You are on page 1of 57

CHƯƠNG 2.

NGÀNH
DỊCH VỤ
LOGISTICS VÀ CÁC
GIẢI PHÁP
LOGISTICS
GV: ThS Nguyễn Việt Hưng
Tel: 0989992252
TABLE OF CONTENTS

01 Dịch vụ logistics và ngành logistics

02 Giải pháp logistics

03 Công cụ Lean

04 Một số giải pháp logistics


BEFORE WE BEGIN…

Dịch vụ là gì?
● Theo quan điểm cá nhân?
● Theo quy định pháp luật?
● Theo định nghĩa học thuật?
01
Dịch vụ logistics và
ngành logistics
Main content

Dịch vụ logistics Ngành logistics


Dịch vụ logistics là hoạt động Ngành logistics là tổng thể các
thương mại, theo đó thương nhân đơn vị kinh tế và mối quan hệ
tổ chức thực hiện một hoặc nhiều kinh tế hữu cơ giữa các đơn vị
công việc kinh tế cùng kinh doanh dịch vụ
logistics

Ngành dịch vụ logistics


Kinh nghiệm quốc tế
của Việt Nam
1.1 Dịch vụ logistics

Dịch vụ Dịch vụ logistics


Là một loại hình hoạt động kinh tế, có “Dịch vụ logistics là hoạt động thương
đặc điểm cơ bản gồm tính vô hình; tính mại, theo đó thương nhân tổ chức thực
không thể tách rời được; tính không ổn hiện một hoặc nhiều công việc bao
định và tính không lưu trữ được gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho,
Þ Dịch vụ chịu ảnh hưởng của các lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ
yếu tố văn hóa, cá nhân,…hơn tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng,
chính sản phẩm hàng hóa đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao
hàng hoặc các dịch vụ khác có liên
quan đến hàng hoá theo thoả thuận với
khách hàng để hưởng thù lao” – theo
Luật thương mại 2005
Phân loại dịch vụ Logistics

Logistics đầu vào Logistics trong kho hàng


Bao gồm các hoạt động như Nhận
Bao gồm một loạt các hoạt động quan
Hàng, Phân Loại và Sắp Xếp
trọng trong quản lý chuỗi cung ứng.
Hàng Hóa, Lưu Trữ Hàng Hóa......

Logistics đầu ra Logistics thu hồi


Bao gồm các hoạt động nhằm đảm bảo Quá trình quản lý và thực hiện việc di
sản phẩm được vận chuyển từ điểm chuyển hàng hóa từ điểm đích (khách
sản xuất hoặc lưu trữ đến tay người hàng hoặc điểm bán lẻ) trở lại nhà sản
tiêu dùng hoặc điểm phân phối cuối xuất hoặc một điểm xử lý khác.
cùng một cách hiệu quả
1. Thu Mua Nguyên Vật Liệu
2. Vận Chuyển Nguyên Vật Liệu
3. Kiểm Tra Chất Lượng
4. Lưu Kho và Quản Lý Hàng Tồn Kho
5. Lập Kế Hoạch Sản Xuất
6. Quản Lý Mối Quan Hệ với Nhà Cung Cấp
7. Quản Lý Rủi Ro và An Toàn
Logistics kho hàng
Nhận Hàng Phân Loại và Sắp Xếp Lưu Trữ Hàng Hóa
kiểm tra và xác nhận số lượng và các tiêu chí như loại, kích thước, Đặt hàng hóa vào khu vực lưu trữ
chất lượng hàng hóa khi chúng được hoặc mục đích sử dụng, và sắp xếp phù hợp trong kho
giao đến kho. chúng tại các vị trí thích hợp trong
kho.

Quản Lý Hàng Tồn Kho Xử Lý Đơn Hàng Đóng Gói và Giao Hàng
Theo dõi số lượng và vị trí của hàng nhận và xử lý đơn hàng, chọn lựa Đóng gói hàng hóa cẩn thận để
hóa trong kho để đảm bảo hàng hóa (picking) hàng hóa từ khu vực lưu chuẩn bị cho quá trình vận chuyển,
có sẵn khi cần và tránh tình trạng trữ, và chuẩn bị cho quá trình giao và sau đó giao hàng đến điểm đích
quá tải hoặc thiếu hàng. hàng. hoặc tới khách hàng.
Logistics đầu ra

Kiểm Soát Chất


Xử Lý Đơn Hàng Lượng trong Giao
Hàng

Chọn Lựa và Đóng Tối Ưu Tuyến Đường


Gói và Phương Thức Vận
Chuyển

Giao Hàng và Vận Tuân Thủ Quy Định


Chuyển và An Toàn

Quản Lý Kho Vận, Quản Lý Thông Tin


Logistics thu hồi (Reverse Logistics)

Thu Hồi Sản Phẩm


Sản phẩm lỗi, hết hạn, hoặc không đáp ứng yêu
cầu.

Vận Chuyển Ngược


Tổ chức và quản lý việc vận chuyển sản phẩm từ
điểm thu hồi trở lại kho hoặc cơ sở xử lý.

Kiểm Tra và Phân Loại


Tái Chế và Xử Lý
Sửa Chữa và Tái Sản Xuất
1.2 Ngành Logistics
Khái niệm: Ngành logistics là tổng thể
các đơn vị kinh tế và mối quan hệ kinh tế
hữu cơ giữa các đơn vị kinh tế cùng kinh
doanh dịch vụ logistics
Đặc điểm của ngành dịch vụ logistics?
=> Logistics là tổng hợp các hoạt động
của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh chính,
đó là logistics sinh tồn, logistics hoạt
động và logistics hệ thống
ĐẶC ĐIỂM NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS

Logistics
sinh tồn

Logistics Logistics
hệ thống hoạt động

NGÀNH DV
LOGISTICS
ĐẶC ĐIỂM NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS
Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống.
Logistics sinh tồn đúng như tên gọi của nói xuất phát từ bản năng sinh tồn
của con người, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người: cần gì, cần bao
nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu. Logistics sinh tồn là bản chất và nền tảng
của hoạt động logistics nói chung

Logistics hoạt động là bước phát triển mới của logistics sinh tồn và gắn với
toàn bộ quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp.
Logistics hoạt động liên quan tới quá trình vận động và lưu kho của nguyên
liệu đầu vào, đi qua và đi ra khỏi doanh nghiệp, thâm nhập vào các kênh
phân phối trước khi đi đến tay người tiêu dùng cuối cùng

Logistics hệ thống giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động. Các yếu tố
của logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, công
nghệ, cơ sở hạ tầng nhà xưởng, …
ĐẶC ĐIỂM NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS
- Logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp: Logistics hỗ trợ toàn bộ quá trình hoạt động của
doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay
người tiêu dùng.
=> Logistics còn hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thông qua quản lý di chuyển và lưu trữ nguyên vật
liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp
- Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, vận tải giao nhận gắn liền
và nằm trong logistics. Cùng với quá trình phát triển của mình, logistics đã làm đa dạng hóa khái
niệm vận tải giao nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc
như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thông quan, … cho tới
cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (Door to Door), dịch vụ hỗ trợ sau khi đưa đến kho
ĐẶC ĐIỂM NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS
Þ Để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ
giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa
trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra,
… Như vậy, người giao nhận vận tải trở thành người cung cấp dịch vụ logistics
- Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức (MTO - Multimodal
Transport Operator): MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa
từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy nhất cho dù anh ta không
phải là người chuyên chở thực tế. Như vậy, MTO ở đây chính là người cung cấp dịch vụ logistics
Câu hỏi
• Tìm hiểu về nghành dịch vụ logistics tại một số quốc gia:
• Mỹ
• Hà Lan
• Đức
• Trung Quốc
• Singapore
Hà Lan
1. Được biết đến với cơ sở hạ tầng logistics hiện
đại và hiệu quả.
2. Cảng Rotterdam, cảng lớn nhất châu Âu, là
trung tâm của mạng lưới giao thông vận tải
biển, đường sắt, và đường bộ.
3. Hà Lan cũng đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ
thông tin để quản lý chuỗi cung ứng một cách
thông minh.
Singapore
Một ví dụ xuất sắc về cách một
quốc gia nhỏ có thể trở thành một
cường quốc logistics toàn cầu nhờ
vào việc tận dụng tối đa vị trí địa lý
và đầu tư vào công nghệ.
Đức
Đức nổi bật với hệ thống đường sắt và
đường bộ hiệu quả. Nước này còn là
trung tâm logistics chủ chốt ở châu Âu,
nhờ vào vị trí địa lý trung tâm và nền
công nghiệp mạnh mẽ.
Trung Quốc
: Với sự phát triển kinh tế nhanh
chóng, Trung Quốc đã đầu tư lớn vào
cơ sở hạ tầng logistics. Điểm nổi bật là
sự phát triển của đường sắt tốc độ cao
và các dự án logistics lớn như Sáng
kiến Vành đai và Con đường.
Mỹ
: Nước này có hệ thống logistics phức tạp và đa
dạng, bao gồm cả vận tải đường bộ, đường thủy, và
hàng không.

Mỹ cũng là nơi phát triển nhiều công nghệ logistics


tiên tiến và là thị trường lớn cho các dịch vụ
logistics.
2. GIẢI PHÁP LOGISTICS

• Giải pháp logistics?


- Giải pháp logistics bao gồm cả phần cứng và phần mềm được áp dụng nhằm giúp
doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, tồn tại và phát triển trong điều kiện
ngày càng cạnh tranh khốc liệt
- Ví dụ: https://noii.vn/giai-phap-logistics.html => Công ty cung cấp giải pháp về
logistics
• Mục tiêu của giải pháp logistics là gì?
- Cung cấp cho khách hàng đúng sản phẩm (số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn
ATVSTP, nguồn gốc xuất xứ, thân thiện với môi trường, phát triển bền vững)
- Đúng thời điểm và địa điểm
- Chi phí thấp nhất (có thể)
Câu hỏi đặt ra: Cắt giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, logistics như thế nào?
Để giảm chi phí, lãng phí trong sản xuất kinh doanh, tối ưu
hóa quy trình cung ứng và tăng năng suất lao động => Sử
dụng công cụ Lean (
https://www.youtube.com/watch?v=wrvh6iZZ8LM)
3. CÔNG CỤ LEAN MANUFACTURING TRONG XÂY DỰNG CÁC
GIẢI PHÁP LOGISTICS

3.1. Khái niệm Lean Manufacturing (Sản xuất tinh gọn):


- Là một nhóm các phương pháp có hệ thống, liên tục, tập trung vào việc loại
bỏ lãng phí và các bất hợp lý trong quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ của
một tổ chức
Þ Từ đó cắt giảm chi phí, tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực, rút ngắn thời
gian sản xuất, cung cấp dịch vụ, đồng thời tăng khả năng đáp ứng các yêu
cầu ngày càng khắt khe của khách hàng
- Lean manufacturing tập trung vào việc nhận diện và loại bỏ các hoạt động
không tạo thêm giá trị cho khách hàng nhưng lại làm tăng chi phí trong
chuỗi các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ của tổ chức
GÓC ĐỘ TẠO GIÁ TRỊ các hoạt động của doanh nghiệp chia làm 3
nhóm

Hoạt động
tạo giá trị

Hoạt động
không tạo
giá trị

Hoạt động
không tạo
giá trị
nhưng cần
thiết
1. Hoạt động tạo ra giá trị: là hoạt động trực tiếp biến đổi các yếu tố
đầu vào (NVL, NL) để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu khách hàng
2. Hoạt động không tạo ra giá trị: là các hoạt động mà khách hàng
không sẵn lòng trả tiền thì được coi là không tạo ra giá trị => Hoạt
động này được coi là lãng phí và cần phải giảm thiểu và loại bỏ
3. Hoạt động không tạo ra giá trị nhưng cần thiết: là hoạt động
không tạo ra giá trị dưới góc nhìn của khách hàng nhưng cần thiết để
tạo ra sản phẩm, trừ khi quá trình sản xuất kinh doanh có sự thay đổi
cơ bản. Những lãng phí này thường khó loại bỏ trong ngắn hạn,
nhưng có thể được loại bỏ trong một kế hoạch dài hạn
3.2. Các mục tiêu của Lean Manufacturing
1. Giảm sai lỗi và lãng phí: Giảm thiểu sai lỗi và các lãng phí
vật chất trong quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ của
doanh nghiệp
Các lãng phí gồm:
- Lãng phí do sản xuất lỗi
- Lãng phí do sản xuất thừa
- Lãng phí do các động tác thừa
- Lãng phí do không làm đúng từ đầu
- Lãng phí do thời gian chờ đợi hay trì hoãn
- Lãng phí do tồn kho (thành phẩm/ bán thành phẩm)
- Lãng phí về vận chuyển/ di chuyển
- Lãng phí trong quá trình hoạt động
- Lãng phí do không khai thác được sáng tạo của nhân viên
- Lãng phí do kiến thức rời rạc
3.2. Các mục tiêu của Lean Manufacturing
2. Rút ngắn thời gian sản xuất: Rút ngắn thời gian chờ đặt hàng, chu trình sản
xuất (từ nguyên liệu đến thành phẩm) => Thể hiện thông qua rút ngắn thời gian
chờ giữa công đoạn sản xuất, thời gian chuẩn bị sản xuất, thời gian vận
chuyển
3. Giảm mức tồn kho: Giảm mức tồn kho ở mọi công đoạn sản xuất => làm tăng
hiệu quả sử dụng vốn lưu động
4. Nâng cao năng suất lao động: Thông qua giảm thiểu thời gian chờ đợi, tối ưu
hóa thao tác (loại bỏ thao tác thừa)
5. Sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng: Sử dụng hiệu quả thiết bị, máy móc, nhà
xưởng => nâng cao năng lực sản xuất góp phần giảm chi phí khấu hao trên 1
đơn vị sản phẩm
6. Tăng cường sự linh hoạt trong các giai đoạn của quá trình sản xuất nhằm
đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng về sản phẩm, chất lượng, quy mô
đơn hàng
3.3. Các nguyên tắc của Lean Manufacturing
1. Nguyên tắc 1: Nhận diện các lãng phí
2. Nguyên tắc 2: Các quy trình tiêu chuẩn (Chuẩn
hóa quy trình)
3. Nguyên tắc 3: Quy trình liên tục
4. Nguyên tắc 4: Cơ chế kéo trong sản xuất hay sản
xuất kịp thời (JIT)
5. Nguyên tắc 5: Chất lượng trong quá trình
6. Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục thông qua cơ chế
cải tiến liên tục (Kaizen)
3.4. Các phương pháp cải tiến Lean Manufacturing

• Mục tiêu: Áp dụng Lean Manufacturing nhằm loại bỏ các lãng phí
=> Các Công ty có thể áp dụng các phương pháp sau
1. Sơ đồ chuỗi giá trị
2. Tiêu chuẩn hóa công việc
3. Quản lý trực quan
4. Quản lý 5S
5. Chất lượng từ gốc
6. Thời gian chuyển đổi/ chuẩn bị
3.4. Các phương pháp cải tiến Lean Manufacturing

7. Mô hình sản xuất Cell (Cellular Manufacturing)


8. Sản xuất kịp thời (JIT)
9. Cải tiến liên tục (Kaizen)
10.Bảo trì năng suất tổng thể
QUẢN LÝ 5S

- 5S là công cụ mang tính nền tảng, cơ bản trong sản xuất tinh gọn
vì nó có thể sử dụng trong đo lường, phân tích, cải tiến và kiểm
soát từng quá trình
- 5S là công cụ để xây dựng và duy trì một doanh nghiệp, môi
trường làm việc hiệu suất cao, sạch sẽ, an toàn
- 5S giúp giảm thiểu các lãng phí tại các công đoạn công việc trong
một quá trình như rút ngắn thời gian vận chuyển, thời gian tìm
kiếm, loại bỏ lỗi chủ quan của con người
- 5S xuất phát từ những chữ cái trong tiếng Nhật đó là:
QUẢN LÝ 5S
SẢN XUẤT KỊP THỜI (JIT)
SẢN XUẤT KỊP THỜI (JIT)

- JIT là một phương pháp sản xuất tinh gọn hay sản xuất không
tồn kho => JIT tập trung vào loại trừ những hao phí trong sản
xuất bằng việc chỉ sản xuất đúng số lượng, đúng thời điểm
- Mục tiêu của JIT là nhằm giảm thiểu các hoạt động không tạo ra
giá trị gia tăng và không di chuyển hàng tồn kho trong khu vực
dây chuyền sản xuất: Thời gian sản xuất nhanh hơn, thời gian
giao hàng ngắn hơn, tỷ lệ sai lỗi sản phẩm thấp hơn => Chi phí
thấp hơn và LN cao hơn
CẢI TIẾN LIÊN TỤC (KAIZEN)
CẢI TIẾN LIÊN TỤC (KAIZEN)

- Kaizen – thuật ngữ tiếng Nhật: Liên tục cải tiến, trọng tâm là
hướng đến các cải tiến nhỏ diễn ra từ từ
- Kaizen là một quy trình làm việc mà trong đó tất cả các thành
viên phải gắn kết việc cải tiến liên tục vào ngay chính công việc
hàng ngày của mình nhằm hướng tới việc loại bỏ các lãng phí,
thiết lập nên quy trình làm việc hiệu quả và trực tiếp vận hành
chúng
- Kaizen tạo ra một văn hóa cải tiến liên tục, thông qua phân công
trách nhiệm đối với từng cá nhân/ bộ phận và khuyến khích họ
xác định các cơ hội cải tiến liên tục
3.5. Công cụ thực hiện Lean Manufacturing

1. Chu trình PDCA


3.5. Công cụ thực hiện Lean Manufacturing

1. Chu trình PDCA


- PDCA hay chu trình PDCA (Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra -
Điều chỉnh) là chu trình cải tiến liên tục được tiến sỹ Deming giới
thiệu cho người Nhật trong năm 1950
- Chu trình PDCA cho thấy thực chất của quá trình quản lý chất
lượng là sự cải tiến liên tục và không ngừng.
=> Theo công cụ này thì Lean Manafucturing cần nghiên cứu quy
trình thực tế, xác định điểm bất hợp lý, những điểm, những khâu,
công đoạn hay những thao tác,..gây lãng phí và mức độ lãng phí
từng khâu.
3.5. Công cụ thực hiện Lean Manufacturing

ÞTừ đó đưa ra giải pháp giảm thiểu, loại trừ các lãng phí. Trong
quá trình thực hiện các giải pháp luôn kiểm tra, kiểm soát, phát
hiện kịp thời những bất cập để có những giải pháp khắc phục phù
hợp
Þ Chu trình PDCA trong Lean Manufacturing cũng có thể áp dụng
rất hiệu quả trong hoạt động logistics.
3.5. Công cụ thực hiện Lean Manufacturing

2. 5W1H2C5M
(Tham khảo trong bài đọc)
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CÁC CÔNG TY
LOGISTICS
1. Dịch vụ kho vận và phân phối
2. Các dịch vụ giá trị gia tăng
3. Quản lý chuỗi cung ứng
DỊCH VỤ KHO VẬN VÀ PHÂN PHỐI
- Dịch vụ kho vận là gì?
Là loại hình dịch vụ vận
chuyển hàng hóa từ nơi gửi
hàng ở một địa điểm nào đó
đến nơi nhận hàng ở địa
điểm khác bằng nhiều
phương tiện khác nhau.
Thông thường dịch vụ này
sẽ được thực hiện bởi công
ty vận chuyển làm trung
gian cho các doanh nghiệp
hoặc cá nhân với các doanh
nghiệp hoặc cá nhân khác
DỊCH VỤ KHO VẬN VÀ PHÂN PHỐI

- Dịch vụ phân phối?


• Dịch vụ phân phối liên quan đến việc tổ chức di
chuyển phương tiện, phân bổ nguồn hàng tới
các thị trường, xác định số lượng kho hàng tối
ưu
• Việc di chuyển phương tiện và hàng hóa từ kho
đến các khách hàng có thể được thực hiện trên
nhiều tuyến đường khác nhau => Người làm
dịch vụ logistics phải chỉ ra việc phân bổ hàng
hóa tối ưu cho các thị trường và tuyến đường có
chi phí thấp nhất
• Cần xác định số lượng kho hàng tối ưu trong
điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp
CÁC DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG LOGISTICS

- Giá trị gia tăng trong logistics là gì? Đó là các giá


trị cộng thêm cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ
giao nhận vận tải của công ty logistics.
Þ Sự khác biệt giữa các công ty cung cấp dịch vụ
logistics truyền thống và hiện đại chính là số lượng
các dịch vụ tăng thêm mà họ có khả năng cung ứng
đến khách hàng của mình
- Một số dịch vụ giá trị gia tăng:
• Labeling/Marking: Dán nhãn, đánh dấu hàng hóa của
bạn.
• Declaring: Kê khai, khai báo hàng đến và đi.
• Packing: Đóng hàng
• Co-Packing/Repacking
• Sorting: Phân loại hàng
CÁC DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG LOGISTICS

• Gói hàng hỗn hợp


• Kho vận tại cửa hàng
• Ghi nhãn
• Kiện nhiều gói/một gói
• Lắp ráp sản phẩm
• Quản lý doanh thu
• Lấy mẫu
• Đóng gói đặc biệt
• Kho thương mại điện tử và bảo
hiểm vận chuyển
• Thuế quan và tính toán thuế
QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

- Công ty logistics cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, từ


tìm nguồn cung ứng hàng hoá và dịch vụ đến vận
hành các quy trình chuỗi cung ứng nội bộ đầy đủ của
khách hàng
- Công ty logistics sẽ hỗ trợ khách hàng giảm mức độ
tồn kho qua việc cắt giảm lãng phí không cần thiết và
cải thiện việc lập kế hoạch và dự báo, giảm chi phí
nắm giữ, xử lý và kho vận; đảm bảo công nghệ chuỗi
cung ứng hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh;
và giúp họ phát triển và thực hiện các chiến lược
chuỗi cung ứng dài hạn có hiệu quả và hỗ trợ các
chương trình hoạt động phát triển bền vững
QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
- Lợi ích của dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng là:
• Giảm rủi ro trong chuỗi cung ứng
• Cải thiện chiến lược chuỗi cung ứng
• Tối ưu hóa hậu cần và mạng lưới hoat động
• Quản lý cung cầu tốt hơn
• Giảm chi phí mua sắm
• Quản lý kho bãi và vận chuyển tốt hơn
• Tối ưu hóa chính sách nộp thuế
• Các quy trình tinh gọn và hiệu quả hơn
• Cải thiện và giảm lãng phí không cần thiết
• Tăng chất lượng đầu ra
• Tăng sự hài lòng của khách hàng nội bộ và bên ngoài
• Tăng tính linh hoạt trong kinh doanh
THANKS
Do you have any questions?
Hung.nv16891@gmail.com
098 999 2252

CREDITS: This presentation template was created by Slidesgo, including icons


by Flaticon, and infographics & images by Freepik

Please keep this slide for attribution

You might also like