You are on page 1of 7

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


-----🕮-----

ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH


TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

THẢO LUẬN MÔN HỌC

TÍNH BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG NGÀNH


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
GVHD: THÂN NGỌC MINH
LỚP HỌC PHẦN: 221TC3503

NHÓM 9:

Mai Gia Kiệt K204041164


Nguyễn Hồng Nhung K204041181
Cao Thị Tuyết Nga K204041171

Lê Nguyễn Quỳnh Hương K204041163


Nguyễn Uyên Vi K204041218
I. THỰC TRẠNG

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tính đến cuối tháng 6/2022, có gần 5,5 triệu
tài khoản mở bằng phương thức trực tuyến (eKYC) đang hoạt động, gần 8,9 triệu thẻ mở
bằng eKYC đang lưu hành và khoảng 123 triệu tài khoản thanh toán. Với sự phát triển của
thương mại điện tử, thanh toán điện tử cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, cũng từ đó, kẻ
gian lợi dụng lỗi bất cẩn hay nhẹ dạ của khách hàng khi sử dụng tài khoản ngân hàng và khi
giao dịch trên môi trường điện tử để lừa đảo.

Theo báo cáo thống kê của Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông, ngành Ngân hàng
thuộc nhóm phải chịu số lượng lớn các cuộc tấn công từ tội phạm mạng, với nhiều thủ đoạn
như giả mạo website ngân hàng, đánh cắp tài khoản nhằm chiếm đoạt tiền…

Trước những thách thức đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chỉ đạo các đơn vị
trong toàn Ngành chú trọng đầu tư cho an toàn thông tin (ATTT) và triển khai đồng bộ nhiều
giải pháp phòng, chống tấn công mạng. Nhờ đó, các hệ thống thông tin trong ngành Ngân
hàng luôn được đảm bảo an toàn, hoạt động liên tục, đáp ứng nhu cầu của người dân và
doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không tấn công được các hệ thống thông tin của ngân hàng, tội phạm đã gia tăng
tấn công vào đối tượng dễ bị tổn thương hơn là khách hàng của ngân hàng bằng phương thức,
thủ đoạn tấn công lừa đảo qua các tin nhắn, website giả mạo (Phishing) để đánh cắp tiền.

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, đã có trường hợp làm giả các hồ sơ, giấy tờ để giao dịch với ngân
hàng; thuê người hoặc sử dụng giấy tờ giả mở tài khoản để nhận, chuyển tiền lừa đảo, cá độ
trực tuyến,… thông qua các dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking,...

Theo số liệu từ Trung tâm phân tích và chia sẻ nguy cơ của Công ty An ninh mạng Viettel
(Viettel Cyber Security - VCS), tại Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2021 đã ghi nhận gần 3.000
tên miền lừa đảo nhắm mục tiêu vào người dùng ngân hàng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ
năm 2020. Đặc biệt, VCS đã phát hiện 3 chiến dịch tấn công lớn nhắm vào ngân hàng, ví điện
tử và dịch vụ chuyển tiền quốc tế.
II. VÍ DỤ

Nhiều chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài khoản, đánh cắp thông tin

Gần đây, Bộ Công an đã cảnh báo, qua quá trình điều tra các vụ án liên quan đến hoạt động
sử dụng không gian mạng, các thiết bị công nghệ cao được sử dụng phổ biến để lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. Trong đó, Công an Thành phố Đà Nẵng phát hiện các đối tượng hầu hết
sử dụng tài khoản ngân hàng không chính chủ để làm địa chỉ nhận tiền lừa đảo. Đa phần các
tài khoản này là của người dân vì hoàn cảnh khó khăn hoặc do bị dụ dỗ, không biết việc mình
mở tài khoản để bán, cho thuê, cho mượn là vi phạm pháp luật. Từ đó, tạo điều kiện cho tội
phạm sử dụng làm công cụ thực hiện lừa đảo trên không gian mạng.

Bên cạnh đó, thời gian qua xuất hiện nhiều thủ đoạn đối tượng giả danh là cơ quan Công an,
Viện Kiểm sát, Tòa án... không làm việc trực tiếp mà điện thoại hoặc thông qua mạng xã hội
Zalo, Viber... liên lạc, hù dọa, yêu cầu người dân cung cấp thông tin cá nhân, mở tài khoản
ngân hàng, cung cấp mã OTP (mật khẩu chỉ sử dụng 01 lần được ngân hàng tạo ra gửi đến số
điện thoại chủ tài khoản nhằm xác nhận giao dịch) hoặc yêu cầu người dân nộp tiền, chuyển
tiền để xác minh, giải quyết các vụ án nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền.

Thực tế, do chưa nắm được quy định pháp luật, người dân dễ bị dụ dỗ bán hoặc cho mượn tài
khoản ngân hàng, không những thế, tình trạng bị lộ thông tin tài khoản ngân hàng cũng có
nguyên nhân từ chính khách hàng.

Chẳng hạn, đối tượng sẽ gửi email hoặc tin nhắn giả mạo của ngân hàng, gọi điện yêu cầu
khách hàng truy cập vào các đường link xác nhận chuyển tiền. Sau khi có được số tài khoản
của “con mồi”, kẻ gian sẽ chuyển một khoản tiền nhỏ vào tài khoản của người này, sau đó giả
làm nhân viên ngân hàng gọi điện, gửi tin nhắn cho khách hàng để thông báo giao dịch
chuyển tiền bị treo và yêu cầu khách hàng truy cập vào đường link trong tin nhắn để xác nhận
thông tin, mở khóa lệnh chuyển tiền... Đường link này sẽ dẫn dụ khách hàng cung cấp các
thông tin bảo mật như: Tên truy cập, mật khẩu, mã OTP… sau đó chiếm quyền kiểm soát tài
khoản và rút tiền.

Hoặc kẻ gian giả mạo ngân hàng gửi email để thông báo khách hàng nhận được một khoản
tiền và yêu cầu khách hàng xác nhận giao dịch bằng cách truy cập vào tệp hoặc đường link có
chứa mã độc gửi kèm trong email nhằm chiếm đoạt thông tin và tiền trong tài khoản. Các đối
tượng này tìm những shop bán hàng online trên Facebook, sau đó nhắn tin hỏi mua hàng và
nói dối là đang ở nước ngoài, yêu cầu các shop bán hàng đưa số tài khoản để họ chuyển tiền
từ nước ngoài về. Tiếp theo, chúng sẽ gửi cho các shop đường link, nói là truy cập vào đường
link đó để nhận tiền chuyển khoản từ nước ngoài về, trong đường link này sẽ yêu cầu nhập số
tài khoản và mã OTP…

Cách khác, kẻ gian lừa đảo bằng thủ đoạn chuyển nhầm tiền vào tài khoản. Theo đó, các đối
tượng sẽ vờ chuyển nhầm một khoản tiền vào tài khoản của khách hàng với nội dung cho vay,
sau một thời gian, người này sẽ gọi điện đòi tiền cùng với lãi vay. Hoặc, đối tượng lừa đảo
giả danh nhân viên ngân hàng thông báo có người chuyển nhầm tiền vào tài khoản của khách
hàng và hướng dẫn thủ tục hoàn trả, sau đó gửi đường link yêu cầu khách hàng điền thông tin
cá nhân gồm các thông tin bảo mật và chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
III. GIẢI PHÁP

Ngành Ngân hàng tích cực triển khai các giải pháp phòng, chống tội phạm công nghệ cao

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã tích cực triển khai các giải pháp phòng chống tội phạm
công nghệ cao, cụ thể như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu, ban hành khung pháp lý về ATTT: NHNN đặc biệt quan tâm công tác
ATTT và đã không ngừng nghiên cứu, hoàn thiện, ban hành khung pháp lý về ATTT. Trong
các Chỉ thị được Thống đốc NHNN ban hành từ đầu năm 2022 đều có nhiệm vụ về đảm bảo
an ninh, an toàn hoạt động công nghệ thông tin. Cụ thể, tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày
13/01/2022 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm
2022, một trong những nhiệm vụ quan trong đối với các đơn vị thuộc NHNN là “Thúc đẩy
chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; đảm
bảo an ninh, an toàn hoạt động công nghệ thông tin, thanh toán điện tử, thanh toán thẻ”.
Trong đó, Thống đốc NHNN yêu cầu: Tăng cường và nâng cao công tác giám sát các hệ
thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; công tác an
ninh, an toàn, bảo mật trong các hoạt động thanh toán, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển
đổi số của NHNN. Thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn bảo mật các hệ thống thông tin quan
trọng; kịp thời cảnh báo, khuyến nghị về các vấn đề rủi ro cũng như các giải pháp tăng cường
an ninh, an toàn. Đảm bảo hoạt động liên tục, an toàn của hệ thống thanh toán điện tử liên
ngân hàng.

Không những thế, Thống đốc NHNN ban hành riêng Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày
13/01/2022 về việc đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt
động ngân hàng. Trong đó, có yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN một số nhiệm vụ như: Tăng
cường quản lý nhà nước về hoạt động công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng, xây
dựng chủ trương, định hướng công nghệ, các quy định khung về phát triển công nghệ và
chuyển đổi số. Tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn bảo mật các hệ thống thông tin quan trọng
trong ngành Ngân hàng. Thường xuyên có cảnh báo, khuyến nghị kịp thời về các vấn đề rủi
ro cũng như các giải pháp tăng cường an ninh, an toàn trong hoạt động ngân hàng điện tử;
Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Công an trong việc triển khai, tạo điều kiện cho các
tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được kết nối, khai thác
thông tin, dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để
phục vụ công tác xác minh thông tin nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử; tiếp tục
nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng công nghệ (hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ
thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, hệ thống thông tin tín dụng quốc gia,...) nhằm
hỗ trợ các tổ chức tín dụng (TCTD), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong
việc triển khai, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ an toàn, thuận tiện trên nền tảng số. Tăng
cường đảm bảo an ninh, an toàn và hoạt động liên tục của Hệ thống thanh toán điện tử liên
ngân hàng và các hệ thống thông tin quan trọng của NHNN...

Trước đó, năm 2021, tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 07/01/2021 về tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2021, Thống đốc NHNN cũng yêu cầu
các đơn vị thuộc NHNN: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM); thúc đẩy
chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng; đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động công nghệ
thông tin, thanh toán điện tử, thanh toán thẻ. Trong đó, có nhiệm vụ: Đảm bảo hoạt động liên
tục, an toàn của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; tăng cường an ninh, an toàn, bảo
mật trong các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), phát triển ngân hàng số; phối
hợp kiểm tra, đánh giá an toàn bảo mật các hệ thống thông tin quan trọng trong ngành Ngân
hàng.

Cùng ngày 07/01/2021, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về việc
tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động thẻ ngân hàng.

Tiếp đó, ngày 04/3/2021, Thống đốc NHNN ký Quyết định số 260/QĐ-NHNN ban hành Kế
hoạch ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ số và bảo đảm ATTT mạng trong hoạt động của
NHNN giai đoạn 2021 - 2025. Theo Quyết định, mục tiêu tổng quát của Kế hoạch này là
nhằm xây dựng cơ sở pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng toàn diện CNTT,
các công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào các hoạt động nghiệp vụ ngân
hàng và từng bước chuẩn hóa hạ tầng CNTT của ngành Ngân hàng. Kế hoạch này đã đề ra
các nhiệm vụ, giải pháp và phân công các đơn vị triển khai thực hiện các mục tiêu cụ thể:
Hoàn thiện môi trường pháp lý; phát triển Chính phủ điện tử tại NHNN; ứng dụng CNTT cho
các hoạt động nghiệp vụ; phát triển hạ tầng CNTT; công tác an ninh, bảo mật nhằm bảo đảm
ATTT mạng trong hoạt động của NHNN… Xây dựng nền tảng an ninh mạng chuyên nghiệp,
hiện đại, chủ động phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố an ninh mạng, đảm bảo an toàn, an
ninh thông tin phục vụ tốt cho các hoạt động nghiệp vụ của NHNN và hỗ trợ công tác giám
sát, ứng cứu sự cố ATTT ngành Ngân hàng là mục tiêu tổng quát về đảm bảo ATTT mà
NHNN hướng tới trong giai đoạn 2021 - 2025.

Thứ hai, tổ chức thanh tra, kiểm tra tuân thủ về ATTT: Trên cơ sở các văn bản quy phạm
pháp luật đã ban hành, hằng năm, NHNN đều tổ chức các đoàn kiểm tra các TCTD, tổ chức
cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán về tuân thủ các quy định ATTT và kiểm tra đột xuất
theo các chuyên đề về rủi ro công nghệ phát sinh trong từng giai đoạn (trung bình khoảng 10
TCTD/năm). Thông qua công tác kiểm tra, NHNN đã phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những
tồn tại, hạn chế, rủi ro về an ninh, bảo mật công nghệ thông tin và tiếp nhận các vướng mắc,
kịp thời điều chỉnh, cập nhật các chính sách chỉ đạo, điều hành về công nghệ thông tin.

Thứ ba, xây dựng và tổ chức hiệu quả hoạt động của Mạng lưới ứng cứu sự cố ATTT ngành
Ngân hàng: Ban hành Hướng dẫn xử lý khủng hoảng khi xảy ra sự cố an toàn thông tin mạng
để nâng cao năng lực chung của toàn Ngành về khả năng ứng phó, sẵn sàng xử lý các sự cố
an ninh mạng, phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro mất an toàn thông tin. Đồng thời, hằng năm, tổ
chức 1 - 2 đợt diễn tập, cuộc thi về điều tra, xử lý, ứng cứu sự cố ATTT để nâng cao năng lực,
trình độ và kinh nghiệm xử lý sự cố ATTT cho các đơn vị trong Ngành.

Thứ tư, phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác ATTT: Ngành Ngân hàng đã làm
tốt công tác phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công
an, Bộ Quốc phòng trong bảo đảm ATTT của ngành Ngân hàng trên không gian mạng, như:
Phối hợp thực hiện kiểm tra, đánh giá ATTT tại các TCTD; thiết lập kênh trao đổi thông tin
nhanh để xử lý các website giả mạo các trang web Internet Banking của các ngân hàng Việt
Nam; đào tạo, tập huấn, diễn tập ứng cứu sự cố ATTT cho Mạng lưới ứng cứu sự cố ATTT
ngành Ngân hàng; triển khai kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư; triển khai thí điểm sử dụng giải pháp xác thực khách hàng qua thẻ căn
cước công dân gắn chíp (Match on Card -MoC) trên nền tảng công nghệ sinh trắc học để định
danh, xác thực điện tử khách hàng trong các giao dịch mở tài khoản, rút tiền tại ATM và một
số dịch vụ ngân hàng điện tử.

Thứ năm, triển khai các chương trình truyền thông, giáo dục tài chính: Những năm gần đây,
NHNN đã tích cực triển khai các chương trình truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng
cao kiến thức, kỹ năng cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng; giảm thiểu
rủi ro cho người dân khi tiếp cận dịch vụ ngân hàng điện tử.

Nhờ các giải pháp trên, năm 2020, NHNN là cơ quan cấp bộ duy nhất (cùng 03 tỉnh/thành
phố) được xếp hạng A về ATTT theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông và tiếp tục
được xếp hạng A trong năm 2021. Về phía các TCTD, các hệ thống thông tin ứng dụng
nghiệp vụ được đảm bảo an toàn, hoạt động liên tục, phục vụ nhu cầu của người dân, doanh
nghiệp và được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá xếp hạng cao nhất trong các ngành về
mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin và bảo đảm ATTT.

Tiếp tục các giải pháp tăng cường an ninh, bảo mật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng

NHNN cần tiếp tục chỉ đạo các TCTD nghiên cứu, triển khai áp dụng các giải pháp kỹ thuật
để tăng cường công tác đảm bảo ATTT cho các hệ thống thông tin ứng dụng nghiệp vụ ngân
hàng. Đồng thời, tăng cường triển khai các giải pháp đang thực hiện, đặc biệt công tác quản
lý, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử và công tác phối hợp với cơ quan
bảo vệ pháp luật để phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm liên quan.

Bên cạnh đó, NHNN phối hợp với Bộ Công an triển khai mở rộng cho phép các ngân hàng
kết nối, khai thác thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và khai thác thông tin trên thẻ
căn cước công dân gắn chíp để phục vụ xác minh chính xác thông tin nhận biết khách hàng,
hạn chế hành vi gian lận, mạo danh, làm giả giấy tờ tùy thân khi thực hiện các giao dịch ngân
hàng điện tử.

Ngoài ra, quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng dịch vụ tài chính cần được quan tâm. Bởi
vấn đề bảo vệ người tiêu dùng tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế - tài chính
của các quốc gia trong bối cảnh hiện nay. Khi sự tin tưởng của người tiêu dùng tài chính tăng
lên sẽ góp phần ngăn chặn sự mất cân đối thông tin, gây dựng lại niềm tin, khuyến khích họ
chủ động tiếp cận đến các sản phẩm và dịch vụ tài chính chính thức, qua đó thúc đẩy phát
triển tài chính toàn diện. Do đó, Việt Nam cần thành lập các cơ quan chuyên trách thực hiện
bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ tài chính hết sức đặc thù
và ngày càng có nhiều rủi ro trong bối cảnh chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân
hàng và thị trường tài chính trở nên phức tạp hơn. Người tiêu dùng mất niềm tin vào hệ thống
tài chính có thể dẫn tới sự phát triển của cả nền kinh tế. Chính vì vậy, lĩnh vực tài chính, ngân
hàng luôn cần giám sát, có các quy định riêng đặc thù và bảo vệ người tiêu dùng tài chính
cũng cần được chú ý và tách riêng. Đồng thời, cần hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản,
pháp lý để có cơ chế bảo vệ người tiêu dùng tốt nhất.

Đặc biệt, ngành Ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh các chương trình truyền thông giáo dục tài
chính, hướng đến người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, giới trẻ nhằm
nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính, giảm thiểu rủi ro
cho người dân trên môi trường mạng.

Liên quan đến các hành vi lừa đảo, gian lận của tội phạm công nghệ nhằm chiếm đoạt tiền
trong tài khoản của khách hàng, NHNN cần tiếp tục duy trì theo dõi thường xuyên để cảnh
báo tới các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh,
an toàn trong thanh toán, yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các tổ chức cung
ứng dịch vụ trung gian thanh toán tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, an
toàn phòng, chống hành vi lừa đảo, gian lận liên quan đến hoạt động thanh toán, trung gian
thanh toán.
Về phía khách hàng, để ngăn ngừa rủi ro mất tiền trong tài khoản, khách hàng cần lưu ý: Khi
chủ tài khoản bỗng dưng nhận được một khoản tiền “chuyển nhầm” cần lưu ý không sử dụng
số tiền ấy vào việc chi tiêu cá nhân, để không vi phạm Điều 176 - Bộ luật Hình sự về tội cố ý
chiếm giữ trái phép tài sản bị chuyển nhầm và chủ động liên hệ, phối hợp với ngân hàng để
được hướng dẫn, xử lý theo quy định của pháp luật. Chủ tài khoản cần nâng cao cảnh giác,
bảo mật thông tin cá nhân, không chia sẻ các thông tin cá nhân, thông tin dịch vụ ngân hàng,
thông tin giao dịch ngân hàng… lên mạng xã hội để tránh bị đối tượng lừa đảo lợi dụng thực
hiện các hành vi lừa đảo, gian lận và chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng; tuyệt đối
không cung cấp thông tin bảo mật tài khoản, thẻ ngân hàng, không thực hiện chuyển tiền khi
nhận được yêu cầu từ các số điện thoại lạ hoặc qua môi trường mạng.

Đồng thời, khách hàng không cung cấp thông tin bảo mật (tên đăng nhập, mật khẩu đăng
nhập Internet Banking, mã OTP, thông tin thẻ,…) cho bất kỳ ai, bất cứ hình thức nào (gọi
điện, tin nhắn SMS, email, chat zalo, viber hoặc các link giả mạo…). Khi truy cập trang web
ngân hàng nên tự gõ đường dẫn, tuyệt đối không nhấn vào link lạ. Cần kiểm tra kỹ nội dung
tin nhắn nhận được, kể cả các tin nhắn thương hiệu từ các ngân hàng để phát hiện các tin
nhắn giả mạo ngân hàng, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung tin nhắn, tuyệt đối
không bấm vào các đường link có sẵn trong tin nhắn mạo danh ngân hàng.

You might also like