You are on page 1of 3

Chương 1: Sơ lược quản trị chuỗi cung ứng

a. Cơ sở lý thuyết
 Khái niệm chuỗi cung ứng: là hệ thống bao gồm các tổ chức, con người và các
hoạt động, nguồn lực liên quan đến vận chuyển sản phẩm(hoặc dịch vụ) từ nhà
cung cấp, sản xuất đến người tiêu dùng. Một chuỗi cung ứng thường bao gồm các
công đoạn từ thu mua nguyên liệu thô, cung cấp cho phía sản xuất, sản xuất sản
phẩm, phân phối đến các hệ thống và đến tay người tiêu dùng.
 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng: là quá trình tổng hợp bao gồm hoạt động
quản lý giữa mối quan hệ cung và cầu bao gồm lập kế hoạch, quản lý hoạt động
(tìm nguồn cung ứng, sản xuất, hoạt động logistics), duy trì và phân phối một loại
sản phẩm nào đó trong thị trường. Quan trọng hơn, nó cũng bao gồm sự phối hợp
và hợp tác với các đối tác trong một chuỗi cung ứng toàn diện, trong đó có thể là
nhà cung cấp, các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, và khách hàng. Về bản chất,
quản lý chuỗi cung ứng tích hợp quản trị cung cầu bên trong và giữa công ty
khác nhau.
 Quản trị chuỗi cung ứng có bao gồm quản trị logistics. Hay nói cách khác, quản
trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng (như là việc hoạch định,
thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ).
 Các hoạt động của quản trị logistics và quản trị chuỗi cung ứng mang tính tương
đồng giống nhau, tùy thuộc vào một số mức độ, các chức năng đều liên quan đến
vệc quản lí dòng chung chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất,
thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan từ nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu
cầu của khách hàng.
 Vậy nên, trên cơ sở Logistics tổng thể (Global Logistics) chia hoạt động
logistics thành 3 nhóm chính như sau:
1. Supply Chain Management Logistics-Logistics quản lý chuỗi cung ứng
2. Transportation Management Logistics-Logistics quản lý vận chuyển hàng hóa
3. Warehousing/Inventory Management Logistics-Logistics về quản lý lưu kho,
kiểm kê hàng hóa, kho bãi.
 Trong lĩnh vực Logistics rất đa dạng, bao gồm nhiều quy trình chia thành 5
phương thức khai thác hoạt động Logistics:
1. First Party Logistics (1PL)-Logistics cung cấp: dịch vụ logistics được cung cấp từ
cơ sở vật chất, hạ tầng của chính doanh nghiệp đó. Chủ hàng là những người sở hữu
hàng hóa do mình tổ chức và tự cung cấp các dịch vụ logistics để đáp ứng nhu cầu
xuất, nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
2. Sencond Party Logistics (2PL): Logistics 1 phần, chủ hàng thuê 1 phần dịch vụ
logistics, thường là những hãng tàu hoặc những công ty vận tải đường bộ hay đường
hàng không đảm nhận dịch vụ này. Lý do của phương thức là để cắt giảm chi phí
hoặc vốn đầu tư.
3. Third Party Logistics (3PL):Logistics thuê ngoài, dịch vụ logistics được bên thứ ba
cung cấp, nhưng đơn lẻ. Phương thức này sử dụng bên ngoài để thực hiện các hoạt
động logistics hoặc một số hoạt động có chọn lọc. Có nghĩa là, TPL là các hoạt động
do một công ty cung cấp dịch vụ logistics thực hiện trên danh nghĩa khách hàng của
họ, tối thiểu bao gồm việc quản lý và thực hiện hoạt động vận tải và kho vận ít nhất
1 năm có hoặc không có hợp đồng hợp tác.
4. Fourth Party Logistics (4PL): Chuỗi logistics, dịch vụ logistics được cung cấp đầy
đủ, một chuỗi, được quản lí chặt chẽ theo hệ thống và mang giá trị cốt lõi, tầm chiến
lược, hợp tác lâu bền. FPL bao gồm lĩnh vực rộng hơn gồm cả hoạt động của TPL,
các dịch vụ công nghệ thông tin và quản lý các tiến trình kinh doanh. FPL được xem
là một đểm liên lạc duy nhất, nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp các nguồn lực và
giám sát các chức năng TPL trong suốt chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường
toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền.
5. Fifth Party Logistics (5PL): E-logistics, logistics trên nền thương mại điện tử, bao
gồm 3PL và 4PL quản lý tất cả các bên liên quan trong chuỗi phân phối trên nền
tảng thương mại điện từ (sàn S, sàn Lazada)
b. Vai trò của quản trị logistics và quản trị chuỗi cung ứng:
 Quản trị logistics:
1. Tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông, phân phối hàng hóa
2. Gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận
3. Mở rộng thị trường quốc tế
 Quản trị chuỗi cung ứng:
1. Đối với công ty: Đóng vai trò lớn, giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh
nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu
vào hoặc tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ
mà quản trị chuỗi cung ứng có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh
tranh cho doanh nghiệp.
2. Đối với hoạt động tiếp thị: Quản trị chuỗi cung ứng hỗ trợ cho các hoạt động
tiếp thị (4P: Product, Price, Promotion, Place). Chính quản trị chuỗi cung ứng
đóng vai trò chủ chốt khi đưa sản phẩm đến đúng nơi, đúng giai đoạn.
c. Cấu trúc chuỗi cung ứng của nghành sản xuất giày Bitis
 Chuỗi cung ứng của bitis được duy trì theo tiêu chí 4P (Price, Product, Place và
Promotion)
1. Price: Cùng với giá thành hợp lý đi kèm với chất lượng cao, Bitis đạt được những
thành công mong đợi từ khách hàng đối với các thành phẩm làm từ da dành cho các
đối tượng từ trẻ con đến người lớn tuổi. Bên cạnh đó, Bitis còn mang đến những lợi
thế cạnh tranh so với các nguồn hàng từ các quốc gia khác, như Trung Quốc và Đài
Loan
2. Product: Cùng với tính đa dạng của các dòng sản phẩm, từ giày thể thao đến các
mặt hàng giày thời trang, dép da, đủ các kích cỡ phù hợp với thị hiếu khách hàng
và phân khúc thị trường.
3. Place: Các dòng sản phẩm được phân phối đến cửa hàng bán lẻ trên khắp các quốc
gia, kể cả siêu thị cũng nhập mặt hàng Bitis dễ dàng tiếp cận đến khách hàng
4. Promotion: Các chương trình kích thích khách hàng tiêu thụ sản phẩm Bitis,
thường cách này không được doanh nghiệp ưa chuộng, chỉ có các dịp truyền thống
như lễ Tết.

You might also like