You are on page 1of 10

NHẬN DIỆN NHỮNG RỦI RO TRONG

THANH TOÁN THẺ TẠI VIỆT NAM VÀ


GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

ThS. Lê Thị Hoài


Trường Đại học Thương mại

Thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, đòi hỏi các
phương tiện thanh toán điện tử phải đa dạng và phù hợp để hỗ trợ cho các giao
dịch điện tử phát triển. Hiện nay, tại Việt Nam đang có rất nhiều hình thức thanh
toán điện tử khác nhau như thanh toán qua các loại thẻ, ví điện tử, séc điện tử…
trong đó thanh toán qua thẻ vẫn là hình thức được sử dụng phổ biến. Với ưu điểm
không hạn chế về thời gian và không gian, việc thanh toán qua thẻ đem lại nhiều
lợi ích cho cả người sử dụng nói riêng và thanh toán điện tử nói chung trong việc
tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích này,
thanh toán qua thẻ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc nhận định những rủi ro này sẽ
giúp các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và chủ thẻ đưa ra những giải pháp để
hạn chế bớt những rủi ro, đồng thời thúc đẩy loại hình thanh toán không dùng tiền
mặt này tại Việt Nam ngày càng phát triển.
1. Tổng quan về thanh toán điện tử
1.1. Khái niệm thanh toán điện tử
Có nhiều quan điểm tiếp cận về thanh toán điện tử (TTĐT), sau đây là một
vài quan điểm chính.
Theo Uỷ ban châu Âu, TTĐT được hiểu là việc thực hiện các hoạt động
thanh toán thông qua các phương tiện điện tử dựa trên việc xử lý truyền dữ liệu
điện tử.
Theo nghĩa rộng, thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua các
thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt (theo báo cáo quốc gia về Kỹ
thuật thương mại điện tử của Bộ Thương mại - nay là Bộ Công thương).
Theo nghĩa hẹp, thanh toán trong thương mại điện tử có thể hiểu là việc trả
tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa và dịch vụ được mua bán trên Internet.
Theo nguyên nghĩa, từ electronic payment (TTĐT) được hiểu là việc sử dụng
và chuyển giao các chứng từ điện tử thay cho việc trao tay bằng tiền mặt.
Tiếp cận dưới góc độ là CNTT, TTĐT được hiểu là việc thanh toán dựa trên
nền tảng CNTT để xử lý các thông điệp điện tử, chứng từ điện tử…, giúp cho quá
trình thanh toán được diễn ra một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Theo góc độ tài chính, TTĐT được hiểu là việc chuyển giao các phương tiện
tài chính từ một bên sang một bên khác thông qua sử dụng các phương tiện điện
tử.
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HAWKING
Phòng 202, 160 Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 04.62531570 - Email: info@hawking.edu.vn
Website: www.hawking.edu.vn
NHẬN DIỆN NHỮNG RỦI RO TRONG
THANH TOÁN THẺ TẠI VIỆT NAM VÀ
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

ThS. Lê Thị Hoài


Trường Đại học Thương mại

Tiếp cận dưới góc độ phương tiện sử dụng, TTĐT được hiểu là việc sử dụng
các phương tiện điện tử để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ.
Từ các quan điểm trên có thể rút ra khái niệm chung về TTĐT như sau:
Thanh toán điện tử là quá trình thanh toán có sử dụng các phương tiện điện tử và
công nghệ thanh toán tài chính (ví dụ như mã hóa số thẻ tín dụng, séc điện tử,
hoặc ví điện tử) giữa ngân hàng, trung gian và các bên tham gia hợp pháp. Việc
thanh toán được thực hiện qua mạng máy tính kết nối với các đơn vị thành viên
tham gia thanh toán. Việc sử dụng mạng để chuyển những chứng từ điện tử, dữ
liệu tài chính điện tử giúp cho việc thực hiện thanh toán nhanh chóng, mở rộng
khoảng cách và phạm vi thanh toán giữa các ngân hàng, doanh nghiệp và người
tiêu dùng trên phạm vi quốc gia và toàn thế giới.
1.2. Các hình thức thanh toán điện tử phổ biến
Hiện nay, thanh toán điện tử đã được áp dụng khá rộng rãi tại nhiều nước
trên thế giới, trong đó tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau sẽ có sự phát
triển và những hướng đi khác nhau phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia. Một
số hình thức thanh toán điện tử phổ biến trên thế giới hiện nay bao gồm:
a. Các loại thẻ
Hình thức thanh toán bằng thẻ đã phát triển mạnh ở đa số các quốc gia, nhất
là việc thanh toán thẻ qua hệ thống các máy chấp nhận thanh toán thẻ POS (Point
of Sale). Các loại thẻ thanh toán phổ biến nhất là Visa Card, Master Card,
American Express Card và EuroPay, bao gồm các loại:
- Thẻ tín dụng: Thẻ tín dụng cung cấp một khoản tín dụng cố định cho chủ
thẻ để mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt. Khoản tín dụng được đơn vị phát
hành thẻ giới hạn phụ thuộc vào yêu cầu và tài sản thế chấp hoặc tín chấp của chủ
thẻ.
Thanh toán thông qua thẻ tín dụng là hình thức phổ biến trong thanh toán
trực tuyến áp dụng với các giao dịch thương mại bán lẻ, đặc biệt là các giao dịch
tương tự như giao dịch truyền thống có sử dụng hình thức thanh toán thẻ tín dụng,
bao gồm các giao dịch như đặt mua báo, tạp chí, bản tin hoặc thanh toán cho các
dịch vụ thông tin trực tuyến... Tuy nhiên, khi tiến hành các giao dịch thẻ tín dụng
phải trả một số khoản phí nhất định nên nó không thích hợp với các giao dịch nhỏ,
riêng rẽ, những giao dịch mà phí phải trả cho giao dịch thanh toán thẻ tín dụng
bằng hoặc thậm chí lớn hơn một nửa giá trị của toàn bộ giao dịch. Trong những
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HAWKING
Phòng 202, 160 Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 04.62531570 - Email: info@hawking.edu.vn
Website: www.hawking.edu.vn
NHẬN DIỆN NHỮNG RỦI RO TRONG
THANH TOÁN THẺ TẠI VIỆT NAM VÀ
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

ThS. Lê Thị Hoài


Trường Đại học Thương mại

trường hợp này, người ta thường dùng các hình thức thanh toán khác sẽ được trình
bày ở phần sau.
- Thẻ tín dụng ảo: Mặc dù khối lượng hàng hóa và lượng tiền mua sắm trực
tuyến đang tăng đáng kể, một lượng lớn khách hàng vẫn rất không trung thực
trong việc sử dụng số thẻ tín dụng trực tuyến của họ. Thẻ tín dụng ảo được thiết
kế để giải quyết vấn đề này. Với một thẻ tín dụng ảo, người mua trực tuyến được
công ty phát hành thẻ cung cấp vào thời điểm mua một số thẻ phát hành ngẫu
nhiên được ràng buộc với số thẻ thực tế của người mua. Người mua nhập số này
chứ không phải nhập số thẻ thực tế để hoàn thành việc mua sắm. Nhìn chung, số
này chỉ được dùng một lần và đó là lý do vì sao thẻ tín dụng ảo cũng được biết
đến như số thẻ sử dụng một lần.
- Thẻ ghi nợ: Đối với thẻ ghi nợ, việc thanh toán liên quan đến loại thẻ này
được kết nối với một tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, chẳng hạn như tài khoản
séc (tài khoản tiền gửi phát hành séc) tại ngân hàng. Các thẻ loại này thường
mang biểu trưng (logo) của Visa hay Master Card và được chấp nhận ở bất cứ
nơi nào mà Visa và Master Card được chấp nhận. Thay vì được cấp một khoản
tín dụng như các loại thẻ trên, các giao dịch thanh toán đối với loại thẻ này sẽ
rút ngay một khoản tiền từ tài khoản được kết nối. Dưới góc độ người bán hàng,
quá trình sử dụng loại thẻ này không khác gì đối với các loại thẻ tín dụng. Và
các loại thẻ ghi nợ như mô tả ở trên được gọi là thẻ ghi nợ ngoại tuyến, bởi vì
không cần bất cứ sự xin cấp phép nào tại thời điểm diễn ra các giao dịch thanh
toán. Ngược lại, đối với một thẻ ghi nợ trực tuyến, khi thanh toán đòi hỏi phải
được cấp phép tại thời điểm diễn ra giao dịch thông qua việc sử dụng mã số định
danh cá nhân (PIN - Personal Identification Number). Các thẻ như vậy thường
là các thẻ giao dịch tự động (ATM card - Automated Teller Machine card).
Người bán hàng thường chấp nhận loại thẻ này từ các ngân hàng địa phương đối
với một vài loại giao dịch. Cũng giống như thẻ ghi nợ ngoại tuyến, khi thanh
toán bằng loại thẻ này, số tiền sẽ được chuyển ngay lập tức từ tài khoản tiền gửi
không kỳ hạn tương ứng.
- Thẻ thông minh: Thẻ thông minh thường được sử dụng bên cạnh thẻ tín
dụng và thẻ ghi nợ truyền thống. Chúng cũng được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ các
ứng dụng phi tài chính và phi bán lẻ. Có hai loại thẻ thông minh. Loại thứ nhất là
thẻ tiếp xúc, loại thẻ này sẽ được kích hoạt khi đưa thẻ vào thiết bị đọc thẻ. Loaị
thứ hai là thẻ phi tiếp xúc, có nghĩa là thẻ chỉ phải đưa tới một khoảng cách nhất

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HAWKING


Phòng 202, 160 Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 04.62531570 - Email: info@hawking.edu.vn
Website: www.hawking.edu.vn
NHẬN DIỆN NHỮNG RỦI RO TRONG
THANH TOÁN THẺ TẠI VIỆT NAM VÀ
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

ThS. Lê Thị Hoài


Trường Đại học Thương mại

định so với thiết bị đọc thẻ để xử lý giao dịch. Các thẻ lai là sự kết hợp của hai
loại trên thành một.
Giống như máy tính, thẻ thông minh có một hệ điều hành. Hệ điều hành thẻ
thông minh tiến hành quản lý các tệp tin, bảo mật, quản lý, nhập/xuất thông tin,
thực thi các câu lệnh và cung cấp giao diện chương trình ứng dụng thẻ (API). Ban
đầu, thẻ thông minh và hệ điều hành được thiết kế để điều khiển con chip đặc biệt
gắn trên thẻ. Ngày nay, thẻ thông minh đang chuyển sang hệ điều hành ứng dụng
mở và phức tạp như MULTOS (multos.com) và Java Card
(java.sun.com/products/javacard). Hệ điều hành mới này có khả năng đưa thêm
những ứng dụng mới vào trong quá trình hoạt động của thẻ.
Thẻ thông minh được ứng dụng chủ yếu trong thanh toán các giao dịch bán
lẻ, chuyển tiếp phí trong giao thông công cộng, định dạng điện tử (electronic
identification e-ID).
- Thẻ lưu trữ giá trị (Stored value card): Thẻ lưu trữ giá trị trông giống thẻ
ghi nợ và thẻ tín dụng, hoạt động giống thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Giá trị tiền tệ
của thẻ lưu trữ giá trị được tải về trước trên thẻ. Thẻ lưu trữ giá trị có hai loại: thẻ
mua hàng sử dụng với một mục đích và thẻ mua hàng sử dụng với nhiều mục đích.
Thẻ mua hàng sử dụng với một mục đích được phát hành bởi một người bán đặc
biệt hoặc nhóm người bán và chỉ có thể được sử dụng để mua hàng từ người bán
hoặc nhóm người bán đó. Thẻ phố buôn bán (mall cards), thẻ lưu trữ, thẻ quà, thẻ
điện thoại trả trước là những ví dụ của thẻ mua hàng với một mục đích. Ngược
lại, thẻ mua hàng sử dụng với nhiều mục đích có thể được sử dụng để thực hiện
giao dịch ghi nợ ở nhiều cửa hàng bán lẻ. Thẻ mua hàng với nhiều mục đích cũng
có thể sử dụng cho mục đích khác như nạp tiền trực tiếp hoặc rút tiền từ máy
ATM. Một số thẻ sử dụng với nhiều mục đích được phát hành bởi các định chế
tài chính và các hiệp hội thẻ có danh tiếng như Visa hoặc Master Card. Chúng có
thể được sử dụng ở mọi nơi mà loại thẻ này được chấp nhận. Thẻ trả lương
(Payroll), thẻ phúc lợi Chính phủ và thẻ ghi nợ trả trước là ví dụ cho loại thẻ mua
hàng sử dụng với nhiều mục đích.
b. Séc điện tử
Việc sử dụng séc điện tử đang phát triển nhanh chóng. Người bán hàng trên
Web hy vọng rằng séc điện tử sẽ làm tăng doanh thu bằng cách tiếp cận khách
hàng không có thẻ tín dụng hoặc không sẵn sàng cung cấp số thẻ tín dụng trực
tuyến.
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HAWKING
Phòng 202, 160 Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 04.62531570 - Email: info@hawking.edu.vn
Website: www.hawking.edu.vn
NHẬN DIỆN NHỮNG RỦI RO TRONG
THANH TOÁN THẺ TẠI VIỆT NAM VÀ
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

ThS. Lê Thị Hoài


Trường Đại học Thương mại

Một séc điện tử là một phiên bản điện tử hoặc đại diện cho séc giấy. Séc điện
tử chứa đựng thông tin tương tự như séc giấy, có thể được sử dụng ở bất cứ chỗ
nào mà séc giấy được sử dụng và dựa trên khung pháp lý tương tự. Séc điện tử
hoạt động về cơ bản là giống séc giấy, nhưng ở hình thức thuần túy điện tử với ít
các bước thủ công hơn. Với việc mua bằng séc điện tử trực tuyến, người mua đơn
giản cung cấp cho người bán số tài khoản của mình, số chỉ dẫn ngân hàng chín ký
tự, loại tài khoản ngân hàng, tên trong tài khoản ngân hàng và số tiền thanh toán.
Số tài khoản và số chỉ dẫn được trình bày ở cuối tờ séc trong các ký tự và các số
nhận dạng ký tự mực từ tính (MICR - Magnetic Ink Character Recognition).
c. Ví tiền điện tử
Một người mua hàng trên mạng có thể tiến hành mua nhiều hàng hóa tại
nhiều website khác nhau, do đó, để đơn giản hóa việc nhập thông tin thẻ tín dụng
và thông tin cá nhân để ghi hóa đơn hoặc gửi hàng, người ta sử dụng phần mềm
"ví điện tử", trong đó người sử dụng có thể lưu trữ tất cả các thông tin của thẻ tín
dụng và thẻ ghi nợ, mật khẩu, thẻ hội viên và tất cả các thẻ hiện có, cũng như các
thông tin cá nhân khác. Khi mua hàng trên mạng, người mua hàng chỉ phải đơn
giản kích vào ví điện tử, phần mềm sẽ tự động điền các thông tin khách hàng cần
thiết để thực hiện việc mua hàng. Tuy nhiên, với mỗi người bán khác nhau thì
khách hàng cần lập một tài khoản ví điện tử khác nhau. Hiện nay, các nhà cung
cấp thẻ nổi tiếng và được sử dụng nhiều nhất như Visa, Master Card đều cung cấp
dịch vụ ví điện tử, ngoài ra các công ty điện tử nổi tiếng như Yahoo, Microsoft,
Apple, Google, AOL (America Online) cũng cung cấp dịch vụ này. Tại Việt Nam
đã có nhiều nhà cung cấp dịch vụ ví tiền điện tử như Bảo Kim, Ngân Lượng,
OnePay, VTC Pay…
d. Internet banking/Mobile banking
Internet banking là hoạt động thanh toán trực tuyến thông qua các cổng dịch
vụ thanh toán hoặc thông qua website của các ứng dụng thanh toán, website của
các ngân hàng, các tổ chức tài chính… cho phép truy cập Internet, vào website và
thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền trực tuyến.
Internet banking là dịch vụ ngân hàng điện tử dùng để truy vấn thông tin tài
khoản và thực hiện các giao dịch chuyển khoản, thanh toán qua mạng Internet.
Dịch vụ này cho phép khách hàng thực hiện giao dịch trực tuyến mà không cần
đến ngân hàng.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HAWKING


Phòng 202, 160 Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 04.62531570 - Email: info@hawking.edu.vn
Website: www.hawking.edu.vn
NHẬN DIỆN NHỮNG RỦI RO TRONG
THANH TOÁN THẺ TẠI VIỆT NAM VÀ
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

ThS. Lê Thị Hoài


Trường Đại học Thương mại

Chỉ cần một chiếc máy vi tính hoặc điện thoại di động có kết nối Internet và
mã truy cập do ngân hàng cung cấp, khách hàng đã có thể thực hiện các giao dịch
với ngân hàng mọi lúc, mọi nơi một cách an toàn. Để đảm bảo giao dịch trên
Internet được an toàn thì ngân hàng sẽ sử dụng mật khẩu dùng một lần (One Time
Password - OTP) để xác thực giao dịch. Mật khẩu này được gửi qua tin nhắn của
ngân hàng đến điện thoại đăng ký của chủ tài khoản hoặc do thiết bị "Token Key"
sinh ra do ngân hàng cấp.
Ngoài ra, doanh nghiệp lớn có thể xây dựng những hệ thống thanh toán điện
tử của riêng mình thông qua các ứng dụng Internet banking. Điển hình như hệ thống
thanh toán tiền quảng cáo của Facebook, hệ thống thanh toán của Google, của
Apple và cả các giải pháp thanh toán của Apple dành cho người dùng.
Với Internet banking, chủ tài khoản có thể quản lý thông tin tài khoản (tiền
gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền vay); truy vấn số dư, sao kê giao dịch;
chuyển khoản trong nội bộ ngân hàng hoặc liên ngân hàng; chuyển tiền nhận bằng
CMND/Hộ chiếu trong và ngoài hệ thống; thanh toán trực tuyến: nạp tiền điện,
tiền nước, nạp tiền điện thoại, mua thẻ điện thoại, mua thẻ game, mua thẻ visa ảo,
nạp tiền Internet...
e. Home banking
Ngày nay, các dịch vụ thanh toán điện tử qua các home banking đã có ở hầu
hết các ngân hàng trên thế giới cũng như tại Việt Nam (như Techcombank,
BIDV...). Với Home banking, khách hàng giao dịch với ngân hàng qua mạng nhưng
là mạng nội bộ (Intranet) do ngân hàng xây dựng riêng. Các giao dịch được tiến
hành tại nhà thông qua hệ thống máy tính nối với hệ thống máy tính của ngân hàng.
Thông qua dịch vụ Home banking, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch
chuyển tiền, liệt kê giao dịch, tỷ giá, lãi suất, báo nợ, báo có… Để sử dụng được
dịch vụ Home banking, khách hàng chỉ cần có máy tính (tại nhà hoặc trụ sở) kết
nối với hệ thống máy tính của ngân hàng thông qua Modem - đường điện thoại
quay số, đồng thời khách hàng phải đăng ký số điện thoại và chỉ những số điện
thoại này mới được kết nối với hệ thống Home banking của ngân hàng.
f. Chuyển tiền điện tử
Trong các lựa chọn thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp,
nhất là trong các giao dịch xuất nhập khẩu, hầu hết các doanh nghiệp lớn thường
chọn giải pháp chuyển tiền điện tử (Electronic Funds Transfe - EFT), chuyển

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HAWKING


Phòng 202, 160 Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 04.62531570 - Email: info@hawking.edu.vn
Website: www.hawking.edu.vn
NHẬN DIỆN NHỮNG RỦI RO TRONG
THANH TOÁN THẺ TẠI VIỆT NAM VÀ
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

ThS. Lê Thị Hoài


Trường Đại học Thương mại

khoản qua ngân hàng hoặc thư tín dụng điện tử (Electronic Letter of Credite -
L/C). Cũng giống như L/C thông thường, eL/C là một cam kết của ngân hàng để
thanh toán cho người bán một khoản tiền nhất định trên cơ sở bộ chứng từ người
bán phải xuất trình theo yêu cầu (có thể là chứng từ điện tử), với 5 bước được thực
hiện trực tuyến: phát hành, thông báo, xác nhận, chuyển L/C và chiết khấu (thanh
toán) L/C. Điều này có nghĩa là ngân hàng cung cấp dịch vụ cho phép nhà nhập
khẩu soạn thảo L/C từ máy tính của nhà nhập khẩu, truyền bản thảo này đến ngân
hàng để kiểm tra, xử lý và phát hành chỉ trong vài giờ.
g. Ví thanh toán
Là hình thức thanh toán với những đơn hàng có giá trị thấp, thường dưới 10
USD. Một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này như BitPass (bitpass.com),
Paystone (paystone.com), PayLoadz (payloadz.com), Peppercoin
(peppercoin.com). Như đã nói ở trên, thẻ tín dụng không hoạt động tốt với những
thanh toán nhỏ như vậy. Người bán chấp nhận thẻ tín dụng phải trả một phí giao
dịch tối thiểu từ 25 đến 35 cents và trả thêm từ 2 đến 3% trị giá món hàng. Phí
này tương đối không đáng kể đối với các giá trị thanh toán thẻ tín dụng trên 10
USD, nhưng là quá cao đối với những giao dịch nhỏ. Thậm chí nếu phí giao dịch
nhỏ hơn, phần lớn các thanh toán giá trị nhỏ được thực hiện bởi những người dưới
18 tuổi mà nhiều người trong số đó không có thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ.
2. Một số kết quả đạt được trong thanh toán điện tử tại Việt Nam
Tại Việt Nam, theo kết quả của các báo cáo phân tích mới nhất từ Google và
We are Social đang chỉ ra một thông tin khá thú vị, đó là tỷ lệ thuê bao di động và
tài khoản mạng xã hội trên số dân ở mức lý tưởng cho thương mại điện tử. Theo
đó năm 2015, cả nước có gần 40 triệu thuê bao Internet hoạt động, tổng số tài
khoản mạng xã hội là hơn 28 triệu, tổng số thuê bao di động là trên 128 triệu, tổng
số tài khoản mạng xã hội trên mobile là 24 triệu.
Với thực tế trên cùng với việc phổ cập Internet, điện thoại thông minh và
thương mại điện tử, những tưởng dịch vụ thanh toán điện tử sẽ phát triển mạnh,
nhưng thực tế lại khác. Dẫn ví dụ về thanh toán điện tử trong Ngày mua sắm trực
tuyến năm 2015 (Online Friday) do Cục TMĐT & CNTT (Bộ Công thương) tổ
chức, sự kiện này có hơn 800.000 đơn hàng với tổng giá trị 600 tỷ đồng, nhưng
thanh toán trực tuyến chỉ chiếm hơn 3%.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HAWKING


Phòng 202, 160 Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 04.62531570 - Email: info@hawking.edu.vn
Website: www.hawking.edu.vn
NHẬN DIỆN NHỮNG RỦI RO TRONG
THANH TOÁN THẺ TẠI VIỆT NAM VÀ
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

ThS. Lê Thị Hoài


Trường Đại học Thương mại

Năm 2015, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã tiến hành khảo sát
trên 5.000 doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước để đánh giá về tình hình phát triển
thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian qua. Từ kết quả khảo sát doanh
nghiệp trong 4 năm liên tiếp có thể thấy, trong khi thương mại điện tử phát triển
khá nhanh thì thanh toán điện tử chưa theo kịp sự phát triển này (Hình 1).
Hình 1. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

Nguồn: Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2015 - Hiệp hội TMĐT Việt Nam
Kết quả khảo sát tại hình trên cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp tham gia
khảo sát trên cả nước (97%) đã sử dụng hình thức thanh toán chuyển khoản qua
ngân hàng. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp chấp nhận thẻ thanh toán còn thấp
(16%) và chưa có dấu hiệu tăng lên. Hình thức thanh toán qua ví điện tử chỉ được
4% doanh nghiệp sử dụng và chưa có xu hướng thay đổi rõ ràng. Tỷ lệ thanh toán
cho các giao dịch trực tuyến thông qua thẻ cào tiếp tục ở mức thấp (2%) và có xu
hướng giảm dần, điều này cho thấy hình thức thanh toán này ngày càng trở nên
không phù hợp để thanh toán cho các giao dịch mua bán trực tuyến. Trong khi các
hình thức thanh toán tiên tiến đang hình thành ở Việt Nam, chẳng hạn qua các
thiết bị di động, hình thức giao hàng thu tiền vẫn là kênh thanh toán phổ biến nhất.
Theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng, tổng lượng thẻ ngân hàng đang lưu
hành trên thị trường Việt Nam là hơn 102 triệu thẻ (cao hơn cả dân số Việt Nam
hiện nay - hơn 90 triệu người), trong đó thẻ quốc tế là trên 6 triệu thẻ. Bên cạnh
đó, lượng khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản khi mua hàng qua mạng đã
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HAWKING
Phòng 202, 160 Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 04.62531570 - Email: info@hawking.edu.vn
Website: www.hawking.edu.vn
NHẬN DIỆN NHỮNG RỦI RO TRONG
THANH TOÁN THẺ TẠI VIỆT NAM VÀ
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

ThS. Lê Thị Hoài


Trường Đại học Thương mại

tăng từ 14% lên 48% trong năm 2015. Đây chính là những cơ sở cho việc phát
triển thanh toán trực tuyến ở Việt Nam. Vấn đề đặt ra là cần có các giải pháp thúc
đẩy hoạt động thanh toán điện tử - thanh toán không dùng tiền mặt.
Nhận thấy, có mối quan hệ mật thiết giữa thanh toán điện tử với thương mại
điện tử. Một mặt, thương mại điện tử ở Việt Nam chưa hậu thuẫn cho thanh toán
điện tử. Có thể liệt kê một số nguyên nhân như thói quen sử dụng tiền mặt đã bám
sâu vào người dân, tâm lý muốn kiểm tra sản phẩm trước khi trả tiền… Mặt khác,
hạ tầng và dịch vụ thanh toán điện tử chưa đáp ứng sự phát triển của thương mại
điện tử. Trong khi số lượng thẻ phát hành khá cao thì độ phủ của các POS còn hạn
chế và chỉ tập trung ở một số thành phố lớn1. Hơn nữa, mức phí chiết khấu đối
với các đơn vị chấp nhận thẻ chưa phù hợp với các đơn vị bán lẻ2. Các hình thức
thanh toán tiên tiến, đặc biệt là thanh toán qua các thiết bị di động, chậm được
triển khai.
Khảo sát của Bộ Công thương cho thấy, chỉ có 53% website có chức năng
đặt hàng trực tuyến và 17% website chấp nhận thanh toán trực tuyến. Phần lớn
người mua sắm sau khi đặt hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán
bằng tiền mặt (74%), hình thức thanh toán qua ngân hàng (chiếm 41%), hình thức
trung gian thanh toán qua các website thương mại điện tử chỉ chiếm 8%.
Báo cáo của WorldPay về hoạt động thanh toán toàn cầu (World Payment
Report) được công bố hàng năm dự báo, nhịp độ khai thác các dịch vụ thanh toán
điện tử sẽ tăng lên rất nhanh. Nếu như năm 2015, thị trường TMĐT toàn cầu có giá
trị 1,66 nghìn tỷ USD - tăng 14% so với năm 2014, thì đến năm 2019 con số này
được dự báo sẽ là 2,4 nghìn tỷ USD, với 23% trong số này được thực hiện chỉ qua
các thiết bị di động. Trong số các phương thức thanh toán điện tử, mặc dù thanh toán
qua thẻ ghi nợ (Debit card) vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng có mức tăng trưởng không
cao, chỉ từ 573 tỷ USD vào năm 2014 và dự báo lên đến 577 tỷ USD vào năm 2019.
Thanh toán qua ví điện tử (eWallet) sẽ là phương thức thanh toán dẫn đầu với 674 tỷ
USD vào năm 2019. Tuy nhiên hình thức trả trước (PrePay) qua thẻ hoặc phiếu mua

1
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, số lượng POS được lắp đặt đã tăng nhanh,
có thể đạt mục tiêu 250.000 POS vào cuối năm 2015 nhưng số lượng giao dịch qua POS chưa cao. Kỷ yếu Diễn
đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2015, ngày 16/12/2015.
2
Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, với mức phí chiết khấu hiện nay, một
số điểm bán lẻ đã thu phụ phí giao dịch, gây tâm lý ngại thanh toán bằng thẻ cho khách hàng. Kỷ yếu Diễn đàn
Thanh toán điện tử Việt Nam 2015, ngày 16/12/2015.
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HAWKING
Phòng 202, 160 Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 04.62531570 - Email: info@hawking.edu.vn
Website: www.hawking.edu.vn
NHẬN DIỆN NHỮNG RỦI RO TRONG
THANH TOÁN THẺ TẠI VIỆT NAM VÀ
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

ThS. Lê Thị Hoài


Trường Đại học Thương mại

hàng (Voucher) là hình thức thanh toán có mức tăng trưởng vượt bậc, từ 55 tỷ USD
năm 2014 lên đến 175 tỷ USD vào năm 2019 (Hình 2).
Hình 2. Các hình thức thanh toán điện tử phổ biến trong tương lai

Nguồn: World Payment Report 2015 - Capgemini and RBS

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HAWKING


Phòng 202, 160 Hoàng Hoa Thám, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 04.62531570 - Email: info@hawking.edu.vn
Website: www.hawking.edu.vn

You might also like