You are on page 1of 8

Câu 4(Phần I):

4.1 Liệt kê hoạt động thuê ngoài phổ biến trong chuỗi cung ứng
Hiện nay, xu hướng thuê ngoài đang ngày càng phổ biến và phát triển mạnh mẽ, bắt
nguồn từ việc các công ty công nghệ thông tin (IT) của Mỹ tìm kiếm nguồn lao động
rẻ hơn ở các nước khác từ đầu những năm 1980.
Trên thị trường hiện nay, việc thuê ngoài (outsourcing) đã trở thành một xu hướng phổ
biến và có rất nhiều loại hình hoạt động thuê ngoài phổ biến được các doanh nghiệp ưu
tiên sử dụng.
Hoạt động thuê ngoài phổ biến đầu tiên phải kể đến đó là BPO (Business Process
Outsourcing): Là việc doanh nghiệp thuê ngoài các hoạt động không cốt lõi như quản
trị nhân sự, dịch vụ khách hàng, hoặc kế toán. Hoạt động thuê ngoài này giúp cho công
ty có thể tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm thiểu các rủi ro, đồng thời có thể tập trung
vào giá trị sản xuất cốt lõi của mình. Rất nhiều các công ty lớn trên thế giới thuê ngoài
hoạt động kế toán như IBM, Apple và Microsoft đã trở thành khách hàng lớn nhất của
công ty kế toán - kiểm toán Deloitte.
Ngoài ra, ITO (Information Technology Outsourcing) là hoạt động thuê ngoài dịch vụ
công nghệ thông tin, bao gồm phát triển phần mềm, quản trị hệ thống mạng, bảo mật
dữ liệu đang trở nên vô cùng thịnh hành ở thị trường Việt Nam cũng như là nước ngoài
trong những năm gần đây. Việc thuê ngoài các dịch vụ công nghệ thông tin không chỉ
giúp công ty tiết kiệm được chi phí và tập trung vào giá trị cốt lõi mà còn giúp các
công ty có thể đón đầu và chuyển giao các công nghệ tiên tiến nhất trên thị trường
nhằm tăng hiệu quả kinh doanh.
Một hoạt động thuê ngoài nữa cũng được các công ty quan tâm rất nhiều đó chính là
KPO (Knowledge Process Outsourcing) thuê ngoài các dịch vụ liên quan đến kiến thức
chuyên môn cao, như nghiên cứu và phân tích thị trường, tư vấn quản lý rủi ro tài
chính. Hoạt động thuê ngoài này giúp cho công ty giảm chi phí sản xuất sản phẩm dịch
vụ, tăng tính linh hoạt và khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh
doanh. Khi muốn mở rộng thị trường của mình ở Nhật Bản, Starbucks đã phải thuê các
chuyên gia phân tích thị trường nội địa của Nhật Bản để có thể hiểu hơn về văn hoá
uống trà, cà phê của người Nhật từ đó công ty có thể đưa ra mô hình và cách tiếp cận
hiệu quả nhất với thị trường này.
Và không thể không nhắc đến hoạt động thuê ngoài logistic (Outsourcing Logistics) là
việc sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên ngoài (3PL’s, 4PL’s) thay mặt
doanh nghiệp để tổ chức và triển khai hoạt động như lên kế hoạch, thực hiện kiểm soát
luồng dịch chuyển hàng hoá và dịch vụ cũng như luồng thông tin liên quan. Bằng việc
thuê ngoài dịch vụ logistics giúp cho các công ty có thể nâng cao chất lượng dịch vụ,
giảm thiểu chi phí rủi ro, thời gian giao nhận hàng tối ưu hơn, tăng các mối quan hệ
kinh doanh và khả năng tiếp cận thông tin với môi trường luôn biến động.
Cuối cùng là thuê ngoài các hoạt động sản xuất,gia công, lắp ráp sản phẩm. Với hoạt
động thuê ngoài này thì công ty chỉ tập trung vào giá trị cốt lõi mang tính sáng tạo đó
việc nghiên cứu phát triển sản phẩm, đưa ra các nghiên cứu, ý tưởng mới. Thuê ngoài
hoạt động này giúp cho công ty tiết kiệm chi phí thời gian cho công đoạn xây dựng
vận hành nhà xưởng, khả năng đáp ứng nguồn cung khổng lồ và giảm chi phí nhờ
nguồn lao động rẻ từ nước ngoài. Nike là công ty phát triển mạnh việc thuê ngoài
trong lĩnh vực sản xuất, gia công sản phẩm. Nike không đầu tư nhà máy sản xuất trực
tiếp, mà 100% quy trình sản xuất được đặt ở các nhà máy gia công bên ngoài mà hầu
hết tập trung ở các nước châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Philippines,
Đài Loan, Hàn Quốc.
Như vậy, thuê ngoài đã trở thành một hoạt động vô cùng quan trọng mang tính quyết
định đến sự phát triển của các công ty. Ngoài việc mang lại lợi ích khổng lồ cho các
công ty, nó còn giúp giải quyết rất nhiều các vấn đề về việc làm, giúp các nước có thể
khai thác hiệu quả lợi thế so sánh của mình.
4.2 Giải thích tại sao thuê ngoài đang là xu hướng trên thế giới cũng như tại Việt
Nam hiện nay?
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như ngày nay, các doanh nghiệp đều đang loay hoay
tìm cho mình hướng đi mới và tiết kiệm chi phí. Trong đó, thuê ngoài đã trở thành giải
pháp tối ưu được nhiều doanh nghiệp trên thế giới cũng như tại Việt Nam lựa chọn. Lý
do một công ty quyết định thuê ngoài có thể rất khác nhau, những lý do này dựa vào
những căn cứ nhất định:
Lý do tài chính: Cải thiện hiệu suất sinh lợi trên tài sản bằng cách giảm tồn kho và bán
các tài sản không cần thiết; tạo tiền mặt bằng cách bán đi những thứ thu hồi chậm;
thâm nhập vào thị trường mới, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển; giảm chi phí
bởi cơ cấu chi phí thấp hơn; chuyển các chi phí cố định thành chi phí biến đổi. Thông
thường, chi phí thuê ngoài thường có xu hướng thấp hơn so với việc thuê nhân viên
toàn thời gian cố định để thực hiện một khối lượng công việc. Do đó, doanh nghiệp
không chỉ tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi tuyển dụng mà lợi nhuận nhờ đó cũng
được cải thiện.
Lý do đổi mới: Cải tiến chất lượng và sản lượng; rút ngắn thời gian quay vòng; có kiến
thức chuyên môn, các kỹ năng và công nghệ mà người khách không có sẵn; cải thiện
quản trị rủi ro; cải thiện sự tín nhiệm và ấn tượng bằng cách liên hệ với các nhà cung
ứng cao cấp.
Lý do về tổ chức: Cải thiện hiệu quả bằng cách tập trung vào những thứ mà doanh
nghiệp làm tốt nhất; tăng sự linh động để đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng đối
với sản phẩm và dịch vụ bằng cách cải tiến thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Công việc được hoàn thành nhanh chống: Đây là một trong những lý do hàng đầu
khiên các doanh nghiệp có xu hướng thuê ngoài. Các doanh nghiệp có thể hoàn thành
công việc nhanh hơn rất nhiều bằng cách chuyển các nhiệm vụ tốn thời gian cho các
nhà cung ứng bên ngoài.
Một số lý do khác: Nhà cung cấp bên ngoài có khả năng tốt hơn; nhà cung cấp bên
ngoài có năng lực lớn hơn và phù hợp hơn; giải phóng tài nguyên cho các mục đích
khác; giảm chi phí vận hành; giảm/ phân tán rủi ro; thiếu các nguồn lực nội bộ để tự
thực hiện; mong muốn tập trung cao hơn vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Ở Việt Nam, thuê ngoài cũng đang trở nên phổ biến với ựu phát triển của ngành công
nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin và dịch vụ liên quan. Việc có
sẵn nguồn nhân lực có kỹ năng, chi phí lao động thấp và tiềm năng phát triển kinh tế là
những yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp ở Việt Nam áp dụng chiến lược thuê ngoài để
nâng cao hiệu suất kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Câu 1(Phần II):

Mô hình chuỗi cung ứng của Walmart tại Mỹ

Chuỗi cung ứng của Walmart


Nhà cung cấp
Walmart có khoảng 90.000 nhà cung cấp trên toàn thế giới trong đó có khoảng 200
nhà cung cấp chính như P&G, Nestle, Unilever, Kraft,...
Chiến lược kinh doanh của Walmart là hướng đến lợi thế chi phí, trở thành nhà bán lẻ
giá rẻ hơn mỗi ngày. Vì vậy, để tuân thủ chiến lược này, Walmart đã quyết định loại
bỏ các trung gian và trực tiếp đến các nhà cung cấp để mua những thứ cần thiết. Hàng
hóa sẽ được vận chuyển trực tiếp từ kho của các nhà cung cấp bởi đội xe của Walmart
đến các trung tâm phân phối.
Và P&G chính là nhà cung cấp quan trọng nhất của Walmart, là nhà cung ứng đầu tiên
có thể kết nối với hệ thống thông tin máy tính của Walmart. Nhờ mối quan hệ hợp tác
này mà lượng hàng tồn kho của Walmart luôn được quản lý chặt chẽ chính xác. P&G
sẽ luôn cập nhật thông tin đơn hàng của Walmart để từ đó có thể cung cấp kịp thời các
sản phẩm.
Hệ thống thông tin
Bộ phận thông tin của Walmart bao gồm khoảng 3000 cộng tác viên làm việc tại trung
tâm công nghệ David Glass. Hệ thống thông tin của Walmart được chia thành hai phần
là cơ sở hạ tầng và phần mềm. Hai bộ phận này cung cấp cho công ty ba trụ cột thông
tin chính: phân tích bán hàng, lập kế hoạch và phát triển hoạt động.
Walmart quản lý nguồn cung ứng hàng hoá qua hệ thống mã vạch từ năm 1973. Tuy
nhiên giờ đây Walmart đã ứng dụng hệ thống nhận dạng tần số vô tuyến RFID. Các
thẻ RFID chứa thông tin điện tử được gắn vào mỗi sản phẩm. Hệ thống này có khả
năng nhận và lưu trữ thông tin theo thời gian, nhờ đó mà Walmart có thể nắm bắt tình
hình tồn kho của mình. Ngoài ra Walmart còn sử dụng hệ thống EDI là một hệ thống
trao đổi dữ liệu điện tử, được sử dụng để truyền qua internet. EDI cho phép Walmart
chia sẻ thông tin dữ liệu cho người tham gia chuỗi cung ứng, đặc biệt là các nhà cung
cấp. Do dữ liệu được truyền trên thời gian thực nên các nhà cung cấp có thể điều chỉnh
được tình hình sản xuất của mình, nhanh chóng cung ứng hàng hoá cho Walmart.

Trụ sở chính
Walmart có trụ ở chính tại thành phố Bentonville, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ. Trụ sở
của Walmart có vai trò trong việc điều hành quản lí các chuỗi cửa hàng, siêu thị, trung
tâm thương mại thuộc sở hữu của tập đoàn. Đây là nơi xử lí các vấn đề về pháp lí, đưa
ra các kế hoạch mở rộng và phát triển mạng lưới cửa hàng trên toàn thế giới.
Trung tâm phân phối
Walmart có 9 TTPP chính tại Mỹ bao gồm:
 TTPP khu vực (Regional Distribution Center): TT này đóng vai trò là xương
sống chiến lược cho mạng lưới phân phối hàng hóa tổng hợp của Walmart. TT
có diện tích từ 1.0-1,6 triệu m2, trung bình có hơn 1000 nhân viên kho hàng.
Các băng tải ở đây được sử dụng để di chuyển các thùng hàng đã được phân bổ
cho các đơn hàng của các cửa hàng tại thời điểm nhận hàng. Sau khi các xe
mooc vận chuyển hàng hóa lên xe, các nhân viên sẽ giao hàng đến cho các cửa
hàng bán lẻ của Walmart. Một ngày có thể giao hàng đến 90-170 cửa hàng tại
Mỹ.
 TTPP thực phẩm(Food Distribution Center): có diện tích từ 850.000- 1.0 triệu
m , với 750-800 nhân viên kho hàng. Ở đây bao gồm các mặt hàng như thực
2

phẩm khô, sữa, thịt nguội, thịt tươi, sản phẩm và thực phẩm đông lạnh. TTPP
này được áp dụng công nghệ chọn hàng bằng giọng nói Vocollect để cải thiện
tốc độ và độ chính xác của toàn bộ hoạt động lấy hàng trong phân phối hàng tạp
hóa của họ. Hàng hóa ở đây sẽ được vận chuyển bằng xe tải đưa đến các cửa
hàng của Walmart và Sam’s Club.
 TTPP thời trang (Fashion Distribution Center): Walmart hiện đang vận hành 7
TTPP thời trang tại Hoa Kỳ. Các TTPP này có diện tích từ 640.000- 1,6 triệu m2
va có hơn 700 nhân viên kho hàng. Đây là những cơ sở lớn được cơ giới hóa
cao với hệ thống vận chuyển được thiết kế để phục vụ hơn 1000 cửa hàng.
 TT thực hiện thương mại điện tử (E-commerce Fulfillment Center): Walmart
xác định các trung tâm phân phối này dành riêng 100% cho việc thực hiện đơn
hàng thương mại điện tử.
 TTPP thực hiện thương mại điện tử cho Sam’s Club (Sam’s Club Dark Store):
Sam’s Club đã chuyển một số cửa hàng vật lý của mình thành cửa hàng online.
Đến nay đã có 29 cửa hàng này đi vào hoạt động.
 TTPP đặc biệt (Specialty Distribution Center): bao gồm các cơ sở nhỏ :Xuất
khẩu, phòng thí nghiệm quang học, nhà thuốc, xử lý hàng trả lại, lốp xe, in ấn
và thư.
 TT nhập khẩu/ phân phối lại (Import/ Consolidation Distribution Center):
Walmart vận hành 11 tòa nhà TTPP nhập khẩu nằm gần các cảng lớn của Hoa
Kỳ (Houston, Savannah, Norfolk, Chicago). Mỗi trung tâm nhập khẩu nhận các
container hàng hóa từ châu Á, Thái Bình Dương và sau đó phân phối lại cho các
TTPP khu vực.
 TTPP Center Point (CP): Đây là nơi Walmart áp dụng kỹ thuật “cross-
docking”. Thay vì các NCC gửi các lô nhỏ trực tiếp đến nhiều TTPP của
Walmart trên khắp đất nước, Walmart giảm chi phí vận chuyển hàng hóa nội địa
bằng cách yêu cầu các NCC vận chuyển hàng của họ đến CP gần nhất. Tại đây
các lô hàng sẽ được tách ra, chuẩn bị theo những nhu cầu cần thiết của khách
hàng, rồi gửi đi cho khách.
 TTPP Sam’s Club: có diện tích khoảng 134.000m2. Phần lớn các cơ sở này thuê
các công ty 3PL thực hiện giao hàng chéo. Khoảng 64% hàng hóa phi nhiên liệu
được vận chuyển đến thẳng cửa hàng Sam’s Club mà không qua TTPP của
Walmart.
Walmart bắt đầu gia nhập vào thị trường thương mại điện tử với web walmart.com và
samsclub.com vào năm 2000. Walmart tận dụng các cửa hàng vật lý để khách hàng
mua trên walmart.com hoặc samsclub.com có thể nhận hàng tại cửa hàng. Đến nay,
Walmart hiện có hơn 8.100 địa điểm nhận hàng và khoảng 7.000 địa điểm giao hàng
trên toàn cầu.
Hạ nguồn
Các container hoặc xe tải sẽ vận chuyển hàng hóa từ các TTPP đến các cửa hàng bán
lẻ của Walmart như: chuỗi cửa hàng giảm giá Wal-mart, siêu trung tâm Wal-mart, thị
trường lân cận và các cửa hàng nhỏ của Walmart để bán trực tiếp cho khách hàng. Các
đơn hàng đặt trực tuyến trên web Walmart.com thì khách hàng có thể lựa chọn hình
thức là giao đến tận nhà hoặc tự đến lấy ở các cửa hàng Walmart lân cận. Walmart đã
phát triển các công cụ công nghệ “Curbside Pickup”( nhận hàng ở lề đường) cho phép
khách hàng đặt đơn hàng trên samsclub.com, nhận đơn đặt hàng mà không cần phải rời
khỏi xe. Khi đơn đặt hàng đã sẵn sàng, khách hàng chỉ cần đến Sam’s club và đăng ký
qua tin nhắn hoặc ứng dụng, đỗ xe ở điểm đón bên lề đường và nhân viên sẽ chất hàng
lên xe cho khách hàng. Nhận hàng ở lề đường có sẵn ở tất cả Sam’s club để giúp các
khách hàng mua sắm nhanh chóng, dễ dàng và không cần tiếp xúc. Sam's Club cũng
cung cấp "Scan & Go"là một ứng dụng thanh toán trên thiết bị di động giúp khách
hàng không phải xếp hàng khi thanh toán.
Câu 2 (Phần II) Nắm bắt được thực trạng để mô tả vị trí và vai trò cụ thể của các
thành viên chủ chốt ở bậc 1 trong chuỗi cung ứng này?
Nhà cung cấp: P&G đóng vai trò vô cùng quan trọng và là nhà cung cấp lớn nhất các
sản phẩm cho Walmart.
Procter & Gamble (P&G) được biết đến như một “người khổng lồ” trong ngành sản
xuất hàng tiêu dùng của Mỹ và thế giới. P&G là một trong những nhà sản xuất hàng
hóa lớn nhất, cung ứng hàng bán buôn lẫn bán lẻ. Mối quan hệ giữa P&G và người
mua trong suốt năm 1980 cơ bản là dựa vào thương lượng với những sáng kiến và
chương trình khuyến mãi ngắn hạn.
Mới đầu hợp tác, với quyền lực cung ứng của mình, P&G yêu cầu Walmart phải nhập
số lượng hàng bao nhiêu với mức giá như thế nào. Nhưng sau một thời gian, Walmart
lớn mạnh và trở thành khách hàng lớn của P&G, đóng góp khoảng 3 tỷ đôla tương
đương với 10% doanh thu của P&G. Và từ đó P&G đã trở thành nhà sản xuất cung
ứng sản phẩm đầu tiên được phép liên kết trực tiếp vào hệ thống máy tính của
Walmart.
Wal-mart đã hợp tác với P&G dựa trên chiến lược Vendor-managed inventory (VMI).
Khi sản phẩm của P&G sắp tiêu thụ hết tại những trung tâm phân phối này, hệ thống
sẽ tự động gửi thông báo nhắc nhở để P&G vận chuyển thêm sản phẩm. Trong một số
trường hợp, hệ thống còn được áp dụng cho cả các cửa hàng nhượng quyền của Wal-
Mart và cho phép P&G giám sát các giá hàng sản phẩm thông qua tín hiệu vệ tinh
ghép nối thời gian thực (real-time satellite link-ups), sau đó gửi thông báo tới các nhà
máy sản xuất mỗi khi danh mục hàng hóa được máy scan trong hệ thống tự động quét
qua.
Sự hợp tác này cho phép Walmart duy trì hàng tồn kho trong các cửa hàng bán lẻ và
thiết lập một hệ thống liên kết tất cả các máy tính của P&G với các cửa hàng và kho
của Walmart. P&G sẽ nhận được tin nhắn từ hệ thống máy tính bất cứ khi nào hệ
thống này xác định một số hàng hóa cần được bổ sung, và sau đó một lệnh bổ sung sẽ
được gửi đến P&G gần nhất thông qua hệ thống này trước khi giao sản phẩm đến trung
tâm phân phối hoặc tới các cửa hàng. Kết quả là, lượng giao dịch tăng từ 375 triệu
USD vào năm 1988, lên 4 tỷ USD vào năm 2000. Với hình thức “bắt tay” này, P&G
và Walmart đã có thể tối ưu hóa trong quá trình sản xuất, dự trữ và tiêu thụ sản
phẩm.Việc quản lý tồn kho của Walmart sẽ được P&G nắm bắt và đáp ứng xử lý kịp
thời, giúp cho Walmart luôn có đủ hàng để đáp ứng người tiêu dùng. Ngược lại P&G
cũng nhận được những thông tin hữu ích để có thể biết rõ khi nào cần sản xuất hàng
hoá và lượng sản xuất dự kiến là bao nhiêu, có kế hoạch giao hàng chính xác hơn. Hệ
thống này sẽ giúp P&G giảm thiểu chi phí dự trữ lưu kho, chi phí xử lý các đơn đặt
hàng, từ đó có thể cân đối giảm giá thành của sản phẩm.
Lou Prichett – cựu Phó chủ tịch kinh doanh của P&G đã nói rằng mối quan hệ giữa
P&G và Walmart là mối quan hệ “cần có nhau”. Sự hợp tác và kiểm soát hệ thống
thông tin VMI đã giúp cho cả hai bên giảm đáng kể lượng chi phí cho cả chuỗi cung
ứng, tạo nên một ảnh hưởng đáng kể tới lợi nhuận của cả hai bên.
Các cửa hàng bán lẻ của Walmart: đóng vai trò quan trọng thực hiện bán hàng cho
người tiêu dùng cuối cùng. Bộ phận bán lẻ của Walmart bao gồm:
 Siêu trung tâm Wal-mart (Walmart Supercenters): được xây dựng vào năm 1988
và có diện tích khoảng 182.000 m2 với khoảng 300 nhân viên ở mỗi siêu trung
tâm. Các siêu trung tâm Walmart mang đến trải nghiệm mua sắm trọn gói bằng
cách kết hợp cửa hàng tạp hóa với các sản phẩm tươi sống, bánh mì, đồ nguội
và các sản phẩm từ sữa với đồ điện tử, quần áo, đồ chơi và đồ đạc trong nhà.
Hầu hết các Siêu trung tâm đều mở cửa 24 giờ và cũng có thể bao gồm các dịch
vụ khác như ngân hàng, tiệm làm tóc và làm móng, nhà hàng.
 Chuỗi cửa hàng giảm giá Wal-mart (Walmart Discount Stores): Sam Walton mở
cửa hàng giảm giá đầu tiên ở Rogers, Ark., vào năm 1962, rộng khoảng 106.000
m . Trung bình mỗi chuỗi cửa hàng có 200 nhân viên và cung cấp đồ điện tử,
2

quần áo, đồ chơi, đồ đạc trong nhà, sức khỏe và sắc đẹp, thiết bị hỗ trợ, phần
cứng, đồ nội thất, máy móc tự động, đồ gia dụng, sản phẩm thể thao…
 Thị trường lân cận (Walmart Neighborhood Markets), được thành lập nhằm
phục vụ nhu cầu mua sắm nhanh và thuận tiện cho khách hàng về các sản phẩm
như: hàng tạp hóa,dược phẩm, và một số mặt hàng phổ thông khác. Hình thức
này được phát triển từ năm1998, hiện công ty có 168 thị trường lân cận, với
khoảng 95 nhân viên phục vụ từng thị trường.
 Các cửa hàng nhỏ (Wal-mart Express Stores), hai cửa hàng nhỏ đầu tiên được
mở cửa vào tháng 6 năm 2011 tại Arkansas nhằm mục đích cung cấp hàng hóa
tạm thời chokhách hàng, đặc biệt khách hàng ở những khu vực không thể
thường xuyên đến các cửa hàng lớn. Các cửa hàng này có diện tích nhỏ, trung
bình khoảng 15.000 m2,chuyên phân phối các hàng tạp hóa, và những hàng phổ
thông
Tại Mỹ, Walmart hiện đang có hơn 4.700 cửa hàng ở Mỹ, nằm trong phạm vi chỉ
10 dặm của 90% dân số Hoa Kỳ. Với mạng lưới cửa hàng của công ty rất rộng lớn,
với hàng triệu sản phẩm được vận chuyển qua khoảng cách xa và thông qua chuỗi
cung ứng phức tạp hàng ngày. Điều này đặt ra những thách thức trong việc điều
phối và quản lý sự di chuyển của hàng hóa, cũng như đảm bảo rằng sản phẩm được
giao đến cửa hàng và khách hàng một cách kịp thời và tiết kiệm chi phí.
Wal-mart đã xây dựng các hệ thống bán lẻ như: công nghệ điện tử- EDI và hệ
thống kết nối bán lẻ (Retail link) nhằm kết nối cửa hàng Wal-mart , trụ sở công ty
Wal-mart, trung tâm phân phối và nhà cung cấp để xác định lượng tồn kho. Điều
này đảm bảo cho các cửa hàng bán lẻ luôn đủ hàng để bán đáp ứng liên tục nhu cầu
của khách hàng trong khi chi phí và lượng tồn kho luôn ở mức hợp lý.
Ngoài đến các cửa hàng để mua hàng thì khách hàng có thể mua hàng qua trang
web Walmart.com. Khách hàng có thể lựa chọn hình thức là giao đến tận nhà hoặc
tự đến lấy ở các cửa hàng Walmart lân cận.
Ngoài việc phân phối hàng hóa cho các cửa hàng Sam’s Club và các cửa hàng bán lẻ
của Walmart, Sam còn hoạt động như nhà bán buôn. Sam bán hàng số lượng cho các
doanh nghiệp, công ty, siêu thị nhỏ lẻ của các doanh nghiệp khác để họ bán lại cho
NTD. Sam's Club có khoảng 100.000 nhân viên ở Hoa Kỳ. Sam’s Club trung bình
rộng 134.000 m2và cung cấp nhiều loại thực phẩm tươi sống chất lượng cao và các mặt
hàng khác mang thương hiệu của Sam. Khách hàng có thể qua mua hàng trực tiếp tại
các cửa hàng của Sam. Ngoài ra trang mua hàng trực tuyến web samsclub.com giúp
khách hàng các công nghệ và dịch vụ dẫn đầu thị trường như Scan & Go, Club Pickup
và dịch vụ giao hàng tận nhà tại. Sam's Club cũng cung cấp các dịch vụ đặc biệt, bao
gồm du lịch, mua ô tô, hiệu thuốc, quang học, lốp và pin cũng như danh mục các dịch
vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh.

You might also like