You are on page 1of 4

1.

Lợi ích của sản phẩm


Giá trị là lợi ích của sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng trả tiền
để nhận được. Quyết định mua một sản phẩm hay dịch vụ có liên quan đến việc khách hàng
dựa trên đánh giá của họ về lợi ích mà họ nhận được liên quan với giá cả hay chi phí mà họ
bỏ ra. Những đánh giá của khách hàng về việc nhận thức được lợi ích và chi phí bỏ ra (tức
giá trị ) sẽ dẫn đến sự hài lòng hoặc không hài lòng.
Lợi ích của sản phẩm là danh sách những lợi thế mà sản phẩm mang lại, nó thỏa mãn
nhu cầu, mong muốn và mong đợi của khách hàng. Đó là điều mà nhà sản xuất hứa hẹn rằng
khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm. Giúp cải thiện cuộc sống của khách hàng
như: vui vẻ hơn, khỏe mạnh hơn, tiết kiệm tiền, kiếm được nhiều tiền hơn, … Do đó, nó đưa
ra lý do để khách hàng mua sản phẩm.
Lợi ích của sản phẩm có thể ở dạng chi phí, tiện lợi, khả năng sử dụng, năng suất,
hiệu quả, tính bền vững, trạng thái, giá trị, chất lượng, đặc tính,... Hơn nữa, cần phải lưu ý
rằng lợi ích của sản phẩm là do tính năng của nó.
Nói cách khác, lợi ích mô tả kết quả cuối cùng nhận được khi khách hàng sử dụng
sản phẩm . Nó phản ánh sự cải thiện đạt được trong cuộc sống của khách hàng hoặc các giải
pháp được cung cấp cho các vấn đề của khách hàng. Nó xác định tính hữu ích của sản phẩm
hoặc sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
Lợi ich của sản phẩm gồm lợi ích lý tính (functional benefits) và lợi ích cảm tính
(emotional benefits) là 2 thuộc tính cơ bản nhất của sản phẩm hay dịch vụ đối với người tiêu
dùng. Nếu như đối với lợi ích lý tính, khách hàng có thể đánh giá ngay lập tức bằng mắt
nhìn, tai nghe trong quá trình sử dụng thì lợi ích cảm tính tồn tại chủ yếu dựa trên khía cạnh
tâm lý, cụ thể là những đánh giá về mặt cảm xúc đối với sản phẩm/dịch vụ.
 Lợi ích lý tính như: Hoạt động tốt hơn, đơn giản hóa cuộc sống, tiết kiệm chi phí, bảo
vệ sức khỏe....
 Lợi ích cảm tính như: lạc quan, tự do, được chú ý, được yêu thích, thoải mái, dễ chịu,
trong tầm kiểm soát và hiểu biết.
2. Làm thế nào để tăng lợi ích sản phẩm
(a) Một trong những hình thức đơn giản thể hiện chức năng của giá trị là: Giá trị của sản
phẩm = Lợi ích nhận được / Giá hoặc chi phí mà khách hàng bỏ ra
 Để tăng lợi ích của sản phẩm
 Tăng khi giá hoặc chi phí không đổi.
 Tăng giá trị của sản phẩm trong khi giảm giá hoặc chi phí.
 Giảm giá hoặc chi phí trong khi vẫn giữ liên tục giá trị của sản phẩm
(b) Để tăng lợi ích cho sản phẩm phải gia tăng lợi ích lý tính và cảm tính, hay gia tăng
lợi ích chung khi kết hợp cả hai lợi ích lý tính và cảm tính. Vì vậy, phải là người tiên
phong trong lĩnh vực, xây dựng một chiến lược tốt, sáng tạo, đầy phá cách hoặc tìm
mối kết nối phù hợp về mặt cảm xúc – điều này sẽ làm cho “sợi dây” lợi ích lý tính
bớt ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng hơn.
(c) Xây dựng thương hiệu của bạn xung quanh các nhóm lợi ích: Khi tìm kiếm lợi ích
cho thương hiệu của mình, nên xem xét các lợi ích lý tính và lợi ích cảm tính mà bạn
tin rằng phù hợp với những gì khách hàng muốn, cũng như thương hiệu của bạn làm
tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.
(d) Sắp xếp các lợi ích
 Khi chúng ta “brainstorm” về một thương hiệu có sẵn, thông thường sẽ kết thúc bằng
rất nhiều thông tin. Với kết quả thu được từ buổi brainstorm, có rất nhiều lợi ích sẽ
thực sự khiến thương hiệu của bạn “bước sang một trang mới”. Bạn có thể sử dụng
kiến thức công việc về thương hiệu để bắt đầu nhìn nhận những lợi ích lý tính và lợi
ích cảm tính nào sẽ giúp thương hiệu giành chiến thắng trên thị trường.
 Sau đó, nghiên cứu thị trường để sắp xếp các lợi ích khả thi và chọn ra những thứ có
khả năng tạo động lực cho khách hàng nhất. Hãy nhìn vào 2 khía cạnh sau:
- Khách hàng được thúc đẩy như thế nào bằng lợi ích.
- Thương hiệu có thể sở hữu lợi ích đó như thế nào.
(e) Hỗ trợ lợi ích chính
Một thử nghiệm tại trường đại học đã được tiến hành, trong đó có 3 mệnh đề:
- Tất cả các loại cá đều sống dưới nước (giả thiết)
- Cá ngừ là 1 loại cá (giả thiết)
- Do đó, cá ngừ sống dưới nước (kết luận)
Trong mệnh đề về định vị, lợi ích chính của người tiêu dùng sẽ là kết luận. Lý do để tin
tưởng (Reasons to Believe – RTB) là tiền đề hỗ trợ. Bạn nên lưu ý một số điểm dưới đây.
 Thứ nhất, RTB không bao giờ nên là kết luận. Người tiêu dùng không quan tâm đến
những gì bạn làm, cho đến khi họ nhận được giá trị nhất định. Lợi ích phải đến từ
góc nhìn của người tiêu dùng, bạn cần nắm được họ sẽ nhận được những gì và cảm
thấy ra sao.
 Thứ hai, theo logic thuần túy, chỉ cần hai giả thiết là đủ để rút ra bất kỳ kết luận nào,
bạn thực sự chỉ cần hai RTB. Những thương hiệu có 1 danh sách dài trong RTB
thường không chọn xem ý nào là tốt nhất. Họ thường buộc các công ty truyền thông
quyết định hoặc người tiêu dùng.
3. Ví dụ minh họa
(1) Hoạt động tốt hơn: Iphone 13 hoạt động tốt hơn, có nhiều tính năng vượt trội so với
các dọng iphone trước từ màn hình, thiết kế, camera....
(2) Đơn giản hóa cuộc sống: các máy rủa chén, máy giặt giúp từ Toshiba giúp đơn giản1
hóa công việc nhà, tiết kiệm đáng kể thời gian cho gia đình
(3) Thông minh hơn: Samsung đã tích hợp chức năng điều khiển bằng giọng nói cho các
Romote mới giúp người dụng dễ dàng thao tác sử dụng hơn
(4) Tiết kiệm hơn: máy điều hòa Daiki tích hợp công nghệ Inverter thu hút người tiêu
dùng bởi tính năng tiết kiệm điện
(5) Giúp đỡ (phát triển) gia đình: những chiếc TV màn hình lớn của LG giúp gia đình có
thể thưởng thức những bộ phim, trận bóng một cách thoải mái ngay tại nhà.
(6) Tốt cho sức khỏe: Special K không chỉ bán những sản phẩm ngũ cốc có chỉ số calo
thấp, mà còn đem lại cho khách hàng cảm giác họ đang kiểm soát được cân nặng của chính
mình.
(7) Giữ liên lạc: các ứng dụng như zoom, microsoft teams, google meet giúp cho thầy
cô, học sinh có thể giảng dạy và học online trong mùa dịch
(8) Khơi dậy các giác quan: Nhãn hàng quần áo xuất khẩu Zara đang làm điên đảo chị
em phụ nữ bởi những sản phẩm đẹp, bền, giá cả phải chăng và quan trọng là cảm giác được
là người biết nắm bắt những xu hướng thời trang mới để không bị lạc hậu với chị em, đồng
nghiệp.
(9) Trải nghiệm: Facebook đã xây dựng tính năng live giúp mọi người có thể xem trực
tiếp cho dù có khoảng cách xa đi nữa
(10) Tự do: Chiến dịch “Đi để trở về” của Bitis giúp khách hàng cảm thấy tự do, thoải mái
trong những chuyến phiêu lưu cùng sản phẩm của mình.
(11) Dễ chịu: đệm sưởi giúp khách hàng cho một giấc ngủ ngon hơn trong mùa đông
(12) Được chú ý: bạn sẽ được chú ý hơn rất nhiều nếu đeo trên tay chiếc đồng hồ Rolex
(13) Được yêu thích: Nhãn hàng quần áo xuất khẩu Zara đang được phụ nữ yêu thích bởi
những sản phẩm đẹp, bền, giá cả phải chăng và quan trọng là cảm giác được là người biết
nắm bắt những xu hướng thời trang mới để không bị lạc hậu.
(14) Thoải mái: Bitis mang đến cho người tiêu dùng sự thoải mái từ sản phẩm đến đặc
điểm nhận diện thương hiệu là slogan “Nâng niu bàn chân Việt” là một trong những câu
slogan khiến khách hàng nhớ và yêu thích nhất tại Việt Nam
(15) Lạc quan: Các sản phẩm trang điểm từ thương hiệu Maybelline giúp các bạn nữ thêm
lạc quan, tự tin
(16) Hiếu biết: học đại học giúp sinh viên nâng cao đuọc kiến thức chuyên ngành, tạo điều
kiện thuận ợi cho công việc sau này
(17) Trong tầm kiểm soát: Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada cho khách
hàng có thể xem xét tình trạng đơn hàng của mình thông qua ứng dụng.

You might also like