You are on page 1of 4

Mở đầu

Vừa mới đây, giá bitcoin (BTC) lập đỉnh mới, sắp chạm mốc 70.000 đô la Mỹ/BTC và vốn hóa
của thị trường tiền mã hóa cũng mon men đến mốc 3.000 tỉ đô la Mỹ, sau đó tụt xuống nhưng cũng đứng
ở mức rất cao. Nhiều loại tiền mã hóa (crypto) có giá tăng từ đầu năm đến nay tính bằng chục lần, trăm
lần. Cơn sốt BTC còn được tiếp nhiệt bởi một số chính trị gia ở Mỹ mới đây bày tỏ muốn nhận lương
bằng BTC và đưa môn crypto vào trường học.

A- Định nghĩa

Tiền ảo (virtual currency) là một dạng tiền kỹ thuật số (digital money) không được ngân hàng trung
ương hoặc cơ quan công quyền phát hành và kiểm soát, cũng không gắn liền với đồng tiền pháp
định. Đồng tiền này do các nhà phát triển (developer) tạo ra và quản lý, được chấp nhận và sử dụng
giữa các thành viên tham gia một cộng đồng trên không gian mạng, nghĩa là nó được chấp nhận như
một phương tiện thanh toán trong cộng đồng đó và được coi là một thứ tài sản, có thể mua bán, cho
tặng, chuyển nhượng, trao đổi... Tiền ảo được chia làm 3 loại chính, gồm tiền ảo đóng, tiền ảo dịch
chuyển một chiều và tiền ảo phi tập trung. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hoạt động phát
hành, lưu trữ, đào, giao dịch, đầu tư... tiền ảo diễn ra sôi động từ nhiều năm nay, thu hút nhiều
người tham gia. Hiện nay pháp luật Việt Nam không thừa nhận và bảo hộ tài sản ảo cũng như tiền
ảo.

Sức hút của BTC và một số crypto

- Đồng tiền số (digital coin) tồn tại dưới dạng crypto hoặc token.
- Công nghệ blockchain hay rộng hơn là DLT (Distributed Ledger Technology) là một bước đột
phá lớn của thế giới hiện đại nhằm giải quyết những bất cập trong các giao dịch phức tạp và tốn
kém trước đây,
- Là biểu tượng của blockchain, BTC là crypto được thế giới công nhận như là một dạng vàng số
(digital gold). BTC có sức hút bởi vì những thuộc tính quan trọng của tiền như là phương tiện
thanh toán, trao đổi, cất trữ giá trị thì BTC đều có. Nhưng còn hơn thế nữa, BTC có giá trị sử
dụng trong việc duy trì hệ sinh thái bitcoin, cũng như tính bảo mật, là một tài sản có giá trị lớn
nhưng rất tiện lợi. Và tương tự như BTC là crypto của một số hệ sinh thái được đánh giá là tiềm
năng ở nhu cầu sử dụng và khả năng phát triển
- Mặc dù càng ngày có càng nhiều tổ chức, định chế tài chính quan tâm đến BTC và crypto nhưng
sức hút lớn nhất là ở giới trẻ vì việc đầu tư vào crypto rất tiện lợi với ứng dụng trên điện thoại, số
tiền đầu tư ban đầu không cần nhiều, có một cộng đồng trao đổi chia sẻ với nhau, và quan trọng
không kém là một số trường hợp trở nên giàu có nhanh chóng nhờ crypto.

B- Thực trạng của tiền ảo

1. Đầy tiềm năng nhưng phải cẩn trọng

- Xu hướng đồng tiền số trở thành một lớp tài sản ngày càng rõ ràng hơn.
- Sức hút của các crypto hay token mới qua việc biến động giá là rất lớn nếu không nói là cám dỗ.
Tuy vậy, để tìm được một cơ hội đầu tư tốt ở thị trường coin đòi hỏi rất nhiều chi phí thẩm tra
(due diligence), và cả sự may mắn.
- Với các nhà đầu tư mới, một lời khuyên chung từ những người có kinh nghiệm là nên bắt đầu với
những crypto đã được công nhận và vốn hóa cũng như thanh khoản lớn. Bên cạnh đó, những kiến
thức về công nghệ, phương thức bảo mật, sử dụng Internet an toàn cũng là một điều kiện rất cần
thiết để bảo vệ khoản đầu tư của mình

 Xuất hiện hơn 10 năm trước, Bitcoin được xem là đồng tiền ảo đầu tiên trên thế giới, trên
thực tế đã gia tăng giá trị và ngày càng được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, vì đã trở thành
một loại hình đầu tư, Bitcoin tiềm ẩn cả cơ hội thu lợi nhuận lẫn những rủi ro. 

2. Những rủi ro của bitcoin trên thị trường VN 6 tháng cuối 2021

Bitcoin đã có một khởi đầu vững chắc cho năm 2021, đạt mức cao nhất từ trước tới nay  là gần 65.000
USD đổi 1 bitcoin vào tháng Tư cùng năm.
Nhưng đồng tiền điện tử này đã kết thúc nửa đầu năm với mức giảm khoảng 47% so với kỷ lục của chính
mình. Giới phân tích cảnh báo một số rủi ro tiềm ẩn có thể tạo ra biến động hơn nữa trong nửa cuối năm
nay cho thị trường non trẻ này.
* Xu hướng thắt chặt quản lý trên toàn cầu
Một trong những rủi ro lớn nhất đối với bitcoin hiện nay là việc các chính phủ đang dần thắt chặt quy
định quản lý loại tài sản này.
* Sự biến động khó lường của thị trường
Một rủi ro lớn nữa đối với bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác là những biến động mạnh, dai dẳng
trên thị trường.
Bitcoin đã tăng lên mức kỷ lục 64.829 USD/bitcoin hồi tháng 4/2021, vào đúng ngày ra mắt “bom tấn”
của sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase. Nhưng sang tháng Sáu, nó đã giảm xuống mức thấp 28.911
USD/bitcoin và nằm dưới ngưỡng 30.000 USD/bitcoin trong một thời gian ngắn. Đồng tiền điện tử này
sau đó đã tăng trở lại trên ngưỡng 34.000 USD/bitcoin.
*Mối quan tâm về môi trường
Những câu hỏi xung quanh ảnh hưởng từ hoạt động “đào” bitcoin đối với môi trường có thể là một yếu tố
bất lợi khác đối với đồng tiền điện tử này.
Vận hành các thiết bị khai thác bitcoin đòi hỏi nguồn điện rất lớn. Một số thống kê cho thấy mức tiêu thụ
năng lượng của hoạt động “đào” bitcoin đã tăng đáng kể trong những năm qua, song song với giá của nó.

Không dễ làm giàu với tiền ảo, tiền điện tử…


Trên thị trường có rất nhiều loại tiền ảo nhưng phát triển mạnh nhất trong thời gian qua là Bitcoin. Mặc
dù tài sản ảo, tiền ảo đang được giao dịch phổ biến, nhiều người tham gia nhưng chủ yếu mang tính chất
đầu cơ, thậm chí xuất hiện nhiều tổ chức cá nhân lập cả các “máy đào” tiền ảo.
Theo một số người chơi Bitcoin, để đổi từ Bitcoin sang tiền thật thường thông qua một số sàn trung gian
đổi tiền hoặc diễn đàn về tiền ảo. Rủi ro của các giao dịch này sẽ càng tăng thêm nếu như người chơi “rao
bán” trên các sàn giao dịch ảo ít uy tín hay trên mạng xã hội…
Sau tiền ảo Bitcoin, thời gian gần đây, một loại tiền ảo mới có tên Pi đang thu hút nhiều người tham gia
“đào”. Theo hướng dẫn, những người muốn tham gia kiếm tiền Pi chỉ cần cài ứng dụng vào điện thoại
thông minh, tạo tài khoản, đăng nhập và mỗi ngày đều đặn vào ứng dụng bấm nút là xong. Việc “đào”
tiền ảo sẽ do hệ thống và ứng dụng đảm nhiệm. Người dùng không phải tốn bất kỳ chi phí nào và hoàn
toàn không ảnh hưởng đến các hoạt động khác trên điện thoại.
Theo nhiều chuyên gia, việc “đào” tiền ảo chưa biết hiệu quả đối với người “đào” ra sao nhưng sẽ tiềm ẩn
nhiều nguy cơ về bảo mật như: bị thu thập, đánh cắp các thông tin riêng tư, nhạy cảm. Hơn thế nữa, các
loại tiền ảo như: Bitcoin, Pi… hiện không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Do đó,
người dùng cần thận trọng, tìm hiểu thật kỹ những lời mời “mật ngọt” đến mức phi thực tế từ một số trào
lưu đào tiền “ảo” này.
* Tính toán kỹ khi đầu tư
Gần đây, nhiều nhà đầu tư không chuyên, nhất là các bạn trẻ, ngày càng tìm hiểu nhiều hơn về đầu tư
chứng khoán, “lướt sóng” về nhà đất… Điều này có thể giúp các bạn trẻ có thêm trải nghiệm về kinh
doanh, thậm chí tích lũy được nguồn lợi nhuận riêng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đầu tư vào các lĩnh vực
này tồn tại nhiều rủi ro, nhất là đối với người mới tập “chơi”.
Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm kiểm
soát tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, dự án BOT, đầu tư chứng khoán... NHNN đã yêu cầu các tổ
chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro này.

Ra đời hơn chục năm, phát triển rầm rộ trong vòng mấy năm trở lại đây, tiền kỹ thuật số- tiền ảo
vẫn đang là một “ẩn số” và không ai dám chắc về tương lai của đồng tiền này.

Tuy nhiên, lợi dụng sự biến động về giá của những đồng tiền này, các hình thức lừa đảo bằng tiền ảo đang
ngày càng nở rộ, khiến bao người tán gia bại sản, cơ quan chức năng đau đầu đối phó.

Câu nhử lòng tham bằng siêu lợi nhuận

Với đặc tính luôn biến động, thị trường tiền ảo vẫn đang thu hút rất lớn các nhà đầu tư tiềm năng tham
gia. Do đó, đây được xem là môi trường tốt để kẻ xấu lợi dụng trục lợi cá nhân. Tại Việt Nam, có một
hình thức lừa đảo tiền ảo phổ biến là qua các sàn giao dịch ngoại hối- forex với hàng trăm nghìn nạn nhân
đã sập bẫy.

Cách thức mà những sàn này sử dụng là lợi dụng sự biến động giá và tính pháp lý của tiền ảo được một số
nước công nhận để “lập lờ đánh lận con đen” hòng móc túi nhà đầu tư.

Cuộc chiến cam go    

Số liệu thống kê từ Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an)
cho biết, tại Việt Nam, người sử dụng tiền ảo ngày càng phát triển, được giao dịch công khai, ước có
khoảng 1 triệu người sở hữu và tham gia với số tiền giao dịch hằng ngày lên tới vài trăm tỷ đồng.

Một số mô hình kinh doanh theo phương thức đa cấp sử dụng tiền ảo trên không gian mạng phổ biến hiện
nay như: Đầu tư ngoại hối, ủy thác đầu tư tài chính; chào bán cổ phần, cổ phiếu doanh nghiệp; ICO các
đồng tiền ảo; Mô hình giao dịch nhị phân. Tình hình vi phạm quy định kinh doanh theo phương thức đa
cấp trên không gian mạng diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước với nhiều phương thức thủ đoạn mới”,

Theo Bộ Tài chính, Việt Nam chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao
đổi tiền ảo, tài sản ảo, đồng thời cũng chưa quy định đơn vị chính thức quản lý việc phát hành và giao
dịch các đồng tiền ảo, tài sản ảo. Vì vậy, Bộ Tài chính khuyến cáo người dân, nhà đầu tư cẩn trọng khi
tham gia đầu tư vào tiền ảo, tài sản ảo để hạn chế những tổn thất có thể xảy ra. 

C- Vấn nạn lợi dụng tiền ảo bằng cách rửa tiền


Rửa tiền là cách mà tội phạm chuyển hóa đồng tiền do phạm pháp mà có (tiền bẩn) thành tiền hợp
pháp (tiền sạch). Thông qua các hoạt động phi pháp, tội phạm có thể kiếm được một lượng “tiền
bẩn” khổng lồ và phát sinh nhu cầu đưa chúng vào trong giao dịch tài chính một cách đàng hoàng,
công khai. Bằng việc rửa tiền, khoản tiền bẩn đó được quay trở lại hệ thống tài chính với một “lý
lịch sạch sẽ”. rửa tiền bằng tiền ảo đã và đang gây ra những tác hại khôn lường đối với kinh tế, xã
hội và an ninh của mỗi quốc gia, phá vỡ sự ổn định, tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả nền
kinh tế. Giới tội phạm hiện thường dùng tiền ảo như một công cụ để rửa tiền, vì bản chất của tiền
ảo là ẩn danh, nghĩa là rất khó để biết thông tin của chủ thể giao dịch. Như vậy, độ an toàn khi thực
hiện rửa tiền qua tiền ảo là rất cao. Mặt khác, để chuyển được một khoản tiền ra nước ngoài, chắc
chắn sẽ cần phải làm rất nhiều thủ tục, tốn khá nhiều thời gian. Nhưng, với tiền ảo, một lượng tiền
lớn có thể được chuyển qua lại giữa các quốc gia với nhau chỉ trong một vài phút. Điều quan trọng
nhất là cho đến nay trên thế giới chưa có bất kỳ cơ quan, tổ chức nào kiểm soát giao dịch tiền ảo.
Điều đó đồng nghĩa với tội phạm có thể tự do thực hiện mà không sợ bị giám sát, theo dõi. Thực
tiễn cho thấy, bọn tội phạm thường dùng tiền do phạm pháp mà có để đầu tư (mua) các đồng tiền
ảo được chào bán công khai tại các sàn giao dịch trên mạng Internet. Lúc này, “tiền bẩn” đã ẩn mình
dưới vỏ bọc là tiền ảo. Sau đó, nhờ tính ẩn danh, lượng tiền ảo đó có thể bán cho người khác hoặc
bán ngược trở lại thị trường trong các giao dịch hằng ngày. Đặc biệt, với sự xuất hiện của những
sàn DEX như hiện nay, việc chuyển đổi (swap) từ một đồng tiền này sang đồng tiền khác quá dễ
dàng. Thông qua việc mua bán qua lại giữa những người giao dịch tiền ảo trên sàn mà nguồn gốc số
tiền phạm pháp được “làm sạch”. Khi cần quy đổi thành tiền mặt, tội phạm có thể bán số tiền ảo đó
cho người cùng tham gia giao dịch trên sàn hoặc bán ngay cho chủ sàn, đàng hoàng rút tiền thật ra
để hòa nhập với thị trường tài chính.

You might also like