You are on page 1of 58

CHƯƠNG 2

CHUỔI GIÁ TRỊ


Mục tiêu
Kết thúc Chương 2, người học có thể:
1. Giải thích khái niệm về giá trị và giá trị có thể được gia tăng bằng cách
nào.
2. Mô tả chuỗi giá trị và hai mô hình chính của chuỗi.
3. Giải thích về “outsourcing” và sự hội nhập theo chiều dọc trong các chuỗi
giá trị.
4. Giải thích về “offshoring” và các vấn đề mà nhà quản trị phải cân nhắc
trong các quyết định offshoring.
5. Xác định các vấn đề quan trọng liên quan đến chuỗi giá trị trong môi
trường kinh doanh toàn cầu.
6. Mô tả vai trò quan trọng của sự bền vững trong chuỗi giá trị. 2
2.1 Khái niệm về giá trị

Giá trị là lợi ích của sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng trả
tiền để nhận được.
Quyết định mua một sản phẩm hay dịch vụ có liên quan đến việc khách hàng dựa trên đánh giá của họ về lợi ích mà họ
nhận được liên quan với giá cả hay chi phí mà họ bỏ ra. Những đánh giá của khách hàng về việc nhận thức được lợi ích
và chi phí bỏ ra (tức giá trị ) sẽ dẫn đến sự hài lòng hoặc không hài lòng. Một trong những hình thức đơn giản thể hiện
chức năng của giá trị là:

Giá trị của sản phẩm = Lợi ích nhận được / Giá hoặc chi phí mà khách hàng
bỏ ra
Để tăng giá trị của sản phẩm
 Tăng lợi ích nhận thức khi giá hoặc chi phí không đổi.
 Tăng lợi ích nhận thức trong khi giảm giá hoặc chi phí.
 Giảm giá hoặc chi phí trong khi vẫn giữ liên tục những lợi ích nhận thức.
 Lợi ích lý tính:
• Lợi ích lý tính là những lợi ích về chức năng mà sản phẩm có thể mang đến cho khách
hàng. Đối với lợi ích lý tính, khách hàng có thể đánh giá ngay lập tức bằng mắt nhìn,
tai nghe trong quá trình sử dụng.
• Lợi ích lý tính là lợi ích có được từ cấu tạo, thành phần của sản phẩm
• Có 9 lợi ích lý tính cơ bản và được mở rộng ra 50 lợi ích lý tính nói chung.
Có 9 lợi ích lý tính cơ bản và được mở rộng ra 50 lợi ích lý tính nói chung.

hoạt động tốt hơn đơn giản hóa cuộc sống của bạn Thông minh hơn

tiết kiệm tiền Tốt cho sức khỏe


giúp đỡ (phát triển)gia đình-

Trải nghiệm
giữ liên lạc giác quan-
 Hoạt động tốt hơn : Thương hiệu Ferrari được xây dựng lợi ích lý tính “làm việc tốt hơn” với tốc độ
và hiệu suất.
 Đơn giản hóa cuộc sống của bạn: Các robot hút bụi lau nhà từ nhà sản xuất Xiaomi giúp đơn giản hóa
các công việc nhà phức tạp ngay cả ở những góc ngách nhỏ trong nhà. Dễ dàng chế biến sử dụng, tiết
kiệm thời gian.
 Thông minh hơn: Điện thoại iPhone được cập nhật Ios 14 có thể tắt màn hình, chụp ảnh bằng cách các
chạm trên lưng điện thoại thông minh hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường.
 Tiết kiệm hơn: Máy giặt cửa ngang của Toshiba có chất lượng vượt trội, giúp cho quần áo luôn sạch
tinh tươm, và đặc biệt tiết kiệm nước và điện tốt hơn.
 Giúp đỡ (phát triển) gia đình: Xe 16 chỗ của Honda phục vụ rất tốt cho gia đình. Các chức năng của
xe cũng có thể khiến chúng ta cảm thấy“dễ chịu, thoải mái” khi di chuyển
 Tốt cho sức khỏe: Sản phẩm rau củ Organic có giá trị dinh dưỡng cao, hạn chế rủi ro bị ngộ độc thực
phẩm hoặc dung nạp một số chất độc từ thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này,
góp phần vào chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe.
 Giữ liên lạc: Điện thoại là sản phẩm có giá trị giúp chúng ta giữ liên lạc với những người xung quanh,
hay khắp nơi trên thế giới
 Khơi dậy các giác quan: Tivi LG 55UN721C0TF khiến cho màu sắc trở nên sống động hơn khơi dậy
thị giác và thính giác.
 Trải nghiệm: Kính thực tế ảo là công cụ cho phép người sử dụng trải nghiệm công nghệ thực tế ảo (VR-
Virtual Reality) bao gồm các nội dung như hình ảnh, video, trò chơi... Khi đeo kính, người dùng có cảm
giác như mình đang ở trong khung cảnh, được nhìn và tương tác.
 Lợi ích cảm tính:
• Việc khách hàng cảm nhận như thế nào về giá trị của sản phẩm/ dịch
vụ, sản phẩm/ dịch vụ/ thương hiệu có tạo nên được cảm xúc đối với
thương hiệu hay không đó là lợi ích cảm tính. Đối với lợi ích cảm tính
tồn tại chủ yếu dựa trên khía cạnh tâm lý, cụ thể là những đánh giá về
mặt cảm xúc đối với sản phẩm/ dịch vụ.
• Lợi ích cảm tính là các lợi ích không có từ các cấu tạo,thành phần của
sản phẩm
• Có 8 khu vực lợi ích cảm tính chính của khách hàng
hiểu biết.
lạc quan trong tầm kiểm soát

tự do
dễ chịu

được chú ý thoải mái,

được yêu thích


 Lạc quan: Slogan “ Lắng nghe, thấu hiểu, hành động” và những giá trị mà công ty bảo
hiệm nhân thọ Prudential tạo ra, đem đến cho khách hàng sự an tâm và lạc quan hơn khi
sở hữu hợp đồng bảo hiểm Prudential.

 Hiểu biết: Việc tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng, tham dự chương trình học, các
buổi chia sẽ từ học giả nổi tiếng… giúp các bạn học sinh có cảm giác tự tin hơn với sự
hiểu biết của mình.

 Trong tầm kiểm soát: Khách hàng lo lắng những trường hợp sự cố mình không thể quan
sát, thiết bị camera giám sát từ FPT giúp họ cảm thấy an toàn khi mọi thứ đều trong tầm
kiểm soát của họ.
 Tự do: Với slogan “Go futher” của Ford đã truyền cảm hứng cho khách hàng có thể tự do
tiến xa hơn không bị ràng buộc.

 Dễ chịu: Máy Lạnh Toshiba giúp khách hàng cảm thấy dễ chịu trước mùa hè nóng bứt.

 Được chú ý: Sử dụng dòng nước hoa cao cấp hay túi xách từ thương hiệu Chanel giúp
phụ nữ tin rằng họ luôn thu hút và quyến rũ.

 Được yêu thích: Sử dụng mỹ phẩm cao cấp của Loreal phụ nữ cảm thấy tự tin và được
yêu thích hơn khi giao tiếp.

 Thoải mái: Sở hữu dòng ghế mát-xa Elip, khách hàng cảm thấy thoải mái hơn sau một
ngày dài làm việc mệt mỏi.
CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CHUỖI CUNG ỨNG
VALUE AND SUPPLY CHAINS

• Chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động tạo ra giá trị, hoạt động hỗ trợ và
hoạt động quản lý chung trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng từ nhà
cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng.
• Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách
trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện
sự dịch chuyển vật liệu, thông tin, tài chính xuyên suốt quá trình từ nhà
cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng.
12
CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CHUỖI CUNG
ỨNG
VALUE AND SUPPLY CHAINS
2.2 Các quan điểm và mô hình chuỗi giá trị
•Chuỗi giá trị theo quan điểm đầu vào-đầu ra
Chuỗi giá trị bắt đầu từ nhà cung ứng, những người cung cấp hàng hóa cho một quy trình hay hệ thống
quy trình sản xuất hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Những nhà cung ứng này có thể là nhà bán lẻ, nhà
phân phối, đại lý, đối tác tài chính, nhà cung cấp dịch vụ thông tin và internet, nhà cung cấp dịch vụ bảo
trì, sửa chữa, nhà thầu..Đầu vào sẽ được biến đổi thành các hàng hóa hoặc dịch vụ gia tăng giá trị thông
qua các quy trình.
Quy trình chuỗi giá trị bao gồm 3 loại: quy trình tạo ra giá trị, quy trình hỗ trợ và quy trình quản lý chung.
Cuối cùng, hàng hóa hoặc dịch vụ đầu ra sẽ được cung cấp cho các khách hàng mục tiêu của từng doanh
nghiệp. Bảng 2.1 cho thấy chuỗi giá trị có thể được miêu tả như một mô hình đầu vào- đầu ra của chức
năng điều hành.
An Input-Output Perspective of a Value Chain

Hoàng dịch vụ
hóa, dịch đăng bán
vụ, đầu
ra và kết
thúc
Tổ chức Nhà cung cấp Đầu vào (input) Quá trình Đầu ra Phân Khúc
chuyển đổi (output)
Cty Lắp ráp Động cơ Lao động Hàn Oto Kinh tế
ôtô
Lốp xe Năng lượng Gia công Xe tải Sang trọng
Khung xe Phụ kiện Lắp ráp Cho thuê
Trục xe Máy móc chuyên dụng Sơn Chở hàng
Sơn Cấp cứu
Chổ ngồi Cảnh sát
Bệnh viện Công ty dược Bệnh nhân Quản lý Người khỏe Các khoa chức
năng
Cty cung cấp Giường bệnh Xét nghiệm Kết quả xét Cấp cứu
thiết bị nghiệm
Người hiến nội Nhân viên/ bác sĩ Hội chẩn Đơn thuốc
tạng
Thuốc Phẩu thuật
Trang thiết bị Kê đơn thuốc
Kiến thức
• Mô hình dịch vụ tiền và hậu sản xuất (Pre- and Postproduction
Services Model): Các dịch vụ trước và sau sản xuất hoàn thành chu kỳ
sở hữu cho hàng hóa hoặc dịch vụ. Các dịch vụ tiền sản xuất tập trung
vào “thu hút khách hàng (gaining a customer)”. Các dịch vụ hậu sản
xuất tập trung vào “giữ khách hàng (keeping the customer)”. Quan
điểm này của chuỗi giá trị nhấn mạnh dịch vụ là một thành phần quan
trọng của các quy trình sản xuất truyền thống.
Chuỗi giá trị theo quan điểm về dịch vụ trước và sau sản xuất

Quy trình quản lý Tổng thể và hỗ trợ

Tãng thêm khách


Tạo ra giá trị Giữ khách hàng
hàng

Các dịch vụ tiền sản Quy trình sản xuất Các dịch vụ sau sản xuất
xuất chính
- Thiết kế dịch vụ - Tạo ra dịch vụ tốt - Dịch vụ cho nợ/tài chính
- Các dịch vụ cung cấp - Giá/ chi phí, chất - Thiết lập, bảo trì và dịch
- Thương thảo hợp lượng, thời gian, an vụ sửa chữa.
đồng toàn, linh hoạt, cải
- Tài chính tiến - Dịch vụ vận chuyển
- Giá trị và năng suất - Dịch vụ bảo hành
- Dịch vụ đào tạo

Ðo lường và Phản hồi

Hình 2.3. Chuỗi giá trị theo quan điểm về dịch vụ trước và sau sản xuất
Chuỗi giá trị của tập đoàn Dell

Quy trình quản lý tổng thể và hỗ trợ

Tãng thêm khách hàng Tạo ra giá trị Giữ khách hàng

Các dịch vụ trước sản xuất Quy trình sản xuất chính Các dịch vụ sau sản xuất
- Thiết kế cấu hình và gói - Kiểm tra viên đối với đơn - Hóa đõn
lợi ích của khách hàng. hàng khách hàng: - Phí vận chuyển
- Các đối tác DN + Chất lượng - Dịch vụ bảo hành, sửa
- Tình hình tài chính KH + Chi phí chữa
- Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật - Giành được đơn hàng của - Trả lãi / tái chế
khách hàng: - Hỗ trợ kỹ thuật & tư vấn
+ Tốc độ
+ Mức độ đáp ứng yêu cầu
khách hàng

Ðo lường và Phản hồi

Hình 2.4. Chuỗi giá trị của tập đoàn Dell


2.3 Quyết định chuỗi giá trị

Hội nhập theo chiều dọc/ngang

• Hội nhập theo chiều dọc (vertical integration) là quá trình thu được và hợp
nhất các yếu tố của một chuỗi giá trị để đạt được sự kiểm soát nhiều hơn.
Một số công ty có thể củng cố tất cả các quy trình cho một sản phẩm cụ thể
hoặc dòng sản phẩm trong một nhà máy duy nhất.
• Hội nhập lui (Backward integration) là DN tự đảm nhận sản xuất và cung
ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất.(nhà cung cấp)
• Hội nhập tới (forward integration) là DN tự giải quyết khâu tiêu thụ sản
phẩm của mình.(nhà phân phối)
• Hội nhập theo chiều ngang (horizontal integration) là gia tăng quy mô DN
bằng cách gia tăng sức ảnh hưởng của mình tới các đối thủ (hợp nhất, thôn
tính, liên kết…).
21
• Ví dụ cty sx sp, có cty logictics. Công ty sx sp thông qua cty logictics
mua SP từ nhà cung cấp , nhận thấy rằng chi phí công ty trả cho cty
vận chuyển khá là cao nên quyết định mua luôn cty logictic.->hội nhập
theo chiều dọc. Hội nhập theo chiều dọc là cty sẽ mua bán, sát
nhập với cty khác trên cùng chuổi cung ứng. Khi cty SX mua cty
logictic là hội hập theo chiều dọc và là dọc lui. Nếu mua cty sale mar,
cty phân phối, hội nhập theo chiều dọc nhưng hội nhập tới
• Hội nhập theo chiều ngang: hợp nhất, liên kết, mua cty đối thủ cạnh
tranh với mình
Thuê ngoài/Gia công (Outsourcing)
• Thuê ngoài/Gia công (Outsourcing) là hành động
chuyển dịch một vài hoạt động nội bộ của doanh nghiệp
và chịu trách nhiệm quyết định cho nhà cung cấp bên
ngoài.
• Một trong những quyết định chiến lược quan trọng nhất
của một công ty có thể thực hiện về chuỗi giá trị của nó là
có tích hợp theo chiều dọc hay thực hiện hoạt động thuê
ngoài.
TÍNH KINH TẾ CỦA THUÊ NGOÀI
• Giảm chi phí
• Tăng hiệu quả
• Tăng chất lượng

24
TÍNH KINH TẾ CỦA THUÊ NGOÀI
• Các quyết định về việc có nên thuê ngoài thường được dựa trên kinh tế
học và phân tích điểm hòa vốn có thể được sử dụng để cung cấp cái
nhìn sâu sắc vào các quyết định tốt nhất.
• VC1 = Chi phí biến đổi khi tự sản xuất
• VC2 = Chi phí biến đổi khi thuê ngoài
• FC = Chi phí cố định
• Q = Sản lượng
TÍNH KINH TẾ CỦA THUÊ NGOÀI
• Tổng chi phí sản xuất = (VC1)Q + FC
• Tổng chi phí của hoạt động thuê ngoài = (VC2)Q
•Thiết lập các chi phí bằng nhau, chúng ta có được:
• (VC2) Q = (VC1) Q + FC

• (VC2) Q - (VC1) Q = FC

• (VC2 - VC1) Q = FC
•Sản lượng hòa vốn được tính bằng cách tìm giá trị của Q:

Q*
TÍNH KINH TẾ CỦA THUÊ NGOÀI
Tự sản xuất hay Gia công (In-House vs
Outsource)
• Một công ty cần sản xuất vỏ nhôm
cho một đơn đặt hàng đặc biệt của
khách hàng. Vì hiện tại công ty không
có thiết bị cần thiết để sản xuất vỏ, họ
sẽ phải mua máy móc và dụng cụ với
chi phí cố định là $250.000. Chi phí
sản xuất biến đổi ước tính là $20/sản
phẩm. Công ty có thể thuê gia công từ
một xưởng chế tạo kim loại với chi
phí $35/sp. Đơn đặt hàng của khách
hàng là 12.000 sp.
• Họ nên làm gì?
27
Giải pháp
• VC1 = chi phí biến đổi / đơn vị nếu được sản xuất = $ 20

• VC2 = chi phí biến đổi / đơn vị nếu thuê ngoài = $ 35


• FC = chi phí cố định liên quan đến sản xuất phần = $ 250.000
• Q = số lượng sản xuất
• Sử dụng phương trình 2.1, chúng ta có được
• Q* = 250.000 / (35 – 20) = 16,667
Trong trường hợp này, bởi vì lượng đặt hàng là chỉ cho 12.000 cái, ít hơn điểm
hòa vốn (Q*), quyết định cho chi phí thấp nhất là thuê ngoài các bộ phận này.
Phân tích hoàn vốn break-even point
Ví dụ: tại Nhà hàng XYZ, nơi chỉ bán pizza pepperoni, chi phí biến đổi cho mỗi bánh pizza có thể
là:

Chi phí biến đổi Chi phí cố định hằng tháng


Bột: $ 0,5 Lao động: $ 1.500
Nấm men: 0,05 đô la Giá thuê mặt bằng: $ 3.000
Nước: 0,01 đô la Bảo hiểm: $ 200
Phô mai: $ 3,00 Quảng cáo: $ 500
Pepperoni: $ 2,00 Tiện ích: $ 450
Tổng: 5,56 đô la Tổng cộng: 5.650 đô la

Nhà hàng XYZ cần bao nhiêu pizza để bán với giá 10 đô la mỗi chiếc để trang trải tất cả các chi
phí cố định hàng tháng?

29
Phân tích hoàn vốn break-even point
Chi phí biến đổi Chi phí cố định hằng tháng
Bột: $ 0,5 Lao động: $ 1.500
Nấm men: 0,05 đô la Giá thuê mặt bằng: $ 3.000
Nước: 0,01 đô la Bảo hiểm: $ 200
Phô mai: $ 3,00 Quảng cáo: $ 500
Pepperoni: $ 2,00 Tiện ích: $ 450
Tổng: 5,56 đô la Tổng cộng: 5.650 đô la

30
2.4 Sử dụng nguồn lực nước ngoài (đưa gia công ra nước ngoài) (Offshoring)

• Sử dụng nguồn lực nước ngoài (Offshoring) là hình thức một pháp nhân sử dụng các nguồn lực

từ nước khác vào việc sản xuất-kinh doanh của mình, không phụ thuộc vào việc các nguồn lực

đó có thuộc về cơ cấu tổ chức của pháp nhân đó hay không. Offshoring là việc thành lập, mua

lại hoặc di chuyển các khả năng phát triển từ một địa điểm trong nước đến một quốc gia

khác trong khi vẫn duy trì quyền sở hữu và kiểm soát.

• Offshore là tổng hợp của tất cả các hoạt động quản lý, đăng ký, hoạt động ở quốc gia bên ngoài,

thường là quốc gia có ưu đãi về tài chính, luật pháp và thuế.

• Mục đích của chuyển ra ngoài là nhằm giảm giá thành và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm
31
hay dịch vụ.
•Các quyết định offshoring liên quan đến viêc xác định giá trị tạo ra là gì,
hỗ trợ như thế nào, hoặc các quy trình quản lý chung sẽ thay đổi ra sao nêú
chuyển sang các nước khác. Ví dụ, một công ty có thể di chuyển một nhà máy
đóng chai soda-từ Mỹ đến Ấn Độ. Những lợi ích của công ty thu được từ việc
mức lương thấp hơn, tránh được thuế thương mại, tiếp cận thị trường và khách
hàng địa phương.
• Một khía cạnh khác, một công ty công nghệ cao có thể thiết lập một cơ sở
ở nước ngoài để phát triển, tạo nguồn kỹ sư và sản xuất các sản phẩm mới
OFFSHORE
Ví dụ
Normal Offshore
A buy Rolex at $100 B buy Rolex at $100
A buy Rolex from B at $1000
A sell Rolex at $1000 A sell Rolex at $1000
A get a profit for $900 A get a profit for $00
B get a profit for $900
A pay for tax about 20% = $180 A pay for tax about 20% = 0
B do not pay for tax
Totally, pay for tax $180 Totally, pay for tax $0
33
2.5 CHUỖI GIÁ TRỊ TRONG MÔI
TRƯỜNG KINH DOANH TOÀN CẦU
Một công ty đa quốc gia, gọi tắt là
MNC (Multinational corporation)
hoặc MNE (Multinational enterprises),
là một tổ chức sản xuất và cung cấp
hàng hóa và dịch vụ ở một số quốc gia
để giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi
nhuận, sự hài lòng của khách hàng và
phúc lợi xã hội.

34
CHUỖI GIÁ TRỊ
TRONG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TOÀN CẦU
Các vấn đề về quản trị chuỗi giá trị toàn cầu?
• ---------
• ---------
• ---------

35
CHUỖI GIÁ TRỊ BỀN VỮNG
• Các tổ chức hàng đầu đang gia tăng sự chú ý đến tính bền vững của môi trường, xã hội và kinh tế
trong hệ thống của họ. Việc thiết kế và quản lý chuỗi giá trị có thể có tác động đáng kể lên tính bền
vững này. Tính bền vững là yếu tố để doanh nghiệp tồn tại lâu dài. Nó không chỉ nâng cao nhận thức
về tổ chức của người tiêu dùng mà còn cải thiện kết quả kinh doanh thông qua việc giảm chi phí.
Thêm vào đó, những hoạt động bền vững có thể làm cho khách hàng yêu mến sản phẩm và dịch vụ
được thiết kế và sản xuất một cách bền vững.
• Quản trị điều hành đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được sự bền vững về môi trường, xã hội
và kinh tế bởi vì việc bảo vệ môi trường, lực lượng lao động, an toàn và sức khỏe cộng đồng, chi phí
và lợi nhuận được thúc đẩy mạnh bởi hoạt động của tổ chức.
CHUỖI GIÁ TRỊ BỀN VỮNG
• Thiết kế hàng hóa và dịch vụ bằng vật liệu tái chế và thân thiện với môi trường.
• Tái sản xuất.
• Thiết kế cơ sở vật chất và sử dụng thiết bị bảo tồn năng lượng.
• Sử dụng phương tiện và công nghệ điện tử để giảm lượng giấy và nhiên liệu.
• Sử dụng phương thức vận chuyển giúp giảm tối thiểu chi phí và lượng khí carbon thải
ra.
• Làm sạch và tái sử dụng nước được sử dụng để sản xuất.
• Phân loại rác tại nguồn ở KCN, KCX.

37
• Hoạt động môi trường bền vững đã lan rộng đến các công ty lớn nhất và mạnh nhất trên thế
giới như Walmart, McDonald’s, Hewlett-Packard, Ritz-Carlton, Nike, và nhiều công ty khác. Ví
dụ, Walmart đã đặt ra mục tiêu với tham vọng hoạt động hoàn toàn chỉ dựa vào năng lượng tái
tạo, chất thải tạo ra bằng không, và bán hàng hóa, dịch vụ bảo tồn tài nguyên. Họ còn mong
muốn có hơn 60.000 nguồn cung cấp vào năm 2015 để 95% sản lượng từ các nhà máy nhận
được 1 trong 2 thứ hạng cao nhất trong kiểm soát môi trường và xã hội. Nhiều công ty nhỏ đã
đầu tư vào các chương trình năng lượng hiệu quả, bao gồm nguồn năng lượng thay thế, nhiên
liệu thay thế, và khuyến khích nhân viên giảm việc lái xe và tìm kiếm tuyển đường và mô hình
giao thông tốt hơn.
• Ngành sản xuất của Trung Quốc hiện nay ít dựa vào lao động giá rẻ và áp dụng
công nghệ cao nhiều hơn để cạnh tranh. Trung Quốc có hệ thống hạ cơ sở tầng
chất lượng và đội ngũ nhân lực trình độ cao. Các nhà máy của nước này ngày
càng phát triển nhờ cải tiến quy trình, tức khả năng đổi mới cách lắp ráp sản
phẩm để tối ưu hóa hiệu suất và tăng cường sự linh hoạt.
• Trung Quốc nằm trong tâm của chuỗi cung ứng khổng lồ gọi là “Công xưởng
Châu Á”. Nhờ đó, Trung Quốc có thể tập hợp linh kiện và nguyên liệu thô từ
khắp nơi trên thế giới, và nhanh chóng phản ứng với nhu cầu đổi thay từng ngày
của người tiêu dùng toàn cầu.
• Ngành sản xuất của Trung Quốc đang dịch chuyển từ lắp ráp sang các công việc có giá trị gia tăng cao
hơn, như thiết kế và phát triển thương hiệu. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc đã tăng 44% trong năm
ngoái, khi các doanh nghiệp nước này ra sức thâu tóm các công ty công nghệ nước ngoài. Đầu tư vào
tự động hóa cũng tăng vọt. Hiện nay, Trung Quốc là nước sản xuất robot công nghiệp lớn nhất thế giới,
với doanh số tăng trưởng khoảng 20% một năm.
• Trong khi đó, ngành sản xuất của Mỹ đã không phản ứng trước áp lực cạnh tranh từ Trung Quốc bằng
cách nâng cao sức sáng tạo. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, phải đối mặt với hàng nhập khẩu gia
tăng từ Trung Quốc, các nhà máy Mỹ đã cắt giảm đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, và tạo ra số
bằng sáng chế ngày càng ít hơn. Một vấn đề lớn hơn, như CEO Apple Tim Cook đã chỉ ra gần đây, là
lao động Mỹ thiếu các kỹ năng cần thiết cho sản xuất trình độ cao ở quy mô lớn.
• Có thể thấy, nhiều nhà máy Trung Quốc sẽ đánh bại các đồng nghiệp Mỹ ngay cả khi chủ trương tăng
thuế của ông Trump được triển khai. Việc làm trở lại Mỹ sẽ được thực hiện bởi robot, thay vì những
người lao động đã bầu cho Trump, do tự động hóa ngày càng phát triển.
Bài tập

1. Một công ty đang đánh giá giải pháp thay thế sản xuất một bộ phận hiện đang
được gia công từ một nhà cung cấp. Các thông tin liên quan như sau:

Đối với sản xuất trong nhà: Chi phí cố định hàng năm = 100.000 đô la; Chi phí
biến đổi trên mỗi phần = $ 140

Đối với mua hàng từ nhà cung cấp: Giá mua mỗi phần = $ 160

Sử dụng thông tin này, xác định số lượng hòa vốn mà công ty sẽ không quan tâm
đến việc sản xuất bộ phận trong nhà hay thuê ngoài
Bài tập
2. Tham khảo thông tin được cung cấp trong câu hỏi 1 để trả lời như sau:

• Nếu nhu cầu được dự báo là 5.500 bộ phận, thì công ty nên sản xuất bộ phận đó trong nhà
hay mua nó từ một nhà cung cấp?

• Bộ phận tiếp thị dự báo rằng nhu cầu trong năm tới sẽ là 5.500 bộ phận. Một nhà cung cấp
mới đề nghị sản xuất các bộ phận với giá 156 đô la mỗi bộ. Công ty có nên chấp nhận lời đề nghị
đó không?

• Giá tối đa cho mỗi bộ phận mà nhà sản xuất sẵn sàng trả cho nhà cung cấp là bao nhiêu nếu
dự báo là 5.500 bộ phận, sử dụng thông tin trong bài toán ban đầu (câu hỏi 1)?
Bài tập
3. Xây dựng mô hình Đầu vào-Đầu ra, Mô hình Dịch vụ Trước và Sau khi Sản xuất,
Tích hợp cho một trong các công ty sau:

• Amazon • UEH
• Vietnam airline • Vietcombank
• Samsung • Grab
• KFC • Vinfast
• Công ty Anh/chị
đang hoạt động.
Quản trị điều hành

You might also like