You are on page 1of 9

Câu 1: Tầm Quan Trọng Trong Thiết Kế Hệ Thống Logistics Đối Với Nền

Kinh Tế Quốc Dân


1.Phát triển nền kinh tế quốc dân:
Lưu thông phân phối hàng hóa,trao đổi và giao lưu thương mại giữa các vùng trong
nước với nhau vàvới nước ngoài là hoạt động thiết yếu của nền kinh tế quốc dân. Nếu
những hoạt động này thông suốt có hiệu quả thì sẽ góp phần to lớn làm cho các ngành
sản xuất phát triển,còn những hoạt động này bị ngưng trệ sẽ làm ảnh hưởng xấu đến
hoạt động sản xuất và đời sống
2.Giải quyết những vấn đề nảy sinh từ sự phân công lao động Quốc tế.
Các công ty xuyên quốc gia có các chi nhánh, các cơ sở sản xuất, cung ứng và dịch vụ
đặt ở nhiều nơi, ở nhiều quốc gia khác nhau, do đó các công ty này đã áp dụng “hệ
thống Logistics toàn cầu” để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao,
khắc phục ảnh hưởng của các yếu tố cự ly, thời gian và chi phí sản xuất
3. Góp phần phân bố các ngành sản xuất một cách hợp lý để đảm bảo sự cân đối và tăng
trưởng của nền kinh tế quốc dân.
Mỗi một vùng địa lý có những đặc điểm về địa hình khác nhau, nguồn tài nguyên
khoáng sản khác nhau và có phương thức lao động tập quán khác nhau do đó cần có sự
phân bố sắp các khu công nghiệp,các ngành sản xuất,các trung tâm kinh tế sao cho phù
hợp với những điều kiện riêng và tổng thể nhằm phát huy được các nguồn lực một
cách hiệu quả nhất
B. ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hoá và sự vận động của chúng phong phú
và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải
giao nhận. Đồng thời để tránh đọng vốn, các doanh nghiệp tìm cách duy trì một lượng
hàng trong kho nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động vận tải giao nhận nói riêng và lưu thông
phân phối nói chung, một mặt phải đảm bảo yêu cầu giao hàng kịp thời đúng lúc JIT, mặt
khác phải tăng cường vận chuyển thực hiện mục tiêu không để hàng tồn kho. Để đáp ứng
yêu cầu này, giao nhận vận tải phải nhanh, thông tin kịp thời chính xác và có sự ăn khớp
giữa các quá trình trong vận chuyển giao nhận. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của tin
học, cho phép kết hợp chặt chẽ các quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hoá, tiêu
thụ với hoạt động vận tải giao nhận có hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và đồng thời phức
tạp hơn. Nó cho phép người giao nhận vận tải nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách
hàng. Phát triển các dịch vụ truyềnthống càng cao bao nhiêu, người vận tải giao nhận
càng có khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường và mở rộng thị trường bấy nhiêu.

Logistics cho phép các nhà kinh doanh vận tải giao nhận cung cấp các dịch vụ đa dạng,
phong phú hơn ngoài dịch vụ giao nhận vận tải đơn thuần
Logistics là sự phối hợp, gắn kết các hoạt động, các khâu trong dòng lưu chuyển của
hàng hố qua cácgiai đoạn -cung ứng - sản xuất - lưu thôngphân phối. Vì vậy lúc này
người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận không chỉ đơn thuần là người giao nhận vận
chuyển nữa, mà thực tế họ đã tham gia cùng với người sản xuất đảm nhận thêm các khâu
liên quan đến quá trình sản xuất và lưu thơng hàng hố như: lắp ráp, đóng gói, gom hàng,
xếp hàng, cung cấp kho hàng, lưu trữ hàng, xử lý thơng tin... Thậm chí cả những hoạt
động khác trong qúa trình sản xuất như cung cấp thơng tin hay tạo ra những sản phẩm
phù hợp cho các thị trường cụ thể hay các quốc gia...

Hoạt động vận tải giao nhận thuần tuý đã dần chuyển sang hoạt động quản lí toàn bộ dây
chuyền phân phối vật chất và trở thành một bộ phận khăng khít của chuỗi mắt xích cung -
cầu. Chỉ khi tối ưu được quá trình này mới giải quyết được vấn đề đặt ra là: vừa làm tăng
lợi nhuận cho các doanhnghiệp sản xuất, vừa làm tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận, đảm bảo được lợi ích chung.
Câu 2: Phân Tích Dịch Vụ Khách Hàng
Câu 3: Phân Tích LIS (Logistics Information System)

Hệ thống thông tin Logistics - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Logistics
Information System, viết tắt là LIS.Hệ thống thông tin Logistics (LIS) được hiểu là một
cấu trúc tương tác giữa con người, thiết bị, các phương pháp và quy trình nhằm cung cấp
các thông tin thích hợp cho các nhà quản trị logistics với mục tiêu lập kế hoạch, thực thi
và kiểm soát logistics hiệu quả. (Theo NC State University)
Mô hình cấu trúc LIS tại các doanh nghiệp phát triển

Hệ thống thông tin logistics bao gồm các yếu tố về môi trường Logictisc, quá trình ra
quyết định Logictisc, 4 hệ thống con chủ yếu cấu tạo nên hệ thống thông tin Logictisc là
hệ thống hoạch định, hệ thống thực thi, hệ thống nghiên cứu và thu thập tin tức, hệ thống
báo cáo kết quả.
Các hệ thống đó sẽ phối hợp cung cấp cho nhà quản lí logistics những thông tin chính xác
và kịp thời để lên kế hoạch, thực thi và điều chỉnh các hoạt động logistics của doanh
nghiệp.Hệ thống lập kế hoạch.
Hệ thống lập kế hoạch
Bao gồm một loạt các kĩ thuật liên quan đến việc thiết kế các kế hoạch tầm chiến lược
như thiết kế mạng lưới, lập kế hoạch và dự đoán nhu cầu, phối hợp các nguồn lực, kế
hoạch hóa cung ứng, sắp xếp và lên kế hoạch sản xuất, kế hoạch phân phối, các kế hoạch
tầm chiến thuật như quản trị dự trữ, vận tải, và các tác nghiệp như nghiệp vụ kho, quá
trình đặt hàng và các sự kiện xảy ra hàng ngày.
Hệ thống thực thi
Hệ thống thực thi logistics bao gồm các kĩ thuật đảm nhiệm các chức năng triển khai
logistics trong thời gian ngắn hoặc hàng ngày về quản lí nhà kho, vận tải, mua sắm, dự
trữ, quản lí hiệu quả các đơn hàng của khách.
Hệ thống nghiên cứu và thu thập thông tin
Để thích nghi với các nhân tố môi trường vĩ mô, môi trường kênh và nguồn lực bên trong
công ty. Hệ thống nghiên cứu và thu thập thông tin có vai trò quan sát môi trường, thu
thập thông tin bên ngoài, thông tin có sẵn trong lĩnh vực logistics và trong nội bộ công ty.
Hệ thống báo cáo kết quả
Hệ thống báo cáo là thành phần cuối cùng trong LIS. Nếu các báo cáo và kết quả không
được truyền đạt hiệu quả thì các tư tưởng, nghiên cứu hữu ích và giải pháp quản lí sẽ
không thể đạt được.
Các báo cáo hỗ trợ quyết định quản trị logistics tập trung vào 3 loại:
1. Báo cáo để lập kế hoạch gồm các thông tin có tính lịch sử và thông tin trong tương lai
như thông tin về xu hướng bán, khuynh hướng dự báo, các thông tin thị trường, các yếu
tố chi phí của dự án kinh doanh;
2. Báo cáo hoạt động cung cấp những thông tin sẵn có cho nhà quản lí và người giám sát
về hoạt động thực tế như việc nắm giữ hàng tồn kho, thu mua, đơn hàng vận tải, kế hoạch
sản xuất và kiểm soát, vận chuyển;
3. Báo cáo kiểm soát cụ thể tổng kết chi phi và thông tin họat động ở các giai đoạn thịch
hợp, so sánh ngân sách và chi phí hiện tại, chúng tạo ra nền tảng cho việc tiếp cận chiến
lược họat động và các sách lược. (Theo Giáo trình Quản trị Logistics, NXB Tài chính)
Câu 4: Phân Tích Mô Hình Logistics

-Mô hình Logistics bao gồm việc hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu
quả các dòng vận động và dự trữ hàng hoá, dịch vụ cùng các thông tin liên quan từ điểm
khởi đầu đến các điểm tiêu thụ theo đơn đặt hàng nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng.
Phân tích mô hình Log:
-Yếu tố đầu vào:
+Nguyên vật liệu: để sản xuất ra một sản phẩm ( vd quần áo) tung ra thị trường, doanh
nghiệp cần nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm ấy ( vải, kim, chỉ, máy may….)
+Nhân sự: để tạo ra một sản phẩm hay kiểm soát, quản lý dòng vận động, dự trữ hàng
hóa dịch vụ thì yếu tố con người là không thể thiếu trong bất kì hoạt động nào
+Tài chính: để duy trì DN luôn phát triển cũng như đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trả
lương cho nhân viên thì cần nguồn tài chính đủ tốt để duy trì và phát triển
+Nguồn tài chính: Nguồn tài chính có thể là vốn của chủ DN, hoặc kêu gọi đầu tư từ DN
khác, hay vay vốn ngân hàng
-Quá trình sản xuất:
Để sản xuất ra các vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm đến tay khách hàng cần phải
thực hiện tuần tự và đầy đủ các bước Hoạch định, thực thi, kiểm soát.
+Hoạch định: là việc thiết lập các mục tiêu của tổ chức, xây dựng chiến lược tổng quát để
đạt được các mục tiêu đã đặt ra và phát triển 1 hệ thống các kế hoạch toàn diện để phối
hợp và kết hợp các hoạt động của tổ chức. Hoạch định giúp cải thiện hiệu quả trong công
việc, tập trung mọi nổ lực để đạt được mục tiêu, giúp thể hiện rõ giá trị thu được, giảm
thiểu rủi ro các trường hợp phát sinh có thể xảy ra, giúp giải quyết các mâu thuẫn….
+Thực thi: sau khi đã lên kế hoạch, hoạch định chiến lược đầy đủ rõ ràng sẽ tiến hành
thực hiện kế hoạch mục tiêu đã đề ra. Sau khi đã hoạch định được mục tiêu, các bước
thực hiệ để đạt được mục tiêu ấy thì việc thực thi, thực hiện sẽ diễn ra đơn giản, dễ dàng
và trơn tru hơn giúp cho các hoạt động trong chuỗi được diễn ra nhanh hơn.
+Kiểm soát: bên cạnh việc thực hiện được diễn ra nhanh chóng hơn, chúng ta cần kiểm
soát các quy trình thực hiện ấy 1 cách chặt chẽ, đảm bảo phải được thực hiện đúng, đủ
như kế hoạch đã được đề ra ban đầu tránh tình trạng làm nữa với sẽ làm ảnh hưởng đến
chất lượng cũng như hiệu quả, mục tiêu ban đầu đã đề ra.
-Bên cạnh đó để giúp cho quá trình Logistics được diễn ra suông sẻ hơn chúng ta cần
phải thực hiện tốt một số nghiệp vụ sau:
+Dịch vụ khách hàng
+Xử lý đơn đặt hàng
+Cung ứng hàng hoá
+Quản trị dự trữ
+Quản trị vận chuyển
+Nghiệp vụ mua hàng
+Nghiệp vụ kho
+Bao bì đóng gói
+Bốc dỡ, chất xếp
+Quản lí thông tin
-Yếu tố đầu ra:
+Định hướng thị trường:xác định được nhu cầu và mong muốn của khách hàng để tạo ra
các sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó. Định hướng thị trường nhằm giải quyết những lo ngại
của người tiêu dùng nhằm giúp đảm bảo sự hài lòng của khách hàng với toàn bộ công ty
và thúc đẩy lòng trung thành
+Tiện ích về thời gian và địa điểm
+Hiệu quả vận chuyển: phải đảm bảo thời gian vận chuyển nhanh để kịp thời đưa sản
phẩm đến tay người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
+Tài sản sở hữu
Câu 5: Mạng Lưới Logistics Là Gì? Trình Bày Phương Pháp Bố Trí Mạng
Lưới Logistics (Bố Trí Các Điểm Nút Cố Định, Phụ Thuộc, Sự Liên Kết Giữa
Các Điểm Nút)
Mạng lưới Logistics hiểu một cách đơn giản thì đó là dòng chảy của vật liệu và sản phẩm
thông qua cấu hình liên kết giữa các điểm nút và đường dẫn, được tổ chức đặc biệt và tích
hợp trong một hệ thống kinh doanh hay một khu vực thị trường nhất định.

Phương pháp bố trí mạng lưới logistics (bố trí các điểm nút cố định, phụ thuộc, sự liên
kết giữa các điểm nút)
-Những nút cố định là những nút được bố trí theo quy hoạch của nhà nước, những thuận
lợi phụ thuộc theo vị trí địa lí, những nguồn cung. Bao gồm: bến cảng(Seaport), sân
bay(Airport), thị trường(Market)… là những điểm nút cố định.
- Điểm nút phụ thuộc là những nút tùy vào những địa điểm cung ứng cố định, tùy vào đặc
điểm của từng vùng đất đó, nó cung ứng cho ta loại nguyên vật liệu gì để bố trí cho nhà
máy. Nhà máy là điểm nút phụ thuộc. Tương tự kho bãi cũng vậy sau khi hàng hóa được
nhập vào vận chuyển đến cảng, sân bay chúng ta có thể bố trí các nhà kho ở đó để tối ưu
hóa các quá trình vận chuyển và lưu trữ hàng hóa. Như vậy nhà kho cũng là điểm nút phụ
thuộc. Những nút phụ thuộc bao gồm: nhà kho(Warehouse), nhà máy(Plant).
-Những điểm nút này sẽ được kết nối với nhau bằng các tuyến vận tải và luồng chuyển
dịch hàng hóa và thông tin.-Những điểm nút phụ thuộc ngoài việc cung ứng trong thị
trường của nó, mànó còn hộ trợ các sản phẩm, hàng hóa cho khu vực nếu có nhu cầu.

You might also like