You are on page 1of 3

38-Huỳnh Hữu Phát

Bài làm
Câu 1: Hãy phân biệt 2 thuộc tính của tiền tệ là: giá trị sử dụng của
tiền tệ và giá trị của tiền tệ.

- Giá trị của tiền tệ cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết sản xuất
ra vàng (bạc) quyết định.

- Giá trị sử dụng của tiền tệ làm môi giới trong mua bán và làm chức
năng tư bản.

Câu 2: Tiền tệ phát triển trải qua các hình thái nào. Theo anh chị
tiền điện tử có thể thay thế hoàn toàn tiền giấy được hay không? Vì
sao? Trong tương lai Anh chị hãy dự đoán thế giới có thể thay thế
bởi đồng tiền gì?
- Tiền tệ phát triển trải qua 4 hình thái
+ Hóa Tệ
+ Tín Tệ
+ Bút Tệ
+ Tiền Điện Tử

- Theo tôi tiền điện tử sẽ không thay thế hoàn toàn bằng tiền giấy được
vì:
+ Tiền điện tử phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và công nghệ để hoạt động.
Nếu có sự cố về điện, mạng, thiết bị, hoặc bị tấn công bởi hacker, tiền
điện tử có thể bị mất hoặc không thể truy cập được. Ngược lại, tiền giấy
có thể được sử dụng mà không cần đến các yếu tố này, và có thể bảo
quản được lâu hơn.
+ Tiền điện tử khó kiểm soát và quản lý bởi chính phủ và các cơ quan
liên quan. Tiền điện tử có thể được giao dịch một cách ẩn danh, phi tập
trung, và không tuân theo biên giới quốc gia. Điều này có thể gây ra
những vấn đề về an ninh, thuế, lạm phát, và ổn định kinh tế. Tiền giấy
thì được phát hành và quản lý bởi ngân hàng trung ương, và có thể được
điều chỉnh theo chính sách tiền tệ của từng quốc gia.
+ Tiền điện tử có thể gây bất bình đẳng và phân hóa xã hội. Không phải
ai cũng có thể sử dụng tiền điện tử một cách dễ dàng và hiệu quả, bởi
nhiều người không có đủ kiến thức, kỹ năng, hoặc tài nguyên để tiếp
cận với công nghệ. Tiền giấy thì được sử dụng rộng rãi và quen thuộc
hơn, và có thể phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau.

- Theo tôi trong tương lai thế giới sẽ thay thế bởi tiền điển tử nhưng sẽ
không hoàn toàn

Câu 3: Việt Nam đã trải qua bao nhiêu lần đổi tiền? Đó là những
lần nào ? Vì sao phải đổi tiền ?

- Việt Nam đã trải qua 6 lần đổi tiền từ cách mạng tháng 8 năm 1945

- 6 lần Việt Nam đổi tiền đó là :


+ Lần thứ nhất (15/5/1947) : Chính phủ ra sắc lệnh 48/ SL cho phép lưu
hành trong cả nước giấy bạc 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng,
100 đồng, 500 đồng.
+ Lần thứ hai (6/5/1951): Chính phủ thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt
Nam
+ Lần thứ ba (2/1959 - 10/1960): Chính Phủ quyết định phân phối lại
thu nhập và đã đổi tiền lần thứ 2
+ Lần thứ tư (6/6/1975): Sau ngày giải phóng, Chính phủ cách mạng
lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã tổ chức cuộc đổi tiền trên
quy mô toàn miền Nam để đưa đồng tiền mới lấy tên là “Tiền Ngân
hàng Việt Nam”
+ Lần thứ năm (2/5/1978): Nhà nước CHXHCN Việt Nam công bố đổi
tiền lần thứ 3 trên phạm vi toàn quốc, thống nhất tiền tệ cả nước
+ Lần thứ sáu (14/9/1985): Trước tình hình diễn biến phức tạp của lưu
thông hàng – tiền và nạn khan hiếm tiền mặt nghiêm trọng trong thanh
toán, Nhà nước lại công bố đổi tiền

- Việc đổi tiền được thực hiện với mục đích khẳng định chủ quyền của
đất nước tự do, phục vụ cuộc cách mạng về giá và lương, thống nhất
tiền tệ cả nước, và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

You might also like