You are on page 1of 4

Tiền giấy tưởng chừng như không thể thay thế giờ đây đang đối mặt với

nguy cơ bị thay
thế bởi tiền điện tử và sự xuất hiện của ví điện tử đã tạo nên một sự ảnh hưởng khổng lồ đến các
dịch vụ tài chính.Việc thanh toán điện tử bằng các ví điện tử đã có ảnh hưởng ít nhiều đến:
1. Đến cá nhân:
A) Thói quen không dung tiền mặt:
- Giảm Sự Phụ Thuộc vào Tiền Mặt: Người dùng thường phải thay đổi thói quen thanh toán
từ việc sử dụng tiền mặt sang việc sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử và đồng thời
giảm nguy cơ mất mát tiền mặt do mất ví hoặc đánh cắp.
- Tăng Sự linh hoạt và tiện lợi: Thực hiện giao dịch cùng với việc mua sắm trực tuyến đến
thanh toán các dịch vụ và hóa đơn một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn so với việc dung
tiền mặt.
- Dễ dàng theo dõi chi tiêu giúp người dùng quản lí tài chính cá nhân 1 cách hiệu quả hơn.
- Dịch vụ thanh toán điện tử cung cấp ưu đãi, khuyến mãi, hay tích điểm thưởng cho người
dùng, tạo động lực để họ tiếp tục sử dụng hình thức thanh toán này.
- Tác Động Đến Đối Tượng:
+ Người Lớn Tuổi : Một số người lớn tuổi có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với
thanh toán điện tử do sự khó khăn trong việc sử dụng công nghệ mới.
+ Tác động đến giới trẻ : thanh toán điện tử là 1 hình thức dễ dàng nhanh chóng sử dụng
- Tuy nhiên, thói quen không dùng tiền mặt cũng có những tác động tiêu cực:
+ Không thể sử dụng hình thức thanh toán điện tử khi không có kết nối mạng.
+ Khả Năng Nghẽn: Một số người vẫn cảm thấy lo lắng về khả năng nghẽn mạng hoặc sự
cố kỹ thuật có thể làm gián đoạn quá trình thanh toán điện tử.
-Minh chứng/chứng minh : Khảo sát của Clearscore đã chứng minh, khi có đến 72% người
tiêu dùng thừa nhận thanh toán trực tuyến khiến họ nóng vội hơn, và 59% là chi tiêu quá mức
cần thiết. 2021).Số giao dịch qua ví điện tử mỗi năm là 60 triệu lượt, giá trị bình quân mỗi
giao dịch ví điện tử là 200.000 đồng, giá trị giao dịch bình quân qua mỗi ví điện tử theo ngày
và tháng lần lượt là 58.870 đồng và 1.700.000 đồng.
B) Rò rỉ thông tin:
- Nguy cơ rò rỉ thông tin tăng cao: Thanh toán điện tử thường yêu cầu người dùng cung cấp
thông tin nhạy cảm như thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ và thông tin cá nhân khác, từ đó trở
thành mục tiêu của kẻ tấn công nếu họ muốn truy cập thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân
hàng.
- Sự cần thiết của biện pháp bảo mật cao: Do tính chất nhạy cảm của dữ liệu thanh toán, sự
cần thiết của biện pháp bảo mật cao là không thể phủ nhận. Việc sử dụng xác minh hai yếu tố
(2FA) và các biện pháp bảo mật mạnh mẽ là quan trọng để ngăn chặn rò rỉ thông tin.
- Mất mát tài chính và thiệt hại cho người dùng: Người dùng có thể mất tiền do giao dịch
không xác thực hoặc sử dụng trái phép thông tin cá nhân nếu thông tin thanh toán bị rò rỉ, và
việc rò rỉ cũng có thể gây thiệt hại toàn diện đối với tài chính cá nhân và uy tín người dùng.
- Ảnh hưởng đến đối tượng:
+ Chủ sở hữu tài khoản tài khoản: Khi thông tin thanh toán cá nhân (như tên, địa chỉ, số thẻ
tín dụng, số tài khoản ngân hàng) bị rò rỉ, chủ sở hữu tài khoản có thể trở thành nạn nhân của vụ
lừa đảo lừa đảo tài chính chính, mất tiền hoặc thậm chí bị đánh cắp danh tính.
+ Khách hàng: Người mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ thông tin qua thanh toán điện tử có thể
mất niềm tin vào tính an toàn và bảo mật của dịch vụ. Họ có thể trở nên lo lắng về việc sử dụng
thông tin thanh toán thông tin của mình và có thể từ chối sử dụng các hình thức thanh toán điện
tử trong tương lai.
- Ảnh hưởng tiêu cực và tích cực:
+ Tiêu cực: Việc rò rỉ thông tin bằng các hình thức thanh toán điện tử dẫn đến người dùng
hoặc khách hàng mất niềm tin vào tín an toàn và bảo mật của hệ thống thanh toán điện tử.
+ Tích cực: Từ việc bị rò rỉ thông tin bằng hình thức thanh toán điện tử làm thúc đẩy các tổ
chức và doanh nghiệp tăng cường bảo mật dịch vụ và chất lượng, thúc đẩy sự phát triển và
cải thiện các công nghệ an toàn hơn về lĩnh vực thanh toán điện tử và đưa ra các biện pháp
bảo mật tiên tiến hơn để đảm bảo thông tin thanh toán cho người dùng một cách an toàn.
- Minh chứng/ chứng minh:
Theo thống kê của Công ty Công nghệ giải trí Việt Nam, Việt Nam có 72% dân số sở hữu
điện thoại thông minh, 68% sử dụng điện thoại thông minh để truy cập internet (nhiều hơn
máy tính). Tỷ lệ người tiêu dùng thanh toán bằng di động ở Việt Nam tăng từ mức 37% vào
lên mức 61% và đây cũng là mức tăng cao nhất trong số 6 quốc gia Đông Nam Á tham gia
khảo sát. Cùng với số lượng người dùng thanh toán bằng di động thông qua hình thức thanh
toán điện tử tăng cao qua mỗi năm thì nguy cơ rò rỉ thông tin cũng từ đó tăng theo.
C) Quản Lí Tài Chính Doanh Nghiệp:
-Tăng cường linh hoạt và tiện lợi: Thanh toán điện tử giúp doanh nghiệp thực hiện các giao
dịch nhanh chóng hơn, giảm thời gian chờ đợi và tăng hiệu suất làm việc; khả năng tự quản
lý tài chính một cách linh hoạt hơn thông qua các dịch vụ thanh toán điện tử.
- Theo dõi chi tiêu chi tiết: Các dịch vụ thanh toán điện tử thường cung cấp báo cáo tài chính
tự động, giúp doanh nghiệp theo dõi và phân tích chi tiêu một cách chi tiết đồng thời quản lý
tài chính trở nên dễ dàng hơn khi có thể xác nhận và kiểm tra giao dịch một cách nhanh
chóng qua các ứng dụng hoặc trang web thanh toán.
- Tiết kiệm chi phí giao dịch: Sử dụng thanh toán điện tử giúp giảm bớt chi phí liên quan đến
việc xử lý và bảo quản tiền mặt.
- Khả Năng Tích Hợp Với Hệ Thống Quản Lý Tài Chính: Thanh toán điện tử thường có khả
năng tích hợp với các hệ thống quản lý tài chính và kế toán, giúp tự động hóa quy trình và
giảm sai sót.
- Ảnh hưởng đến đối tượng:
+ Bộ phận tài chính: tìm hiểu và phát triển các hệ thống và phần mềm để quản lý các giao
dịch thanh toán điện tử, kiểm soát Tài chính chính và đảm bảo tính chính xác.
+ Khách hàng và đối tác: việc sử dụng thanh toán điện tử có thể ảnh hưởng đến hợp đồng,
chính sách thanh toán và quy trình kế toán liên quan.
+ Nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp: hiểu các công nghệ và quy trình mới, định hướng
chiến lược và quản lý tài chính hoạt động chính để thích nghi và tận dụng tối đa lợi ích của
thanh toán điện tử
+ Nhân viên và nhân viên kế toán: thực hiện quy trình và quy định để ghi nhận và xử lý các
giao dịch thanh toán điện tử một cách chính xác và an toàn.
- Ảnh hưởng tiêu cực:
+ Phí giao dịch: ảnh hưởng đến lợi nhuận hoặc tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
+ Rủi ro an ninh: mất thông tin cá nhân của khách hàng hoặc việc phải chịu chi phí phục hồi
sau một vụ vi phạm dữ liệu.
+ Rủi ro thị trường: sự tăng trưởng của mô hình kinh doanh dựa trên dữ liệu khách hàng,
cạnh tranh từ các đối thủ mới hoặc sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ thanh toán.
- Minh chứng/ chứng minh: Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, giao dịch không dùng
tiền mặt đã tăng cả về số lượng và giá trị, cụ thể số lượng tăng 30% và giá trị giao dịch tăng
18%. Hiện tại, Việt Nam có hơn 150 công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công
nghệ tài chính (fintech), chủ yếu là mảng thanh toán điện tử chiếm hơn 40%.
D) Nhà Nước:
- Thu thuế và quản lý tài chính: Thanh toán điện tử có thể giúp nhà nước thu ngân sách và
quản lý hiệu quả hơn. Việc các khoản thanh toán được thực hiện thông qua các hình thức
điện tử giúp dễ dàng theo dõi và kiểm tra các giao dịch, giảm thiểu rủi ro mất mát và gian lận
thuế.
- Tăng cường an ninh tài chính: hệ thống cung cấp các biện pháp bảo mật mạnh mẽ hơn giúp
ngăn chặn gian lận và tội phạm tài chính từ đó giúp tăng cường anh ninh tài chính và bảo vệ
lợi ích quốc qia.
- Quản lý dòng tiền và chính sách tiền tệ: Nhà nước có thể sử dụng dữ liệu từ các hệ thống
thanh toán điện tử để hiểu rõ hơn về dòng tiền và thị trường tài chính, từ đó đưa ra những
quyết định chính sách tiền tệ và tài chính hiệu quả hơn.
- Đẩy mạnh chiến lược thông tin hóa: thúc đẩy chiến lược thông tin hóa ở một quốc gia, giúp
tăng cường hiệu quả quản lý, cải thiện dịch vụ công dân và doanh nghiệp, và cũng như nâng
cao vị thế quốc tế trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.
- Ảnh hưởng đến đối tượng:
+ Nhà nước và cơ quan quản lý tài chính: ảnh hưởng đến nhà nước thông qua việc cải thiện
quản lý thu ngân sách, tài chính công và chi tiêu công, nắm bắt thông tin cần thiết cho việc
thu thuế, quản lý ngân sách và đưa ra các quyết định chính sách tài chính hiệu quả.
+ Các tổ chức công cộng và dịch vụ công: giúp họ cung cấp các dịch vụ công cụ thể thông
qua các kênh thanh toán hiện đại và tiện lợi hơn.
-Ngoài ra cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực đến nhà nước:
+ An ninh thông tin: Việc sử dụng hình thức thanh toán điện tử chưa đảm bảo an ninh thông
tin và dữ liệu người dùng, các cuộc tấn công mạng và việc lạm dụng thông tin cá nhân.
+ Điều chỉnh và quản lý rủi ro tài chính: Sự phát triển của thanh toán điện tử đôi khi cũng tạo
ra những rủi ro tài chính mới, như việc tăng cường quản lý rủi ro và sự ổn định của thị trường
tài chính.
-Minh chứng/ chứng minh: Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
giai đoạn 2021-2025, những chỉ tiêu, kết quả đã đạt được: Tỷ lệ người dân có tài khoản ngân
hàng đã đạt trên 75%; thanh toán không dùng tiền mặt đạt hơn 7,59 tỷ giao dịch với giá trị
đạt gần 219,5 triệu tỷ đồng (tăng 89% về số lượng và 32% về giá trị)

You might also like