You are on page 1of 7

Họ và tên: Đặng Việt Hưng

Lớp: CQ59/06.01CLC

Môn học: Kỹ năng giao tiếp ứng xử và thuyết trình

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT


ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG QUẢN TRỊ
CHUỖI CUNG ỨNG

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Quản trị chuỗi cung ứng ( SCM ) trong thời kỳ 4.0 có ảnh hưởng quan trọng và sâu
rộng nhất đối với nền kinh tế. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang
bùng nổ việc mua bán, giao dịch trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử như
Amazon, eBay, Shopee,... đã làm các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển các ngành
liên quan, khẳng định vai trò không thể thay thế của chuỗi cung ứng trong thời đại
ngày nay. Hệ thống Logistics đem lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp như
liên kết và tối ưu quá trình sản xuất, quá trình vận chuyển trên phạm vi từ khu vực,
quốc gia cho đến toàn cầu.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đã thúc đẩy quá trình phát triển và mở
rộng quy mô của chuỗi cung ứng. Giờ đây, mục tiêu của ngành Logistics thời kỳ
4.0 là đơn giản hóa các quy trình nhằm tối ưu hiệu quả, tiết kiệm chi phí và lao
động chứ không chỉ đơn thuần là hoạt động phân phối hàng hóa như trước. Và để
làm được điều đó, song song với yếu tố cốt lõi là con người, công nghệ cũng đóng
vai trò then chốt trong thị trường Logistics.

Trong bối cảnh ấy, việc ứng dụng công nghệ AI (Artificial Intelligence) vào
Logistics đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp đang phải đối
mặt, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
II. NỘI DUNG

Phần A: Công nghệ AI

1. Định nghĩa

Trí tuệ nhân tạo (AI) là việc tạo ra và phát triển những cỗ máy biết suy nghĩ, tính
toán, bắt chước và có khả năng học hỏi như bộ óc của một con người. Trong lĩnh
vực kinh doanh, người ta ứng dụng AI vào các phần mềm máy tính nhằm đưa ra
những quyết định kinh doanh và tương tác với con người.

Từ khoảng hơn 60 năm về trước, khi những phần mềm máy tính đầu tiên dần xác
định cách hệ thống máy tính phân tích thông tin, AI đã được con người phát triển
thông qua sự kết hợp của những phép tính song song, dữ liệu lớn và những phân
tích của thuật toán. Dù công nghệ này đã tồn tại từ lâu song những tiềm năng của
AI trong ngành Logistics vẫn chưa được khai thác đầy đủ.

2. Phân loại công nghệ AI

Loại 1: Công nghệ AI phản ứng (Reactive Machine)

Là công nghệ máy tính có khả năng phân tích những hành động của đối thủ và
chính bản thân, từ đó đưa ra giải pháp, lựa chọn, chiến lược tối ưu nhất.

VD: Chương trình tự động chơi cờ vua Deep Blue của IBM đã đánh bại siêu đại
kiện tướng cờ vua Garry Kasparov.

Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế

là công nghệ AI dùng để dự đoán những tính huống có thể xảy ra, tạo điều kiện
cho con người đưa ra quyết định có lợi. Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế thường
được tích hợp với cảm biến môi trường xung quanh và ứng dụng trên những
phương tiện giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho xe và người sử dụng xe. Đây
được xem là một trong những thành công lớn nhất khi ứng dụng vào một số lĩnh
vực và sản phẩm công nghệ mang tính tự động.

VD: Xe không người lái, máy bay drone, tàu ngầm


Loại 3: Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo

Một tầm cao mới của công nghệ AI khi chúng có những suy nghĩ riêng và có thể tự
mình học hỏi những thứ xung quanh để áp dụng cho bản thân hoặc nhằm làm một
việc cụ thể nào đó. Tuy vậy, loại công nghệ AI này chưa khả thi hiện nay do lo sợ
sự nguy hiểm và mất kiểm soát của chúng.

Loại 4: Tự nhận thức

Là bước phát triển cao nhất của AI khi lúc này có thể hoàn toàn tự nhận thức về
bản thân, có ý thức, hành xử như con người, có khả năng biểu lộ cảm xúc cũng như
hiểu được những biểu cảm của con người. Tất nhiên nó vẫn chưa khả thi ở thời
điểm hiện tại do con người vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát được.

Phần B: Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng.

1. Định nghĩa

Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là một hệ thống bao gồm những hoạt động, tổ
chức, thông tin, con người và các nguồn lực liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến
vận chuyển hàng hóa hay dịch vụ từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến tay người tiêu
dùng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên
quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng.

Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý mạng lưới kết nối của các doanh nghiệp
tham gia vào việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng. Nó
đòi hỏi nhiều quy trình khác nhau, bao gồm lưu trữ, vận chuyển nguyên vật liệu,
quá trình xử lý hàng tồn kho hoặc sản xuất.

2. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng

Trong kinh doanh, khi giá bán và giá thu mua đang bị thắt chặt, các doanh nghiệp
có thiên hướng đặt yếu tố quản trị chuỗi cung ứng (SCM) lên hàng đầu do tác động
không nhỏ của nó tới việc chiếm lĩnh thị trường và sự tín nhiệm của khách hàng.
Bằng việc quản trị chuỗi cung ứng một cách khoa học, doanh nghiệp không chỉ tối
ưu hóa lợi nhuận mà còn vượt xa các đối thủ trong ngành nhờ sự cắt giảm, phân bổ
hợp lí các chi phí và nguồn nhân lực.
3. Những lỗ hổng trong quản trị chuỗi cung ứng

Với sự phát triển không ngừng của đa ngành nghề trên thế giới, chuỗi cung ứng
cũng dần được mở rộng và phát triển. Vì lẽ đó mà việc quản trị chuỗi cung ứng
ngày một phức tạp và nặng nề hơn, dẫn đến nảy sinh nhiều vấn đề khó giải quyết:

- Lỗi hàng hóa: hàng hóa chuyển đến tay người tiêu dùng bị lỗi, hỏng do sự kiểm
soát không chặt chẽ, hoặc được bảo quản không đúng chỉ dẫn trong quá trình vận
chuyển.

- Chậm trễ trong cung ứng hàng hóa: vấn đề bất ngờ phát sinh trong một khâu của
cung ứng gây ra sự chậm trễ, trì hoãn tại các khâu kế tiếp.

- Hoạt động gian lận, phi pháp: trong quá trình tiêu thụ, một bên tham gia chuỗi
cung ứng có thể thay đổi thông tin, nhãn mác của hàng hóa, sản phẩm.

- Quản lý lỏng lẻo: nhà quản lý chuỗi cung ứng gặp khó khăn trong việc quản lý do
không nắm bắt được thông tin kịp thời từ các khâu tham gia, từ đó giảm hiệu quả
quản lý

- Đánh mất lòng tin của người tiêu thụ đối với sản phẩm: thông tin của sản phẩm bị
thay đổi, sản phẩm, hàng hóa bị lỗi khiến người tiêu dùng không còn tin tưởng vào
sản phẩm và nhà sản xuất, dẫn đến việc có thể bị tẩy chay bởi người tiêu dùng trên
thị trường.

Phần C: Những ứng dụng của AI trong chuỗi cung ứng

Dựa vào những lĩnh vực của AI như hệ chuyên gia (Expert Systems) và giải thuật
di truyền (Genetic Algorithms – GAs), người ta ứng dụng chúng vào trong chuỗi
cung ứng để giải quyết các vấn đề:

1. Kiểm soát và hoạch định hàng tồn kho

Hàng tồn kho hay còn gọi hàng lưu kho, là những sản phẩm hoặc nguyên
liệu dùng để sản xuất được dự trữ trong kho, giúp tạo hiệu quả cho việc buôn bán
hàng hóa của doanh nghiệp. Hàng tồn kho là những nguồn lực rảnh rỗi nhằm duy
trì tốt dịch vụ khách hàng nhưng làm phát sinh chi phí đáng kể.
Theo Timeme và Williams (2003), chi phí hàng năm để nắm giữ một đơn vị hàng
tồn kho dao động từ 15 – 35% giá trị hàng. Do đó, việc kiểm soát và hoạch định
hàng tồn kho ở mức chi phí tối thiểu mà vẫn đảm bảo lượng sản phẩm sẵn sàng
cung ứng cho khách hàng là yếu tố tối quan trọng đối với sự thành công của doanh
nghiệp.

Trước vấn đề này, Allen đã cho ra mắt hệ chuyên gia AI IMA, giúp cải thiện hiệu
quả quản trị hàng tồn kho lên đến 8 - 18%. Bằng việc lưu trữ cơ sở dữ liệu liên
quan đến kế hoạch sản xuất sản phẩm và nguyên liệu tổng thể, cùng với đó là phát
triển một cách hệ thống những quy tắc về kích cỡ lô hàng, các doanh nghiệp có thể
tính toán kích cỡ đơn hàng tối ưu và thời gian bổ sung hàng tồn trong tương lai.

Năm 2002, chúng đã được ứng dụng trong quản lý đặt vé máy bay trực tuyến, giúp
hãng hàng không ra quyết định nhận hoặc từ chối yêu cầu đặt vé của hành khách.

2. Thiết kế mạng lưới vận tải

Hệ thống vận tải, lịch trình và các tuyến xe, liên kết đa phương tiện, thiết kế mạng
lưới đường đi,... là những vấn đề liên quan đến mạng lưới vận tải. Do đặc tính của
những vấn đề trên, giải thuật di truyền (GAs) được ứng dụng để giải quyết những
tồn đọng, khía cạnh của thiết kế mạng lưới vận tải. Đây cũng là kĩ thuật AI phổ
biến nhất được tin dùng, ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang phát triển các kỹ
thuật khác nhằm giải quyết đa vấn đề của mạng lưới vận tải.

3. Quản lý thu mua và cung ứng

Là việc cân nhắc giữa các lựa chọn tự mình sản xuất hàng hóa, dịch vụ hay mua từ
các nguồn cung cấp bên ngoài, bên nào sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Quyết định
làm hay mua được phân thành rất nhiều trường hợp, đơn cử như lượng hàng hóa dự
tính sản xuất, vốn đầu tư cần và đủ để sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ,
những rủi ro liên quan đến phát triển sản phẩm và cải tiến công nghệ hay cách thức
duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đó là những bài toán phức tạp cần phải
giải đáp.
Do sự phức tạp của các trường hợp này, hệ chuyên gia của AI được ứng dụng
nhằm đưa ra sự hỗ trợ cho những quyết định hệ thống của doanh nghiệp. Hiện nay,
một số các nhà khoa học cũng như các đơn vị kinh doanh đã thành công trong việc
phát triển một hệ chuyên gia có thể hỗ trợ các nhà quản lý trong việc đánh giá hiệu
quả của các nhà cung cấp tiềm năng, từ đó không chỉ mở rộng trao đổi thông tin
giữa các bên mà còn giảm tối đa chi phí và thời gian ra quyết định.

4. Hoạch định và dự báo nhu cầu

Cơ sở để hoạch định nguồn nhân lực, năng lực sản xuất, khả năng kiểm soát hàng
tồn kho nhằm phát triển sản phẩm mới và xúc tiến các chiến dịch đều dựa vào
những thông tin, dự đoán về nhu cầu trong tương lai. Trước đây, khi sự chính xác
và hợp lệ của dữ liệu trong quá khứ là nền tảng để những kỹ thuật dự báo truyền
thống hoạt động thì giờ đây, AI đã được giới thiệu như một công cụ thay thế. Kỹ
thuật AI được đề xuất mới đây dựa trên agent ( các kĩ thuật chia quyết định kinh
doanh thành nhiều vấn đề nhỏ hơn và giải quyết tuần tự ) kết hợp với trình độ
chuyên môn của con người và khai thác dữ liệu nhằm dự đoán nhu cầu sản phẩm
mới.

5. Quản trị quan hệ khách hàng

Quản trị quan hệ khách hàng là yếu tố tối quan trọng trong việc cải thiện chất
lượng giao hàng, xây dự mối quan hệ xã hội và đảm bảo sự trung thành của khách
hàng để hướng đến những lợi ích dài hạn cho đôi bên.

Năm 2003, nhà khoa học Baxter cùng các cộng sự đã đề xuất một hình mô phỏng
sự tương tác giữa môi trường kinh doanh và nhiều khách hàng. Mô hình của ông
xem xét sự tương tác của khách hàng thông qua các trang mạng xã hội, kết hợp
marketing đa nền tảng về sản phẩm và dịch vụ, từ đó tiếp cận rộng rãi hơn đến
người tiêu dùng.

III. Kết luận

Có thể thấy, trí tuệ nhân tạo không còn chỉ là chủ đề được giới hạn trong những bộ
phim khoa học viễn tưởng. Với sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời kỳ
4.0, trí tuệ nhân tạo có tiềm năng rất lớn trong ứng dụng vào đời sống và kinh
doanh. Các kỹ thuật AI được áp dụng trong quản trị chuỗi cung ứng giúp doanh
nghiệp có cái nhìn tổng thể về nền kinh tế, nắm bắt đầy đủ tình hình kinh doanh
cũng như thông tin cần thiết nhằm đảm bảo sự chính xác trong quyết định chiến
lược, phân bổ kế hoạch và đem lại giá trị tối ưu cho doanh nghiệp.

You might also like