

Chất lượng dịch vụ khách hàng


Bên cạnh việc hỗ trợ bảo hành, đổi trả sản phẩm… thì các cuộc gọi đến NCC yêu cầu hỗ trợ và giải
đáp các vấn đề phát sinh giúp nhà quản trị đánh giá đúng chất lượng dịch vụ từ NCC của mình. Giả
sử trong trường hợp có vấn đề phát sinh mà nhân viên mua hàng không thể liên hệ được với NCC
hoặc liên hệ được mà không liên lạc được với nhân viên phụ trách thì các vấn đề phát sinh đó phải
treo lên và chờ ngày giải quyết.

Chi phí sản phẩm


Yếu tố cơ bản nhất để đánh giá NCC là giá sản phẩm và các chi phí phát sinh khi mua hàng từ NCC
đó. Một cách đơn giản, với cùng loại hàng hóa với chất lượng như nhau, thì NCC nào có thể cung
cấp với chi phí mềm hơn thì đó sẽ là một điểm cộng cho họ.

Điều khoản thanh toán


Bên cạnh yếu tố chi phí sản phẩm, điều khoản thanh toán gián tiếp tác động tới các yếu tố chi phí.
Với điều khoản thanh toán 1 lần khi nhận hàng sẽ làm doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn khi
mua hàng công nợ và có thể chia thành nhiều đợt thanh toán.
Vd: 1 công ty sx lụa tơ sen….

6.Ưu, Nhược điểm của mua hàng tập trung

- K nắm bắt đc yc từng đơn vị

- K nắm đc nguồn hàng của địa phương

- Tạo nhiều thủ tục hành chính

Chương 3:

1. Những yếu tố doanh nghiệp cân nhắc khi tính toán dự trữ (tính cạnh tranh,…)

2. Vai trò của logistics ngược. Lưu kho trong giai loan logistics ngược cũng có thể
là doanh nghiệp thực hiện chiến lược của mình?

3. Phân tích những tiêu chí doanh nghiệp cần quan tâm khi lựa chọn vị trí kho

4. Ưu điểm của hđ dự trữ

5. Phân tích vai trò chiến lược của hđ qtccuqt. Vd

6. Đặc điểm của Chi phí đặt hàng. Chi phí đặt hàng là con số tuyệt đối mỗi lần đặt
hàng?

7. Nêu các yếu tố liên quan đến chi phí và khả năng sử dụng vận tải tại kv lựa chọn vị
trí kho

8. Đặc điểm của dự trữ đầu cơ, dự trữ mùa vụ

9. Chi phí cho nhân viên tại phòng mua hàng, chi phí theo dõi công việc, chi phí liên lạc

Bài làm:

1. Các yếu tố

- nhu cầu KH: nhu cầu kh tăng cao thì lượng dự trữ sẽ nhiều hơn.

Vd: bánh trung thu: vào các đợt tết trung thu thì nhu cầu về bánh trung thu tăng mạnh.
Nsx sẽ tăng sx bánh và dự trữ nhiều hơn để sau đó phân phối hh đến tay người tiêu
dùng.
- nguồn cc: Nguồn cung cấp ổn định góp phần cân đối giữa cung và cầu, hạn chế được
tình trạng thừa, thiếu, hàng ứ đọng, chậm luân chuyển, hàng kém mất phẩm chất, hàng
không hợp mốt, hàng không bán được…

Vd: Thị xã Bỉm Sơn có nhiều dãy núi đá vôi, đây là nguồn nvl chính để sx xi măng. Nhờ
nguồn cung này mà công ty Xi măng Bỉm Sơn luôn k ngừng sx và lưu trữ trong kho để
phục vụ nhu cầu lớn của người dân

- đặc điểm sản phẩm:

Vd: Bánh trung thu: Thông thường bánh trung thu chỉ sử dụng được trong 4,5 tháng. Vì
vậy nên thông thường bánh sẽ k dự trữ lâu mà sẽ đc tiêu thụ nhanh

- tính cạnh tranh thị trường:

Chương 4:

Khi doanh nghiệp phục vụ số lượng khách hàng lớn với mật độ dày đặc xung quanh một trung
tâm phân phối thì phương án tốt nhất là sử dụng đội vận chuyển riêng để chủ động cung ứng
và khai thác tối đa công suất phương tiện với tuyến đường vòng. Trong trường hợp mật độ
khách hàng đông nhưng khoảng cách xa DC thì vận chuyển riêng với tuyến đường vòng là lãng
phí bởi lượt về không hàng của đội xe. Lúc này việc sử dụng dịch vụ vận chuyển công cộng
cho quãng đường dài tới kho/DC gần khu vực khách hàng sẽ hiệu quả hơn. Từ kho/DC thì có
thể sử dụng đội xe vận chuyển riêng (nếu có) hoặc vận chuyển hợp đồng theo tuyến đường
vòng để rải hàng tới mạng lưới khách hàng cần cung ứng. Khi mật độ khách hàng trong một địa
bàn thưa thớt thì việc sử dụng vận chuyển hợp đồng với đơn vị vận tải nhỏ (không đầy xe =
LTL) thì sẽ tối ưu hơn. Bởi đơn vị này có thể phối hợp các lô hàng của các chủ hàng khác cho
cùng một tuyến đường. Còn vận chuyển bưu kiện thường được coi là phương án lựa chọn hợp
lí khi mật độ khách hàng rất thấp mà khoảng cách vận chuyển lại xa.
4.3.2.2. Phối hợp vận chuyển theo qui mô khách hàng

Doanh nghiệp phải tính đến qui mô và địa điểm khách hàng khi thiết kế mạng lưới và tuyến
đường vận chuyển. Khi đáp ứng những đơn hàng lớn thì có thể vận chuyển đầy xe hoặc đầy
toa tàu (TL/CL), còn với những khách hàng nhỏ thì nên sử dụng đơn vị vận tải nhỏ, vận chuyển
không đầy xe (LTL) hoặc vận chuyển theo tuyến đường vòng.

Khi cung ứng hàng hoá cho khách sẽ có 2 loại chi phí: chi phí vận chuyển và chi phí
giao nhận hàng. Trên cùng một quãng đường thì chi phí vận chuyển là không đổi cho
dù là khách hàng lớn hay nhỏ, nhưng chi phí giao hàng đối với khách hàng nhỏ sẽ lớn
hơn nếu tính trên từng đơn vị hàng hoá, Bởi vậy nếu giao hàng cho tất cả khách hàng
(bất kể qui mô lớn hay nhỏ) theo cùng một tần số thì sẽ không phải là phương án tối ưu.
Do đó người ta thường phân loại khách hàng theo qui mô: lớn (L), vừa (M) và nhỏ (S), rồi sử
dụng tuyến đường vòng để cung ứng cho khách hàng với tần số khác nhau.

Ví dụ, có thể bổ sung dự trữ cho khách hàng lớn 6 lần/2 tuần; khách hàng vừa là 3 lần/2 tuần
và khách hàng nhỏ là 2 lần/2 tuần. Nếu trên một địa bàn vận chuyển doanh nghiệp có 1 khách
hàng lớn (L), 2 khách hàng qui mô vừa (M1, M2) và 3 khách hàng qui mô nhỏ (S1, S2, S3) thì
có thể phối hợp vận chuyển để đáp ứng nhu cầu khách hàng như sau: (L, M1, S1); (L, M2; S2);
(L,M1,S3); (L,M2,S1); (L,M1,S2); (L,M2,S3). Như vậy mỗi chuyến hàng vẫn vận chuyển được
đầy xe, khách hàng lớn thì được giao hàng nhiều lần hơi, tương ứng với mức tiêu thụ hàng hoá
và chi phí giao nhận hàng của họ.
4.3.2.3.

Phối hợp vận chuyển và dự trữ hàng hoá

Các phương án phối hợp giữa vận chuyển và dự trữ hàng hoá cần được cân nhắc tuỳ thuộc
vào qui mô nhu cầu thị trường và loại hình sản phẩm (xem bảng 3.4). Đối với những mặt hàng
có giá trị cao và có nhu cầu đặt hàng lớn thì có thể chia nhỏ dự trữ chu kì để tiết kiệm chi phí
vận chuy9ển bằng cách sử dụng các phương tiện vận chuyển chi phí thấp để bổ sung loại hình
dự trữ này. Bên cạnh đó, có thể phối hợp vận chuyển dự trữ bảo hiểm của nhiều mặt hàng
thuộc nhóm này để giảm chi phí dự trữ, đồng thời sử dụng phương tiện vận chuyển nhanh để
đáp ứng đòi hỏi của khách hàng. Còn với những mặt hàng giả trị cao mà nhu cầu thị trường
thấp thì nên phối hợp vận chuyển tất cả các lô hàng để giảm chi phí dữ trữ hàng hoá.

Đối với các mặt hàng giá trị thấp thì vận chuyển càng có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là
trong cạnh tranh xuất khẩu. Chi phí vận chuyển những nhóm hàng như cát, đá, sỏi, than, xi
măng, sắt, thép,

cà phê, cao su... có thể chiếm đến 50% giá trị lô hàng. Vì vậy thiết kế tuyến đường và tổ chức
vận chuyển tối ưu sẽ góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả kinh doanh. 

Cụ thể, với các mặt hàng có tốc độ lưu chuyển cao, nhu cầu thị trường lớn mà có giá trị thấp thì
không nên phối hợp vận chuyển các lô hàng dự trữ các loại mà nền vận chuyển qua trung tâm
phân phối gần với khách hàng để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Với những mặt hàng giá trị thấp,
nhu cầu thị trường cũng thấp thì nên phối hợp khi vận chuyển dự trữ bảo hiểm để giảm chi phí
vận chuyển, và có thể sử dụng phương tiện chi phí thấp để bổ sung dự trữ chu kì.
Nhu cầu lớn

Phối hợp vận chuyển dự trữ bảo hiểm. Chia nhỏ dự trữ chu kì. Sử dụng phương tiện vận
chuyển chi phí thấp để bổ sung dự trữ chu kì.

Sử dụng phương tiện nhanh để đáp ứng dự trữ bảo hiểm

Không phối hợp vận chuyển bất kì loại dự trữ nào. Sử dụng phương tiện chi phí thấp để bổ
sung dự trữ

Nhu cầu nhỏ

Phối hợp vận chuyển tất cả các loại dự trữ trong cùng một chuyến hàng. Sử dụng phương tiện
vận chuyển nhanh để đáp ứng đơn hàng nếu cần thiết
Chỉ phối hợp vận chuyển dự trữ bảo hiểm. Sử dụng phương tiện chi phí thấp để bổ sung dự trữ
chu kì

You might also like