You are on page 1of 11

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG LOGISTICS Ở VIỆT NAM:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Đỗ Tuấn Minh, Bùi Trung Kiên, Đỗ Thùy Dương


Lớp KTB62CL

Tóm tắt:
Blockchain là một công nghệ kỹ thuật số mới nổi và đang phát triển đã được ứng
dụng thành công trong rất nhiều các ngành nghề khác nhau như tài chính, y tế, nông
nghiệp…Từ đó cho thấy blockchain sẽ là một công nghệ đột phá và đầy hứa hẹn trong
ngành logistics. Bài báo này sẽ nghiên cứu tổng quan về khái niệm blockchain và xu
hướng ứng dụng của công nghệ này trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam. Trên cơ
sở đó, bài báo cũng sẽ đưa ra đánh giá toàn diện về cơ hội, thách thức và đưa ra giải pháp
giúp các doanh nghiệp thích nghi và ứng dụng công nghệ trong quản trị và điều hành
doanh nghiệp của mình.
Từ khóa: blockchain, logistics, chuỗi cung ứng

Abstract
Blockchain is a new and expanding digital technology that has been effectively
used in several sectors, including banking, healthcare, agriculture, etc. It demonstrates
that blockchain will be a ground-breaking and promising technology for the logistics
sector. This article will study an overview of the blockchain concept and application
trends of this technology in the field of logistics and supply chain management in order to
improve competitiveness and develop logistics services in Vietnam. On that basis, the
article will also make a comprehensive assessment of opportunities, and challenges and
offer solutions to help businesses adapt and apply technology in their business
administration and operation.
Keywords: blockchain, logistics, supply chain

1. Giới thiệu
Bài viết giúp độc giả biết được rõ 2 nội dung chính: Thứ nhất thông qua nền tảng lý
thuyết hiểu được một cách khái quát công nghệ blockchain cùng các quy trình hoạt động
không ngừng cập nhật phù hợp với thời đại, đây chính là công nghệ mới hiện nay với
những tiềm năng có thể giúp cho hoạt động logistic ngày càng phát triển. Thứ hai thông
qua việc nghiên cứu những đặc tính và phân loại chuỗi khối xác định được những giải
pháp, phương pháp ứng dụng công nghệ blockchain hợp lý của các doanh nghiệp nói
chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng ngày nay. Bài viết được cấu trúc như sau: Phần
1 Giới thiệu chung, phần 2 nêu lên cái nhìn tổng quan về blockchain logistic, phần 3 nêu
bật lên thực trạng và bối cảnh của chuỗi cung ứng và logistic tại Việt Nam, Phần 4 Những
giải pháp để nâng cao vai trò của công nghệ blockchain trong ngành logistic tại Việt Nam,
phần 5 kết luận vấn đề.

2. Tổng quan về blockchain


2.1. Khái niệm blockchain
Blockchain là một công nghệ sổ cái phân tán cho phép ghi lại các giao dịch giữa những
người tham gia một cách an toàn và lâu dài. Blockchain thay thế một cách hiệu quả nhu
cầu về người trung gian trước đây và hoạt động như bên thứ ba đáng tin cậy để xác minh,
ghi lại và điều phối các giao dịch bằng cách "chia sẻ" cơ sở dữ liệu giữa nhiều bên.
(Kiickelhaus & Chung, 2018). Theo một định nghĩa khác: Blockchain là công nghệ cơ sở
dữ liệu thông minh, là xương sống của gần như tất cả các loại tiền điện tử. Bằng cách phân
phối các bản sao cơ sở dữ liệu giống hệt nhau trên toàn bộ mạng, blockchain khiến cho
việc hack hoặc gian lận hệ thống trở nên rất khó khăn. Mặc dù tiền điện tử là cách sử dụng
phổ biến nhất cho blockchain hiện nay, những công nghệ này mang lại tiềm năng phục vụ
rất nhiều ứng dụng. (Rodeck & Curry, 2022).
Về tổng quan, có thể hiểu blockchain là một cơ sở dữ liệu cho phép trao đổi thông tin
minh bạch bằng cách phân phối các bản sao cơ sở dữ liệu giống nhau. Do không thể xóa
hay sửa đổi dữ liệu của thông tin đã lưu nên dữ liệu sẽ luôn nhất quán theo trình tự thời
gian. Cũng chính vì sự minh bạch, bảo mật và an toàn mà blockchain có tiềm năng ứng
dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
2.2. Hoạt động của blockchain
2.2.1. Hash
Hash trong blockchain là một quy trình dùng để chuyển đổi bất cứ dạng dữ liệu nào
thành một đoạn văn bản mã hóa có độ dài cố định duy nhất. Bất kể độ dài, thể loại, kích
thước của dữ liệu đều có thể tạo ra hash cho bất cứ phần nào của dữ liệu.

Hình 1: Các thành phần của 1 khối

Mỗi khối (block) sẽ chứa một số dữ liệu, hash của khối và hash của khối trước. Dữ
liệu được lưu trữ bên trong khối phụ thuộc vào loại blockchain. Ví dụ như blockchain của
bitcoin sẽ chứa những dữ liệu chi tiết về giao dịch bao gồm: người gửi, người nhận và
lượng tiền được gửi. Mỗi khối cũng chứa một hash riêng hoạt động như một cách duy nhất
để xác định khối và toàn bộ dữ liệu của khối. Một khi khối được tạo ra, hash cũng sẽ xuất
hiện. Thay đổi dữ liệu bên trong khối sẽ làm hash thay đổi hay nói cách khác: hash luôn
định vị được những thay đổi dữ liệu trong khối.
Yếu tố thứ 3 bên trong mỗi khối chính là hash của khối trước. Đây chính là cách để
tạo ra một chuỗi các khối và biến blockchain trở nên an toàn và bảo mật.
Hình 2: Mô phỏng hash của chuỗi khối

Hash: 1M4T Hash: 8X4J Hash: 3N0U

Hash khối trước: 0000 Hash khối trước: 1M4T Hash khối trước: 8X4J

Như hình đã minh họa, mỗi khối đều có hash riêng và hash của khối trước đó. Vì
vậy khối thứ 3 sẽ có hash của khối thứ 2 và khối thứ 2 lại có hash của khối thứ 1. Khối đầu
tiên trong chuỗi (khối nguồn gốc) sẽ không thể nối đến khối trước đó thông qua hash. Bất
cứ can thiệp nào lên khối sẽ làm thay đổi hash, điều này sẽ khiến tất cả các khối trở nên
không hợp lệ do thiếu sự đồng bộ với hash của khối trước đó.
Nhưng chỉ sử dụng một mình hash là chưa đủ để ngăn chặn sự giả mạo. Các máy
tính hiện đại có thể tính toán nhanh của trăm ngàn hash mỗi giây. Điều này khiến cho
chuối khối có thể bị xâm nhập bằng cách can thiệp vào toàn bộ khối và tính toán lại các
hash
2.2.2. Proof-of-work (POW)
Proof-of-work (POW) là một cơ chế đồng thuận phi tập trung yêu cầu các thành
viên mạng nỗ lực giải quyết một số thập lục phân được mã hóa. Cơ chế này sẽ làm chậm
lại việc hình thành các khối mới. Ví dụ như Bitcoin phải mất 10 phút để tính toán POW và
thêm một khối mới vào chuỗi. Vì vậy chỉ cần đổi vị trí 1 khối sẽ phải tính toán lại POW
cho các khối tiếp theo. Điều này sẽ ngăn chặn việc xáo trộn giữa các khối.
2.2.3. Mạng lưới Peer-to-peer (P2P)
Mạng lưới Peer-to-peer (P2P) được dựa trên nguyên tắc phân cấp, cho phép người
dùng mạng thực hiện các giao dịch mà không cần sử dụng người trung gian hoặc máy chủ
trung tâm. Hay nói cách khác là không cần quản trị viên để theo dõi các giao dịch của
người dùng trên mạng. Thay vào đó, các mạng ngang hàng làm việc cùng nhau để thực
hiện các trao đổi.
Bất cứ ai cũng có quyền tham gia mạng lưới P2P. Khi ai đó gia nhập, họ sẽ nhận
được bản sao đầy đủ của chuối khối. Họ có thể dùng bản sao này để xác minh trình tự của
chuỗi khối ban đầu. Khi một khối mới được thêm vào, nó sẽ được gửi cho tất cả mọi người
cùng mạng lưới và được xác minh để tránh giả mạo. Tất cả mọi người trong mạng lưới tạo
ra sự đồng thuận. Họ sẽ cùng bỏ phiếu (>50%) nếu khối nào hợp lệ hoặc không hợp lệ.
2.3. Phân loại chuỗi khối
Chuỗi khối có thể được chia làm 3 loại dựa trên nguyên tắc đọc dữ liệu, quyền ghi
và quyền tham gia mạng lưới
● Chuỗi khối công khai (Public blockchain): bất kì ai cũng có thể tham gia mà
không bị giới hạn
● Chuỗi khối riêng tư (Permissioned or private blockchain): cho phép các tổ chức
đặt quyền kiểm soát đối với những người có thể truy cập dữ liệu chuỗi khối.
Chỉ những người dùng được cấp quyền mới có thể truy cập các bộ dữ liệu cụ
thể
● Chuỗi khối liên kết (Federated or consortium blockchain): Được kiểm soát chặt
chẽ bởi quy trình đồng bởi một số bên liên quan được chọn trước
2.4. Đặc tính của chuỗi khối
● Tính bất biến: Tất cả các thông tin giao dịch đều được lưu trữ trong khối. Các
khối này đều chứa hash của khối trước đó và được xác nhận bởi tất cả những
thành viên trong mạng lưới P2P. Vì vậy, hầu như là không thể để chỉnh sửa hay
giả mạo các giao dịch
● Khả năng truy xuất: Người dùng có thể truy xuất ngược lại tất các giao dịch
trong chuỗi khối. Điều này cho phép tính minh bạch tốt hơn so với các phương
thức lưu trữ thông tin truyền thống
● Tính bảo mật: Thông tin và dữ liệu trong chuỗi khối được phân phối và tuyệt
đối an toàn
2.5. Ứng dụng của blockchain trong chuỗi cung ứng
Trong chuỗi cung ứng sản xuất, thông tin và dữ liệu từ rất nhiều bên khác nhau như
nhà cung cấp, nhà sản xuất, các bên trung gian, nhà phân phối, đại lý…được tạo ra liên tục
trong thời gian thực. Blockchain hoạt động như một nguồn dữ liệu lưu trữ thông tin có khả
năng phân phối với tính bảo mật và minh bạch cao. Hệ thống cũng đảm bảo rằng chỉ có
những người dùng chính mới có quyền thêm thông tin mới và những người tham gia khác
chỉ có quyền theo dõi đơn hàng.
Chính vì thế, các bên khác nhau hay khách hàng có thể truy xuất dữ liệu nguồn gốc sản
phẩm và các giai đoạn khác nhau mà sản phẩm đã trải qua. Dữ liệu bất biến và chính xác
càng làm tăng thêm sự tin tưởng của khách hàng. Hệ thống theo dõi này cũng giúp các nhà
sản xuất giảm chi phí chung liên quan đến quá trình thu hồi và xác định sản phẩm.
Hợp đồng thông minh (Smart contract): Là một giao thức giao dịch điện tử kỹ thuật số
nhằm xác minh hoặc thực thi việc đàm phán và thực hiện các điều khoản của hợp đồng
pháp lý cơ bản được thiết kế để đáp ứng các điều kiện hợp đồng chung bao gồm thanh
toán, nghĩa vụ pháp lý và thực thi mà không có bên thứ ba. Hợp đồng thông minh nhắm
mục tiêu giảm chi phí giao dịch bao gồm chi phí bên thứ ba và thực thi bằng cách thực hiện
các giao dịch có thể theo dõi và bất biến bằng cách ứng dụng blockchain. Tuy nhiên, vai
trò của hợp đồng thông minh có thể vượt xa việc giảm chi phí và tối ưu hóa các luồng
trong chuỗi cung ứng. Nó mở ra cơ hội và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
tham gia các quy trình kinh doanh của nhiều tổ chức, tạo ra môi trường mở và hài hòa
nhằm nhận ra khả năng tham gia công bằng của doanh nghiệp vừa và nhỏ vào chuỗi cung
ứng. (Gunnar Prause, 2019).
3. Thực trạng và bối cảnh ngành chuỗi cung ứng và logistic tại Việt Nam
3.1. Cơ hội và thách thức của chuỗi cung ứng và logistic tại Việt Nam
3.1.1. Cơ hội
● Nguồn đầu tư từ nhà nước: Theo báo cáo Logistic Việt Nam từ năm 2018-
2022 nhà nước đang không ngừng nỗ lực cải thiện hoạt động sản xuất, hạ tầng
giao thông , các thủ tục hành chính,…, để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành
logistic tại Việt Nam có những chuyển biến tích cực hơn làm cho ngành logistic
tại Việt Nam ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư tại nước ngoài
● Nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics trong sản xuất, kinh doanh của một số
ngành:
Theo báo cáo Logistic Việt Nam năm 2022 nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics trong
sản xuất, kinh doanh của một số ngành hàng ngày càng tăng cao.
Mặt hàng nông sản, thuỷ sản: Theo đúng như quy chuẩn việc vận chuyển hàng
nông sản luôn phải đảm bảo về chất lượng các mặt hàng chính vì vậy hàng hoá cần được
vận chuyển bằng kho lạnh. Trong thời gian vừa qua hoạt động logistic nói chung và hoạt
hoạt động logistics chuỗi lạnh (cold chain logistics) nói riêng tại Việt Nam đang trên đà
phát triển. Dự kiến năm 2025 quy mô thị trường kho lạnh dự kiến đạt mốc 295 triệu USD.
Về lĩnh vực vận tải dựa trên việc thống kê cho thấy vận tải hàng nông sản thuỷ sản bằng
đường biển chiếm 67,5%, đường bộ chiếm 50% và đường hàng không chỉ chiếm tỷ trọng
nhỏ nhất 7,5%.
Hình 3: Các loại hình vận tải được sử dụng khi xuất khẩu hàng nông thủy sản

Các mặt hàng trên sàn thương mại điện tử: Quy mô thị trường thương mại điện tử
(TMĐT) bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng ổn định trong 5 năm qua. Vào năm 2017 chỉ đạt
6,2 tỷ USD nhưng đến năm 2021 đã tăng lên gấp hai lần đạt 13,7 tỷ USD.Và dự kiến với
đà tăng trưởng như vậy trong tương lai có thể đạt được trên mức 16,4 tỷ USD.
Hình 4: Quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam (2017-2022)

Theo thống kê năm 2022 cho thấy các mặt hàng trên sàn giao dịch thương mại vô
cùng đa dạng. Nhưng chủ yếu là các mặt hàng quần áo, mỹ phẩm với hơn 69% người mua
và hàng thiết bị đồ da dụng với 64% người mua…
Hình 5: Loại hàng hóa, dịch vụ thường được mua trực tuyến

Chính vì vậy mà nhu cầu về chuỗi cung ứng là vô cùng cao và vấn đề logistics là
một trong những tiêu chí quan trọng mà người tiêu dùng quan tâm khi mua sắm trực tuyến.
Cụ thể là: 57% khách hàng chọn tiêu chí giao hàng nhanh và linh hoạt theo lịch đặt của
khách hàng và 42% khách hàng chọn tiêu chí theo dõi đơn hàng .Tuy vậy nhưng Theo báo
cáo của Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam (2022),69% doanh nghiệp TMĐT cho
biết tự thu xếp vận tải và 59% doanh nghiệp quyết định sử dụng dịch vụ logistics của bên
thứ 3 điều này phần nào gây hạn chế cho việc mua hàng qua các sàn giao dịch thương mại
điện tử .Chính vì vậy mà khách hàng ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu
quả hoạt động logistics phục vụ thương mại điện tử tại Việt Nam.
● Số lượng doanh nghiệp:
Tính từ năm 2019 đến năm 2022 Việt Nam ta có hơn 3000 doanh nghiệp hoạt động
trong ngành dịch vụ logistic có thể chia làm 3 nhóm:
Nhóm thứ nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm các tập
đoàn đa quốc gia đã có tên tuổi Ví dụ như: Công ty TNHH Kerry Integrated Logistics
(Hưng Yên), Công ty TNHH GG VIỆT NAM ,…. Lĩnh vực hoạt động tập trung vào vận
tải biển, hàng không, dịch vụ logistics tích hợp, chất lượng cao. Khách hàng của các doanh
nghiệp này là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt
động tại Việt Nam và một số doanh nghiệp trong nước. Những khách hàng này nhận thức
rất rõ về nhu cầu logistics và nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics trọn gói.
Nhóm thứ hai là các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu hoặc cổ phần hóa, Nhà
nước còn sở hữu một phần vốn, hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, vận tải nội địa Ví dụ
như: DHL, Vietnam Post, Viettel Post. Nhóm này phục vụ đa dạng phân khúc khách hàng
và chủ yếu có thế mạnh chuyên biệt cho từng phân khúc.
Nhóm thứ ba là các công ty cổ phần, tư nhân. Các doanh nghiệp này ra đời chưa
lâu; quy mô và vốn còn nhỏ nhưng rất năng động và có tốc độ tăng trưởng cao. Hoạt động
chủ yếu trong lĩnh vực giao nhận, kho bãi, vận tải nội địa và cung cấp một số dịch vụ
logistics đặc thù.
3.1.2. Thách Thức
● Quy mô của doanh nghiệp:
So với nhu cầu của quy mô thị trường, quy mô của các doanh nghiệp logistics Việt
Nam vẫn còn nhỏ, các dịch vụ cung cấp còn đơn điệu, chất lượng dịch vụ, giá trị gia tăng
thấp, mô hình doanh nghiệp vẫn còn thô sơ, kém hiệu quả, thiếu đi sự liên kết. Đây cũng
chính là những điểm yếu nổi bật của các doanh nghiệp logistic Việt Nam hiện nay.
● Công nghệ:
Hầu hết các doanh nghiệp logistic tại thị trường Việt Nam đều là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ với nguồn vốn doanh nghiệp không cao. Trong khi đó, các sản phẩm công
nghệ, phần mềm trong lĩnh vực quản lý của doanh nghiệp thường có giá thành rất cao. Một
ví dụ điển hình trong việc triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp SAP cần đầu tư tối
thiểu 100 nghìn USD một số tiền không hề nhỏ. Vì vậy việc đầu tư đổi mới công nghệ vẫn
còn nhiều hạn chế, điều này dẫn đến hoạt động kinh doanh và phát triển thị trường trở nên
kém hiệu quả, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
● Kết nối giữa các doanh nghiệp:
Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu và logistic vẫn chưa tìm được tiếng nói
chung. Do đó chưa có sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ, doanh nghiệp xuất khẩu vẫn thiếu đi
sự tin tưởng với các doanh nghiệp logistics. Không những vậy sự thiếu kết nối còn được
thể hiện rõ ở các doanh nghiệp logistics, do vậy 4PL logistics vẫn chưa được hình thành.
Theo thông tin của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistic Việt Nam (VLA) vào năm
2021 tổng chi phí logistic chiếm hơn 16,8% GDP toàn quốc. Tỷ lệ chi phí logistics trên
doanh thu của doanh nghiệp theo Báo cáo logistics 2022 cho thấy có khoảng 73% doanh
nghiệp có tỷ lệ chi phí logistics trên doanh thu dưới 10%.
Hình 6: Tỷ lệ chi phí logistics trên doanh thu của doanh nghiệp

Có thể thấy tình hình chiến tranh, dịch bệnh, giá nguyên liệu tăng cao trong thời
gian qua đã làm tăng đáng kể chi phí logistics. Bên cạnh đó, chi phí vận tải cao cũng là một
yếu tố tác động đến chi phí logistics nội địa. Chi phí này đang chiếm 16-20% giá thành sản
phẩm, trong khi tỷ lệ này ở các nước khác chỉ khoảng 10,6%. Cụ thể tỷ lệ chi phí vận tải
trên tổng chi phí logistics 42% doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí vận tải chiếm dưới 10% trên
tổng chi phí logistics, 19% doanh nghiệp có chi phí vận tải chiếm 10% - 30% trên tổng chi
phí logistics và 9% số doanh nghiệp tham gia khảo sát có chi phí vận tải chiếm trên 70%
chi phí logistics.
Hình 7: Tỷ lệ chi phí vận tải trên tổng chi phí logistics

Điều này cũng khiến cho nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước phải chịu
chi phí cao, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Doanh nghiệp logistics cũng tăng trưởng chậm và khó vươn ra thị trường quốc tế. Theo
hiệp hội Logistic Việt Nam, Việt Nam cũng nằm trong số những quốc gia có giá cước vận
tải đắt đỏ so với khu vực và thế giới. Chi phí vận tải logistic so với GDP quốc gia của Việt
Nam là 18%, trong khi con số này ở các nước phát triển chỉ 9 - 14%, cao hơn 4% so với
mức trung bình toàn cầu.
3.2. Khó khăn trong việc quản lý chuỗi cung ứng và logistics
● Quy trình quản lý
Quản lý chuỗi cung ứng và logistics ngày càng trở nên phức tạp. Trước đây việc
quản lý chuỗi cung ứng thường khá đơn giản do hoạt động thương mại thường mang tính
địa phương ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên từ khi có chính sách toàn cầu hoá, công nghiệp hoá,
tình hình thương mại có nhiều thay đổi. Để sản xuất ra sản phẩm, các nhà máy đặt tại một
số nước (Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam) phải nhập khẩu linh kiện, nguyên liệu từ các
nước khác, sau khi sản xuất kết quản đến với người tiêu dùng trên toàn cầu. Kết quả là,
quản lý chuỗi cung ứng trở nên phức tạp.
● Thủ tục, giấy tờ
Tuỳ thuộc vào loại sản phẩm, chuỗi cung ứng có thể kéo dài hàng trăm bước, trải
qua các vị trí địa lý và quốc gia khác nhau, nhiều bước thanh toán và các loại hoá đơn, hợp
đồng, chứng từ và chứng từ hải quan. Trong đó hợp đồng phải được thông qua xử lý bởi
luật sư và ngân hàng dẫn đến phát sinh chi phí, chậm trễ trong việc thực hiện hợp đồng và
bàn giao sản phẩm cho khách hàng. Hơn nữa các sản phẩm và linh kiện thường khó truy
xuất nguồn gốc nên khó phát hiện và loại bỏ đi các loại hàng giả, hàng gian lận. Bất kể loại
hàng nào từ thiết bị công nghiệp, hàng tiêu dùng, thực phẩm hay điện tử kỹ thuật số, quản
lý chuỗi cung ứng đang trở thành một vấn đề nan giải ảnh hướng đến các cơ quan (hải
quan, thuế, ngân hàng,…) và các doanh nghiệp sản xuất cung ứng, phân phối tới người tiêu
dùng.
● Xung đột trong chuỗi cung ứng
Đây là một vấn đề phức tạp và đầy thách thức. Các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà
phân phối và khách hàng sẽ phải trao đổi, đàm phán với nhau thông qua bên trung gian thứ
ba, thay vì trực tiếp trao đổi, đàm phán với nhau. Do đó, các giao dịch đơn giản dẫn đến
nhiều thủ tục với nhiều quy trình và bước khác nhau. Không những vậy trong quá trình
đàm phán có thể xảy ra mâu thuẫn làm cho nó trở nên vô nghĩa không dẫn đến kết quả cuối
cùng, gây lãng phí thời gian và nguồn lực.

4. Giải pháp nâng cao vai trò của blockchain trong ngành logistics Việt Nam
4.1. Nâng cao nhận thức về blockchain cho cộng đồng và doanh nghiệp
Từ những mục trên , ta có thể thấy công nghệ blockchain hay công nghệ chuỗi khối sẽ
cho phép nhiều công ty khác nhau ở những ngành ,lĩnh vực khác nhau đưa ra những
phương thức sáng tạo riêng và bảo vệ được thông tin riêng tư.
Số lượng doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam có khoảng 800
doanh nghiệp và không thể phủ nhận vai trò của chuỗi cung ứng logistics. Tuy vậy, ngành
logistics tốn khá nhiều chi phí về khâu vận chuyển , quản lý hàng hóa,... Hàng hóa phải trải
qua nhiều khâu xử lý , đây chính là vấn đề với nhiều công ty vận tải. Nhiều công ty vận tải
phải nhập dữ liệu thủ công, phải có thông tin và tuân thủ theo những quy trình của hải
quan. Việc áp dụng công nghệ blockchain có thể làm thay đổi vận chuyển và giảm bớt
gánh nặng về chi phí , tăng tối đa lợi nhuận cho dịch vụ logistics. Blockchain bản chất là
một chuỗi liên kết , tuy nhiên khi được sử dụng trong logistic blockchain sẽ kết hợp với
công nghệ AI và loT để giảm sức vận chuyển, làm cho các hoạt động hậu cần nhanh hơn
và hợp lý hơn nhờ có các chuỗi khối hoạt động với nhau.
Riêng đối với hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế, hợp đồng
thông minh tăng hiệu quả và tốc độ. Nhiều hệ thống blockchain sẽ ra đời trước sự phát
triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp
4.0. Kết quả của điều này dẫn đến độ khó của chuỗi khối. Nhiều đội sẽ thành lập
các chuỗi khối riêng biệt, nhằm tăng thị phần và khả năng sinh lời. Điều này gây bất lợi
cho blockchain ứng dụng trong hậu cần, khi thiếu sự thống nhất của chuỗi blockchain riêng
lẻ. Các doanh nghiệp phải nâng cao kiến thức chuyên môn về chuỗi khối vững chắc của
mình nếu họ muốn áp dụng một giải pháp chuỗi khối duy nhất vì nó mang lại nhiều giá trị
hơn cho họ. Đặc biệt, họ cần hiểu rõ hoạt động của chuỗi khối để điều chỉnh nó cho phù
hợp với các chi tiết cụ thể của tổ chức của họ. Kết quả là họ phát hiện ra một kế hoạch kinh
doanh khả thi. Do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay thích mua theo giá
CIF và bán theo giá FOB nên việc hợp tác với các công ty logistics để thay đổi xu hướng
nhập khẩu hàng hóa theo hình thức FOB là rất cần thiết. Xuất khẩu hàng hóa theo hình
thức CIF đồng nghĩa với việc nhà xuất nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng
hóa, mở ra cơ hội phát triển cho ngành logistics.
Thứ nhất, khuyến khích phát triển hệ thống thông tin và phần mềm chuỗi cung ứng,
hậu cần dựa trên các chính sách và nguồn lực mới. Các công nghệ bao gồm chuỗi khối, trí
tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, nhận dạng và xử lý hình ảnh.
Thứ hai, điều quan trọng là tạo ra một hệ sinh thái thúc đẩy mối quan hệ bền chặt
hơn giữa các tổ chức tham gia vào lĩnh vực hậu cần hoặc cả hậu cần và công nghệ.
Các nhà cung cấp dịch vụ logistics tích hợp sẽ được tạo ra khi nhiều công ty logistics 4PL
được thành lập. Sử dụng kiến thức chuyên môn của từng công ty để phát triển một dịch vụ
tiêu chuẩn bao gồm phần lớn các giai đoạn của chuỗi cung ứng và có thể cạnh tranh với
các công ty cả trong nước và trên toàn cầu.
4.2. Xây dựng quy trình , chính sách ứng dụng công nghệ blockchain
Nền tảng cơ bản để các tổ chức bắt đầu sử dụng hợp đồng thông minh, tính mở của quy
trình quản lý, tự động hóa quy trình và số hóa dữ liệu
Công nghệ chuỗi khối, bảo mật thông tin và điều hành doanh nghiệp của riêng bạn.
Một giải pháp khả thi khác là tăng cường kết nối hạ tầng cho doanh nghiệp logistics. Hiệu
quả xử lý công việc sẽ tăng lên khi tốc độ xử lý của hệ thống chuỗi khối được tăng lên. Do
phải trải qua nhiều công đoạn xử lý, hệ thống mạng lưới chậm trễ và liên kết giữa các công
ty nên hoạt động logistics mất nhiều thời gian và tốn kém hơn đối với doanh nghiệp.
Blockchain là công nghệ của tương lai mà mọi quốc gia cần tiếp cận và sở hữu với xu
hướng công nghệ hiện đại và sự hỗ trợ mạnh mẽ của Ngân hàng Thế giới.
Có chính sách đúng đắn và chuyển đổi phù hợp với từng môi trường làm việc, bên cạnh
đó sử dụng công nghệ mới. Khi công nghệ được sử dụng, hải quan là cơ quan quan trọng
nhất, đặc biệt là khi nói đến các quốc gia xuyên biên giới hợp lý. trong khi các doanh
nghiệp đáng kể. Đồng thời, nhà nước cũng nên xem xét đưa ra những chính sách thay đổi
liên quan đến thủ tục rườm rà. Bên cạnh đó, xây dựng các trung tâm giao nhận hàng hóa.
Hình thành các dịch vụ chuyên dụng cũng là cách giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp.

5. Kết luận
Blockchain tuy vẫn còn khá mới mẻ do vậy nhiều doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng để
áp dụng thay thế cho những giấy tờ thủ tục thông thường.Trong thời đại công nghệ số,
blockchain càng được ứng dụng rộng rãi thì càng giúp các doanh nghiệp phát triển tốt hơn.
Blockchain đã và sẽ mang lại những lợi ích tốt nhất và trở thành một xu hướng công nghệ
nổi bật được dự đoán sẽ mang lại nhiều tích cực cho xã hội.
Ở Việt Nam,với dự đoán của nhiều chuyên gia, sẽ trở thành đích đến của blockchain
trong tương lai, các ứng dụng của blockchain trong hậu cần sẽ có cơ hội đưa ngành phát
triển lên một tầm cao mới. Qua những phần đã nghiên cứu, có thể thấy trong lĩnh vực
logistics, blockchain cần được phổ biến rộng rãi hơn và cần có chính sách phát triển cụ thể.
Qua đó cũng đóng góp vào sự phát triển cho nền kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Gunnar Prause, Smart Contracts for Smart Supply Chains, 2019
[2]. Mai Duc Trung, Nguyen Duc Dinh Nghia, Nguyen Quoc Thinh, Hoang Minh
Tung, Do Van Long, Trang Hong Son, Huynh Tuong Nguyen, Quan Thanh Tho, An
overview of blockchain applications and its impact to Vietnam context, 2017
[3]. Abirami Raja Santhi and Padmakumar Muthuswamy, Influence of Blockchain
Technology in Manufacturing Supply Chain and Logistics, 2022
[4]. Edvard Tijan, Saša Aksentijevi, Katarina Ivani and Mladen Jardas, Blockchain
Technology Implementation in Logistics, 2019
[5]. Phùng Đức Cường, Bùi Phương Dung, Bùi Thanh Hà, Ngô Hương Trà, Nguyễn
Trọng Tuấn, Tác động của công nghệ blockchain lên nền kinh tế Việt Nam, 2022
[6]. Hoang Phuong Nguyen, Blockchain - an indispensable development trend of
logistics industry in Vietnam: Current situation and recommended solutions, 2019
[7]. Bộ Công Thương, Báo cáo logistics Việt Nam 2022: Logistics xanh, 2022
[8]. Bộ Công Thương – Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Thương mại điện tử
Việt Nam 2022, 2022
[9] Song Hà, Phát triển logistics: Cần một chính sách đồng bộ, 2022,
https://vneconomy.vn/phat-trien-logistics-can-mot-chinh-sach-dong-bo.htm
[10] Forbes, Understanding how IBM and others use Blockchain technology to track
global food supply chain, 2017
[11] Winnesota, How Blockchain is revolutionizing the world of transportation and
logistics, 2020

You might also like