You are on page 1of 11

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO NHẰM NÂNG CAO HIỆU

QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG NỀN KINH TẾ SỐ
PGS.TS Phạm Thùy Giang
Phạm Nguyễn Minh Anh – K23QTDNC
Học viện Ngân hàng

Tóm tắt
Sự phát triển của nền kinh tế số được thúc đẩy bởi đòn bẩy ngày càng gia tăng của trí
tuệ nhân tạo (AI). Việc ứng dụng AI trong marketing số cũng chứng kiến sự chuyển
đổi mạnh mẽ, đang tạo ra sự cải tiến và cuộc cách mạng cho các doanh nghiệp trong
việc quản trị marketing, lên kế hoạch nội dung cho chiến dịch quảng cáo, cách thức
thu hút khách hàng tiềm năng, định hướng xu hướng tiêu dùng và quản lý trải nghiệm
của khách hàng. Bài viết nhằm mục đích đưa ra khái niệm về AI, tìm hiểu vai trò của
AI đối với marketing trong nền kinh tế số, cùng một số các ứng dụng của AI trong
hoạt động markeitng. Cuối cùng, đề xuất một số kiến nghị để tận dụng cơ hội mà AI
đem lại nhằm nâng cao hiệu quả marketing cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Từ khóa: Trí tuệ nhân tạo, AI, marketing, marketing số

Abstract
The growth of the digital economy is driven by the increasing leverage of artificial
intelligence (AI). The application of AI in digital marketing is also witnessing a strong
transformation, creating improvements and revolutions for businesses in marketing
management, content planning for advertising campaigns, revenue collection
methods, and more. Attract potential customers, navigate consumer trends and
manage customer experience. The article aims to introduce the concept of AI, explore
the role of AI in marketing in the digital economy, and some applications of AI in
marketing activities. From there, make some recommendations to take advantage of
the opportunities that AI brings to improve marketing efficiency for Vietnamese
businesses.
Keywords: Artificial intelligence, AI, marketing, digital marketing

1
1. Đặt vấn đề
Hoạt động marketing hiện đại ngày càng bị chi phối bởi dữ liệu, tự động hóa và
trí thông minh. Cách tiếp cận tập trung của marketing thời đại mới có tác động trực
tiếp đến hiệu quả marketing (Kumar và cộng sự, 2019; Paschen và cộng sự, 2019).
Siau (2017) và Wirth (2018) cho rằng những tiến bộ công nghệ đã liên tục tạo ra
những thay đổi theo chiều dọc trong quá trình phát triển của hoạt động marketing và
đã khẳng định rõ ràng rằng hoạt động marketing có thể liên kết chặt chẽ với trí tuệ
nhân tạo (AI) để tạo ra sự khác biệt. Các giải pháp tiếp thị dựa trên AI tiên tiến và
sáng tạo có thể nhanh chóng thích ứng với nhu cầu thay đổi của doanh nghiệp và đưa
ra các gói giải pháp và truyền thông quan trọng và sinh lợi cho các bên hữu quan
(Epstein, 2018). Kumar và cộng sự (2019), Pitt và cộng sự (2018) tiếp tục nhấn mạnh
việc ứng dụng AI trong marketing ngày càng trở nên phù hợp với thực tiễn và thu hút
sự chú ý của các nhà nghiên cứu và quản trị marketing.
Trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ, đồng thời cùng với sự cạnh
tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thị trường để thu hút và giữ chân khách
hàng, việc nghiên cứu và ứng dụng các công cụ AI trong các hoạt động marketing số
là cần thiết và quan trọng, giúp gia tăng khả năng cạnh tranh, tạo ra sự khác biệt, hiểu
biết sâu sắc hơn về người tiêu dùng và cho phép đưa ra quyết định nhanh chóng và
hiệu quả. Bài viết này đề cập đến khái niệm trí tuệ nhân tạo (AI), khái niệm nền kinh
tế số và marketing số, vai trò của AI trong marketing số. Từ đó, tổng hợp những xu
hướng ứng dụng các công cụ AI phổ biến tích hợp trong marketing số và đồng thời
đưa ra kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động marketing cho các doanh nghiệp Việt Nam
thông qua ứng dụng AI.
2. Khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI), nền kinh tố (Digital Economy) và marketing
số (Digital Marketing)
2.1. Khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể được định nghĩa rộng rãi là “trí thông minh do máy
móc thực hiện” (Siau, 2017). Russell và Norvig (2003) định nghĩa AI là trí thông
minh sử dụng các cảm biến để nhận thức và các tác nhân để phản ứng với môi trường.
Theo Phạm Thu Hương và Nguyễn Trà My (2020), AI là một lĩnh vực khoa học công

2
nghệ trong đó máy tính có trí tuệ và trí thông minh giống như con người, bao gồm
năng lực suy nghĩ, lập luận, biết phân tích xử lý vấn đề, giao tiếp và đặc biệt là khả
năng tự học.
Như vậy, trí tuệ nhân tạo là một công nghệ khoa học máy tính dạy máy tính
hiểu và mô phỏng giao tiếp và hành vi của con người. Dựa trên dữ liệu được cung cấp,
AI đã tạo ra một cỗ máy thông minh mới có thể suy nghĩ, phản hồi và thực hiện các
công việc giống như cách con người làm.
Các công nghệ AI phổ biến hiện nay có thể kể đến gồm: Robot tự động hóa,
Máy học (Machine Learning), Học có giám sát (Supervised Learning), Học không
giám sát (Unsupervised Learning), Học tăng cường (Reinforce Learning), Thị giác
máy tính (Computer Vision), Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), Người máy, Xe tự
hành…
2.2. Mô hình ứng dụng AI trong marketing
Năm 2017, Paul Roetzer – CEO của Viện Trí tuệ nhân tạo Marketing đã đưa ra
khung lý thuyết ứng dụng AI vào lĩnh vực marketing. Paul Roetzer (2017) đưa ra Mô
hình 5Ps của AI Marketing nhằm đơn giản hóa và mô phỏng những khía cạnh AI có
thể hỗ trợ trong marketing. Bộ khung này gồm Lập kế hoạch (Planning), Sự sản xuất
(Production), Sự thực hiện (Performance), Xúc tiến (Promotion), Cá nhân hóa
(Personalization).
Một nghiên cứu của Wirth (2018) lập luận rằng AI, với sự phát triển hiện tại,
có khả năng thay thế hoặc nâng cao kiến thức chuyên môn cần thiết để đưa ra quyết
định marketing sáng suốt. AI có thể suy nghĩ, lập luận, hiểu và đưa ra quyết định. Nó
dành cho dữ liệu người dùng hiện có và được dùng để dự đoán thị trường và dự đoán
hành vi của khách hàng. Nó còn được gọi là dự báo dữ liệu và các dữ liệu này được
doanh nghiệp sử dụng để tinh chỉnh các chiến lược marketing và bán hàng của họ
nhằm tăng doanh số bán hàng.
2.3. Nền kinh tế số
Theo Rouse (2016), nền kinh tế số là mạng lưới các hoạt động kinh tế trên toàn
thế giới được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), hay có thể hiểu
ngắn gọn thì kinh tế số là kinh tế dựa trên nền tảng các công nghệ số. Deloitte (n.d)
cũng định nghĩa kinh tế số là hoạt động kinh tế bắt nguồn từ hàng tỷ kết nối trực tuyến

3
hàng ngày giữa mọi người, doanh nghiệp, thiết bị, dữ liệu và quy trình. Xương sống
của nền kinh tế số là siêu kết nối, nghĩa là khả năng kết nối ngày càng tăng giữa con
người, tổ chức và máy móc nhờ Internet, công nghệ di động và vạn vật kết nối internet
(IoT)”. Kling và Lamb (2000) lập luận rằng nền kinh tế số bao gồm hàng hóa hoặc
dịch vụ mà quá trình phát triển, sản xuất, bán hoặc cung cấp phụ thuộc rất nhiều vào
công nghệ số.
2.4. Marketing số (Digital Marketing)
Marketing số bao gồm tất cả các nỗ lực marketing sử dụng thiết bị điện tử hoặc
internet. Các doanh nghiệp tận dụng các kênh kỹ thuật số như công cụ tìm kiếm,
phương tiện truyền thông xã hội, email và trang web của họ để kết nối với khách hàng
hiện tại và khách hàng tiềm năng. Điều này cũng có thể được gọi là “marketing trực
tuyến”, “marketing qua internet” hoặc “marketing trên web”.
Marketing số giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động, tổ chức và quy trình
được hỗ trợ bởi các công nghệ số để tạo, giao tiếp và mang lại giá trị cho khách hàng
và các bên liên quan khác.
3. Vai trò của AI trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp
Thứ nhất, AI giúp định hình chân dung khách hàng và cập nhật xu hướng tiêu
dùng kịp thời. Quá trình xử lý lặp lại và các thuật toán giúp máy tính học hỏi từ các
mẫu, điều này giúp AI thu thập lượng lớn dữ liệu trong thời gian ngắn. Các lĩnh vực
con khác nhau của AI hoạt động theo những cách riêng biệt. Học máy (Machine
Learning - ML) là nghiên cứu về cách máy tính tiếp thu kiến thức hoặc kỹ năng thông
qua việc quan sát, làm theo các hành vi học tập của con người, đồng thời tái cấu trúc
hệ thống kiến thức để cải tiến hiệu suất. AI phát huy vai trò trong bối cảnh sở thích và
xu hướng của những người khác nhau thay đổi thường xuyên. Chân dung khách hàng
có thể thay đổi một chút khi xu hướng thay đổi theo thời gian, ngay cả khi các yếu tố
như phẩm chất tính cách không đổi. Tự động hóa AI có khả năng giúp doanh nghiệp
cập nhật tất cả những điều này dễ dàng hơn nhiều. Các nhà quản trị marketing có thể
bắt kịp các xu hướng luôn thay đổi, đảm bảo họ nhắm mục tiêu khách hàng và khách
hàng tiềm năng bằng nội dung phù hợp, cập nhật và được cá nhân hóa. (Haleem và
cộng sự, 2022).

4
Thứ hai, AI giúp tối ưu hóa các nỗ lực bán hàng. AI là một “công cụ hỗ trợ”
hoàn hảo cho các chuyên gia tiếp thị và bán hàng. AI giúp xử lý và sử dụng khối
lượng lớn dữ liệu có sẵn. Nó tự động hóa việc tạo các mô hình phân tích, khám phá
những hiểu biết bị che giấu và sử dụng lý luận nhận thức để điều chỉnh các hành động
của chương trình bán hàng. Thuật toán học máy cho phép các nhà quản trị marketing
hoàn thành bức tranh toàn cảnh bằng cách đưa vào tất cả dữ liệu để tạo ra hình ảnh
người tiêu dùng quan trọng của chiến dịch trong thời gian thực. Hơn nữa, AI hỗ trợ
tăng tốc toàn bộ kênh bán hàng bằng cách dự đoán khách hàng tiềm năng nào sẽ
chuyển đổi, từ đó tối ưu hóa các nỗ lực bán hàng.
Thứ ba, AI giúp cá nhân hóa một cách sâu sắc trải nghiệm người tiêu dùng. AI
trong marketing có thể thu thập và phân tích lượng lớn dữ liệu, thúc đẩy hiểu biết sâu
sắc về người tiêu dùng và cho phép đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả. Các
chiến lược marketing số (Digital Marketing) và phân tích dữ liệu AI chính xác và tối
ưu hơn nhiều so với con người thực hiện. Nó cho phép cá nhân hóa trải nghiệm người
dùng của đối tượng, thu hút họ và tăng doanh số Thương mại điện tử. AI thu thập,
phân tích và dự đoán hành vi của người dùng. Với dữ liệu này, các thương hiệu có thể
nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên sở thích của người dùng. AI có thể là khoản đầu tư
tốt nhất của doanh nghiệp với tư cách là một nhà quản trị marketing số. Bên cạnh đó,
học sâu (Deep Learning) - một lĩnh vực con của AI - được coi là trung tâm của
marketing dựa trên AI. Nó liên quan đến các thuật toán ML lấy cảm hứng từ mạng
lưới thần kinh của bộ não con người. Các thuật toán học sâu “dạy” máy tính hiểu các
truy vấn, văn bản, hình ảnh và mẫu giọng nói của người dùng. Sau đó, máy tính áp
dụng kiến thức của nó để cung cấp các câu trả lời và giải pháp phù hợp, hữu ích dựa
trên nhu cầu của người dùng. Học sâu với AI giúp các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu
của người dùng hiệu quả hơn và luôn tạo ra nội dung và quảng cáo sâu sắc, có sự cá
nhân hóa và liên quan cực kỳ cao (Haleem và cộng sự, 2022).
Thứ tư, tăng hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp. Việc tự động hóa các công
việc mà trước đây cần trí tuệ con người được coi là một mục tiêu cốt lõi của AI. AI và
con người có thể làm việc cùng nhau để giảm chi phí, tăng hiệu quả và tăng năng suất
của tổ chức. Việc giảm số lượng nguồn lao động mà một tổ chức yêu cầu để thực hiện
một dự án marketing, hoặc lượng thời gian mà một cá nhân phải dành cho các công

5
việc thường ngày liên quan đến hoạt động marketing, cho phép mang lại lợi ích hiệu
quả đáng kể (Khokhar, 2019; Murgai, 2018).
Trước đây, các nhà chiến lược tiếp thị kỹ thuật số đã hoài nghi về vai trò của
AI trong hoạt động marketing số. Tuy nhiên, khi công nghệ tiến bộ và tiếp thị trở nên
trực quan, tính hữu dụng của AI nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý. Một số
thương hiệu thành công đã bắt đầu áp dụng và sử dụng các công cụ AI như một phần
trong chiến lược marketing số của họ để hiểu khách hàng mục tiêu hơn và thu được
những kết quả marketing ngoài mong đợi cho doanh nghiệp.
4. Xu hướng ứng dụng AI trong hoạt động Marketing
Xác định tập khách hàng mục tiêu tự động: thông qua khả năng nhận thức và tự
học hỏi, AI có thể giúp tái định vị, cá nhân hóa hoặc tối ưu hóa hệ thống marketing.
Hệ thống công nghệ có sự hỗ trợ của AI giúp tự động xác định nhóm khách hàng mục
tiêu. Từ đó, các công việc như phân tích, đánh giá, kiểm tra được thúc đẩy nhanh hơn.
AI giúp cho khoảng cách mà người tiêu dùng tiếp cận với những sản phẩm và nhãn
hiệu cụ thể của doanh nghiệp được rút ngắn và tối ưu hóa.
Phân tích và Dự đoán xu hướng: AI có năng lực tự động phân tích các thông
tin dữ liệu từ Big Data, tổng hợp và dự đoán các xu hướng hành vi của khách hàng
trong tương lai. Điều này làm cơ sở để chuẩn bị các kế hoạch marketing có liên quan
một cách hiệu quả và chủ động.
Tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói: Các công cụ trợ lý ảo được phát triển dựa
trên công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên NLP như Google Assistant, Alexa, Siri,.. chi
phối quyết định mua hàng của khách hàng. Các nhà marketing có thể nghiên cứu ứng
dụng trợ lý ảo giọng nói trong việc phân tích và đề xuất các thông tin sản phẩm thích
hợp với khách hàng.
AI Chatbot hỗ trợ: AI chatbot là phiên bản thông minh hơn của chatbot thông
thường. Thông qua việc sử dụng công nghệ học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên NPL,
chatbot có thể giao tiếp với khách hàng tự nhiên hơn giống như con người thật. Sử
dụng Chatbot có thể hỗ trợ giai đoạn bán hàng trong Marketing, giúp tăng độ thân
thiện và phản hồi nhanh chóng.
Truyền thông đa kênh: Theo như marketing truyền thống, doanh nghiệp thường
phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định phù hợp nhất với một kênh truyền thông cụ

6
thể mà chưa tính đến yếu tố tương tác liên kết cùng nhóm khách hàng ở các kênh khác
nhau. Tuy nhiên, nếu ứng dụng AI đa kênh, các thông điệp truyền thông được liên kết
lại với nhau tạo thành hệ thống truyền thông đa diện. Hệ thống này giúp đánh giá nội
dung, các trường hợp, mức giá, hàng thay thế, tính cạnh tranh và các yếu tố khác được
thu thập từ bộ dữ liệu để tạo nên những chiến dịch với quy mô và tiềm năng tối ưu
bằng cách thông qua khả năng liên tục xử lý thông tin về hành vi khách hàng và các
giao dịch đa kênh của AI.
Quảng cáo tự động (Automatic Advertising): Đây được xem như chương trình
quảng cáo cá nhân hóa nội dung. Doanh nghiệp có thể ứng dụng AI để tùy biến trải
nghiệm web với từng khách hàng, đưa ra các thông tin hình ảnh và bố cục phù hợp,
thu hút sự quan tâm của khách hàng và tăng thời gian ở lại trang web thông qua việc
tổng hợp và phân tích lịch sử hành vi tương tác tìm kiếm của họ.
Quản lý và tạo nội dung tự động: AI có khả năng xử lý thông tin dữ liệu và
phân tích hàng loạt các nội dung số khác nhau, từ đó tạo nên những nội dung sáng tạo
giống như con người viết. Thông qua thuật toán học máy, AI tự động thay đổi nội
dung hiển thị và đề xuất thích hợp thay đổi với từng khách hàng, đặc biệt phù hợp với
lĩnh vực thương mại điện tử.
5. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng AI trong hoạt động
marketing cho các doanh nghiệp Việt Nam
Hiện nay, các chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam gắn liền với bối cảnh
nền kinh tế số, kỷ nguyên của các công nghệ số mới trên thế giới, bao gồm AI. Một số
kiến nghị nêu sau được đưa ra nhằm mục tiêu góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng
AI trong hoạt động marketing cho các doanh nghiệp Việt Nam:
Một là, doanh nghiệp cần chủ động đẩy mạnh việc ứng dụng AI trong hoạt
động marketing, thông qua đó thúc đẩy sự thương mại hóa các thành tựu công nghệ
mới. Việc ứng dụng AI không chỉ đem lại kết quả ngoài mong đợi cho hoạt động
marketing nói riêng mà còn kết quả hoạt động chung của doanh nghiệp. Điều này giúp
cho doanh nghiệp vừa tăng trưởng hiệu quả và bền vững, vừa đóng góp vào mục tiêu
phát triển bền vững chung của cả xã hội trong nền kinh tế số.
Hai là, về hướng triển khai ứng dụng AI vào marketing tại Việt Nam, các
doanh nghiệp nên tiếp cận theo hướng “hiểu mình và hiểu AI”. Với một số doanh

7
nghiệp thì hoạt động marketing được coi là yếu tố chính cho sự sống của doanh
nghiệp đó thì việc cân nhắc sử dụng các công cụ AI vào marketing là thực sự cần thiết
và đáng đầu tư. Tuy nhiên, đặc biệt tại Việt Nam với số lượng các doanh nghiệp vừa
và nhỏ đang chiếm tỷ trọng rất lớn, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho
việc đầu tư triển khai ứng dụng AI vào marketing. Nếu như doanh nghiệp đầu tư vốn
quá mức hoặc nhanh chóng tham gia xu hướng mới của marketing AI mà không có sự
chuẩn bị chi tiết và bài bản thì rất dễ dẫn đến sai lầm, thất bại, ảnh hưởng xấu đến kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ba là, về lộ trình triển khai ứng dụng AI vào các chiến lược marketing sẽ tùy
thuộc và được áp dụng khác nhau, đảm bảo tính phù hợp tùy thuộc vào mỗi loại doanh
nghiệp, mỗi ngàng nghề và lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên có thể xác định
một số các điểm chính mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải lưu ý khi ứng dụng công
nghệ AI vào marketing bao gồm: (1) Sự quyết tâm và ý chí triển khai ứng dụng hệ
thống AI của ban giám đốc; (2) Xác định hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu ứng dụng
AI vào marketing của doanh nghiệp; (3) Xây dựng đội ngũ nhân sự marketing có năng
lực ứng dụng AI; (4) Triển khai ứng dụng AI vào marketing và đánh giá hiệu quả - rủi
ro.
Bốn là, các nhà quản trị marketing trong các doanh nghiệp cần phải đảm bảo
rằng họ sử dụng dữ liệu khách hàng một cách có trách nhiệm và tuân theo các quy tắc.
Khi nói đến AI, đây thực sự vừa là một cơ hội vừa là một thách thức. Trừ khi các công
nghệ được phát triển rõ ràng để tuân theo các yêu cầu pháp lý cụ thể, chúng có thể
vượt quá mức cho phép khi khai thác dữ liệu khách hàng để cá nhân hóa. Doanh
nghiệp Việt Nam cũng cần lưu ý về chính sách bảo mật thông tin khách hàng khi ứng
dụng AI để thu thập, phân tích và đưa ra gợi ý cho sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó,
không nên sử dụng quá mức AI để tiếp thị đa kênh không chọn lọc hay quảng cáo lặp
lại nhiều lần, tạo ra ấn tượng tiêu cực về doanh nghiệp trong trải nghiệm của khách
hàng. Hơn nữa, một số doanh nghiệp ứng dụng AI Chatbot hay trợ lý giọng nói ảo
trong việc phản hồi và tư vấn các thông tin trong quá trình mua hàng của khách hàng
cần chú ý tránh việc quá phụ thuộc vào công cụ AI này mà làm mất đi tính tương tác
chân thực và đưa ra các thông tin cụ thể hơn.

8
Bốn là, doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt cơ hội và bối cảnh thuận lợi trong
nền kinh tế số cùng với các chính sách đầu tư phù hợp từ phía chính phủ và sự phát
triển của các tập đoàn công nghệ lớn trong nước. Thông qua đó, cần tập trung nâng
cao khả năng tích hợp AI, lên kế hoạch và sử dụng vốn hợp lý để ứng dụng AI vào
hoạt động marketing của doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tích cực
học hỏi kinh nghiệm ứng dụng AI hiệu quả trong hoạt động marketing từ các chiến
dịch marketing của thương hiệu, doanh nghiệp lớn trên thế giới và trong nước để thu
được những kết quả marketing tích hợp AI hữu hiệu hơn.
6. Kết luận
Tóm lại, việc ứng dụng AI trong hoạt động marketing của doanh nghiệp có thể
mang lại lợi ích to lớn cho các nhà quản trị marketing trong nền kinh tế số. AI sẽ cho
phép cải thiện năng suất, hiệu quả của doanh nghiệp và tạo ra doanh số bán hàng và
lợi nhuận cao hơn cho các tổ chức. AI sẽ giúp các tổ chức có được, phát triển và duy
trì lòng trung thành của khách hàng bằng cách thấu hiểu về nhu cầu và hành vi của họ.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần thấy rõ vai trò của AI trong marketing cũng như nắm
bắt các cơ hội để áp dụng AI vào hoạt động marketing một cách hợp lý để thu được
những hiệu quả tích cực, giúp gia tăng năng lực cạnh tranh và góp phần phát triển bền
vững trong bối cảnh nền kinh tế số.

9
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
[1] Phạm Thu Hương & Nguyễn Trà My (2020), “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong
Marketing để phát triển bền vững các doanh nghiệp Việt Nam”, Trường Đại
học Ngoại thương
[2] Vũ Xuân Trường (2022), “Chiến lược marketing ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho
doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, số báo
Tháng 5/2022
Tiếng Anh
[1] Deloitte, n.d. What is Digital Economy?, Deloitte, New York, NY.
https://www2.deloitte.com/mt/en/pages/technology/articles/mt-what-is-
digitaleconomy.html. Accessed: 18 May 2023
[2] Epstein, M. J. (2018). Adapting for digital survival. Strategic Finance.
https://sfmagazine.com/post-entry/ february-2018-adapting-for-digital-survival/
[3] Haleem, A. et al. (2022) ‘Artificial intelligence (AI) applications for marketing:
A literature-based study’, International Journal of Intelligent Networks, 3, pp.
119–132. https://doi.org/10.1016/j.ijin.2022.08.005.
[4] Kling, R. & Lamb, R. 2000. IT and organizational change in digital economies,
in Understanding the Digital Economy, E. Brynjolfsson & B. Kahin (eds), MIT
Press, Cambridge, MA, 295-324.
[5] Kumar, V., Rajan, B., Venkatesan, R., & Lecinski, J. (2019). Understanding
the role of artificial intelligence in personalized engagement marketing.
California Management Review, 61, 135–156. https://doi.
org/10.1177/0008125619859317
[6] Khokhar, P., & Chitsimran. (2019). Evolution of artificial intelligence in
marketing, comparison with traditional marketing. Our Heritage, 5, 375–389.
[7] Murgai, A. (2018). Transforming digital marketing with artificial intelligence.
International Journal of Latest Technology in Engineering, Management &
Applied Science, VII(IV), 259–262.
[8] Paschen, J., Kietzmann, J., & Kietzmann, T. C. (2019). Artificial intelligence
(AI) and its implications for market knowledge in B2B marketing. Journal of

10
Business & Industrial Marketing, 34, 1410–1419.
https://doi.org/10.1108/JBIM-10-2018-0295
[9] Pitt, C., Eriksson, T., Dabirian, A., & Vella, J. (2018, May). Elementary, My
Dear Watson: The use of artificial intelligence in marketing research: An
abstract [Conference session]. Academy of Marketing Science, New Orleans,
LA, United States. https://doi.org/10.1007/978-3-319-99181-8
[10] Roetzer, P. (2017). The 5P’s of Marketing Artificial Intelligence.
Marketing artificial intelligence institute blog.
https://www.marketingaiinstitute.com/blog/the-5ps-of-marketing-artificial-
intelligence. Accessed: 18 May 2023
[11] Rouse, M. 2016. Digital Economy, Techtarget, Newton, MA.
http://searchcio.techtarget.com/definition/digital-economy. Accessed: 18 May
2023
[12] Russell, S. J., & Norvig, P. (2003). Artificial intelligence a modern
approach. Pearson Education.
[13] Siau, K. L. (2017). Impact of artificial intelligence, robotics, and
machine learning on sales and marketing impact of artificial intelligence,
robotics, and machine. Association for Information Systems AIS Electronic
Library. https://aisel.aisnet.org/cgi/viewcontent.cgi?
article=1047&context=mwais2017
[14] Wirth, N. (2018). Hello marketing, what can artificial intelligence help
you with? International Journal of Market Research, 60, 435–438.
https://doi.org/10.1177/1470785318776841

11

You might also like