You are on page 1of 35

Tổng quan

QT LOGISTICS
CĂN BẢN
về quản trị
Logistics

TLS (2022 – 2023)


CHƯƠNG 1
Nội dung
1.1. Khái quát chung về Logistics
1.2. Quản trị Logistics
1.3. Hệ thống thông tin trong quản trị Logistics
1.4. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu môn học
1.1

Khái quát chung


về Logistics
1.1.1. Lược sử phát triển Logistics
● Xuất hiện từ rất lâu trong
lịch sử nhân loại
(Phương Đông: giai đoạn xây
dựng nhà Hán, năm 202 TCN
→ hậu cần;
Phương Tây: Hy Lạp cổ đại
→ Logistikas)
1.1.1. Lược sử phát triển Logistics
● Sau CTTG thứ II, các chuyên gia Logistics quân đội đã áp
dụng kỹ năng Logistics vào hoạt động tái thiết kinh tế.
● Trước những năm 1950, công việc Logistics chỉ đơn thuần
là một hoạt động chức năng riêng lẻ và chưa hình thành
quan điểm khoa học về quản trị Logistics một cách hiệu
quả.
● Cuối thế kỷ XX, khi khoa học công nghệ phát triển,
Logistics có bước phát triển mới, được ghi nhận là chức
năng của nền kinh tế.
1.1.1. Lược sử phát triển Logistics
- Năm 60, 70 của TK XX: Giai đoạn phân phối vật chất (đầu ra)
- Năm 80,90 của TK XX: Giai đoạn phát triển hệ thống Logistics
(đầu vào + đầu ra)
- Những năm cuối TK XX: Giai đoạn quản trị dây chuyền cung ứng
(Đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi nối tiếp các
hoạt động từ người cung cấp - đến người sản xuất - khách hàng tiêu
dùng sản phẩm, cùng với việc lập các chứng từ có liên quan, hệ thống
theo dõi, kiểm tra, làm tăng thêm giá trị sản phẩm)
1.1.1. Lược sử phát triển Logistics
Định nghĩa Logistics:

Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, lưu trữ và chu


chuyển các tài nguyên/yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu
tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán
lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hang loạt
các hoạt động kinh tế
(Logistics and Supply Chain Management, World Maritime
University, 1999)
1.1.1. Lược sử phát triển Logistics
Định nghĩa Logistics:
Theo Martin Christopher (UK) “Logistics là quá trình quản trị chiến
lược thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm,
thành phẩm (và dòng thông tin tương ứng) trong một công ty và qua
các kênh phân phối của công ty để tối đa hoá lợi nhuận hiện tại và
tương lai thông qua việc hoàn tất các đơn hàng với chi phí thấp nhất”.

Theo quan điểm “5 right” thì “Logistics là quá trình cung cấp đúng sản
phẩm, đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù
hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm
1.1.1. Lược sử phát triển Logistics
Định nghĩa:
Logistics là quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa, được tổ chức
và quản lý khoa học việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát
quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ từ điểm khởi nguồn sản xuất
đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất nhằm đảm
bảo cho quá trình sản xuất xã hội tiến hành được nhịp nhàng, liên tục
và đáp ứng tốt các yên cầu của khách hàng.
Đặng Đình Đào (2018), Giáo trình Quản trị Logistics
1.1.2. Phân loại Logistics
Theo phương thức khai thác hoạt động, Logistics
được thể hiện dưới 4 hình thức:

Logistics bên thứ nhất (1 PL)


Logistics bên thứ hai (2 PL)
Logistics bên thứ ba (3 PL)
Logistics bên thứ tư (4 PL)
1.1.2. Phân loại Logistics
Theo quá trình thực hiện, có thể chia Logistics thành:
● Logistics đầu vào
● Logistics đầu ra
● Logistics ngược
1.1.3 Đặc trưng của Logistics
- Thứ nhất, Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà
bao gồm một chuỗi các hoạt động bao trùm quá trình sản
phẩm được sản xuất và chuyển tới khách hàng.
- Thứ hai, dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại mang tính
liên ngành, chịu sự quản lý chi phối của nhiều bộ ngành có
liên quan.
- Thứ ba, dịch vụ Logistics gắn liền với tất cả các khâu của
quá trình sản xuất.
1.1.3. Đặc trưng của Logistics
- Thứ tám, Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh
nghiệp trên 3 khía cạnh: Logistics sinh tồn, Logistics hoạt
động, Logistics hệ thống.
➢ Logistics sinh tồn có liên quan đến các nhu cầu cơ bản trong cuộc
sống. Nó xuất phát từ chính bản năng sinh tồn của con người, đáp
ứng các nhu cầu thiết yếu của con người như: cần gì, cần bao
nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu. Chính bởi những đặc tính này mà
logistics sinh tồn đã trở thành bản chất và nền tảng của hoạt động
logistics nói chung.
1.1.3. Đặc trưng của Logistics
➢ Logistics hoạt động là bước phát triển mới của logistics sinh tồn và
gắn với toàn bộ quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của
doanh nghiệp. Logistics hoạt động sẽ liên quan đến quá trình vận
động và lưu kho của nguyên liệu đầu vào, vào trong, đi qua và đi ra
khỏi doanh nghiệp, thâm nhập vào các kênh phân phối trước khi đi
đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
➢ Logistics hệ thống sẽ giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động.
Các yếu tố của logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị,
nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng nhà xưởng.
Quản trị Logistics

1.2
1.2.1. Khái niệm quản trị Logistics
Định nghĩa:

Quản trị Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát một
cách có hiệu quả chi phí lưu thông, dự trữ nguyên vật liệu, hàng hoá
tồn kho trong quá trình sản xuất sản phẩm cùng dòng thông tin tương
ứng từ điểm đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích
đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
(CLM - Council of Logistics Management)
1.2.2. Nội dung quản trị Logistics
Với mục tiêu hoạt động của Logistics là cung ứng các yếu tố đầu vào
cho sản xuất với chi phí thấp nhất, bảo đảm cho các hoạt động sản
xuất tiến hành nhịp nhàng, liên tục, trên góc độ này, hoạt động
Logistics thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Vận chuyển hàng hóa, vật tư kĩ thuật phục vụ sản xuất;
(2) Cung ứng nguyên vật liệu trong sản xuất;
(3) Quản lý dự trữ;
(4) Hoạt động kho bãi;
(5) Tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp;
(6) Quản lý hệ thống thông tin
1.2.3.1. Quản trị Logistics đầu vào
Toàn bộ đối tượng của quá trình mua sắm và quản lý vật tư có thể
được chia làm 2 nhóm: vật tư và dịch vụ cần thiết cho sản xuất kinh
doanh.
● Vật tư tồn tại dưới 2 dạng cơ bản: phương tiện sản xuất và nguyên
liệu sản xuất.
➢ Phương tiện sản xuất: mặt bằng, nhà cửa, trang thiết bị, máy
móc,…
➢ Nguyên liệu sản xuất: vật liệu, phụ liệu, nhiên liệu,…
● Dịch vụ: tài chính, thuế,…
1.2.3.1. Quản trị Logistics đầu vào
Để đảm bảo cung ứng vật tư và dịch vụ đúng chất lượng
và tiến độ, trong quá trình mua sắm và quản lý vật tư, cần
xác định rõ:
- Mua gì?
- Chất lượng ra sao?
- Số lượng bao nhiêu?
- Mua khi nào?
- Mua ở đâu?
1.2.3.1. Quản trị Logistics đầu vào
Mua sắm và quản lý vật tư bao gồm tất cả các hoạt động
nhằm kiểm soát quá trình vận động của các luồng vật tư,
dịch vụ trong các chu trình kinh doanh, từ việc xác định
nhu cầu vật tư, xây dựng các kế hoạch nguồn hàng, tổ
chức mua sắm đến tổ chức quản lý dự trữ, cấp phát,
quyết toán sử dụng và phân tích đánh giá quá trình quản
lý vật tư. Quá trình mua sắm và quản trị vật tư được mô
hình hoá trong hình 1.1.
1.2.3.1. Quản trị Logistics đầu vào
1.2.3.2. Quản trị Logistics đầu ra

Hình 1.2. Mô hình quản trị tiêu thụ sản phẩm


1.2.3.2. Quản trị Logistics đầu ra
(1) Nghiên cứu thị trường
(2) Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
(3) Chuẩn bị hàng hoá để xuất bán
(4) Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm
(5) Tổ chức các hoạt động xúc tiến
(6) Tổ chức hoạt động bán hàng
(7) Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản
phẩm
1.3. Hệ thống
thông tin trong
QT Logistics
1.3. Hệ thống thông tin trong quản trị Logistics
1.3.1. Khái quát về công nghệ thông tin (CNTT) Logistics
❖ Các công nghệ sử dụng trong Logistics
- Mã vạch (Barcode)
- Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
- Công nghệ RFID
- Công nghệ truyền thông thời gian thực
1.3. Hệ thống thông tin trong quản trị Logistics
1.3.1. Khái quát về công nghệ thông tin (CNTT) Logistics
❖ Mô hình hệ thống CNTT trong doanh nghiệp
Nghiên cứu mô hình hệ thống quản lý Logistics tích hợp của
Neng Chiu (1995) (Giáo trình trang 239; 240).
1.3. Hệ thống thông tin trong quản trị Logistics
1.3.2. Hệ thống thông tin Logistics (LIS)
❖ Khái quát
- Bao gồm việc mô hình hóa và quản lý việc ra quyết định, theo dõi
và tìm vết
- Cung cấp dữ liệu cần thiết và tra cứu từng bước tương tác giữa
các dịch vụ Logistics với các trạm đến
- Khá phức tạp, cần quản lý, kết nối thông tin từng tổ chức, bộ
phận, từng khâu trong dây chuyền cung ứng
1.3. Hệ thống thông tin trong quản trị Logistics
1.3.2. Hệ thống thông tin Logistics (LIS)
❖ Khái niệm
Hệ thống thông tin Logistics là một cấu trúc tương tác giữa con
người, thiết bị, các phương pháp và quy trình nhằm cung cấp
các thông tin thích hợp cho các nhà quản trị Logistics với mục
tiêu lập kế hoạch, thực thi và kiểm soát Logistics hiệu quả.
1.3. Hệ thống thông tin trong quản trị Logistics
1.3.2. Hệ thống thông tin Logistics (LIS)
❖ Cấu trúc
1.3. Hệ thống thông tin trong quản trị Logistics
1.3.2. Hệ thống thông tin Logistics (LIS)
❖ Dữ liệu
1.3. Hệ thống thông tin trong quản trị Logistics
1.3.3. Hệ thống phần mềm trong Logistics
(1) Quản lý đơn hàng
(2) Quản lý nhận hàng
(3) Quản lý chọn hàng
(4) Quản lý kho bãi
(5) Quản lý sắp xếp dịch chuyển hàng hóa
1.3. Hệ thống thông tin trong quản trị Logistics
1.3.3. Hệ thống phần mềm trong Logistics
(6) Tiền xử lý và tập hợp hàng hóa
(7) Sắp xếp và trộn hàng
(8) Kiểm tra
(9) Lập kế hoạch định tuyến vận tải
(10) Xử lý đơn hàng
1.4
Đối tượng và nhiệm vụ
nghiên cứu môn học
1.4. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu môn học
Đối tượng: Nghiên cứu các hoạt động Logistics cơ bản với tư cách là một
chức năng quản trị độc lập tại các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.

Nhiệm vụ: Môn học này cung cấp những kiến thức cơ bản về Logistics và
quản trị Logistics trong nền kinh tế thị trường; quản trị các hoạt động và
dịch vụ Logistics cơ bản như kho hàng, bao bì hàng hóa, giao nhận, vận
tải hàng hóa, dịch vụ khách hàng và hệ thống thông tin trong Logistics.
Môn học giúp sinh viên vận dụng tốt hơn các kiến thức cơ bản về
Logistics và quản trị Logistics vào quá trình tổ chức thực hiện và kiểm
soát trong việc quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp.

You might also like