You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHÊ SÀI GÒN

KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH

GV: NGUYỄN LÊ HUY THẠCH

THÀNH VIÊN MSSV

ĐOÀN QUỐC TRÍ DH71901320

NGUYỄN DUY KHÔI DH71903820

NGUYỄN ĐỨC EM DH71902819

NGUYỄN MINH THỨC DH71902918

NGUYỄN PHÚC MINH ĐĂNG DH71900078

PHẠM THỊ QUỲNH TRANG DH71904694


PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG
CÔNG TY TRUNG NGUYÊN LEGEND

I. TỔNG QUAN CHUỖI CUNG ỨNG


Chuỗi cung ứng là một thuật ngữ kinh tế mới xuất hiện trong vài thập kỷ trở lại đây, tuy nhiên nó
đã nhanh chóng chiếm được vị trí quan trọng trong doanh nghiệp và trở thành mối quan tâm
hàng đầu của các nhà kinh tế. Việc quản lý chuỗi cung ứng được xem là yếu tố quyết định đến sự
sống còn, thành bại của một doanh nghiệp bởi chuỗi cung ứng có ảnh hưởng khá lớn đến vấn đề
nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và cắt giảm chi phí sản xuất.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc các kiến thức xoay quanh khái niệm chuỗi cung ứng là gì?
Mục tiêu, vai trò, thành phần và cấu trúc của một chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp.

1. Chuỗi cung ứng là gì


Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là thuật ngữ kinh tế xuất hiện vào những năm cuối của thập niên
80 và nhanh chóng trở nên phổ biến ở thập niên 90. Một số định nghĩa về chuỗi cung ứng đã
được đưa ra trên thế giới như sau:

Đề cập trong tác phẩm “Fundamentals of Logistics Management” (1998), Lambert và cộng sự
đưa ra khái niệm chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hàng hóa hay
dịch vụ vào thị trường.

Theo Mentzer và cộng sự (2001), chuỗi cung ứng là một tập hợp ba hoặc nhiều tổ chức trực tiếp
tham gia vào dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ, tài chính và (hoặc) thông tin từ một nhà cung cấp
đến người tiêu dùng.

Đối với các tác giả khác như Harland và cộng sự (2001) lại có một khái niệm rộng hơn về chuỗi
cung ứng, được gọi là Mạng lưới cung ứng. Mạng lưới cung ứng là mạng lưới các công ty liên
kết với nhau nhằm mục đích chính là để cung cấp, sử dụng và chuyển hóa nguồn lực để cung cấp
các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng.

Như vậy, có thể thấy định nghĩa về chuỗi cung ứng được phát triển và hoàn thiện theo thời gian.
Một cách đơn giản, ta có thể định nghĩa chuỗi cung ứng là một quá trình di chuyển các yếu tố
đầu vào từ nhà cung cấp thông qua việc lưu trữ và vận chuyển đi đến nhà sản xuất rồi lại từ nhà
sản xuất biến đổi các yếu tố đầu vào đó thành yếu tố đầu ra của sản phẩm di chuyển và lưu trữ
sản phẩm tới nhà phân phối và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ đơn giản
về chuỗi cung ứng trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, chuỗi cung ứng có thể bao gồm nguyên liệu
thô, sản xuất, đóng gói, vận chuyển, lưu kho, giao hàng và bán lẻ.

1.1. Khái niệm

Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là việc xử lý dòng chảy của hàng hóa và dịch vụ từ quá trình sản
xuất thô của sản phẩm đến nơi tiêu dùng của người tiêu dùng. Quá trình này đòi hỏi một tổ chức
phải có một mạng lưới các nhà cung cấp (đóng vai trò là các mắt xích trong chuỗi) để di chuyển
sản phẩm qua từng giai đoạn. Hay nói cách khác, quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch
định và quản lý mọi hoạt động nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà vận chuyển, nhà phân phối, nhà
bán lẻ, lưu kho, cuối cùng sản phẩm được mang đến thị trường mục tiêu. Quản lý chuỗi cung ứng
là trái tim của mọi doanh nghiệp. Mục đích chính của quản lý chuỗi cung ứng là nhằm tối đa hóa
giá trị của khách hàng, mang lại hiệu quả tối ưu và đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững. Nó thể
hiện nỗ lực của các công ty chuỗi cung ứng để phát triển và điều hành chuỗi cung ứng theo
những cách hiệu quả và hiệu quả nhất có thể.

Trong quá trình sản xuất cần phải có những hoạch định như tìm nguồn sản phẩm đầu vào (nhà
cung cấp), đến khâu sản xuất (nhà sản xuất), bảo quản, phân phối sản phẩm và cuối cùng là khâu
tiêu thụ (người tiêu dùng). Vì vậy để cho chuỗi cung ứng hoạt động tốt cần phải quản lý chuỗi
cung ứng sao cho hoạt động đạt hiệu quả tối ưu. Hiệu quả của quản lý chuỗi cung ứng đóng một
vai trò thiết yếu đối với sự thành công của mọi doanh nghiệp

1.2. Cấu trúc

Cấu trúc của một chuỗi cung ứng phụ thuộc rất lớn vào loại hình và số lượng của các doanh
nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng. Thông thường, chuỗi cung ứng sẽ thuộc một trong ba cấu
trúc phổ biến sau:

1.2.1 Chuỗi đơn giản

Với hình thức đơn giản nhất này, chuỗi cung ứng bao gồm các đối tượng tham gia là nhà cung
cấp, doanh nghiệp sản xuất và khách hàng. Trong đó:
Nhà cung cấp là doanh nghiệp hoặc cá nhân chịu trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu đầu vào
hoặc các dịch vụ cần thiết để đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp sản xuất được
diễn ra trơn tru.

Doanh nghiệp sản xuất là tổ chức sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào từ nhà cung cấp, kết hợp
với nguồn nhân lực và công nghệ của bản thân doanh nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ cung ứng cho khách hàng.

Khách hàng bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức và sử dụng sản phẩm

1.2.2 Chuỗi cung ứng mở rộng

 Chuỗi cung ứng mở rộng là loại hình cấu trúc chuỗi cung ứng kết hợp các thành phần của
chuỗi cung ứng đơn giản và một số đối tượng tham gia khác, điển hình như các nhà cung
cấp dịch vụ cho chuỗi cung ứng như công ty tiếp thị, công ty tài chính, logistics, công
nghệ thông tin; nhà phân phối; nhà bán lẻ; nhà cung cấp của nhà cung cấp hay khách
hàng của khách hàng… Sự tham gia của các thành tố này cũng nhằm mục đích kết nối
các doanh nghiệp sản xuất và khách hàng cuối cùng.
 Nhà phân phối: Đề cập đến các công ty tồn trữ sản phẩm hàng hóa từ doanh nghiệp sản
xuất với số lượng lớn và chịu trách nhiệm phân phối số hàng hóa đó đến với khách hàng.
Cũng có thể nói nhà phân phối là một nhà bán sỉ bởi nhà cung cấp bán sản phẩm cho
những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ.
 Nhà bán lẻ: Nhà bán lẻ là một cá nhân hoặc doanh nghiệp mà bạn mua hàng hóa. Các nhà
bán lẻ thường không sản xuất các mặt hàng của riêng họ. Họ mua hàng hóa từ nhà sản
xuất hoặc nhà bán buôn hay nhà phân phối và bán những hàng hóa này cho người tiêu
dùng với số lượng nhỏ. Dù bằng cách nào, nhà bán lẻ cũng bán những hàng hóa đó cho
người dùng cuối với mức chênh lệch giữa giá mua của họ và giá bán lại. Đây là cách các
nhà bán lẻ tạo ra lợi nhuận. Các loại hình bán lẻ phổ biến như: Nhà bán lẻ độc lập, doanh
nghiệp bán lẻ hiện tại, nhượng quyền thương mại, đại lý..
 Nhà cung cấp dịch vụ: Đề cập đến tất cả các nhà cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà
phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Họ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở
một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Vì vậy, nhà cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện
những hoạt động này hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn so với việc các nhà cung cấp,
nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng tự mình thực hiện. Các nhà
cung cấp dịch vụ phổ biến nhất trong chuỗi cung ứng là nhà cung cấp dịch vụ nhà kho,
nhà cung cấp dịch vụ vận tải, nhà cung cấp tài chính, nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật, pháp
lý, nhà nghiên cứu thị trường, quảng cáo...

1.2.3 Chuỗi cung ứng điển hình


Chuỗi cung ứng điển hình đề cập đến cấu trúc chuỗi cung ứng mà trong đó nguyên vật liệu được
cung cấp bởi một hoặc nhiều nhà cung cấp, các bộ phận được sản xuất ở một hoặc nhiều nhà
máy, sau đó được chuyển đến công ty sản xuất. Sản phẩm được phân phối đến nhà bán sỉ, qua
nhà bán lẻ đến tay người tiêu dùng. Các mối quan hệ này được liên kết với nhau thành một mạng
lưới. Dòng sản phẩm, dịch vụ và thông tin lượt chuyển liên tục trong cả chuỗi. Sự xuất hiện của
các nhân tố này giúp cho mỗi đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng tập trung chuyên môn hóa
hơn vào các chức năng cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cả mạng lưới

1.3. Mục tiêu của chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi cải thiện đồng thời cả hai yếu tố là mức hiệu quả của sự
điều hành nội bộ và mức độ dịch vụ khách hàng ở các công ty trong chuỗi cung ứng. Trong đó,
tính hiệu quả nội bộ thể hiện rõ nhất ở việc tỷ lệ hoàn vốn đầu tư đối với hàng tồn kho và các tài
sản khác cao, có khả năng tìm ra nhiều giải pháp để giảm thiểu tối đa chi phí bán hàng và chi phí
vận hành. Dịch vụ khách hàng thể hiện ở tỷ lệ hoàn thành đơn hàng cao; tỉ lệ giao hàng đúng giờ
cao; tỉ lệ khách hàng trả lại sản phẩm thấp

1.4. Vai trò của chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng đóng một vai trò rất lớn đối với một doanh nghiệp bởi nó giải quyết hiệu
quả các vấn đề liên quan đến đầu vào của doanh nghiệp. Nhờ có chuỗi cung ứng, doanh nghiệp
có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ để tiết kiệm chi phí, tăng khả năng
cạnh tranh… Hay nói cách khác trong doanh nghiệp, chuỗi cung ứng là nhân tố quan trọng có
ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có thể nói, chuỗi cung ứng là một bước phát triển mới của logistics. Chính vì thế chuỗi cung
ứng mang đầy đủ những đóng góp cho nền kinh tế như của logistics. Ngoài ra, chuỗi cung ứng
còn có những đóng góp cho nền kinh tế khác với hoạt động logistics thông thường. Vai trò của
quản trị chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp và đối với nền kinh tế cụ thể như sau:

 Đối với doanh nghiệp:

Giảm chi phí vận hành

Nắm bắt nhu cầu của khách hàng

Nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp

 Đối với nền kinh tế:

Giúp sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có của nền kinh tế

Góp phần hình thành một văn hoá hợp tác toàn diện trong kinh doanh

Tăng cường khả năng hội nhập của nền kinh tế và hỗ trợ các luồng giao dịch trong nền kinh tế.

Nâng cao dịch vụ khách hàng, góp phần đưa khách hàng (người tiêu dùng) trở thành trung tâm
của các hoạt động sản xuất - kinh doanh.

II. Giới thiệu doanh nghiệp


Tập đoàn Trung Nguyên là một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến,
kinh doanh cà phê; nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại và du lịch. Cà
phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam[1] và đang
có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới.

1. Các giai đoạn phát triển


 Ngày 16/06/1996, Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập Trung Nguyên tại Buôn Ma
Thuột – thủ phủ cà phê Việt Nam, với số vốn đầu tiên là chiếc xe đạp cọc cạch với niềm
tin và ý chí mãnh liệt của tuổi trẻ cùng với khát vọng xây dựng một Thương hiệu cà phê
nổi tiếng, đưa hương vị cà phê Việt Nam lan tỏa khắp thế giới
 Năm 1998, Việc thành lập quán cà phê đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh là bước khởi
đầu cho việc hình thành hệ thống quán Trung Nguyên tại các tỉnh thành Việt Nam và các
quốc gia trên thế giới.
 2001, Nhượng quyền thành công tại Nhật Bản, Singapore. Công bố khẩu hiệu: “Khơi
nguồn Sáng tạo” với sản phẩm được chắt lọc từ những hạt cà phê ngon nhất, công nghệ
hiện đại, bí quyết Phương Đông độc đáo không thể sao chép hòa cùng những đam mê tột
bậc đã đưa Trung Nguyên chinh phục người tiêu dùng trên khắp cả nước
 2003, Sản phẩm cà phê hòa tan G7 ra đời bằng sự kiện “Ngày hội cà phê hòa tan G7” tại
dinh Thống Nhất vào ngày 23/11/2003 đã thu hút hàng nghìn lượt người tham gia và ghi
dấu ấn bằng cuộc thử mù bình chọn trực tiếp sản phẩm cà phê hòa tan ưa thích nhất giữa
G7 và Thương hiệu cà phê lớn trên thế giới. Kết quả có 89% người chọn G7 là sản phẩm
ưa thích nhất.

 2010, Sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên toàn cầu, tiêu biểu như Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc,
Asean…
 2012, Thương hiệu cà phê được người tiêu dùng Việt Nam yêu thích nhất. Cà phê Trung
Nguyên là Thương hiệu số 1 tại Việt Nam với số lượng người tiêu dùng cà phê lớn nhất.
Có 11 triệu/17 triệu hộ gia đình Việt Nam mua các sản phẩm cà phê Trung Nguyên. Phát
động Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc với Ngày hội Sáng tạo Vì
khát vọng Việt thu hút hơn 50.000 người tham gia.
 2013, G7 kỉ niệm 10 năm ra đời, đánh dấu mốc 3 năm dẫn đầu thị phần và được yêu thích
nhất. Hành Trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc lan tỏa rộng khắp với cuộc
thi Sáng tạo Tương lai và Ngày Hội Sáng Tạo Vì Khát Vọng Việt Lần 2 thu hút 100.000
người tham gia.
 2016, Kỷ niệm 20 năm Hành trình Phụng sự, công bố Danh xưng, Tầm nhìn, Sứ mạng
mới. Ra mắt không gian Trung Nguyên Legend Café – The Energy Coffee That Changes
Life, trở thành chuỗi quán cà phê lớn nhất Đông Nam Á. Trao tặng 2 triệu cuốn sách đổi
đời trong Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho Thanh niên Việt
 2017, Trung Nguyên Legend chính thức khai trương văn phòng đại diện tại Thượng Hải
(Trung Quốc), một trong những trung tâm thương mại, tài chính bậc nhất thế giới. Ra mắt
Mô hình E-Coffee: Hệ thống cà phê Chuyên biệt – Đặc biệt, Cà phê Năng lượng – Cà phê
Đổi đời
 2018, Khánh thành Bảo tàng Thế Giới Cà Phê tại “Thủ phủ cà phê toàn cầu” Buôn Ma
Thuột. Ra mắt bộ tuyệt phẩm cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend và Trung
Nguyên Legend Capsule.
 2020, Ra mắt Show trải nghiệm 3 Nền Văn Minh Cà Phê: Ottoman – Roman – Thiền.
 2021, Kỷ niệm 25 năm thành lập Tập đoàn 1996 – 2021. Dự án Thành Phố Cà Phê chính
thức khánh thành nhà mẫu và các khu tiện ích.
2. Logo

Là hình ảnh cách điệu của ngôi nhà Rông Tây Nguyên, là nguồn cảm hứng cho cà phê và là nơi
cho ra những hạt cà phê ngọt đắng; hình mũi tên hướng lên phía trên là thể hiện ý chí luôn chinh
phục được đỉnh cao và khát vọng phát triển, vươn lên của Trung Nguyên. Còn 3 vạch trắng trên
logo là biểu tượng cách điệu của lối lên nhà sàn mang đậm nét văn hóa bản sắc Tây Nguyên. Đặc
biệt, màu trắng trong logo còn là biểu tượng của sự tinh khiết với ý nghĩa cam kết về an toàn
thực phẩm

3. Thông điệp

"Khát vọng vĩ đại và công thức làm nên dân tộc vĩ đại"

Mục đích tối hậu duy nhất của sự tiến hoá văn minh nhân loại cũng chỉ là để đạt tới sự đồng
nhất, thống nhất, hợp nhất và đại đồng nhân loại trong một cuộc sống thái bình, hoà bình, hạnh
phúc, trường tồn và miên viễn. Đây chính là cơ hội và cũng chính là Thiên Mệnh vĩ đại định sẵn
cho dân tộc Việt của chúng ta

4. Tầm nhìn

TỔ CHỨC VĨ ĐẠI

BẰNG PHỤNG SỰ CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI

5. Sứ mệnh

XÂY DỰNG MỘT CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI HỢP NHẤT

THEO MỘT HỆ GIÁ TRỊ CỦA LỐI SỐNG TỈNH THỨC

ĐEM ĐẾN THÀNH CÔNG VÀ HẠNH PHÚC THỰC SỰ

6. Giá trị cốt lõi

ĐỨC TIN TUYỆT ĐỐI

PHỤNG SỰ CỘNG ĐỒNG

NHÂN LOẠI HƯỞNG ỨNG

KINH TÀI VỮNG CHẮC

7. Các sản phẩm nổi bật đang kinh doanh


7.1. Cà phê chồn Weasel

Là sản phẩm cà phê chồn cao cấp của Trung Nguyên, được sản xuất từ các hạt cà phê chồn thu
gom hoàn toàn tự nhiên, chọn lọc tỷ mỉ và xử lý tiệt trùng đặc biệt trước khi chế biến.

7.2. Cà phê chồn Legendee

Là sản phẩm cà phê chồn (gồm các loại cà phê Arabica, cà phê Robusta, cà phê Excelsa) được
sản xuất bằng cách lên men sinh học.

7.3. Sáng tạo 8


Được làm nên từ những hạt cafe ngon nhất của Việt Nam, Jamaica, Brazil, Ethiopia. Thành phần
gồm Arabica, Robusta, Excelsa. Sản phẩm có nước pha sánh, màu cánh gián đậm, mùi thơm đặc
biệt dễ chịu, êm dịu và thơm lâu sau khi uống.

7.4. Cà phê rang xay

Cà phê rang xay bao gồm các nhóm sản phẩm hỗn hợp (I, S, Nâu, premium blend, gourmet
blend, house blend), chế phin (1,2,3,4,5), sáng tạo (1,2,3,4,5), espresso, hạt xay.

7.5. Cà phê hạt nguyên chất

Cà phê hạt Arabic:

Cà phê hạt Culi Robusta

7.6. Cà phê hòa tan G7

Cà phê G7 bao gồm 3in1, 2in1 (Đen đá), Hòa tan đen, Gu mạnh X2 (2in1 và 3in1), Cappuccino,
Passiona và White Coffee.

7.7. Cà phê tươi

Gồm có:

Cà phê tươi gu truyền thống hương vị đậm đà, phổ biến.

Cà phê tươi gu sành điệu hương vị đằm êm, thơm đặc trưng.

7.8. Cream đặc có đường Brothers

Cream đặc có đường Brothers còn bổ sung thêm Vitamin B1, B6 rất tốt cho sức khỏe.

III. MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG


I. Nhà cung cấp các cấp.

Nhà cung cấp là mắt xích đầu tiên quan trọng trong chuỗi cung ứng của mỗi doanh nghiệp, họ
cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, từ đó có ảnh hưởng đến chất lượng, giá
cả sản phẩm đầu ra.

Với Trung Nguyên, cà phê hạt là nguyên liệu chính tiên quyết. Trung Nguyên chọn lọc từ 4 vùng
nguyên liệu ngon nhất: hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, hạt Arabica của Jamaica, cà phê từ
quê hương nguyên gốc của cà phê Ethiopia, Brazil. Với lợi thế nằm ngay trên thủ phủ cà phê của
Việt Nam, Trung Nguyên có nhiều thuận lợi trong việc thu mua cà phê nguyên liệu. Công ty có 2
hình thức thu mua, là thu mua qua các doanh nghiệp tư nhân, thương lái và thu mua trực tiếp từ
nông dân. Với hình thức thứ nhất, khi mà hiện nay các doanh nghiệp tư nhân hay đại lý thu mua
gặp nhiều khó khăn, rất nhiều đại lý vỡ nợ, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung không đáp ứng
đủ cả về số lượng lẫn chất lượng nên Trung Nguyên hạn chế sử dụng nhà cung cấp này. Thay
vào đó công ty đã tìm một hướng mới cho nguồn nguyên liệu đầu vào, đó là tự mình đầu tư và
quản lý trực tiếp các nông trại cà phê của người nông dân, biến các nông trại cà phê trở thành
một bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó giúp công ty chủ động trong nguồn nguyên liệu chiến
lược, góp phần tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nông dân trồng cà phê. Trung
Nguyên cho hay hạt cà phê hãng này sử dụng được mua từ các hộ nông dân trồng cà phê nhỏ có
chứng chỉ thực hành canh tác bền vững và công ty mua giá ưu đãi từ những hộ này.

 Công ty Trung Nguyên cũng có các nhà cung cấp bao bì như công ty TNHH sản xuất
Thương mại Bao bì Phương Nam, công ty Bao bì và Mực in Việt Nam Vinapackink.
 Công ty cung cấp máy móc thiết bị cho Trung Nguyên: công ty Neuhaus Neotec – công
ty chuyên sản xuất thiết bị chế biến cà phê hàng đầu thế giới tại Hoykenkamp – CHLB
Đức.

II. NHÀ MÁY SẢN XUẤT

Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại nhất cùng những bí quyết huyền bí phương Đông là những
nét độc đáo chỉ có ở Trung Nguyên.Trung Nguyên được các tập đoàn hàng đầu thế giới chuyển
giao công nghệ, thân thiện với môi trường. Từ một cơ sở rang xay cà phê nhỏ, giờ đây Trung
Nguyên đã phát triển trở thành một tập đoàn với hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc.

Trung Nguyên hiện có 3 nhà máy sản xuất cà phê rang xay:

 Nhà máy Sx tại KCN Tân Đông Hiệp A, Tỉnh Bình Dương.
+Công suất: công suất 3.000 tấn cà phê hòa

+Tổng vốn đầu tư trên 10 triệu USD.

 Nhà máy tại Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk.

+Đầu tư khoảng 711,72 tỉ đồng (40 triệu USD).

+Công suất 60.000 tấn/năm.

 Nhà máy chế biến cà phê rang say tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
+Công suất 10.000 tấn/năm.

+Nhà máy này lớn nhất vùng Cao Nguyên, 80 % sản lượng dành cho XK.
 Và 2 nhà máy chế biến cà phê hòa tan:

Nhà máy cà phê Sài Gòn: được Trung Nguyên mua lại của Công ty CP sữa Việt Nam Vinamilk
vào 2010.

Nhà máy Bắc Giang với tổng số vốn đầu tư 22000 tỉ đồng, giai đoạn đầu tập trung chế biến
đóng gói thành phẩm sản phẩm cà phê hòa tan G7.

III. HỆ THỐNG PHÂN PHỐI

Với mặt hàng chính là cà phê, Trung Nguyên đã tận dụng cả những hình thức phân phối truyền
thống và hiện đại để đạt được kết quả lớn nhât.

 Hệ thống phân phối truyền thống.

Với hệ thống phân phối truyền thống, sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được phân phối đến nhà
phân phối, các siêu thị bán lẻ (BigC, FiviMart, Co.op Mart…), nhà bán lẻ, rồi đến tay người tiêu
dùng cuối cùng. Trung Nguyên đã phát triển một hệ thống phân phối rộng khắp, giúp các sản
phẩm của công ty luôn sẵn với khách hàng. Công ty đã thiết lập được hệ thống gồm 121 nhà
phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc và nhiều nước trên thế
giới. Một vài ví dụ nhà phân phối của Trung Nguyên như: công ty CP Blue Way, công ty CP
Thương mại và dịch vụ Ngọc Hà…

 Trung gian phân phối hiiện đại: 

Hệ thống G7 Mart
– Đây là hệ thống bán lẻ theo hình thức nhượng quyền đầu tiên ở Việt Nam
– Có 200 nhà cung cấp cho toàn bộ chuỗi cửa hàng G7 trên cả nước.
– Điểm nổi bật nhất của G7 mart, theo như tậm nhìn của Trung Nguyên chính là việc đáp
ứng thói quen mua sắm nhỏ, lẻ của người Viêt Nam và thường mua gần nhà. – Chính vì vậy,
những G7 mart thường được dàn dựng với quy mô nhỏ như 1 cửa hàng tạp hóa và nằm len
lỏi giữa các con hẻm. Tuy nhiên, G7 mart lại khắc phục được nhược điểm của hình thức
phân phối truyền thống là các cửa hàng tạp hóa khi định giá bán thấp, đồng nhất, bảo đảm
giống như 1 siêu thị và ứng dụng IT trong quá trình quản lý.
– Việc ra đời hệ thống G7 mart thể hiện tầm nhỉn chiến lược và tham vọng muốn giành thế
vững trên hệ thống phân phối của Việt Nam.
Hệ thống siêu thị
– Qua phân tích trên, chúng ta thấy Trung Nguyên sử dụng kênh phân phối dọc cho hệ thống
phân phối của mình.
Dòng lưu chuyển trong kênh phân phối
Việc phân phối hàng cũng sẽ không theo lối cũ. Nếu như trước kia mỗi nhà sản xuất lại có
các kênh phân phối riêng, thì giờ đây các trung tâm phân phối G7 sẽ là đầu mối cung cấp
hàng hóa cho toàn bộ hệ thống phân phối G7Mart bao gồm các cửa hàng G7mart chuẩn và
các cửa hàng thành viên. Cung cách này sẽ giảm bớt chi phí tốn kém, bớt đi nhiều khâu
trung gian và hệ quả là người tiêu dùng được lợi bởi giá thành sản phẩm sẽ giảm. Về lâu dài,
theo cách thức này, tất cả sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng sẽ được luân chuyển trên một hệ
thống, tạo ra sự chuyên nghiệp hóa cao.

Trung Nguyên là đơn vị đầu tiên ứng dụng Franchise vào VN từ năm 1998, chỉ hai năm sau
khi xuất hiện trên thị trường. Hiện nay, Công ty duy trì hệ thống Franchise bao gồm hơn
1.000 quán cà phê trên khắp đất nước Việt Nam và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật,
Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Không thể phủ nhận lợi ích
mà nhượng quyền Franchise mang lại cho Trung Nguyên về kinh tế cũng như thương hiệu.

Với một hệ thống phân phối rộng khắp như vậy, Trung Nguyên đã có mặt tại 63 tỉnh thành,
trên 50 quốc gia trên thế giới và hứa hẹn sẽ tiếp tục vươn xa hơn nữa.

IV. ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH


Chuỗi cung ứng của Trung Nguyên được đánh giá là một chuỗi cung ứng thành công, từ thu mua
nguyên liệu một cách chủ động, đầu tư và kiểm soát hoạt động sản xuất hiệu quả đến hoạt động
phân phối rộng khắp tới tận tay khách hàng…

-Thị trường trong nước: Là một doanh nghiệp chế biến cà phê, Trung Nguyên có thể nâng cao
chất lượng sản phẩm, nhưng lại không có mạng lưới phân phối hiệu quả. Câu trả lời là thiết lập
một chuỗi các tiệm cà phê, mô hình có phần giống như Starbucks, và có thể bán kèm cà phê
hạt/bột ở thị trường nội địa.
Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột,
Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ
phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê
Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global
Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê;
nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại.
Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay,
Trung Nguyên đã có mặt tại tất cả các siêu thị bán lẻ trên toàn quốc và rất nhiều các điểm bản lẻ
ở mọi nơi; có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước
ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm
cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với
các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng
được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.

Một tầng lớp trung lưu mới nổi thích nhãn hiệu này và biến các quán cà phê Trung Nguyên thành
các “trung tâm giao tiếp xã hội”. Quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên được mở ở TP.HCM năm
1998, và đến năm 2010 thì đã có đến hơn 1.000 quán khắp lãnh thổ Việt Nam.

– Thị trường xuất khẩu: xuất khẩu là một chiến lược của Trung Nguyên ngay từ ban đầu. Hiện
Trung Nguyên đã xuất khẩu cà phê đến hơn 40 nước trên thế giới bao gồm cả Mỹ và Anh.

Trung Nguyên tập trung chủ yếu vào thị trường ngách, các khách hàng quan tâm tới cà phê mới
lạ từ nước ngoài và những du khách, đặc biệt là tại Mỹ, đến Việt Nam và đã biết đến nhãn hiệu
cà phê Trung Nguyên. Hầu hết cà phê được các đại lý nhượng quyền bán qua mạng và doanh số
vẫn còn rất nhỏ so với doanh số ở thị trường trong nước. việc áp dụng các chiến lược thương
hiệu và mở tiệm cà phê ra nước ngoài có cả thành công lẫn thất bại. Hiện tại, Trung Nguyên có
hai tiệm cà phê ở Singapore và một vài tiệm ở các nước khác. Dù chưa thật sự nổi tiếng nhưng
Trung Nguyên đã bước đầu đặt chân ra các thị trường ngoài nước khá thành công.

V. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP

1. GIẢI PHÁP

Những khó khăn trong quản trị chuỗi cung ứng của Trung Nguyên.

Với một chuỗi cung ứng mà các thành viên trong chuỗi hoạt động khá hiệu quả như vậy, Trung
Nguyên đã phải chi ra một khoản chi phí không nhỏ từ việc đầu tư hỗ trợ nhà cung ứng, tập huấn
và hỗ trợ cho người trồng cà phê, đến việc đầu tư xây dựng các nhà máy và xây dựng hệ thống
các cửa hàng…

Ngoài ra, Trung Nguyên cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát chuỗi cửa hàng
nhượng quyền khi mà nó phát triển quá nhanh. Các cửa hàng nhượng quyền này thực chất chỉ là
bán cà phê do Trung Nguyên cung cấp và lấy tên quán là Trung Nguyên chứ không phải là chuỗi
cửa hàng nhượng quyền đúng nghĩa (tức là các chi tiết kinh doanh không đồng bộ từ cách trang
trí nội thất, quy mô quán, thực đơn đến cách quản lý kinh doanh cửa hàng).

 Có thể nói những giải pháp chủ yếu đã thực hiện như:

 Một là, hợp lý hóa tối đa quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, những công đoạn chưa
phù hợp được thiết kế lại cho hợp lý nhất, đưa tự động hóa vào quá trình sản xuất.
 Hai là đồng bộ các cửa hàng trong chuỗi cửa hàng nhượng quyền của mình.
 Ba là, liên kết với các nhà phân phối để đưa sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, hạn
chế các chi phí trung gian, tổ chức vận chuyển và phân phối hàng hóa hợp lý để đảm bảo
chất lượng của sản phẩm không bị thay đổi và hư hao trong quy trình vận chuyển và phân
phối.
 Bốn là, tiết kiệm, tiết giảm những chi phí không cần thiết. Tiết kiệm và giảm chi phí ở
đây phải được hiểu là hợp lý hóa tối đa mà chất lượng không bị ảnh hưởng, người tiêu
dùng vẫn được thưởng thức sản phẩm tốt mà họ vẫn mong đợi, giữ vững niềm tin của
khách hàng đối với sản phẩm.
 Năm là, thận trọng trong việc mở rộng phạm vi sản xuất, tuyển dụng. Quan hệ tốt với
những đối tác, bạn hàng trước đây để thu được lợi ích nhiều lần hơn khi thời điểm khó
khăn qua đi. Bên cạnh đó, phát huy thế mạnh sẵn có là chất lượng sản phẩm, đem quyền
lợi đích thực đến với người tiêu dùng, hài hòa lợi ích giữa cổ đông, người lao động,
người tiêu dùng.

2. KẾT LUẬN

Hệ thống chuỗi cung ứng có vai trò đặc biệt trong bất kỳ doanh nghiệp nào, giúp cho sản phẩm
hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất đến được tận tay khách hàng. Việc hoàn thiện trở thành một
việc làm cần thiết của mỗi doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay. Dù là doanh
nghiệp có một chuỗi cung ứng thành công nhưng cũng không thể thích nghi được ngay với
những thay đổi nhanh chóng trên thị trường, vì vậy doanh nghiệp phải luôn cập nhật và có những
biện pháp để chuỗi cung ứng của mình hoạt động hiệu quả nhất.

You might also like