You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY


BỘ MÔN CƠ ĐIỆN TỬ


CHUYÊN ĐỀ DOANH NGHIỆP

AUTOMATION AND ROBOTICS IN


LOGISTICS

Họ và tên: NGUYỄN THỊ HUẾ

MSSV: 19146338

Lớp: 191461B

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2022


1. Tự động hóa trong logistics
Trong thời đại ngày nay, vai trò của tự động hoá đối với ngành logistics
ngày càng được nhấn mạnh hơn.

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử: Theo thống kê, doanh số
thương mại điện tử bán lẻ trên toàn thế giới đạt 4,28 nghìn tỷ vào năm 2020 và
doanh thu bán lẻ điện tử dự kiến sẽ tăng lên 5,4 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm
2022. Đặc điểm của thị trường thương mại điện tử là độ phủ rộng, đơn hàng
nhỏ lẻ nhưng số lượng lớn, mặt hàng đa dạng, tần suất mua liên tục, gây ra
những khó khăn trong quản lý và vận chuyển. Vì thế để nâng cao hiệu quả
quản lý nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn tự động hóa logistics.

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ: Cuộc cách mạng 4.0 đã đem lại
những giải pháp phần mềm, máy móc thông minh giúp tiết kiệm thời gian,
công sức, mà còn tối ưu hoá công tác vận hành, quản lý, đem lại hiệu quả hoạt
động cao nhất. Đối với công việc nhiều quy trình như logistics, các doanh
nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng quá tải nếu họ không chú trọng đầu tư vào công
nghệ, cụ thể là đẩy mạnh tự động hoá.

Như vậy, với những tác động, yêu cầu từ thị trường và khách hàng như vậy,
các doanh nghiệp logistics cần có những điều chỉnh, tính toán hợp lí về các
khâu vận chuyển, phân phối, lưu trữ và bảo quản hàng hoá để đảm bảo trải
nghiệm liền mạch cho khách hàng. Câu chuyện của xu hướng mua hàng trực
tuyến thời Covid-19 là ví dụ rõ ràng nhất cho nhu cầu tối ưu hoá, tự động hoá
vận hành của các nhà logistics.

Ngành logistics đang đứng trước những cơ hội lớn và sự tham gia của tự
động hóa sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa tiềm năng, khai thác hiệu
quả cơ hội đang có để phát triển mạnh mẽ hơn. Cụ thể tự động hoá trong
logistics mang đến những lợi ích:

1
- Giảm chi phí: Hệ thống robot trong nhà kho, xe không người lái, các nền tảng
giao hàng công nghệ (như Grab hay Uber) đã có những đóng góp tích cực vào
nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhân công, vận chuyển, tối ưu
nguồn lực.
- Tăng năng lực cạnh tranh, chất lượng dịch vụ: Do công nghệ hỗ trợ cải thiện hệ
thống liên lạc, đảm bảo thông tin liền mạch, thông suốt, giúp giải quyết công
việc hiệu quả hơn. Cụ thể, tiềm lực công nghệ chính là chìa khóa giúp các
doanh nghiệp 3PL khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
- Tăng tính “on-demand”, giảm dư thừa: Sản xuất ồ ạt, hoặc lượng hàng dự trữ
quá dư thừa so với nhu cầu thị trường có thể đem đến những thiệt hại nghiêm
trọng cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, sử dụng những phần mềm
quản lý dữ liệu sẽ giúp tránh những rủi ro trên.
- Lưu trữ số liệu phục vụ thống kê, phân tích, dự báo: Phân tích các xu hướng
nhu cầu của thị trường là nghiệp vụ quan trọng để các nhà logistics tận dụng tối
đa tài nguyên. Dễ thấy, phương pháp lưu trữ số liệu bằng giấy tờ truyền thống
bộc lộ nhiều điểm yếu khi chuỗi cung ứng ngày càng được mở rộng.
- Đồng bộ hóa thông tin, quản lý thời gian/dữ liệu thời gian thực: Thông tin kịp
thời, minh bạch và thông suốt luôn là tiêu chí hàng đầu trong logistics. Ngày
nay, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng hiệu quả hệ thống công nghệ để quản lý
dữ liệu, tránh tình trạng phân tán dữ liệu, giảm thời gian xử lý.

2. Ứng dụng robot trong chuỗi cung ứng


Nhu cầu nhân công lao động là một trong những thách thức lớn nhất mà
lĩnh vực logistics hiện nay phải đối mặt. Tuyển dụng nhân viên chất lượng cao
để vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến khách hàng không phải là điều dễ
dàng. Hai yếu tố chính gây ra vấn đề này bao gồm: nhu cầu ngày càng tăng về
thiết bị công nghệ để xử lý khối lượng lớn các lô hàng và sự suy giảm trong lực
lượng lao động hiện có.

2
Các nhà bán lẻ trực tuyến thường phải tự tay chọn và đóng gói các sản
phẩm được mua trực tuyến của mình thay vì chuyển hàng đến một cửa hàng
bán lẻ. Những hàng hóa này phải được vận chuyển theo từng kiện hàng riêng
biệt đến tận nhà của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, trọng lượng trung bình của
các lô hàng cũng khá lớn do người tiêu dùng hiện có thể đặt hàng các mặt hàng
như thiết bị gia dụng, vật tư xây dựng, và thậm chí cả đồ nội thất.

Để giải quyết những thách thức này, các nhà quản lý chuỗi cung ứng cần
tăng chi phí giao hàng hoặc ứng dụng tự động hóa để có thể hỗ trợ người lao
động và tăng năng suất. Tự động hóa đang giúp các công ty giảm thiểu những
thách thức này, nhưng trong nhiều trường hợp, các giải pháp không đủ linh
hoạt để đáp ứng tất cả các yêu cầu của ngành công nghiệp chuỗi cung ứng và
logistics hiện nay.

Một giải pháp khả thi chính là sử dụng robot. Tuy nhiên, trước đây, những
nỗ lực để đưa robot vào hậu cần đã thất bại vì công nghệ còn chưa thực sự phát
triển. Các robot chưa thể nhận diện toàn thể môi trường xung và sẽ rất nguy
hiểm khi va chạm với con người khi di chuyển. Robot sẽ gặp khó khăn khi
được ứng dụng ở giữa một trung tâm thành hoặc đông đúc hoặc khi cộng tác
với nhân công.

Một số robot được trang bị máy ảnh cảm biến, nhưng chúng chỉ có thể nhìn
thấy các vật thể phù hợp với kích thước và hình dạng được lập trình sẵn. Bên
cạnh đó, robot công nghiệp khá đắt và cần một nguồn vốn đầu tư lớn.

Tuy nhiên, mọi thứ đang dần thay đổi. Robot giờ đây có thể hoạt động với
độ chính xác cao hơn. Công nghệ robot đang bắt đầu đáp ứng kỳ vọng của
chúng ta. Chúng có thể hoạt động linh hoạt và hiệu quả trong ngành logistics.

Robot ở các nhà kho trong tương lai có thể sẽ cải thiện ở hầu hết các chỉ số
so với các trung tâm phân phối hiện nay. Các cơ sở robot có khả năng mở rộng
cao sẽ linh hoạt hơn và có thể di dời hàng hóa nhanh hơn góp phần gia tăng
năng suất và chất lượng dịch vụ. Các nhiệm vụ mới sẽ bao gồm các loại robot
3
khác nhau, mỗi loại có một công việc cụ thể để thực hiện, chẳng hạn như bốc
dỡ hàng từ xe tải, đóng gói, chọn đơn đặt hàng, kiểm tra hàng tồn kho và vận
chuyển hàng hóa.

Các robot trong tương lai sẽ được phối hợp với các hệ thống quản lý kho
tiên tiến, được trang bị phần mềm lập kế hoạch để theo dõi tình trạng của hàng
tồn kho và các đơn đặt hàng. Độ chính xác tổng thể sẽ tăng lên, vì mỗi trung
tâm phân phối sẽ có ít điểm lỗi đơn lẻ hơn. Mỗi robot sẽ hoạt động như một
đơn vị riêng lẻ. Nếu nó bị hỏng, chúng ta hoàn toàn có thể thay thế bằng một
cỗ máy khác.

Các robot của tương lai sẽ được kết nối với điện toán đám mây, vì vậy
chúng có thể tự động tải xuống các dữ liệu cần thiết từ những đơn đặt hàng.
Khi được robot thay thế đảm nhiệm một số công việc, nhân viên kho có thể
đảm nhận các nhiệm vụ cấp cao hơn như điều phối luồng, quản lý hoạt động,
sửa chữa robot và xử lý các trường hợp ngoại lệ hoặc các đơn đặt hàng phức
tạp.

Không giống như ngày nay, các trung tâm phân loại trong tương lai sẽ hoạt
động liên tục 24/7. Dù ở ca làm việc cuối cùng, các nhà kho robot và trung tâm
phân loại vẫn sẽ hoạt động hiệu quả như ca đầu tiên. Chuỗi cung ứng mới hoạt
động theo từng đợt, sẽ tạo điều kiện cho nhiều chuyến hàng phục vụ người tiêu
dùng mỗi ngày. Bằng cách sử dụng robot, chúng ta có thể giảm chi phí hậu cần
và đạt được dịch vụ chất lượng nhất. Hàng hóa sẽ được xe tải tự lái đưa đến
trung tâm phân loại. Nhờ sử dụng GPS và hệ thống quản lý, chúng ta sẽ có thể
kiểm soát di chuyển của xe tải trên và hoạt động xung quanh bãi một cách hiệu
quả.

3. Kết luận
Ngành logistics đang đứng trước những cơ hội lớn và sự tham gia của tự
động hóa sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa tiềm năng, khai thác hiệu
quả cơ hội đang có để phát triển mạnh mẽ hơn. Các mắt xích trong chuỗi cung
4
ứng đang được hưởng lợi từ tự động hoá logistics, do hoạt động này đã tham
gia sâu rộng vào đa dạng các nghiệp vụ trong chuỗi.

Nhìn chung, các giải pháp tự động hóa sẽ là cánh tay đắc lực cho các doanh
nghiệp logistics ở mọi quy mô, giúp hàng hoá được phân phối đến tay người
tiêu dùng một cách hiệu quả, cả về thời gian, chi phí và độ chính xác. Rất
nhiều giải pháp công nghệ đã được các doanh nghiệp trong ngành chú trọng
đầu tư.

Tuy nhiên, xu hướng triển khai robot trong mạng lưới cung ứng vẫn có
những rào cản. Việc tự động hóa chưa được đồng bộ và chi phí đầu tư công
nghệ đắt đỏ đã gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. "Đó là một điều cần suy
nghĩ, các chủ doanh nghiệp rất sợ hãi trước viễn cảnh tự động hóa vì không
một công ty nào biết họ muốn gì. Trong 18 tháng qua, tôi đã chứng kiến sự
thay đổi lớn", Joe Daft, người đứng đầu bộ phận robot tại Wise Robotics bày tỏ
quan điểm.

Với giai đoạn dân số già tại các nền kinh tế tiên tiến hiện nay và quy tắc
nhập cư chặt chẽ hơn, tình trạng thiếu lao động đang ngày càng phổ biến. CEO
Rick Faulk của Locus Robotics cho biết: "Covid đã đặt một bước đột phá để
nền kinh tế Gig (lao động tự do) hút lao động ra khỏi lĩnh vực logistics".

You might also like