You are on page 1of 56

CHƯƠNG 3

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ


1
Giảng viên: ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu
Khoa Kinh tế số
2 Nội dung
1. Tổng quan về thanh toán điện tử

2. Các hệ thống thanh toán trong TMĐT

3. Bảo đảm an toàn trong thanh toán điện tử

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


3

1. TỔNG QUAN VỀ
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


4 Khái niệm thanh toán điện tử
 Theo nghĩa hẹp: “Thanh toán điện tử có thể hiểu là việc trả tiền và
nhận tiền hàng cho các hàng hóa dịch vụ được mua bán trên mạng
Internet”.
 Theo nghĩa rộng, thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông
qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt.

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


5 Điều kiện thực hiện thanh toán điện tử

 Cơ sở pháp lý
 Hạ tầng nhận thức và ứng dụng của xã hội
 Hệ thống thanh toán ngân hàng
 Hạ tầng an toàn bảo mật

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


6 Các bên tham gia
 Bên nhận thanh toán (bên cung cấp hàng hoá, dịch vụ): cần có
➢ Tài khoản chấp nhận thanh toán
➢ Phương tiện để thực hiện thanh toán (máy POS, QR code…)
 Bên có nghĩa vụ thanh toán (bên mua hàng hóa, dịch vụ): phải
đăng ký các loại thẻ thanh toán điện tử, ứng dụng thanh toán trên
di động, ...
 Tổ chức tài chính - ngân hàng và tổ chức cung cấp phương
tiện, dịch vụ thanh toán: giúp quá trình thanh toán diễn ra thông
suốt

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


7 Vai trò của thanh toán điện tử
 Là khâu quan trọng, giúp hoàn thiện TMĐT
 Hạn chế sử dụng tiền mặt, thay vào đó là thẻ thanh toán và các
hình thức khác như trực tuyến qua Internet, các máy ATM, POS,
thanh toán qua thiết bị di dộng, …
 Nhanh chóng, thuận tiện
 Dễ theo dõi, kiểm soát

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


8 Lợi ích của thanh toán điện tử (1)
 Lợi ích chung:
➢Góp phần hoàn thiện và phát triển TMĐT
➢Đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia và giảm thiểu những
rủi ro thanh toán bằng tiền mặt
➢Thúc đẩy quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa
➢Góp phần hiện đại hóa hệ thống thanh toán và giúp cho những
giao dịch được thực hiện nhanh hơn và an toàn hơn.
➢Không tiếp xúc trực tiếp và không giới hạn khoảng cách địa lý

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


9 Lợi ích của thanh toán điện tử (2)
 Lợi ích với người tiêu dùng:
➢Nhanh chóng, tiện lợi
➢Tiết kiệm chi phí và thời gian
➢An toàn, bảo mật thông tin
➢Tiếp cận với thị trường toàn cầu
➢Thường được hoàn tiền (giảm giá)
➢Dễ dàng theo dõi và kiểm soát tài khoản

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


10 Lợi ích của thanh toán điện tử (3)
 Lợi ích với doanh nghiệp:
➢Tăng doanh thu
➢Giảm chi phí tăng hiệu quả kinh doanh
➢Dễ dàng theo dõi, kiểm soát và quản lý dòng tiền
➢Tạo sự chuyên nghiệp cho hoạt động kinh doanh
➢Tiếp cận đối tượng mới
➢Duy trì được khách hàng
➢Giảm tải được việc phải duy trì một số lượng lớn hóa đơn thanh
toán

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


11 Một số rủi ro trong thanh toán điện tử
 Rủi ro kỹ thuật
 Rủi ro bảo mật
 Rủi ro đạo đức
 Rủi ro tín dụng
 Sử dụng thẻ bất hợp pháp
 Rủi ro khác…

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


12 Thực trạng thanh toán điện tử (1)
 Hình thức thông dụng: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, tài khoản vãng lai
 Hình thức mới: ví điện tử, thanh toán trên di động, mã qr…
 Ví dụ: Paypal, Momo, Moca, Vnpay, …

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


13 Thực trạng thanh toán điện tử (2)

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


14 Một số giải pháp thúc đẩy thanh toán điện tử
 Hoàn thiện khung pháp lý theo hướng khuyến khích nhưng phải
đảm bảo an toàn, khả thi và hiệu quả
 Hạn chế rủi ro về thông tin, dữ liệu
 Hiện đại hoá công nghệ và các hệ thống thanh toán
 Ngăn chặn lợi dụng thanh toán điện tử cho mục đích xấu
 Tuyên truyền, vận động người dân thay đổi thói quen TT không
dùng tiền mặt
 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát trong TTKDTM

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


15

2. CÁC HỆ THỐNG THANH


TOÁN TRONG TMĐT

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


Một số hình thức thanh toán phổ biến trong TMĐT
16 ở Việt Nam
 Thẻ thanh toán
 Thẻ thông minh
 Ví điện tử
 Tiền điện tử
 Thanh toán qua điện thoại di động
 Thanh toán điện tử tại các kiốt bán hàng
 Thẻ mua hàng
 Thanh toán bằng QR code

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


17 Giao dịch thẻ tín dụng trực tuyến (1)
 Thẻ thanh toán: được coi là phương tiện phổ biến nhất.
 Ba loại thẻ thanh toán phổ biến gồm:
➢Thẻ tín dụng (credit card)
➢Thẻ ghi nợ (debit card)
➢Thẻ mua hàng (charge card)
 Các nhà cung cấp thẻ nổi tiếng hiện nay là: Visa, MasterCard,
American Express Card và EuroPay
 Thanh toán bằng thẻ tín dụng chiếm khoảng 90% tổng giá trị các
giao dịch qua mạng internet.

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


18 Thẻ tín dụng Thẻ ghi nợ

Thẻ mua hàng


19 Giao dịch thẻ tín dụng trực tuyến (2)
 Thẻ tín dụng trực tuyến: sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán trực
tuyến
➢ Người bán không trực tiếp thấy thẻ thực tế đang được sử dụng
➢ Có 5 bên tham gia: người mua, người bán, trung tâm thanh toán,
ngân hàng thương mại chấp nhận thẻ và ngân hàng cấp thẻ tiêu dùng
➢ Người bán có thể gặp rủi ro mất hàng khi gặp phải thẻ tín dụng bị
đánh cắp
Các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán Internet (cổng thanh
toán): cung cấp tài khoản người bán và phần mềm xử lý giao
dịch mua bằng thẻ tín dụng trực tuyến.
➢Ví dụ: Authorize.net, Vnpay.vn
ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số
20 Qui trình xử lý giao dịch thẻ tín dụng trực tuyến

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


21 Qui trình xử lý giao dịch thẻ tín dụng trực tuyến

 B1: Người mua tiến hành đặt hàng và trả tiền.


 B2: Thông tin thẻ được truyền qua mạng với giao thức SSL/TLS
đến người bán
 B3: Phần mềm người bán liên hệ với Trung tâm thanh toán
 B4: Phòng thanh toán liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ để xác
minh thông tin tài khoản
 B5: ngân hàng phát hành ghi có vào tài khoản của người bán tại
ngân hàng thương mại
 B6: Ghi nợ vào tài khoản người mua

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


22 Giao dịch thẻ tín dụng trực tuyến (3)
 Hạn chế của hệ thống thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến:
➢Hệ thống hiện tại cung cấp bảo mật kém: Cả người bán và
người mua đều không thể được xác thực đầy đủ
➢Chi phí hành chính cao: khoảng 3% giao dịch mua hàng cộng
với phí giao dịch và với các khoản phí thiết lập khác.
➢Số lượng người sở hữu thẻ tín dụng thấp

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


23 Hệ thống thanh toán trực tuyến (1)
 Ra đời để khắc phục hạn chế của thẻ tín dụng trực tuyến.
 Paypal (thành lập năm 1999) được sử dụng ở 202 quốc gia với 25
loại tiền tệ trên khắp thế giới.
 Paypal cho phép các cá nhân và doanh nghiệp có tài khoản email
để thực hiện thanh toán và nhận thanh toán.
 Việc thanh toán có thể thực hiện bằng tài khoản ngân hàng hoặc
thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


24 Hệ thống thanh toán trực tuyến (2)
 Khi thanh toán, người mua gửi e-mail thanh toán đến tài khoản
PayPal của người bán.
 PayPal chuyển số tiền từ tín dụng của người mua hoặc từ tài khoản
người mua vào tài khoản ngân hàng của người bán.
 Không có thông tin tín dụng cá nhân nào được chia sẻ.
 Chi phí sử dụng cao: chi phí dao động từ 2,9% đến 5,99% số tiền
(tùy thuộc vào loại giao dịch) cộng với một khoản phí cố định nhỏ
(thường là 0,30 đô la) cho mỗi giao dịch.
 Một số hệ thống khác: Thanh toán với Amazon, Visa Checkout,
MasterPass, Bill Me Later, WU Pay, Alipay, …

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


25 Hệ thống thanh toán di động
 Sử dụng công nghệ Giao tiếp cự ly gần NFC (Near-Field
Communications)
 Người mua có thể đặt điện thoại được trang bị NFC gần đầu đọc
để trả tiền mua hàng.
 Ví dụ: Apple Pay, Android Pay,
Samsung Pay, …

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


26 Hệ thống thanh toán mạng xã hội ngang hàng
 Cho phép người dùng gửi tiền cho
người khác thông qua một ứng
dụng hoặc trang web di động
 Được tài trợ bởi thẻ ghi nợ ngân
hàng.
 Không mất phí
 Ví dụ: Venmo, SquareCash,
Snapcash, Google Wallet,
Facebook Pay, PayMe, …

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


27 Thẻ trả trước
 Thẻ trả trước: được nạp bằng tiền, hoặc mua tại địa điểm bán lẻ
hoặc được nạp tiền tại ATM ngân hàng hoặc thiết bị đầu cuối điểm
bán hàng
➢ Không cần có tài khoản ngân hàng để sử dụng
➢ Không liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng
➢ Nạp tiền vào thẻ => Chi tiêu
➢ Giảm thiểu rủi ro khi thanh toán
 Ví dụ: ACB Prepaid, …

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


28 Ví điện tử
 Là một tài khoản điện tử (ví tiền trên Internet)
 Lợi ích khi sử dụng Ví điện tử:
➢ Người mua thực hiện công việc thanh toán nhanh chóng và an toàn
➢ Người bán tăng hiệu quả hoạt động bán hàng trực tuyến
➢ Ngân hàng giảm sự quản lý các giao dịch thanh toán từ thẻ khách
hàng
➢ Dễ dàng và nhanh chóng chuyển/nhận tiền vượt qua rào cản địa lý
➢ Xã hội giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần ổn định
lạm phát

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


29 Ví điện tử (2)
 Người sử dụng có thể lưu trữ số thẻ tín dụng và các thông tin cá
nhân khác.
 Người mua hàng chỉ đơn giản kích vào ví điện tử, phần mềm sẽ tự
động điền các thông tin khách hàng cần thiết để thực hiện việc
mua hàng.
 Tham khảo mở tài khoản ví điện tử tại các trang: nganluong.vn,
baokim.vn, payoo.com.vn, momo.vn...

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


30 Các ví điện tử phổ biến

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


31 Thanh toán bằng máy POS
 POS (Point of Sale) là các máy chấp nhận thanh toán thẻ, kết nối
Internet với ngân hàng tiến hành thanh toán khi có yêu cầu từ
khách hàng. Ngân hàng có thể xác minh thẻ và chấp nhận TT.
 Các cách thanh toán qua máy POS:
➢ Thanh toán bằng điện thoại (không dùng thẻ): Apple pay, Androi pay
➢ Thanh toán bằng cách cắm thẻ (thẻ chip – Visa, Master…)
➢ Thanh toán bằng cách quẹt thẻ (thẻ từ: thẻ ghi nợ nội địa)
 An toàn, khách hàng thanh toán không phải mất phí
 Đơn vị sử dụng chịu phí (dưới 1% đến 2.5%)

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


32 Quy trình thanh toán bằng máy POS

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


33 Thanh toán qua QR code
 QR Code (Quick Response Code) - còn gọi là mã phản ứng
nhanh hoặc mã vạch ma trận (Matrix-barcode)
 Chứa đựng được rất nhiều thông tin như địa chỉ website (URL),
thông tin liên hệ, tin nhắn, ký tự văn bản, thẻ ngân hàng, địa chỉ
email, tin nhắn SMS.
 QR Code phát triển mạnh cùng với sự phổ
biến của điện thoại thông minh.

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


34 Thanh toán qua QR code
 Các nhãn hàng thường sử dụng QR Code có chứa các thông tin
liên quan đến sản phẩm, hoặc trang web, thông tin sự kiện, thông
tin liên hệ, tin nhắn,…
 Hai dạng QR Code trong thanh toán:
➢ Quét mã QR Code cá nhân
➢ Quét mã QR Code cửa hàng
 Lợi ích thanh toán QR Code:
➢ Không cần thiết bị đặc biệt, nhanh chóng, dễ sử dụng, độ an toàn cao
➢ Hay được giảm giá

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


35 Tiền kỹ thuật số
 Tiền kỹ thuật số (Digital Currency) là một dạng tiền tệ chỉ có sẵn ở
dạng kỹ thuật số hoặc điện tử, và không ở dạng vật lý.
 Tiền tệ được lưu trữ và luân chuyển bằng điện tử.
 Chia làm hai loại:
➢ Tiền kỹ thuật số tập trung: Các hệ thống như Paypal, Webmoney,
Payoneer là các đơn vị quản lý tiền kỹ thuật số tập trung. Các tài
khoản Apple Pay, Google Wallet cũng là tiền kỹ thuật số tập trung.
➢ Tiền kỹ thuật số phi tập trung: Bitcoin, Ethereum, Bitcoin Cash,
Ripple…

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


36 Tiền kỹ thuật số
 Ưu điểm:
➢ Chi phí giao dịch thấp, thuận tiện giao dịch
➢ Độ bảo mật cao, khó bị làm giả
➢ Không phải in ấn, lưu trữ cất giữ, bảo vệ môi trường
➢ Không cần đảm bảo bằng tài sản
➢ Không phụ thuộc một chính phủ thao túng tiền tệ
➢ Thuận tiện cho TMĐT
 Nhược điểm: giá lên xuống thất thường, tội phạm rửa tiền, mức độ
chấp nhận còn thấp, lỗi hệ thống…
ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số
37 Một số loại tiền số

Theo: https://coinmarketcap.com/ ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


38 Đồng Bitcoin (BTC)
 Là đồng tiền kỹ thuật số dạng phi tập trung được phát minh bởi
Satoshi Nakamoto (ẩn danh) năm 2009
 Được xây dựng dựa trên công nghệ Blockchain (chuỗi khối)
 Bitcoin là những dữ liệu được mã hóa, tạo ra bởi một thuật toán
phức tạp sử dụng mạng ngang hàng trong một quy trình được gọi
là đào, việc đào đòi hỏi một số lượng tính toán lớn.
 Có cấu trúc không thể bị phá vỡ hay sao chép, thay đổi
 Chỉ có 21 triệu Bitcoin được tạo ra trong hệ thống, con số này là
cố định, giới hạn và không thể sản xuất thêm.
 Dự đoán số lượng Bitcoin đủ để đào đến năm 2040.
ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số
39 Xưởng đào Bitcoin

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


40 Đồng Bitcoin (tiếp)
 Bitcoin có tính ẩn danh cao (tên người giao dịch không xuất hiện)
 Tại Việt Nam:
➢ Đa phần những người dùng chỉ đang mua bán BTC cho mục đích đầu tư
➢ Các ngân hàng đang từng bước nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ
Blockchain và đồng tiền kỹ thuật số để không bỏ qua cơ hội.
 Tại nước ngoài:
➢ Có thể thanh toán ở một số nơi như: OverStock, Dish, CheapAir, Gyft,…
➢ Mua một số dòng sản phẩm và nội dung kỹ thuật số của: Microsoft, Dell,…
➢ Thanh toán vé máy bay tại AirBaltic, Air Lithuania; hoặc thậm chí mua xe
tại Tesla.
➢ Sừ dụng làm đồng tiền quốc gia: El Salvador
ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số
41 Tiền ảo
 Tiền ảo được tạo ra và lưu hành chủ yếu trong một cộng đồng thế
giới ảo nội bộ
 Tiền ảo thường được sử dụng để mua hàng hóa ảo, chẳng hạn như
mua đồ trong các trò chơi điện tử
 Tại Việt Nam, các đồng tiền ảo và tiền kỹ thuật số đều không được
pháp luật thừa nhận.
 Ví dụ: Linden Dollars, Zing xu

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


42 Thống kê về tiền mã hoá

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


43

3. BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG


THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


44 Bảo mật và an toàn trong thanh toán điện tử
 Các kỹ thuật bảo mật chỉ có khả năng xác thực thông tin người
dùng tại thời điểm giao dịch.
 Sử dụng chữ ký số là giải pháp vừa đảm bảo tính pháp lý, vừa đảm
bảo các vấn đề kỹ thuật an ninh.
 Giao thức bảo mật đường truyền ứng dụng công nghệ chữ ký số
(SSL-Secure Sockets Layer) là công cụ bảo mật sử dụng phổ biến

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


45 Giải pháp đảm bảo an toàn trong TTĐT (1)
 Về mặt pháp lý:
➢ Xây dựng chính sách an toàn thông tin cho giao dịch điện tử
➢ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết, tiêu chuẩn mật mã và
chữ ký điện tử sử dụng trong giao dịch điện tử, giải quyết triệt để các tranh
chấp liên quan đến sử dụng mật mã;
➢ Tổ chức các cơ quan chứng nhận, cấp phép, quản lý và phân phối sản phẩm
mật mã, phản ứng giải quyết sự cố, thanh tra và kiểm tra, vấn đề lưu trữ và
phục hồi khoá...
➢ Quy định thống nhất tiêu chuẩn cấu trúc thiết lập hệ thống mạng
➢ Lựa chọn kỹ thuật công nghệ để đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch
điện tử

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


46 Giải pháp đảm bảo an toàn trong TTĐT (2)
 Về phía người sử dụng
➢ Cần hiểu biết về an toàn thông tin trong giao dịch điện tử,
➢ Cần xác định vấn đề cần phải bảo vệ trong hệ thống, lường trước mức độ
rủi ro và các nguy cơ tiềm tàng khi kết nối mạng với các đối tượng khác
➢ Xây dựng ý thức đầu tư cho bảo mật cho hệ thống ngay từ khi bắt đầu
➢ Chấp hành chính sách, các quy định pháp luật về sử dụng mật mã và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về bảo vệ bí mật quốc gia trong quá trình xử lý
và truyền tải thông tin trong giao dịch điện tử...
➢ Người sử dụng phải tiên liệu được các nguy cơ tấn công tiềm ẩn đối với
nội dung cần bảo vệ và biết cách bảo vệ hiệu quả hệ thống của mình.

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


47 Mã hóa bảo mật trong thanh toán điện tử (1)
 Giải pháp mã hóa:
➢ Mã hóa là mã hóa thông tin bằng cách sử dụng một thuật toán dựa
vào một khóa bí mật để tạo ra một chuỗi các ký tự là được mã hóa.
➢ Mã hoá không che giấu văn bản mà nó chuyển đổi văn bản sang văn
bản khác có thể nhìn thấy, nhưng không hiển thị ý nghĩa, nội dung
thật của văn bản.
➢ Nội dung mà một người đọc trái phép nhìn thấy là một chuỗi các ký
tự ngẫu nhiên gồm văn bản, số, và các ký tự đặc biệt.

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


48 Mã hóa bảo mật trong thanh toán điện tử (2)
 Các thuật toán mã hoá:
➢ Chương trình chuyển văn bản bình thường thành văn bản mật mã
được gọi là một chương trình mã hóa.
➢ Có một số mã hóa khác nhau, các thuật toán sử dụng ngày nay
thường sử dụng kỹ thuật mã hóa công khai (PKI)
➢ Tin nhắn được mã hóa trước khi gửi qua mạng.
➢ Tại đích đến, mỗi tin nhắn được giải mã bằng cách sử dụng một
chương trình giải mã.
➢ Mã hoá gồm: Mã hóa băm, Mã hóa không đối xứng, Mã hóa đối
xứng

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


49 Mã hoá băm
 Mã hóa băm là một quá trình mã hóa sử dụng một thuật toán băm
(hàm băm) để chuyển đổi đầu vào gồm các chữ cái và ký tự có
kích thước không cố định để tạo đầu ra có kích thước cố định.
 Phải đảm bảo được 3 tính chất:
➢ Chống xung đột (hai dữ liệu đầu vào khác nhau không thể tạo ra
cùng một mã băm);
➢ Chống nghịch ảnh (không thể “khôi phục” hàm băm tức là không
thể xác định được dữ liệu đầu vào dựa trên kết quả đầu ra);
➢ Chống nghịch ảnh thứ hai (không thể tìm dữ liệu đầu vào thứ hai
xung đột với một dữ liệu đầu vào cho trước).

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


50 Mã hoá đối xứng
 Mã hóa đối xứng, còn được gọi là mã hóa khóa bí mật là thuật
toán mật mã hóa trong đó các khóa dùng cho việc mã hóa và giải
mã có quan hệ rõ ràng với nhau
 Khóa dùng để mã hóa có liên hệ một cách rõ ràng với khóa dùng
để giải mã có nghĩa chúng có thể hoàn toàn giống nhau, hoặc chỉ
khác nhau nhờ một biến đổi đơn giản giữa hai khóa.
 Ưu điểm: Mã hóa và giải mã nhanh và hiệu quả, đòi hỏi công suất
tính toán ít hơn các thuật toán khóa bất đối xứng.
 Khó khăn trong phân phối khoá, và phát sinh nhiều các cặp khoá

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


51 Mã hoá bất đối xứng (1)
 Mã hóa không đối xứng hay còn gọi là mã hóa khóa công khai là
phương pháp mã hóa thông điệp bằng cách sử dụng hai khóa khác nhau
một khóa công khai và một khóa bí mật.
 Hệ thống mã hoá công khai RSA ra đời năm 1977, đánh dấu một sự tiến
bộ vượt bậc của lĩnh vực mật mã học
 Thuật toán RSA có hai khóa là khóa công khai và khóa bí mật.
 Mỗi khóa là những số cố định sử dụng trong quá trình mã hóa và giải
mã.
 Khóa công khai được công bố rộng rãi cho mọi người và được dùng để
mã hóa.
 Những thông tin được mã hóa bằng khóa công khai chỉ có thể được giải
mã bằng khóa bí mật tương ứng.

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


52 So sánh mã hoá bất đối xứng với mã hoá đối xứng
 Ưu điểm:
➢ Ít cặp khoá (do sử dụng chung khoá công khai)
➢ Dễ phân phối khoá công khai
➢ Có thể ký số
 Nhược điểm:
➢ Mã hoá và giải mã chậm
➢ Không thay thế được các hệ thống tin trọng điểm

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


53 HTTP bảo mật (HTTPS)

 HTTP bảo mật (S-HTTP) là một mở rộng của HTTP cung cấp một
số tính năng bảo mật, bao gồm xác thực cả máy khách và máy chủ
 Các lớp bảo vệ chính:
➢ Mã hoá: mã hóa dữ liệu được sử dụng để chống nghe lén.
➢ Toàn vẹn dữ liệu: không thể sửa đổi hay làm hỏng dữ liệu trong lúc truyền
trên mạng.
➢ Xác thực: chứng minh rằng người dùng đang giao tiếp với trang web được
mở.
 SSL thực hiện một trao đổi client-server để thiết lập một thông tin
liên lạc an toàn, còn S-HTTP lập chi tiết bảo mật với tiêu đề gói
tin đặc biệt được trao đổi trong S-HTTP
ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số
54 Giao thức HTTPS trên website

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


55 Thực hành
 Đăng ký sử dụng ví điện tử, tìm hiểu các tính năng và cách sử
dụng trong thanh toán TMĐT (Momo, Moca, Paypal, …)
 Tìm hiểu các hình thức thanh toán trên các sàn thương mại điện tử
phổ biến như Shopee, Lazada, Tiki, …

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số


56 CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thanh toán điện tử là gì? Một số hình thức thành toán điện tử phổ biến
hiện nay.
2. Nêu qui trình thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến trong thương mại
điện tử.
3. Nêu một số lợi ích của việc triển khai thanh toán điện tử
4. Nêu những rủi ro gặp phải trong thanh toán điện tử mà người tiêu dùng
và doanh nghiệp gặp phải trong quá trình tiến hành giao dịch thanh toán.
5. Nêu các hình thức thanh toán điện tử phổ biến trong mô hình thương
mại B2C tại Việt Nam
6. So sánh thẻ thông minh với thẻ tín dụng truyền thống

ThS. Nguyễn Sĩ Thiệu – Khoa Kinh tế số

You might also like